Béo phì khi còn nhỏ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tin liên quan:
Uống sữa có thể giúp giảm cân
Ăn chuối có thể giúp giảm cân
Giảm cân với chế độ ăn uống ít carbohydrate
Một nghiên cứu mới cho thấy hướng dẫn những người mới làm mẹ về cách ăn uống có lợi cho sức khỏe và vận động có thể giúp giảm nguy cơ con bị thừa cân hoặc béo phì.
Béo phì khi còn nhỏ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tác động tới hơn 43 triệu trẻ em trước tuổi đến trường trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó có thể có những tác động bất lợi lên sức khỏe sau này.
Trẻ trước tuổi đi học bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao tiếp tục tình trạng này khi trưởng thành.
Cách nuôi trẻ khi chúng bắt đầu ăn thức ăn rắn và thời lượng xem tivi là những yếu tố phổ biến nhất góp phần gây béo phì khi còn nhỏ, nhất là ở nhóm xã hội-kinh tế thấp hơn.
Các tác giả tại Sydney (Úc) đã tìm hiểu 667 người mới làm mẹ lần đầu và con của họ. Trẻ được xem xét về chỉ số khối cơ thể, thói quen nuôi dưỡng và thời gian xem tivi. Các y tá hướng dẫn người mẹ về ăn uống có lợi cho sức khỏe và thói quen tập luyện cho con của họ.
Kết quả là những người mẹ thuộc nhóm can thiệp thường ăn nhiều hơn 2 phần rau mỗi ngày (52% so với 36%) và mỗi tuần dành từ 150 phút trở lên để tập luyện (48% so với 38%).
Các tác giả cho rằng những năm đầu phát triển của trẻ là rất quan trọng trong việc thiết lập quá trình học tập, hành vi vàsức khỏe.
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
– Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?
Cô giáo của cậu hỏi, người mẹ trả lời,
– Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con tôi.
Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt.
– Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm.
Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé đã nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó, và cậu cũng thật tự hào vì đã có 1 người Mẹ như thế!
Ngoài lợi ích sức khỏe cho trẻ, cho con bú còn giúp tử cung người mẹ trở lại kích thước trước khi mang thai, giảm chảy máu sau sinh, dễ giảm cân, giảm nguy cơ trầm cảm và ung thư vú, ung thư buồng trứng, trì hoãn kinh nguyệt xuất hiện trở lại, tiết kiệm tiền mua sữa công thức…
Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ do sữa non cung cấp nguồn kháng thể quan trọng chống lại bệnh tật khi hệ miễn dịch của bé phát triển trong năm đầu tiên.
Cho con bú khoa học và đúng cách là việc không dễ dàng. Ảnh: healthywomen
Dưới đây là một số bí quyết giúp người mới làm mẹ cho con bú tốt nhất:
– Cho bé bú trong 1 giờ đầu sau sinh. Việc này giúp tử cung co lại và cung cấp nguồn sữa non giàu dinh dưỡng.
– Yêu cầu sự giúp đỡ của y tá hoặc bác sĩ tư vấn để có cách cho con bú đúng đắn nhất.
– Chuẩn bị khi có sữa: Sữa bắt đầu tiết ra khoảng 3-4 ngày sau sinh. Bạn sẽ cảm thấy kích thước ngực to lên, vì vậy cần chuẩn bị áo ngực vừa vặn.
– Cho bé bú khoảng 8-12 lần mỗi ngày khi thấy bé có các dấu hiệu như tìm núm vụ mẹ, đặt tay vào miệng,…
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể, ví dụ nhâm nhi một cốc nước khi cho bé bú để cơ thể tạo ra đủ sữa.
– Cho con bú trong môi trường yên tĩnh.
Ngoài ra, bạn cần biết những vấn đề thường gặp khi cho con bú và cách phòng tránh: Đau và nứt núm vú; kiểm tra vị trí khi bé ngậm núm vú; thoa Lanolin lên núm vú sau khi cho bú; để núm vú tự khô sau mỗi lần cho bú; cho bé bú đổi bên.
Khi bé bú tạo ra tiếng mút nghĩa là vị trí của bé không đúng. Vì vậy, cần đặt bé sát người bạn hơn, giữ đầu để miệng bé ngậm được phần quầng vú nhiều nhất mức có thể.
Ngực căng do đầy sữa hoặc đường dẫn sữa bị tắc: Để gạc ấm hoặc nước ấm chảy lên lực khi tắm, đắp lá bắp cải lên ngực để giúp giảm bớt áp lực.
Nhiễm trùng vú: Nếu bạn cảm thấy như bị cảm, một bên bầu ngực đỏ, nóng và đau thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vú. Lúc này bạn cần một loại kháng sinh trị nhiễm trùng. Để ngăn nhiễm trùng vú, hãy nhớ làm sạch ngực đều đặn. Nếu uống kháng sinh, nhớ sử dụng thêm chất bổ sung Probiotic có trong sữa chua để ngăn ngừa bệnh tưa miệng ở trẻ.
Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ trầm cảm và ung thư vú, ung thư buồng trứng
Bệnh tưa miệng ở trẻ: Tưa miệng là bệnh nhiễm trùng nấm hình thành trên ngực và lây truyền giữa ngực và miệng bé. Ngực thừa độ ẩm, núm vú đau nứt, chế độ ăn nhiều đường và đồ ăn lên men hoặc uống thuốc kháng sinh, thuốc ngừa thai, steroids đều có thể gây ra bệnh tưa miệng.
Triệu chứng gồm có núm vú đau, ngực đau nhức, tróc vảy, ngứa hoặc bị nứt. Trẻ có thể có các đốm trắng nhỏ trong miệng hoặc phát ban tã không lành. Khi gặp vấn đề này, bạn cần điều trị cho cả ngực bạn và miệng của bé bằng thuốc kháng nấm hoặc thuốc tím tinh thể. Để ngăn ngừa tưa miệng, hãy giữ núm vú khô, dùng miếng đệm núm vú trong áo ngực, thay áo ngực sạch hàng ngày, giảm các sản phẩm đường và men trong chế độ ăn.
– Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.
Cách chế biến:
Phần nhân:
– Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.
– Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.
– Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.
– Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.
– Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.
– Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.
– Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.
Nếu có một “tạo vật” nào đó là biểu tượng cho sự khôn khéo, hẳn phải là phụ nữ – những người mẹ đang đứng trước nhiều quyết định mua sắm lớn bé trong nhà. Từ sự va chạm với đủ loại hàng hóa qua các kênh truyền thông đến việc thực tế lựa chọn các mặt hàng nhu yếu phẩm trong gia đình và quan trọng nhất là sữa cho con, đã cho các chị em quá nhiều kinh nghiệm mua sắm. PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Không có khóa đào tạo kỹ năng sống nào thực tiễn như ‘tháp tùng’ một bà mẹ khôn khéo đi chợ!”.
Các bà mẹ ngày càng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng cho con (Ảnh Trần Huy)
Sức hấp dẫn từ những thông điệp “lung linh”
Sự cởi mở trong tiêu dùng đã mở ra nhiều cơ hội cho những thương hiệu mới, nhất là với mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Với hơn 30 công ty cung cấp gần 50 nhãn hàng dinh dưỡng khác nhau đã cho người tiêu dùng thêm nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, việc một số nhà sản xuất tự “thổi” chất lượng sản phẩm của mình thành “nhất thị trường”, với các chiêu thức trình bày sản phẩm, cung cấp thông tin không chính xác trên nhãn mác, dẫn đến chất lượng hàng hóa không đúng với thực tế đã gây nhiều bức xúc cho người tiêu dùng. Chưa bao giờ sự sáng suốt khi chọn lựa hàng hóa của người tiêu dùng lại cần thiết như hiện nay, bởi đứng trước rất nhiều sản phẩm được thiết kế đẹp, được nhà sản xuất tự tung hô “hoành tráng”, người tiêu dùng rất dễ bị lung lạc, chọn lựa sai lầm.
Đặc biệt, sản phẩm sữa mới thường tự công nhân là đảm báo chất lượng và quy trình sản xuất an toàn thực phầm, sử dụng nhiều mỹ từ với mục đích đánh vào mong muốn của các bậc làm cha mẹ đối với sức khỏe của con. Cứ thế, những thông điệp này đi vào lòng người trong khi chất lượng một nơi, thông tin về sản phẩm một nẻo.
Chính sự tự công nhận và tự giới thiệu quá sự thật của nhà sản xuất “đi sau nhưng muốn về trước” đã đưa người tiêu dùng lạc vào “mê hồn trận” – không biết sữa nào là sữa đúng chất lượng. Trong khi nhu cầu sử dụng thì luôn luôn cấp bách vì hầu như bà mẹ nào cũng muốn con được bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cho con cao hơn, thông minh, khỏe mạnh hơn đúng như lợi ích của sữa mang lại. Là người bảo vệ gia đình, chăm lo cho con cái, các bà mẹ luôn muốn chọn những sản phẩm tốt nhất cho con, nên họ ngày càng chọn lựa kỹ hơn.
Khi các bà mẹ lên tiếng
“Làm mẹ, mình rất mừng khi thấy nhiều vụ chất lượng sữa không đảm bảo được phanh phui. Điều này giúp mình và các bà mẹ cẩn trọng hơn khi chọn lựa thực phẩm dinh dưỡng, nhất là sữa cho con. Không việc gì phải đưa ra quyết định vội vàng, mình rất cảnh giác với những ‘kẻ lạ mặt’ mới xuất hiện. Tham khảo ý kiến các bà mẹ khác, hỏi thăm hàng xóm là việc đầu tiên, nhưng cũng để tham khảo, sau đó mình sẽ tìm thông tin trên mạng về thương hiệu này, rồi mới quyết định mua”, chị Hương, quận 3, TP.HCM, chia sẻ kinh nghiệm mua sữa cho con.
Bà mẹ trẻ Uyên Phi ở quận 10 thì luôn theo tiêu chí “Không đem con ra làm chuột bạch để thử nghiệm các loại sữa mới ra”. Chị vẫn trung thành với loại sữa con đang uống tốt. Chị cho rằng sản phẩm sữa mới với những thông điệp đi kèm nghe thấy cũng tò mò muốn thử, nhưng không dám mạo hiểm với sức khỏe của con. Do đó, có chọn sản phẩm mới, chị cũng chỉ chọn sản phẩm của cùng một nhà sản xuất uy tín để an tầm về chất lượng.
Khôn khéo như các bà mẹ hiện đại
Theo PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, đa số các bà mẹ có tâm lý trung thành với các hãng lớn, có tên tuổi lâu năm vì họ có quy trình quản lý chất lượng rõ ràng, minh bạch. Để đảm bảo sự tự tin khi chọn mua thực phẩm dinh dưỡng cho con, các bà mẹ không chỉ dựa vào kinh nghiệm, cảm tính mà nên nhìn vào bằng chứng khoa học. Các chuẩn chất lượng nghiêm ngặt được quốc tế công nhận của sản phẩm sẽ là một sự bảo đảm để các bà mẹ yên tâm mua sữa cho con.
Bên cạnh sự uy tín lâu năm của các thương hiệu thì yếu tố quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng chăm sóc trẻ em chính là thành phần an toàn. Những sản phẩm được công nhận về lợi ích đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ thông qua các nghiên cứu lâm sàng luôn dược ưu tiên lựa chọn. Vì thế việc lựa chọn những sản phẩm có kiểm chứng khoa học, đạt các tiêu chuẩn của các tổ chức y tế, dinh dưỡng, thực phẩm có uy tín như CODEX (Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế), EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu) là hoàn toàn cần thiết.
Chị Minh, giáo viên trường mẫu giáo Hoa , q.11 chia sẻ: “Đúng là có kiến thức vẫn hơn, với kinh nghiệm nuôi dạy trẻ bao nhiêu năm, tôi nhận thấy việc lựa chọn sữa hay thực phẩm cho trẻ không khó. Chỉ cần hiểu con mình cần gì, trong giai đoạn nào rồi lựa chọn ở những nhãn hàng uy tín lâu năm trên thị trường là có thể thoát khỏi những ‘lời mời’ có cánh của những sản phẩm kém chất lượng. Khôn khéo khi chọn sữa cũng là một phần của bí quyết nuôi dạy con cái!”.
Nhiều lúc người mẹ ấy đã oán trách số phận ban cho mình một đứa con đáng yêu nhưng kèm theo đó là một căn bệnh hiếm gặp và bất trị. Và có lúc chị muốn buông xuôi tất cả, ôm con nhảy lầu để giải thoát.
Sinh năm 1973, năm 33 tuổi chị Lê Thuỵ Dương (ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM) mang thai đứa con đầu lòng. Đó là một thai kỳ bình thường và chị hy vọng có được một bé gái xinh xắn để nuôi nấng.
Chị toại nguyện. Tháng 10/2006, đứa bé ra đời, mang một cái tên thật đẹp: Nguyễn Lê Yên Đan, nhưng người thân thích gọi là Rơm hơn vì bé có khuôn mặt đáng yêu như thiên thần, làn da trắng hồng và nụ cười luôn nở trên môi.
Từ trái sang, bé Nấm, mẹ Dương và bé Rơm. Ảnh: SGTT.
Nhưng nuôi con đến tháng thứ sáu, chị Dương bắt đầu lo vì bé không ngồi được, thỉnh thoảng còn gồng cứng tay chân. Mang Rơm đi khám, bác sĩ cho chụp MRI nhưng không rõ bệnh gì, chỉ nói bé bị giãn não thất, khuyên tập vật lý trị liệu và theo dõi.
Đưa con về nhà, hàng ngày chị Dương kiên trì tập duỗi tay, duỗi chân con cho ngay ngắn. Chị tâm sự: “Thật tình tôi tập cho con mà cũng không biết tập để làm gì. Rồi tôi đi nhiều chỗ để tìm câu trả lời về tình trạng của con mình, nhưng càng đi càng vô vọng”.
Bé Rơm 15 tháng tuổi, hết kiên nhẫn, chị Dương quyết định đưa con sang Singapore chữa trị. Ở đây, sau khi khám và xét nghiệm máu, bác sĩ kết luận bé bị hội chứng Angelman (HCA). Thoạt đầu chị không biết đây là bệnh gì, nhưng sau khi bỏ công tìm hiểu thông tin trên mạng, chị hoàn toàn vỡ vụn.
“Theo những gì tôi biết, đây là căn bệnh hiếm gặp và bất trị. Trẻ mắc bệnh này sẽ không có tương lai vì nó chậm phát triển, không nói được, không nghe được, không đi đứng được… Tôi chỉ biết ôm con khóc, khóc suốt ngày, từ ngày này sang ngày khác và tự nhủ thôi mình và con cùng nhảy lầu tự tử để giải thoát tất cả”, chị kể.
Hành trình ngoi lên
Với sự an ủi của chồng và những người thân yêu, mất gần một năm chị Dương mới nguôi ngoai phần nào. Chị tự nhủ: “Dù sao bé Rơm cũng là con mình. Nếu nó là con người khác và chẳng may nó không được yêu thương, chăm sóc chu đáo, thậm chí bị bỏ rơi thì số phận nó tội nghiệp đến chừng nào”. Gia đình lại theo đạo, nên chị được dạy bảo những gì Chúa trao tặng, dù tốt hay xấu, cũng là một món quà đặc biệt.
Có được sức mạnh, chị bắt đầu tích cực chữa trị cho con. Một ngày chị đưa bé Rơm đến khoa vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) vì tin ở đây các thầy thuốc có thể cho bé cơ hội trở thành người bình thường. Chị cũng thường xuyên đưa con ra biển, cho bé tập đi trên cát vì cát giữ thăng bằng và xoa bóp chân, giúp bé có được cảm giác đi đứng bình thường.
Và điều kỳ diệu cũng đến. Tháng 4/2011, trong một lần Rơm đang tắm biển ở Hàm Thuận Nam, khi thấy cha từ xa, bé bỏ tay mẹ và loạng choạng đi tới gần như một trẻ bình thường. Chị kể lại: “Tôi và ba nó không tin vào mắt mình nữa. May có sẵn máy quay phim, chúng tôi ghi lại ngay thời khắc đó. Cả tối tôi không ngủ, cứ nôn nao tự hỏi không biết con mình có thật sự đi được hay chỉ là giây phút ngẫu nhiên. Tôi chỉ mong trời mau sáng để được nhìn con đi lại lần nữa”.
Hôm đó là ngày 23/4, bé được bốn tuổi năm tháng ba ngày, mẹ Dương nhớ như in. Đó cũng là hôm trước lễ Phục sinh, mẹ Dương tin rằng Chúa đã nghe được lời cầu nguyện của chị!
Ở Bệnh viện Nhi đồng 1, bé Rơm được tận tình dạy dỗ để hòa nhập cuộc sống. Ảnh: SGTT.
Cuối tuần qua, gặp mẹ Dương ở khoa vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 1, nơi mỗi ngày chị đưa con đến tập luyện rồi đón về, chị khoe: “Sau gần 5 năm tập ở đây, Rơm không chỉ biết đi mà còn làm được nhiều thứ: bé biết nghe, biết nói một số từ, biết tháo giày, biết cầm muỗng và tự ăn vài muỗng cơm. Đối với một đứa trẻ bình thường, những điều này học rất đơn giản, nhưng với Rơm bé phải mất nửa năm đến một năm mới học được”.
Một ngày của mẹ Dương đầy ắp công việc. Chị dậy sớm lo cho con vệ sinh, ăn uống rồi đưa bé đến bệnh viện tập luyện. Do Rơm khó ngồi yên một chỗ và có thể co giật bất chợt, nên hai mẹ con phải đi xe buýt cho an toàn. Sau đó chị về nhà, chạy xe khắp thành phố giao rau sạch thuỷ canh tự trồng cho những nơi quen biết. Xong việc lúc 2 giờ chiều, chị cất xe và lại lên xe buýt đến bệnh viện đón con. Tối đến, lo cho con ăn ngủ xong, chị lại loay hoay với những đơn đặt hàng rau đến tận khuya. Có hôm chị chỉ chợp mắt được 2 – 3 tiếng vì Rơm bị rối loạn giấc ngủ, không thức chơi với bé, bé không chịu.
Vất vả cùng con chiến đấu gần 7 năm trời, giờ đây mẹ Dương biết quá nhiều về HCA. Người mẹ nhỏ nhắn, đen đủi vì vất vả mưu sinh, nhưng luôn nở nụ cười hy vọng đã chia sẻ tâm sự của một người bạn nước ngoài có hoàn cảnh tương tự, bởi theo chị mọi người mẹ có con bị HCA đều như thế:
“HCA tức là nhìn vô vọng vào đôi mắt trống rỗng của con trong cơn co giật mà không thể biết lúc nào điều khủng khiếp này mới ngưng lại… HCA là thường xuyên thức giấc giữa đêm dài để dỗ dành, ôm ấp đứa con của mình với hy vọng con sẽ quay lại giấc ngủ… HCA đồng nghĩa với vùi đắm trong nỗi thất vọng, mệt mỏi, chán chường song hành với nước mắt của niềm vui và cả những nỗi bất lực tột cùng… HCA nghĩa là nguyện cầu bất kể thời gian, cầu cho con có một giấc ngủ yên bình, một ngày nhẹ nhàng êm ái, cầu cho con có sức khoẻ, nhận thức và nhất là có một phương pháp chữa trị cho con… HCA biến mẹ trở thành một người bạn tồi tệ khi quên sạch các sự kiện xảy ra bên ngoài ngôi nhà mà thiên thần đang hiện diện, khi mà mắt, tim, tai, não và toàn bộ thời gian, sức lực, tình yêu của mẹ được tôi luyện để toàn tâm toàn ý dành cho thiên thần nhỏ bé đang rất cần sự chăm sóc trực tiếp của mẹ, duy nhất, mọi nơi, mọi lúc”.
Bệnh chỉ có thể chữa triệu chứng
Theo Thạc sĩ Hoàng Lê Phúc, trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM: HCA là một chứng bất thường di truyền rất phức tạp, với tổn thương trong não và phải nhờ đến cận lâm sàng mới chẩn đoán chính xác được. Bệnh gây ra do một bất thường trên nhiễm sắc thể thứ 15. Điều này xảy ra có thể do di truyền hoặc do một đột biến nào đó khi bà mẹ mang thai. Nếu do di truyền, nếu người mẹ có thêm con, 50% khả năng đứa bé cũng bị HCA. May mắn năm 2010 chị Dương sinh thêm một bé gái – Nguyễn Lê An Nhiên, còn gọi là bé Nấm, phát triển hoàn toàn bình thường.
Bé mắc HCA ít khi được phát hiện trước một tuổi, nhưng từ sáu tháng trở đi bé có vấn đề. Nếu không chú ý, người chung quanh luôn cho rằng đó là một đứa bé hạnh phúc vì khuôn mặt bé luôn rạng ngời. Sau đó, bé mới bộc lộ những vấn đề về vận động, ăn uống, giao tiếp. Bệnh không thể chữa tận gốc được, chỉ có thể chữa triệu chứng vì bản chất là có tổn thương về di truyền. Nếu bé bị co giật hay mất ngủ thì phải dùng thuốc an thần, chống động kinh. Còn nếu bé không giao tiếp được với xã hội, bé sẽ được học giao tiếp bằng hình ảnh.
50% phụ nữ mắc tiểu đường thai sẽ phát triển bệnh tiểu đường tại một số thời điểm trong tương lai.
Tiểu đường thai kỳ là một loại của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Nó thường được chẩn đoán bởi các xét nghiệm được thực hiện giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Theo Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ, bệnh tiểu đường thai nghén ảnh hưởng đến 4% các phụ nữ mang thai.
Trong khi các bác sĩ không chắc chắn những gì đã gây ra bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai thì nhiều người tin rằng kích thích tố từ nhau thai có thể đã ngăn chặn hoạt động insulin ở người mẹ, dẫn đến những bất thường về mức độ đường trong máu.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong tiểu đường thai kỳ, người mẹ mang thai cần nhiều insulin hơn và nhiều lần tuyến tụy của người mẹ đã không thể có đủ insulin để cung cấp cho đường trong máu.
Tiểu đường thai kỳ là một loại của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ, đó là:
– Người mẹ nhiều hơn 25 tuổi
– Trong gia đình có người bị tiểu đường
– Mẹ bị thừa cân khi mang thai
– Người mẹ có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
Các triệu chứng của bệnh là không nhìn thấy được, do đó mà bác sĩ chỉ tìm thấy bệnh tiểu đường thai kỳ thông qua các thử nghiệm sàng lọc glucose. Bên cạnh đó các chuyên gia cũng chỉ ra một vài dấu hiệu như: tăng cảm giác ngon miệng, liên tục buồn đi tiểu, bị giảm cân mặc dù đã rất thèm ăn, ăn nhiều.
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đến việc mang thai và em bé sau này?
Điều quan trọng là cần phải giữ cho lượng đường trong máu của cơ thể mẹ trong tầm kiểm soát bởi vì mẹ có quá nhiều đường trong máu sẽ dẫn đến hạ đường huyết trong máu của bé. Lượng đường trong máu người mẹ quá cao cũng làm cho em bé phát triển nhanh, gây ra khả năng khó sinh, khi sinh có thể dẫn đến một xương bị gãy hoặc tổn thương thần kinh. Tuy nhiên cả hai nguy cơ này đều được chữa lành với 99% trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó thì trẻ của những bà mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ sau này có nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 cao.
Điều trị và biện pháp khắc phục hậu quả đối với bệnh tiểu đường thai kỳ
– Lên kế hoạch ăn uống: Các chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lên kế hoạch cho bữa ăn đáp ứng nhu cầu calo của bạn và kiểm soát lượng đường trong máu. Việc dùng insulin để giảm lượng đường cũng sẽ không ảnh hưởng đến em bé.
– Tập thể dục: Các nghiên cứu cho thấy rằng các bài tập vừa phải giúp cải thiện khả năng của người mẹ để xử lý glucose, giữ lượng đường trong máu trong kiểm soát. Các hoạt động như aerobic, đi bộ hay bơi lội mỗi ngày sẽ rất có lợi cho bạn.
– Điều trị bằng thuốc: Khoảng 15% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ cần thuốc. Hầu hết các bệnh nhân bắt đầu với thuốc uống thay vì tiêm.
Tiểu đường thai kỳ có làm tăng nguy cơ cho bệnh tiểu đường trong tương lai?
Khoảng một phần ba đến một nửa số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tái phát ở lần mang thai sau. Và lên đến 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai sẽ phát triển bệnh tiểu đường tại một số thời điểm trong tương lai.
Đây là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
1. Phù rau thai là gì?
Bánh rau được thành lập rất sớm, ngay giai đoạn phôi thai vừa đến làm tổ tại lớp niêm mạc của tử cung người mẹ. Lúc mới thành lập, bánh rau nhỏ và sau đó sẽ tăng kích thước theo sự phát triển lớn dần của thai nhi. Bề mặt rau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ, có đường kính 16 – 20cm, dày 2 – 4cm ở trung tâm, mỏng dần ở bờ. Khi thai đủ ngày tháng, bánh rau nặng khoảng 400 đến 600gram (chiếm 1/6 trọng lượng thai nhi).
Rau thai gắn vào tử cung, đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxy; đồng thời, rau thai sản xuất ra đủ hormone giúp bào thai phát triển. Các chất dinh dưỡng và ôxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai qua rau thai. Rau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn. Rau thai cũng giống như một miếng lá chắn, giúp bảo vệ bào thai trước nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên nó không đủ khả năng chống lại virut như virut cúm, virut gây bệnh Rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai. Nếu mẹ hút thuốc hay uống rượu thì các chất từ rượu và thuốc có thể qua rau thai, truyền tới thai nhi.
Phù rau thai là một bệnh lý làm mô rau ứ nước, tăng thể tích, trọng lượng và làm mất các chức năng của bánh rau. (ảnh minh họa)
Bánh rau dày trên 4 cm được chẩn đoán là phù bánh rau và khi bánh rau bị bệnh thì chức năng của rau thai sẽ không đảm bảo. Phù rau thai là một bệnh lý. Rau thai bị phù, độ dày có thể gấp đôi bình thường và sẽ dẫn đến những bất thường của thai hay nước ối.
Phù rau thai là một bệnh lý làm mô rau ứ nước, tăng thể tích, trọng lượng và làm mất các chức năng của bánh rau. Bệnh này thường kèm theo phù dây rốn và thai nhi cũng bị phù nề, tràn dịch đa màng, dị tật, dị dạng, bất thường như: bất thường về tim mạch, lồng ngực, đường tiêu hóa, hiện tượng truyền máu thai nhi ở song thai…
Phù rau thai được chẩn đoán dựa vào siêu âm cho những trường hợp lâm sàng nghi ngờ. Hình ảnh siêu âm cho thấy sự hiện diện của rất nhiều dịch ở ít nhất 2 vị trí trong cơ thể thai như: ổ bụng, lồng ngực, dưới da thai nhi… và thường kèm theo đa ối hay bánh bị dày lên do phù nề, ứ dịch.
2. Nguyên nhân phù rau thai
Bệnh này có nhiều nguyên nhân gây nên, như nhiễm trùng, nhiễm độc ở nửa đầu thai kỳ do vi khuẩn hay siêu vi, do bất thường nhiễm sắc thể thai nhi, bất đồng nhóm máu mẹ con, ngộ độc bào thai do mẹ uống rượu, bia, tiếp xúc hoá chất…
3. Ảnh hưởng của bệnh
Đây là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
* Đối với thai nhi
Khi bị phù rau thai thì rau thai không thể tiếp tục nuôi dưỡng thai. Trường hợp sinh ra, em bé thường không thể sống vì non tháng hoặc do tình trạng có nhiều bệnh lý kèm theo. Nếu không chấm dứt thai kỳ, thai nhi sẽ bị chết lưu trong bụng mẹ sau một thời gian phù rau thai vì bánh rau đã mất chức năng dinh dưỡng cho thai.
* Đối với người mẹ
Những thai phụ bị phù rau thai khi sinh con rất dễ bị băng huyết sau sinh vì tử cung quá to và phải chứa bánh rau cùng thai nhi bị phù nề.
4. Thai phụ cần làm gì khi bị phù rau thai?
Hiện tại chưa có cách điều trị bệnh phù rau thai. Đối với những trường hợp thai còn non tháng nếu không bỏ thai chủ động khi có bệnh, thai vẫn tiến triển nhưng sẽ tự mất sau một thời gian do rau không đảm nhiệm được chức năng dinh dưỡng cho thai.
Đối với trường hợp thai đã đủ tháng hoặc có thể sống được trong lồng kính khi phát hiện phù rau thai cần mổ cấp cứu kịp thời. Khi sinh, người mẹ dễ bị băng huyết sau sinh vì tử cung quá to và phải chứa bánh rau cùng thai nhi bị phù nề. Vì vậy, những trường hợp phù rau thai, các bà mẹ phải đến các cơ sở y tế có máu và phòng mổ để sinh nhằm dự phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
5. Biện pháp phòng tránh
* Đối với thai phụ đã có tiền sử mắc bệnh phù rau thai trước đó
Khi mang thai bị phù rau thai 1 lần thì không có nghĩa rằng, lần mang thai sau sẽ bị phù rau thai lần nữa. Tuy nhiên, chị em nên đến các cơ sở y tế để được chăm sóc trước mang thai nếu dự định sẽ sinh lần nữa. Ở đó, bạn sẽ được khám, làm xét nghiệm và được tư vấn dự phòng một số bệnh truyền nhiễm có thể gây phù rau thai, hoặc tiêm ngừa một số bệnh nhiễm siêu vi trước khi mang thai như rubella, cúm…
Khi mang thai, thai phụ nên đi khám thai ngay ở 3 tháng đầu thai kỳ để tham gia chương trình chẩn đoán tiền sản như đo độ mờ da gáy, thử double test lúc thai 11 – 13 tuần, siêu âm 4 chiều lúc thai 16 – 18 tuần và 21 – 24 tuần. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ tư vấn để chọc hút nước ối xét nghiệm hoặc sinh thiết gai rau.
Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, hay vi trùng thực hiện phòng tránh tốt thì sẽ tránh được nguy cơ phù rau thai. Đối với trường hợp bất thường về nhiễm sắc thể cần được bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm một số xét nghiệm cần thiết và sẽ tư vấn có nên mang thai lại hay không.
* Đối với thai phụ chưa từng mắc bệnh
Để dự phòng phù rau thai khi mang thai, các bà mẹ nên tránh xa những chất độc hại như hoá chất, chì, tia X (như chụp tim phổi)… không được hút thuốc lá hay uống rượu bia. Điều quan trọng nữa là không được sử dụng thuốc men hay uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự tư vấn và chỉ định của các bác sĩ. Thường xuyên khám và theo dõi thai tại các cơ sở y tế.
Với những người mẹ có con nhỏ, chỉ cần thấy con khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, chiều cao cân nặng tăng đều là đã cảm thấy ngập tràn sung sướng. Thế nhưng, không phải lúc nào mẹ cũng có được niềm vui giản dị ấy. Khi bé ăn không ngon miệng, biếng ăn, mỗi bữa cơm của con trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của mẹ.
Để chia sẻ những tâm sự này cùng những bà mẹ cũng đang có con gặp phải bệnh biếng ăn, bạn hãy cùng tham gia cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” nhé!
Biếng ăn và những hậu quả lâu dài
Biếng ăn là thuật ngữ chỉ hiện tượng bé không chịu ăn, ăn không ngon miệng hay ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Với trẻ biếng ăn, những biểu hiện thường gặp sẽ là bữa ăn kéo dài quá lâu (trên 30 phút), bé ngậm thức ăn chứ không chịu nuốt, số bữa ăn hoặc lượng thức ăn bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn các bé cùng độ tuổi; trong bữa ăn, bé thường chỉ chịu ăn một số món nhất định, từ chối món mới, từ chối những thực đơn đa dạng, dẫn đến dễ thiếu chất. Bé cũng thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn, hay buồn nôn và kết quả là không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.
Bác sĩ Lương Thị Ngọc Hà – chuyên gia Dinh dưỡng tại Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM – nhấn mạnh: “Khi biếng ăn, bé có thể gặp phải các vấn đề về rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính do hệ thống miễn dịch yếu. Không chỉ thế, biếng ăn kéo dài trong giai đoạn đầu đời còn ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy trí tuệ của trẻ. Trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng và thiếu cân nên hay mệt mỏi, cơ thể không đủ năng lượng cho trí óc tập trung, vì vậy thường lơ là chuyện học và thành tích học tập thường kém những trẻ khỏe mạnh. Khoa học chứng minh, chỉ số phát triển trí tuệ MDI của những trẻ biếng ăn chỉ được 96 điểm, tức thấp hơn 14 điểm so với 110 điểm của những bé ăn uống tốt.”
Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng việc biếng ăn lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách của trẻ. Cụ thể, trẻ biếng ăn thường ít vận động hơn, hay mệt mỏi, ủ rũ. Điều đó dễ làm mất đi sự hiếu động và sự hòa nhập của bé với môi trường xung quanh.
Ảnh được cung cấp bởi Pediasure
Hãy chia sẻ câu chuyện vượt qua biếng ăn của con bạn tại cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn”
Nào, mẹ con mình cùng vượt qua chứng biếng ăn!
Thấu hiểu những nỗi niềm của mẹ, cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” đã được chính thức tổ chức trên trang web www.biengan.com.vn kể từ ngày 11/10/2012 đến hết ngày 05/12/2012. Cuộc thi là nơi để các bà mẹ cùng trao đổi, tích lũy những kinh nghiệm giúp con vượt qua chứng biếng ăn, đồng thời mang về những phần thưởng đầy ý nghĩa từ nhà tài trợ – nhãn hàng Pediasure BA (Abbott, Hoa Ki). Cách tham dự vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập vào trang web www.biengan.com.vn, đăng ký làm thành viên, sau đó gửi một bài viết có độ dài từ 200 đến 600 từ về bí quyết và kinh nghiệm của mẹ trong hành trình cùng bé vượt qua chứng biếng ăn, kèm theo hình minh họa. Bạn cũng có thể tham khảo những kinh nghiệm thực tế của các bà mẹ khác thông qua các bài dự thi hay tham gia bình chọn trực tiếp trên website.
Bạn còn chờ gì nữa chứ! Hãy đăng nhập vào www.biengan.com.vn để “khởi động” cho một quyết tâm: Cùng con vượt qua chứng biếng ăn, giúp bé yêu của mình phát triển hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần và luôn ngon miệng với từng bữa ăn mẹ nấu đi nào!
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc sử dụng Pediasure BA sau 90 ngày giúp trẻ:
– Giảm 45% nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp
– Tăng cân nặng tốt hơn 168%
– Tăng chiều cao tốt hơn 55%
Nguồn: Alaroon PA, Lin LH, Noche Jr, Hernandez VC, Cimatranca L, Lam W, Comer GM. Effect of oral supplementation on catch-up growth in picky eaters. Cth Pediatr (Phila). 2003 Apr; 42 (3): 209-17
Tình trạng thiếu Kẽm và Selen ở trẻ em đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Con số điều tra đáng báo động tại Việt Nam cho thấy có trên 50% trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi thiếu Kẽm huyết thanh và Selen tương đối, trong đó nhóm gặp nguy cơ cao nhất là nhóm trẻ từ 6 tháng đến 17 tháng tuổi và nhóm trẻ gặp vấn đề về suy dinh dưỡng và tiêu chảy. Một số nghiên cứu khác cũng cho ra những con số báo động khi hàm lượng Selen huyết thanh thấp ở học sinh THCS là 15,9%, học sinh tiểu học là 75,6%, và trẻ mẫu giáo, mầm non là 62,3%.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng:
– 26,5% trẻ từ 11-17 tuổi thiếu thiếu kẽm
– 50%-90% trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài thiếu kẽm
– 51,9% trẻ từ 6 tháng đến 75 tháng tuổi thiếu kẽm
– 15,9% trẻ em từ 11-17 tuổi thiếu selen
– 75,6% trẻ em cấp 1 thiếu selen
– 62,3% trẻ em từ 12-72 tháng tuổi ở nông thôn thiếu selen
Kẽm và Selen đối với tăng trưởng và miễn dịch
Đối với tăng trưởng
Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, vì thế thiếu kẽm sẽ gây biếng ăn do rối loạn vị giác, làm suy thoái quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường ở trẻ. Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym kim loại; kẽm là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymeraza, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi AND, tổng hợp protein, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như GH (Growth hormone), IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng.
Selen cần cho chuyển hóa i-ốt và có chức năng như một loại enzyme trong quá trình tạo hormone tuyến giáp nhằm kích thích đầu vào năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì.
Đối với miễn dịch
Thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Trong một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm cho trẻ giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.
Thiếu Selen gây ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức bởi Selen đóng vai trò thiết yếu trong men Glutathione peroxidase ảnh hưởng tới mọi thành phần của hệ miễn dịch, không loại trừ sự phát triển và hoạt động của bạch cầu.
Dấu hiệu của thiếu Kẽm và Selen
Thiếu kẽm, dấu hiệu thường thấy là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành, sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn.
Thiếu selen ở mức trầm trọng có liên quan đến bệnh Keshan – một bệnh rối loạn ở tim và tổn thương cơ tim nặng nề, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Thiếu selen mức độ nhẹ thường khó thấy các triệu chứng đặc biệt, tuy nhiên nó góp phần làm xuất hiện các tổn hại tế bào quan trọng cũng như thúc đẩy quá trình lão hóa và nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa. Thiếu selen trong chế độ ăn lâu dài dẫn đến nguy cơ ung thư, bệnh tim và suy giảm miễn dịch.
Nhu cầu Kẽm và Selen khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam
Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ.
Nhu cầu selen ở trẻ 0-6 tháng là 6 mcg/ngày, trẻ 7-12 tháng là 10 mcg/ngày, trẻ 1-3 tuổi là 17 mcg/ngày, trẻ 4-9 tuổi khoảng 20 mcg/ngày, đối với thanh thiếu niên 10-18 tuổi nhu cầu là 26 mcg/ngày ở nữ và 32 mcg/ngày ở nam (Nguồn: FAO/WHO 2002 và 2004)
(Ảnh do Biolife cung cấp)
Nguồn cung cấp Kẽm và Selen cho cơ thể
Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.
Hàm lượng Selen cao trong cá, hải sản (20,8 – 40,5 đến mcg/100g) và trứng (40,2 mcg đến 14,9 mcg/100g), vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt và thấp ở sữa bò, ngũ cốc, rau và hoa quả.
Hàm lượng Kẽm và Selen từ hạt đậu xanh nảy mầm tự nhiên(Ảnh do Biolife cung cấp)
Hạt đậu xanh nảy mầm tự nhiên với công nghệ Bio-Enrich (Ảnh do Biolife cung cấp)
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu thành công công nghệ Bioenrich tăng hàng nghìn lần hàm lượng khoáng vi lượng như Kẽm, Selen, Sắt… trong mầm các loại đỗ. Với các thành tựu của khoa học và công nghệ, con người ngày càng chủ động hơn với các nguồn bổ sung khoáng vi lượng tự nhiên cần thiết hàng ngày. Gần đây nhất, công ty CP Biolife đã cho ra đời sản phẩm UpKid từ công nghệ Bioenrich (www.biolife.vn) điều khiển quá trình nảy mầm của hạt đỗ xanh, giúp chuyển hóa với hiệu suất tối đa khoáng chất vi lượng Kẽm và Selen vô cơ sang cấu trúc hữu cơ tự nhiên thân thiện với cơ thể của trẻ nhỏ, tăng khả năng hấp thu hoàn toàn tới 90%, không để lại dư thừa trong cơ thể.