Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu bệnh tự kỷ thuộc Trường Đại học Cambridge (Anh) cho thấy mối liên quan nói trên.
Ở những bé gái mắc chứng tự kỷ và chán ăn có nhiều điểm tương đồng, vì đa số bé gái mắc chứng biếng ăn đều có dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hơn 1.600 bệnh nhân là các bé gái ở độ tuổi từ 12-18. Họ tiến hành đồng thời các cuộc kiểm tra về nhận dạng của bệnh tự kỷ (AQ), chỉ số thông minh xã hội (SQ) và chỉ số thông minh cảm xúc (EQ).
Trẻ biếng ăn tăng nguy cơ tự kỷ
Qua đó, kết quả cuộc kiểm tra AQ cho thấy, những bé gái mắc chứng biếng ăn có nhiều dấu hiệu của bệnh tự kỷ, trong khi chỉ số SQ của các em tăng thì chỉ số EQ lại giảm. Nhóm các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng, những triệu chứng này hầu hết tương đồng với các chứng bệnh tự kỷ như thái độ và hành động đều cứng nhắc, có xu hướng sống khép mình và quan tâm quá mức tới chi tiết.
Các nhà khoa học cho biết thêm, đối với những bé gái mắc chứng biếng ăn đều có các triệu chứng bệnh tự kỷ vượt quá mức trung bình, không chỉ ở những biểu hiện lâm sàng mà tâm lý của người mắc chứng biếng ăn cũng rất giống người bị bệnh tự kỷ.
Vì các bé gái biếng ăn luôn phải lo ngại về vấn đề cơ thể của mình, nhất là vóc dáng và cân nặng, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các em. Ngoài ra, nếu tình trạng biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần, kém hấp thu dưỡng chất, chậm phát triển và suy sụp tinh thần, thậm chí nếu ở tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.
Biếng ăn ở trẻ luôn là một vấn đề khiến các ông bố, bà mẹ lo lắng, mặc dù hầu như bất kỳ đứa trẻ nào cũng trải qua tình trạng này. Trẻ biếng ăn thường có dấu hiệu nhận biết như: chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định, chỉ thích ăn vặt, thời gian ăn thường kéo dài. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về thể trạng cũng như trí tuệ của bé. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý có những phương pháp chăm sóc con một cách đúng đắn và khoa học để bé ăn ngon miệng hơn và giúp bé phát triển một cách toàn diện.
1. Đừng nên ép con ăn
Vì sợ con đói nên các bà mẹ thường “kè kè” chén cơm hay bột bên mình để cho bé ăn mà không biết rằng hành động này chỉ làm bé sợ ăn hơn, và vô hình trung dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Nhiều bé chưa kịp đói đã thấy mẹ cho ăn, lâu dần sẽ mất “phản xạ thèm ăn” như những đứa trẻ bình thường khác. Thật ra, chúng ta không nên quá lo lắng việc để con bị đói, vì khi bé đói thì tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ cho ăn ngay lập tức.
2. Không để con mất tập trung trong bữa ăn
Trong thực tế, một số phụ huynh thường “dụ” con ăn bằng cách cho bé vừa chơi vừa ăn, vừa xem TV vừa ăn để bé có thể ăn nhiều hơn, nhưng thực sự đây là một việc không tốt cho sức khỏe. Bữa ăn của bé chỉ lên kéo dài 15 – 30 phút. Nếu cho bé ăn khi đang xem TV, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến bé phân tâm, và việc không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé.
Bé chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định, chỉ thích ăn vặt, thời gian ăn thường kéo dài (Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Kiddy)
3. Đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho con
Việc thay đổi khẩu vị thường xuyên sẽ giúp bé tò mò, hào hứng hơn khi đến bữa cơm. Thêm vào đó, đa dạng món ăn cũng giúp cho bé không bị thiếu chất. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2000, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin A, các axit béo cần thiết, DHA, Omega 3, 6, 9 cần thiết cho sự phát triển trí não… vì khẩu phần ăn uống không đa dạng, chế độ dinh dưỡng cho bé vẫn chưa được bảo đảm và đầu tư đúng mức.
Cá hồi là một thực phẩm rất giàu Omega -3 (Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Kiddy)
4. Bổ sung thêm chất béo cho con
Chất béo là một trong những thành phần rất quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của một đứa trẻ. Ngoài việc giúp bé cảm thấy hợp khẩu vị, ăn ngon miệng hơn, chất béo còn chiếm đến 70-85% cấu tạo của não và dây thần kinh. Trẻ càng nhỏ, tổng lượng chất béo sử dụng càng cao, ví dụ trẻ sơ sinh cần đến 50% năng lượng từ chất béo, trẻ dưới 1 tuổi cần 40-50% và trẻ 1-2 tuổi cần 30-35%. Vì vậy để bổ sung chất béo đầy đủ cho con, mỗi ngày bạn nên thêm một thìa dầu ăn (5ml) vào chén bột, cơm, cháo để bé được cung cấp năng lượng và chất béo đầy đủ cho sự phát triển về thể chất và trí não. Dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em Kiddy là một lựa chọn hợp lý cho các ông bố bà mẹ vì dầu ăn dinh dưỡng Kiddy đươc đặc chế theo công thức khuyến nghị của Viện Y Khoa Hoa Kỳ, phù hợp cho trẻ em từ 6 tháng – 8 tuổi, cung cấp DHA tự nhiên từ dầu cá hồi nhập khẩu giúp trẻ thông minh và phát triển toàn diện. Trong 10ml dầu ăn dinh dưỡng Kiddy có chứa tối thiểu 100mg DHA.
Nhằm góp phần tạo thêm những sân chơi lành mạnh cho các bé và tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh có cơ hội chia sẻ và bổ sung kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng cho trẻ em Kiddy đã phối hợp với các trường mầm non trên cả nước để tổ chức sự kiện “Bé cùng Kiddy vui khỏe đến trường”. Chương trình đã và đang triển khai tại các tỉnh và thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Nha Trang, Hà nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Khởi động từ giữa tháng 10/2012, cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” trên website www.biengan.com.vn đang nhận được rất nhiều bài chia sẻ thú vị của mẹ về bí quyết giúp con vượt qua chứng biếng ăn. Hãy cùng tham khảo một vài bí quyết “trị” chứng biếng ăn của con đến từ 3 bà mẹ tham gia cuộc thi nhé!
Mẹ con mình cùng đút cơm cho nhau nhé!
Bé Nguyễn Hoàng Bảo Trâm
Nếu bé của mẹ đã bước vào giai đoạn ăn cơm cùng với gia đình, thường là sau 2 tuổi, thì các mẹ hãy thử phương pháp “đút cho nhau” của mẹ con mình nhé, hiệu quả lắm đấy các mẹ ơi! Việc đầu tiên là mình tìm mua một cái ghế cao có dây an toàn để cho bé có thể ngồi cùng bàn cơm với gia đình, mình cũng không quên mua cho bé một bộ bát, muỗng bằng nhựa để tránh trường hợp bé làm rơi vỡ. Đến bữa cơm mình sẽ múc vào bát nhựa của bé khoảng một muỗng cơm thôi còn mình thì chuẩn bị bát cơm với đầy đủ thức ăn cho bé, mình há miệng và bảo bé đút cơm cho mình xong mình nói với bé rằng mẹ ăn ngoan rồi giờ đến con há miệng để mẹ đút cơm cho con nhé, cứ thế 2 mẹ con mình đút cơm cho nhau hết muỗng này đến muỗng khác và bé nhanh chóng ăn hết bát cơm một cách ngon lành đấy các mẹ ơi.
Giờ đây bữa cơm gia đình mình không còn tiếng la khóc của bé, cũng không còn gương mặt cau có của mẹ nữa và thay vào đó là một không khí rất vui đôi khi xen lẫn tiếng cười của tất cả các thành viên trong gia đình. Chúc thành công!
Con hết biếng ăn nhờ PediaSure
Bé Vương Toàn Gia Huy
Nhím con của mẹ năm nay được 4 tuổi rồi, con thường hay ốm vặt ho, sổ mũi nên phải dùng kháng sinh kéo dài, chính vì vậy con rất biếng ăn chậm tăng cân, mẹ lo lắng lắm. Mẹ đã tìm hiểu mọi cách để giúp con phát triển tốt hơn; nhờ sự tư vấn của bác sĩ Viện Dinh dưỡng mà mẹ biết muốn con ngon miệng thì hãy bổ sung kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn. Những sản phẩm có công thức dành riêng cho trẻ biếng ăn như PediaSure của Abbott luôn bổ sung đầy đủ những chất này. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng của trẻ là chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động để bé thấy hào hứng với bữa ăn của mình.
Ngay sau khi nghe tư vấn mẹ đã về áp dụng cho Nhím con ngay, 1 ngày con uống 2 bữa sữa PediaSure, sữa rất thơm và ngon nên con uống nhanh lắm, với các món ăn mẹ cũng thay đổi hàng ngày cho con, dần dần con đã lấy lại cân bằng trở lại, không còn biếng ăn, chậm tăng cân nữa. Đặc biệt, những lần bị ho hay sổ mũi con cũng khỏi rất nhanh, sữa PediaSure giúp con tăng sức đề kháng tốt hơn, mẹ thật sự yên tâm khi đã lựa chọn đúng sản phẩm cho con. Nhìn con ngày một lớn hơn và phát triển đúng tiêu chuẩn mẹ vui lắm.
Còn rất nhiều câu chuyện thú vị về hành trình vượt qua biếng ăn của mẹ và bé được chia sẻ trong cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” trên website www.biengan.com.vn. Mẹ hãy nhanh chóng truy cập vào trang web để học hỏi thêm nhiều bí quyết chăm sóc cho bé biếng ăn nhà mình, và hãy cùng chia sẻ về bí quyết của mẹ nào. Rất nhiều quà tặng hấp dẫn của nhà tài trợ – nhãn hàng PediaSure BA (Abbott, Hoa Kỳ) đang chờ mẹ rinh về đầy. Cuộc thi kéo dài từ ngày 11/10/2012 đến hết ngày 19/12/2012. Nhanh chân tham gia nào mẹ ơi!
Để con ăn ngoan, bí kíp của mình gói gọn trong 3 từ: Ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng.
Khi bé ăn không ngon miệng, biếng ăn, mỗi bữa cơm của con trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của mẹ.
Biếng ăn là vấn đề đau đầu mà bà mẹ nào cũng gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn biếng ăn một cách dễ dàng nhất để trẻ luôn phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ? Hãy cùng xem một vài mẹo nhỏ của các bà mẹ sau đây đã cùng con vượt qua chứng biếng ăn như thế nào nhé.
“Thay đổi món để con ăn ngon hơn”
2 tháng trước cả nhà tôi gần như mất ăn mất ngủ vì nhóc tì tự nhiên chán ăn. Mỗi buổi ăn, tôi mở hết kênh truyền hình hoạt họa rồi đến ca hát thiếu nhi cho con xem nhưng hễ đưa muỗng thứ 3 là con lại bắt đầu nhè ra, đẩy tay làm thức ăn văng tung tóe, có khi vung đổ cả chén cháo ngon lành mà tôi đã cất công hết cả buổi nấu cho con ăn. Tôi cũng đã thử đưa bé đi dạo vòng quanh khu phố, vừa đi vừa cho ăn hoặc đứng cùng với một vài mẹ đang cho con ăn để bé bắt chước bạn nhưng cũng không có kết quả. Thậm chí có lần bé còn giận dữ và khóc lóc. Bé sụt cân nhanh chóng. Thấy tình hình không ổn, tôi bèn mày mò sách vở, tìm hiểu trên mạng thì thấy mọi người bảo không nên cho bé ăn hoài một món ăn quen thuộc, phải thay đổi để bé cảm thấy lạ miệng và muốn ăn hơn. Vậy là tôi bắt tay vào soạn một thức đơn mới lạ cho bé mỗi ngày. Thấy món ăn mới, màu sắc hấp dẫn nên bé bắt đầu ăn được nhiều hơn. Bên cạnh đó, giữa buổi tôi thường cho con dùng thêm nước cam, nước nho ép, trái cây tươi như chuối, dâu,… hoặc yaourt để bổ sung thêm vitamin cho bé phát triển tốt hơn.
Hãy thay đổi thực đơn cho bé mỗi ngày (Hình minh họa)
“Ngon mắt – Ngon mũi – Ngon miệng”
Tuyệt chiêu của mình gói gọn trong 3 từ: Ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng. Khi thấy Nhím từ chối những món ăn mà xưa nay cô nàng “chén” rất “cừ”, thay vì thúc ép con ăn, mình đã làm cho món ăn thêm sinh động, ngộ nghĩnh, mới lạ và ưa nhìn để kích thích sự thèm ăn của con. Ví dụ như món bánh ngọt mình thái lát tròn, phết ít socola làm mắt, mũi, miệng cười, cắt hai miếng nhỏ làm tai. Nhím thích thú rồi ăn ngon lành. “Ngon mắt” không chỉ ở trang trí món ăn đẹp mà còn là cách thay đổi thực đơn hằng ngày, mỗi bữa với những món ăn khác nhau, vừa đủ chất dinh dưỡng lại không gây nhàm chán cho trẻ. Thức ăn đẹp mắt mà còn dậy mùi thơm nữa thì thật tuyệt. Khi thị giác và khứu giác của bé bị kích thích thì bé sẽ ăn nhiều và ngon miệng hơn.
“Phải cứng rắn khi cho con ăn”
Trước đây mẹ chồng tôi cưng cháu lắm, thấy cháu lười ăn một chút, quấy khóc trong bữa ăn thì mẹ cũng không la mà lại chiều theo ý bé. Chúng tôi cũng có góp ý nhưng bà nói cháu còn nhỏ, khi nào đói thì sẽ chịu ăn thôi, không phải lo. Thấy bé càng lúc càng gầy đi tôi phải vận động chồng thuyết phục mẹ mãi bà mới chịu bớt cưng chiều cháu một chút và phối hợp với hai vợ chồng tôi trị bé. Cả nhà đến giờ ăn thì cùng ngồi ăn với cháu để cháu làm theo, không cho cháu chạy đầu này, đầu kia lấy đồ chơi nữa. Mẹ chồng tôi cũng bắt đầu cứng hơn với cháu, đến bữa là bắt bé ngồi vào bàn ăn đàng hoàng, không cho cháu ăn linh tinh trước bữa ăn. Chính chúng tôi cũng dần thay đổi thói quen ăn uống, cả nhà tập trung ăn vào một giờ để bé quen dần, không như lúc trước hay ăn tự do. Mỗi khi cháu ăn tốt, cả nhà thay nhau khen ngợi bằng cách vỗ tay, trẻ con mà được khen thì thích lắm. Giờ thì bé thấy dọn cơm là tự động bỏ đồ chơi xuống, lại bàn ngồi ngoan ngoãn.
“Đừng tạo áp lực cho bé khi ăn”
Con tôi năm nay gần 4 tuổi. Có một thời gian tôi bận việc nên nhờ bà nội lên chơi và tiện thể trong cháu luôn trong dịp hè. Đây cũng là thời gian mà bỗng nhiên cháu trở nên biếng ăn một cách bất ngờ. Bà nội là người tương đối khó tính nên trong thời gian ở nhà với bà, mọi sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ của cháu đều do bà đảm nhiệm. Bà thường bắt cháu ngồi yên một chỗ trong suốt bữa ăn, và bắt cháu ăn nhanh mà phải hết phần cơm bà thường chuẩn bị riêng cho cháu. Thời gian đó tôi đi về muộn nên đã không thể tự tay chăm sóc nhiều cho cháu. Bà thường kể cháu dạo này lười ăn lắm, có hôm vùng vằng khó chịu và không chịu ăn. Việc này xảy ra trong vòng một tháng. Tôi bắt đầu tìm hiểu cách con ăn, cách bà cho ăn như thế nào và nhận thấy việc ép buộc cháu sẽ gây tâm lý không tốt cho cháu. Tôi góp ý với bà và cũng giảm bớt thời gian ở công ty để gần gũi với cháu hơn. Bây giờ cháu đã chịu ăn khi được ăn theo cách của mình và rất thích được khen mỗi khi ăn hết.
“Đừng để con câu giờ”
Bé nhà mình 5 tuổi mà mỗi lần ăn là cả nhà vật vã với con. Bữa nào cũng mất cả tiếng đồng hồ, có khi gần 2 tiếng mới ăn xong chén cơm. Vừa ngồi vào bàn là mẹ ơi, con đi lấy đồ chơi nhá mẹ. Vừa ăn được một muỗng là mẹ ơi, tivi quảng cáo kìa, con đi xem 1 xíu nhá mẹ. Xong là bắt đầu quá trình ngậm cơm, vừa ngậm vừa cầm đủ các thể loại đồ chơi. Thấy tình hình này mà kéo dài là không ổn nên mình bàn với chồng là sẽ “dữ” lên với con. Đến giờ ăn là cả nhà cùng ngồi vào bàn ăn, bé bắt đầu đòi chạy đi lấy đồ chơi là chồng mình nói liền “con ăn hết đi rồi mới được chơi. Con thấy ba mẹ đâu có lấy đồ chơi lúc đang ăn phải không?”.
Chuyển qua trị bệnh ngậm cơm, mình vừa ăn vừa chỉ cho bé là “khi ăn cơm, con phải nhai kỹ sau đó mới nuốt, chứ không được ngậm cơm trong miệng, như vậy sẽ không tốt cho bụng, bụng con bị đau là mẹ phải cho con đi bác sĩ để tiêm thuốc cho bụng đấy”. Lúc đầu y như rằng bé khóc như mưa, nhưng hai vợ chồng cứ mặc kệ, không dỗ, không chiều nữa. Nhờ vậy mà dần dần bé quen với nếp này, đến bữa là ngồi ăn ngoan ngoãn, kể chuyện các bạn trên trường, rồi hôm nay cô dạy bài gì. Bữa ăn bây giờ chỉ nửa tiếng là bé ăn xong.
Việc tự ý mua “thuốc bổ” với mong muốn nâng cao sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng có thể gây ra những tác hại.
Cẩn trọng với men tiêu hóa
Khoảng 20-30% trẻ đến khám dinh dưỡng do bố mẹ lo lắng về chứng biếng ăn ở trẻ. Trước khi đến khám, nhiều trẻ đã được mẹ cho uống thuốc bổ, uống men tiêu hóa ở nhà. Khi kết quả không khả quan thì mới đem trẻ đến khám. Bế trên tay con gái 18 tháng tuổi, một người mẹ phàn nàn: “Đợt này cháu ăn rất ít, chỉ nửa bát cháo nhỏ. Em đã cho uống hai tuần thuốc bổ, theo đơn cũ bác sĩ kê, nhưng không thấy tình hình cải thiện”.
Theo TS Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm thông tin – truyền thông và giáo dục, Viện Dinh dưỡng quốc gia, mua men tiêu hóa để tự điều trị cho trẻ biếng ăn, hay rối loạn tiêu hóa đang là lựa chọn của nhiều người lớn. Tuy nhiên việc này có thể dẫn đến tác hại cho tiêu hóa của trẻ.
Bản thân cơ thể cũng có hệ thống để sản xuất ra men tiêu hóa giúp quá trình “chế biến” thức ăn đưa vào. Có một số lý do như sau đợt ốm, sau đợt tiêu chảy làm cho các men này bị giảm sút. Tuy nhiên, việc bổ sung men tiêu hóa cần theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, việc bổ sung chỉ trong một thời gian ngắn, để bù đắp thiếu hụt tại thời điểm cơ thể trẻ có trục trặc chưa sản xuất đủ. Nếu cứ lạm dụng, cho trẻ uống men tiêu hóa dài ngày, lượng men tiêu hóa được đưa vào thụ động này sẽ khiến bộ phận sản sinh ra men của cơ thể trở nên lười biếng, giảm công suất và dần dần đình đốn. Khi đó, lượng men tiêu hóa sản xuất tự nhiên sẽ thiếu hụt và đẩy cơ thể vào tình thế phụ thuộc vào men tiêu hóa được đưa vào từ bên ngoài.
Không tự ý dùng thuốc bổ
Thuốc bổ được kê cho trẻ thường có thành phần là các vitamin, vi chất thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên cũng cần được chỉ định. Việc bổ sung không hợp lý sẽ gây thừa vitamin, thừa vi chất. Một số chất do dư thừa có thể tích lũy lại gây ngộ độc, gây tác dụng phụ không mong muốn. “Tốt nhất là bổ sung vitamin, vi chất qua chế độ ăn hằng ngày bằng rau xanh, trái cây, đa dạng hóa nhóm thực phẩm”, TS Kim Thanh cho lời khuyên.
Về các nguy cơ liên quan đến thừa vitamin và vi chất, Phó trưởng khoa Dược Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) Trần Nhân Thắng lưu ý: trẻ em dưới 1 tuổi dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D thường xuyên với liều trên 400 UI một ngày, có thể dẫn đến tăng mức can xi máu gây ra trạng thái kích thích, co giật, chậm phát triển trí tuệ. Trường hợp nặng hơn có thể gây suy thận và tử vong. Thừa vitamin A kéo dài ở trẻ em còn để lại hậu quả vĩnh viễn là ngừng phát triển đầu xương, chậm lớn. Thường xuyên dùng quá liều vitamin C có thể gây sỏi thận, giảm sức bền hồng cầu, rút ngắn thời gian đông máu… Vì vậy, sử dụng vitamin và vi chất dinh dưỡng dưới dạng phối hợp phải phân biệt các công thức cho trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 4 tuổi và cho người lớn.
Với những người mẹ có con nhỏ, chỉ cần thấy con khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, chiều cao cân nặng tăng đều là đã cảm thấy ngập tràn sung sướng. Thế nhưng, không phải lúc nào mẹ cũng có được niềm vui giản dị ấy. Khi bé ăn không ngon miệng, biếng ăn, mỗi bữa cơm của con trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của mẹ.
Để chia sẻ những tâm sự này cùng những bà mẹ cũng đang có con gặp phải bệnh biếng ăn, bạn hãy cùng tham gia cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” nhé!
Biếng ăn và những hậu quả lâu dài
Biếng ăn là thuật ngữ chỉ hiện tượng bé không chịu ăn, ăn không ngon miệng hay ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Với trẻ biếng ăn, những biểu hiện thường gặp sẽ là bữa ăn kéo dài quá lâu (trên 30 phút), bé ngậm thức ăn chứ không chịu nuốt, số bữa ăn hoặc lượng thức ăn bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn các bé cùng độ tuổi; trong bữa ăn, bé thường chỉ chịu ăn một số món nhất định, từ chối món mới, từ chối những thực đơn đa dạng, dẫn đến dễ thiếu chất. Bé cũng thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn, hay buồn nôn và kết quả là không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.
Bác sĩ Lương Thị Ngọc Hà – chuyên gia Dinh dưỡng tại Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM – nhấn mạnh: “Khi biếng ăn, bé có thể gặp phải các vấn đề về rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính do hệ thống miễn dịch yếu. Không chỉ thế, biếng ăn kéo dài trong giai đoạn đầu đời còn ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy trí tuệ của trẻ. Trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng và thiếu cân nên hay mệt mỏi, cơ thể không đủ năng lượng cho trí óc tập trung, vì vậy thường lơ là chuyện học và thành tích học tập thường kém những trẻ khỏe mạnh. Khoa học chứng minh, chỉ số phát triển trí tuệ MDI của những trẻ biếng ăn chỉ được 96 điểm, tức thấp hơn 14 điểm so với 110 điểm của những bé ăn uống tốt.”
Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng việc biếng ăn lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách của trẻ. Cụ thể, trẻ biếng ăn thường ít vận động hơn, hay mệt mỏi, ủ rũ. Điều đó dễ làm mất đi sự hiếu động và sự hòa nhập của bé với môi trường xung quanh.
Ảnh được cung cấp bởi Pediasure
Hãy chia sẻ câu chuyện vượt qua biếng ăn của con bạn tại cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn”
Nào, mẹ con mình cùng vượt qua chứng biếng ăn!
Thấu hiểu những nỗi niềm của mẹ, cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” đã được chính thức tổ chức trên trang web www.biengan.com.vn kể từ ngày 11/10/2012 đến hết ngày 05/12/2012. Cuộc thi là nơi để các bà mẹ cùng trao đổi, tích lũy những kinh nghiệm giúp con vượt qua chứng biếng ăn, đồng thời mang về những phần thưởng đầy ý nghĩa từ nhà tài trợ – nhãn hàng Pediasure BA (Abbott, Hoa Ki). Cách tham dự vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập vào trang web www.biengan.com.vn, đăng ký làm thành viên, sau đó gửi một bài viết có độ dài từ 200 đến 600 từ về bí quyết và kinh nghiệm của mẹ trong hành trình cùng bé vượt qua chứng biếng ăn, kèm theo hình minh họa. Bạn cũng có thể tham khảo những kinh nghiệm thực tế của các bà mẹ khác thông qua các bài dự thi hay tham gia bình chọn trực tiếp trên website.
Bạn còn chờ gì nữa chứ! Hãy đăng nhập vào www.biengan.com.vn để “khởi động” cho một quyết tâm: Cùng con vượt qua chứng biếng ăn, giúp bé yêu của mình phát triển hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần và luôn ngon miệng với từng bữa ăn mẹ nấu đi nào!
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc sử dụng Pediasure BA sau 90 ngày giúp trẻ:
– Giảm 45% nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp
– Tăng cân nặng tốt hơn 168%
– Tăng chiều cao tốt hơn 55%
Nguồn: Alaroon PA, Lin LH, Noche Jr, Hernandez VC, Cimatranca L, Lam W, Comer GM. Effect of oral supplementation on catch-up growth in picky eaters. Cth Pediatr (Phila). 2003 Apr; 42 (3): 209-17
Dù bận rộn với vai trò diễn viên, đạo diễn hay doanh nhân, NSUT Đức Thịnh và diễn viên Trương Minh Cường luôn dành sự chăm sóc yêu thương cho thiên thần đáng yêu của mình. Bởi với tình yêu to lớn của người cha, các ông bố nổi tiếng này luôn mong “con hơn cha, nhà có phúc”.
Diễn viên, doanh nhân Trương Minh Cường: Tự hào khi Gia Bảo bụ bẫm, nhanh nhẹn, hứa hẹn tương lai phát triển cao lớn và thông minh!
Cha mẹ nào cũng dành tình yêu đặc biệt cho thiên thần bé nhỏ của mình, và mình cũng thế thôi. Gia Bảo ra đời, ăn ngon, phát triển khỏe mạnh, thông minh là điều tuyệt vời nhất đối với mình và bà xã.
Ảnh được cung cấp bởi Nutifood
Nhìn Gia Bảo kháu khỉnh và bụ bẫm như bây giờ, hai vợ chồng mình rất vui. Tuy nhiên, ít ai biết khi bước vào tuổi ăn dặm, Gia Bảo ăn rất ít, bỏ bữa, cân nặng giảm sút nhanh chóng, hay quấy khóc khiến mình rất vất vả và lo lắng bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí thông minh, và cả chiều cao, cân nặng. Không muốn ảnh hưởng xấu nào xảy ra với con cũng như luôn mong Gia Bảo sau này thành công hơn mình, “con hơn cha là nhà có phúc” mà, nên theo tư vấn của bác sỹ, ngoài bữa ăn chính, hai vợ chồng bổ sung cho Gia Bảo nguồn thực phẩm dinh dưỡng dành riêng cho trẻ biếng ăn. Chọn lựa mãi nhưng chỉ đến khi dùng Nuti IQ Pedia của công ty Nutifood tình trạng biếng ăn của Gia Bảo mới được cải thiện; và từ biếng ăn giờ đã đòi ăn, nhanh nhẹn, hoạt bát.
Giúp Gia Bảo vượt qua giai đoạn biếng ăn, ăn ngon hơn, phát triển tốt, mình thật sự rất tự hào. Nhìn đà phát triển của Gia Bảo hiện nay, mình tin tương lai bé hứa hẹn sẽ trở thành chàng trai điển trai, thông minh hơn mình. (Cười)
NSƯT Đức Thịnh: Hạnh phúc đơn giản là Cà Phê khỏe mạnh, thông minh, luôn đứng đầu lớp về bảng điểm, nhưng đứng cuối lớp khi xếp hàng lúc đến trường!
Mỗi người đều có cảm nhận hạnh phúc khác nhau. Với mình hạnh phúc là được nhìn Cà Phê phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát.
Ảnh được cung cấp bởi Nutifood
Thế nhưng, cũng có lúc Cà Phê làm Thúy và mình lo lắng như đợt Cà Phê biếng ăn. Cứ nghĩ biếng ăn là bình thường, nhưng gặp bác sỹ mới biết, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng sự phát triển trí não. Thúy và mình vất vả tìm mọi cách giúp Cà Phê ăn ngon trở lại. Cũng may, cuối cùng nhờ bạn bè tư vấn hai vợ chồng đã tìm được “chiêu” giúp Cà Phê bằng cách bổ sung nguồn dinh dưỡng Nuti IQ Pedia dành riêng cho trẻ biếng ăn của công ty Nutifood. Không chỉ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển trí não, và ăn ngon hơn, hương vị Nuti IQ Pedia thơm hấp dẫn nên Cà Phê mê lắm. Từ khi dùng Nuti IQ Pedia, Cà Phê ăn ngon hơn, nhanh nhẹn, hoạt bát nên mình vẫn tiếp tụccho béuống đến giờ.
Cùng sự hỗ trợ của Nuti IQ Pedia giúp Cà Phê phát triển tốt, sự chăm lo của bố mẹ, gia đình, mình tin Cà Phê hoàn toàn có thể vượt xa mình trong tương lai cả về chiều cao (cười) và thành công, luôn đứng đầu lớp về bảng điểm và đứng cuối lớp khi xếp hàng lúc đến trường!
Với công thức đột phá và nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ, sản phẩm Nuti IQ Pedia của công ty Nutifood cung cấp đầy đủ, cân đối hàm lượng dưỡng chất thiết yếu, và bổ sung Lysine, MCT, vitamin nhóm B và kẽm giúp bé ăn ngon miệng hơn, nhận đủ dưỡng chất để bắt kịp đà tăng trưởng. Đặc biệt, được nghiên cứu trên công thức IQ-Max với đầy đủ DHA, Omega3, Omega 6, Cholin, Taurin… Nuti IQ Pedia giúp bé phát triển tốt trí não, thị giác, bảo vệ bé trước nguy cơ suy giảm nhận thức, trí thông minh do biếng ăn.
Cần tìm hiểu thêm về Nuti IQ Pedia vui lòng truy cập www.nutifood.com.vn hoặc gọi hotline 190056561
Trẻ nhỏ, ăn uống thiếu khoa học sẽ dễ mắc phải những căn bệnh nan y, nhất là gây rối loạn ăn uống, làm suy giảm thể chất, tinh thần, bệnh béo phì.
Chán ăn (Anorexia) hay chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa), căn bệnh mà người trong cuộc sợ tăng cân nên kiêng khem cực đoan (ngay cả khi đã quá gầy), thậm chí có người trọng lượng đã giảm xuống dưới mức trung bình vẫn ăn uống quá ít dẫn đến nôn mửa sau khi ăn.
Những người mắc bệnh này, kể cả trẻ nhỏ, thường đi kèm hiện tượng trầm cảm, lo âu. Theo kinh nghiệm, khi có dấu hiệu mắc bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Cần lưu ý các triệu chứng: sụt cân nhiều, phủ nhận cảm giác đói (luôn cho rằng không thấy đói), luyện tập quá sức, xa lánh các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động liên quan đến ăn uống.
Ngược lại với chứng chán ăn là ăn uống vô độ hay phàm ăn, háu ăn (bulimia nervosa). Người mắc phải căn bệnh này thường ăn uống vô tội vạ, trẻ nhỏ thường không cảm thấy no, không thấy đủ, không kiềm chế tính thèm ăn, càng ăn càng thấy đói và đôi khi lại được các bậc cha mẹ hài lòng, bởi ăn được, ngủ được là vàng. Nhưng đây là bệnh đích thực, đối tượng này khi trưởng thành mắc chứng stress, dư thừa trọng lượng và nhiều căn bệnh nan y. So với biếng ăn thì căn bệnh này khó phát hiện hơn, thậm chí có trường hợp ăn nhiều nhưng trọng lượng vẫn bình thường. Một số triệu chứng dễ nhận biết như ăn no đi tắm ngay, ăn nhiều mà không tăng cân, sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu, không thích giao tiếp xã hội.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây bệnh rối loạn ăn uống rất đa dạng, thường gặp ở nhóm trẻ từ 11 – 14 nhưng cũng có trường hợp xảy ra trước 7 tuổi. Những đứa trẻ mắc bệnh rối loạn ăn uống thường có tỉ lệ mắc bệnh stress cao, trầm cảm, không hài lòng về vẻ đẹp của bản thân và muốn dùng ăn uống để cải thiện diện mạo. Cũng có trường hợp trẻ tham gia thể thao thấy trọng lượng cơ thể quá nặng nề nên đã quyết tâm dùng thực phẩm để cải thiện, hoặc muốn có thân hình như những người mẫu nên đã chọn ăn với hy vọng có cơ thể lý tưởng, nhất là các bé gái tuổi teen. Đối với các bé trai bị ám ảnh bởi cơ thể của những vận động viên vật, muốn có cơ thể khỏe mạnh, cường tráng nên đã quyết tâm dùng ăn uống để cải thiện.
Ngoài yếu tố tâm lý, khách quan, bệnh rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ còn do yếu tố di truyền. Ví dụ, trong gia đình có người mắc bệnh di truyền về rối loạn ăn uống hoặc cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong xã hội hiện đại, mọi người đều có thể mắc phải căn bệnh này do xu thế tôn vinh cơ thể mảnh mai, ăn ít sống lâu hoặc do quảng cáo về các sản phẩm ăn nhanh, trào lưu phát triển của các thiết bị điện tử như TV, máy tính… làm cho trẻ nghiện, kết hợp ăn nhiều đồ ngọt, giải khát có gas lại ngồi nhiều trước màn hình máy tính, ngại vận động nên cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh.
Bệnh biếng ăn có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe gan, tim và thận. Ví dụ, nhóm vị thành niên, các bé gái sẽ chậm phát triển, sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt quá dài nếu như cơ thể suy dinh dưỡng nặng. Trẻ mắc bệnh biếng ăn sẽ mắc phải nhiều căn bệnh mang tính thần kinh, thiếu tự tin, luôn mắc bệnh đau đầu, chóng mặt, thiếu tập trung, tính khí phát triển thất thường luôn cảm thấy giá lạnh ngay cả khi mùa hè vì thiếu chất.
Đối với trẻ ăn uống vô độ có thể thiếu hụt kali và đây chính là nguyên nhân làm gia tăng bệnh tim mạch, thận, mắc bệnh răng lợi do acid dạ dày tăng. Mắc bệnh rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ còn làm cho thể chất phát triển không bình thường, tăng giảm cân ở mức quá cao, quá thấp.
Khi phát hiện thấy trẻ mắc bệnh rối loạn ăn uống nhất thiết phải đi khám và tư vấn bác sĩ ngay. Các bậc cha mẹ, các cơ sở giáo dục cần chú trọng đến thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, cho trẻ ăn uống đa dạng, cân bằng, khoa học và duy trì cuộc sống vận động.
Áp dụng các ‘bí kíp’ về tâm lý hiệu quả, bạn sẽ dễ dàng giúp thiên thần nhỏ vượt qua giai đoạn biếng ăn.
Trẻ biếng ăn chỉ là một tình trạng rất phổ biến trong giai đoạn từ 1-6 tuổi, nên các mẹ đừng quá lo lắng.
Áp dụng các ‘bí kíp’ về tâm lý và một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn chăm trẻ biếng ăn một cách hiệu quả.
1. Tạo không khí vui tươi, thân thiện khi bé ăn
Các chuyên gia tâm lý khẳng định rằng rất nhiều trẻ biếng ăn chỉ vì yếu tố tâm lý. Khi được ăn cùng với gia đình, bé sẽ cảm nhận được sự hào hứng với bữa ăn của mọi người, từ đó cũng tập trung với chuyện thưởng thức các món ăn hơn.
2. Cho bé ăn vào giờ cố định
Khi bắt được nhịp lúc con cảm thấy đói, bạn hãy dần dần tìm cách cố định giờ ăn cho bé vào khoảng thời gian ấy. Tùy theo độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng, số lượng bữa ăn chính phụ, số lượng thực phẩm cần ăn trong mỗi bữa khác nhau. Dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi sẽ khác dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi! Bạn nên tìm hiểu điều này để đáp ứng cho con, không để trẻ thiếu nhưng cũng không để bé thừa năng lượng. Trẻ quen với nhịp sinh hoạt điều độ sẽ ăn ngủ đúng giờ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tránh được việc ăn uống thất thường lúc nhiều lúc ít.
Khi trẻ biếng ăn, các mẹ cần nhớ nguyên tắc tuyệt đối không được ép. (Ảnh minh họa).
3. Đừng”dụ khị” để bé uống thuốc
Mẹ tuyệt đối không bao giờ nên trộn thuốc vào thức ăn và “đánh lừa” bé cả. Vì thực tế khi trộn thuốc vào thức ăn, thức uống của trẻ có thể gây ra những phản ứng hóa học, mất tác dụng của thuốc, thậm chí là gây hại cho trẻ. Thêm vào đó, chỉ cần bị mẹ “đánh lừa” vài lần, chắc chắn bé sẽ sợ và đề phòng mỗi khi thấy thức ăn, không còn hào hứng với chuyện ăn nữa.
4. Đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ
Việc thay đổi khẩu vị thường xuyên sẽ giúp bé tò mò, hào hứng hơn khi đến bữa cơm (được “đổi khẩu vị” cơ mà!). Thêm vào đó, đa dạng món ăn cũng giúp cho bé không bị thiếu chất. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin A, kẽm, magie, selen… vì ăn uống không đa dạng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được bảo đảm và đầu tư đúng mức.
5. Kích thích ngon miệng và thèm ăn
Hãy chú ý đến kẽm, vitamin nhóm B và lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Những sản phẩm có công thức dành riêng cho trẻ biếng ăn như Dielac Pedia của Vinamilk luôn bổ sung đầy đủ những chất này, bạn nên chọn cho con. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng là chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động để bé thấy hào hứng với bữa ăn của mình.
6. Hỗ trợ hệ tiêu hóa non yếu
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vốn rất non yếu. Vì thế, bạn nhất thiết phải lưu ý đến việc hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của con nhằm giúp con tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
7. Cung cấp hệ dưỡng chất dễ hấp thu
Nếu bạn băn khoăn không biết làm cách nào cung cấp được hệ dưỡng chất phù hợp cho trẻ, nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng, hoặc chọn cho các sản phẩm đặc thù với công thức đã được các nhà khoa học nghiên cứu riêng cho trẻ biếng ăn. Bởi hệ dưỡng chất dễ hấp thu, chuyển hóa nhanh sẽ giúp bé biếng ăn vẫn hấp thu được trọn vẹn, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
8. Nên cho trẻ ăn khi… thấy đói
Nếu bạn kè kè tô cơm hoặc chén bột bên mình, bất cứ lúc nào cũng lăm le… ép cục cưng “muốn ăn cháo hay ăn roi” thì chỉ làm bé sợ ăn chứ không thể nào thèm ăn nổi. Nhiều đứa trẻ chưa kịp đói đã thấy mẹ cho ăn, lâu dần mất luôn “phản xạ thèm ăn”. Bạn đừng lo việc để bé biết đến cảm giác đói. Đói một chút không sao cả, vì khi bé đói, tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ cho ăn ngay thôi.
Chỉ cần mẹ “hiểu” và áp dụng đầy đủ 8 “tuyệt chiêu” nói trên, chắc chắn bé yêu sẽ nhanh chóng thoát khỏi chứng biếng ăn, ăn ngon miệng, phát triển thể chất và tinh thần hoàn thiện. Đâu có khó gì phải không các mẹ?
Viện Dinh dưỡng Quốc Gia thực hiện hàng loạt nghiên cứu quy mô để tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù ở trẻ em Việt Nam. Viện trưởng Viện Dinh dưỡng – Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Hợp chia sẻ: “Dựa trên những số liệu theo dõi liên tục trong nhiều năm về tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam, Viện Dinh dưỡng với những chuyên gia hàng đầu và sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế đã đưa ra các khuyến nghị và từng bước xây dựng công thức tối ưu các sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho người Việt, đặc biệt là trẻ nhỏ Việt Nam”.
Ở mỗi vùng miền địa lý, khí hậu và môi trường sống, phong tục khác nhau, mà nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em nơi đó cũng hết sức đặc thù. Cùng là tình trạng [color=”black”]trẻ biếng ăn[/black] suy dinh dưỡng, nhưng ở khu vực Châu Á, cụ thể là Việt Nam, trẻ sẽ có những nguyên nhân khác biệt, có sự thiếu hụt những vi chất riêng và đòi hỏi một giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt, nhằm khắc phục hiệu quả tình trạng này. Có thể nói, công thức Dielac Pedia mới chính là thành quả đột phá giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cần đều đặn hơn, từng bước vượt qua chứng biếng ăn đang ngày càng phổ biến ở trẻ em Việt Nam.
Sau một quá trình dài nghiên cứu cùng những nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Châu Âu, dòng sản phẩm mới được coi là bước đột phá quan trọng giúp các bà mẹ cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ. Điểm đặc biệt là sản phẩm lại được nghiên cứu phù hợp cho trẻ ở 2 nhóm tuổi khác nhau: từ 1 – 3 tuổi và từ 4 – 6 tuổi. Chi tiết xem tại đây: Trẻ biếng ăn Việt Nam cần nguồn dinh dưỡng đặc thù – Café WTT – – Webtretho.