Lưu trữ cho từ khóa: triệu chứng

Rối loạn tiền đình và phương pháp phòng tránh

Bệnh rối loạn tiền đình là một căn bệnh khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Đa phần người mắc bệnh rối loạn tiền đình đều là những phụ nữ lứa tuổi trung niên đã qua sinh nở. Hầu như phần đông chị em phụ nữ đều cho rằng đây chỉ là một căn bệnh của “người có tuổi” và không có nhiều nguy hiểm, tuy nhiên thực tế cho thấy chứng rối loạn tiền đình có tác hại vô cùng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của bạn.

1. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Hội chứng rối loạn tiền đình thường có rất nhiều nguyên nhân do các tổn thương về hệ thần kinh, tim, mắt, tai, tâm thần… hoặc cũng có thể do thuốc, vì vậy nên rất khó có thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng rối loạn tiền đình

roi-loan-tien-dinh-va-phuong-phap-phong-tranh

Bệnh rối loạn tiền đình rất phổ biến ở phụ nữ trung niên

2. Triệu chứng của bệnh

– Chóng mặt :

cảm giác môi trường xung quanh hoặc bản thân đang chuyển động xoay tròn hoặc bập bênh kèm theo các triệu chứng là buồn nôn, nôn, mất cất bằng, nhìn mờ, đổ mồ hôi thường là do tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên hoặc trung ương của hệ thống tiền đình.

– Ngất :

do lưu lượng máu lên não giảm thường gặp ở bệnh nhân tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hoặc phản xạ thực vật kèm theo đổ mồ hôi, buồn nôn, nhìn mờ

– Mất thăng bằng:

mất cảm giác thăng bằng, đi đứng không vững giống như người say rượu. nguyên nhân do mất đồng bộ thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.

– Chóng mặt không xác định rõ:

người mắc rối loạn tiền đình thường cảm giác thấy đầu lâng lâng, nặng nề, sợ ngã. Gặp ở những người có rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm.

Bệnh nhân nên tránh những xúc động lo âu vì khi xúc động lo âu cũng gây ra tình trạng chóng mặt.

3. Phương pháp phòng ngừa

Luyện tập động tác với đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, vặn cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Dùng tay xoa mặt, mắt, tai:

Hai bàn tay miết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Tập thể dục như bình thường, vừa sức nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản:

Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, người bệnh cần điều chỉnh các thói quen, lối sống: để đèn ngủ sáng; không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng

Đã từ lâu khái niệm u nang buồng trứng không còn xa lạ gì với các bạn, đặc biệt là chị em phụ nữ. Bởi số lượng người mắc bệnh này tăng lên đáng kể hàng năm, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư, vô sinh… Và được nói đến rất nhiều, song chị em đã thực sự hiểu về nó chưa? Dưới đây là một số chia sẻ chúng tôi cung cấp về nguyên nhân, triệu chứng bệnh u nang buồng trứng nhằm giúp chị em hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là chứng bệnh khá phổ biến với chị em phụ nữ hiện nay. U nang buồng trứng là một túi hoặc nhiều túi chứa đầy dịch hình thành trên hoặc bên trong buồng trứng của phụ nữ. Buồng trứng là các tuyến sinh sản nhỏ nằm hai bên của tử cung. U nang buồng trứng trong nhiều trường hợp là lành tính.

trieu-chung-benh-u-nang-buong-trung

Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng

Nguyên nhân chính xác của u nang buồng trứng là không rõ, tuy nhiên chúng có xu hướng hình thành khi buồng trứng sản xuất quá nhiều hormone estrogen. Và có 5 nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến u nang buồng trứng: do phụ nữ đã từng sẩy thải, có kinh sớm, nội tiết bị phá hủy, chức năng tuyến giáp suy giảm và các nang trứng đã chín bị phá hủy.

Triệu chứng bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng có thể được phát hiện trong khi bạn khám phụ khoa định kỳ hoặc kiểm tra sức khỏe bằng việc: xét nghiệm máu, siêu âm hay nội soi.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cơ thể phát sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như đau bụng, rong kinh, rong huyết…Nếu có dấu hiệu bất thường bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra chắc chắn về bệnh.

Cách điều trị u nang buồng trứng

Điều trị phụ thuộc vào tuổi tác của bạn, sức khỏe và kích thước của u nang. Khối u có thể cần phải được loại bỏ nếu nó quá lớn, đang phát triển, gây đau hoặc các triệu chứng khác. Các u nang có thể được loại bỏ thông qua nội soi ổ bụng, Nếu ung thư, bác sĩ có thể loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng và tử cung ( cắt bỏ tử cung ). Để có được một phương pháp điều trị phù hợp với mỗi người bệnh các bác sĩ còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau để quyết định. Vì vậy, các bạn cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để tránh để lại những hậu quả không mong muốn.

Bệnh u nang buồng trứng có tỉ lệ người mắc rất cao, vì vậy chị em phụ nữ cần quan tâm và chú trọng tìm hiểu về bệnh các nguyên nhân, triệu chứng bệnh u nang buồng trứng để có thể phát hiện bệnh sớm, và có cách chăm sóc bản thân tốt nhất, tránh được nguy cơ mắc bệnh u nang buồn trứng.

Dùng thuốc gì chữa chứng chóng mặt buồn nôn ở bé gái?

Con gái tôi 12 tuổi người gầy yếu, hay ốm đau. Thỉnh thoảng cháu lại bị một cơn chóng mặt (không đau đầu), buồn nôn (nôn thốc, nôn tháo không còn gì trong bụng) sau đó chóng mặt chỉ nằm không dậy được. Tôi cho cháu đi khám và điện não đồ, bác sĩ nói không sao và cho uống thuốc tuần hoàn não nhưng một thời gian cháu lại bị như vậy. Xin hỏi cháu bị bệnh gì, nên dùng thuốc nào cho khỏi hẳn, có ảnh hưởng đến trí nhớ không?

Phương Mai (Tây Hồ, Hà Nội)

chongmat1

Ảnh nguồn google.

Trẻ em gái ở tuổi con chị là lứa tuổi mới lớn, bước vào thời kỳ dậy thì nên có thể có những biểu hiện thay đổi về tâm, sinh lý khiến cha mẹ lo lắng về sức khỏe. Với các triệu chứng chị trình bày trong thư, con gái chị có thể bị chứng thiếu máu do thiếu sắt. Chị nên chú ý bồi dưỡng cho cháu bằng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất và cho uống thêm viên sắt theo chỉ định của thầy thuốc. Hiện nay trên thị trường có các thuốc kết hợp sắt với acid folic, vitamin nhóm B rất cần thiết cho trẻ gầy yếu, hay ốm đau, do thiếu máu.

Ngoài ra, chứng chóng mặt, buồn nôn ở lứa tuổi này cũng có thể do rối loạn vận mạch kiểu đau nửa đầu (migraine) khá phổ biến, đặc biệt ở học sinh gái. Bệnh có tính chất gia đình và thường biểu hiện khu trú ở một bên đầu, diễn biến có tính chu kỳ với các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Nguồn gốc của bệnh này là do sự rối loạn co giãn các mạch máu não, tuy nhiên, nguyên nhân gây rối loạn co giãn mạch vẫn chưa rõ ràng. Một số yếu tố thuận lợi đó là bệnh thường khởi phát xung quanh lứa tuổi dậy thì và có tính chất gia đình, thường là mẹ bị thì con gái cũng bị. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt và các yếu tố tâm lý, cảm xúc cũng ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh. Bệnh thường khởi phát sau một hoạt động gắng sức, sau khi bị nhiễm trùng hoặc ăn một số loại thức ăn như sữa bò, trứng, socola…

Điều trị triệu chứng bằng một trong những thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol… kết hợp với nghỉ ngơi yên tĩnh. Lưu ý: hạn chế một số loại thức ăn có thể gây cơn đau đầu ở trẻ như socola, sữa bò, trứng, pho-mát. Lứa tuổi này các cháu đang trong giai đoạn phát triển, cơ thể chưa ổn định, tâm sinh lý dễ bị ảnh hưởng của môi trường sống. Do đó, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm và giúp đỡ cháu vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Chị nên cho cháu đến cơ sở khám bệnh chuyên khoa để làm đầy đủ các xét nghiệm và điều trị, dùng thuốc theo hướng dẫn. Những thuốc gợi ý nêu trên chỉ là để tham khảo, việc dùng thuốc cụ thể phải rất thận trọng và có chỉ định của thầy thuốc sau khi khám thực thể.

ThS. Nga Anh

Theo Suckhoevadoisong.net

Triệu chứng tố cáo căn bệnh béo phì

Căn bệnh béo phì hay ảnh hưởng nhiều nhất là đến thị lực của chúng ta. Lượng đường cao trong cơ thể sẽ làm tròng mắt bị giãn và làm giảm thị lực đáng kể. Ngoài ra, các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Triệu chứng sức khỏe tố cáo căn bệnh béo phì 1

Thường xuyên đói bụng

Bạn sẽ thường xuyên đói bụng mặc dù vẫn ăn uống điều độ và không hề hoạt động nhiều. Béo phì sẽ ngăn chặn glucose (đường) đi vào các tế bào, khi đó cơ thể sẽ không thể chuyển hoá các thức ăn thành năng lượng cho chúng ta hoạt động trong ngày.

Viêm da

Với lượng đường cao trong cơ thể, khả năng bảo vệ bạn khỏi căn bệnh viêm da bị suy yếu. Ngoài ra, các phụ nữ bị chứng béo phì sẽ rất khó để phục hồi khi bị viêm nhiễm ở vùng “cô bé” và phần thận.

Tê chân tay

Nồng độ đường cao trong cơ thể sẽ phá hoại các dây thần kinh và các mạch máu đem thức ăn để nuôi sống các dây thần kinh đó. Vì vậy, bạn sẽ thường xuyên bị tê ở chân và tay.
Triệu chứng sức khỏe tố cáo căn bệnh béo phì 2

Hay lẫn lộn và bối rối

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh béo phì vì căn bệnh này ảnh hưởng lớn đến sự nhanh nhẹn và độ tập trung của bạn.

Rối loạn cương dương

Các nghiên cứu cho biết, 35% đến 75% đàn ông béo phì đều mắc phải triệu chứng này. Nếu như một người đàn ông lớn hơn 50 tuổi thường xuyên bị chứng rối loạn này thì khả năng mắc bệnh béo phì sẽ cực kỳ cao.

Mệt mỏi cơ thể

Cơ thể mệt mỏi cũng là một trong những triệu chứng hàng đầu của căn bệnh béo phì. Glucose sẽ không đi vào trong các tế bào và tạo ra lượng năng lượng mà chúng ta cần.

Luôn khát nước

Một trong những triệu chứng khác của béo phì chính là luôn luôn khát nước và bị khô miệng.

Triệu chứng sức khỏe tố cáo căn bệnh béo phì 3

Dễ cáu kỉnh

Bạn rất dễ cáu cho dù chuyện có nhỏ nhặt đến đâu vì theo các chuyên gia, lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta. Đây cũng là một trong những triệu chứng của béo phì phổ biến nhất.

Có rất nhiều triệu chứng khác nhau chứng tỏ bạn đã bị bệnh béo phì nhưng không phải nhất thiết mắc phải một trong những triệu chứng kể trên là bạn đã bị mắc bệnh đâu. Khi mắc cùng lúc nhiều triệu chứng, bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất nhé!

Một số điều cần biết về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là loại ung thư xuất phát từ thành dạ dày. Đa số trường hợp là loại ung thư biểu mô tuyến của niêm mạc dạ dày là bệnh và một số ít trường hợp thuộc loại u ác lympho, u ác cơ trơn. Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp nhất ở đường tiêu hóa và đứng hàng thứ ba trong các loại ung thư ở nam giới.

Biểu hiện của bệnh

Ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể không có biểu hiện gì hoặc có những triệu chứng không đặc hiệu về tiêu hóa như: chậm tiêu, đầy bụng, ợ hơi, đau không rõ ràng vùng trên rốn, chán ăn… Khám bụng không thể phát hiện bất thường. Ở giai đoạn này, chỉ có nội soi dạ dày và sinh thiết qua nội soi là phương tiện hữu hiệu nhất để xác định bệnh.

Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh cảm thấy đau âm ỉ vùng trên rốn, chán ăn, rất khó tiêu, sụt cân, mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao, có khi tiêu phân đen. Khám bụng có thể sờ thấy khối u vùng trên rốn, có thể không. Nội soi dạ dày hoặc chụp X-quang dạ dày dễ dàng phát hiện khối u.

Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân suy kiệt, thiếu máu nặng, phù. Đau vùng trên rốn trở nên dai dẳng, nôn ói, nôn ra máu. Khám có thể sờ rõ khối u trên rốn, bụng báng, u di căn lổn nhổn ở bụng. Bệnh ở giai đoạn này thì không còn phương cứu chữa.

 daudaday

Nội soi có thể giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày. Ảnh: Hồng Ngọc

Có thể khỏi nếu phát hiện sớm

Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư dạ dày là phẫu thuật cắt bỏ và kết hợp hóa trị sau mổ. Tùy giai đoạn bệnh, phẫu thuật có thể tiến hành qua nội soi đường miệng, nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật mở bụng. Ở giai đoạn sớm, ung thư chỉ khu trú ở lớp niêm mạc, có thể cắt bỏ một diện niêm mạc chứa thương tổn qua nội soi đường miệng mà không phải cắt một phần dạ dày.

Ở giai đoạn ung thư đã xâm nhập các lớp của thành dạ dày, phẫu thuật thích hợp là cắt bán phần hoặc toàn bộ dạ dày (tùy vị trí ung thư ở phần dưới hay phần trên dạ dày) kèm theo là nạo vét các hạch xung quanh dạ dày. Phẫu thuật này có thể thực hiện qua nội soi ổ bụng hoặc mổ mở, tùy khả năng trang bị và trình độ kỹ thuật.

Ở giai đoạn muộn hơn, ung thư đã ăn lan qua các bộ phận khác, không thể cắt bỏ, phẫu thuật chỉ giải quyết tạm bợ bằng cách nối vị tràng hoặc thậm chí chỉ đặt ống vào ruột non để nuôi ăn. Sau mổ, đối với các trường hợp có di căn hạch hoặc ung thư xâm lấn qua thành dạ dày, cần sử dụng hóa trị hỗ trợ. Có nhiều loại thuốc hóa trị sử dụng đơn độc hoặc phối hợp do các chuyên gia hóa trị chỉ định, dựa vào đặc điểm và giai đoạn của ung thư. Xạ trị hỗ trợ cũng có thể được chỉ định cho trường hợp khối u đã xâm lấn và di căn hạch.

Tỷ lệ chữa khỏi ung thư dạ dày có thể đạt 100% nếu phát hiện ở giai đoạn 0 (ung thư chỉ khu trú ở lớp niêm mạc). Đối với ung thư giai đoạn 1 (chưa di căn hạch, chưa qua hết thành dạ dày), tỷ lệ này đạt trên 80%. Ở các giai đoạn tiến triển hơn, tỷ lệ này sẽ giảm nhiều.

Phải tầm soát bằng chụp X-quang dạ dày hoặc nội soi dạ dày thì mới có thể phát hiện được ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Nội soi phát hiện thương tổn sớm tốt hơn X-quang. Người có yếu tố nguy cơ là đối tượng cần phải tầm soát như: bị viêm teo dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, đã cắt bán phần dạ dày, polyp dạ dày, trong gia đình có người bị ung thư đường tiêu hóa, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Nếu có điều kiện thì mọi người trên 50 tuổi nên nội soi dạ dày tầm soát trong đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ.

BS. Quốc Minh

Theo Suckhoevadoisong.net

The post Một số điều cần biết về ung thư dạ dày appeared first on Tin Sức Khỏe.

Sốt vi rút – bệnh không thể chủ quan

Sốt siêu vi trùng hay còn gọi là sốt vi-rút (virus), là bệnh lây qua đường hô hấp. Do tính chất lây lan rất nhanh, đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em và phụ nữ có thai. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng gây mất dịch, tụt huyết áp – trụy tim mạch, nhiễm khuẩn (bội nhiễm), một số loại vi-rút còn gây viêm não, viêm phổi…

 Sốt vi rút – bệnh không thể chủ quan - Tin tức - Sốt ở trẻ em - Sốt virus ở trẻ em

Hằng năm cứ vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 tại Hà Nội và một số tỉnh trong cả nước xuất hiện bệnh sốt kèm với các triệu chứng khác như: Đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm đường hô hấp trên… với số người mắc bệnh khá cao và ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng bị nhiễm bệnh nhiều nhất vì cơ thể của các em chưa có sức đề kháng cao. Đáng lo ngại, thời gian gần đây số bệnh nhân bị sốt vi-rút trên địa bàn Hà Nội phải nhập viện khá đông và không chỉ có các bệnh nhân nhỏ tuổi mà cả người lớn cũng bị bệnh, cá biệt có gia đình cả nhà đều bị sốt vi-rút.

Theo các bác sĩ chuyên khoa: Ở điều kiện bình thường cũng có những vi-rút ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… , nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Các loại vi-rút thường gây sốt gồm: Myxo, coxackie, entero, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… Vi-rút có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, có thể gây thành dịch.

Sốt vi-rút có các triệu chứng nổi bật sau: Thứ nhất, người bệnh bị sốt cao từ 38 đến 39ºC, thậm chí 40 đến 41ºC. Trong cơn sốt, bệnh nhân nhi thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Thứ hai, đau mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp nên trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Thứ ba, đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã. Thứ tư, viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp như: Ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ… Thứ năm, rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do vi-rút đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Thứ sáu, viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Thứ bảy, phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt. Thứ tám, viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt. Thứ chín, người bệnh nôn mửa: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn. Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3 đến 5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh. Sốt vi-rút không thực sự nguy hiểm nếu được chữa trị kịp thời. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đến thời điểm hiện nay sốt vi-rút vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, cách xử lý tốt nhất là hạ sốt, chườm mát, bù nước và điện giải. Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì đừng dùng kháng sinh. Các biện pháp thường áp dụng là: Hạ sốt, dùng paracetamol liều 10mg/kg, 6 giờ/lần. Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5ºC thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao. Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng. Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Sau đó phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5ºC, đặc biệt là trên 39ºC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài hơn 5 ngày.

Để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống chọi với các tác nhân vi-rút, vi khuẩn đang phát triển mạnh các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống, ăn đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung vi-ta-min từ hoa quả, nghỉ ngơi hợp lý… . Nếu có triệu chứng sốt do vi-rút, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây cho người thân trong gia đình và lan rộng ra cộng đồng.

Sốt vi-rút dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho trẻ đến trường. Đối với các đơn vị quân đội, khi có người sốt vi-rút thì nên tổ chức cách ly và điều trị kịp thời, kiên quyết không để lây lan ra diện rộng. Ngoài ra, cần tập trung tiêu diệt muỗi, duy trì tốt việc bộ đội ngủ phải mắc màn và tuyên truyền, vận động người dân nơi đơn vị đóng quân ngủ phải mắc màn, phát quang bờ bụi quanh nhà… đây là biện pháp tốt nhất để tránh muỗi đốt./.

Bác sĩ Hòa Bình

Bệnh Suy Nhược Thần kinh và Thuốc điều trị

Bệnh Suy Nhược Thần kinh và Thuốc điều trị
Suy Nhược Thần kinh (SNTK) là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra quá tải và suy nhược làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghĩ ngơi của cơ thể.
Là trạng thái rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do mất thăng bằng tạm thời trung tâm hoạt động cao cấp bởi các tác nhân tinh thần gây ra. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Triệu chứng bệnh thường thay đổi, những triệu chứng chính thường là mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém trí nhớ, lo buồn.
– Các triệu chứng khác thường do rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, như đánh trống ngực, thở nông, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, chóng mặt, ù tai… Nếu bệnh nhân có những triệu chứng kể trên, dù không phát hiện được một biểu hiện bệnh lý thực thể nào khi khám bệnh, vẫn có thể chẩn đoán được là Suy NhượcThần kinh
Biểu hiện lâm sàng Suy Nhược Thần kinhchủ yếu là các triệu chứng chủ quan của người bệnh xuất hiện sau những chấn thương tâm lý và một số bệnh nội khoa. Các dấu hiệu sớm thường là nhanh mệt mỏi, khó tập trung vào công việc, ăn kém ngon, ngủ không sâu giấc.
Đến giai đoạn điển hình Suy Nhược Thần kinh có các triệu chứng sau:– Bệnh nhân thường kêu ca phàn nàn, mệt mỏi, dai dẳng tăng lên sau một cố gắng trí óc hoặc một cố gắng tối thiểu về thể lực. Tự nhiên đau mỏi cơ bắp, khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả thấp.
– Bệnh nhân kém kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, dễ kích thích, nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Khi có ý định làm việc gì bệnh nhân muốn nôn nóng làm ngay nhưng khó làm, lại mau chán, mệt mỏi hay bỏ cuộc.
– Mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không say, hay có mộng, dễ đánh thức và khó ngủ lại, đôi khi mất ngủ trắng đêm, nếu mất ngủ kéo dài thấy quầng mắt bị thâm, sáng dậy bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngáp vặt.
– Giảm trí nhớ: bệnh nhân giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa nhưng đặc biệt là trí nhớ gần, học hành sút kém và khó tiếp thu cái mới.
– Bệnh nhân dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm.
– Đau đầu: bệnh nhân đau âm ỉ lan tỏa toàn bộ đầu, có cảm giác như đội mũ, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng váng.
Rối loạn Thần kinh thực vật như hay hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, khó thở, toát mồ hôi, có từng cơn nóng bừng hay lạnh toát, run chân tay, run mi mắt, giảm hoạt động tình dục, di mộng tinh ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Các triệu chứng trên kéo dài có tính dai dẳng, hay tái phát, nghỉ ngơi thư giãn hồi phục ít hay không hồi phục.
Khi thấy các triệu chứng trên bệnh nhân cần đến phòng khám chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm tìm và chữa các bệnh lý nội ngoại khoa gây hội chứng Suy Nhược Thần kinh. Nếu bệnh do căn nguyên tâm lý gây nên thì phải có biện pháp giải quyết và loại trừ căn nguyên tâm lý, tuỳ kinh nghiệm của bác sĩ và điều kiện của bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp phù hợp.
Thuốc điều trị Bệnh Suy Nhược Thần kinh.Các thuốc tác động lên cơ chế sinh bệnh như các thuốc có tác dụng lên quá trình hưng phấn hệ thần kinh: sulbutiamine (arcalion) hoặc asthenal uống sau ăn sáng. Nếu uống vào buổi trưa hoặc tối có thể gây mất ngủ, nếu uống vào lúc đói có thể gây cồn cào, khó chịu vùng thượng vị.
. Các thuốc hay được các bác sĩ khuyên dùng là:
– Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não: piracetam, ginkgo biloba…
– Các vitamin: đừng quan niệm vitamin là các thuốc bổ mà sử dụng tùy tiện. Đây là nhóm thuốc cung cấp các yếu tố vi lượng, có tác dụng tới quá trình chuyển hoá của cơ thể đồng thời nó cũng có tác dụng phụ không tốt nếu ta dùng quá liều và không đúng chỉ định.
– Các thuốc y học cổ truyền: tâm sen, lá vông, lạc tiên, củ bình vôi (rotunda),…
– Thuốc an thần, trấn tĩnh: nên dùng các thuốc có tác dụng an thần nhẹ, trấn tĩnh. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường gây quen thuốc nên sử dụng cần thận trọng.
– Thuốc giảm đau: hay dùng là các dẫn chất của paracetamol: các thuốc này có đặc điểm là tác dụng nhanh nhưng bất lợi là độc với gan nếu dùng liều cao và thường xuyên. Khi sử dụng nên dùng xa bữa ăn, uống với nhiều nước.
Bộ 02 sản phẩm điều trị hiệu quả nhất cho Bệnh Suy Nhược Thần kinh gồm :
-Golden Valley SOD:
Được bào chế từ công nghệ phân hủy emzyme hiện đại được coi là quý nhất trong điều trị một số bệnh:
– giúp ức chế khối u, bảo vệ tế bào gan, tăng cường hoạt động não bộ trong những di chứng Tai biến mạch máu não, tăng trí nhớ và sự minh mẫn, điều hòa hoạt động thức ngủ, chống stress, tăng cường hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào, cải thiện tuần hoàn, chống lão hóa
Những tác dụng của Golden Valley SOD tea thể hiện rất rõ ở những người suy nhược, rối loạn chức năng cơ thể, người cao tuổi. Vì không chỉ ổn định huyết áp,Golden Valley SOD còn làm giảm mỡ máu, điều hòa đường huyết, gia tăng thể lực và trí lực, cải thiện tình trạng mất ngủ, một số rối loạn thần kinh, rối loạn sắc tố da, rụng tóc ở người cao tuổi.
-Ginkovita :
Tác dụng của Ginkovita :
1. Bồi bổ sức khỏe toàn diện, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, điều hòa quá trình trao đổi chất, giải độc tố
2. Tăng cường chức năng gan, thận, tiền liệt tuyến.
3-Suy tuần hoàn não .Rối Loạn Tuần Hoàn Não và các biểu hiện chức năng chóng mặt ,nhức đầu ,giảm trí nhớ ,giảm khả năng nhận thức .rối loạn vận động ,rối loạn cảm xúc
4-Di chứng Tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não
5-Rối loạn thần kinh cảm giác,tuần hoàn ở mắt ,tai ,mũi ,họng
6-Hỗ trợ giúp tăng vững bền thành mạch ngoại vi ,Cải thiện hội chứng Raynaud tê lạnh và tím tái đầu chi ,bệnh động mạch chi dưới, điều hoà huyết áp
7-Phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer
8-Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Điều trị tăng cường :bô xung thêm Neurozan plus có tác dụng bổ não ,dưỡng não
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai – HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Bệnh Rối Loạn Tuần Hoàn Não và thuốc điều trị

Bệnh Rối Loạn Tuần Hoàn Não và thuốc điều trị
Rối Loạn Tuần Hoàn Não( RLTHN) hay còn gọi Thiểu năng Tuần Hoàn Não.Là từ chuyên môn để chỉ một trạng thái bệnh lý, có rất nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng cùng chung một cơ chế sinh bệnh là thiếu máu nuôi não. do mạch máu nuôi dưỡng não bị chèn ép, tắc, hẹp… làm cho lượng máu đến nuôi dưỡng não bị thiếu.
Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh hiện nay gặp ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của bệnh nhân và nguy hiểm hơn là dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhũn não, xuất huyết não
Biểu hiện của Bệnh Rối Loạn Tuần Hoàn Não là gì?
Đối với RLTHN cấp tính) thường có một số biểu hiện như đau đầu (đau ê ẩm, nặng đầu, khó chịu), ù tai, giảm thính lực tạm thời, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, hay quên đột ngột, giảm trí nhớ, nặng hơn có thể có cơn đột quỵ kèm theo mất ý thức, xây xẩm mặt mày, buồn nôn, nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế… Những triệu chứng này thường gặp vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Ngoài các triệu chứng điển hình khi cơn cấp tính xảy ra người bệnh còn có thể thấy kém tập trung tư tưởng, giảm khả năng tư duy, chậm hiểu, lười suy luận và đãng trí. Rối loạn tuần hoàn não còn được chia theo vị trí tổn thương như ở vùng não bán cầu, vùng trán, vùng thái dương, vùng chẩm, vùng thân não, tiểu não…
Rối Loạn Tuần Hoàn Não ít nhiều đều có phù não, gây ra các rối loạn về tâm lý, như người bệnh dễ nóng giận, buồn vui, hay quên, thậm chí không gọi tên được người thân ngồi trước mặt. Các rối loạn khác có thể gặp nữa là rối loạn thần kinh thực vật (cảm giác nóng bừng bừng, toát mồ hôi, nghẹt thở, lạnh các ngón chi, nổi da gà…), rối loạn kích thích, rối loạn đại tiểu tiện…
Chóng mặt: (gặp 87% trường hợp) hoặc có cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng. Có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi chuyển tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột. Điển hình là cơn chóng mặt, thấy mọi vật như chao đảo quay chung quanh mình. Hiện tượng này xảy ra mỗi khi thay đổi tư thế làm cho bệnh nhân phải nằm nhắm mắt nằm im, hễ cử động là chóng mặt, buồn nôn. Các cơn chóng mặt kiểu này có thể chỉ ngắn vài phút, có khi dài đến vài ngày.
Nhức đầu: Là triệu chứng hay gặp (chiếm 90%) đồng thời cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Nhức đầu lan tỏa khắp đầu, có cảm giác căng nặng trong đầu, nhất là mỗi khi phải suy nghĩ nhiều. Người bệnh thường có thói quen xoa trán, vuốt hoặc gãi đầu, có người bóp trán, đấm nhẹ vào trán.
Rối loạn về giấc ngủ: Rất hay gặp và có đặc điểm là dai dẳng, khó chịu, khó chữa. Biểu hiện rất đa dạng; một số người biểu hiện chính là mất ngủ, ở người khác lại là rối loạn nhịp ngủ, lúc tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Đêm không ngủ được, ngày lại ngủ gà ngủ gật..
Dị cảm: Là những cảm giác không thật, bất thường do bệnh nhân tự cảm thấy. Ví dụ như cảm giác tê tê, bì bì ở đầu ngón, cảm giác kiến bò. Có bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau dọc các xương sườn, đau ở cổ theo hai đường ở phía gáy, cảm giác lạnh ở dọc xương sống. Có cảm giác như có tiếng ve kêu, cối xay lúa trong tai, tiếng này tồn tại cả ban ngày lẫn ban đêm, có khi ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, giấc ngủ và sức khỏe người bệnh.
Chúng ta đã biết: Não là cơ quan quan trọng bậc nhất của cơ thể.Do quan trọng nên não được tạo hóa tổ chức nuôi dưỡng chu đáo. Não bộ được nuôi bởi hai hệ động mạch cảnh và hai động mạch đốt sống ( động mạch thân nền ) ở hai bên cổ .Giữa chúng còn có hệ thống kết nối, liên kết với nhau trên bề mặt vỏ não và nền sọ để hỗ trợ bù trừ nhau khi một nhánh nào đó không hoàn thành nhiệm vụ ( do bị co thắt ,chít hẹp hay bị tắc ) . Bình thường não có lượng lớn máu đi qua , thường xuyên tiếp nhận khoảng 15% lượng máu tim cung cấp cho toàn cơ thể .Không những thế não là cơ quan “ quí phái “ luôn luôn đòi hỏi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhất là oxy mới làm việc tốt được.Não sử dụng tới 25% tổng lượng oxy cung cấp cho toàn cơ thể. Trong thực tế không phải lúc nào não cũng được đáp ứng đủ nhu cầu trên không chỉ với bệnh nhân mà ngay cả một số người đang làm việc sinh hoạt bình thường. Khi không được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng , không đủ oxy, não không chỉ làm việc năng suất thấp mà còn phát sinh nhiều bệnh. Một trong những bệnh hệ thần kinh thường gặp là Thiểu năng Tuần Hoàn Não hay còn gọi là thiếu máu não. Bệnh thiếu máu não thực chất là bệnh thiếu oxy não.Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt , công việc mà dễ dẫn tới Tai biến mạch máu não..Bệnh thường diễn ra rất nhanh chỉ trong vài giây đôi khi kéo dài đến vài giờ .Các triệu chứng cuả bệnh tùy thuộc vào mức độ thiếu máu của động mạch não nhưng thường gặp nhất là vắng ý thức nhất thời ,chóng mặt, rối loạn thăng bằng , giảm hoặc mất thị lực tạm thời một bên mắt , liệt nhẹ nửa người , rối loạn cảm giác ,khó nói , rối loạn ngôn ngữ nhất thời …
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới Bệnh Rối Loạn Tuần Hoàn Não :
Do các động mạch não bị hẹp có thể do xơ vữa lòng mạch , dị dạng bẩm sinh ; bị chèn ép do khối u , thoái hóa các đốt sống cổ . Cũng có khi mạch máu bị tắc ,bán tắc do cục máu đông trong lòng mạch .
Do không được cung cấp đủ oxy : Khi mạch máu không bình thường , không thông suốt , não không được cung cấp đủ máu về lượng . Đây là nguyên nhân thường được chú ý tới . Đương nhiên đây là lý do quan trọng vì não cần lượng máu 50ml cho 100 g não đi qua mỗi phút .Khi lưu lượng máu chỉ đạt 40ml /100g não /phút tổ chức não bắt đầu bị ức chế do thiếu oxy và sẽ bị tổn thương không hồi phục sau 2-3 phút khi lượng máu này chỉ còn 10ml .
Nguyên tắc điều trị Rối Loạn Tuần Hoàn Não :Thầy thuốc tùy theo loại và mức độ rối loạn tuần hoàn não để chọn thuốc, liều dùng thích hợp để đủ lập lại cân bằng não bị suy giảm .Việc điều trị chủ yếu nhằm tái lập cung cấp máu bình thường với đầy đủ oxy cho não
Hiện nay có rất nhiều thuốc có tác dụng tăng cường tuần hoàn não như citicoline ,cinnarizin 25mg, vinpocetin 5mg, piracetam 400-800-1000mg.
Đặc biệt gần đây trên thị trường có 3 loại SP mới là Neurozan .GoldenValley SOD va GinkoVita với thành phần là ginko leat Extract có tác dụng hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não, giảm cholesterol trong máu, Magnesi oxid có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh giảm lo âu căng thẳng, vitamin B6 tăng cường các hoạt động thần kinh với tác dụng kép trong cùng một sản phẩm tạo nên hiệu quả rất tốt, cải thiện hội chứng Thiểu năng Tuần Hoàn Não, ngăn ngừa các nguy cơ tai biến cho bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não
Providing flavones 9,8mg.Hawthom Frui Extact 30mg .Protein 0,8g.Cacbonhydrat 23,7g.Calci 30mg.Photpho 30mg.itamin A 70UI.Vitamin C 150mg ….Các Flanovoid này có tác dụng thu dọn các gốc tự do .Bảo vệ ,chống thương tổn mô não và các chứng phù não do thương tổn bởi các chất độc hại thần kinh gây ra như Triethyltin .Làm giảm các tổn thương ở ốc tai ,có tác dụng cải thiện chức năng về tiền đình ,thính giác .
Công dụng chính
Suy Tuần Hoàn NãoRối Loạn Tuần Hoàn Não và các biểu hiện chức năng chóng mặt ,nhức đầu ,giảm trí nhớ ,giảm khả năng nhận thức .rối loạn vận động ,rối loạn cảm xúc
-Di chứng Tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não
-Phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer
-Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
-Rối loạn thần kinh cảm giác,tuần hoàn ở mắt ,tai ,mũi ,họng
-Hỗ trợ giúp tăng vững bền thành mạch ngoại vi ,Cải thiện hội chứng Raynaud tê lạnh và tím tái đầu chi ,bệnh động mạch chi dưới, điều hoà huyết áp
Cách dùng : 01 viên/ngày Hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai – HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Bệnh Đau dạ dày : bệnh loét dạ dày tá tràng và cách điều trị

Bệnh Đau dạ dày : bệnh loét dạ dày tá tràng và cách điều trị
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (DD-TT) là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỉ lệ bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét là 10%. Việc điều trị loét dạ dày tá tràng đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980.
Viêm loét dạ dày – tá tràng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm.
I. Nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
1. Quan niệm về sự sinh bệnh loét được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đó là do sự mất quân bình giữa 2 lực đối kháng tác động lên niêm mạc DD-TT:
(1) Lực tấn công làm phá hủy niêm mạc DD-TT mà tiêu biểu là HCl và pepsin của dịch dạ dày
(2) Lực bảo vệ đảm bảo sự nguyên vẹn của thành DD-TT do hàng rào nhày và lớp tế bào niêm mạc DD-TT. Theo quan niệm này, bất cứ một tác nhân nào làm gia tăng lực tấn công hoặc làm giảm lực bảo vệ đều có thể gây bệnh loét dạ dày tá tràng. Có thể minh họa quan niệm này bằng sơ đồ dưới đây:
Giảm Lực Bảo Vệ Tăng Lực Tấn Công
– Giảm tưới máu – Vi khuẩn H.Pylori niêm mạc DD-TT – Các stress
– Thuốc lá – Thuốc AINS , Steroids …
– Bệnh gan mạn tính – Rượu .
( xơ gan ) Hàng rào nhày Lớp tế bào niêm mạc
2. Trong số các tác nhân gây bệnh nêu trên, H. Pylori là nguyên nhân quan trọng nhất. Hai nhà bác học Úc Marshall và Warren đã được trao tặng giải Nobel nhờ đã có công khám phá ra loại vi khuẩn này. Các thuốc AINS, Steroides có thể gây loét ở người phải điều trị dài ngày với các thuốc này. Các stress về tâm lý thần kinh cũng có thể gây bệnh loét. Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị loét, tăng tỉ lệ tái phát và biến chứng của bệnh loét. Rượu cũng tăng tỉ lệ tái phát loét.
II. Triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng như thế nào?
Chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét DD-TT là có triệu chứng điển hình, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ, không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của DD-TT như viêm DD-TT, ung thư DD. Có 5 – 10% bệnh nhân loét hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi.
1. Cơn đau loét: là triệu chứng điển hình của bệnh loét dạ dày tá tràngvới các đặc điểm (1) Đau thượng vị (vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức). (2) Đau có chu kỳ theo bữa ăn và theo mùa. (3) Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn các thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh và giảm khi uống các thuốc kháng axit hay thuốc băng niêm mạc dạ dày.
2. Các triệu chứng không điển hình như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… rất khó phân biệt là do loét hay do một bệnh khác của dạ dày như viêm DD, ung thư DD, hay chứng loạn tiêu hóa không do loét. Trường hợp này phải chụp Xquang hoặc nội soi DD-TT mới chẩn đoán chắc chắn.
3. Các trường hợp loét câm thường chỉ được chẩn đoán khi xảy ra biến chứng.
4. Bệnh thường hay tái phát. Trước đây, sau khi được chữa lành, có 60 – 80% tái phát trong vòng 2 năm. Từ thập niên 80, khi xác định được vai trò gây bệnh của vi khuẩn H. Pylori, việc điều trị tiệt trừ H. Pylori đã làm giảm tỉ lệ tái phát còn khoảng 10%.
III.Các biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
1. Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường tiêu hóa): xuất huyết hay chảy máu thường rầm rộ với ói ra máu, có hoặc không có đi tiêu phân đen. Bệnh nhân cần được nhập viện ngay để điều trị cấp cứu.
2. Thủng DD-TT: xuất hiện cơn đau bụng đột ngột , dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải được mổ cấp cứu, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong.
3. Hẹp môn vị: lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng thường hơn. Bệnh nhân thường gầy sút do bị nôn ói. Biến chứng này phải được điều trị bằng phẫu thuật.
4. Hóa ung thư: ngày nay người ta thấy có chứng cứ nhiễm H. Pylori gây viêm loét dạ dày lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
IV. Làm cách nào để xác định bị bệnh loét dạ dày tá tràng?
1. Chẩn đoán xác định loét DD-TT: trước đây khi bệnh nhân có cơn đau loét điển hình, bác sĩ có thể tiến hành điều trị với thuốc chống loét. Trường hợp các triệu chứng không điển hình, phải chụp Xquang hoặc nội soi để xác định bệnh loét và loại trừ các bệnh khác của dạ dày, nhất là ung thư dạ dày.
Các triệu chứng giúp nghĩ đến ung thư dạ dày là (1) Sụt cân, chán ăn. (2) Đi cầu phân đen và có các triệu chứng của thiếu máu mạn như xanh xao, mệt mỏi. (3) Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị. (4) Người lớn tuổi (> 50 tuổi). (5) Có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày
2. Chẩn đoán nhiễm H. Pylori: hiện nay do cần xác định có nhiễm H. Pylori hay không để quyết định việc điều trị tiệt trừ nên cần làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H. Pylori cho bệnh nhân. Có nhiều phương pháp chẩn đoán nhiễm H. Pylori như chẩn đoán qua nội soi và các xét nghiệm không phải làm nội soi như test huyết thanh học, test thở urease Phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay là Pytest (xét nghiệm dạ dày bằng hơi thở) khắc phục được nhược điểm gây nôn ói của nội so, kỹ thuật PCR…
V.Điều trị bệnh loét dạ dày như thế nào?
Hiện nay việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể phân ra hai nhóm chính: nhóm bệnh loét DD-TT do nhiễm H. Pylori và nhóm không do nhiễm H. Pylori. Nhóm sau thường do dùng các thuốc kháng viêm, thuốc trị đau nhức,do stress, do bệnh gan mạn tính. Thuốc điều trị là kháng sinh mà chủ yếu là Metronidazole hoặc Clarithromycin, nhưng hiện nay hiện tượng đề kháng thuốc đã dần xuất hiện (47 – 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% với Amoxiciclin) làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Clarithromycin có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với Metronidazol, nhưng hiệu quả của thuốc sẽ tăng hơn nếu ức chế tiết acid đầy đủ bằng các thuốc ức chế bơm proton để làm tăng độ pH của dạ dày. .Các phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là sự phối hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc trong số : thuốc ức chế bơm proton – Amoxcycilin – Metronidazol – Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin.
Hội Tiêu hóa Việt Nam đã họp bàn nhiều về cách diệt trừ chúng và thống nhất một phương thức chung để điều trị Helicobacter Pylori ở bệnh nhân dạ dày tá tràng có hiệu lực nhất theo tóm tắt như sau:
– Chỉ định tiệt trừ HP: loét hành tá tràng; loét dạ dày; viêm teo dạ dày mạn tính hoạt động; u lympho bào dạ dày hoạt hóa thấp; ung thư dạ dày chẩn đoán rất sớm; điều trị lâu dài với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay có tiền sử loét trước khi điều trị.
– Có thể dùng trong các trường hợp: Ung thư dạ dày chẩn đoán muộn và đã phẫu thuật; trào ngược dạ dày thực quản; viêm dạ dày đã điều trị nhiều lần không giảm hay con cái những người bị ung thư dạ dày.
– Công thức điều trị: chọn một trong các phác đồ sau:
1. Ức chế bơm proton (PPI) + Clarithromycin (C) 500mg + Amoxiciclin (A) 1000mg dùng ngày 2 lần trong ít nhất 7 ngày
2. [ PPI + C 500mg + Metronidazol (M) 500mg] x 2 lần x 7 ngày
3. [ PPI + Bismuth (B)200 – 400mg + Tetracyclin (T) 1000mg + M 500mg] x 2 lần x 7ngày
4. [ PPI + B 200 – 400 mg +T 1000mg + A 1000mg] x 2 lần x 7 ngày
5. PPI 2 lần/ngày + [ T 250mg + M 200mg + B 108mg ] x 5lần x 10 ngày
Các thuốc trung hòa axít trước đây được coi là thuốc chính trong điều trị VLDDTT. Nhưng hiện nay chỉ còn sử dụng như thuốc hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng của bệnh VLDDTT, như đau bụng, ăn không tiêu…Toa thuốc trị viêm loét dạ dày nếu chỉ có thuốc giảm đau, chống co thắt, kháng acid… thì trên thực tế chỉ có lợi cho thầy thuốc vì bệnh nhân thế nào cũng phải tái khám, và có lợi cho nhà thuốc vì thân chủ sớm muộn cũng trở thành “khách hàng thân thiết”! Vậy phải làm cách nào?
Sản phẩm tốt nhất và thông dụng nhất trong điều trị hiện nay là CLROPHILL nhập khẩu từ Malaisya (trung hoà HCl và pepsin của dịch dạ dày)
-Kết hợp với K-Borini hoặc Zarnizo-K nhập khẩu từ Hà Lan (đặc trị khuẩn H.pylori)
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai – HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Những điều lưu ý khi trẻ bị đau đầu

Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Những cơn đau đầu có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại, có thể là đơn thuần nhưng có nhiều trường biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm?

Đó có thể là là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm như u não, tăng áp lực sọ não, dị dạng mạch máu, thần kinh….

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ

– Đau đầu khi bị sốt, do các bệnh viêm dây thần kinh, viêm màng não, viêm não, viêm xoang, viêm ở mắt, răng.
– Đau đầu do căn nguyên mạch máu (đau nửa đầu), do cao huyết áp, dị dạng động tĩnh mạch.
– Đau đầu do khối choán chỗ nội sọ, u não, chảy máu nội sọ, não úng thủy, tăng áp lực sọ não lành tính.
– Đau đầu do yếu tố tinh thần: lo âu, stress, học quá sức, căng thẳng thần kinh kéo dài. Hiện nay sức ép học tập, thi cử có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe tinh thần của trẻ, vì ngoài học văn hóa, các em còn phải học thêm ngoại ngữ, vi tính… Có trẻ đau đầu vì trong gia đình có người thân bị mất; Do trẻ thấy bố đối xử bất công với mẹ nên buồn rồi mắc bệnh đau đầu.

nhung-dieu-luu-y-khi-tre-bi-dau-dau

Ảnh minh họa

Những điều cha mẹ cần lưu ý

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý những cơn đau đầu có biểu hiện bất thường như: Đau đầu dữ dội, dai dẳng, đau đầu kèm buồn nôn, sốt cao, đau đầu kèm đau khối cơ vùng gáy, đau đầu kèm giảm hoặc mất thị lực, thính lực.

Khi trẻ kêu đau đầu, các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm và xem xét các biểu hiện kèm theo. Cần cặp nhiệt độ cho trẻ xem trẻ có bị sốt không, hỏi trẻ xem có đau ở đâu không: đau họng, đau răng, đau tai… Bên cạnh đó xem trẻ có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc màu da của trẻ có thay đổi không (xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn…).

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần hỏi xem trẻ có buồn nôn và có bị nôn lần nào không. Cha mẹ cũng hỏi trẻ khi ngồi học trên lớp có thấy mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn vào các chữ, số trên bảng và nhìn có rõ nét không. Khi đã biết được các thông tin nghi có liên quan đến chứng đau đầu của trẻ, nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Khi có biểu hiện đau đầu khác thường, nên đến bệnh viện để khám cụ thể, chứ không nên vội quy cho đau đầu do “thời tiết” hay do “hội chứng tiền đình”.

Các loại đau đầu ở trẻ: có 2 loại

– Đau đầu cấp tính: Đau đầu cấp tính thường xuất phát từ các bệnh mang tính chất cấp tính như viêm nhiễm do vi sinh vật gọi là bệnh nhiễm trùng, như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm tai cấp, viêm xoang cấp hoặc một số bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, màng não.

Triệu chứng hay gặp nhất là sốt và đau đầu. Tùy theo tính chất và bản chất của từng bệnh nhiễm trùng mà còn nhiều triệu chứng kèm theo như bệnh u não, viêm màng não thì ngoài triệu chứng đau đầu có thể có buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc bị mờ mắt hoặc liệt…

– Đau đầu tái diễn (tái phát): có thể gặp lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình nhất là hội chứng Migraine. Hội chứng Migraine ở trẻ là thường bị đau nửa đầu khá nhiều lần (cơn) trong 1-2 ngày (thường có từ 5 cơn trở lên). Ngoài ra người ta còn thấy đau đầu có khi chỉ âm ỉ và kéo dài suốt ngày đêm (đau đầu do bệnh tăng huyết áp, đau đầu do rối loạn tiền đình) hoặc đau từng cơn và cũng có loại đau đầu hay xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng.

Theo VnMedia.vn