Lưu trữ cho từ khóa: biến chứng

Bệnh tiểu đường và biến chứng xương khớp

Biến chứng xương khớp là một biến chứng phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Do mật độ xương giảm nên người mắc bệnh tiểu đường có thể bị yếu xương, gãy xương… thậm chí có thể nhiễm trùng.

Đây là một trong những biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh do những tác hại của nó đến khả năng lao động, nhu cầu sinh hoạt, cũng như về thẩm mỹ, tinh thần…

Bệnh tiến triển âm thầm

Bệnh đái tháo đường góp phần thúc đẩy bệnh ở hệ xương khớp xuất hiện sớm hơn, nặng hơn hoặc tiến triển nhanh hơn. Bệnh thường tiến triển âm thầm, lúc đầu người bệnh chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập và đau buốt. Tổn thương gây xơ hóa và co rút cũng có thể xảy ra ở bàn chân và thể hang bộ phận sinh dục nam.

Dạng tổn thương khác là ngón tay lò xo. Bệnh nhân không thể dễ dàng mở bung ngón tay ra một khi đã cố gắng gập vào. Khi cổ tay sưng đỏ, bệnh nhân rất đau khi làm những việc thông thường như vắt quần áo, vặn tay ga xe máy hay cầm vật nặng.

Đây là bệnh viêm gân do ngón cái. Mật độ xương của bệnh nhân ĐTĐ thường thấp hơn người bình thường từ 20% – 30%. Việc nằm liệt giường do gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi, nếu chăm sóc không tốt dẫn đến loét nhiễm trùng một nguy cơ dẫn đến tử vong. Do vậy, các bệnh lý về khớp cũng khiến cho bệnh nhân đau đớn và dễ gãy nếu chăm sóc không tốt.

benhtieuduong

Biến chứng nguy hiểm

Nhóm bệnh xương khớp do ĐTĐ để lại hậu quả rất nặng nề, nhất là người bệnh trên 10 năm và có mức đường huyết không được khống chế. Bệnh thường làm co rút gân cơ chân, di lệch khớp xương bàn chân, mất cảm giác và tổn thương xương khớp.

Bàn chân: Tổn thương viêm loét hoại tử đầu chi do tổn thương vi mạch gây loét, hoại tử, viêm xương, nhiễm khuẩn huyết là một biến chứng rất nặng của bệnh tiểu đường.

Bàn tay: Hội chứng bàn tay cứng, hay hội chứng hạn chế vận động khớp với biểu hiện da tay bị dày lên, xơ cứng gần giống như bệnh xơ cứng bì. Hạn chế vận động khớp biểu hiện bằng các ngón tay không thể gấp và duỗi hết tầm vận động bình thường, xơ hóa các bao gân duỗi và gấp ngón tay. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân không thể áp sát 2 lòng bàn tay vào nhau. Hội chứng này gặp khoảng 1/3 bệnh nhân bệnh tiểu đường typ 1.

Xơ hóa: Do tình trạng xơ hóa, co rút, dày lên của cân cơ gan bàn tay với biểu hiện bằng sự co rút của ngón tay, thường gặp ở ngón đeo nhẫn nhưng có khi lan rộng sang tận ngón trỏ. Hội chứng này thường gặp ở 25% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Ngón tay: Do viêm bao gân gấp ngón tay là một biến chứng khá thường gặp. Bệnh nhân có cảm giác ngón tay như bị khóa cứng lại không thể duỗi ra bình thường được mà phải cố gắng bật mạnh ra, hoặc lấy ngón tay khác bẻ ra. Ngón tay bị co gấp như hình cò súng.

Xương: Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát, đặc trưng bởi tình trạng loạn sản, canxi hóa dây chằng cột sống kết hợp với hình thành các gai xương. Triệu chứng thường gặp là đau, hạn chế vận động, cứng vùng gáy và lưng. Tình trạng loãng xương: thường gặp ở bệnh nhân týp 1, người gầy. Những bệnh nhân týp 2 thường béo nên khối xương ít thay đổi.

Khớp vai: Hay co rút khớp vai với triệu chứng hạn chế gần như hoàn toàn biên độ vận động của khớp vai, nhất là các động tác dạng và xoay vai. Triệu chứng đau thường nhẹ và không tương xứng khiến cho bệnh nhân hạn chế vận động. Đây là hội chứng thường gặp khoảng 20% bệnh nhân bệnh tiểu đường.

Vai tay: Hay hội chứng đau loạn dưỡng thần kinh phản xạ có thể gặp và thường phối hợp với hội chứng đông cứng khớp vai. Người bệnh đau lan tỏa từ trên vai lan xuống đến bàn, ngón tay, đau rất nhiều kèm theo rối loạn vận mạch (tay sưng phù, da đỏ, tím…) và thiểu dưỡng cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn.

Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng đối với bộ máy vận động, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Do vậy, cần phải sự hiể biết về bệnh, điều trị đúng sẽ giúp cho người bệnh hoàn toàn có thể tự lập được trong công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các biến chứng khớp của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, vì vậy cần phải phòng tránh ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Hãy thường xuyên vận động, có chế độ ăn kiêng hợp lý và kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh gặp những biến chứng không đáng có.

Theo Vnmedia.vn

Bệnh đái tháo đường có những biến chứng nào?

Biến chứng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm chậm tiến triển của các biến chứng…

Tôi nghe nói bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường có những biến chứng cấp tính và mạn tính nhưng không biết đó là những loại biến chứng nào, mức độ nguy hiểm ra sao? Mong tòa soạn giải thích – Lê Thị Hà (Đống Đa, Hà Nội).

benh-dai-thao-duong-co-nhung-bien-chung-nao

Ảnh minh họa.

PGS.TS Tạ Văn Bình

, Viện trưởng Viện Rối loạn chuyển hóa và Đái tháo đường:

Biến chứng của bệnh ĐTĐ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm chậm tiến triển của các biến chứng và hạn chế mức độ biến chứng bằng cách quản lý tốt bệnh ĐTĐ.

Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, triệu chứng lâm sàng đa dạng và phong phú. Những biến chứng này đe dọa đến mạng sống của người bệnh, nếu không được cấp cứu kịp thời như hạ glucose máu, nhiễm toan xêtôn và hôn mê nhiễm toan xêtôn, hôn mê do tăng đường máu hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhiễm toan lactic.

Biến chứng mạn tính là những biến chứng xảy ra liên tục và kín đáo, người ta không dễ gì nhận thấy những thay đổi này; mức độ nặng nhẹ của chúng thay đổi theo thời gian, phụ thuộc rất nhiều vào kết quả điều trị bệnh. Những biến chứng này tuy không đe dọa mạng sống của người bệnh một cách “cấp tính” như loại trên, nhưng nó liên tục phá hủy cơ thể người bệnh, thường khi được phát hiện lâm sàng thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn.

Các biến chứng đó là: Bệnh mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim; bệnh mạch máu não gây đột quỵ; bệnh mạch máu ngoại vi, hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử dẫn đến cắt cụt chi; tổn thương mạch máu nhỏ gây mù lòa (hay gặp nhất), gây bệnh lý cầu thận, hủy hoại các dây thần kinh; giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng và gây bất lực tình dục hoặc những rối loạn tình dục khác.

Theo Kienthuc.net.vn

Người lớn bị thủy đậu thì có biến chứng nặng hơn trẻ con không?

Bị thủy đậu ở người lớn có hai trường hợp: Tiêm rồi nhưng kháng thể sinh ra sau tiêm không đủ để phòng bệnh; chưa tiêm phòng nên có thể mắc thủy đậu bất cứ lúc nào.

Người lớn bị thủy đậu thì có biến chứng nặng hơn trẻ con không? Tại sao có những người đã tiêm phòng thủy đậu rồi mà vẫn bị thủy đậu? – Trần Duy Hoạt (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

nguoi-lon-bi-thuy-dau-thi-co-bien-chung-nang-hon-tre-con-khong

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội:

Đúng là người lớn ít khi bị thủy đậu do từ bé đã tiêm phòng. Bị thủy đậu ở người lớn có hai trường hợp: Tiêm rồi nhưng kháng thể sinh ra sau tiêm không đủ để phòng bệnh; chưa tiêm phòng nên có thể mắc thủy đậu bất cứ lúc nào.

Người lớn bị thủy đậu cũng có biến chứng như trẻ con nếu vệ sinh không tốt. Các biến chứng đó là bội nhiễm, hoặc nhiễm virus thủy đậu vào máu và sau đó biến chứng lên não, lên phổi. Biến chứng ở người lớn sẽ càng nguy hiểm hơn khi người đó có sẵn bệnh trong người như hen, thấp khớp, đang phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.

Vì vậy, đừng bao giờ nghĩ người lớn thì không cần quan tâm tới bệnh thủy đậu. Dù đã tiêm phòng, người lớn vẫn nên cảnh giác với bệnh này.

Theo Kienthuc.net.vn

Nguyên nhân gây biến chứng trong phẫu thuật thẩm mỹ

Hiện nay, phẫu thuật thẩm mỹ đặc biệt là nâng ngực trở nên phổ biến đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, phẫu thuật thế nào, ở đâu, có những biến chứng nguy hiểm nào… thì không phải ai cũng biết.

Theo ThS. Bs Nguyễn Văn Phùng, cấy mỡ của cơ thể để nâng ngực (làm tăng thể tích của vú) là kỹ thuật mới được phổ iến trên thế giới trong vài năm gần đây. Kỹ thuật này đem lại kết quả rõ nét trong trường hợp nâng ngực với một thể tích vừa phải. Mỡ sẽ được lấy bằng dụng cụ đặc biệt từ các vị trí trên cơ thể như vùng bụng, hông, đùi, mông, vai… Tùy theo nhu cầu mà lượng mỡ sẽ lấy nhiều hay ít. Mỡ sau khi lấy sẽ được lọc và tiêm bằng kim tiêm đặc biệt vào dưới da, dưới tuyến vú và trong cơ dưới vú.

GS. Trần Thiết Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, quá trình tiến hành phẫu thuật phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy chuẩn chung của một ca phẫu thuật. Với phẫu thuật cắt mỡ bụng thì tiến trình thực hiện phức tạp hơn. Người bệnh phải làm xét nghiệm tổng thể, đủ tiêu chuẩn mới được xếp lịch phẫu thuật. Bác sĩ khuyến cáo, nếu đang chăm sóc con nhỏ trong vòng từ 3 tuổi trở xuống, chị em phụ nữ nên đi cắt, hút mỡ bụng và tuyệt đối không được hút quá 1,5 lít mỡ ra khỏi cơ thể trong 1 lần phẫu thuật dù bệnh nhân ở thể trạng nào.

Trong thực tế, phần lớn những trường hợp phẫu thuật nâng ngực bằng cấy mỡ của cơ thể thực hiện đúng nguyên tắc sẽ suôn sẻ mà không gặp phải vấn đề gì, diễn biến sau phẫu thuật đơn giản và bệnh nhân rất hài lòng với kết quả. Tuy vậy, cũng như tất cả các phẫu thuật khác, phẫu thuật nâng ngực bằng cấy mỡ của cơ thể cũng có thể gặp một số biến chứng liên quan đến gây mệ và các biến chứng liên quan đến phẫu thuật như: Tụ máu, nhiềm trùng (rất hiếm gặp), hoại tử, tạo nang, calci hóa….

Theo các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, kỹ thuật nâng ngực thường rất ít khả năng gây ra biến chứng ngay khi mổ. Về hút mỡ, nếu làm đúng theo kỹ thuật chuẩn thì cũng rất an toàn, không có gì đáng lo ngại. Nếu làm kỹ thuật không chuẩn, có thể mỡ của bệnh nhân sẽ vào hệ thống tĩnh mạch, mạch máu gây tắc mạch não, mạch phổi dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, biến chứng sẽ không nguy hiểm nếu cấp cứu kịp thời.

Các bác sĩ cho biết, phần lớn vấn đề sẽ nằm ở kỹ thuật gây mê. Còn các khâu liên quan đến kỹ thuật mổ, phẫu thuật viên thì thường không xảy ra vấn đề gì. Thông thường công tác này ở trong bệnh viện sẽ rất an toàn, gần như chưa có biến chứng nào xảy ra khi gây mê trong bệnh viện. Ở một số cơ sở lớn, uy tín thì cũng đảm bảo được điều này.

Để hạn chế mức thấp nhất các biến chứng liên quan đến phẫu thuật bệnh nhân nên lựa chọn Phẫu thuật viên Tạo hình chất lượng được đào tạo chuyên khoa và có năng lực. Để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra trong gây mệ, bệnh nhân cần phải được khám tiền mê kỹ bởi bác sĩ gây mê hồi sức có năng lực và hành nghề ở cơ sở gây mê hồi sức phẫu thuật.

nguyen-nhan-gay-bien-chung-trong-phau-thuat-tham-my

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân gây biến chứng trong phẫu thuật thẩm mỹ

Thực tế, trong thời gian gần đây tạ một số trung tâm thẩm mỹ, số ca tử vong và chịu hậu quả nặng nề sau khi làm phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng tăng, thậm chí chỉ do một tiểu phẫu nhỏ trong làm đẹp như: nâng mũi, cắt mí hay xăm môi…cũng để lại hậu quả quả nghiêm trọng.

– Nguyên liệu không đảm bảo: Nếu cơ sở thẩm mỹ sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, bệnh nhân có thể sẽ bị dị ứng, da nổi mẩn, lở loét đã gây khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như đời sống của bạn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

– Nhiễm trùng: Các phương pháp phẫu thuật đều đòi hỏi sự chính xác rất cao trong quá trình thực hiện bởi các bộ phận trong cơ thể đều rất nhạy cảm. Do đó, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến dị ứng, kích ứng, viêm tấy, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng… Ngoài ra, nó có thể làm lây nhiễm các căn bệnh qua đường máu, thậm chí có thể gây hoại tử, tử vong.

– Bệnh tiền sử: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dễ dẫn tới tình trạng sốc thuốc do gây mê hoặc gây tê trong quá trình phẫu thuật. Thực tế, nhiều người có tiền sử bệnh như máu không đông, bệnh lý tim mạch, huyết áp cao nên khi tiêm thuốc vào cơ thể sẽ có những phản ứng mạnh. Do chủ quan, nhiều bệnh nhân và bác sĩ không kiểm tra thể trạng trước khi tiến hành phẫu thuật. Cũng vì lý do này mà không ít những trường hợp đau lòng đã xảy ra. Vậy để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe và sự an toàn của bản thân, khi bất kì tiến hành cuộc phẫu thuật nào bạn cũng nên có một qui trình kiểm tra sức khỏe thận trọng.

Đặc biệt, trong quá trình phẫu thuật, gây mê là một khâu rất quan trọng. Bất kể loại thuốc gây mê nào cũng có những tác dụng phụ, nhất là sốc phản vệ. Tuy nhiên, tác dụng phụ cũng tuỳ vào từng loại thuốc, vì có một số thuốc có chứa hàm lượng độc tố nhất định. Sốc phản vệ do thuốc gây mê rất dễ dẫn đến tử vong đối với bệnh nhân, đặc biệt là sốc phản vệ xảy ra ở nhà hoặc phòng khám mà bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời. Vì thế, việc sử dụng thuốc gây mê cho từng đối tượng bệnh nhân là vô cùng quan trọng, bởi sốc phản vệ không phụ thuộc vào liều lượng mà phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Nếu cơ địa của bệnh nhân có phản ứng với thuốc thì chỉ cần một liều lượng rất nhỏ cũng có thể bị sốc phản vệ.

Theo VnMedia.vn

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thiếu máu não là gì?

Điều nguy hiểm nhất là thiếu máu não là nền tảng để phát sinh tình trạng đột quỵ não.

Thưa bác sĩ, xin bác sĩ cho biết những biến chứng nguy hiểm thường gặp của những người bị thiếu máu não. Xin cảm ơn – (Phạm Anh, 40 tuổi, Hà Nội)

bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-thieu-mau-nao-la-gi

Ảnh minh họa.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn:

Não bộ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ thể trọng nhưng lại tiêu thụ một lượng oxy rất lớn bởi vậy khi thiếu máu não thì hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nhiều ảnh hưởng đến công năng của các tạng phủ.

Điều đầu tiên thiếu máu não sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc của người bệnh, nhiều tai nạn đã xảy ra khi người bệnh có cơn thiếu máu thoáng qua khi đang đi trên đường. Nhưng điều nguy hiểm nhất là thiếu máu não là nền tảng để phát sinh tình trạng đột quỵ não, bao gồm cả nhồi máu não và xuất huyết não nên khi gặp bất kỳ một triệu chứng nào của hội chứng thiểu năng tuần hoàn não chúng ta cần phải đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị một cách hợp lý.

Theo Kienthuc.net.vn

Bệnh Đau dạ dày : bệnh loét dạ dày tá tràng và cách điều trị

Bệnh Đau dạ dày : bệnh loét dạ dày tá tràng và cách điều trị
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (DD-TT) là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỉ lệ bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét là 10%. Việc điều trị loét dạ dày tá tràng đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980.
Viêm loét dạ dày – tá tràng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm.
I. Nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
1. Quan niệm về sự sinh bệnh loét được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đó là do sự mất quân bình giữa 2 lực đối kháng tác động lên niêm mạc DD-TT:
(1) Lực tấn công làm phá hủy niêm mạc DD-TT mà tiêu biểu là HCl và pepsin của dịch dạ dày
(2) Lực bảo vệ đảm bảo sự nguyên vẹn của thành DD-TT do hàng rào nhày và lớp tế bào niêm mạc DD-TT. Theo quan niệm này, bất cứ một tác nhân nào làm gia tăng lực tấn công hoặc làm giảm lực bảo vệ đều có thể gây bệnh loét dạ dày tá tràng. Có thể minh họa quan niệm này bằng sơ đồ dưới đây:
Giảm Lực Bảo Vệ Tăng Lực Tấn Công
– Giảm tưới máu – Vi khuẩn H.Pylori niêm mạc DD-TT – Các stress
– Thuốc lá – Thuốc AINS , Steroids …
– Bệnh gan mạn tính – Rượu .
( xơ gan ) Hàng rào nhày Lớp tế bào niêm mạc
2. Trong số các tác nhân gây bệnh nêu trên, H. Pylori là nguyên nhân quan trọng nhất. Hai nhà bác học Úc Marshall và Warren đã được trao tặng giải Nobel nhờ đã có công khám phá ra loại vi khuẩn này. Các thuốc AINS, Steroides có thể gây loét ở người phải điều trị dài ngày với các thuốc này. Các stress về tâm lý thần kinh cũng có thể gây bệnh loét. Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị loét, tăng tỉ lệ tái phát và biến chứng của bệnh loét. Rượu cũng tăng tỉ lệ tái phát loét.
II. Triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng như thế nào?
Chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét DD-TT là có triệu chứng điển hình, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ, không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của DD-TT như viêm DD-TT, ung thư DD. Có 5 – 10% bệnh nhân loét hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi.
1. Cơn đau loét: là triệu chứng điển hình của bệnh loét dạ dày tá tràngvới các đặc điểm (1) Đau thượng vị (vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức). (2) Đau có chu kỳ theo bữa ăn và theo mùa. (3) Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn các thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh và giảm khi uống các thuốc kháng axit hay thuốc băng niêm mạc dạ dày.
2. Các triệu chứng không điển hình như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… rất khó phân biệt là do loét hay do một bệnh khác của dạ dày như viêm DD, ung thư DD, hay chứng loạn tiêu hóa không do loét. Trường hợp này phải chụp Xquang hoặc nội soi DD-TT mới chẩn đoán chắc chắn.
3. Các trường hợp loét câm thường chỉ được chẩn đoán khi xảy ra biến chứng.
4. Bệnh thường hay tái phát. Trước đây, sau khi được chữa lành, có 60 – 80% tái phát trong vòng 2 năm. Từ thập niên 80, khi xác định được vai trò gây bệnh của vi khuẩn H. Pylori, việc điều trị tiệt trừ H. Pylori đã làm giảm tỉ lệ tái phát còn khoảng 10%.
III.Các biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
1. Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường tiêu hóa): xuất huyết hay chảy máu thường rầm rộ với ói ra máu, có hoặc không có đi tiêu phân đen. Bệnh nhân cần được nhập viện ngay để điều trị cấp cứu.
2. Thủng DD-TT: xuất hiện cơn đau bụng đột ngột , dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải được mổ cấp cứu, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong.
3. Hẹp môn vị: lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng thường hơn. Bệnh nhân thường gầy sút do bị nôn ói. Biến chứng này phải được điều trị bằng phẫu thuật.
4. Hóa ung thư: ngày nay người ta thấy có chứng cứ nhiễm H. Pylori gây viêm loét dạ dày lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
IV. Làm cách nào để xác định bị bệnh loét dạ dày tá tràng?
1. Chẩn đoán xác định loét DD-TT: trước đây khi bệnh nhân có cơn đau loét điển hình, bác sĩ có thể tiến hành điều trị với thuốc chống loét. Trường hợp các triệu chứng không điển hình, phải chụp Xquang hoặc nội soi để xác định bệnh loét và loại trừ các bệnh khác của dạ dày, nhất là ung thư dạ dày.
Các triệu chứng giúp nghĩ đến ung thư dạ dày là (1) Sụt cân, chán ăn. (2) Đi cầu phân đen và có các triệu chứng của thiếu máu mạn như xanh xao, mệt mỏi. (3) Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị. (4) Người lớn tuổi (> 50 tuổi). (5) Có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày
2. Chẩn đoán nhiễm H. Pylori: hiện nay do cần xác định có nhiễm H. Pylori hay không để quyết định việc điều trị tiệt trừ nên cần làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H. Pylori cho bệnh nhân. Có nhiều phương pháp chẩn đoán nhiễm H. Pylori như chẩn đoán qua nội soi và các xét nghiệm không phải làm nội soi như test huyết thanh học, test thở urease Phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay là Pytest (xét nghiệm dạ dày bằng hơi thở) khắc phục được nhược điểm gây nôn ói của nội so, kỹ thuật PCR…
V.Điều trị bệnh loét dạ dày như thế nào?
Hiện nay việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể phân ra hai nhóm chính: nhóm bệnh loét DD-TT do nhiễm H. Pylori và nhóm không do nhiễm H. Pylori. Nhóm sau thường do dùng các thuốc kháng viêm, thuốc trị đau nhức,do stress, do bệnh gan mạn tính. Thuốc điều trị là kháng sinh mà chủ yếu là Metronidazole hoặc Clarithromycin, nhưng hiện nay hiện tượng đề kháng thuốc đã dần xuất hiện (47 – 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% với Amoxiciclin) làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Clarithromycin có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với Metronidazol, nhưng hiệu quả của thuốc sẽ tăng hơn nếu ức chế tiết acid đầy đủ bằng các thuốc ức chế bơm proton để làm tăng độ pH của dạ dày. .Các phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là sự phối hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc trong số : thuốc ức chế bơm proton – Amoxcycilin – Metronidazol – Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin.
Hội Tiêu hóa Việt Nam đã họp bàn nhiều về cách diệt trừ chúng và thống nhất một phương thức chung để điều trị Helicobacter Pylori ở bệnh nhân dạ dày tá tràng có hiệu lực nhất theo tóm tắt như sau:
– Chỉ định tiệt trừ HP: loét hành tá tràng; loét dạ dày; viêm teo dạ dày mạn tính hoạt động; u lympho bào dạ dày hoạt hóa thấp; ung thư dạ dày chẩn đoán rất sớm; điều trị lâu dài với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay có tiền sử loét trước khi điều trị.
– Có thể dùng trong các trường hợp: Ung thư dạ dày chẩn đoán muộn và đã phẫu thuật; trào ngược dạ dày thực quản; viêm dạ dày đã điều trị nhiều lần không giảm hay con cái những người bị ung thư dạ dày.
– Công thức điều trị: chọn một trong các phác đồ sau:
1. Ức chế bơm proton (PPI) + Clarithromycin (C) 500mg + Amoxiciclin (A) 1000mg dùng ngày 2 lần trong ít nhất 7 ngày
2. [ PPI + C 500mg + Metronidazol (M) 500mg] x 2 lần x 7 ngày
3. [ PPI + Bismuth (B)200 – 400mg + Tetracyclin (T) 1000mg + M 500mg] x 2 lần x 7ngày
4. [ PPI + B 200 – 400 mg +T 1000mg + A 1000mg] x 2 lần x 7 ngày
5. PPI 2 lần/ngày + [ T 250mg + M 200mg + B 108mg ] x 5lần x 10 ngày
Các thuốc trung hòa axít trước đây được coi là thuốc chính trong điều trị VLDDTT. Nhưng hiện nay chỉ còn sử dụng như thuốc hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng của bệnh VLDDTT, như đau bụng, ăn không tiêu…Toa thuốc trị viêm loét dạ dày nếu chỉ có thuốc giảm đau, chống co thắt, kháng acid… thì trên thực tế chỉ có lợi cho thầy thuốc vì bệnh nhân thế nào cũng phải tái khám, và có lợi cho nhà thuốc vì thân chủ sớm muộn cũng trở thành “khách hàng thân thiết”! Vậy phải làm cách nào?
Sản phẩm tốt nhất và thông dụng nhất trong điều trị hiện nay là CLROPHILL nhập khẩu từ Malaisya (trung hoà HCl và pepsin của dịch dạ dày)
-Kết hợp với K-Borini hoặc Zarnizo-K nhập khẩu từ Hà Lan (đặc trị khuẩn H.pylori)
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai – HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Viêm răng gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm nhiễm từ răng miệng sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bạn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm nhiễm từ răng miệng sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu và ảnh hưởng đến các bộ phận khác làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gián tiếp gây ra và có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiểu đường… thậm chí còn gây ra những biến chứng khó lường: viêm tủy, viêm xương, viêm cầu thận, viêm nội khớp và một số bệnh nội khoa nguy hiểm.

Biến chứng từ sâu răng

Bệnh phổ biến nhất của răng là sâu răng, viêm lợi, viêm nướu hoặc nhiễm trùng vùng miệng. TS Ngô Đồng Khanh, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt TP.HCM cho biết, có không ít trường hợp chỉ vì một cái răng sâu mà các bác sĩ (BS) buộc phải cắt bỏ đi cả một đoạn xương hàm. Phần lớn là do người bệnh chủ quan, không đi khám, tự ý mua thuốc uống hoặc tìm cách “vượt qua nỗi đau” bằng các bài thuốc dân gian. Đến khi người bệnh tìm đến BS thì tình trạng đã quá nặng. Khi đó, có thể tủy răng chết và vùng viêm nhiễm đã lan đến xoang gây viêm xoang, viêm hàm…

BS Lê Hồng Hà, Phòng chỉ đạo chuyên khoa BV Răng Hàm Mặt, TP.HCM, cho biết: Do chân răng (răng hàm trên) nằm sát xoang hàm, nên khi vùng răng bị sâu lan rộng sẽ làm tổn thương xoang, gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Khi đó, nếu ở giai đoạn sớm chỉ cần điều trị bệnh lý sâu răng thì đồng thời bệnh xoang sẽ tự khỏi. Nếu muộn, không chỉ phải nhổ bỏ răng mà xoang đã bị viêm nhiễm nặng nề. Khi đó, cần điều trị thêm cả xoang.

Một biến chứng khác khi sâu răng là gây nhiễm trùng chóp dẫn đến tạo nang, áp-xe trong xương hàm (xảy ra ở cả hai hàm). Để xử lý, BS sẽ phẫu thuật để “múc” ổ nhiễm trùng. Tùy mức độ nhiễm trùng, xương hàm có thể bị phồng, bị phá hủy, bị tiêu đi hoặc gãy. Điều này còn khiến việc phục hình răng giả trở nên khó khăn, thậm chí không thể thựchiện được.

Do vậy, cần lưu ý trường hợp răng có triệu chứng buốt khi ăn uống các món nóng, lạnh, chua, ngọt; khi thức ăn bị nhét nhiều ở kẽ răng thì cần phải đi khám ngay để được điều trị sớm. Khi đó, không chỉ cứu được răng mà còn ngăn chặn được các biến chứng.

Young Woman Holding the Side of Her Face in Pain

Nhiễm trùng huyết vì…viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh khá phổ biến. Theo điều tra dịch tễ học của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, có đến 60% dân số ở độ tuổi 35-45 mắc các bệnh nha chu.

Biểu hiện của bệnh ở giai đoạn sớm là nướu bị viêm đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng hay khi người bệnh nút mạnh. Người bệnh chỉ cần đến các phòng khám nha khoa, lấy vôi răng thì nướu sẽ phục hồi hồng hào lại như cũ và hết bị chảy máu.

Ngược lại, nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển thành viêm nha chu với biểu hiện là các tổ chức nâng đỡ răng bị tiêu hủy, nướu bị tuột làm răng trông có vẻ dài hơn; tiêu xương ở ổ răng, thành lập túi nha chu, sưng đau, chảy mủ, răng lệch lạc, lung lay và cuối cùng là mất răng vĩnh viễn. Khi đó, việc điều trị sẽ trở nên rất phức tạp, tốn kém thời gian. Viêm nha chu có thể gây mất răng hàng loạt, nhiều cái liền kề, thậm chí phần nướu và xương hàm cũng bị tiêu đi, không có khả năng phục hồi.

Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng nha chu được xem là một trong những nguyên nhân gây nên một số căn bệnh khác như: tiểu đường, bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, nhiễm trùng nội tâm mạc, máu dễ bị vón cục, đường kính mạch máu bị thu nhỏ), khả năng sinh non và thiếu cân ở phụ nữ mang thai. Cụ thể, vi khuẩn trong túi nha chu sẽ xâm nhập vào đường tuần hoàn máu, trực tiếp tác động lên tim và mạch máu.

Cách khác, vi khuẩn nha chu và độc tố của chúng gián tiếp tác động lên gan làm sản sinh những chất có hại cho hệ thống tim mạch. Do vậy, nhiễm trùng nha chu là một trong những tác nhân gây suy yếu hệ tim mạch, là yếu tố gây nên tình trạng tai biến mạch máu, đột quỵ, suy tim. Vi khuẩn cũng theo đường tuần hoàn máu đến các tế bào và gây nên hiện tượng “kháng insulin”, khiến tuyến tụy phải cố gắng tăng tiết insulin. Nếu tình trạng này kéo dài, tuyến tụy sẽ suy nhược dẫn đến bệnh tiểu đường.

Một số thống kê trên thế giới cho thấy, có đến hơn 10% phụ nữ mang thai sinh non khi không điều trị bệnh nha chu; tỷ lệ này ở số phụ nữ được điều trị giảm còn 1,8%. Bởi, nhiễm trùng nha chu khi đang mang thai có khả năng gây nên sự giãn nở và co thắt tử cung dẫn đến sinh non.

PGS-TS Trịnh Đình Hải, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam: nếu có thói quen ăn nhiều thức ăn có đường, ăn vặt thường xuyên mà không súc miệng, chải răng thì nguy cơ mắc các bệnh răng miệng rất cao.

Ngoài việc chải răng, các BS khuyên nên kết hợp dùng nước súc miệng có flo hoặc nước muối loãng để giúp làm sạch các vi khuẩn bám trong khoang miệng. Dùng chỉ nha khoa thay việc dùng tăm xỉa răng sẽ tránh gây trầy xước nướu răng, bảo vệ nướu và các kẽ răng.

Ngoài ra cũng cần giữ thói quen khám răng định kỳ sáu tháng/lần để phát hiện sớm bệnh lý sâu răng, viêm nướu…

(Theo Phụ Nữ TPHCM)

Bị viêm họng thường xuyên có dẫn đến biến chứng?

Cháu thường xuyên bị viêm họng, nghe nói bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Làm thế nào để tránh được các biến chứng đó?

Thưa bác sĩ, Năm nay cháu 22 tuổi, cháu thường xuyên bị viêm họng. Cháu nghe nói bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Xin BS cho biết cháu phải chữa trị thế nào để tránh được các biến chứng đó?(Nguyễn Lan Hương – TP.HCM)

bi-viem-hong-thuong-xuyen-co-dan-den-bien-chung

Chào cháu,

Mũi họng là cơ quan đặc biệt của cơ thể bởi cơ quan này tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn và nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm, môi trường ô nhiễm do vậy viêm mũi họng là bệnh hay gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu.

Nếu cháu thường xuyên bị viêm họng thì nên xem lại vệ sinh mũi họng có tốt chưa, răng có sâu không? Sau mỗi đợt viêm họng có điều trị đúng liều, đủ thời gian dùng thuốc theo chỉ định của BS chưa?

Có nhiều trường hợp khi bị viêm họng BS chỉ định dùng thuốc 7 ngày, bệnh nhân uống 3 ngày thấy giảm thì ngưng thuốc nên bệnh dễ bị viêm trở lại.

Sau nhiều lần như thế vi trùng sẽ kháng thuốc và quan trọng là những biến chứng nguy hiểm của viêm họng:  áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm amidan, áp-xe thành họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản hoặc viêm phổi, viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim…

Do đó cháu cần vệ sinh răng miệng tốt, nên thay bàn chải đánh răng mỗi 3 tháng một lần, hạn chế uống lạnh và rượu bia, không hút thuốc lá, tránh khói bụi, hóa chất.

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

(Theo Alobacsi)

Đề phòng sinh non, sảy thai do u xơ tử cung

Mặc dù đa số u xơ tử cung (UXTC) là u lành tính nhưng người bệnh cần hết sức đề phòng vì có thể bị sinh non, sảy thai, suy thai… nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nhiều chuyên gia cho rằng UXTC có thể gây hiếm muộn do làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh, gây chèn ép, làm gập vòi tử cung hoặc làm bít lỗ cổ tử cung. Với những người đã mang thai, UXTC có thể làm sảy thai liên tiếp do kích thích nội mạc tử cung, ngoài ra còn có thể gây sinh non, dễ làm cho ngôi thai và nhau thai bất thường (nhau tiền đạo), gây kéo dài cơn chuyển dạ hoặc làm cho sản phụ phải mổ lấy thai. Khi sổ nhau, sản phụ có UXTC dễ băng huyết do sót nhau hoặc tử cung co hồi kém. 

(Ảnh do Nga Phụ Khang cung cấp)

Đặc biệt, UXTC còn có khả năng gây tử vong cho thai nhi (thai chết lưu). Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và kết luận: tỷ lệ thai nhi tử vong ở những phụ nữ mắc UXTC cao hơn nhiều lần so với những phụ nữ bình thường. Vì vậy, những thai phụ có UXTC cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ, phòng ngừa sảy thai, sinh non, tử vong thai nhi bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống co bóp tử cung (nếu cần) theo chỉ định của bác sĩ. Trước những nguy cơ của UXTC, đặc biệt trong thai kỳ, bệnh nhân nên có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để UXTC trước khi mang thai hoặc có dự định mang thai.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín, trong đó nổi bật là thực phẩm chức năng Nga Phụ Khang. Nga Phụ Khang với thành phần chính là cây trinh nữ hoàng cung giúp giảm kích thước và ức chế sự phát triển của khối u, kết hợp với một số dược liệu quý khác như: hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng… có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng, ngăn chặn biến chứng của UXTC, tạo cơ hội cho chị em thực hiện thiên chức làm mẹ của mình.

Do những ảnh hưởng của khối u đến thai nhi nên bệnh nhân cần có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để UXTC trước khi dự định mang thai bằng việc sử dụng Nga Phụ Khang hàng ngày, kết hợp với các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ; nếu phát hiện UXTC khi đã mang thai thì cần được bác sĩ theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

Nga Phụ Khang dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên

Nga Phụ Khang có thành phần chính là Trinh nữ hoàng cung phối hợp với các dược liệu quý khác, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị UXTC, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, rối loạn kinh nguyệt… mà không gây tác dụng phụ. Tại Mỹ, Nga Phụ Khang được sử dụng hơn 10 năm qua với tên gọi Healthy Prostate & Ovary (HPO) cho các trường hợp bị những bệnh về buồng trứng, tử cung. Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên uống Nga Phụ Khang 3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 viên, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 2-3 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

Nhiễm độc thai nghén và biến chứng nguy hiểm

Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén và có thể gây những biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, trẻ sơ sinh bị ngạt khi đẻ hoặc tiền sản giật, sản giật.

Ăn thứ gì nôn hết thứ ấy

Vừa kết hôn chị Thu Minh ở Hà Đông, Hà Nội bàn với chồng chuyện kế hoạch vài năm lo sự nghiệp, kinh tế rồi mới sinh em bé. Chồng chị không muốn vậy nhưng chiều vợ cũng ậm ừ cho qua. “Đầu tắt mặt tối” lao đầu vào công việc, chị còn tính học Thạc sĩ để thăng tiến sau này.

Làm việc đến quên cả ngày tháng, trễ chu kỳ kinh cả tuần rồi chị cũng không để ý hay nghi ngờ gì. Chỉ đến khi thấy bỗng nhiên người mỏi mệt, không muốn ăn uống, buồn nôn, nôn mửa liên tục chị mới xem lại lịch, thử que thấy lên hai vạch đỏ chót chị mới biết mình đã mang thai.

Những ngày sau đó chị vẫn tiếp tục nghén, ăn cháo trắng nôn, uống nước cũng nôn, chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn hay mùi gì lạ là chị lại chạy đi nôn. Suốt ngày nằm trong phòng không dám bước chân ra ngoài, người chị không còn chút sức lực nào. Cho rằng ai mang thai cũng nghén, chỉ cần qua thời kỳ thai nghén là khỏi nên chị cũng không đi khám, chỉ ở nhà nghỉ ngơi.

Do nhiều ngày không ăn uống được, chị không đủ sức đi lại rồi ngất xỉu, người nhà phải đưa chị đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ cho biết, chị bị nhiễm độc thai nghén nặng cần theo dõi điều trị, đề phòng biến chứng xấu có thể xảy ra.

Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cho biết, sau khi có thai, nhiều chị em thấy xuất hiện các triệu chứng mà dân gian thường gọi là “ốm nghén”. Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, gầy, xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa ra nước dãi hoặc nôn ọe thực sự.

Tình trạng thai nghén giai đoạn này có khả năng làm cho người phụ nữ hơi gầy sút đi nhưng không bị gầy yếu nặng. Thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn, nên ăn nhẹ và chia thành nhiều bữa trong ngày, tâm lý ổn định. Sau đó các triệu chứng ốm nghén giảm dần rồi mất hẳn, thai phụ trở lại tình trạng bình thường.

Tuy nhiên, khả năng nhiễm độc thai nghén cũng có thể xảy ra. Đối với trường hợp bị nhiễm độc thai nghén nặng, thai phụ nôn nhiều, ăn thứ gì vào là nôn hết ra hết, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do kéo dài tình trạng thai phụ nôn mửa, không ăn uống được dẫn đến thai phụ bị mất nước, suy kiệt sức lực, tiếp đến xuất hiện triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu…

nhiem-doc-thai-nghen-va-bien-chung-nguy-hiem

Nhiễm độc thai nghén nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý do thai kỳ gây nên và được chia làm 2 loại: Sớm và muộn.

– NĐTN sớm: Xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ, với biểu hiện chủ yếu là tình trạng nôn mửa rất nặng.

– NĐTN muộn: Xảy ra ở 3 tháng cuối với các biểu hiện như: cao huyết áp, phù nề ở chi dưới hoặc phù toàn thân, trong nước tiểu có chất protein.

Những thai phụ không may bị nhiễm độc thai cần được khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Với người mẹ, cao huyết áp có thể dẫn tới tình trạng sản giật, nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp thoát cửa tử thần vẫn vẫn có thể bị di chứng như bệnh cao huyết áp, viêm thận, mù mắt, liệt nửa người…

Nhiễm độc thai nghén gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật và sản giật.

Tiền sản giật: Thai phụ thấy choáng váng, có hiện tượng mờ mắt, buồn nôn, chân phù nặng, nước tiểu ít nhưng lượng protein tăng, huyết áp tăng.

Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối thai nghén (tuần thứ 30 trở đi), trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù, tăng huyết áp, protein niệu.

Khi bị sản giật, toàn thân co cứng, mắt đảo, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trời, ngừng thở, rồi chuyển rất nhanh sang giật run, co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân. Có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển sang thành xám xịt, hôn mê… Hiện tượng này nếu không được xử lý thì dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não thậm chí tử vong.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, nhiễm độc thai nghén cũng khiến thai nhi gặp nhiều nguy hiểm. Thai có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí bị chết khi còn trong tử cung.

Bác sĩ Dung cho rằng, các thai phụ nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám thai định kỳ để có thể phát hiệm sớm những bất thường trong quá trình mang thai.

Đồng thời thai phụ cũng cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên tư vấn bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như chế độ ăn uống để có cách điều chỉnh hợp lý. Trong trường hợp nghén không ăn uống được, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể bổ sung những vi chất cần thiết từ các loại thuốc bổ để cung cấp đủ dưỡng chất.

Khi phát hiện hiện tượng bất thường như phù chân cần nhanh chống đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe có biện pháp xử lý kịp thời.

(Theo TTVN)