Lưu trữ cho từ khóa: xét nghiệm

5 xét nghiệm y tế quan trọng không nên bỏ qua

Theo các nhà khoa học Mỹ, đây là những xét nghiệm y tế quan trọng mà hầu hết mọi người thường bỏ qua, dẫn đến những mối nguy hại bất ngờ cho sức khỏe.

Kiểm tra mật độ xương

Từ 65 tuổi trở lên, tất cả phụ nữ cần được sàng lọc một cách đều đặn để phát hiện kịp thời bệnh loãng xương, giúp ngăn ngừa hiện tượng gãy xương. Đó là khuyến cáo mà một hội đồng y tế Mỹ vừa đưa ra trong Niên giám Nội khoa số tháng 9. Báo cáo trước đó của hội đồng này (đưa ra năm 1996) cho biết, chưa có đủ bằng chứng về sự cần thiết phải tiến hành đo mật độ xương thường xuyên để phòng ngừa loãng xương.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) sọ não phát hiện biến chứng của đau nửa đầu, ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

Chụp cắt lớp theo tỷ trọng (CT) sọ não rất giá trị để phát hiện các vùng chảy máu lớn, u não hoặc những thương tổn cấu trúc trong sọ khác gây ra các biểu hiện giống như đột quỵ cấp tính. Tuy nhiên CT có thể bỏ sót khá nhiều (lên tới 50%) nếu chụp ngay trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát. Hơn nữa chụp CT không phải là biện pháp lý tưởng để phát hiện các vùng nhũn não nhỏ, nhũn não ở vùng hố sau hoặc các thương tổn gây mất myelin (như trong bệnh xơ cứng rải rác gây biểu hiện giống đột quỵ).

Hình ảnh chụp MRI sọ não nhậy hơn so với chụp CT, đặc biệt trong những trường hợp đột quỵ cấp, nhồi máu não nhỏ (khuyết não) hoặc vùng tổn thương liên quan đến khu vực thân não. Mặt khác chụp MRI có thuốc cản quang sẽ cho phép sàng lọc và khảo sát được bệnh lý các động mạch lớn trong hoặc ngoài sọ. Những kỹ thuật MRI tiên tiến (MRI diffusion perfusion, spectroscopy) còn cho biết tình trạng chuyển hoá và cấp máu ở vùng não bị thiếu máu.

5-xet-nghiem-y-te-quan-trong-khong-nen-bo-qua

Hình minh họa.

Chụp X- quang núi đôi

Nếu bạn là một người có nguy cơ bị phát triển ung thư vú do gia đình có tiền sử bị ung thư vú thì chị em thực hiện chụp X-quang núi đôi hàng năm từ tuổi 40 trở đi.

Bên cạnh việc chụp quang tuyến vú, các chuyên gia sức khỏe còn khuyến khích chị em nên tự thăm khám núi đôi mỗi tháng để phát hiện kịp thời bất kỳ những bất thường ở núi đôi.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Bắt đầu từ tuổi 21 trở đi, nhất là những chị em đã có quan hệ tình dục thì nên thực hiện xét nghiệm dịch ở cổ tử cung để phát hiện dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

Kiểm tra điện tâm đồ gắng sức.

Điện tâm đồ gắng sức là thử nghiệm mà bạn sẽ được yêu cầu gắng sức (trên thảm lăn, trên xe đạp lực kế hoặc bằng thuốc) nhằm đẩy quả tim làm việc đến mức tối đa có thể, lúc đó cơ tim đòi hỏi nhiều ôxy hơn. Nếu có hẹp động mạch vành tình trạng thiếu máu cơ tim sẽ biểu hiện ra bằng đau ngực và thay đổi trên điện tâm đồ.

Tuy nhiên, Thử nghiệm này không có độ chính xác tuyệt đối mà độ nhạy cảm và độ đặc hiệu của nó khoảng 85%. Vì vậy, bạn cần có tư vấn của chuyên gia tim mạch khi có kết quả. Có thể cần kết hợp các phương tiện chẩn đoán khác khi cần thiết.

Điện tâm đồ gắng sức là phương tiện đơn giản, ít tốn kém và hữu hiệu trong việc chẩn đoán sớm bệnh tim mạch.

Theo Kienthuc.net.vn

Cần làm xét nghiệm gì để biết mình có bị nhiễm giun sán?

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột nói chung đều có biểu hiện lâm sàng như chán ăn, mệt mỏi, suy nhược, đau bụng vùng quanh rốn hoặc đau vùng thượng vị…

Tôi bị chán ăn, mệt mỏi, đầy hơi sau khi ăn, đã điều trị ở chuyên khoa tiêu hóa nhưng không đỡ. Gần đây tôi nghe nói bị nhiễm giun sán cũng gây triệu chứng tương tự. Vậy tôi phải đi khám ở đâu và làm xét nghiệm gì để biết mình có bị nhiễm giun sán?Phan Văn Sáng (quận 11, TPHCM).

can-lam-xet-nghiem-gi-de-biet-minh-co-bi-nhiem-giun-san

Ảnh minh họa.

TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TPHCM:

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột nói chung đều có biểu hiện lâm sàng như chán ăn, mệt mỏi, suy nhược, đau bụng vùng quanh rốn hoặc đau vùng thượng vị… Tuy nhiên, bệnh lý ở dạ dày tá tràng thường do nhiều nguyên nhân gồm: Viêm, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, nhiễm giun sán…

Việc đầu tiên bạn phải làm là đi khám chuyên khoa nội tiêu hóa để kiểm tra kỹ các triệu chứng lâm sàng và cho xét nghiệm tầm soát như nội soi dạ dày tá tràng tìm ổ loét, viêm, tìm vi khuẩn Helicobacter pylori, xét nghiệm phân tìm trứng giun sán… Sau khi có kết quả, bác sĩ lâm sàng sẽ có chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị đặc hiệu.

Theo Kienthuc.net.vn

Những xét nghiệm nên kiểm tra ở phụ nữ tuổi 30

 Nhiều chị em phụ nữ chủ quan cho rằng mình có sức khỏe rất tốt nên không có thói quen đi khám bệnh thường xuyên. Điều đó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều người khi biết mình mắc bệnh đã quá muộn. Thăm khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp kiểm soát và phòng tránh nguy cơ bệnh tật.

Dưới đây là những xét nghiệm mà chị em nên làm để chắc chắn mình có một sức khỏe tốt.

Cholesterol

Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và cách duy nhất phát hiện ra nó là xét nghiệm. Nếu bạn có LDL hay cholesterol “xấu” cao hơn 130, bạn nên kiểm tra lại định kỳ hàng năm. Nếu nó thấp hơn, bạn có thể đợi 5 năm sau mới cần kiểm tra lại.

nhung-xet-nghiem-nen-kiem-tra-o-phu-nu-tuoi-30

Tầm soát ung thư da

U sắc tố và các dạng ung thư da khác không chỉ là mối đe dọa riêng cho những người thích sử dụng giường sưởi nắng. Người có nước da trắng có nguy cơ ung thư da cao hơn người da sẫm. Người từng bị cháy nắng trước tuổi 18 và người từng có người thân mắc bệnh u sắc tố cũng có nguy cơ bị ung thư da cao hơn.

Hãy tự kiểm tra mỗi tháng để xem có nốt ruồi nào biến dạng, to ra hoặc có gờ không đều đặn hoặc đổi màu. Báo với bác sĩ nếu các nốt ruồi hoặc vùng da thay đổi màu, to ra hoặc chảy máu. Nên khám bác sĩ da liễu hàng năm để kiểm tra toàn cơ thể.

Làm xét nghiệm cổ tử cung

Xét nghiệm này để phát hiện viêm nhiễm cổ tử cung và các tế bào bất thường, có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Hướng dẫn mới của Mỹ cho rằng phụ nữ ngoài 30 tuổi nếu có kết quả xét nghiệm 3 năm liên tiếp là “bình thường” thì có thể kéo dài thời gian giữa các lần xét nghiệm lên 3 năm.

Xét nghiệm HPV

Loại xét nghiệm virus này được dùng cho phụ nữ ngoài 30 để phát hiện bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung. Nó được thực hiện trên cùng mẫu lấy để làm xét nghiệm cổ tử cung. Vì thế, khi xét nghiệm cổ tử cung lần tới, hãy đề nghị làm luôn xét nghiệm HPV cùng lúc.

nhung-xet-nghiem-nen-kiem-tra-o-phu-nu-tuoi-30

Kiểm tra mật độ xương

Phụ nữ dễ bị mất xương, loãng xương hơn nam giới, đặc biệt sau tuổi 30. Đây là lý do tại sao bạn cần kiểm tra mật độ xương ngay sau tuổi 30. Lặp lại kiểm tra 5 năm/lần là điều cần thiết bởi người phụ nữ bị mất 30% khối lượng xương của mình trong vòng 5 năm từ thời kỳ mãn kinh.

Phụ nữ nhẹ cân có khối lượng xương thấp thì càng có nguy cơ cao. Nếu mật độ xương của bạn có vẻ thấp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm thêm các xét nghiệm để đo tốc độ mất đi khối lượng xương.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung canxi cùng với Vitamin D hoặc tập thể dục để củng cố xương của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán loãng xương, hãy đi khám bác sĩ sẽ để kê toa thuốc cùng với các khuyến nghị về chế độ ăn uống.

Kiểm tra tuyến giáp và phân tích nước tiểu

Sau khi bạn 30, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thực hiện xét ​nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích tuyến giáp. Tuyến giáp bị suy yếu có thể là lý do bạn thấy tăng cân, da khô và móng tay giòn. Điều này được đặc trưng bởi mức độ hormone TSH – hormone do một tuyến trong não (tuyến yên) tiết ra cao.

Tuy nhiên, mức độ TSH thấp có nghĩa là bạn có một tuyến giáp hoạt động quá mức mà có thể là lý do của việc mất ngủ, giảm cân và nhịp tim nhanh. Thử nghiệm khác cũng quan trọng không kém là phân tích nước tiểu, một mẫu nước tiểu của bạn sẽ được kiểm tra để xem xét liệu bạn có bị bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nào hay các bất thường ở thận như sỏi thận hoặc rối loạn thận và thậm chí có thể phát hiện bệnh tiểu đường loại 2.

nhung-xet-nghiem-nen-kiem-tra-o-phu-nu-tuoi-30

Kiểm tra tuyến vú

Chụp nhũ ảnh và khám ngực đều có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Theo hội chống ung thư Mỹ, gần 97% phụ nữ được chẩn đoán và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có tỷ lệ sống 100% và không có dấu hiệu bệnh ung thư tái phát trong vòng ít nhất 5 năm. Trong thực tế, hầu hết các bác sĩ đề nghị bạn nên bắt đầu khám vú lâm sàng ở độ tuổi 20. Kể từ khi quá trình này là không xâm lấn, nó có thể là một phần của kiểm tra sức khỏe hàng năm của bạn.

Sau 30 tuổi, chụp nhũ ảnh được tiến hành hàng năm là điều nên làm. Chụp quang tuyến vú thực hiện bởi một tia X không xâm lấn. Nếu chụp quang tuyến vú phát hiện có dấu hiệu bất thường như cục u, bác sĩ có thể đề nghị phương phápkỹ thuật tạo ảnh cộng hưởng từ, siêu âm vú hoặc thậm chí sinh thiết để biết khối u có phải là ác tính không.

Theo Phunutoday.vn

Có thể chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến bằng tinh dịch

Các nhà nghiên cứu của Đại học Adelaide, Australia phát hiện ra một chỉ dấu sinh học trong tinh dịch có khả năng chẩn đoán chính xác người đó có bị ung thư tiền liệt tuyến hay không.

co-the-chan-doan-ung-thu-tien-liet-tuyen-bang-tinh-dich

Họ đã phân tích mẫu tinh dịch của 60 người đàn ông và phát hiện ra một phân tử cực nhỏ gọi là microRNA ở những người bị ung thư tiền liệt tuyết, điều ngạc nhiên là nó cho kết quả chính xác đến ngạc nhiên, ngay từ khi bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh. Trước đây việc xét nghiệm PSA trong máu thường cho kết quả dương tính không chỉ với bệnh ung thư tiền liệt tuyến mà ngay cả viêm tuyến tiền liệt. Với chỉ dấu sinh học microRNA này, các nhà nghiên cứu cho rằng nó chính xác hơn cả xét nghiệm PSA hiện nay.

Theo Suckhoedoisong.vn

Những xét nghiệm phụ nữ nên thực hiện

Đây là những loại xét nghiệm và kiểm tra mà các chuyên gia khuyên phụ nữ nên thực hiện tùy theo từng độ tuổi để sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.

Kiểm tra phụ khoa

Tất cả phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe phụ khoa bắt đầu từ độ tuổi 13-15 và nên kiểm tra hàng năm từ tuổi 21 tuổi.

Kiểm tra tiền sử và khám sức khỏe tổng thể

Yếu tố tiền sử ảnh hưởng tới mỗi người. Những cuộc đánh giá lại hàng năm có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ sớm, trước khi chúng gây hại hoặc dẫn tới những bệnh nghiêm trọng hoặc mạn tính. Bên cạnh việc xem xét lại những thay đổi trong tiền sử gia đình, các bác sĩ nên tìm hiểu về tiền sử kinh nguyệt, thực hành tình dục, định hướng, thói quen xã hội, cảm xúc, thể chất và lạm dụng tình dục. Các hoạt động khác như kiểm tra sức khỏe là một cơ hội để đánh giá huyết áp, cân nặng và chỉ số khối cơ thể.

Những xét nghiệm phụ nữ nên thực hiện

Kiểm tra vú lâm sàng

Trong khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra vú của bạn, các cục u dưới cánh tay hoặc những dấu hiệu bất thường. Kiểm tra vú lâm sàng nên được bắt đầu từ tuổi 20 và nên được lặp lại cứ 3 năm một lần từ 20 tuổi đến 39 tuổi và lặp lại hàng năm từ tuổi 40. Bạn có thể tự kiểm tra tại nhà và nên kiểm tra khối u hàng tháng hoặc lâu hơn.

Chụp nhũ ảnh

Chụp nhũ ảnh là chìa khóa để dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú. Đây là một kiểm tra X-quang liều thấp và bắt đầu từ 40 tuổi, phụ nữ nên chụp nhũ ảnh hàng năm. Nếu bạn có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình bị ung thư vú, các bác sĩ có thể khuyến nghị chụp nhũ ảnh sớm hơn.

Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

Tất cả phụ nữ đều cần được sàng lọc STD khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Nếu dưới 25 tuổi, phụ nữ nên sàng lọc bệnh lậu và Chlamydia hàng năm, sau độ tuổi này, việc sàng lọc phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng.

HPV là virus u nhú ở người, căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ, gây ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác. Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm PAP, được khuyến nghị thực hiện 5 năm một lần ở những phụ nữ từ 30 tới 65 tuổi. Vì HPV khá phổ biến ở những phụ nữ dưới 30 tuổi, nhưng thường tự biến mất nên xét nghiệm này thường không được khuyến nghị cho nhóm tuổi này nếu không có kết quả test Pap bất thường.

Ung thư đại trực tràng

Nội soi đại tràng có thể phát hiện và điều trị sớm ung thư đại tràng, một trong 3 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ. Việc sàng lọc nên bắt đầu từ độ tuổi 13 tới 18 đối với những người bị viêm đại tràng toàn bộ hoặc những người có tiền sử hội chứng đa polyp tuyến gia đình, một căn bệnh di truyền được chẩn đoán khi một người bị hơn 100 polýp đại tràng. Trong khi đó, những người từ 19 tới 49 tuổi nên được sàng lọc nếu họ có nguy cơ cao như bị bệnh ruột kích thích hoặc bệnh Crohn. Nhìn chung, phụ nữ nên đi nội soi đại tràng cứ 10 năm một lần bắt đầu từ tuổi 50 hoặc 45 đối với những người phụ nữ Mỹ gốc Phi, là đối tượng có tỷ lệ mắc cao và độ tuổi khởi phát sớm hơn.

Bệnh tiểu đường

Bắt đầu từ độ tuổi 45, phụ nữ nên được kiểm tra bệnh tiểu đường cứ 3 năm một lần và sớm hơn nếu có các yếu tố nguy cơ cao như béo phì hoặc tiền sử gia đình. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch và đang gia tăng do đại dịch béo phì. Việc can thiệp sớm là rất quan trọng. Xét nghiệm được thực hiện thông qua xét nghiệm gluco huyết tương lúc đói hoặc xét nghiệm hemoglobin A1.

Đánh giá hồ sơ lipid

Bảng xét nghiệm máu sẽ đánh giá nguy cơ bị bệnh tim cùng với đo hàm lượng cholestlerol và triglyceride của bạn. Làm các xét nghiệm này từ 13 tới 44 tuổi nếu bạn có nguy cơ cao như béo phì và có yếu tố di truyền. Sàng lọc thường quy, nhắc lại cứ 5 năm một lần, bắt đầu từ 45 tuổi. Những thay đổi về chế độ ăn có thể giảm những chỉ số này. Nếu việc thay đổi chế độ ăn không có tác dụng, bạn có thể sử dụng thuốc.

Viêm gan B và C

Phụ nữ có nguy cơ cao cần nghĩ đến việc sàng lọc những bệnh này bắt đầu từ 13 tới 18 tuổi. Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm gan B như sử dụng ma túy, người được sinh ra ở những nước có tỷ lệ mắc bệnh này chiếm từ 2% trở lên và những người dương tính với HIV. Nguy cơ mắc viêm gan C gia tăng nếu bạn tiếp xúc với kim tiêm nhiễm bệnh, có thể qua xăm hình hoặc mẹ ruột bị bệnh. Tần suất sàng lọc thực hiện theo khuyến nghị của bác sĩ.

Xét nghiệm phiến đồ âm đạo (Pap smear)

Trong xét nghiệm Pap smear, các tế bào được lấy từ cổ tử cung để sàng lọc ung thư. Xét nghiệm Pap smear được khuyến nghị thực hiện 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 21 và kết thúc lúc 65 tuổi. Nếu có kết quả bất thường, bạn sẽ được làm xét nghiệm HPV để kiểm tra sàng lọc các chủng nguy cơ cao của vius HPV.

Sa cơ quan vùng chậu

Khoảng 1/3 phụ nữ bị ảnh hưởng của sa cơ quan vùng chậu hoặc một tình trạng tương tự trong đời, điều đó có nghĩa là có từ một hoặc một vài cơ quan vùng chậu – bàng quang, tử cung, âm đạo, ruột non, trực tràng – hoạt động không đúng chức năng. Bắt đầu từ tuổi 65, phụ nữ nên được sàng lọc hàng năm bệnh này. Thông thường bệnh nhân sẽ nhận thấy có vấn đề và để ý thấy những thay đổi về thói quen ở bàng quang, ruột nhưng không chắc chắn cho tới khi đi kiểm tra.

Mật độ xương

Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên đi đo mật đọ xương 2 năm một lần. Và nếu họ có các yếu tố nguy cơ loãng xương như bị chứng rối loạn ăn uống hoặc lối sống ít vận động, bác sĩ có thể khuyến nghị làm kiểm tra này sớm hơn. Khi đo mật độ xương, người ta sử dụng X-quang để đo số lượng gam canxi và khoáng chất xương có trong một phân đoạn của xương, những xét nghiệm này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.

Kiểm tra hormon kích thích tuyến giáp

Xét nghiệm máu này kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Nó được khuyến nghị nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có nguy cơ cao như có bệnh tự miễn, hoặc tiền sử gia đình và cứ 5 năm một lần bắt đầu từ 50 tuổi.

Ung thư da

Tới khám bác sĩ da liễu để kiểm tra da tổng thể cứ 2 năm một lần hoặc sớm hơn nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào trên da. Một tháng một lần kiểm tra các dấu hiệu bất thường như mụn, đốm không đối xứng, bất thường ranh giới, màu sắc không đồng đều, đường kính lớn hơn 6 mm và phát triển hình dạng, kích thước.

Thị lực

Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ khuyến cáo kiểm tra mắt ít nhất 2 năm một lần. Tuy nhiên, với những người đang có vấn đề về thị lực thì nên kiểm tra hàng năm. Sau xét nghiệm cơ bản, bạn sẽ nhìn vào một biểu đồ mắt qua các thấu kính khác nhau, điều này sẽ giúp bác sĩ xác định loại kính mắt hoặc kính áp tròng bạn cần đeo.

Theo Giadinh.net.vn

Xét nghiệm khứu giác có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer

Các nghiên cứu mới đây cho thấy, sự sa sút về khứu giác có thể là dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer.

xet-nghiem-khuu-giac-co-the-phat-hien-som-benh-alzheimer

Trong hai nghiên cứu riêng biệt, các nhà khoa học phát hiện khả năng ngửi sụt giảm có liên quan đến tế bào chức năng não bị mất và tiến triển của bệnh Alzheimer.

Matthew Growdon, tác giả của một trong hai nghiên cứu nói: “Giống như bệnh tim mạch, chúng tôi muốn tìm cách giảm thiểu rủi ro trước khi bệnh trở nặng”. Khả năng nhận biết mùi có liên quan đến thần kinh não bộ và thường bị ảnh hưởng đầu tiên khi trí nhớ suy giảm.

Khu vực phân biệt mùi ở não bộ dễ bị tổn thương trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer. Việc xét nghiệm tử thi cho thấy các mảng keo thoái hóa và các sợi xoắn ở tế bào thần kinh – dấu hiệu của bệnh Alzheimer – nằm ở khu vực não có chức năng nhận biết mùi. Những người tham gia nghiên cứu có mức độ mảng keo thoái hóa trong não gia tăng, cho thấy tế bào não của họ bị chết nhiều hơn và khả năng ngửi bị giảm sút”.

Có khoảng 215 người trong độ tuổi từ 64 đến 88 đã tham gia cuộc nghiên cứu của Growdon. Những người tham gia được chụp quét não, xét nghiệm gien, máu, dịch xương sống và chụp cắt lớp để tìm kiếm mảng keo thoái hóa trong thùy thái dương, một vị trí quan trọng của trí nhớ. Họ cũng được xét nghiệm khả năng nhận biết mùi và một xét nghiệm toàn diện để đo kỹ năng suy nghĩ.

Cuộc nghiên cứu thứ hai do tiến sĩ Davangere Devanand đứng đầu, ông là giáo sư môn tâm thần và thần kinh ở Trung tâm Y khoa Đại học Columbia tại New York (Mỹ). Nghiên cứu đã phát hiện trong 757 người tham gia, những người có khả năng nhận biết mùi thấp đều có mối liên hệ chuyển tiếp với chứng mất trí.

Tác giả của cả hai nghiên cứu nói trên cũng lưu ý rằng, kết quả nghiên cứu của họ chỉ có ý nghĩa tức thời, cần thiết phải có một cuộc nghiên cứu lớn hơn trong thời gian dài hơn mới khẳng định được.

Tiến sĩ giáo sư khoa thần kinh Kenneth Heilman, Đại học Florida lưu ý, có nhiều nguyên nhân gây trở ngại khả năng ngửi, như đường mũi bị nghẹt, dị ứng, sự khiếm khuyết trong cấu trúc mũi, bệnh Parkinson, tiếp xúc mùi hương và chất độc hại, một số thuốc chữa bệnh và thậm chí do tuổi tác.

Ông Heilman nói: “Mất khả năng ngửi mùi không có nghĩa là mắc bệnh Alzheimer. Nhưng nếu những ai bị mất trí nhớ tức thời (chẳng hạn quên mình vừa ăn gì trong bữa tối) và cũng không nhận biết mùi được, thì có khả năng mắc chứng thoái hóa như Parkinson hay Alzheimer”.

Theo Phunuonline.com.vn

Khi nào thì có thể xét nghiệm để biết được bất thường của thai nhi?

Có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó.

Em đang mang thai được 3,5 tuần đầu nhưng em bị cảm cúm 3 ngày, em không uống thuốc và để tự khỏi. Em lo quá vì nghe nói trường hợp có nhiều khả năng ảnh hưởng đến tim thai. Liệu có bị dị tật gì về sau hay không, khi nào thì có thể xét nghiệm để biết được bất thường của thai nhi? Trương Thu Minh (quận 7, TPHCM).

khi-nao-thi-co-the-xet-nghiem-de-biet-duoc-bat-thuong-cua-thai-nhi

Ảnh minh họa.

TS.BS Lê Thị Thu Hà, Phó khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM:

Em bị cảm cúm 3 ngày khi có thai giai đoạn sớm thì thai có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh. Để kiểm tra em cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgG. Nếu đó là bệnh cúm mùa thì có khả năng sẩy thai hoặc thai lưu.

Em có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Thực hiện tất cả cảc xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ em nhé.

Theo Kienthuc.net.vn

Tại sao phải xét nghiệm viêm gan C nhiều lần?

Viêm gan B hay viêm gan C ban đầu không có triệu chứng, thường phát hiện tình cờ như đi hiến máu hay khám sức khoẻ định kỳ.
Cách đây 2 năm em có đi hiến máu và được bác sĩ nói liên quan đến C nhưng không nói viêm gan C, nên em không đi xét nghiệm. Mới đây, đi xét nghiệm có kết quả dương tính với viêm gan C. Bác sĩ ở đó đã cho em làm xét nghiệm hai lần liên tục như định lượng HCV TaqMAN, AST, ALT, GGT, A.F.P.

Kết quả là định lượng HCV taqman 4.740.000 IU/mL (ngưỡng 40 copies/ml), ~ 12 798 000 copies/ml, 4.74E+6(6.68)IU/mL, AST: 26.9… Xin bác sĩ tư vấn giúp tại sao phải xét nghiệm nhiều lần như vậy? Em thấy chi phí xét nghiệm đắt quá so với tiền lương công nhân hiện nay.

Lương Văn Lý (quận 7, TPHCM).

tai-sao-phai-xet-nghiem-viem-gan-c-nhieu-lan
Ảnh minh họa.

ThS.BS Võ Hồng Minh Công

, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM:
Viêm gan do siêu vi viêm gan B hay do siêu vi viêm gan C (trong tư vấn các nhà chuyên môn hay gọi tắt là viêm gan B hay viêm gan C). Trong giai đoạn sớm người bệnh không có triệu chứng, thường phát hiện tình cờ như đi hiến máu hay khám sức khoẻ định kỳ…
Khi phát hiện nhiễm siêu vi viêm gan B hay siêu vi viêm gan C thì trước tiên phải xét nghiệm để đánh giá đây là nhiễm cấp hay mạn và ở giai đoạn nào. Bạn được phát hiện viêm gan siêu vi C được bác sĩ tư vấn cần làm xét nghiệm trong đó có xét nghiệm định lượng HCV (HCV RNA).
Kết quả xét nghiệm trên chứng tỏ bạn đã nhiễm viêm gan siêu vi C nhưng men gan AST bình thường còn ALT bạn không cung cấp nên không rõ men gan có tăng hay không. Nếu ALT >_   2 lần giới hạn trên thì bạn có chỉ định điều trị viêm gan siêu vi C, còn nếu ALT bình thường bạn cần sinh thiết gan hay fibroscan để quyết định điều trị hay không, vì khoảng 10 – 15% viêm gan siêu vi C hoạt động nhưng men gan bình thường.
Khi điều trị bạn nên thực hiện tất cả các xét nghiệm gồm: Xác định chức năng gan, công thức máu yếu tố đông máu, AFP, chức năng tuyến giáp, siêu âm bụng khảo sát gan… và Genotype HCV để tiên lượng cuộc điều trị này dễ hay khó, thời gian điều trị trung bình 24 tuần hay 48 tuần (xét nghiệm này khá đắt tiền).
Theo Kienthuc.net.vn
The post Tại sao phải xét nghiệm viêm gan C nhiều lần? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Có thể phát hiện ung thư bằng xét nghiệm nước tiểu

Một nhóm nghiên cứu của MIT đã tìm ra cách phát hiện ung thư đơn giản và chính xác nhờ xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp các bác sĩ có thể chuẩn đoán nhiều loại bệnh, ví dụ như tiểu đường, thử thai hay kiểm tra nồng độ chất ma túy trong máu. Đây là một phương pháp xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn mà vô cùng hiệu quả. Do đó các nhà khoa học của MIT đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp mới giúp áp dụng việc xét nghiệm nước tiểu để chuẩn đoán sớm các loại bệnh ung thư ở người.

Trong nghiên cứu mới được công bố tuần trước của Viện hàn lâm Khoa học, giáo sư Sangeeta Bhatia của MIT cho biết cô và nhóm nghiên cứu đã tìm ra loại giấy thử đặc biệt. Loại giấy thử này sử dụng cùng công nghệ áp dụng trên các loại que thử thai, tuy nhiên nó có thể phát hiện dấu hiệu của các khối u trong người thử. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm và phát hiện thành công các khối u trong cơ thể những con chuột của phòng thí nghiệm.

co-the-phat-hien-ung-thu-bang-xet-nghiem-nuoc-tieu

Trước khi thử nghiệm, các bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể một loại nano oxit sắt, giống như một tác nhân tương phản sử dụng cùng với máy chụp cộng hưởng từ MRI. Các hạt nano này nếu gặp khối u trong cơ thể sẽ bị các enzym metalloproteinase (loại enzym mà các tế bào ung thư sử dụng để xâm nhập vào các mô khỏe mạnh) làm phá vỡ cấu trúc và sau đó sẽ đi ra ngoài qua đường nước tiểu của người thử nghiệm. Các kháng thể trên que thử sẽ có nhiệm vụ phát hiện các cấu trúc của hạt nano đã bị phá vỡ và đào thải ra ngoài, nếu phát hiện ra các hạt nano bị đào thải que thử sẽ đổi sang màu đỏ và chứng tỏ có sự tồn tại của một khối u trong cơ thể người xét nghiệm.

Đây thực sự là một bước đột phá lớn trong y học, giáo sư sinh học Samuel Sia thuộc Đại học Colombia cho biết “Việc áp dụng và mở rộng phương pháp xét nghiệm này sẽ là bước đột phá lớn trong y học. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, khi điều kiện y tế còn khó khăn, trong khi việc xét nghiệm và chuẩn đoán ung thư rất tốn kém và phức tạp”.

Hiện tại Bhatia và nhóm nghiên cứu đang hoàn tất quá trình thử nghiệm trên người và sẽ áp dụng vào thực tiễn trong thời gian sớm nhất. Nhóm nghiên cứu của cô hiện đang được MIT và Trung tâm Deshpande trợ cấp một khoản tiền đầu tư khoảng 1 triệu USD để hoàn tất quá trình nghiên cứu. Giáo sư Bhatia cho biết “Hiện nay, chúng tôi đã sử dụng phương pháp xét nghiệm nước tiểu để có thể phát hiện bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt, trong tương lai gần chúng tôi sẽ cố gắng để có thể ứng dụng chuẩn đoàn hầu hết các loại bệnh ung thư trên người”.

Theo Genk.vn

Những xét nghiệm cần làm khi mang song thai

Mẹ bầu mang song thai gặp khá nhiều nguy cơ: âm đạo chảy máu, thai tăng trưởng chậm, tiền sản giật, đa ối, hội chứng truyền máu song sinh (một thai nhận được nhiều máu hơn thai còn lại), chuyển dạ sớm…

Siêu âm và những xét nghiệm thai kỳ giúp theo dõi sức khỏe, vị trí của bào thai đôi, phát hiện sớm các vấn đề cần can thiệp.

Lần siêu âm đầu (nếu quá sớm) có thể không phát hiện được thai đôi. Thông thường siêu âm ở tuần 10-14 sẽ hiển thị kết quả bạn mang song thai hay không. Song thai rơi vào các trường hợp:

– Cặp song sinh chia sẻ một túi ối hoặc mỗi thai một túi ối.

– Cặp song sinh chia sẻ một nhau thai hoặc mỗi thai một nhau thai.

nhung-xet-nghiem-can-lam-khi-mang-song-thai

Xét nghiệm tầm soát

Bạn sẽ được cung cấp xét nghiệm sàng lọc khác nhau trong khi mang thai để dự đoán khả năng biến chứng.

Các thử nghiệm cho hội chứng Down diễn ra khoảng 11-14 tuần của thai kỳ và đôi khi có thêm xét nghiệm máu. Nếu kết quả cho thấy nguy cơ mắc Down, bạn sẽ được cung cấp tùy chọn thêm một xét nghiệm chọc dò ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm (CVS). Đây là những xét nghiệm xâm lấn (liên quan đến nước ối hoặc mô từ nhau thai); vì thế, bạn cần đến bệnh viên chuyên khoa. Bạn sẽ được tư vấn về các rủi ro đối với cặp song sinh để quyết định có làm xét nghiệm hay không.

Người mẹ có thể cần một xét nghiệm máu (gọi là AFP, alphfetoprotein) ở khoảng tuần thứ 16, giúp kiểm tra tật nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác.

Các thử nghiệm về di truyền, chẳng hạn như xơ nang, cũng có thể được cung cấp tùy thuộc vào tiền sử gia đình.

Siêu âm khác kiểm tra bất thường

Khoảng tuần 20-22, siêu âm giúp kiểm tra những bất thường khác tại cột sống, hệ thần kinh, thành bụng và các cơ quan chính. Với những cặp song sinh, điều này sẽ mất gấp đôi thời gian (vì bạn có đến 2 em bé để kiểm tra).

nhung-xet-nghiem-can-lam-khi-mang-song-thai

Các siêu âm thêm, nếu muốn

Siêu âm rất hữu ích trong thai kỳ để theo dõi thai phát triển lành mạnh nhưng không nên lạm dụng nó. Số lần siêu âm tùy từng người mẹ, tùy bệnh viện hoặc sự phát triển của cả hai bé.

– Các cặp sinh đôi riêng biệt nhau thai có thể cần siêu âm tại các thời điểm: 20 tuần, 24 tuần, 28 tuần, 32 tuần và sau đó, có thể là mỗi 2 tuần một lần cho đến lúc sinh.

– Cặp song sinh chia sẻ nhau thai có nguy cơ của hội chứng truyền máu song sinh nên sau tuần thứ 16, người mẹ có thể phải siêu âm mỗi 2 tuần một lần.

Theo Afamily.vn