Chuyên mục lưu trữ: BS gia đình

Mẹ dùng thuốc giảm đau tránh ngủ chung với trẻ

Các thầy thuốc khuyên những bà mẹ đang cho con bú rằng một khi sử dụng thuốc giảm đau thì nên tránh ngủ chung với trẻ.

Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng số 1 đối với trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ thường lo lắng rằng họ có nên tiếp tục cho con bú hay ngưng khi đang sử dụng các lọai thuốc giảm đau, đặc biệt là những loại bắt buộc phải có toa bác sĩ như morphine, oxycodone, vicodin…

Các cơn đau thường xảy ra với muôn hình vạn trạng. Những cơn đau nhẹ thường được “hóa giải” bằng các loại thuốc giảm đau thông thường vốn không cần toa bác sĩ, như paracetamol (Mỹ gọi là acetaminophen) hoặc ibuprofen… Đối với những cơn đau nặng hơn thì các thuốc kể trên tỏ ra chẳng “xi nhê” hay “ép phê” gì. Để giải tỏa những cơn đau này, bệnh nhân phải dùng đến các loại thuốc cần kê toa “nặng đô” hơn, thậm chí phải sử dụng loại giảm đau thuộc nhóm narcotic vốn có những tác dụng phụ vô cùng nghiêm trọng. Vì những tác dụng phụ nghiêm trọng này mà nhiều bà mẹ lo sợ rằng họ có thể vô tình gây ngộ độc thuốc hoặc làm hại đứa bé nếu mình sử dụng các loại thuốc giảm đau trong thời gian trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.

Mẹ dùng thuốc giảm đau tránh ngủ chung với trẻ

Chính vì mối lo ngại này mà một số bà mẹ đã dùng sữa bột để thay thế sữa mẹ. Thực ra, mỗi loại thuốc có những tác động khác nhau. Mỗi loại thuốc đi vào sữa mẹ với mức độ và hàm lượng hoàn toàn khác nhau. Sự phân bố của thuốc trong sữa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, tùy từng loại và cũng phụ thuộc vào thể trạng của người dùng thuốc.

Điều khó khăn nhất với các bà mẹ đang cho con bú là việc quyết định có nên sử dụng thuốc giảm đau hay không, bởi chẳng bà mẹ nào muốn gây hại sức khỏe cho con của mình. Tuy nhiên, có những cơn đau quá nghiêm trọng mà họ khó có thể chịu đựng nổi nếu không nhờ thuốc. Lúc này, điều mà các bà mẹ quan tâm là làm thế nào để sữa mẹ an toàn nhất và những rủi ro nếu có ở mức độ thấp nhất.

Để đạt được điều này, khi bà mẹ buộc phải sử dụng thuốc giảm đau, họ cần phải hiểu thật rõ về loại mà mình sử dụng. Họ phải tìm hiểu xem loại thuốc này sẽ có tác động gì với bản thân và với trẻ đang được nuôi bằng sữa mẹ. Điều người sử dụng thuốc cần đặc biệt lưu tâm là cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, hỏi rõ những dấu hiệu, triệu chứng và cả những hành vi cần lưu ý ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ khi người mẹ sử dụng những loại thuốc ấy.

Nếu bạn đang cho con bú và cần sử dụng thuốc giảm đau, đừng bao giờ dùng những loại thuốc của ai khác, chỉ sử dụng loại mà bác sĩ kê toa cho chính mình.

Các thầy thuốc khuyên những bà mẹ đang cho con bú rằng một khi sử dụng thuốc giảm đau thì nên tránh ngủ chung với trẻ vì có thể gây rủi ro cho bé cũng như có thể làm gia tăng tần suất đột tử ở trẻ sơ sinh.

Theo Eva.vn

Các bài thuốc trị bệnh tiểu đường theo Đông Y

Tiểu đường đang là căn bệnh phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc chữa trị bằng Tây y, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để bạn đọc tham khảo và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

1. Bài thuốc từ dâm bụt

Tên khoa học: Hibiscus Rosa-sinensis. Họ Bông (Malvaceae). Tên gọi khác: xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trảng nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu.

Hoa hái từ tháng 7 – 10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi.

Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết.

Vỏ rễ: Có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa.

Liều dùng: Hoa 6 – 12g. Vỏ rễ 3 – 10g.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ dâm bụt tươi 30 – 60g. Sắc uống thay nước trà.

Bài 2: Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.

Bài 3: Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống.

2. Vỏ dưa hấu

Tên khoa học: Citrullus Vulgaris Schrad. Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Tên gọi khác: Thủy qua, tây qua bì.

Thu hái và chế biến vào mùa hạ. Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sấy khô.

Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính năng: Vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.

Liều dùng: 10 – 30g.

Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng.

Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống.

3. Rễ cây chuối già

Tên khoa học: Musa Paradisiaca. Họ chuối (Musaceae). Tên gọi khác: Ba tiêu đầu.

Thu hái và chế biến: Đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô.

Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp.

Liều dùng: 30 – 120g.

Người tỳ vị hư nhược không được dùng.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nhỏ vắt lấy nước cốt hòa mật ong, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài 2: Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống.

Bài 3: Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống.

4. Lá ổi

Tên khoa học: Psidium guyjava. Họ Sim (Myrtaceae). Tên gọi khác: phan đào diệp, phan cẩm diệp.

Thu hái và chế biến: Lá hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi hoặc sấy khô.

Quả: Hái lúc quả chín, ép lấy nước.

Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết.

Liều dùng: Khô 10 – 15g, tươi 15 – 30g.

Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.

Chữa tiểu đường:

Bài 1: Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà.

Bài 2: Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống.

Bài 3: Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2 lần/ngày.

Bài 4: Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước uống cả ngày.

Theo Phương Đình Nguyễn (kinhtenongthon.com.vn)

Lưu ý: Những Thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác Sĩ trước khi áp dụng!

Cách sắp xếp tủ thuốc gọn gàng, ngăn nắp

Mỗi gia đình nên trang bị tủ thuốc cá nhân nho nhỏ để những loại thuốc thiết yếu cho những bệnh thường gặp. Định kỳ 3 tháng một lần, bạn nên rà soát lại những loại thuốc đã dùng hết để bổ sung hoặc loại bỏ loại thuốc nào hết hạn sử dụng. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của những loại thuốc đã mua vì trên đó bạn có thể biết những thông tin quan trọng như hạn sử dụng, liều dùng, cách bảo quản.

Những mẹo sắp xếp dưới đây sẽ giúp bạn có được tủ thuốc gọn gàng, ngăn nắp và luôn được kiểm soát.

cach-sap-xep-tu-thuoc-gon-gang-ngan-nap

Tủ thuốc lộn xộn không có nghĩa chủ nhân của nó lộn xộn. Chỉ là các kệ để thuốc rất nhỏ, lại chứa nhiều thứ và mỗi lần có bệnh cần lấy ra, các lọ thuốc sẽ không được để lại đúng vị trí. Để khắc phục tình trạng trên, hãy làm theo những bước sau để mỗi khi lấy những thứ mình cần, bạn không gặp phải chuyện bực mình:

– Hãy bỏ tất cả các loại thuốc trong tủ thuốc ra ngoài. Bạn có thể để thuốc ở những nơi khác để tiện việc uống thuốc, nhưng sau khi xong việc lại không cất đúng chỗ. Hãy thu chúng về một mối và kiểm tra.

– Lau sạch tủ thuốc, những cặn bẩn bạn vô tình dây rớt ra khi sử dụng.

– Với những thuốc đã hết hạn hoặc lâu không sử dụng thì bạn cần mạnh tay loại bỏ chúng.

– Khi đã xác định loại thuốc muốn giữ, hãy phân loại chúng: thuốc nhỏ mắt, thuốc đau bụng, thuốc hạ sốt, thuốc cho trẻ em, các loại vitamin…. và cho chúng vào những ngăn hộp nhỏ hoặc cho vào các túi zip riêng biệt.

– Không nên để tủ thuốc trong phòng tắm vì độ ẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Thuốc nên lưu giữ ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời hoặc nguồn nhiệt.

– Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, nên tách biệt khay thuốc cho trẻ em và cho người lớn để dễ lấy và dễ sử dụng.

cach-sap-xep-tu-thuoc-gon-gang-ngan-nap

Một số loại thuốc thông thường nên có trong tủ thuốc gia đình:

– Thuốc giảm đau và hạ sốt: bạn nên chuẩn bị sẵn một ít paracetamol 500mg để giúp giảm đau và hạ sốt. Nếu trong nhà có trẻ em, tùy theo lứa tuổi mà bạn dùng Efferalgan hàm lượng 80mg, 150mg….

– Thuốc đau bụng, đi ngoài: Berberin, smecta …là những thuốc chữa đau bụng nên có để phòng trường hợp có người trong gia đình bị tiêu chảy, mất nước.

– Thuốc sát trùng: Betadine là thuốc sát trùng thông thường dùng để sát trùng vết thương ngoài da, đồng thời chống nhiễm trùng cho vết thương.

– Bông băng, gạc y tế: nên có sẵn bông băng, băng cá nhân, băng gạc và băng dính để lau chùi vết thương.

– Nước muối sinh lý: Dung dịch Nacl 0,9% được dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi…

– Cao dán: Các loại cao dán Salonpas điều trị cơn đau bên ngoài tạm thời, các vết bong gân, đau lưng…

– Nhiệt kế: Khi nhà có trẻ nhỏ, bạn nên trang bị một chiếc nhiệt kế tự động để dễ dàng theo dõi tình hình trẻ ốm sốt.

– Máy đo huyết áp: Nếu nhà có người cao tuổi, bạn cũng nên có sẵn máy đo huyết áp tự động.

– Bạn nên có một cuốn sổ tay ghi những lần bệnh của trẻ em cũng như người trong nhà, những loại thuốc đã sử dụng để dễ kiểm tra cho lần sau. Vì có thể bạn sẽ quên tên một loại thuốc lâu không dùng hay tên và địa chỉ của bác sĩ điều trị, cuốn sổ như một công cụ tìm kiếm trí nhớ, giúp bạn tìm nhanh hơn.

Ngoài ra, tùy theo đặc thù của từng gia đình mà bạn có thể trang bị cho nhà mình tủ thuốc đầy đủ để khi cần là có, không phải chạy đi mua. Hãy dọn dẹp và sắp xếp tủ thuốc định kỳ 3 tháng một lần để có thể kiểm soát sự thay đổi của nó. Bắt đầu ngăn nắp từ những thứ nhỏ nhặt, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ dàng hơn rất nhiều!

Theo Danviet.vn

Những loại thuốc nên dự trữ trong nhà

Trong những ngày lễ, Tết, nếp sống thường bị đảo lộn cùng với thời tiết nóng lạnh thất thường khiến sức khỏe bị ảnh hưởng ít nhiều. Những bệnh như cảm, sốt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa thông thường rất dễ xảy ra. Do đó, trong gia đình mỗi người luôn cần dự trữ sẵn một số loại thuốc đề phòng những tình huống xảy ra bất ngờ này…

Thuốc chữa cảm, sốt, nhức đầu

Khi bị nhức đầu, sổ mũi mà không có thuốc uống, bạn sẽ rất khó chịu. Trong khi đó, ngày Tết, mọi người thường chủ quan đi chơi không đội mũ nón, che khẩu trang… nên rất dễ bị nhức đầu, hắt hơi sổ mũi… Do đó, cần uống thuốc ngay khi mới có dấu hiệu cảm để bệnh không bị nặng hơn. Thường dùng paracetamol để chữa triệu chứng sốt và đau đầu. Loại cho người lớn: viên nén 500mg; Đối với trẻ em, nên dùng dạng siro, gói bột pha dung dịch. Ở trẻ nhỏ hơn khó uống thuốc, bạn có thể dự phòng thuốc hạ sốt loại đặt hậu môn, thông thường nhất là loại viên đạn efferalgan loại 80mg hoặc 150mg. Thuốc đạn này có bản chất cũng là paracetamol có tác dụng giảm đau như đau đầu, đau răng, cảm cúm, sốt…

nhung-loai-thuoc-nen-du-tru-trong-nha

Cần dự phòng một số thuốc chữa bệnh thông thường trong tủ thuốc gia đình.

Liều thường dùng ở trẻ em là 10 – 15mg/1kg cân nặng mỗi lần. Sau 6 giờ có thể nhắc lại một lần (nếu cần thiết). Vì có nguy cơ kích thích niêm mạc trực tràng nên việc điều trị bằng viên đạn càng ngắn càng tốt, không nên vượt quá 4 lần/1 ngày và nên thay thế bằng đường uống nếu có thể. Dạng viên đạn không thích hợp trong trường hợp bị tiêu chảy. Thuốc này không dùng trong các trường hợp: bệnh nhân dị ứng với paracetamol hoặc các thành phần của thuốc, bệnh nhân bị bệnh gan thận nặng, viêm hậu môn trực tràng hoặc chảy máu trực tràng. Nếu dùng aspirin thì chỉ dành cho người lớn và không dùng cho người có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa.

Thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa

Việc ăn uống không đúng giờ và ăn quá nhiều loại thức ăn có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa. Do vậy, nên dự trữ một ít thuốc trị chứng đầy hơi, khó tiêu, thuốc tiêu chảy trong tủ thuốc gia đình đề phòng những tình huống do ăn uống.

Cần dự phòng nhiều gói oresol để đề phòng trong nhà có nhiều người cùng bị tiêu chảy để bù lượng nước và điện giải đã mất do tiêu chảy. Khi pha oresol phải theo đúng tỷ lệ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, tránh tình trạng pha đặc hay loãng đều làm mất tác dụng của thuốc. Trước khi dùng, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để pha cho đúng tỷ lệ. Mỗi gói oresol sau khi pha chỉ được dùng trong 24 giờ. Ngoài ra có thể dùng viên nén hydrite thay cho oresol. Cần pha viên thuốc với nước đun sôi theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Thuốc ho – dị ứng

Bạn nên mua thuốc dạng siro chứa kháng histamin làm dịu ho cho trẻ; nếu là thuốc trị ho loại viên có chứa codein thì chỉ dành cho trẻ lớn và người lớn. Loại siro ho thường dùng là theralene. Theralene được dùng trong các trường hợp ho, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay, giảm ho khan và ho do kích ứng, đặc biệt khi ho về chiều và đêm. Chống chỉ định cho các trường hợp dị ứng với thuốc kháng histamin, trẻ em dưới 24 tháng tuổi, phụ nữ có thai, trong thời kỳ cho con bú.

Cách dùng: vì thuốc có tác dụng gây buồn ngủ nên tốt nhất uống vào buổi tối trước khi ngủ. Người lớn có thể sử dụng terpin-codein: thuốc này chỉ định cho các trường hợp ho gió, ho khan, ho do viêm phế quản, ho do viêm khí quản. Thường dùng mỗi lần 1 viên, ngày 2 – 3 lần. Chú ý trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng.

Thuốc hạ huyết áp

Thông dụng là amlodipin viên 5mg chỉ định cho những người bị tăng huyết áp vô căn nhẹ và trung bình và điều trị dự phòng chứng đau thắt ngực. Liều thông thường là mỗi ngày uống 1 viên. Bạn cũng có thể mua loại thuốc hạ huyết áp tác dụng nhanh nifedipin viên 10mg, thuốc này được sử dụng cho những người bị tăng huyết áp và đau thắt ngực.

Thuốc nhỏ mũi và mắt

Natri clorid 0,9% chỉ định dùng nhỏ mắt trong các trường hợp khô mắt hoặc cảm giác khó chịu, dùng để rửa mắt do bụi, rửa trôi các dị vật nhỏ bám vào mắt, làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Liều dùng: nhỏ vào mắt hoặc hốc mũi từ 1 – 3 giọt/1 lần, ngày nhỏ 2 – 3 lần. Cũng có thể nhỏ 5 – 6 giọt/1 lần hoặc nhỏ nhiều lần trong ngày khi cần thiết.

Ngoài những thuốc kể trên, bạn cũng nên dự trữ một vài miếng urgo phòng khi bị đứt tay; bông băng, dung dịch muối loãng, povidine (bôi ngoài da sát trùng), nước oxy già, cồn 70 độ, bông băng, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), trà gừng…

Các thuốc trên cần để ở trong tủ thuốc, tránh xa tầm với trẻ em; để ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiều ánh sáng, ẩm và nóng.

Chỉ dùng thuốc trị rối loạn nhẹ vài ngày, nếu triệu chứng không đỡ hoặc kéo dài thì cần đi khám tại các cơ sở y tế.

Khi đi mua thuốc, bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng. Nên để thuốc và bảng hướng dẫn sử dụng thuốc trong bao bì và có dán nhãn ngoài ghi rõ tên thuốc. Nên để riêng thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ em. Với những loại thuốc do bác sĩ kê đơn dành cho người trong gia đình đang sử dụng cũng nên để riêng một gói và dán nhãn bao bì.

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng

Theo Suckhoedoisong.vn

Có nên truyền dịch khi mang thai?

không nên tự ý truyền mà phải đến cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế đến truyền và trực tiếp theo dõi để tránh hiện tượng sốc và có biện pháp xử lý kịp thời. Việc truyền dịch luôn được khuyến cáo nên thực hiện ở các cơ sở y tế, nơi có đủ thuốc, dụng cụ hồi sức để đề phòng tai biến xảy ra.

Mẹ bầu có thể truyền nước và đạm. 

Tuy nhiên, lưu ý rằng việc mệt mỏi hay chóng mặt ở các bà bầu trong những tháng đầu là điều hết sức bình thường, xảy ra do sự thay đổi nội tiết, dinh dưỡng trong cơ thể (gọi là ốm nghén) và thường sẽ hết sau 3 tháng nên không cần thiết phải truyền nước. Bà bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và uống bổ sung vitamin, đặc biệt là bổ sung sắt và acid folic trong thời kỳ này để tránh nguy cơ thiếu máu.

Những loại thuốc cần dự phòng trong dịp Tết

Bên cạnh việc chuẩn bị thực phẩm và các nghi lễ cho Tết Nguyên đán, bạn cũng cần chú ý đến tủ thuốc của nhà mình để có một cái Tết thật an toàn và khỏe mạnh nhé.

Dưới đây là những loại thuốc cần phải có trong tủ thuốc gia đình bạn để yên tâm ăn Tết:

– Dầu gió, các loại cao, kem, gel… giúp giảm đau nhức như miếng dán salonpas, cao con hổ, dầu gió xanh… Bạn sẽ cần đến những loại thuốc này nếu bị đau lưng, chân, vai…. do đi bộ chúc Tết nhiều hoặc khi tham gia những trò chơi xuân…

– Thuốc cảm sốt, hạ nhiệt, giảm đau như: aspirin, paracetamol, viên cảm xuyên hương, panadol… Những loại thuốc này sẽ phát huy tác dụng nếu chẳng may bạn bị cảm sốt, đau đầu bất ngờ giữa đêm khuya. Những loại thuốc này vô cùng quan trọng và cần thiết nếu trong nhà có trẻ nhỏ.

nhung-loai-thuoc-can-du-phong-trong-dip-tet

Đừng quên chuẩn bị thuốc dự phòng để yên tâm ăn Tết

– Các loại thuốc về đường tiêu hoá như: Thuốc berberin (chống tiêu chảy, lỵ), men tiêu hoá, thuốc bù nước, điện giải ORS (Oral Rehydration Saltisorezol, Oresol), thuốc trị táo bón (thuốc nhuận tràng), thuốc trị khó tiêu, đầy bụng… Việc đầy bụng, táo bón khi đi ngoài hoàn toàn có thể xảy ra trong dịp Tết. Chính vì vậy, đây là những loại thuốc vô cùng quan trọng không thể thiếu trong tủ thuốc nhà bạn.

– Thuốc bôi ngoài da, thuốc sát trùng, thuốc chống nhiễm khuẩn như: Cồn, oxy già, dung dịch muối loãng… đều rất cần thiết và cần có trong tủ thuốc nhà bạn dịp Tết để sát trùng những vết thương không may xảy ra như bỏng mỡ, đứt tay… Ngoài ra, cũng cần dự trữ một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn, nhưng các loại thuốc này không được dùng tuỳ tiện mà phải theo đơn của bác sĩ.

– Ngoài ra, cần có thêm một vài miếng urgo phòng khi chế biến thức ăn bị đứt tay; Một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế); Các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, trà gừng… để phòng các trường hợp cần đến.

Lưu ý:

– Nên phân loại thuốc dành riêng cho người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai… ở những ngăn riêng biệt để tránh dùng nhầm thuốc.

– Nên giữ lại vỏ hộp và hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc để đọc lại nếu cần. Tất cả các loại viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch, có nắp đậy; Các chai lọ này đều phải dán nhãn, ghi rõ tên thuốc để tránh tình trạng dùng nhầm thuốc rất nguy hiểm.

Tuy đã có thuốc dự phòng nhưng các bạn cần lưu ý, không được “dễ dãi” trong ăn uống, sinh hoạt để luôn khỏe mạnh và phòng tránh bệnh thường gặp một cách tốt nhất, tránh tình trạng phải uống thuốc dịp đầu xuân năm mới nhé!

Theo Webphunu.net

Uống nước cây diệp hạ châu có trị được xơ gan?

Chồng tôi uống thuốc Tenofovir trị viêm gan B (HBV) đã được ba tháng nhưng không giảm mà còn có dấu hiệu xơ gan, bác sĩ vẫn tiếp tục cho uống. Xin hỏi Tenofovir có tác dụng chữa xơ gan không? Tôi nghe nói uống nước cây diệp hạ châu trị được xơ gan, đúng không? – Thu Cúc ([email protected]…)

uong-nuoc-cay-diep-ha-chau-co-tri-duoc-xo-gan

TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa, trưởng phòng khám viêm gan bệnh viện đại học Y dược TP.HCM:

Diệp hạ châu (thường được gọi là cây chó đẻ răng cưa) là thảo dược nâng đỡ gan, có thể giảm men gan chứ không có tác dụng ức chế siêu vi. Xơ gan do HBV thì phải ức chế tốt siêu vi mới giảm được xơ hoá hay xơ gan. Tenofovir là thuốc ức chế siêu vi có hoạt lực mạnh. Việc ức chế siêu vi lâu dài giúp giảm xơ gan có thể quan sát được sau nhiều tháng hay nhiều năm dùng thuốc.

Theo SGTT.vn

Mẹ tôi thỉnh thoảng bị ù tai là vì sao?

Mẹ tôi 72 tuổi, sức khỏe vẫn bình thường nhưng thỉnh thoảng lại kêu bị ù tai. Những lúc đó, mẹ tôi phải nằm nghỉ trong phòng thật yên tĩnh mới đỡ. Xin hỏi bác sĩ, vì sao bị ù tai, chữa như thế nào. – (Nguyễn Mai Hoa, [email protected]
/* */
)

me-toi-thinh-thoang-bi-u-tai-la-vi-sao

Chào bạn,

Ù tai thường là triệu chứng gây ra bởi nhiều bệnh, gồm: lão hóa cơ quan thính giác do tuổi già, chấn thương gây tổn thương tai trong do những tiếng động quá lớn, tác dụng của một số thuốc dùng quá lâu ngày như: aspirin, streptomyxin, gentamycin…; chấn thương làm tổn thương tai trong; xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cục ráy to che lấp lỗ tai, bướu ở vùng đầu, cổ…

Triệu chứng ù tai: âm thanh trong tai như tiếng reng, tiếng “zừ”, tiếng gầm, tiếng huýt sáo, tiếng “xì”… mất thính giác. Những âm họ nghe được có thể lớn hoặc nhỏ, cao hay thấp, có thể nghe thấy ở một hay cả hai tai. Có khi tiếng ù tai lớn đến nỗi bệnh nhân không nghe được những âm thanh thực sự bên ngoài.

Điều trị: tùy theo nguyên nhân. Nếu là mất thính lực do tuổi già hoặc tai bị tổn thương do nghe tiếng động quá to lâu ngày, thường không có cách nào làm giảm tiếng động này, bệnh nhân buộc phải làm quen với ù tai. Lấy ráy để bớt ù tai. Điều trị các rối loạn về mạch máu. Ngưng uống thuốc gây ù tai.

Phòng bệnh: hạn chế hút thuốc lá, cà phê, rượu, bia, thuốc aspirin cũng có thể gây ù tai nhưng nếu ngừng uống thuốc sẽ hết. Để quạt chạy nhẹ, nghe đài và tivi nhỏ. Đeo máy nghe trợ thính nếu ù tai và mất thính lực. Tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông giảm ù tai. Bạn nên đưa mẹ đi khám ở chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị đúng.

BS. Nguyễn Minh Hạnh

Theo Suckhoedoisong.vn

Vì sao thường xuyên bị ngứa và phát ban ở vùng kín?

Phát ban rất dễ xảy ra ở vùng âm hộ (âm đạo) và có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này.

Em năm nay 23 tuổi, chưa từng quan hệ tình dục, nhưng em lại có một rắc rối ở “vùng kín”. Đó là em thường xuyên bị phát ban, ngứa ở bộ phận này.

Em không sử dụng bất kì loại hóa chất nào để vệ sinh “vùng kín”, cũng không dùng băng vệ sinh hàng ngày. Thế nhưng cứ cách khoảng 1 tuần em lại bị ngứa , có lần còn bị mẩn đỏ. Mỗi lần như vậy, em thường dùng lá trà xanh để vệ sinh (em chỉ vệ sinh bên ngoài) và bôi thuốc mỡ thì thấy bệnh cũng dịu xuống.

Tình trạng này liên tục tái phát vào mùa hè khiến em vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Em rất ngại đi khám nên mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Thảo Hiền)

vi-sao-thuong-xuyen-bi-ngua-va-phat-ban-o-vung-kin

Ảnh minh họa

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Thông thường, khi nhắc đến chứng phát ban, người ta hay liên tưởng đến hiện tượng sốt phát ban hay phát ban ở các vùng “phổ biến” trên cơ thể như mặt, cổ, ngực, tay… Tuy nhiên, trên thực tế, phát ban rất dễ xảy ra ở vùng âm hộ (âm đạo) và có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này.

“Vùng kín” bị phát ban có thể do tiếp xúc với những chất gây dị ứng, phát ban hoặc do phát ban bị lan từ bộ phận khác sang. Trường hợp âm hộ phát ban vì “dị ứng” trong quá trình tiếp xúc: có thể dị ứng với các loại thuốc bôi điều trị viêm âm đạo hoặc thuốc đặc trị một số bệnh khác, dị ứng với bao cao su, dị ứng với chất vải trong quần áo, khăn tắm hay dị ứng với các hóa chất trong xà bông, dung dịch vệ sinh…

Trường hợp âm hộ phát ban vì bị “lây truyền” có thể xảy ra nếu bạn đã mắc chứng sốt phát ban, sởi, dị ứng… hoặc khi giao hợp với người bị phát ban mà không kịp ngăn chặn sự lây lan xuống vùng âm đạo.

Theo như mô tả của bạn thì rất có thể bạn bị ngứa do dị ứng cơ địa hoặc thức ăn hoặc do loại bột giặt bạn dùng để giặt quần áo của mình, đặc biệt là quần chip. Nếu bị phát ban ở “vùng kín”, có thể bạn sẽ thấy xuất hiện nhiều đốm hoặc mụn nhỏ li ti gây nóng rát, ngứa râm ran. Nghiêm trọng hơn, khu vực phát ban có thể sưng lên và tấy đỏ, gây co rút bụng, tức bụng, đi tiểu nhiều…

Để phòng bệnh phát ban “vùng kín”, bạn nên tránh tiếp xúc với những “thứ” mà bạn biết là âm hộ sẽ dị ứng gây phát ban hay đã từng bị dị ứng một lần.

Bạn cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm bạn ăn. Nếu loại thực phẩm nào khiến bạn dị ứng và phản ứng bằng cách phát ban trên người, tay, chân… thì rất có thể nó cũng là nguyên nhân khiến bạn bị phát ban ở “vùng kín”.

Mặc dù bạn không dùng xà phòng hay dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín nhưng rất có thể loại bột giặt bạn dùng đã ngấm hóa chất vào quần chip và đó chính là “thủ phạm” gây ra tình trạng ngứa “vùng kín” nếu như cơ thể bạn không thích hợp với hóa chất có trong bột giặt đó.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh thì bạn cũng nên điều trị dứt điểm các căn bệnh liên quan tới sởi, dị ứng, phát ban… để chúng không có cơ hội lan đến vùng âm đạo.

Ngoài ra, việc vệ sinh âm đạo sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát (nhất là quần chip), vận động hàng ngày để rèn luyện sức khỏe cũng giúp bạn rất nhiều trong vấn đề phòng tránh chứng phát ban và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi khám để được điều trị thích hợp. Cách thức này sẽ có hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với việc bạn vệ sinh bằng nước trà xanh và tự ý bôi thuốc.

Theo TTVN.vn

Có nên ăn yến sào khi bị viêm gan?

Tôi đang điều trị bệnh viêm gan tự miễn, xơ gan cổ trướng. Có người quen khuyên bị bệnh này nên ăn yến sào chưng đường phèn hàng ngày. Xin hỏi tôi nên áp dụng chế độ dinh dưỡng nào để hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị? – TẤN VƯƠNG (TP.HCM)

co-nen-an-yen-sao-khi-bi-viem-gan

Ảnh minh họa – Internet

TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa, trưởng phòng khám viêm gan, bệnh viện đại học Y dược TP.HCM:

Khẩu phần cho bệnh nhân xơ gan thường cần dễ tiêu, nhiều đạm và vitamin. Cần tránh các thuốc không rõ nguồn gốc hay liều lượng, kể cả thảo dược hay thuốc bổ. Yến sào là thực phẩm thiên nhiên, nên xem như thức ăn cung cấp năng lượng và chất khoáng, nếu có điều kiện dùng thì cũng cần tuân theo liều cần thiết. Bệnh gan tự miễn có xơ gan là đã đến giai đoạn biến chứng nặng, cần thận trọng với các thức ăn không bảo đảm vệ sinh, có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hoá. Cần tái khám theo hẹn để theo dõi sự ổn định của bệnh, vì bệnh gan tự miễn rất hay tái phát. Nếu tuân thủ tốt quy định của bác sĩ cũng có thể ổn định lâu dài, và có thời gian phục hồi được gan.

Theo SGTT.vn