không nên tự ý truyền mà phải đến cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế đến truyền và trực tiếp theo dõi để tránh hiện tượng sốc và có biện pháp xử lý kịp thời. Việc truyền dịch luôn được khuyến cáo nên thực hiện ở các cơ sở y tế, nơi có đủ thuốc, dụng cụ hồi sức để đề phòng tai biến xảy ra.
Mẹ bầu có thể truyền nước và đạm.
Tuy nhiên, lưu ý rằng việc mệt mỏi hay chóng mặt ở các bà bầu trong những tháng đầu là điều hết sức bình thường, xảy ra do sự thay đổi nội tiết, dinh dưỡng trong cơ thể (gọi là ốm nghén) và thường sẽ hết sau 3 tháng nên không cần thiết phải truyền nước. Bà bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và uống bổ sung vitamin, đặc biệt là bổ sung sắt và acid folic trong thời kỳ này để tránh nguy cơ thiếu máu.
Chồng tôi uống thuốc Tenofovir trị viêm gan B (HBV) đã được ba tháng nhưng không giảm mà còn có dấu hiệu xơ gan, bác sĩ vẫn tiếp tục cho uống. Xin hỏi Tenofovir có tác dụng chữa xơ gan không? Tôi nghe nói uống nước cây diệp hạ châu trị được xơ gan, đúng không? –Thu Cúc ([email protected]…)
TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa, trưởng phòng khám viêm gan bệnh viện đại học Y dược TP.HCM:
Diệp hạ châu (thường được gọi là cây chó đẻ răng cưa) là thảo dược nâng đỡ gan, có thể giảm men gan chứ không có tác dụng ức chế siêu vi. Xơ gan do HBV thì phải ức chế tốt siêu vi mới giảm được xơ hoá hay xơ gan. Tenofovir là thuốc ức chế siêu vi có hoạt lực mạnh. Việc ức chế siêu vi lâu dài giúp giảm xơ gan có thể quan sát được sau nhiều tháng hay nhiều năm dùng thuốc.
Mẹ tôi 72 tuổi, sức khỏe vẫn bình thường nhưng thỉnh thoảng lại kêu bị ù tai. Những lúc đó, mẹ tôi phải nằm nghỉ trong phòng thật yên tĩnh mới đỡ. Xin hỏi bác sĩ, vì sao bị ù tai, chữa như thế nào. – (Nguyễn Mai Hoa, [email protected]
/* */
)
Chào bạn,
Ù tai thường là triệu chứng gây ra bởi nhiều bệnh, gồm: lão hóa cơ quan thính giác do tuổi già, chấn thương gây tổn thương tai trong do những tiếng động quá lớn, tác dụng của một số thuốc dùng quá lâu ngày như: aspirin, streptomyxin, gentamycin…; chấn thương làm tổn thương tai trong; xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cục ráy to che lấp lỗ tai, bướu ở vùng đầu, cổ…
Triệu chứng ù tai: âm thanh trong tai như tiếng reng, tiếng “zừ”, tiếng gầm, tiếng huýt sáo, tiếng “xì”… mất thính giác. Những âm họ nghe được có thể lớn hoặc nhỏ, cao hay thấp, có thể nghe thấy ở một hay cả hai tai. Có khi tiếng ù tai lớn đến nỗi bệnh nhân không nghe được những âm thanh thực sự bên ngoài.
Điều trị: tùy theo nguyên nhân. Nếu là mất thính lực do tuổi già hoặc tai bị tổn thương do nghe tiếng động quá to lâu ngày, thường không có cách nào làm giảm tiếng động này, bệnh nhân buộc phải làm quen với ù tai. Lấy ráy để bớt ù tai. Điều trị các rối loạn về mạch máu. Ngưng uống thuốc gây ù tai.
Phòng bệnh: hạn chế hút thuốc lá, cà phê, rượu, bia, thuốc aspirin cũng có thể gây ù tai nhưng nếu ngừng uống thuốc sẽ hết. Để quạt chạy nhẹ, nghe đài và tivi nhỏ. Đeo máy nghe trợ thính nếu ù tai và mất thính lực. Tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông giảm ù tai. Bạn nên đưa mẹ đi khám ở chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị đúng.
Phát ban rất dễ xảy ra ở vùng âm hộ (âm đạo) và có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này.
Em năm nay 23 tuổi, chưa từng quan hệ tình dục, nhưng em lại có một rắc rối ở “vùng kín”. Đó là em thường xuyên bị phát ban, ngứa ở bộ phận này.
Em không sử dụng bất kì loại hóa chất nào để vệ sinh “vùng kín”, cũng không dùng băng vệ sinh hàng ngày. Thế nhưng cứ cách khoảng 1 tuần em lại bị ngứa , có lần còn bị mẩn đỏ. Mỗi lần như vậy, em thường dùng lá trà xanh để vệ sinh (em chỉ vệ sinh bên ngoài) và bôi thuốc mỡ thì thấy bệnh cũng dịu xuống.
Tình trạng này liên tục tái phát vào mùa hè khiến em vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Em rất ngại đi khám nên mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! – (Thảo Hiền)
Ảnh minh họa
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Thông thường, khi nhắc đến chứng phát ban, người ta hay liên tưởng đến hiện tượng sốt phát ban hay phát ban ở các vùng “phổ biến” trên cơ thể như mặt, cổ, ngực, tay… Tuy nhiên, trên thực tế, phát ban rất dễ xảy ra ở vùng âm hộ (âm đạo) và có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này.
“Vùng kín” bị phát ban có thể do tiếp xúc với những chất gây dị ứng, phát ban hoặc do phát ban bị lan từ bộ phận khác sang. Trường hợp âm hộ phát ban vì “dị ứng” trong quá trình tiếp xúc: có thể dị ứng với các loại thuốc bôi điều trị viêm âm đạo hoặc thuốc đặc trị một số bệnh khác, dị ứng với bao cao su, dị ứng với chất vải trong quần áo, khăn tắm hay dị ứng với các hóa chất trong xà bông, dung dịch vệ sinh…
Trường hợp âm hộ phát ban vì bị “lây truyền” có thể xảy ra nếu bạn đã mắc chứng sốt phát ban, sởi, dị ứng… hoặc khi giao hợp với người bị phát ban mà không kịp ngăn chặn sự lây lan xuống vùng âm đạo.
Theo như mô tả của bạn thì rất có thể bạn bị ngứa do dị ứng cơ địa hoặc thức ăn hoặc do loại bột giặt bạn dùng để giặt quần áo của mình, đặc biệt là quần chip. Nếu bị phát ban ở “vùng kín”, có thể bạn sẽ thấy xuất hiện nhiều đốm hoặc mụn nhỏ li ti gây nóng rát, ngứa râm ran. Nghiêm trọng hơn, khu vực phát ban có thể sưng lên và tấy đỏ, gây co rút bụng, tức bụng, đi tiểu nhiều…
Để phòng bệnh phát ban “vùng kín”, bạn nên tránh tiếp xúc với những “thứ” mà bạn biết là âm hộ sẽ dị ứng gây phát ban hay đã từng bị dị ứng một lần.
Bạn cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm bạn ăn. Nếu loại thực phẩm nào khiến bạn dị ứng và phản ứng bằng cách phát ban trên người, tay, chân… thì rất có thể nó cũng là nguyên nhân khiến bạn bị phát ban ở “vùng kín”.
Mặc dù bạn không dùng xà phòng hay dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín nhưng rất có thể loại bột giặt bạn dùng đã ngấm hóa chất vào quần chip và đó chính là “thủ phạm” gây ra tình trạng ngứa “vùng kín” nếu như cơ thể bạn không thích hợp với hóa chất có trong bột giặt đó.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh thì bạn cũng nên điều trị dứt điểm các căn bệnh liên quan tới sởi, dị ứng, phát ban… để chúng không có cơ hội lan đến vùng âm đạo.
Ngoài ra, việc vệ sinh âm đạo sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát (nhất là quần chip), vận động hàng ngày để rèn luyện sức khỏe cũng giúp bạn rất nhiều trong vấn đề phòng tránh chứng phát ban và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi khám để được điều trị thích hợp. Cách thức này sẽ có hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với việc bạn vệ sinh bằng nước trà xanh và tự ý bôi thuốc.
Tôi đang điều trị bệnh viêm gan tự miễn, xơ gan cổ trướng. Có người quen khuyên bị bệnh này nên ăn yến sào chưng đường phèn hàng ngày. Xin hỏi tôi nên áp dụng chế độ dinh dưỡng nào để hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị? – TẤN VƯƠNG (TP.HCM)
Ảnh minh họa – Internet
TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa, trưởng phòng khám viêm gan, bệnh viện đại học Y dược TP.HCM:
Khẩu phần cho bệnh nhân xơ gan thường cần dễ tiêu, nhiều đạm và vitamin. Cần tránh các thuốc không rõ nguồn gốc hay liều lượng, kể cả thảo dược hay thuốc bổ. Yến sào là thực phẩm thiên nhiên, nên xem như thức ăn cung cấp năng lượng và chất khoáng, nếu có điều kiện dùng thì cũng cần tuân theo liều cần thiết. Bệnh gan tự miễn có xơ gan là đã đến giai đoạn biến chứng nặng, cần thận trọng với các thức ăn không bảo đảm vệ sinh, có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hoá. Cần tái khám theo hẹn để theo dõi sự ổn định của bệnh, vì bệnh gan tự miễn rất hay tái phát. Nếu tuân thủ tốt quy định của bác sĩ cũng có thể ổn định lâu dài, và có thời gian phục hồi được gan.
Bệnh huyết trắng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị đúng, không dứt điểm, bệnh dễ tái phát và là tiền đề cho những loại viêm nhiễm đặc biệt gây ra tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh.
Tôi năm nay 23 tuổi, đã kết được 2 năm nhưng vẫn chưa có em bé dù không hề kế hoạch một ngày nào. Cả hai gia đình đều giục giã đi khám, chữa các nơi để mong hai vợ chồng sớm có một “mụn con”. Trong tất cả những lần đi khám, kết quả chồng tôi đều bình thường, chỉ có tôi là gặp trục trặc ở vòi trứng. Bác sĩ nói tôi bị tắc vòi trứng, rất khó có con.
Bác sĩ không nói nguyên nhân do đâu nhưng tôi cũng hồ nghi lý do mình rơi vào hoàn cảnh này. Trước đây, khi chưa kết hôn, tôi thường bị ra nhiều huyết trắng. Tôi cứ nghĩ huyết trắng là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ. Nhưng thực tế lại không phải vậy.
Tôi có sở thích đi phượt, đi du lịch và chính thói quen di chuyển liên tục này đã làm bệnh của tôi ngày càng nặng hơn. Thay vì đi khám khi thấy huyết trắng ra quá nhiều, thậm chí chuyển sang màu vàng, có mùi hôi, gây ngứa, tôi lại dùng băng vệ sinh và dung dịch vệ sinh phụ nữ liên tục hơn. Do đi nhiều nên thời gian tôi quan tâm đến sự thay đổi này của cơ thể cũng ít hơn. Tôi chỉ cần biết làm sạch “vùng kín” nhanh chóng để khỏi ảnh hưởng đến cuộc vui.
Cuối cùng, khi không chịu nổi nữa tôi mới đi khám và điều trị cùng với lời quở trách của bác sĩ “sao lại thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm với sức khỏe của mình đến vậy”. Sau lần đó, thỉnh thoảng tôi vẫn bị ra nhiều huyết trắng nhưng ít hơn trước nhưng tôi cũng không quan tâm lắm.
Tôi rất băn khoăn không biết có phải do tình trạng ra huyết trắng liên tục như vậy mà tôi đã bị tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến việc có con hay không. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! – (Thu Nga)
Ảnh minh họa
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thu Nga thân mến,
Nếu đúng như bạn nói thì quả thực bạn là người rất đáng trách vì đã quá vô trách nhiệm với sức khỏe của mình, đặc biệt là vấn đề sức khỏe này còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Đáng lẽ ngay từ khi biết mình có những dấu hiệu huyết trắng bất thường bạn nên đi khám ngay để được điều trị dứt điểm.
Cho đến nay, bệnh của bạn đã trở thành mãn tính và liên tục tái phát, không những gây khó chịu cho các hoạt động trong ngày mà còn đe dọa khả năng sinh sản của bạn.
Bình thường huyết trắng là một hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ. Tính chất và số lượng huyết trắng tùy thuộc vào hàm lượng oestrogene ở mỗi người. Ở tuổi dậy thì, huyết trắng cũng xuất hiện nhưng rất ít. Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, lượng huyết trắng ra nhiều hơn và thay đổi theo mỗi chu kỳ.
Còn trong trường hợp huyết trắng ra nhiều, kèm theo các dấu hiệu khác như có mùi hôi, có màu vàng, xanh, gây ngứa… thì được gọi là huyết trắng sinh lý. Huyết trắng sinh lý có thể do vi khuẩn hoặc nấm gây ra.
Sự rối loạn hệ vi khuẩn thường trú ở âm đạo, làm cho các vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm nhiễm, có thể do lạm dụng thuốc đặt âm đạo, sử dụng kháng sinh lâu dài, thụt rửa âm đạo… Nếu do vi khuẩn thì huyết trắng có màu xám trắng, có mùi hôi, đặc biệt hôi nhiều hơn sau khi giao hợp.
Nấm thật ra vốn sống cộng sinh trong cơ thể, không gây bệnh, nhưng trong một số điều kiện, nấm sẽ phát triển và gây ra triệu chứng bệnh, trong đó có cả bệnh nấm âm đạo kèm theo ra nhiều huyết trắng. Khi nhiễm nấm, huyết trắng sẽ có màu trắng đục, dính từng mảng như váng sữa, có lúc có mùi hôi, có triệu chứng ngứa ở âm hộ.
Bệnh huyết trắng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị đúng, không dứt điểm, bệnh dễ tái phát, dẫn đến viêm phụ khoa mãn tính, và là tiền đề cho những loại viêm nhiễm đặc biệt gây ra tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh.
Khi thấy huyết trắng có những biểu hiện bất thường, chị em nên đi khám sớm để các bác sĩ làm xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và tùy thuộc vào nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị mà phải tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Bạn cũng nên dùng các loại đồ lót bằng loại vải dễ thấm hút, hạn chế chất liệu có thành phần nilon.
Cách đây 1 tuần em có đi đặt vòng. Sau đó em bị rong huyết, đau lưng, đau bụng. Có phải em không thích hợp với vòng?
Chào bác sĩ!
Cách đây 1 tuần, em có đi đặt vòng. Sau khi đặt xong thì 2 tuần sau em ra kinh nguyệt khoảng 3 ngày hết, đến 2 tuần sau lai ra kinh tiếp (khoảng 2 ngày). Nhưng 3 ngày nay em lại ra kinh nguyệt nữa (mỗi ngày ra chỉ 1 chút).
Từ lúc em đặt vòng đến bây giờ em hay bị đau lưng, đau bụng và có cảm giác khó chịu ở vùng dưới, có khả năng em không hợp đặt vòng? Các triệu chứng của em có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ? – (L.T Thanh – TPHCM)
Ảnh minh họa
Em Thanh thân mến,
Mới đặt vòng cũng sẽ có những biểu hiện như em đã mô tả trong thư, nhưng nếu em bị rong kinh – rong huyết kéo dài thì nhiều khả năng là vòng này không thích hợp.
Trường hợp của em cần theo dõi thêm, nếu vẫn tiếp tục còn những biểu hiện trên thì em nên đi khám và siêu âm lại xem có gì bất thường không hoặc vòng nằm có đúng vị trí chưa…?
Cháu sinh em bé đến nay được 8 tháng, cháu vẫn đang cho con bú. Cháu có thể tiêm phòng rubela không ạ?
Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu 26 tuổi, cháu sinh em bé đến nay được 8 tháng, cháu vẫn đang cho con bú. Cháu có thể tiêm phòng rubela không ạ? – (Nguyễn Thị Hoa Mỹ, [email protected]
/* */
)
Chào cháu,
Cháu chưa nên tiêm vắc xin trong thời gian đang cho con bú, và nên cho con bú càng lâu càng tốt. Khi nào trẻ 12 tháng tuổi thì 2 mẹ con đến tiêm cùng (khi đó chắc con cháu cai sữa rồi và cũng đến lúc phải tiêm vắcxin này.
Em đang mang thai ở tuần thứ 28 và luôn đi khám thai theo định kỳ nhưng không thấy BS hẹn em kiểm tra đường huyết. Em muốn hỏi nếu em không được kiểm tra vậy sau này nếu có bị tiểu đường sẽ ảnh hưởng như thế nào. Và trong thời gian về sau nếu muốn kiểm tra dường huyết thì nên kiểm tra ở tuần thứ mấy mới có kết quả chính xác ạ? – (Một bạn đọc)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào em,
Theo quy trình thai tại BV Từ Dũ, em sẽ được kiểm tra đường huyết vào lần khám thai đầu tiên để phát hiện những trường hợp tiểu đường có sẵn mà bệnh nhân không biết. Và đối với những trường hợp nguy cơ rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ như: tiền căn đẻ con trên 4kg, tiền căn thai lưu lớn, gia đình có người bị tiểu đường, tăng cân nhanh, béo phì,… hay trong quá trình theo dõi xuất hiện một số dấu hiệu có thể có liên quan đến tiểu đường trong thai kỳ như đa ối, có đường trong nước tiểu (mặc dù trong thai kỳ có đường trong nước tiểu là chấp nhận được),…
Các trường hợp này khi thai 24 – 28 tuần sẽ được làm test dung nạp đường. Nếu test âm tính sẽ được theo dõi thai kỳ bình thường, nếu test dương tính sẽ được giới thiệu khám chuyên khoa nội tiết. Tùy từng trường hợp các sản phụ sẽ được khuyên tiết chế đường hay điều trị bằng thuốc.
Chúc em có thai kỳ khỏe mạnh, “mẹ tròn con vuông”!
Theo BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang – Website BV Từ Dũ
Mới đây, nghe người quen nói rằng bị đau đầu do rượu bia mà dùng thuốc có hoạt chất trên thì sẽ bị xơ gan, tôi rất hoang mang, không biết điều đó có đúng không?
Mỗi khi bị đau đầu do uống rượu hoặc bia, tôi thường dùng Paracetamol để giảm đau (tôi bị viêm bao tử). Mới đây, nghe người quen nói rằng bị đau đầu do rượu bia mà dùng thuốc có hoạt chất trên thì sẽ bị xơ gan, tôi rất hoang mang, không biết điều đó có đúng không? Tôi có thể dùng thuốc giảm đau loại gì thay thế? – (Giang Sĩ Nhơn, Cần Thơ)
BS Ngô Thanh Lương (Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh):
Rượu, bia và Paracetamol nếu dùng lâu dài đều có thể làm tổn thương chức năng gan, đưa đến suy gan, viêm gan, xơ gan và dẫn đến tử vong. Các nghiên cứu cho thấy, ở người uống rượu thường xuyên, việc dùng Paracetamol với liều điều trị thông thường có thể gây nhiễm độc gan.
Ở một người khỏe mạnh bình thường (không bị viêm gan mãn do rượu hoặc các bệnh gan mãn tính khác), thỉnh thoảng uống rượu, bia vừa phải mà bị nhức đầu thì việc dùng 1 viên Paracetamol 500mg là chấp nhận được. Đối với người khỏe mạnh, nếu dùng liều Paracetamol 4gr (8 viên 500mg)/ngày/14 ngày liên tục thì người ta nhận thấy men gan có tăng (ALAT, GGT). Theo Hội Gan – Mật Hoa Kỳ, liều dùng Paracetamol ở người uống rượu thường xuyên là không quá 3gr (6 viên 500mg)/ngày và không dùng quá 48 giờ.
Trong các loại thuốc giảm đau dùng cho người có bệnh gan mãn tính do rượu, Paracetamol là thuốc gây hại ít hơn cả. Nhóm kháng viêm giảm đau non-steroids (Ibuprophen…) gây khó chịu dạ dày, đôi lúc gây xuất huyết dạ dày, ruột; thuốc giảm đau dẫn xuất từ thuốc phiện (Morphine) gây buồn ngủ, hạ huyết áp và gây nghiện nếu dùng dài ngày.