Lưu trữ cho từ khóa: huyết trắng

Huyết trắng khi nào là sinh lý, khi nào là bệnh lý?

Huyết trắng là chất dịch tiết ra ở cổ tử cung và âm đạo. Thông thường có hai loại huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý.

Em năm nay 23 tuổi, có kinh nguyệt từ năm 15 tuổi. Từ lúc có kinh tới giờ kinh nguyệt của em vẫn chưa đều, có lúc 2 tháng mới có một lần. Từ khi bắt đầu có kinh, em thường xuyên bị ra chất dịch màu trắng đục (có khi có màu hơi xanh), đặc như keo, không gây ngứa. Em thường bị ra dịch này lúc đi vệ sinh. Em chưa quan hệ tình dục lần nào. Vậy em có bị bệnh gì không ạ? Bác sĩ cho em hỏi huyết trắng đó là biểu hiện sinh lý bình thường hay là do bệnh lý? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (H. T)

huyet-trang-khi-nao-la-sinh-ly-khi-nao-la-benh-ly

Huyết trắng là chất dịch tiết ra ở cổ tử cung và âm đạo. Thông thường có hai loại huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý. Ảnh minh họa

Bạn H. T thân mến!

Bình thường, trong khoảng 1-2 năm khi bắt đầu có kinh, kinh nguyệt của người phụ nữ thường không ổn định (không đều về thời gian có kinh, thay đổi về lượng hoặc màu sắc của máu kinh…). Trường hợp của bạn kinh nguyệt không đều cho tới tận bây giờ (kéo dài 8 năm) thì có thể có những bất ổn nào đó trong cơ thể bạn.

Còn về vấn đề huyết trắng, bạn cần hiểu rằng, huyết trắng thể hiện được tình trạng nội tiết và sức khỏe của người phụ nữ. Huyết trắng không những giữ cho âm đạo luôn có độ ẩm nhất định mà còn có tác dụng chống vi khuẩn của bệnh tật xâm nhập vào. Huyết trắng là chất dịch tiết ra ở cổ tử cung và âm đạo. Thông thường có hai loại huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý.

Huyết trắng sinh lý là chất nhầy màu trắng sữa giống như lòng trắng trứng gà, kéo ra thành sợi có mùi hơi tanh. Số lượng, màu sắc của huyết trắng tùy thuộc vào hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ. Đặc biệt là vào thời kỳ rụng trứng và mang thai hoặc kích thích của hoạt động tình dục thì lượng huyết trắng cũng tăng tiết nhiều.

Cơ quan sinh dục nữ hết sức nhạy cảm cho nhiều mầm bệnh khác nhau phát triển, từ viêm nhiễm thông thường trong đời sống vợ chồng, đến các bệnh viêm nhiễm do tạp trùng, do nấm, do ký sinh trùng… Tùy theo nguyên nhân và tính chất của bệnh tạo ra một chất dịch thoát ra từ âm đạo gọi là khí hư, còn gọi là huyết trắng bệnh lý.

Huyết trắng bệnh lý có mùi và màu sắc bất thường. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Huyết trắng bệnh lý xuất hiện khi có màu sắc và mùi thay đổi bất thường. Huyết trắng sánh đặc, màu trắng lợn cợn, đóng thành mảng, gây ngứa, rát nhiều hoặc có màu xanh nhạt, loãng, có bọt, với số lượng nhiều là biểu hiện viêm âm đạo. Huyết trắng có màu vàng, giống như mủ biểu hiện của viêm cổ tử cung,…

Nếu bạn thấy huyết trắng có những thay đổi như có mùi hôi với màu sắc, số lượng bất thường cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Chúc bạn vui, khỏe!

Theo Afamily.vn

Có phải huyết trắng ra liên tục gây tắc vòi trứng?

Bệnh huyết trắng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị đúng, không dứt điểm, bệnh dễ tái phát và là tiền đề cho những loại viêm nhiễm đặc biệt gây ra tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh.

Tôi năm nay 23 tuổi, đã kết được 2 năm nhưng vẫn chưa có em bé dù không hề kế hoạch một ngày nào. Cả hai gia đình đều giục giã đi khám, chữa các nơi để mong hai vợ chồng sớm có một “mụn con”. Trong tất cả những lần đi khám, kết quả chồng tôi đều bình thường, chỉ có tôi là gặp trục trặc ở vòi trứng. Bác sĩ nói tôi bị tắc vòi trứng, rất khó có con.

Bác sĩ không nói nguyên nhân do đâu nhưng tôi cũng hồ nghi lý do mình rơi vào hoàn cảnh này. Trước đây, khi chưa kết hôn, tôi thường bị ra nhiều huyết trắng. Tôi cứ nghĩ huyết trắng là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ. Nhưng thực tế lại không phải vậy.

Tôi có sở thích đi phượt, đi du lịch và chính thói quen di chuyển liên tục này đã làm bệnh của tôi ngày càng nặng hơn. Thay vì đi khám khi thấy huyết trắng ra quá nhiều, thậm chí chuyển sang màu vàng, có mùi hôi, gây ngứa, tôi lại dùng băng vệ sinh và dung dịch vệ sinh phụ nữ liên tục hơn. Do đi nhiều nên thời gian tôi quan tâm đến sự thay đổi này của cơ thể cũng ít hơn. Tôi chỉ cần biết làm sạch “vùng kín” nhanh chóng để khỏi ảnh hưởng đến cuộc vui.

Cuối cùng, khi không chịu nổi nữa tôi mới đi khám và điều trị cùng với lời quở trách của bác sĩ “sao lại thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm với sức khỏe của mình đến vậy”. Sau lần đó, thỉnh thoảng tôi vẫn bị ra nhiều huyết trắng nhưng ít hơn trước nhưng tôi cũng không quan tâm lắm.

Tôi rất băn khoăn không biết có phải do tình trạng ra huyết trắng liên tục như vậy mà tôi đã bị tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến việc có con hay không. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! – (Thu Nga)

co-phai-huyet-trang-ra-lien-tuc-gay-tac-voi-trung

Ảnh minh họa

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Thu Nga thân mến,

Nếu đúng như bạn nói thì quả thực bạn là người rất đáng trách vì đã quá vô trách nhiệm với sức khỏe của mình, đặc biệt là vấn đề sức khỏe này còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Đáng lẽ ngay từ khi biết mình có những dấu hiệu huyết trắng bất thường bạn nên đi khám ngay để được điều trị dứt điểm.

Cho đến nay, bệnh của bạn đã trở thành mãn tính và liên tục tái phát, không những gây khó chịu cho các hoạt động trong ngày mà còn đe dọa khả năng sinh sản của bạn.

Bình thường huyết trắng là một hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ. Tính chất và số lượng huyết trắng tùy thuộc vào hàm lượng oestrogene ở mỗi người. Ở tuổi dậy thì, huyết trắng cũng xuất hiện nhưng rất ít. Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, lượng huyết trắng ra nhiều hơn và thay đổi theo mỗi chu kỳ.

Còn trong trường hợp huyết trắng ra nhiều, kèm theo các dấu hiệu khác như có mùi hôi, có màu vàng, xanh, gây ngứa… thì được gọi là huyết trắng sinh lý. Huyết trắng sinh lý có thể do vi khuẩn hoặc nấm gây ra.

Sự rối loạn hệ vi khuẩn thường trú ở âm đạo, làm cho các vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm nhiễm, có thể do lạm dụng thuốc đặt âm đạo, sử dụng kháng sinh lâu dài, thụt rửa âm đạo… Nếu do vi khuẩn thì huyết trắng có màu xám trắng, có mùi hôi, đặc biệt hôi nhiều hơn sau khi giao hợp.

Nấm thật ra vốn sống cộng sinh trong cơ thể, không gây bệnh, nhưng trong một số điều kiện, nấm sẽ phát triển và gây ra triệu chứng bệnh, trong đó có cả bệnh nấm âm đạo kèm theo ra nhiều huyết trắng. Khi nhiễm nấm, huyết trắng sẽ có màu trắng đục, dính từng mảng như váng sữa, có lúc có mùi hôi, có triệu chứng ngứa ở âm hộ.

Bệnh huyết trắng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị đúng, không dứt điểm, bệnh dễ tái phát, dẫn đến viêm phụ khoa mãn tính, và là tiền đề cho những loại viêm nhiễm đặc biệt gây ra tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh.

Khi thấy huyết trắng có những biểu hiện bất thường, chị em nên đi khám sớm để các bác sĩ làm xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và tùy thuộc vào nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị mà phải tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Bạn cũng nên dùng các loại đồ lót bằng loại vải dễ thấm hút, hạn chế chất liệu có thành phần nilon.

Chúc bạn vui khỏe!

Theo Trí Thức Trẻ

Vượt cạn an toàn

Mang thai là một chuỗi các biến đổi diễn ra trong cơ thể phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, thai kỳ cũng thường khiến bạn lo lắng hoặc khó chịu. Dưới đây là những lời khuyên từ bác sỹ Phạm Thị Ngọc Diệp, thuộc sản phụ khoa, bệnh viện Quốc tế (BVQT) Hạnh Phúc để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Giữ cân nặng hợp lý

Người thừa cân hoặc béo phì khi mang thai sẽ có nhiều biến chứng và rủi ro cao hơn. Đối với phụ nữ thừa cân, mức tăng cân cần được duy trì khoảng 7 – 11kg. Đối với người béo phì, mức tăng cân cần được giới hạn trong khoảng 5 – 7kg. Một phụ nữ có cân nặng bình thường thì khi mang thai, số cân nặng tăng thêm khoảng 11 – 13kg.

Giữ gìn sức khỏe răng miệng

Bạn nên khám răng định kỳ từ trước và trong suốt thời gian mang thai. Phụ nữ có các bệnh về răng lợi dễ có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Thời gian hợp lý nhất để chữa răng là trong giai đoạn từ 14 đến 20 tuần. Tuy nhiên vào các giai đoạn khác, bạn cũng không nên chần chừ chữa trị khi có chỉ định của nha sỹ.

Những triệu chứng nguy hiểm:

Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn gặp phải những triệu chứng bất thường như:

• Chảy máu âm đạo

• Nhức đầu liên tục hoặc dữ dội

• Suy giảm thị lực, nổ đom đóm mắt

• Phù tăng nhanh ở cánh tay, bàn tay hoặc mặt

• Đi tiểu gắt buốt, nước tiểu hay huyết trắng có mùi hôi, ngứa nóng âm đạo

• Đau lưng âm ỉ, đau vùng bụng dưới

• Căng tức ở khung chậu, bẹn, đùi

• Ra huyết trắng nhiều hay nước rỉ ra hay sà ra từ âm đạo

• Sốt trên 38o.

Thăm khám thai định kỳ

Mỗi sản phụ cần khám thai ít nhất 3 lần tại những cơ sở y tế có uy tín trong suốt thai kỳ. Theo quy định của ngành y tế, khám thai phải trải qua 9 bước. Với những công đoạn đó, bác sỹ sản khoa có thể tiên lượng được những yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai và sinh nở.

Hội thảo đặc biệt cho ông bố, bà mẹ có con trong năm Quý Tỵ

Sinh con khỏe mạnh là mong ước của tất cả các bà mẹ. Thấu hiểu điều đó, BVQT HẠNH PHÚC kết hợp cùng Công ty OTB tổ chức Hội thảo: “Vượt cạn an toàn” nhằm cung cấp những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ cũng như các phương pháp giúp mẹ và bé “vượt cạn’’ an toàn.

Đến với buổi hội thảo bạn sẽ được tư vấn, trao đổi trực tiếp với bác sỹ Sản phụ khoa Phạm Thị Ngọc Diệp, BVQT HẠNH PHÚC và tận hưởng cơ hội mua sắm các sản phẩm cao cấp với mức giá ưu đãi cùng những phần quà đặc biệt từ các nhãn hàng: Anmum, Goo.N, Green Cross, Anna Nina…

Thời gian: 8g30 – 11g00, Chủ Nhật 10/3/2013.

Địa điểm: Conference Hall, Khách sạn Continental Sài Gòn, 132-134 Đồng Khởi, Q.1.

Liên lạc: 0906 768 970 (Cô Hiên) hoặc 0909 970 102 (Cô Dung) để được đặt chỗ và nhận quà tặng

Đơn vị tổ chức:

Đơn vị tài trợ:

Vì sao ra nhiều chất bột màu trắng trong kì kinh nguyệt?

Trong chu kì kinh nguyệt lần này, em thấy máu ra ít, thay vào đó là rất nhiều chất bột màu trắng. Em bị làm sao?

Thời kỳ kinh nguyệt em thường đến sớm 2-3 ngày, có khi đến sớm 5 ngày. Mọi tháng, chu kỳ vẫn bình thường, nhưng tháng này em thấy ra chất rất lạ, màu trắng đục như chất bột và rất nhiều, máu kinh thì ít hơn mọi lần.
 
Vậy như thế là nguyên nhân vì sao và có ảnh hưởng gì tới sau này không. Trong thời gian gần hết em thấy hơi ngứa. Em mong ban biên tập cho em lời giải đáp. Em chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào em,

Với những miêu tả của em trong thư chúng tôi cho rằng em đang có biểu hiện điển hình của viêm âm đạo, em nên đi khám phụ khoa để bác sĩ tìm nguyên nhân gây viêm và điều trị nhé.

Viêm âm đạo là một loại viêm phụ khoa và một khi đã bị viêm phụ khoa thì phải điều trị dứt điểm để tránh bệnh tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, em cũng phải đảm bảo thực hiện đúng cách trong quá trình vệ sinh hàng ngày, khi có chu kỳ kinh nguyệt, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh viêm nhiễm lại.

Việc viêm âm đạo có khả năng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của em hay không thì rất khó khẳng định ngay được, vì nó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của em. Hơn nữa, viêm nhiễm chỉ là 1 trong số những nguyên nhân gây nên khó thụ thai mà thôi.

Tốt nhất em nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp và nhanh khỏi.

Chúc em luôn mạnh khỏe!

(Theo AF)

Xét nghiệm huyết trắng có thể phát hiện Chlamydia

Tôi 34 tuổi, mới lập gia đình 2 tháng và đang rất muốn có con. Hôm nay, tôi đi khám phụ khoa, bác sĩ chỉ định siêu âm phụ khoa (siêu âm SPK màu).

Kết quả siêu âm phụ khoa chưa phát hiện bất thường; soi tươi khí hư kết quả: bạch cầu (++); tế bào biểu mô(++); trực khuẩn gram dương (++). Bác sĩ kết luận tôi bị viêm âm đạo và cho toa: 2 viên Doxycylin 100mg, ngày uống 2 lần, 2 viên Dalacin C 300mg ngày uống 2 lần, Fluomizin(10mg) đặt mỗi tối một viên, Lactacid FH 60ml 1 lọ.

Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi: soi tươi có phát hiện được nhiễm Chlamydia không? Nếu không thì phải làm xét nghiệm gì để biết mình có bị nhiễm Chlamydia? Tôi có nên dùng toa thuốc trên hay không? Nếu có dùng thì có ảnh hưởng đến việc có con hay không? Có phải kiêng cử gì không? Tôi xin cảm ơn! (katy)

Trả lời:

Chào bạn!

Chlamydia có thể được phát hiện qua xét nghiệm huyết trắng bằng một test cho kết quả trong vòng 30 phút, kể từ khi nhận mẫu xét nghiệm. Kết quả trên có độ nhạy là 75% và độ đặc hiệu là 90%

Đối với một bệnh có thể có nhiều cách điều trị. Tùy theo tình trạng mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra toa thuốc thích hợp sau khi khám thực tế. Vì vậy, khi được thăm khám và nhận toa thuốc, bệnh nhân nên trực tiếp hỏi bác sĩ chỉ định toa thuốc.

(Theo PNO)