Thực đơn cho người quá gầy mỗi ngày ngoài 3 bữa ăn chính nên có thêm 2 – 3 bữa phụ.
Tôi 20 tuổi, cao 1m5, chỉ nặng 38kg. Nhờ bác sĩ tư vấn giùm tôi cách tăng cân, và thực đơn ăn uống hằng ngày thích hợp được không? – Trần Khánh Linh (TPHCM).
Ảnh minh họa.
BSCK I Nguyễn Thị Ánh Vân
, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM:
Với chiều cao và cân nặng hiện tại, BMI của bạn tính được là 16.8. Như vậy là bạn quá gầy và cần tăng thêm từ 5 – 8kg nữa. Thực đơn mỗi ngày ngoài 3 bữa ăn chính nên có thêm 2 – 3 bữa phụ. Mỗi bữa chính gồm 2 bát cơm, 100 – 150g thịt, cá các loại, 200 – 300g các loại rau củ và khoảng 1 – 2 thìa canh dầu. Bữa phụ có thể là 1 cốc sữa béo có đường, 1 cốc chè, hoặc 1 cái bánh giò… Trái cây 200 – 250g/ngày.
Chú ý nên thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh bị ngán và nên ăn đủ các loại thực phẩm để đảm bảo số lượng các dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, bạn sẽ ăn ngon miệng và tăng cân tốt. Nhớ tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng.
Nhiều người thường xuyên không ăn thịt mà vẫn bị béo phì. Lý do vì họ không ăn thịt nhưng lại ăn cơm nhiều hơn, mà trong gạo thì chủ yếu là chứa carbonhydrate thanh đạm, không béo, ăn nhiều cũng không thấy no tức bụng.
Khi không ăn thịt, lượng lipid từ thức ăn không đủ nên cơ thể sẽ tăng cường tốc độ chuyển hóa carbonhydrate thành lipid, dẫn đến tăng tế bào lipid và giảm đường huyết. Khi đường huyết giảm sẽ khiến cơ thể nhanh có cảm giác đói, lại ăn nhiều hơn, tạo thành vòng tuần hoàn ác tính gây béo phì.
Vì vậy, để tránh béo phì bạn không nên triệt để không ăn thịt. Thịt là nguồn cung cấp cho cơ thể con người các chất quan trọng như protein động vật, sắt, vitamin nhóm B… Thiếu hụt các chất này lâu dài sẽ gây thiếu máu và suy dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nhiều trường hợp thiếu máu mãn tính là do ăn quá ít cholesterol và lipid. Trong khi đó, thịt chứa thành phần này nhiều nhất.
Một số nghiên cứu cho thấy, những con vật trường kỳ chỉ ăn thức ăn không cholesterol sẽ bị tăng độ giòn tế bào hồng huyết cầu, khiến cho tế bào này dễ vỡ và bị rút ngắn thời gian sống.
Nếu thường xuyên chỉ ăn các loại axit béo không no như bơ thực vật thì cũng gây tích đọng trong gan, thận và trong màng tế bào máu. Các tế bào này chứa nhiều lipid nhưng lại không đủ cholesterol nên cơ thể sẽ bị yếu ớt và dễ bị thẩm thấu, gây nên chứng thiếu máu.
Để điều trị chứng bệnh này, bạn chỉ cần tăng cường cholesterol thiên nhiên như bơ, trứng, thịt là được. Tuy nhiên, những người béo không nên ăn quá nhiều thịt mỡ, bơ sữa, mỡ lợn… là đúng, nhưng không nên kiêng khem quá mức mà gây hại cho cơ thể.
Những người cần kiêng thịt mỡ như người béo phì, người bệnh tim, người bệnh cao huyết áp, người bệnh tim mạch, viêm túi mật…cũng cần bổ sung protein và vitamin đầy đủ. Nên chọn ăn các loại rau của nhiệt lượng thấp như rau cần tây, cà rốt… Và không nên tập luyện nặng quá , dễ gây tăng cảm giác thèm ăn thì sẽ cản trở quá trình giảm béo.
Giảm cân bằng cách ăn nhiều thịt
Giảm cân bằng cách ăn nhiều thịt là biện pháp mới ở Việt Nam, nhưng nó lại khá phổ biến trên toàn thế giới và đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Vì sao có thể giảm cân bằng cách ăn nhiều thịt?
Thịt là thực phẩm rất giàu chất béo bão hòa, chứa hàm lượng lớn protein. Chính vì loại thực phẩm này có chứa rất nhiều chất béo nên không ít người đã cho rằng thịt là loại thực phẩm không lạnh mạnh, khiến cho người sử dụng chúng mắc khá nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh béo phì.
Tuy nhiên, qua rất nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, chất béo bão hòa trong thịt là lành mạnh bởi chúng chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết. Điều quan trọng là trong khẩu phần ăn hàng ngày bạn vẫn có thể ăn thịt với một lượng hợp lý, chất béo bão hòa sẽ hoàn toàn vô hại đối với quá trình giảm cân của bạn. Do vậy, bạn vẫn được ăn thịt một cách thoải mái, vẫn có đủ năng lượng để làm việc, vui chơi cũng như tham gia vào các hoạt động khác mà lại không ảnh hưởng đến công cuộc giảm cân của mình.
Nếu bạn đang gặp khó khăn với các chế độ ăn chay thì bạn có thể áp dụng phương pháp này. Bằng cách ăn nhiều thịt hơn tinh, cộng thêm các hoạt động thể dục thường xuyên chính là cách giúp bạn giảm cân tương đối hiệu quả.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Đại học bang Ohio mới được công bố trên tạp chí Biological Psychiatry cho thấy tình trạng bị stress có thể khiến quá trình trao đổi chất chậm lại ở những phụ nữ dùng nhiều chất béo, do đó họ dễ bị tăng cân hơn so với những người không bị stress.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 58 phụ nữ có độ tuổi trung bình là 53, hỏi họ về những sự cố gây stress đã trải qua. Sau đó, họ được cho dùng bữa ăn chứa 930 calo và 60 g chất béo. Các nhà khoa học nhận thấy cơ thể những phụ nữ trải qua một sự cố gây stress trong vòng 24 giờ trước bữa ăn đốt cháy ít hơn 104 calo sau 7 giờ dùng bữa so với những người không bị stress.
Stress khiến quá trình trao đổi chất sau bữa ăn chậm lại. Ảnh: ABCNEWS
Nhóm nghiên cứu ước tính sự chậm chuyển hóa hằng ngày như vậy có thể khiến nhóm người bị stress tăng thêm khoảng 4,9 kg mỗi năm. Những phụ nữ bị stress cũng có mức độ hormone insulin cao hơn trong máu, góp phần tích tụ mỡ. Trưởng nhóm nghiên cứu, GS Janice Liecolt-Glaser, nói rằng một số khảo sát trước đây cho thấy những người bị stress thường ít quan tâm đến việc cần dùng thực phẩm lành mạnh và vì vậy họ càng dễ tăng cân hơn do cơ thể của họ đốt ít calo hơn.
Nếu đã có tiền căn bệnh dạ dày thì cần điều trị sớm tránh để kéo dài vì đó là cơ quan tiêu hóa quan trọng.
Em cao 1m73, nặng 62kg, em muốn tăng thêm 8kg. Dù ăn rất nhiều nhưng khó lên cân. Em lại bị đau dạ dày nên khoảng 1 năm nay có cảm giác chán ăn, kể cả việc đi tập thể dục về rất mệt cũng không thèm ăn. Xin bác sĩ tư vấn giúp chế độ dinh dưỡng và thức ăn nào để dễ hấp thu và tăng cân? – Hà Trí Cường (quận 7, TPHCM).
Ảnh minh họa.
BSCKI Nguyễn Vân, Hội Dinh dưỡng TPHCM:
Với chiều cao cân nặng hiện tại của em là trung bình, em có thể tăng thêm 5 – 6kg nữa là đủ. Nếu đã có tiền căn bệnh dạ dày, em cần đi điều trị sớm tránh để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ vì đó là cơ quan tiêu hóa quan trọng. Hiện tại, nếu ăn không thấy ngon em có thể dùng các loại thực phẩm bổ sung khác để đảm bảo năng lượng.
Cụ thể, vẫn giữ 3 bữa ăn chính cố gắng 2 bát/bữa. Thịt, cá, tôm, trứng, cua… 250 – 300g/ngày, chế biến thức ăn bằng dầu và tăng độ béo. Thêm 1 – 2 bữa phụ bằng những món ăn tùy thích khác như cháo thịt, cháo cá, bún miến, bánh mỳ ngọt, chè. Uống thêm 2 cốc sữa mỗi ngày loại béo có đường. Trước và sau khi tập thể dục em nên uống các loại nước trái cây ngọt sẽ tốt hơn và chờ hết mệt hãy ăn cơm.
Ngoài ra, trong chọn thực phẩm tránh làm dạ dày bị đau thêm em nên kiêng các thực phẩm có vị chua, cay, thực phẩm lên men. Khi ăn nên nhai kỹ, tránh các thức ăn cứng, rau sống.
Nhiều người thường cho rằng việc tăng cân bị ảnh hưởng bởi lối sống và cách ăn uống. Tuy nhiên, trên thực tế, có những nguyên nhân sức khỏe gây ảnh hưởng tới cân nặng mà bạn khó có thể kiểm soát.
Bạn bị trầm cảm
Nhiều thuốc chữa trầm cảm có tác dụng phụ gây tăng cân. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu như bạn tăng 2-7 kg khi đang dùng thuốc. Ngoài ra, những người mắc bệnh trầm cảm cũng lười vận động hơn và trong khẩu phần ăn có nhiều chất béo và calorie hơn, dẫn tới việc tăng cân không mong muốn. Để khắc phục điều này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi qua loại thuốc khác ít tác dụng phụ hơn và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để giải tỏa tâm lý.
Giảm nhu động ruột
Các vấn đề về đường tiêu hóa như thiếu chất xơ, mất nước, mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới cân nặng của bạn. Bạn nên bổ sung thêm chất xơ để tránh táo bón. Nếu như không có hiệu quả, bạn nên tới gặp bác sĩ để loại bỏ các nguyên nhân gây rối loạn nghiêm trọng khác.
Thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu vitamin D, kẽm và sắt sẽ gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và khiến cơ thể mệt mỏi. Điều này khiến nhiều người lười vận động hơn và bổ sung nhiều caffein cũng như đường trong khẩu phần ăn, nước uống hơn để giữ cơ thể tỉnh táo. Việc này vô hình chung khiến cân nặng của bạn gia tăng một cách đáng kể. Gia tăng lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn hoặc dùng thực phẩm chức năng để bổ sung lượng chất thiếu hụt sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề.
Bạn đang già đi
Thực tế cho thấy khi bạn ở ngưỡng 40 – 50 tuổi, cơ thể sẽ không tiêu tốn nhiều calorie như khi bạn còn 20. Vì vậy ở giai đoạn này, bạn nên chú ý tập thể dục nhiều hơn và giảm bớt tinh bột trong thức ăn. Những thực phẩm chứa protein ít béo và giảm bớt lượng tinh bột sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ tăng cân.
Ở ngưỡng 40-50 tuổi, bạn nên tập thể dục nhiều hơn và giảm bớt tinh bột trong thức ăn
Viêm khớp
Các bệnh lý liên quan đến xương như viêm khớp, đau đầu gối và đau hông sẽ khiến bạn vận động khó khăn hơn và từ đó ít tập thể dục hơn. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được lên chương trình tập luyện phù hợp với nhu cầu sức khỏe. Trong trường hợp nặng, bạn nên tới gặp bác sĩ vật lý trị liệu để giúp cơ thể vận động nhiều hơn và dễ dàng hơn.
Dùng thuốc trong thời gian dài
Các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc ức chế beta và các loại thuốc khác dùng trong điều trị bệnh tim mạch đều có thể khiến bạn tăng cân. Những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng tới khẩu vị của bạn hoặc trực tiếp tác động lên quá trình trao đổi chất, gây ảnh hưởng tới cân nặng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi qua loại thuốc khác nếu như không muốn bị tăng cân.
Bên cạnh những cô nàng muốn giảm cân để có thân hình lý tưởng, ngược lại cũng có nhiều người chỉ có mỗi ước mơ là được tăng cân. Dưới đây là những cách tăng cân nhanh chóng.
Ăn để tăng cân
1. Ăn và ăn thường xuyên
– Quy tắc này đặc biệt đúng với những người đang cố gắng tăng cân. Ăn uống thường xuyên có nghĩa là bạn ăn năm sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày để cơ thể luôn tích trữ các chất dinh dưỡng. Điều này không có nghĩa là bạn ăn vặt thoải mái và các loại đường, bữa ăn của bạn cần rất nhiều protein và cacbon hydrate.
– Uống thêm sinh tố, sữa ít béo hoặc nước trái cây để tăng calo. Bạn nhớ uống 30 phút trước hoặc sau bữa ăn.
2. Ăn đúng loại chất béo
– Bạn muốn có cơ thể đầy đặn, khỏe mạnh hãy ăn thật nhiều trái bơ và các sản phẩm sữa, các loại hạt (bao gồm cả bơ đậu phộng) và các loại thịt, tránh xa kem, khoai tây chiên và thức ăn vặt gây béo. Chất béo lành mạnh như đậu phộng, hạt điều, dầu ô liu rất cần thiết để giúp bạn tăng cân nhanh chóng.
3. Dùng thực phẩm giàu protein
– Protein tạo cơ bắp và là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của bạn.
– Ăn các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, phô mai, sữa, cá và trứng.
4. Thực phẩm giàu cacbon-hydrate
– Đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể, vì vậy, bạn hãy tiêu thụ nhiều gạo lức, mì ống, khoai tây và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này vừa giúp bạn tăng cân nhanh, vừa tốt cho sức khỏe.
5. Ăn muộn vào ban đêm
– Việc thay đổi thời gian ăn uống, đặc biệt là vào ban đêm là một trong những bí quyết tăng cân. Bạn có thể ăn bữa tối thật thịnh soạn với đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo và rau xanh. Hãy nhớ dùng thêm món tráng miệng nhé!
Tập thể dục để tăng cân
1. Luyện tập nặng
Luyện tập nặng dễ giúp bạn tăng cân, bởi vì cơ bắp nặng được săn chắc, đồng thời tập thể dục là cách kích thích thèm ăn và giúp bạn ăn ngon, ăn nhiều. Sau khi tập luyện, bạn hãy uống một ly sinh tố với những loại trái cây béo như bơ, dừa… để phục hồi năng lượng và tăng cân.
2. Tăng cường độ tập luyện
Khi đã quen với việc tập thể dục, bạn hãy tăng cường độ tập luyện và mức độ khó khăn hơn như hít đất, nâng tạ… Với những cách này, bạn vừa nhanh chóng phát tướng, vừa có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
Khi mang thai, bà mẹ nào cũng mong muốn tăng cân để con được khỏe mạnh, nhưng việc tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi và cả bà bầu gặp bất lợi.
Tin liên quan:
Thai nhi chậm tăng cân có bình thường không?
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ
Thắc mắc thường gặp về cân nặng của mẹ bầu và thai nhi
Quan niệm của các bà mẹ là khi mang thai cần phải cố gắng ăn uống nhiều hơn, lựa chọn toàn những món ăn bổ dưỡng để bổ sung cho bà bầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học thì lại cho rằng, chỉ nên ăn những chất cần thiết cho thai nhi, chứ không nên ăn quá nhiều.
Khi mang thai, việc ít tăng cân đã là nguy hiểm, nhưng tăng cân quá nhiều thì còn nguy hiểm hơn, vì vậy, điều quan trọng của các bà mẹ khi mang thai là phải giữ lượng cân tăng lên vừa đủ, để không quá thừa, cũng không quá thiếu.
Trọng lượng tăng trung bình của các bà bầu là khoảng từ 12 – 15kg, không nên tăng quá nhiều hoặc quá ít. Tăng cân nhiều có thể gây nhiều vấn đề như khiến mẹ bị tiểu đường, tích tụ nhiều mỡ gây khó sinh, và khó giảm cân sau khi sinh. Ngoài ra, việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai cũng gây ra bệnh cao huyết áp, khiến thai phụ dễ bị đẻ non. Vậy làm thế nào để tăng cân được vừa đủ trong thai kỳ?
Bổ sung đủ chất
Trong quá trình mang thai, chỉ nên bổ sung đủ các chất cần thiết cho thai nhi như sắt, đạm, axit folic… Những chất này có trong các loại thịt đỏ, rau xanh, sữa… nên chỉ cần bổ sung bằng cách ăn uống đa dạng và đầy đủ.
Không nên ăn quá nhiều trong một bữa vì cho rằng như thế tốt cho con, nhiều bà mẹ ăn quá nhiều nhưng chỉ béo mẹ mà con lại không tăng cân đúng chuẩn.
Nếu cảm thấy đói giữa buổi, có thể bổ sung bằng các loại hoa quả, sữa không đường… để vừa đủ chất, lại không quá béo.
Tập luyện khi mang thai
Việc tập luyện khi mang thai không những giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu, giúp thai nhi khỏe mạnh, việc vượt cạn dễ dàng mà còn giúp bà bầu tránh được tình trạng tăng cân phi mã.
Từ tháng thứ tư trở đi, các bà bầu nên tăng cường vận động, tập thể dục bằng cách đi bộ, tập yoga, đi bơi… để tăng cường sức khỏe.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bà bầu thường xuyên vận động, tập thể dục khi mang thai thì con sinh ra sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị béo phì.
Tăng cân là tốt nhưng các bà bầu đừng để cân nặng tăng quá cao, đến mức không thể kiểm soát được trọng lượng của mình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả bà bầu và thai nhi.
Mức tăng cân chuẩn trong thai kỳ
Nắm được điều này, các bà bầu sẽ biết cách ăn uống và điều chỉnh cân nặng của mình sao cho phù hợp để không bị tăng cân quá đà.
Mẹ có cân nặng bình thường từ trước khi mang thai thì khi bầu bí nên tăng 12 – 15kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 13-18kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20kg.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 1-2kg. Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 – 0,5kg/tuần.
Theo Eva.vn
The post Mức tăng cân chuẩn trong thai kỳ appeared first on Tin Sức Khỏe.
Sau đây là thực đơn giúp bạn tăng cân nhanh chóng và an toàn nhé!
Tin liên quan:
10 loại thực phẩm giúp bạn tăng cân
6 thực phẩm vàng giúp tăng cân nhanh chóng
Thực phẩm chống tăng cân trong mùa đông
Với những người mập thì việc lên cân rất dễ dàng, nhưng với những người gầy thì việc tăng cân không hề đơn giản chút nào. Nếu việc ăn uống không khoa học không những không thể tăng cân mà còn khiến bạn “mòn” hơn.
Tham khảo thực đơn tăng cân dưới đây để tăng cân nhanh chóng và an toàn nhé!
Sáng: Bánh cuốn nhân thịt: 1 dĩa + 1 trái xoài hoặc 2 trái chuối
Trưa: 3 chén cơm ăn với 100g cá thác lác chiên + canh đậu hũ cà chua + 1 miếng dưa hấu Thái Lan
Tối: 3 chén cơm ăn với 100g tôm sú kho + bắp cải luộc, 1 miếng dưa hấu Thái Lan.
Một số điểm bạn nên lưu ý:
– Sữa và trái cây dùng sau khi ăn bữa chính để tránh hiện tượng không muốn ăn.
– Trước khi ngủ bạn có thể ăn bánh ngọt hoặc uống sữa
– Trong các món nêu trên, bạn thích món nào thì có thể ăn cả sáng, trưa, tối, không cần phải theo đúng thực đơn.
Theo Nhipcausuckhoe
The post Thực đơn giúp bạn tăng cân nhanh chóng appeared first on Tin Sức Khỏe.
Các loại trái cây thường giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa… và tốt cho sức khỏe. Nhưng tiêu thụ quá nhiều trái cây cũng có thể khiến bạn tăng cân
Các loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất. Chúng được coi là nhóm thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, tiêu thụ quá nhiều các loại trái cây có thể làm tăng hàm lượng calo và khiến bạn tăng cân.
Khi nói đến chế độ ăn uống lành mạnh, các loại trái cây và rau quả được xem là lựa chọn an toàn nhất. Nhiều người trong số chúng ta tin rằng đó là những thực phẩm có thể giúp giảm cân rất hiệu quả.
Thực tế, các loại trái cây thường giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa… và có tác dụng giúp phòng, ngừa một số bệnh. Đó là lý do tại sao nhóm thực phẩm này được coi là có lợi cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết rằng, tiêu thụ quá nhiều trái cây các loại cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân, thậm chí gây ra các vấn đề về răng miệng. Ví dụ, một quả chuối cỡ trung bình có khoảng 110 calo, 30g carbohydrate , bao gồm 19g đường, trong khi đó, một quả bưởi cỡ trung bình có khoảng 60 calo và 15g carbohydrate, kể cả đường .
Các loại trái cây thường giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa… và tốt cho sức khỏe Ảnh minh họa
Trong hầu hết các loại trái cây đều chứa calo và đường. Nếu ăn quá nhiều hoa quả, lượng calo nạp vào cơ thể cũng đồng thời tăng lên, kết quả là khiến cơ thể bạn dư thừa calo, gây tăng cân. Trong nhiều loại trái cây có chứa đường, được gọi là fructose . Khi chúng ta ăn thực phẩm (không bao gồm các loại trái cây), nó phân hủy thành glucose. Glucose sẽ chuyển hóa thành insulin để phát tín hiệu cho thấy rằng bạn đã no, từ đó, bạn dừng ăn. Nhưng khi chúng ta ăn trái cây, nó giải phóng fructose mà không kích hoạt sự sản xuất insulin, do đó, chúng ta không cảm thấy no. Điều này dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều, mất kiểm soát và khiến cho lượng đương vào cơ thể cũng tăng lên nhanh chóng.
Glenys Jones, một chuyên gia dinh dưỡng tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa dinh dưỡng con người Mỹ cho biết: “Bạn cần ăn tất cả mọi thứ trong chừng mực. Cũng như khi bạn thực hiện một quyết định không nên ăn một gói bánh quy, bạn nên suy nghĩ về việc cần kiểm soát khẩu phần ăn ngay cả với trái cây”.
Khi lượng đường vào cơ thể quá nhiều, cho dù glucose hoặc fructose, kết quả là mức độ triglycerides gia tăng mạnh. Triglycerides có liên quan đến bệnh tim. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên cẩn thận về các trái cây họ ăn, vì nó có thể làm cho lượng đường trong máu tăng lên rõ rệt.
Tiến sĩ Carel Le Roux, một nhà tư vấn về chuyển hóa tại Đại học Y khoa Imperial, London, nói: “Những người béo phì hoặc có bệnh tim nên hạn chế ăn trái cây hàng ngày, nên ăn 4 phần rau cùng với 1 phần trái cây. Như vậy, bạn sẽ vẫn nhận được nhiều chất chống oxy hóa, hơn nữa lại không làm tăng mức độ fructose nên không dễ tăng cân và hại răng miệng”. Vì vậy, tránh các loại trái cây giàu năng lượng có thể giúp bạn rất nhiều trong việc duy trì trọng lượng .
Một số loại trái cây có hàm lượng calo thấp như quả việt quất, lê, táo, dâu tây, mận, đào, bưởi, và anh đào…. Trái cây mà có lượng calo bao gồm dưa hấu, kiwi, nho , dưa hấu, và dứa.
Điều này chứng tỏ rằng bạn nên cân nhắc đến lượng calo sẽ nạp vào cơ thể khi ăn bất kì loại trái cây nào. Lượng calo thích hợp cho bạn còn phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, sức khỏe… Vì vậy, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết mình nên ăn bao nhiêu hoa quả là vừa. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn trái cây tươi sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Các nhà khoa học vừa phát hiện thấy loài vi khuẩn làm tăng nguy cơ béo phì sinh sôi nảy nở rất nhanh trong điều kiện khí hậu lạnh. Chẳng hạn, trong số dân châu Âu thì người Anh nặng cân nhất ( ¼ phụ nữ và trên 22% đàn ông Anh bị béo phì). Nguyên nhân chính là do khí hậu lạnh nước Anh lạnh hơn.
Béo phì thường có quan hệ với 2 loài vi khuẩn đường ruột Bacteroidetes và Firmicutes. Những người béo phì có nhiều Firmicutes và có ít vi khuẩn Bacteroidetes hơn. Điều tra 1020 tình nguyện viên khỏe mạnh ở 23 nước, kể cả ở Anh, cho thấy càng ở xa đường xích đạo thì càng có nhiều vi khuẩn Firmicutes.
Ảnh minh họa – Internet
Các nhà khoa học cho rằng, đó chính là cơ chế bảo vệ tự nhiên. Trong điều kiện lạnh cơ thể phải thích nghi bằng cách tăng khối lượng.
Vì vậy, tỷ lệ tốt giữa các loài vi khuẩn đường ruột khác nhau tùy theo địa điểm sinh sống của con người. Qua nghiên cứu những con chuột có xu hướng béo phì, người ta thấy rằng, trong cơ thể của chúng có nhiều vi khuẩn Firmicutes.
Trước khi thí nghiệm, trong cơ thể chúng không có loài vi khuẩn đường ruột nào, sau đó các nhà khoa học mới đưa một trong hai loài vi khuẩn trên vào, những con chuột nào được đưa nhiều vi khuẩn Firmicutes vào thì rất mau tăng trọng.
Cũng như vậy, khi cho những người béo ăn kiêng thì mật độ vi khuẩn Firmicutes giảm sút, còn vi khuẩn Bacteroidetes tăng theo mức độ giảm cân. Chắc chắn rằng, loài vi khuẩn Firmicutes đã góp phần hấp thụ năng lượng một cách có hiệu quả hơn từ thức ăn. Đó là thuộc tính cơ bản đối với những cơ thể sống ở vùng khí hậu lạnh.