Lưu trữ cho từ khóa: nhức đầu

Những yếu tố có thể gây đau đầu do căng thẳng

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân xác định gây đau đầu do căng thẳng, song một số yếu tố có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các cơn đau này.

nhung-yeu-to-co-the-gay-dau-dau-do-cang-thang

Ảnh minh họa

Bệnh viện Cleveland (Hoa Kỳ) đưa ra một số yếu tố có thể gây đau đầu do căng thẳng:

– Thiếu ngủ

– Tư thế không đúng

– Bị trầm cảm hoặc căng thẳng về cảm xúc

– Phải đối phó với những nguyên nhân gây stress như các vấn đề về công việc hoặc sức khỏe kém.

Theo Anninhthudo.vn

Có cách nào chữa dứt bệnh viêm xoang hàm?

Tôi thường xuyên bị đau đầu, sổ mũi đặc. Đã chụp Xquang được chẩn đoán là viêm xoang hàm. Tôi đã uống thuốc theo đơn nhưng không khỏi dứt mà hầu như năm nào cũng bị tái diễn, có khi vài lần. Xin quí báo tư vấn cách chữa dứt bệnh này?

Nguyễn Thị Lan (Thanh Hóa)

co-cach-nao-chua-dut-benh-viem-xoang-ham

Hệ thống xoang của cơ thể gồm có xoang sàng, xoang hàm, xoang trán và xoang bướm. Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh, đặc biệt là trong điều kiện môi trường sống hiện nay. Trên lâm sàng thường gặp viêm xoang hàm và xoang trán.

Viêm xoang hàm có 2 thể: Thể cấp tính gây nhức đầu và đau nhẹ vùng mặt, tăng về sáng và trưa, giảm về buổi chiều, đau khi ấn vào hố răng, chảy nước mũi có mủ kèm sốt… Thể mạn tính có thể không có triệu chứng hoặc gây chảy nước mũi thường xuyên, có mùi thối đặc biệt trong viêm xoang do răng. Viêm xoang mạn tính thể mủ có thể gây các biến chứng (tuy ít gặp) như viêm tấy hố mắt, viêm xương tủy, viêm màng não, áp-xe não. Chẩn đoán bằng soi độ trong của xoang hoặc chụp Xquang thấy một hoặc nhiều xoang bị mờ. Trong viêm xoang hàm, soi mũi thấy mủ chảy ra từ ngách mũi giữa. Điều trị viêm xoang cấp tính chủ yếu là sử dụng kháng sinh kết hợp thuốc giảm đau, chống viêm; tại chỗ dùng thuốc co mạch nếu ngạt tắc mũi, hoặc xông mũi bằng menthol, long não… cũng có tác dụng tốt. Nếu viêm xoang do răng (thường do sâu răng hàm) cần điều trị răng sâu triệt để, có khi phải nhổ bỏ răng sẽ giúp xoang khỏi nhanh chóng. Điều trị viêm xoang mạn, cần sử dụng kháng sinh đặc hiệu dựa trên kháng sinh đồ, chọc dò xoang tháo mủ, điều trị nội khoa nếu không hiệu quả cần can thiệp ngoại khoa.

BS. Trần Mạnh Toàn

Theo Suckhoedoisong.vn

Bệnh đau nửa đầu có nguy hiểm không?

Tôi 45 tuổi, gần đây tôi rất hay bị đau nửa đầu, nhất là khi thời tiết thay đổi. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và mất ngủ gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống. Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân gây đau nửa đầu và bệnh có thực sự nguy hiểm?

Ngô Thị Yến (Hà Nội)

benh-dau-nua-dau-co-nguy-hiem-khong

Ảnh minh họa – Internet

Đau nửa đầu là một bệnh thường gặp. Bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập, cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe.

Cho đến nay vẫn chưa biết một cách chắc chắn về căn nguyên của bệnh đau nửa đầu. Tuy vậy, theo các chuyên gia thì đau nửa đầu là do sự rối loạn vận mạch các mạch máu não, tuy nhiên, nguyên nhân gây rối loạn co giãn mạch máu não vẫn chưa được làm sáng tỏ. Với trẻ em, bệnh thường khởi phát xung quanh lứa tuổi dậy thì do ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý, cảm xúc, nhất là trẻ em gái. Bên cạnh đó, bệnh đau nửa đầu cũng có thể do yếu tố gia đình (mẹ bị đau nửa đầu thì con gái cũng bị). Về mặt cơ chế gây đau nửa đầu, nhiều ý kiến cho rằng có thể do thiếu hụt lượng serotonin trong máu gây rối loạn tuần hoàn não và làm giảm lượng máu lưu thông về não bộ gây nên đau nửa đầu.

Đặc điểm nổi bật của bệnh đau nửa đầu là rất dễ tái phát và mỗi lần tái phát thường làm cho người bệnh rất khó chịu, hay quên và có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiểu tiện. Ở một số người, mỗi lần cơn đau nửa đầu tái phát có thể có dấu hiệu báo trước như tim đập mạnh, nhanh, hoa mắt, chóng mặt. Riêng phụ nữ ở tuổi trung niên, khi đã mắc bệnh đau nửa đầu thường hay tái phát vào lúc đang có kinh nguyệt hoặc lúc áp lực công việc, gia đình, hoặc chấn thương tâm lý, hoặc do thay đổi thời tiết. Vậy để biết chính xác mức độ bệnh của mình, chị nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ tìm nguyên nhân gây bệnh và chữa trị triệt để.

BS. Văn Bằng

Theo Suckhoedoisong.vn

Thường hay bị nhức đầu có phải do thuốc giảm cân?

Cháu đang học lớp 11, có tiền sử rối loạn thần kinh tim, bắt đầu uống thuốc giảm cân khoảng hai năm nay.

Gần đây cháu thường bị nhức đầu, choáng váng, chóng mặt, khó thở, khi thở lại rất đau bên phải. Khi phải tập trung suy nghĩ thì cháu nhức đầu kinh khủng. Xin hỏi có phải do tác dụng phụ của thuốc giảm cân?Sóc Xinh (TP.HCM)

thuong-hay-bi-nhuc-dau-co-phai-do-thuoc-giam-can

GS.TS.BS Lê Đức Hinh

, chủ tịch hội Thần kinh Việt Nam:

Cháu đã uống thuốc giảm cân trong hai năm nhưng không cho biết tình trạng giảm cân của cháu như thế nào, chế độ ăn uống ra sao nên tôi không rõ. Nhưng cháu từng bị rối loạn thần kinh tim mà lại uống thuốc giảm cân trong thời gian dài thì có thể cơ thể không thích ứng được với việc giảm cân, hơn nữa chức năng tim của cháu yếu nên ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của máu lên não và gây ra các hiện tượng trên. Theo tôi cháu nên ngừng uống thuốc giảm cân, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể vì tôi nghĩ các bạn trẻ ngày nay thường nhịn ăn để giảm cân, điều này sẽ không tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, cháu nên đi khám nội khoa, đặc biệt là đến chuyên khoa tim mạch để kiểm tra lại tình trạng bệnh tim của cháu.

Theo SGTT.vn

Dấu hiệu cảnh báo cơn đau đầu nguy hiểm

Đã có nhiều tai nạn đáng tiếc do chậm đến bệnh viện cấp cứu, khởi đầu từ sự chủ quan của người bệnh với những biểu hiện đau đầu.

Khi thời tiết thay đổi, khi áp lực công việc trở nên căng thẳng, kinh doanh gặp khó khăn, hay cuộc sống gia đình xảy ra sóng gió… ta dễ nghe thấy những lời than đau đầu. Không phải cơn đau đầu nào cũng nghiêm trọng, nhưng một số cơn đau đầu là dấu hiệu nguy hiểm. Đã có nhiều tai nạn đáng tiếc do chậm đến bệnh viện cấp cứu, khởi đầu từ sự chủ quan của người bệnh với những biểu hiện đau đầu.

Nguyên nhân của đau đầu

Đau đầu là một trong các than phiền thường nghe ở người lớn tuổi, tuy nhiên, về nguyên nhân thì chứng đau đầu lại xảy ra nhiều hơn ở người trẻ tuổi. Về tỷ lệ, tuổi 55 – 74: nam 53% và nữ 66%; tuổi trên 75: nam 22% và nữ 55%. Đau đầu có hai nhóm chính: nguyên phát và thứ phát.

Đau đầu nguyên phát là những trường hợp đau đầu mà không có nguyên nhân cụ thể nào được chẩn đoán. Đau đầu nguyên phát có khuynh hướng giảm dần sau 40 tuổi. Chỉ 66% đau đầu ở người lớn tuổi là loại đau đầu nguyên phát, thường là: đau đầu migraine (đau nửa đầu), đau đầu loại căng thẳng (thường gặp nhất với tỷ lệ 44,5%), đau đầu cụm, đau đầu liên quan đến giấc ngủ.

Đau đầu thứ phát là những trường hợp đau đầu do nguyên nhân cụ thể như u não, viêm mạch máu… Đau đầu thứ phát thường gặp ở người lớn tuổi hơn, với nguy cơ cao gấp mười lần so với người trẻ tuổi. Khoảng 15% người lớn tuổi khi mới bị đau đầu là do nguyên nhân quan trọng như u não; xuất huyết màng não; viêm động mạch thái dương (thường gặp ở người có triệu chứng đau nhiều cơ do thấp khớp); đau thần kinh tam thoa; tụ máu dưới màng cứng não (thường do chấn thương đầu), tụ máu mãn tính dưới màng cứng thường gặp ở người lớn tuổi do teo não; dùng aspirin hay các thuốc kháng đông vì bệnh lý khác. Trong khi đó, chỉ khoảng 1,5% người dưới 65 tuổi lần đầu bị đau đầu do các nguyên nhân tương tự.

dau-hieu-canh-bao-con-dau-dau-nguy-hiem

Không phải tất cả các loại đau đầu đều cần uống thuốc. Ảnh: Tuomope

Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Đó là các triệu chứng toàn thân như: sốt, đau cơ, sụt cân hoặc có các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, suy giảm miễn dịch… Khám thần kinh ghi nhận dấu hiệu bất thường như lừ đừ, liệt mặt, yếu tay chân, nhìn đôi, đi không vững… Đau đầu khởi phát đột ngột, nặng, không có dấu hiệu báo trước. Đau tăng khi rặn, ho, sinh hoạt tình dục… Khởi phát ở người lớn tuổi cũng là một dấu hiệu cảnh báo, do vậy cần phải xác định rõ nguyên nhân trước khi điều trị. So với tính chất đau đầu trước đây của bệnh nhân, đau đầu hiện tại đã thay đổi về cường độ, tần số, đặc tính, các biểu hiện khác và đáp ứng kém với điều trị.

Điều trị cách nào?

Để chẩn đoán, cần xét nghiệm tốc độ lắng máu tăng và sinh thiết động mạch thái dương.

Không phải tất cả các loại đau đầu đều cần uống thuốc, đa số có thể chữa bằng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hay các thuốc kháng viêm không steroid. Việc quan trọng đầu tiên là phải tìm được nguyên nhân, đặc biệt là loại trừ được các tổn thương não.

Cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc giảm đau, đặc biệt các tác dụng phụ trên dạ dày, thận, gan ở người lớn tuổi. Đối với những trường hợp đau đầu nguyên phát thì không nên dùng thuốc giảm đau quá hai ngày trong tuần, đặc biệt nếu dùng liên tục trên ba tháng vì có thể gây ra tình trạng “đau đầu do dùng thuốc quá nhiều”. Tuỳ thuộc vào loại đau đầu nào mà bác sĩ cho dùng thuốc tương ứng.

Một số thuốc điều trị bệnh lý khác có thể gây đau đầu: nhóm nitrates, một số thuốc giãn mạch như diltiazem, nifedipine, minoxidil… Do vậy phải báo với bác sĩ điều trị khi có dấu hiệu đau đầu để kịp điều chỉnh hoặc đổi thuốc.

Các phương cách điều trị khác là giảm căng thẳng; lưu ý tư thế của đầu cổ khi sinh hoạt; thay đổi thói quen ăn uống để tránh nguy cơ dẫn đến đau đầu (một số loại đau đầu có thể tăng do ăn uống như đau đầu migraine, trường hợp này cần tránh rượu bia, bột ngọt, phômai, sôcôla, nước chanh, thức ăn có nhiều mỡ…)

Tóm lại, người lớn tuổi bị đau đầu nên đến khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh vì có thể có những nguyên nhân nguy hiểm chưa được nhận biết.

TS.BS Lê Văn Tuấn

Theo SGTT.vn

Điều trị bệnh suy nhược thần kinh thế nào?

Cerecaps chứa các dược liệu có tác dụng hoạt huyết mạnh, giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện hiệu quả tình trạng của anh.
Tôi hay bị nhức đầu, mất ngủ, ngủ hay mơ. Công việc của tôi cũng khá bận rộn. Đi khám bác sĩ kết luận tôi bị suy nhược thần kinh. Xin hỏi tình trạng của tôi là như thế nào và điều trị ra sao?  – Anh Thanh (43 tuổi, Thủ đức, Hồ Chí Minh).
dieu-tri-benh-suy-nhuoc-than-kinh-the-nao
Ảnh minh họa.

Trả lời:

Công việc của anh bận rộn với nhiều việc phải suy nghĩ khiến lưu lượng máu lên não không được cung cấp đầy đủ dẫn đến tình trạng thiếu máu não gây nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, thần kinh căng thẳng. Anh nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Bên cạnh đó anh cần dùng các sản phẩm dưỡng não để điều trị tận gốc tình trạng thiếu máu lên não gây suy nhược thần kinh. Cerecaps chứa các dược liệu có tác dụng hoạt huyết mạnh, giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện hiệu quả tình trạng của anh.
Theo Kienthuc.net.vn
The post Điều trị bệnh suy nhược thần kinh thế nào? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng cách nào?

Đối với các nhân viên văn phòng, tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu rất dễ gặp phải.

Xin cho hỏi, tôi bị các triệu chứng như đang ngồi, lúc đứng lên thì chóng mặt muốn té, hay đau đầu, đi đo điện não thì bác sĩ ghi là thiểu năng tuần hoàn não, vậy tôi nên chữa trị bằng cách nào, tôi nhân viên văn phòng, năm nay 44 tuổi.(Nguyễn Thị Nhàng)

dieu-tri-thieu-nang-tuan-hoan-nao-bang-cach-nao

Ảnh minh họa.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn:

Đối với các nhân viên văn phòng, tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu rất dễ gặp phải. Bạn bị đau đầu chóng mặt, muốn té khi thay đổi tư thế điều đó là hoàn toàn phù hợp.

Lời khuyên với bạn lúc này là phải vệ sinh lao động một cách hợp lý nghĩa là không nên làm việc với máy tính trong phòng lạnh một thời gian quá dài, khi bạn thay đổi tư thế thì nên xoa ấm vùng cổ và từ từ thay đổi tư thế, tránh thay đổi đột ngột. Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn nên trọng dụng những loại trà thuốc như trà nhân sâm, trà linh chi, trà gừng… và mạnh dạn sử dụng một số sản phẩm Đông dược có tác dụng cải thiện tuần hoàn não.

Theo Kienthuc.net.vn

Thường bị đau đầu vào mùa đông có gây biến chứng?

Mùa đông lạnh kéo theo nhiều bệnh tật, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng mình.

Cháu chào bác sĩ ạ!

Cháu năm nay 22 tuổi. Cháu thường bị đau đầu vào mùa đông, cứ khoảng 3 đến 5 ngày thì hết. Cháu bị đau đầu từng vùng, chủ yếu là đau trên đỉnh đầu, cảm giác đau và giật giật vùng viền ngoài của đầu. Đầu tháng 1 năm ngoái cháu có đi khám và làm xét nghiệm nhưng bác sĩ khám cho cháu nói là không có hiện tượng gì bất thường. Bác sĩ có kê cho cháu thuốc giảm đau aspirin, hoạt huyết dưỡng não và vitamin B3 và bảo nếu uống xong không thuyên giảm thì đến khám lại. Cháu uống 3 ngày không thấy đau nữa nên không đi khám lại. Sang mua đông năm nay cháu lại bị đau đầu. Cháu muốn hỏi là cháu mua thuốc uống như trước có được không và việc đau này có gây biến chứng gì không? Cháu xin cảm ơn! – (nhung…@gmail.com)

thuong-bi-dau-dau-vao-mua-dong-co-gay-bien-chung

Trả lời:

Chào cháu,

Đau đầu vào mùa đông không phải là chuyện hiếm gặp. Chứng đau đầu có thể gặp ở nhiều người, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vào mùa đông, các cơn đau đầu thường xảy ra khi trời có gió mùa, lạnh buốt hoặc gặp lạnh đột ngột do bước từ phòng kín ra đường. Triệu chứng đau đầu của mỗi người cũng khác nhau và thường gặp nhất là đau nửa đầu. Người bệnh thường đau dữ dội một bên hoặc hai bên thái dương hay sau ổ mắt.

Ngoài ra việc đau nửa đầu còn có thể là biểu hiện của chứng Migraine. Migraine là một trường hợp thuộc nhóm nhức đầu mãn tính do có rối loạn nguyên phát ở não, thường gặp ở nữ giới, nhiều nhất là ở độ tuổi từ 10 đến 40. Migraine không nguy hiểm đến tính mạng, trừ một số thể đặc biệt.

Migraine thông thường thể hiện ở triệu chứng đau nửa đầu kéo dài vài tiếng cho đến vài ngày. Người bệnh có thể cảm thấy đau một bên hoặc lần lượt đổi từ bên này sang bên khác. Ngoài ra có hiện tượng mạch đập mạnh ở vùng thái dương. Bệnh nhân có thể đau vừa hoặc đau dữ dội và đặc biệt đau khi người bệnh căng thẳng hay làm việc quá sức.

Để ngăn những cơn đau đầu, cháu cần có chế độ ăn hợp lý, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Cũng không nên thức khuya hay ngủ không theo một giờ nhất định. Việc bị căng thẳng hoặc sống trong môi trường nhiều tiếng ồn cũng là nguyên nhân gây đau đầu.

Để chấm dứt hẳn những cơn đau đầu và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cần phải điều trị triệt để. Để phát hiện ra Migraine, các bác sĩ trước hết sẽ dựa vào triệu chứng, sau đó kê một vài loại thuốc cho bệnh nhân uống để cắt cơn đau tạm thời và theo dõi tiếp. Nếu hiện tượng đau đầu không dứt thì bệnh nhân phải đến bệnh viện khám lại và làm thêm các chụp chiếu, xét nghiệm khác để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị.

Việc uống thuốc chỉ là điều trị cắt cơn. Nếu cháu chưa có thời gian đến bệnh viện khám thì có thể dùng thuốc để chứng đau đầu không ảnh hưởng đến học tập, công việc nhưng chắc chắn sau đó cháu vẫn phải đến bác sĩ để khám lại và chẩn đoán chính xác.

Dạo này có rất  nhiều bạn gửi thư về cho bác sĩ Mèo thắc mắc về các bệnh liên quan đến trời lạnh. Các bạn cố gắng gìn sức khỏe, mặc ấm, sinh hoạt điều độ và ăn uống đầy đủ để bệnh tật không thể làm phiền mình nhé!

Chúc cháu sớm điều trị thành công!

Theo Kenh14.vn

Nhai kẹo cao su có thể gây đau đầu

Các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Meir thuộc Đại học Tel Aviv (Israel) cho biết, 87% thanh thiếu niên có thể chữa chứng đau đầu mãn tính bằng cách từ bỏ nhai kẹo cao su.

nhai-keo-cao-su-co-the-gay-dau-dau

Ảnh minh họa – Internet

Tham gia nghiên cứu này có 30 tình nguyện viên tuổi từ 6-19, có tiền sử đau nửa đầu. Sau 1 tháng, nhóm các nhà khoa học ghi nhận có 19 người tham gia đã gần như khỏi hẳn chứng đau đầu, đặc biệt tần suất và cường độ đau giảm đến 7 lần. Trước công trình nghiên cứu này, nhiều nhà khoa học đã chứng minh nhai kẹo cao su gây ra căng thẳng cho khớp thái dương, xương quai hàm và hộp sọ gây đau đầu. Ngoài ra, chất làm ngọt nhân tạo có trong kẹo cao su cũng là tác nhân chính gây hiện tượng đau nửa đầu.

Theo Anninhthudo.vn

Đau đầu dai dẳng – Có thể liên quan đến mắt

Nếu mắc chứng đau đầu dai dẳng, bạn nên đến khám tại một cơ sở chuyên khoa mắt. Bởi nhiều khi nguyên nhân của đau đầu lại là do những rắc rối liên quan đến mắt.

Triệu chứng có thể là sáng sớm ngủ dậy, bạn có cảm giác đau đầu rõ rệt ở diện trán, thái dương hoặc mắt. Dạng đau đầu này có nhiều nguyên nhân khả dĩ.

– Cơ vận động mắt đã làm việc quá mức

Chỉ với việc đi khám trên bình diện chỉnh quang, bác sĩ có thể chỉ ra ngay cho bạn những rối loạn bắt nguồn từ sự làm việc quá mức với máy vi tính hoặc do đọc sách quá nhiều. Bạn có thể nghe thấy cụm từ “thiểu năng hội tụ”, đó là khi mắt không đạt được mức hội tụ cần thiết để nhìn gần thật tốt bằng cả hai mắt cùng một lúc. Tình trạng này có thể dẫn đến đau đầu do các cơ vận nhãn không thật khỏe. Việc điều trị chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, hoặc bằng một liệu trình chỉnh thị trên cơ sở thỏa thuận và sự thấu hiểu vấn đề giữa bạn, bác sĩ và cơ quan công tác.

dau-dau-dai-dang-co-the-lien-quan-den-mat

Ảnh minh họa – Internet

– Kính của bạn tỏ ra không tương thích

Rất nhiều tật khúc xạ đã không được hiệu chỉnh đúng mức. Ví dụ như bạn đã đeo kính đọc sách có công suất quá cao, gây ra tình trạng cưỡng bức điều tiết quá mức cần thiết. Chính sự nỗ lực không đáng có nói trên là nguyên nhân gây đau đầu. Chúng tôi – những bác sĩ nhãn khoa – đã gặp rất nhiều bệnh nhân bị loạn thị, viễn thị không đeo kính như giới chuyên môn yêu cầu nên gây ra đau đầu. Vì vậy bạn nên đến khám tại cơ sở nhãn khoa để có một đôi kính thích hợp. Ðồng thời đừng nên chịu đựng, bỏ qua việc đeo kính khi bị cận thị nhẹ.

– Ðau đầu khi làm việc với máy vi tính

Ðể giữ cho đôi mắt được khỏe mạnh khi phải làm việc lâu dài với máy vi tính, ta cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của y học lao động. Trước hết phải đảm bảo khoảng cách giữa máy tính và mắt của bạn khi làm việc bằng khoảng chiều dài của cánh tay. Màn hình có thể hơi ở trên hoặc ở dưới tầm nhìn của bạn nhưng đừng bao giờ để quá cao. Ðể tránh sự căng cơ quá đáng, nên tổ chức, sắp xếp chỗ ngồi có khoảng cách hợp lý với tài liệu, giữ lưng luôn thoải mái. Sau cùng cần có khoảng nghỉ ngơi sau mỗi 2 giờ làm việc.

Trên đây chỉ là những dạng đau đầu thường gặp có nguyên nhân từ mắt và có thể dễ dàng khắc phục. Ngoài ra còn rất nhiều căn bệnh khác tại mắt cũng gây nên chứng đau đầu, nhưng đó là cảm giác đau dai dẳng, dữ dội hơn kèm theo các biểu hiện chức năng khác như đỏ mắt, nhìn mờ… Nếu mắc phải thì cách tốt nhất là chúng ta nên đi khám mắt ngay.

5 bài tập thư giãn cho mắt:

Nên thực hiện những động tác này sau giờ làm việc hoặc trong lúc giải lao. Có thể chọn bài tập nào giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất, nên bắt đầu thật nhẹ nhàng để không gây chóng mặt.

– Nhắm mắt và cử động đầu kiểu gật và lắc thật từ tốn.

– Chớp mắt, đừng quên nhắm thật chặt và mở thật to mắt cho mỗi lần chớp.

– Không cử động đầu, nhìn lên trên – xuống dưới rồi sang phải – trái.

– Cử động xoay tròn 2 mắt theo một vòng kín – một chiều rồi theo chiều ngược lại.

– Cầm một chiếc bút để cố định phía trước mũi, rồi nhìn vào một điểm thật xa trên tường (chiều đi). Sau đó làm ngược lại (chiều về).

Theo Nonnghiep.vn