Lưu trữ cho từ khóa: chảy máu

Những điều lưu ý khi trẻ bị đau đầu

Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Những cơn đau đầu có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại, có thể là đơn thuần nhưng có nhiều trường biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm?

Đó có thể là là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm như u não, tăng áp lực sọ não, dị dạng mạch máu, thần kinh….

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ

– Đau đầu khi bị sốt, do các bệnh viêm dây thần kinh, viêm màng não, viêm não, viêm xoang, viêm ở mắt, răng.
– Đau đầu do căn nguyên mạch máu (đau nửa đầu), do cao huyết áp, dị dạng động tĩnh mạch.
– Đau đầu do khối choán chỗ nội sọ, u não, chảy máu nội sọ, não úng thủy, tăng áp lực sọ não lành tính.
– Đau đầu do yếu tố tinh thần: lo âu, stress, học quá sức, căng thẳng thần kinh kéo dài. Hiện nay sức ép học tập, thi cử có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe tinh thần của trẻ, vì ngoài học văn hóa, các em còn phải học thêm ngoại ngữ, vi tính… Có trẻ đau đầu vì trong gia đình có người thân bị mất; Do trẻ thấy bố đối xử bất công với mẹ nên buồn rồi mắc bệnh đau đầu.

nhung-dieu-luu-y-khi-tre-bi-dau-dau

Ảnh minh họa

Những điều cha mẹ cần lưu ý

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý những cơn đau đầu có biểu hiện bất thường như: Đau đầu dữ dội, dai dẳng, đau đầu kèm buồn nôn, sốt cao, đau đầu kèm đau khối cơ vùng gáy, đau đầu kèm giảm hoặc mất thị lực, thính lực.

Khi trẻ kêu đau đầu, các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm và xem xét các biểu hiện kèm theo. Cần cặp nhiệt độ cho trẻ xem trẻ có bị sốt không, hỏi trẻ xem có đau ở đâu không: đau họng, đau răng, đau tai… Bên cạnh đó xem trẻ có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc màu da của trẻ có thay đổi không (xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn…).

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần hỏi xem trẻ có buồn nôn và có bị nôn lần nào không. Cha mẹ cũng hỏi trẻ khi ngồi học trên lớp có thấy mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn vào các chữ, số trên bảng và nhìn có rõ nét không. Khi đã biết được các thông tin nghi có liên quan đến chứng đau đầu của trẻ, nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Khi có biểu hiện đau đầu khác thường, nên đến bệnh viện để khám cụ thể, chứ không nên vội quy cho đau đầu do “thời tiết” hay do “hội chứng tiền đình”.

Các loại đau đầu ở trẻ: có 2 loại

– Đau đầu cấp tính: Đau đầu cấp tính thường xuất phát từ các bệnh mang tính chất cấp tính như viêm nhiễm do vi sinh vật gọi là bệnh nhiễm trùng, như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm tai cấp, viêm xoang cấp hoặc một số bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, màng não.

Triệu chứng hay gặp nhất là sốt và đau đầu. Tùy theo tính chất và bản chất của từng bệnh nhiễm trùng mà còn nhiều triệu chứng kèm theo như bệnh u não, viêm màng não thì ngoài triệu chứng đau đầu có thể có buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc bị mờ mắt hoặc liệt…

– Đau đầu tái diễn (tái phát): có thể gặp lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình nhất là hội chứng Migraine. Hội chứng Migraine ở trẻ là thường bị đau nửa đầu khá nhiều lần (cơn) trong 1-2 ngày (thường có từ 5 cơn trở lên). Ngoài ra người ta còn thấy đau đầu có khi chỉ âm ỉ và kéo dài suốt ngày đêm (đau đầu do bệnh tăng huyết áp, đau đầu do rối loạn tiền đình) hoặc đau từng cơn và cũng có loại đau đầu hay xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng.

Theo VnMedia.vn

Bệnh trĩ và Thuốc chữa bệnh trĩ AYURHOID

Bệnh trĩ Thuốc chữa bệnh trĩ AYURHOID
bệnh trĩ là bệnh do sự dãn quá mức các tĩnh mạch đưa đến tĩnh mạch trĩ bị sưng, phù ở vùng hậu môn – trực tràng. Có sự dãn quá mức là do thành tĩnh mạch bị suy yếu không còn bền chắc.
Nếu trĩ nằm dưới cơ thắt hậu môn gọi là bệnh trĩ ngoại, có thể thấy bằng mắt thường. Bệnh trĩ nội là búi trĩ định vị trên cơ thắt hậu môn, chỉ thấy khi soi hậu môn, tuy nhiên trĩ nội khi nặng gọi là sa búi trĩ có thể thò ra ngoài. Trĩ có thể làm cho ngứa, đau và có khi chảy máu. Nhưng có khi trĩ không gây triệu chứng hoặc chỉ gây cảm giác nặng nề ở hậu môn trực tràng. Khi có chảy máu là có khi đã có biến chứng, ở tình trạng nặng.
– Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Khi thành tĩnh mạch bị suy yếu nếu thêm những yếu tố thuận lợi được kể ra sau đây sẽ làm phát triển bệnh trĩ:
1. Viêm đại tràng mạn tính, táo bón kinh niên gây rặn mạnh khi đại tiện.
2. Tăng áp lực xoang bụng do lao động nặng, do ho (vì bệnh viêm phế quản mạn, dãn phế quản).
3. Sinh hoạt tĩnh tại với tư thế đứng lâu hoặc ngồi nhiều suốt ngày (như người làm nghề thợ may, thư ký đánh máy).
4. Phụ nữ mang thai với tử cung lớn dần chèn ép các tĩnh mạch trĩ gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch.
Những người thường xuyên có các tình trạng kể trên lại thêm bị suy yếu tĩnh mạch rất dễ bị bệnh trĩ.
Ta nên lưu ý có một biến chứng thường thấy ở bệnh trĩ là chảy máu ngoài, sưng, ngứa, đau hậu môn. Nhưng chảy máu khi đi cầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ở đại tràng, trực tràng, thậm chí có bệnh nguy hiểm như ung thư trực tràng. Vì vậy, rất cần đi khám bệnh, soi để xác định bệnh một cách chắc chắn và để cho bác sĩ cho hướng điều trị đúng đắn.
Thuốc chữa bệnh trĩ
Có 2 loại: loại dùng trong là loại thuốc viên dùng để uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn được đặt vào trong hậu môn.
Trước hết là thuốc viên uống. Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do tác động đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài Chữa bệnh trĩ còn dùng để trị chứng suy, dãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh. Có thể kể một số biệt dược dùng để uống như: Ginkgo Fort, Flebosmil…
Trong điều trị bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cho liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố. Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón v.v…
Bên cạnh dùng thuốc uống, người bệnh còn dùng thuốc cho tác dụng tại chỗ, tức dùng thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong trường hợp bị trĩ nội) hoặc dùng thuốc mỡ để bôi lên tổn thương. Thuốc cho tác dụng tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đi tiêu và tối trước khi ngủ.
Những điều cần lưu ý trong điều trị bệnh trĩ
-Trĩ có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý cũng như thuốc đông –tây y. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
Điêu trị Bệnh trĩ trĩ nội –trĩ ngoại- bằng Thuốc chữa bệnh trĩ AYURHOID
Thuốc chữa bệnh trĩAYURHOID được tổng hợp từ nhiều loại thảo dược có công dụng chính giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm chứng táo bón.Chông phù nê làm co rút búi trĩ ,hoạt huyêt hoá ứ .chống chảy máu
Thành phần bao gồm các loại dược thảo sau:
Cao Cây Trinh Nữ:
chống viêm nhiễm, lọc máu.
Súng Đỏ:
làm dịu cơn đau, cung cấp dinh dưỡng, làm lạnh.
Cao Hạt Sầu Đâu:
cung cấp dinh dưỡng, làm lành vết thương, chống ngứa.
Khoai Na:
kích thích dạ dày, thuốc giảm chướng hơi, thuốc bổ.
Plantago Ovata:
nhuận tràng, làm dịu cơn đau.
Shorea Robusta:
dễ tiêu.
Cao Mùi:
giảm chướng hơi, kích thích dạ dày, làm lạnh, thuốc bổ.
Cao Chiêu Liêu:
Dễ tiêu hóa, giảm chướng hơi.
Cao Me Rừng:
là thuốc sổ, hạ nhiệt.
Vắp:
Làm thuốc sổ, làm dịu cơn đau, giảm chướng hơi, kích thích.
Commiphora Myrrha:
nhuận tràng, kích thích dạ dày.
Mức Hoa Trắng:
dễ tiêu hóa, kích thích dạ dày.
Cây Gạo:
chống viêm nhiễm, làm lành vết thương.
Cây Trái Mấm:
cầm máu, dễ tiêu hóa, làm mát, nhuận tràng.
Caesalpinia Crista:
chất bổ, giảm đau, chống viêm nhiễm, cầm máu.
Plantago Ovata:
nhuận tràng, làm dịu cơn đau,cầm máu ,chông phù nề làm co rút búi trĩ
Shorea Robusta:
dễ tiêu.Phòng ngừa hiện tượng hoat huyêt,hóa ứ trong trường hơp búi trĩ sa xuông,chảy máu , đa rát
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:Người lớn mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Chất liệu bao bì và quy cách bao gói: đóng gói: 10 viên/ vỉ; 6 vỉ/ hộp. Khối lượng tịnh viên 405 mg/ viên.
Giấy chứng nhận:K-AYURVEDA AYURHOIDSđược Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cấp giấy Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm số: 1535/2008/YT-CNTC, ngày 12/03/2008.
Để đạt hiệu quả điều trị cao cần kết hợp với PROCTELOG điều trị tai chỗ chống viêm và nứt hậu môn
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai – HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc

CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Khô âm đạo – Đừng quá chủ quan !

Theo các chuyên gia sản phụ khoa tại các bệnh viện phụ sản hay các trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản thì chứng khô âm đạo là một trong những vấn đề mà các chị em đến thăm khám và nhờ tư vấn thường than phiền nhiều nhất.

Đằng sau chứng khô âm đạo là gì?

Khô âm đạo là nguyên nhân chính dẫn tới ham muốn tình dục suy giảm ở nữ giới và vấn đề này ảnh hưởng tới gần 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 40 – 59. Khô âm đạo là tình trạng khó chịu dẫn tới đau và khó khăn khi quan hệ tình dục. Khô thường đi đôi với teo âm đạo và là nguyên nhân làm cho phụ nữ khó và không đạt được khoái cảm và lảng tránh giao hợp, lâu dần dễ dẫn tới lãnh cảm. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý và hạnh phúc gia đình.

Ngoài những ảnh hưởng dẫn đến giảm ham muốn tình dục, gây đau đớn khi quan hệ, cảm giác nóng rát và ngứa ngáy ngay cả khi ngồi, đứng, tập thể dục hoặc thậm chí đi tiểu cũng thường gặp. Việc tiết dịch âm đạo bình thường là rất cần thiết cho việc duy trì mọi hoạt động của cơ thể và sức khỏe đời sống hàng ngày. Dịch tiết âm đạo cũng đảm bảo cho môi trường âm đạo có sự cân bằng PH, tính acid của môi trường âm đạo giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm. Khi lượng dịch âm đạo không đủ, người phụ nữ sẽ có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu

Cần hiểu đúng nguyên nhân

Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh là nguyên nhân chính. Cụ thể nội tiết tố ở đây không chỉ riêng hàm lượng estrogen giảm mà cả progesterone và testosterone thấp làm cho mô âm hộ, mô âm đạo mỏng và khô teo. Giảm testosterone làm giảm trương lực cơ trong âm đạo và làm giảm độ nhạy cảm tình dục. Sự giảm của progesterone và estrogen cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu các đáp ứng về kích thích tình dục và do đó dẫn đến khô âm đạo.

Và một giải pháp toàn diện

Các liệu pháp hormone tự nhiên được xem là công cụ hữu hiệu và an toàn trong việc duy trì sức khỏe tình dục cho phụ nữ.

Tháng 8/2011, tại khu vực TP.HCM kết quả nghiên cứu về sản phẩm TPCN Spacaps trong hỗ trợ điều trị chứng khô âm đạo cho thấy phụ nữ sử dụng Spacaps giúp cải thiện đáng kể triệu chứng khô âm đạo khi kết thúc một đợt điều trị trong 3 tháng (ngứa âm đạo giảm 89,4% – chảy máu sau giao hợp giảm 87,8% – nóng rát âm đạo giảm 85,0% – đau khi giao hợp giảm 84,1% – tự cảm thấy khô âm đạo giảm 82,2%).

Tháng 10/2011 tại khu vực Hà Nội, kết quả đề tài nghiên cứu “Đánh giá độ an toàn và hiệu quả của viên uống TPCN Spacaps trong hỗ trợ điều trị khô âm đạo ở lứa tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh” cho thấy: các triệu chứng khô âm đạo, giảm khoái cảm, giao hợp đau, són đái và các triệu chứng vận mạch được cải thiện trên 90% sau đợt điều trị 3 tháng. Sự kết hợp tinh chất từ củ mài (pregnenolone) và tinh chất mầm đậu nành (isoflavone) trong viên uống Spacaps có ưu thế hơn hẳn so với các sản phẩm chứa isoflavone đơn thuần vì giúp cơ thể điều hòa sự cân bằng giữa estrogen và progesterone (điều tiết chất nhờn âm đạo) và testosterone (điều tiết sự ham muốn). Trong thành phần Spacaps còn chứa một số thảo dược quý như: đương quy, hà thủ ô, nhàu, thổ phục linh. Với thành phần cấu tạo như vậy, ngoài chức năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chứng khô âm đạo, Spacaps còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, hồi phục các chức năng sinh lý cho phụ nữ.

Giải quyết được vấn đề khô âm đạo ngay từ khi bắt đầu là giải pháp duy nhất và đơn giản không những để làm giảm các triệu chứng khó chịu do khô âm đạo gây ra, mà còn giảm nguy cơ khác giúp người phụ nữ sớm lấy lại được sức khỏe, sự tự tin, niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

 
 

Vượt cạn an toàn

Mang thai là một chuỗi các biến đổi diễn ra trong cơ thể phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, thai kỳ cũng thường khiến bạn lo lắng hoặc khó chịu. Dưới đây là những lời khuyên từ bác sỹ Phạm Thị Ngọc Diệp, thuộc sản phụ khoa, bệnh viện Quốc tế (BVQT) Hạnh Phúc để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Giữ cân nặng hợp lý

Người thừa cân hoặc béo phì khi mang thai sẽ có nhiều biến chứng và rủi ro cao hơn. Đối với phụ nữ thừa cân, mức tăng cân cần được duy trì khoảng 7 – 11kg. Đối với người béo phì, mức tăng cân cần được giới hạn trong khoảng 5 – 7kg. Một phụ nữ có cân nặng bình thường thì khi mang thai, số cân nặng tăng thêm khoảng 11 – 13kg.

Giữ gìn sức khỏe răng miệng

Bạn nên khám răng định kỳ từ trước và trong suốt thời gian mang thai. Phụ nữ có các bệnh về răng lợi dễ có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Thời gian hợp lý nhất để chữa răng là trong giai đoạn từ 14 đến 20 tuần. Tuy nhiên vào các giai đoạn khác, bạn cũng không nên chần chừ chữa trị khi có chỉ định của nha sỹ.

Những triệu chứng nguy hiểm:

Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn gặp phải những triệu chứng bất thường như:

• Chảy máu âm đạo

• Nhức đầu liên tục hoặc dữ dội

• Suy giảm thị lực, nổ đom đóm mắt

• Phù tăng nhanh ở cánh tay, bàn tay hoặc mặt

• Đi tiểu gắt buốt, nước tiểu hay huyết trắng có mùi hôi, ngứa nóng âm đạo

• Đau lưng âm ỉ, đau vùng bụng dưới

• Căng tức ở khung chậu, bẹn, đùi

• Ra huyết trắng nhiều hay nước rỉ ra hay sà ra từ âm đạo

• Sốt trên 38o.

Thăm khám thai định kỳ

Mỗi sản phụ cần khám thai ít nhất 3 lần tại những cơ sở y tế có uy tín trong suốt thai kỳ. Theo quy định của ngành y tế, khám thai phải trải qua 9 bước. Với những công đoạn đó, bác sỹ sản khoa có thể tiên lượng được những yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai và sinh nở.

Hội thảo đặc biệt cho ông bố, bà mẹ có con trong năm Quý Tỵ

Sinh con khỏe mạnh là mong ước của tất cả các bà mẹ. Thấu hiểu điều đó, BVQT HẠNH PHÚC kết hợp cùng Công ty OTB tổ chức Hội thảo: “Vượt cạn an toàn” nhằm cung cấp những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ cũng như các phương pháp giúp mẹ và bé “vượt cạn’’ an toàn.

Đến với buổi hội thảo bạn sẽ được tư vấn, trao đổi trực tiếp với bác sỹ Sản phụ khoa Phạm Thị Ngọc Diệp, BVQT HẠNH PHÚC và tận hưởng cơ hội mua sắm các sản phẩm cao cấp với mức giá ưu đãi cùng những phần quà đặc biệt từ các nhãn hàng: Anmum, Goo.N, Green Cross, Anna Nina…

Thời gian: 8g30 – 11g00, Chủ Nhật 10/3/2013.

Địa điểm: Conference Hall, Khách sạn Continental Sài Gòn, 132-134 Đồng Khởi, Q.1.

Liên lạc: 0906 768 970 (Cô Hiên) hoặc 0909 970 102 (Cô Dung) để được đặt chỗ và nhận quà tặng

Đơn vị tổ chức:

Đơn vị tài trợ:

Dùng tay quan hệ lần đầu vẫn bị chảy máu

Hỏi:

Hôm qua hai đứa em có quan hệ lần đầu, gọi là quan hệ nhưng chỉ dùng tay thôi. Lúc quan hệ xong thấy bạn gái em chảy máu ít và hôm nay vẫn kêu đau, nên uống thuốc gì cho phù hợp ạ?

(Khánh Duy – Hải Dương).

Trả lời:

Trường hợp bạn gái em chảy máu sau “quan hệ” lần đầu không có gì phải lo lắng, đó là do màng trinh bị khai phá.

Sau quan hệ vẫn còn đau, em nên xem lại mấy vấn đề sau:

– Bàn tay em có quá mạnh làm xây sát “cô bé” không?

– Khúc dạo đầu của em đã đủ để cô bé tiết nhiều chất nhờn chưa?

– Đau có kèm theo tiểu buốt – gắt, tiểu ít không… cần loại trừ nhiễm trùng đường tiểu sau giao hợp.

Nếu thấy bạn gái đau nhiều, em nên đưa cô ấy đi khám sản phụ khoa, tìm rõ nguyên nhân và dùng thuốc cho phù hợp.

(Theo Alobacsi)

 

Lượng bệnh nhi tăng “khủng” khi chuyển mùa

Số lượng bệnh nhi tại các bệnh viện bắt đầu tăng nhanh một cách chóng mặt, dẫn đến tình trạng quá tải ở tất cả các bệnh viện trong thành phố tại thời điểm này. Rất đông bệnh nhi được chuyển lên từ các vùng quê, còn các em ở thành phố thì đa phần thuộc các quận có nhiều kênh rạch, ao tù, nước đọng như quận 8, quận Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Nhà Bè.

Sốt xuất huyết, tay chân miệng hoành hành

Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2012, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có khoảng 1.400 bệnh nhi nằm viện với hơn 400 trẻ bị các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy có khoảng trên dưới 10 ca trẻ bệnh sốt xuất huyết nhập viện mỗi ngày tại bệnh viện. Khoa nhiễm của bệnh viện hiện đang tiến hành điều trị cho hơn 40 bệnh nhi nội trú, tăng gấp đôi so với cùng kỳ tháng 6, với ¼ ca được chẩn đoán tình trạng sốt xuất huyết nặng.

Khoa nhiễm sốt xuất huyết của bệnh viện Nhi Đồng 1 bình quân có từ 40 – 50 bệnh nhi nhập viện điều trị. So với năm ngoái, số lượng bệnh không tăng nhưng lượng bệnh nặng thì đáng báo động; bệnh nhi nặng chiếm hơn 10% thậm chí gần 20% số bệnh nhi nhập viện. Trung bình mỗi ngày bệnh viện cũng nhận trên 30 ca bệnh nhi mắc tay chân miệng, tăng đến 50% cùng kỳ tháng trước.

Nguyên nhân chính dẫn đến số lượng bệnh nhi gia tăng mạnh trong thời điểm này là vì sự thay đổi thất thường của thời tiết, lúc mưa, lúc nắng kết hợp với những ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, làm cho cơ thể trẻ khó thích nghi và sức đề kháng giảm mạnh. Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng và duy trì thể trạng của trẻ trước các căn bệnh mùa mưa?

Lượng bệnh nhi tăng cao khi thời tiết thay đổi thất thường (Ảnh được cung cấp bởi Abbott)

Giải pháp giúp ngăn ngừa bệnh ở trẻ

Mỗi gia đình cần lên kế hoạch vệ sinh nhà cửa thông thoáng để tối thiểu hóa “đất sống” của muỗi – nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết. Cần kêu gọi các thành viên trong nhà, kể cả các bé, cùng tham gia để các bé có ý thức về nguyên nhân và tác hại của bệnh. Điều này sẽ giúp bé có thể tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh và tránh những nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng.

Phụ huynh cần có kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc con mình đối với các bệnh mùa mưa, nhất là bệnh sốt xuất huyết để phát hiện và giải quyết bệnh kịp thời. Khi thấy trẻ có triệu chứng sốt cao khó hạ, thở nặng, chảy máu cam, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời.

Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ (Ảnh được cung cấp bởi Abbott)

Theo tiến sĩ – bác sĩ Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam), cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để bé không rơi vào tình trạng mất sức độ nặng khi mắc phải bệnh. Các bé bị biếng ăn, thường dễ mắc bệnh và khả năng chống đỡ bệnh tật kém hơn so với những bé khác. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chăm sóc đúng cách và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa bệnh. Hiện nay, sữa Pediasure BA của Abbott Hoa Kỳ là sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu khoa học dành riêng cho các bé biếng ăn với hệ bột đường kép tiên tiến và hệ chất béo độc đáo giàu MCT hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu ở trẻ, giúp duy trì thể trạng và trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn trong giai đoạn đang bệnh và cả sau khi bệnh. Bên cạnh đó, Pediasure BA với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

 Nghiên cứu lâm sàng cho thấy trẻ sử dụng Pediasure BA sau 90 ngày:

– Giảm 45% nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp

– Tăng cân nặng tốt hơn 168%

– Tăng chiều cao tốt hơn 55%

Nguồn: Alaroon PA, Lin LH, Noche Jr, Hernandez VC, Cimatranca L, Lam W, Comer GM. Effect of oral supplementation on catch-up growth in picky eaters. Cth Pediatr (Phila). 2003 Apr; 42 (3): 209-17

 

6 triệu chứng cho biết răng bị lão hóa

Bạn từng nghe về hiện tượng răng bị lão hóa? Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra tiêu chuẩn hàm răng chắc khỏe là không bị sâu, không bị nhức, màu sắc bình thường, không chảy máu chân răng. Tuy nhiên, khi sức khỏe răng miệng ở vào những tình trạng dưới đây, thì đó gọi là triệu chứng “suy lão răng”.

Răng nhạy cảm: Biểu hiện là khi ăn các đồ quá lạnh, nóng, chua, ngọt, răng sẽ xuất hiện triệu chứng ê buốt. Do bề mặt răng mài mòn theo tuổi tác, men răng bị mất đi, dẫn đến hiện tượng lộ ngà răng khiến răng dễ ê buốt khi gặp phải các kích thích. Do vậy, hãy hạn chế ăn những thức ăn gây kích thích răng và thức ăn chứa axit bào mòn men răng, dùng dụng cụ hỗ trợ khi ăn những thức ăn có vỏ quá cứng, từ bỏ thói quen đánh răng theo hướng ngang.

Lợi sưng, chảy máu chân răng: Nếu lợi bị sưng, kèm theo chảy máu, khả năng do lợi bị viêm. Nếu như trong lúc đánh răng hay nhai thức ăn phát hiện răng chảy máu, cũng cần lưu tâm, viêm lợi không xử lý kịp thời sẽ phát triển thành viêm nha chu.

Sâu răng:  Theo sự tăng dần của tuổi tác, niêm mạc khoang miệng cũng xuất hiện hiện tượng co hẹp lại, khiến lợi cũng co lại, và khoảng cách giữa các răng rộng hơn. Nếu không chú trọng bảo vệ khoang miệng, để thức ăn lưu lại, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi trên bề mặt răng, khiến tỷ lệ sâu răng tăng cao, không kịp thời điều trị có thể dẫn đến viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng. Dự phòng răng bị sâu ngoài việc dùng kem đánh răng chứa flour và đánh răng đúng cách, còn cần sử dụng chỉ nha khoa. Khe răng của người có tuổi thường khá rộng, sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ được vi khuẩn ở khe răng, phòng chống vi khuẩn phá hoại răng và lợi. Sau bữa ăn nếu xỉa răng thì nên dùng tăm có đầu vuông và không xỉa quá mạnh.

Bề mặt răng không sáng, có vết nứt: Do men răng bị bào mòn bởi axit trong khoang miệng quá nhiều, ngoài việc răng bị giòn, và xuất hiện vết nứt, còn khiến răng biến màu, không trắng sáng. Răng ở độ tuổi thanh niên mà xuất hiện tình trạng này nên cẩn thận giữ gìn răng hơn. Để phòng ngừa, cần thiết thay đổi tình trạng dư axit của khoang miệng, uống ít đồ uống chứa thành phần axit cacbonic, tránh nhai những thức ăn quá cứng dễ gây vỡ, mẻ răng.

Hôi miệng: Hôi miệng kéo dài, nếu không phải là do các nguyên nhân như bệnh dạ dày, bệnh phổi,… thì có thể là vấn đề từ khoang miệng. Trước hết cần xử lý tình trạng các răng bị sâu, sau bữa ăn dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, nếu lợi bị viêm nên nhanh chóng điều trị, uống thuốc thích hợp. Răng miệng sạch sẽ căn bản sẽ loại bỏ được chứng hôi miệng.

Răng lỏng lẻo: Nếu như lợi bị viêm, chảy máu lợi đồng thời lại xuất hiện tình trạng răng bị lỏng lẻo, hoặc chân răng bị lộ, khả năng đã bị viêm nha chu. Viêm nha chu phần lớn do vệ sinh khoang miệng kém, vi khuẩn cao răng tích tụ lâu ngày, cao răng sẽ gây kích thích lợi, tạo thành viêm. Do đó, cần thiết giữ vệ sinh khoang miệng, sáng tối đánh răng, súc miệng sau ăn, không hút thuốc, cân bằng độ pH trong khoang miệng.

(Theo ngoisao)

Xử lý khi cơ thể bị chảy máu

1. Mắt có tia sợi màu đỏ

Trong mắt bạn bỗng nhiên xuất hiện các sợi nhỏ màu đỏ, khi chớp mắt như cảm thấy khô, thiếu chất nhờn. Có thể thấy, mắt bạn đang ở tình trạng viêm nhiễm.

Lúc này, bạn nên dừng nhìn các sự vật xung quanh, lấy một chiếc khăn lạnh, nhúng vào ít thuốc mỡ kháng viêm rồi thoa lên mắt. Bạn nhớ là không được dụi mắt, chà sát mắt nhé, vì tay bẩn sẽ càng làm mắt bị viêm nhiễm nặng hơn.

2. Máu trong tinh dịch

Máu trong tinh dịch không phải là hiện tượng gì mới lạ. XY trước 40 tuổi rất ít khi xảy ra hiện tượng này. Lý do có thể là vì bạn đi xe đạp lâu và thường xuyên, hoặc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh.

Môi dễ bị khô, nứt nẻ chảy máu vào mùa thu đông.
Ảnh minh họa: Internet.

3. Chảy máu ở mép miệng

Mùa thu, đông, nước trong cơ thể bốc hơi nhanh hơn, môi cũng vì thế mà dễ bị khô nẻ, dẫn đến chảy máu. Thậm chí, có khi vừa ngáp một cái là môi đã nẻ tứt toác ngay được.

Khi miệng khô, chảy máu, bạn có thể dùng khăn hoặc bông tắm nhúng vào nước, sau đó lau lên môi để giữ ẩm cho môi. Đồng thời, bạn cũng nên tránh ăn đồ cay, không nên hút thuốc.

4. Đại tiên ra máu

Đây cũng là một trong những hiện tượng thường thấy, nhưng nó lại phản ánh lên nhiều vấn đề. Khi thấy máu xuất hiện trong phân, bạn nên sớm đến bệnh viện kiểm tra.

Máu màu đỏ cho thấy hệ thống tiêu hóa có thể đang bị chảy máu; phân khô màu thậm có thể là dấu hiệu loét dạ dày; máu màu đỏ sậm có thể là do viêm ruột già; máu màu đỏ tươi là nghiêm trọng nhất, có thể là chảy máu trực tràng hoặc thậm chí có khối u.

99% chảy máu mũi là vô hại, không quá nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet.

5. Chảy máu mũi

99% chảy máu mũi là vô hại, không quá nghiêm trọng. Mặt bên trong mũi có rất nhiều huyết quản nhỏ li ti, khi không khí khô, lạnh sẽ làm tăng kích thích, khiến mũi dễ bị chảy máu hơn.

Khi mũi bị chảy máu, bạn nên nhỏ một vài giọt thuốc nhỏ mũi để bôi trơn, hoặc làm tăng độ ẩm trong phòng lên, và đừng quên hạn chế ăn đồ nóng ^^.

Ngoài ra, khi chảy máu, bạn hãy để cơ thể ngồi thẳng, nghiêng người về phía trước, không để máu chảy xuống cơ thể, rồi lấy tay bóp mũi khoảng 5 phút là máu sẽ tự động ngừng chảy. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ ấm mũi bằng cách tránh những nơi gió lạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tập thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

6. Nôn ra máu

Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến hiện tượng nôn ra máu. Nhưng, bất luận là ở góc độ nào, nôn ra máu đều là vấn đề lớn. Một mặt nó phản ánh hệ thống tiêu hóa có vấn đề; mặt khác, có thể là dấu hiệu bệnh của các hệ thống khác, triệu chứng thường thể hiện thông qua hệ thống tiêu hóa.

(Theo iOne)

Ho dai dẳng có thể do ung thư phổi

Mọi người nên thận trọng hơn với hiện tượng ho dai dẳng.

Chiến dịch tuyên truyền mới đây của chỉnh phủ Anh cảnh báo rằng mọi người nên thận trọng hơn với hiện tượng ho dai dẳng vì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.

Chiến dịch này, đang được triển khai thông qua tivi, radio, các phương tiện truyền thông dạng in và trực tuyến, khuyến cáo những người bị ho kéo dài 3 tuần nên đến khám bác sĩ.

Nghiên cứu cho thấy nổi cục và chảy máu thường dễ được mọi người nhận biết như một dấu hiệu cảnh báo ung thư hơn là ho. Song chiến lược tuyên truyền mới này đã làm rõ rằng ho dai dẳng cũng có thể là một dấu hiệu đáng báo động.

Ung thư phổi ảnh hưởng tới 33.000 người Anh mỗi năm, phần lớn các trường hợp xảy ra ở những người trên 55 tuổi. Việc điều trị sớm cho bệnh nhân ung thư đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng sống sót.

(Theo ANTD)

Trĩ nội chảy máu, đau rát hậu môn?

Tôi 24 tuổi, bị đau rát hậu môn và chảy máu khi đi tiêu. Tôi nội soi đại tràng cách nay 2 tháng, kết quả bị trĩ độ 1, tôi uống thuốc thì triệu chứng chảy máu hết, nhưng giờ mỗi lần đi tiêu xong là hậu môn bị nóng và đau rát, giống như có con gì trong đó vậy, kéo dài khoảng 1 giờ sau mới hết. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. ([email protected]…)

Theo mô tả của bạn, giai đoạn đầu với triệu chứng đi cầu ra máu và đã đi nội soi để loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu khác, đúng là do bệnh trĩ nội. Trĩ nội gồm có 4 độ: 1, 2, 3 và 4. Với trĩ nội độ 1 chỉ có triệu chứng đi cầu ra máu đỏ tươi và không bị sa búi trĩ ra ngoài; trĩ nội độ 2 có triệu chứng chảy máu khi đi cầu và sa búi trĩ ra ngoài nhưng sau khi đi xong búi trĩ tự tụt vào; trĩ nội độ 3 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, khi đi cầu xong không tự tụt vào và phải dùng tay đẩy vào; trĩ nội độ 4 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu và không thể đẩy búi trĩ tụt vào được. Bị nóng và đau rát sau đi cầu kéo dài khoảng 1 tiếng thì có thể bạn bị nứt hậu môn – có triệu chứng chảy máu khi đi cầu kèm theo là đau rát nóng kéo dài sau đó. Để điều trị dứt tình trạng này, ngoài việc uống thuốc tăng cường thành mạch và đặt thuốc vào hậu môn, bạn phải chú ý điều trị rối loạn đi cầu như tiêu chảy hay táo bón, tránh các thức ăn có nhiều gia vị cay hay thức ăn gây bón. Cần cải thiện chế độ sinh hoạt hằng ngày như không thức khuya, ăn uống điều độ về giờ giấc lẫn khối lượng…

Bác sĩ Dương Phước Hưng