Lưu trữ cho từ khóa: con khỏe mạnh

Vượt cạn an toàn

Mang thai là một chuỗi các biến đổi diễn ra trong cơ thể phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, thai kỳ cũng thường khiến bạn lo lắng hoặc khó chịu. Dưới đây là những lời khuyên từ bác sỹ Phạm Thị Ngọc Diệp, thuộc sản phụ khoa, bệnh viện Quốc tế (BVQT) Hạnh Phúc để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Giữ cân nặng hợp lý

Người thừa cân hoặc béo phì khi mang thai sẽ có nhiều biến chứng và rủi ro cao hơn. Đối với phụ nữ thừa cân, mức tăng cân cần được duy trì khoảng 7 – 11kg. Đối với người béo phì, mức tăng cân cần được giới hạn trong khoảng 5 – 7kg. Một phụ nữ có cân nặng bình thường thì khi mang thai, số cân nặng tăng thêm khoảng 11 – 13kg.

Giữ gìn sức khỏe răng miệng

Bạn nên khám răng định kỳ từ trước và trong suốt thời gian mang thai. Phụ nữ có các bệnh về răng lợi dễ có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Thời gian hợp lý nhất để chữa răng là trong giai đoạn từ 14 đến 20 tuần. Tuy nhiên vào các giai đoạn khác, bạn cũng không nên chần chừ chữa trị khi có chỉ định của nha sỹ.

Những triệu chứng nguy hiểm:

Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn gặp phải những triệu chứng bất thường như:

• Chảy máu âm đạo

• Nhức đầu liên tục hoặc dữ dội

• Suy giảm thị lực, nổ đom đóm mắt

• Phù tăng nhanh ở cánh tay, bàn tay hoặc mặt

• Đi tiểu gắt buốt, nước tiểu hay huyết trắng có mùi hôi, ngứa nóng âm đạo

• Đau lưng âm ỉ, đau vùng bụng dưới

• Căng tức ở khung chậu, bẹn, đùi

• Ra huyết trắng nhiều hay nước rỉ ra hay sà ra từ âm đạo

• Sốt trên 38o.

Thăm khám thai định kỳ

Mỗi sản phụ cần khám thai ít nhất 3 lần tại những cơ sở y tế có uy tín trong suốt thai kỳ. Theo quy định của ngành y tế, khám thai phải trải qua 9 bước. Với những công đoạn đó, bác sỹ sản khoa có thể tiên lượng được những yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai và sinh nở.

Hội thảo đặc biệt cho ông bố, bà mẹ có con trong năm Quý Tỵ

Sinh con khỏe mạnh là mong ước của tất cả các bà mẹ. Thấu hiểu điều đó, BVQT HẠNH PHÚC kết hợp cùng Công ty OTB tổ chức Hội thảo: “Vượt cạn an toàn” nhằm cung cấp những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ cũng như các phương pháp giúp mẹ và bé “vượt cạn’’ an toàn.

Đến với buổi hội thảo bạn sẽ được tư vấn, trao đổi trực tiếp với bác sỹ Sản phụ khoa Phạm Thị Ngọc Diệp, BVQT HẠNH PHÚC và tận hưởng cơ hội mua sắm các sản phẩm cao cấp với mức giá ưu đãi cùng những phần quà đặc biệt từ các nhãn hàng: Anmum, Goo.N, Green Cross, Anna Nina…

Thời gian: 8g30 – 11g00, Chủ Nhật 10/3/2013.

Địa điểm: Conference Hall, Khách sạn Continental Sài Gòn, 132-134 Đồng Khởi, Q.1.

Liên lạc: 0906 768 970 (Cô Hiên) hoặc 0909 970 102 (Cô Dung) để được đặt chỗ và nhận quà tặng

Đơn vị tổ chức:

Đơn vị tài trợ:

Nuôi con kiểu phim… Hàn Quốc

Ngay từ nhỏ Xuxi được mọi người gọi là “em bé Hàn Quốc”. Không phải bởi Xuxi có bố mẹ là người Hàn Quốc, mà mọi người thường đùa rằng “Xuxi được nuôi theo công nghệ Hàn Quốc”.

Người “có công” tạo nên “em bé Hàn Quốc” lớn nhất phải kể đến mẹ của Xuxi. Mẹ Xuxi cũng không phải còn quá trẻ, nhưng vốn là “fan” của phim Hàn Quốc từ hồi còn đi học nên mẹ Xuxi cũng biến cuộc sống của mình theo kiểu… Hàn Quốc. Ngay cả cái tên Xuxi của con cũng xuất phát từ món ăn Hàn Quốc mà mẹ Xuxi thích ăn.
30 tuổi mới lấy chồng vì… các cô trong phim Hàn Quốc đều vậy, vẫn lấy được anh đẹp trai, con nhà giàu có đấy thôi. Lấy chồng rồi, 2 năm sau Xuxi mới ra đời vì mẹ Xuxi muốn kéo dài thời gian vợ chồng son.
Ngay từ khi manng bầu Xuxi, mẹ Xuxi đã ao ước sau này sẽ có những đứa trẻ thông minh, xinh xắn như trẻ con Hàn Quốc và gia đình Xuxi sẽ là một gia đình lý tưởng như mẹ Xuxi vẫn thấy trong phim. Bất kể thuốc gì, sữa gì mẹ Xuxi uống cũng phải là thuốc do Hàn Quốc sản xuất, quần áo sắm cho Xuxi cũng phải là quần áo Hàn Quốc, đi khám thai cũng phải là phòng khám nào liên quan Hàn Quốc. Thậm chí, nếu không vì mọi người ngăn cản thì mẹ Xuxi đã đáp máy bay sang Hàn để sinh con rồi.
Rồi khi Xuxi chào đời, biểu hiện đầu tiên của mẹ Xuxi khi nhìn thấy con cũng rất lạ: đó là mẹ cứ đứng nhìn Xuxi chằm chặp và mếu máo khóc chứ không vội vàng bế con như các bà mẹ khác cùng phòng. Câu đầu tiên mẹ Xuxi nói với con cũng là một câu tiếng Hàn mà tất cả những người xung quanh nghe xong đều không hiểu gì. Nếu ai không biết thì lại nghĩ mẹ Xuxi “chắc có vấn đề về thần kinh”.
Mẹ Xuxi cẩn thận lắm. Mẹ sắm nhiều quần áo cho con nhưng tất cả đều phải là quần áo Hàn Quốc mua ở các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng. Sữa cho Xuxi ăn cũng phải là sữa Hàn. Mặc cho nhiều người nói nên cho con ăn thử xem có hợp sữa không, mẹ Xuxi vẫn quyết định mua cả thùng sữa cho con với lý do… mua thế mới rẻ và để ăn dần. Mẹ Xuxi còn cạy cục nhờ vả cho bằng được để nhờ người mua sữa xách tay từ Hàn về cho con. Xuxi nếu có chẳng may bị ốm, buộc phải khám ở các bệnh viện chuyên khoa thì thể nào mẹ Xuxi cũng phải mua thuốc của Hàn Quốc (nếu có). Mọi người yêu quý nên thường cho Xuxi quà, nhưng cầu đầu tiên của mẹ Xuxi bao giờ cũng là: “Hàng này của nước nào thế, có phải của Hàn Quốc không? Em chỉ thích đồ Hàn Quốc hàn xẻng thôi…” Người tặng quà nhiều lần cũng ái ngại và giận mẹ Xuxi vô cùng.
Ngay cả việc dạy con mẹ Xuxi cũng cố học theo như trong các phim Hàn. Thấy trong phim mẹ sang ngủ cùng con, mẹ Xuxi cũng nịnh nọt bố Xuxi rằng cho Xuxi ngủ riêng phòng riêng giường và mẹ Xuxi sẽ sang ngủ cùng con cho dù lúc đó Xuxi mới được 8 tháng tuổi. Chỉ tội bố Xuxi cứ tròn mắt ngơ ngác không hiểu, cả cái nền nhà trải chăn làm giường ngủ như ý của mẹ Xuxi lúc mới cưới rộng như này mà không đủ chỗ cho cả 3 người ngủ sao mà phải để con sang phòng khác.
Bố Xuxi vốn tính hiền, lại yêu vợ con nên chiều theo mọi sở thích của vợ. Vậy là mẹ Xuxi được toàn quyền tạo ra một cô bé búp bê Hàn Quốc là Xuxi trong suốt bao năm qua.
Nhưng đến lần này thì bố Xuxi không chịu nổi nữa. Lần đầu tiên bố Xuxi to tiếng và mắng vợ là “có vấn đề trong suy nghĩ về cội nguồn và dân tộc”. Chẳng là, qua phim Hàn, mẹ Xuxi thấy trẻ em Hàn Quốc tự giác đến lớp và tự đi về, lại còn đi bộ nữa, mà mấy đứa trẻ cũng chỉ mới lớp 2, 3 thôi chứ mấy. Không hiểu nghĩ thế nào mà hôm trước, mẹ Xuxi đưa con đến lớp rồi dặn con tự đi bộ về. Đến chiều, cô bé cứ lơ ngơ ở cổng trường chờ mẹ đón nhưng chờ mãi không thấy nên lếch thếch tự đi về. Một cô bé lớp 2, lần đầu tiên tự đi một mình, lại không nhớ đường, vừa đi Xuxi vừa khóc, mãi mà chưa về đến nhà.
Đến khi bố Xuxi đi làm về không thấy con đâu, hỏi ra mới vỡ lẽ mẹ Xuxi đang muốn dạy con giống trẻ em Hàn. Hốt hoảng, bố Xuxi đi tìm con thì thấy con gái đang ngồi ở vệ đường mà khóc. May mà không bị kẻ xấu bắt đi. Bố Xuxi nhiều khi không hiểu mẹ Xuxi nghĩ gì mà lại “dạy” con kiểu vậy. Không giấu nổi giận, bố Xuxi đã mắng cho vợ một trận.
Không biết là sau lần đó, mẹ Xuxi có “tỉnh” ra không. Nuôi con quan trọng là chăm con khỏe mạnh và giáo dục nhân cách cho con chứ không phải là tạo cái “mẽ” bên ngoài. Phương pháp giáo dục nào cũng có những cái hay riêng nhưng nên biết cách áp dụng phù hợp với điều kiện gia đình và tùy theo sức khỏe, tâm tư, điều kiện của con cái mình.
Meo.vn (Theo Afamily)

Sảy thai nhiều lần vẫn hy vọng có con

Những chị em bị sảy thai liên tiếp có thể yên tâm rằng mình vẫn có thể sinh ra đứa con khỏe mạnh giống những người chưa từng sảy thai, các chuyên gia mới đây tuyên bố.

Thông tin trên được đưa tại hội thảo ở Thụy Điển, nơi các bác sĩ thảo luận những tiến bộ trong sản khoa.


Nghiên cứu đầu tiên của các bác sĩ Đan Mạch có sự tham gia của gần 1.000 phụ nữ. Kết quả cho thấy, sau 5 năm bị sảy thai liên tiếp thì có khoảng 2/3 số chị em sinh được ít nhất một con.

Nghiên cứu thứ hai với sự tham gia của 213 phụ nữ được các chuyên gia của Hà Lan thực hiện. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, hơn 70% số này mang bầu sau một năm cố gắng, và con số này tăng lên hơn 80% sau 2 năm. Trong nghiên cứu này, hơn một nửa số chị em đã sinh con khỏe mạnh, với thời gian chờ đợi có thai trung bình là 41 tuần.

Chị Carol, 39 tuổi, đến từ West Lothian, Anh đang phải đối mặt với lần sảy thai thứ 5 liên tiếp.

“Lúc này tôi chỉ hy vọng rằng điều đó sẽ không xảy ra lần nữa. Tôi không chắc liệu mình có thể vượt qua giai đoạn stress này như thế nào. Không chỉ mình tôi thấy buồn, thất vọng mà cả chồng và gia đình tôi cũng cảm thấy như thế. Tôi sắp bước sang tuổi 40 và với tôi hình như thời gian sắp hết”, chị buồn bã nói.

Theo BBC, câu chuyện của chị Carol cũng giống như rất nhiều trường hợp chị em bị sảy thai nhiều lần khác, các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân. Điều đó đồng nghĩa với việc không có phương pháp điều trị chính xác. Đối mặt với sự không chắc chắn này, thật khó để các cặp vợ chồng quyết định liệu mình có nên tiếp tục cố gắng nuôi hy vọng có con hay sẽ buông xuôi.

Cũng vì thế, hai kết quả nghiên cứu lần này ít nhiều cũng làm vơi đi nỗi lo lắng của khoảng 1% các cặp vợ chồng từng sảy thai ít nhất 3 lần không rõ nguyên nhân.

“Sảy thai liên tiếp gây căng thẳng rất lớn lên phần lớn chị em vì thế với nghiên cứu này chúng tôi hy vọng sẽ giúp họ có thêm niềm tin và khuyến khích họ tiếp tục cố gắng có con”, tiến sĩ Stefan Kaandorp, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Hà Lan cho biết.

Meo.vn (Theo Vne)

Phòng ngừa thai nhi bị Down khi mẹ lớn tuổi

Mong muốn có một đứa con khỏe mạnh luôn là khao khát của các bậc cha, mẹ. Đặc biệt với những phụ nữ bị hiếm muộn, mong ước này càng mãnh liệt hơn khi họ bước qua tuổi 40. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được ước nguyện này, theo chuyên gia hiếm muộn trẻ bị down là nguy cơ có thể xảy ra nếu thai phụ bước qua tuổi 35.


Chị Tuyết Minh, 42 tuổi (quận Bình Thạnh, TP.HCM) lập gia đình gần 10 năm. Sức khỏe tốt, vòng kinh đều (26 ngày) nhưng vì nhiều lý do nên chị vẫn chưa có con. Dù khao khát có một đứa con nhưng chị lại sợ vì nghe nói mẹ lớn tuổi sinh con dễ bị bệnh Down. Chị chia sẻ với Phòng mạch miễn phí PNO: “Có cách nào để trẻ sinh ra không bị mắc bệnh Down không? Để hạn chế thấp nhất khả năng mắc bệnh thì cần có chế độ ăn uống như thế nào, cần uống thuốc bổ sung gì?”.

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thủy, khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM cho biết, phụ nữ ngoài 35 tuổi có nguy cơ sinh con bị Down và những bệnh lý khác khá cao. Đặc biệt, nguy cơ này tăng cao hơn nữa ở nhóm phụ nữ ngoài 40 tuổi. Để em bé sinh ra không mắc bệnh Down và các bất thường về nhiễm sắc thể khác, thai phụ cần thực hiện tầm soát những bất thường này trong thai kỳ, bao gồm: siêu âm đo độ mờ da gáy ở tuổi thai 12 tuần; xét nghiệm máu tầm soát nguy cơ bất thường bộ nhiễm sắc thể: 13,16, 18, 21, bất thường về ống thần kinh; xét nghiệm nước ối; siêu âm 4 chiều em bé. Hiện nay, Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM thực hiện triệt để việc xét nghiệm nước ối để kiểm tra nhiễm sắc thể của em bé có tuổi thai 15-16 tuần ở bà mẹ ngoài 40 tuổi. Việc chọc ối này giúp phát hiện một cách chính xác tình trạng bệnh Down (bất thường nhiễm sắc thể 21) và các bất thường về nhiễm sắc thể khác như: bất thường nhiễm sắc thể 13, 16, 18; nhiễm sắc thể giới tính, để có hướng xử trí sớm những trường hợp thai bất thường. Ngoài ra, ở tuổi thai 20 tuần, bệnh viện tiếp tục thực hiện việc siêu âm 4 chiều thai nhi nhằm tầm soát thêm những bất thường khác như: bệnh tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch, chân tay khoèo,…

Việc sử dụng thuốc bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật về ống thần kinh cho em bé, tuy nhiên, tác dụng giảm các nguy cơ khác thì không đáng kể.

Vì vậy, để có thể sinh con không bị mắc bệnh Down và những bất thường nêu trên, phụ nữ ngoài 35 tuổi có thể uống các loại thuốc bổ dành cho phụ nữ có thai trước khi mang thai 3 tháng và trong suốt thai kỳ. Song song đó, khi mang thai chị em nên thực hiện nghiêm túc lịch khám và tầm soát như đã nói ở trên.

Meo.vn (Theo PNO)

Phòng thai nhi bị Down với mẹ bầu lớn tuổi

Mong muốn có một đứa con khỏe mạnh luôn là khao khát của các bậc cha, mẹ. Đặc biệt với những phụ nữ bị hiếm muộn, mong ước này càng mãnh liệt hơn khi họ bước qua tuổi 40.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được ước nguyện này, theo chuyên gia hiếm muộn trẻ bị down là nguy cơ có thể xảy ra nếu thai phụ bước qua tuổi 35.

Chị Tuyết Minh, 42 tuổi (quận Bình Thạnh, TP.HCM) lập gia đình gần 10 năm. Sức khỏe tốt, vòng kinh đều (26 ngày) nhưng vì nhiều lý do nên chị vẫn chưa có con. Dù khao khát có một đứa con nhưng chị lại sợ vì nghe nói mẹ lớn tuổi sinh con dễ bị bệnh Down. Chị chia sẻ: “Có cách nào để trẻ sinh ra không bị mắc bệnh Down không? Để hạn chế thấp nhất khả năng mắc bệnh thì cần có chế độ ăn uống như thế nào, cần uống thuốc bổ sung gì?”.

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thủy, khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM cho biết, phụ nữ ngoài 35 tuổi có nguy cơ sinh con bị Down và những bệnh lý khác khá cao. Đặc biệt, nguy cơ này tăng cao hơn nữa ở nhóm phụ nữ ngoài 40 tuổi. Để em bé sinh ra không mắc bệnh Down và các bất thường về nhiễm sắc thể khác, thai phụ cần thực hiện tầm soát những bất thường này trong thai kỳ, bao gồm: siêu âm đo độ mờ da gáy ở tuổi thai 12 tuần; xét nghiệm máu tầm soát nguy cơ bất thường bộ nhiễm sắc thể: 13,16, 18, 21, bất thường về ống thần kinh; xét nghiệm nước ối; siêu âm 4 chiều em bé.

Phòng thai nhi bị Down với mẹ bầu lớn tuổi, Bà bầu, benh Down, di tat Down, di tat, thai nhi bi Down, thai nhi, mang bau, mang thai,

Có một đứa con khỏe mạnh luôn là khao khát của các bậc cha, mẹ. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, có thể thực hiện triệt để việc xét nghiệm nước ối để kiểm tra nhiễm sắc thể của em bé có tuổi thai 15-16 tuần ở bà mẹ ngoài 40 tuổi. Việc chọc ối này giúp phát hiện một cách chính xác tình trạng bệnh Down (bất thường nhiễm sắc thể 21) và các bất thường về nhiễm sắc thể khác như: bất thường nhiễm sắc thể 13, 16, 18; nhiễm sắc thể giới tính, để có hướng xử trí sớm những trường hợp thai bất thường. Ngoài ra, ở tuổi thai 20 tuần, các thai phụ sẽ tiếp tục thực hiện việc siêu âm 4 chiều thai nhi nhằm tầm soát thêm những bất thường khác như: bệnh tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch, chân tay khoèo,…

Việc sử dụng thuốc bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật về ống thần kinh cho em bé, tuy nhiên, tác dụng giảm các nguy cơ khác thì không đáng kể.

Vì vậy, để có thể sinh con không bị mắc bệnh Down và những bất thường nêu trên, phụ nữ ngoài 35 tuổi có thể uống các loại thuốc bổ dành cho phụ nữ có thai trước khi mang thai 3 tháng và trong suốt thai kỳ. Song song đó, khi mang thai chị em nên thực hiện nghiêm túc lịch khám và tầm soát như đã nói ở trên.

Meo.vn (Theo PNO)

Chồng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” vì vợ sinh con gái

Bố mẹ vợ qua khuyên can, nhưng anh con rể “chửi đổng” luôn cả bố mẹ vợ: “Vợ tôi, tôi dạy, không đẻ được con trai tôi chưa đuổi con ông bà ra khỏi nhà là may lắm rồi…”.

 

Ngày xưa ông bà ta hay nói “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” có nghĩa dù của cải có nhiều, cuộc sống sung túc, giàu có, cơ ngơi bề thế cũng không bằng có con gái đầu lòng, vì con gái đầu lòng đỡ đần, đảm đang gánh vác được nhiều công việc, giúp đỡ bố mẹ. Tuy nhiên ngày nay nhiều đức ông chồng tỏ ra hớn hở hơn nếu vợ sinh được con trai đầu lòng. Mặc dù miệng vẫn luôn nói “con nào cũng là con” thế nhưng khi vợ đi siêu âm biết là con gái, không ít các đức ông chán nản bỏ bẵng luôn cả vợ và con.

Cưới chồng được hai tháng thì chị Hiền (Hà Nội) có thai. Cả nhà bên nội bên ngoại đều mừng hớn hở, riêng anh Minh chồng chị thì đi đâu cũng khoe rằng vợ có bầu, nhất định sẽ đẻ được một cậu con đẹp trai như bố nó. Mỗi khi nghe anh nói vậy chị chỉ cười vì nghĩ anh háo con quá nên mới thế.

Rồi ngày đi siêu âm cũng đến, thật ra trong tâm chị thì dù sinh con trai hay gái gì thì cũng là con, chị chỉ mong con khỏe mạnh là vui lắm rồi. Nghĩ thế nào thì làm thế ấy, vừa nhận được kết quả siêu âm chị mang thai bé gái, chị cười vui vẻ bước ra nói với anh: “Con gái anh à! Em bé khỏe mạnh. Tưởng anh cũng sẽ xuề xòa vui mừng vì con nào cũng con nhưng khác với suy đoán của chị, anh hỏi đi hỏi lại chị đến mấy lần, anh còn đề nghị chị đi khám lại xem phải chính xác không hay do bác sĩ nhầm lẫn?!
Vợ nằm viện sinh con, anh cũng chẳng đoái hoài (Ảnh minh họa).

Biết anh ham có con trai nên chị thông cảm: “Sinh con nào mà chẳng là con hả anh, miễn sao sau này con ngoan ngoãn, vợ chồng mình được nhờ là tốt rồi!”. Anh suy nghĩ hồi lâu rồi như đã hiểu vấn đề và chở chị về nhà. Tuy nhiên những ngày sau đó anh tỏ ra chán chường và chẳng hỏi han quan tâm gì đến chị như trước kia. Mẹ anh thấy vậy cũng khuyên răn con trai: “Mới có đứa đầu, đứa sau đẻ con trai, con gái đầu lòng xưa nay vẫn tốt nhất”. Nghe mẹ nói anh cũng chẳng buồn đáp trả mà lại lầm lũi xách xe đi nhậu với bạn tới say khướt mới về nhà.

Rồi anh cũng không thiết tha gì việc đưa chị đi, đón chị về từ cơ quan như trước đây. Bụng chị ngày càng to, việc đi lại khó khăn, đến việc dắt xe ra ngõ cho chị anh cũng chẳng màng. Nhiều lúc chị buồn tủi lắm nhưng nghĩ rằng anh bị sốc tâm lí nên vẫn cứ cố nín nhịn an ủi, động viên chồng.

Nhiều lần vợ chồng cãi nhau, anh vô lí bảo: “Đẻ con gái thì tự nuôi đi chứ khóc lóc gì?”. Tưởng anh giận dỗi nói thế, không ngờ cả những ngày chị sinh con, anh cũng cư xử như người dưng, không thèm màng tới. Mặc cho mẹ chị và mẹ anh ở bệnh viện, anh chẳng thèm ngó ngàng gì tới chị. Nhìn chồng người ta bồng con, dỗ con chị chỉ biết ứa nước mắt nhìn con mình và thương cho số phận của mình.

Còn chị Hiền (Khánh Hòa) thì thảm hơn khi ba lần sinh của chị đều là ba nàng công chúa. Nhà chẳng khá giả gì mấy, vỡ kế hoạch một đứa đã là quá rồi nên mặc dù bị chồng chửi đánh chị vẫn quyết tâm không sinh đẻ gì nữa.

Vậy là từ ngày biết chị đi đặt vòng, chồng chị ra sức chửi bới đánh đập vợ con. Hàng xóm khuyên răng thì anh lớn tiếng lí sự: “Tôi làm gì có con, làm nhiều, lũ con gái mai mốt cưới chồng nó cuốn gói về nhà chồng, chả có nghĩa lí gì! – vì theo anh thì con trai thì mới là con, còn con gái là con người ta.

Chị Hiền một mình tất tảo nuôi con mà không dám than nửa lời vì những lần nào nói chị đều bị chồng đập phá đồ đạc hoặc đánh đập. Không chỉ đánh vợ, anh còn đánh cả con, hễ việc gì không vừa lòng là anh dùng thắt lưng làm roi quất các con đen đét. Những lúc như thế chị chỉ còn biết ôm con mà khóc và kêu trời. Có lần bố mẹ chị qua khuyên can, nhưng anh con rể “chửi đổng” luôn cả bố mẹ vợ: “Vợ tôi, tôi dạy, không đẻ được con trai tôi chưa đuổi con ông bà ra khỏi nhà là may lắm rồi…”.

Tệ hơn về phía nhà chồng chị mỗi lần thấy mấy mẹ con chị bị đánh đập, không những không khuyên can mà còn nói hùa vào: “Cô Hiền dở thật, sinh toàn con gái nên mới bị đánh thế, đàn ông ai cũng cần có con trai nối dõi, cô mà ở thời xưa là bị chồng đuổi đi cũng có khi”. Ba đứa con một tay chị nuôi nấng, con đau, khóc, bệnh tật nửa đêm chỉ nhờ bà con hàng xóm chở dùm đi bệnh viện còn anh thì khểnh chân nằm ngủ, chị cũng chẳng dám gọi anh dậy. Khi nhắc đến chồng, chị chỉ biết khóc: “Ngày xưa yêu nhau là thế, bảo sinh con nào cũng là con, thế mà bây giờ lại ra thế này”.

 

 

Thực phẩm cho mẹ để con khỏe mạnh

Nếu muốn sau này con khỏe mạnh và thông minh, trong giai đoạn bầu bì các mẹ hãy chú ý bổ sung tích cực 5 loại thực phẩm dưới đây.

Trong giai đoạn mang bầu, khi các mẹ ăn 5 loại thực phẩm này, các mẹ sẽ nhận được đủ vitamin C, axit folic, canxi, protein, chất xơ và chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho sự phát triển của con ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
1. Nước cam
Nước cam không chỉ giàu vitamin C và acid folic, mà còn chứa một khối lượng lớn chất kali cần thiết cho mẹ trong giai đoạn bầu bì. Kali sẽ giúp làm giảm huyết áp cao – một bệnh đặc biệt nguy hiểm trong khi mang thai. Tuy nhiên, đối với những mẹ có huyết áp thấp, ăn cam cũng không gây tổn hại đến tình hình sức khỏe. Nước cam thông qua sự hấp thu của mẹ vào cơ thể con sẽ giúp con tăng cường chức năng miễn dịch, bảo vệ con chống lại nhiều bệnh tật.
2.
Sữa chua mang lại một nguồn protein và canxi trái ngược với sữa có thể giúp cho những phụ nữ với không tiếp nhận lactoza thích nghi . Hơn nữa, khi các mẹ ăn sữa chua tích cực sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm – bệnh thường xảy ra trong thai kỳ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con.

Thuc pham cho me de con khoe manh

3. Bông cải xanh

Đây là loại thực phẩm được biết đến như là một nguồn cung cấp canxi, vitamin C, axit folic và vitamin B6 rất tốt cho các bà mẹ trong thời gian mang bầu.
4. Đậu lăng
Trong số các loại hạt thì đậu lăng đứng đầu danh sách bởi hàm lượng acid folic cần thiết cho cơ thể chứa trong đậu lăng rất lớn. Ngoài ra đậu lăng còn chứa nhiều hàm lượng chất sắt và protein, chất xơ, nó giúp ngăn chặn sự xuất hiện của táo bón trong suốt thời gian bầu bì của các mẹ.
5. Quả sung

Quả sung tươi và sung (vả) sấy khô có chứa nhiều chất xơ, kali nhiều hơn chuối nhiều lần. Đây cũng là loại quả có chứa rất nhiều lượng canxi và sắt – những chất rất cần thiết cho thai phụ.


(Theo Afamily)

12 lần sẩy thai chỉ trong vòng 3 năm

Sara Smith, 43 tuổi (ở Sunderland, Anh) mong muốn có con với người chồng trẻ, Adam Smith (35 tuổi), nên trong vòng 36 tháng cô đã liều lĩnh mang thai đến 12 lần nhưng không lần nào kéo dài quá 12 tuần…

Mặc dù khi kết hôn với Adam cách đây 6 năm, Sara, một diễn viên múa bụng, đã có 2 con riêng – Brogan và Sam, hiện nay đã 18 và 11 tuổi.

Các bác sĩ cho biết vì gien của cô “quá tương thích” với gien của người chồng mới và vì cơ thể cô sẽ tấn công bất kỳ phôi thai nào được hình thành, do đó cô hầu như không thể có được một thai kỳ trọn vẹn.

Thế nhưng, bất chấp việc sẩy thai quá nhiều lần, Sara vẫn khao khát có con với Adam và không ngừng cố gắng.

Sara Smith, người đã bị sẩy thai 12 lần trong vòng 3 năm. (Ảnh Daily Mail)
Sara Smith, người đã bị sẩy thai 12 lần trong vòng 3 năm. (Ảnh Daily Mail)

“Tôi muốn có một đứa con với Adam vì anh ấy chưa có con”, Sara nói. “Tôi thường vào Internet lúc 4 hoặc 5 giờ sáng và nghĩ chắc phải có một người nào khác giống trường hợp của tôi.”

Người bạn đời của cô, Adam cho biết cả hai thật buồn và chán nản khi số lần sẩy thai quá nhiều và vì họ đã thử mọi cách.

“Sara đã tiêm thuốc hết lần này đến lần khác và mỗi lần chúng tôi vượt qua được đến tám, chín rồi mười tuần, chúng tôi đi từ tâm trạng hy vọng có một đứa con khỏe mạnh đến chỗ không có con nữa”, Adam nói. “Đó là bằng chứng đối với Sara và cá tính của cô ấy rằng cô ấy đã cố hết sức đấu tranh với tình trạng này và đã trở thành một người mạnh mẽ hơn”.

Họ đã tiêu tốn hàng ngàn bảng Anh vào việc tiêm steroid (một loại hợp chất hữu cơ được sinh ra tự nhiên trong cơ thể, bao gồm hormone và vitamin) và nhiều liệu pháp khác nhưng cuối cùng các bác sĩ cũng đành bó tay.

Vào tháng 7/2010, khi Sara bị sẩy thai đến lần thứ 12, cô đã chấp nhận lời khuyên của bác sĩ để từ bỏ mong muốn có thêm con. Hiện Sara đã sử dụng biện pháp ngừa thai bằng cách cấy vào cánh tay.

Tuy nhiên cô cho biết: “Tôi có thể cho lấy nó ra và nếu chúng tôi trúng số, có thể tôi sẽ thử mang thai thêm một lần nữa. Nhưng bây giờ tôi đã mạnh mẽ hơn, tôi muốn giúp đở các phụ nữ nếu họ cần phải nói chuyện với một ai đó.”

Bác sĩ cố vấn Phụ khoa ở bệnh viện Hoàng gia Sunderland, Menem Yossry giải thích: “Nếu cô ấy có vấn đề với gien của mình hoặc của chồng, điều đó sẽ được chuyển sang đứa bé, đó là lý do tại sao chúng gặp rắc rối và không thể sống sót.”

Người thầy thuốc và hành trình hơn 100 cây số mỗi ngày

Không khó để có được số điện thoại của ông Ba Trong vì ngay trong cơ quan tôi cũng có người từng được ông chữa bệnh. Khi tôi gọi điện nói là sẽ đến nhà, lương y vui vẻ: “Nhớ tới trước 9 giờ nghen. Sau 9 giờ là tui đi”. “Vậy khi nào chú về?”. “Khoảng 7 – 8 giờ tối”. “Hay là cháu đến vào ngày chủ nhật?”. “Thứ bảy, chủ nhựt tui cũng đi”. Không còn cách nào khác, từ thành phố Tuy Hòa, tôi vào huyện Đông Hòa khá sớm, hy vọng sau hơn nửa giờ đi xe máy qua 20 cây số, tôi vẫn còn thời gian trò chuyện với lương y, trước khi ông bắt đầu công việc quen thuộc của một ngày.

Tay không nối xương

Đến xã Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa), hỏi nhà thầy Ba Trong ở thôn Phú Hòa, ai cũng biết và nhiệt tình chỉ đường. Tại vùng này, tên của lương y đã trở nên vô cùng quen thuộc và dân nơi đây cũng quen với việc người từ nơi khác tìm tới nhà ông.

Có lẽ những chuyến đi ngày nối tiếp ngày đã tạo cho lương y Ba Trong phong thái nhanh nhẹn cùng dáng vẻ rắn rỏi. Trên gương mặt sạm màu nắng gió, nụ cười của ông thật hiền. Tôi nghĩ, nụ cười cùng ánh mắt sáng, chân thành của ông sẽ làm cho người bệnh cảm thấy nhẹ lòng.

Ông Ba Trong tên đầy đủ là Lương Văn Trong, cháu đích tôn của cụ Lương Dung – một lương y nổi tiếng về tài sửa trặc và chữa gãy xương ở Đông Hòa. Tiếp bước cha và người chú ruột, năm 12 tuổi, Ba Trong theo ông nội học nghề y. Kiên trì học cho đến năm 25 tuổi, ông nối nghiệp gia đình. Cùng với những kiến thức được danh y Lương Dung truyền thụ, theo thời gian, Ba Trong tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc chữa gãy xương. Chỉ bằng đôi bàn tay của mình, ông biết chính xác xương lệch ở đâu, trường hợp nào nứt, trường hợp nào bị gãy. Một cách khéo léo, ông đưa xương bị trật, gãy về vị trí ban đầu, dùng nẹp tre và băng cố định xương rồi đăng thuốc để xương mau liền. Lương y cho biết: “Phức tạp nhứt là gãy cổ xương đùi, phải đăng thuốc khoảng 3 tháng, bệnh nhân mới bình phục, còn gãy tay thì 1 tháng là khỏi”. Ông cũng không ngần ngại mà “liệt kê” các vị trong bài thuốc gia truyền giúp tan phù nề và mau liền xương, gồm: đại hoàng, lưu hậu, xuyên tâm thất, xuyên điền thất, nhĩ trà, huyết kiệt, long não, yếm rùa, dây trúc, ô long vĩ… trộn với bột nếp.

Quyển sổ mới nhất của lương y Ba Trong bắt đầu ghi từ ngày 11/3/2010 đến nay có hơn 60 trang chi chít tên người bệnh, số điện thoại và địa chỉ của họ. Lương y Ba Trong nói, có những ca làm ông chới với, như trường hợp bà cụ 99 tuổi ở xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa, bị gãy xương đùi; ông cụ trên 70 tuổi ở phường 7, thành phố Tuy Hòa bị gãy và bể hai xương cẳng chân. Ba Trong dùng tay vuốt, kéo cho xương ổn định, nẹp lại rồi đăng thuốc. Sau 3 tháng, bệnh nhân đi lại được.

Theo lương y này, người già bị gãy xương phải mất từ hai tháng rưỡi đến ba tháng mới bình phục. Còn trẻ em, nếu gãy nặng, đăng thuốc từ một đến một tháng rưỡi là khỏi. Đó là trường hợp gãy kín. Nếu gặp ca gãy hở (xương gãy chọc ra ngoài da thịt) thì không thể đăng thuốc kín mít mà phải để trống nơi vết thương và có thuốc riêng cho vết thương. Ông nói, đối với những trường hợp gãy hở, tốt nhất là đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Gần 40 năm trong nghề y, chữa không biết bao nhiêu trường hợp gãy xương và chưa bó tay trước một ca gãy kín nào, song với ông, mỗi ca thành công là một lần mừng vui. Tuy nhiên, Ba Trong không cho rằng mình giỏi. “Thuốc dạy thầy, cây dạy thợ. Do tui làm quen chớ cũng không giỏi gì” – ông cười hiền khô.

Mỗi ngày hơn 100 cây số

Ở huyện Đông Hòa, Ba Trong không phải là lương y duy nhất có biệt tài chữa gãy xương. Người chú ruột của ông là lương y Lương Cờ (thường được gọi là thầy Sáu Cờ), 71 tuổi, cũng được nhiều bệnh nhân tín nhiệm nhờ khả năng này. Song, điều khác biệt là phần lớn thời gian trong ngày, Ba Trong dành để đi đến nhà từng bệnh nhân chữa trị cho họ.

Hôm tôi đến, lịch trình của lương y Ba Trong là đăng, thay thuốc cho một số người bị gãy xương ở TP. Tuy Hòa và huyện Phú Hòa, hôm sau thì đi đến huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu – hai địa phương ở phía Bắc Phú Yên, cách nơi ông ở từ 50 – 70 cây số. Ngày tiếp theo, ông cũng sẽ vượt qua ngần ấy cây số để đến với bệnh nhân ở huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh… Địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố ở Phú Yên được ông chia thành cụm, đi một tuần là thay thuốc giáp vòng. Ông tâm sự: “Những người bị gãy cổ xương đùi, vẹo cột sống… đâu thể ngồi xe máy đến đây được. Đi taxi thì tốn nhiều tiền. Mình đến tận nhà chữa cho họ bớt tốn kém”. Thì ra là vậy. Ông chấp nhận vất vả, đội nắng mưa đến tận nhà bệnh nhân để chi phí điều trị không trở thành gánh nặng cho họ. Mục đích của những chuyến đi là chữa cho những người bị gãy xương, nếu có trường hợp nhẹ (trặc tay, chân, bong gân…) ở gần thì ông cũng ghé lại giúp họ.

Có những hôm đi đường xa, lại không tìm thấy hàng quán, ông bỏ bữa trưa. Đến khi kết thúc lịch trình của một ngày, trở về nhà, ông vừa đói vừa mệt phờ.

Trong hai đợt lũ lụt đầu tháng 11 vừa qua, Ba Trong cũng đi suốt, vì có bệnh nhân mới, mà họ thì không thể đến tận nhà lương y được. Trong chuyến đi lên Kỳ Lộ (huyện Đồng Xuân), đường bị nước lũ xói lở, hư hỏng nặng, ông phải dắt bộ 4 – 5 cây số. Tôi hỏi: “Những lúc như vậy, chú có thấy nản không?”. Ba Trong cười: “Mắc gì đâu mà nản!”.

Không nản, nên người thầy thuốc 60 tuổi này vẫn miệt mài với hành trình chữa bệnh hơn 100 cây số mỗi ngày. Địa bàn của ông không chỉ ở Phú Yên mà còn mở rộng ra Vân Canh (tỉnh Bình Định), Vạn Giã, Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), K’rông Pa, Ayun Pa (tỉnh Gia Lai). Mới đây, thân nhân của một người bị gãy cổ xương đùi đón ông ra tận TP. Đà Nẵng để chữa bệnh. Chỉ có chuyến đi hơn 400 cây số này là ông phải ở lại vì quá xa, còn thường ngày thì xong việc, dẫu có khuya mấy ông cũng về nhà. Có lần đi chữa bệnh ở Ninh Hòa về, đến đèo Cả (giáp ranh hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa) thì xe bị đứt dây sên. Trong đêm tối, ông lọ mọ dắt xe qua hết đoạn đường đèo, đến thôn Hảo Sơn dưới chân đèo mới tìm được chỗ sửa xe. Những sự cố như vậy không phải là hy hữu trong vô số chặng đường rong ruổi từ mùa nắng cho tới mùa mưa của lương y Ba Trong. Nhưng ông nói chắc nịch: “Còn khỏe thì tui còn đi”.

Cuộc chuyện trò giữa tôi và lương y Ba Trong thường xuyên bị gián đoạn bởi những cuộc gọi. Đó là thân nhân những người vừa bị gãy xương. Họ nghe người quen nói về ông nên gọi đến nhờ cậy. Lương y vừa nghe điện thoại vừa hí hoáy ghi địa chỉ vào sổ. Vậy là hành trình của ông trong ngày hôm đó sẽ dài thêm.

Khi tôi chuẩn bị chào lương y để ra về thì có hai mẹ con bước vào phòng khách nhà ông. Bà mẹ trên 60 tuổi, bị té, trặc cả hai cổ tay, còn con trai bà làm thợ xây, ngã từ giàn giáo xuống, nứt xương gót chân cách đây gần 3 tháng. Sau một thời gian đăng bột, kết quả chụp Xquang cho thấy xương đã liền, nhưng bàn chân vẫn còn sưng. Nghe người quen giới thiệu nên hai mẹ con tìm đến nhờ thầy Ba Trong giúp. Vừa sửa trặc cho bà mẹ, ông Ba Trong hỏi: “Hai mẹ con ở đâu tới?”. Bà mẹ nói: “Tui ở Sông Cầu”. Ông kêu lên: “Tuốt ngoài đó! Tui cũng có bệnh nhân ở đó. Phải chi liên lạc được thì báo để tui ra, hai mẹ con khỏi vô đây mắc công”.

Lương y Ba Trong đang khám cho một trường hợp nứt xương bàn chân.

“Nghề y không phải để làm giàu”

Lịch làm việc của lương y Ba Trong ngày nào cũng kín: Sáng chữa bệnh tại nhà. Sau 9 giờ, ông bắt đầu hành trình đến nhà gần chục bệnh nhân, hoặc để nắn, đăng xương gãy hoặc thay thuốc. Khi được hỏi về tiền công chữa bệnh, Ba Trong nói: “Tui chủ yếu lấy tiền thuốc, tiền xăng. Mình giúp bà con là chính. Gặp trường hợp khó khăn, tui chỉ lấy tiền xăng, còn thuốc thì cho họ. Tiền bạc không thành vấn đề! Lâu lâu, cũng có người trả cho mình nhiều hơn, tùy ở họ”.

Một trong những trường hợp mà Ba Trong vừa đề cập là ông Hồ Ngọc Sáng, 82 tuổi, ở xã Bình Ngọc, TP. Tuy Hòa. Năm ngoái, ông Sáng trượt chân té ngã, bị gãy cổ xương đùi. Theo lời giới thiệu của người cháu từng bị gãy tay và được lương y Ba Trong đăng thuốc, bà Lê Thị Hợp – vợ ông Sáng – gọi điện nhờ lương y giúp. Bà Hợp kể: “Ông thầy thuốc chịu khó đến tận nhà đăng thuốc cho chồng tôi, rồi mỗi tuần ổng tới thay thuốc 1 lần. Thay 7 miếng thuốc thì chồng tôi đi lại được. Mừng quá! Sau khi trả tiền 7 miếng thuốc, mỗi miếng một trăm ngàn đồng, vợ chồng tui tặng thêm hai trăm ngàn, gọi là cảm ơn ổng”.

Tất nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để cảm ơn lương y như thế. Đa phần những người được ông Ba Trong chữa trị đều ở nông thôn, cuộc sống còn nhiều khó khăn. “Giúp bà con khỏe mạnh và ít tốn kém cho họ là tui mừng” – lương y nói – “Nếu người ta không có tiền, mình vẫn chữa cho họ. Nghề y không phải là nghề để làm giàu”.

Quả thật, gần 40 năm gắn bó với nghề y và được bệnh nhân gần xa tín nhiệm, song Ba Trong không giàu. Gia đình ông sống trong ngôi nhà cấp bốn được xây từ rất lâu, theo kiểu nhà quen thuộc ở các vùng quê Phú Yên. Có 5 sào ruộng, vợ ông cùng chồng chắt chiu vun vén nuôi 6 người con. Ba Trong thổ lộ, ông không chạnh lòng khi thấy người khác sung túc hơn mình, vì ông theo nghề y là để tích công đức.

Không chỉ đến tận nhà bệnh nhân, trong một số trường hợp, lương y còn đưa bệnh nhân về nhà mình, điều trị hàng tháng trời mà không lấy một đồng nào. Nhiều năm trước, ông Cư ở thôn Phú Sen, xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa bị té gãy chân trong khi đào giếng. Lương y Ba Trong tới nhà, thấy gia cảnh bệnh nhân quá khó khăn, ông nói: “Thôi, anh xuống nhà tui ở, tui chữa cho”. Không có tiền nên ông Cư ngần ngại. Ba Trong vẫn bồng ông ấy đặt lên xe, chở về nhà. Tại đây, lương y chữa bệnh, còn vợ ông lo cơm nước cho bệnh nhân. Đến khi ông Cư bình phục, Ba Trong đưa ông ấy ra bến xe, tìm một chiếc xe để ông ấy về nhà.

Sau ông Cư, có một người đàn ông rất nghèo ở thôn Cẩm Thạch, xã Hòa Định Tây bị té bể xương cánh chậu và gãy xương sườn. Ba Trong cũng đưa người đó về nhà mình điều trị cho đến khi bình phục và không hề tính tiền thuốc, tiền cơm. “Chuyện đã qua lâu rồi mà đến giờ, thỉnh thoảng con của ổng vẫn xuống thăm tui. Còn ông Cư nuôi vịt, có lần thấy tui đi ngang nhà, ổng liền níu xe lại, một hai bắt tui phải đem vịt về” – lương y kể.

LƯƠNG Y VÕ ĐÀO NINH, PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG Y TỈNH PHÚ YÊN: “Lương y Lương Văn Trong có bài thuốc gia truyền của dòng họ, chữa gãy xương rất hay, được bệnh nhân tín nhiệm. Ông ấy là lương y hết lòng vì người bệnh. Khi người bệnh cần, ông sẵn sàng đến nhà để chữa cho họ. Là Chủ tịch Hội Đông y xã Hòa Hiệp Trung, lương y Lương Văn Trong có nhiều đóng góp trong công tác Hội”.

Đó là tấm lòng của những người nghèo ở quê dành cho người thầy thuốc đã tận tình giúp họ mà không hề tính toán.

 

Với những đóng góp thầm lặng, bền bỉ trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, lương y Lương Văn Trong đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương Hội, Tỉnh hội, Huyện hội Đông y.

Tôi nói với ông, có một người từng bị gãy xương đòn và được ông chữa trị, cứ lo nghề thuốc của dòng họ Lương sẽ bị thất truyền. Nghe vậy, ông mỉm cười: “Tui đã truyền nghề cho ba đứa con trai, đứa nào cũng làm được, nhưng chỉ có con trai cả là theo nghề”. Con trai cả của ông tên Lương Công Đính, sinh năm 1970, được cha giao nhiệm vụ đi chữa trị cho các bệnh nhân ở ngoài tỉnh.

Ba Trong bảo, ông nối nghiệp của gia đình được là nhờ cái duyên. Song, trong nghề y, căn bản nhất là cái đức.

Gần 40 năm qua, với biết bao tháng, biết bao ngày rong ruổi trên đường, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi để đến với bệnh nhân, lương y Lương Văn Trong luôn dặn lòng điều đó.

Và ông đã gìn giữ được điều đó.

Bài và ảnh: PHƯƠNG TRÀ

Tại sao các ‘bợm nhậu’ dễ thân nhau?

Sự tồn tại của gene “mê rượu” khiến các bợm nhậu thích chơi với nhau, một nghiên cứu cho thấy.

BBC cho biết, một nhóm chuyên gia của Đại học California tại Mỹ phân tích dữ liệu của hai nghiên cứu độc lập đã được thực hiện trước đây để tìm hiểu vai trò của gene trong sở thích chọn bạn bè của con người.

Họ nhận thấy những người mang gene DRD2 có xu hướng kết bạn với những cá nhân sở hữu gene tương tự và mối quan hệ của họ được duy trì khá lâu. Sự tồn tại của DRD2 khiến con người thích uống rượu, bai và những chất có cồn.

Song không phải cứ có cùng gene là người ta thích kết bạn với nhau. Chẳng hạn, những người mang CYP2A6, gene hỗ trợ quá trình trao đổi chất, lại hiếm khi thiết lập quan hệ bạn bè với nhau. Điều đáng chú ý là CYP2A6 khiến những cá nhân mang nó trở nên cởi mở, sẵn sàng chấp nhận tư tưởng và trào lưu mới.

Nhóm nghiên cứu không hiểu rõ nguyên nhân của hai xu hướng trái ngược trên, song họ đoán rằng bản năng sinh tồn thúc giục con người làm vậy. Chẳng hạn, nếu một cặp vợ chồng cùng mang gene gây bệnh hiểm nghèo, cơ hội sinh ra những đứa con khỏe mạnh của họ sẽ giảm. Tất nhiên, nhiều ngoại lệ có thể tồn tại. Chẳng hạn, những người thích uống rượu, bia thường kết bạn trong các quán rượu. Thực tế đó chẳng liên quan tới gene hay bản năng.

Giáo sư James Fowler, trưởng nhóm nghiên cứu, nói rằng tác động của gene khiến chúng ta có cảm tình hoặc ghét ai đó mà không thể giải thích được lý do.

“Nghiên cứu về vai trò của gene đối với tình bạn có thể giúp chúng tôi hiểu rõ hơn hiện tượng này. Dĩ nhiên chúng ta không thể phân tích gene để chọn bạn, song có lẽ mỗi gene tạo ra một tính cách nào đó mà chúng ta thích hoặc ghét”, ông nói.

Meo.vn (Theo Vne)