Lưu trữ cho từ khóa: nước tiểu

Cần làm gì khi nước tiểu có màu lạ?

Nước tiểu bình thường có màu vàng rơm hoặc trong. Tiểu ra máu là hiện tượng có máu trong nước tiểu. Trên thực tế, có thể thấy máu đỏ tươi trong nước tiểu; nhưng máu cũng có thể bị hòa tan làm cho nước tiểu có màu hồng, màu gỉ sắt hoặc nâu (màu sắc bất thường). Vì vậy, khi thấy nước tiểu có màu bất thường, cần đến cơ sở khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân đa dạng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu trong đó có những nguyên nhân chính sau:

Nhiễm khuẩn đường tiểu. Bệnh thường gặp phổ biến ở phụ nữ, nam giới có tỷ lệ thấp hơn. Bệnh có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên trong bàng quang. Các nhiễm khuẩn đôi khi phát triển sau khi sinh hoạt tình dục. Các triệu chứng bao gồm tiểu liên tục, đau và buốt khi đi tiểu.

khambenh1

Nhiễm khuẩn thận: hay còn gọi là viêm bể thận có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập thận theo đường máu hoặc di chuyển lên từ niệu quản đến thận (nhiễm khuẩn ngược dòng). Các dấu hiệu và triệu chứng thường tương tự như nhiễm khuẩn bàng quang, mặc dù nhiễm khuẩn thận có nhiều khả năng gây sốt và đau mạng sườn.

Sỏi bàng quang hoặc thận. Các khoáng chất trong nước tiểu tập trung đôi khi kết tủa, tạo thành các tinh thể trong thận hay bàng quang. Theo thời gian, các tinh thể có thể trở thành sỏi nhỏ, đá cứng. Các đá này thường không đau và không để lại triệu chứng trừ khi nó gây ra tắc nghẽn hoặc đang di chuyển. Sau đó, thường có triệu chứng sỏi thận, đặc biệt có thể gây ra cơn đau quặn thận.

Phì đại tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt phì đại sẽ chèn ép niệu đạo, gây chặn dòng chảy nước tiểu nên bệnh nhân sẽ thấy tiểu khó, tiểu đêm hoặc liên tục đi tiểu. Ngoài ra, nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt) cũng có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự.

Bệnh thận khác. Vì chảy máu là một triệu chứng phổ biến của viêm cầu thận gây viêm nhiễm của hệ thống lọc của thận. Viêm cầu thận có thể là một phần của một bệnh hệ thống, chẳng hạn như tiểu đường hoặc nó xảy ra riêng lẻ. Nó có thể được kích hoạt bởi nhiễm virut hoặc các bệnh mạch máu (viêm mạch) và các vấn đề miễn dịch như bệnh lý thận IgA mà ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ, lọc máu trong thận dẫn đến tiểu máu.

Ung thư: Tiểu máu có thể là một dấu hiệu của thận, bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

Rối loạn di truyền: Bệnh thiếu máu thiếu hụt kinh niên của các tế bào máu đỏ có thể là nguyên nhân gây ra tiểu máu.

Chấn thương thận: Bị ngã hoặc đánh dẫn đến thương tích tại thận từ một tai nạn hoặc với môn thể thao có thể gây ra tiểu máu mà mắt thường có thể nhìn thấy (gọi đái máu đại thể).

Tác dụng phụ của thuốc: Có thể nhìn thấy tiểu máu đại thể bao gồm aspirin, penicillin, heparin và các thuốc chống ung thư cyclophosphamide.

Xử lý thích hợp

Tùy theo nguyên nhân tiểu ra máu mà có những xử lý thích hợp. Đối với trường hợp nước tiểu đổi màu không nhận rõ là tiểu ra máu hay chỉ là sử dụng thực phẩm, cần thay đổi chế độ ăn để loại trừ nguyên nhân.

Nếu tiểu ra máu do quá trình tập luyện thể thao, cần điều chỉnh cường độ cho phù hợp. Tuy nhiên, tiểu máu luôn là nguyên nhân của một bệnh lý thực thể tại hệ tiết niệu hoặc các bệnh lý toàn thân nên nếu nghi ngờ bị tiểu máu, nhất thiết nên đến ngay cơ sở y tế để khám xác định có bị tiểu máu hay không và nếu có thì nguyên nhân nào gây nên. Lưu ý, không tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu… sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.

Khuyến cáo phòng bệnh

Thường không thể ngăn chặn được tiểu máu, mặc dù có những bước có thể làm để giảm nguy cơ của một số bệnh gây ra nó. Để phòng căn bệnh này, cần uống đủ nước ít nhất 2 lít/ngày, đi tiểu khi cảm thấy buồn tiểu và càng sớm càng tốt; Sau khi giao hợp, cần vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh đúng cách để phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiểu; hạn chế muối, protein và các thực phẩm chứa oxalate; Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với hóa chất…

BS. Nguyễn Văn Linh

Theo Suckhoevadoisong.net

Nước tiểu có màu như nước gạo là bệnh gì?

Khoảng 5 tháng nay, tôi đi tiểu rất khó, nước tiểu lại có màu trắng đục như nước vo gạo. Không biết tôi mắc bệnh gì về đường tiết niệu hay bệnh về thận không, thưa bác sĩ?

Trần Việt Hoàn (Hải Dương)

maunuoctieu

Nước tiểu mà đục như nước vo gạo thì đó là các dấu hiệu của khá nhiều bệnh về đường tiết niệu, có thể là bạn bị một trong ba khả năng sau: tiểu phosphate, tiểu mủ và tiểu dưỡng chấp. Tiểu phosphate là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Triệu chứng điển hình nước tiểu đục như nước vo gạo, để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Tiểu mủ gặp trong trường hợp viêm niệu đạo do lậu, chlamydia hoặc gặp trong trường hợp đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn như: thận bị ứ mủ do sỏi, lao thận. Triệu chứng là tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Tiểu dưỡng chấp là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid. Nguyên nhân gây tiểu dưỡng chấp thường do mắc bệnh giun chỉ. Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Tốt nhất để xác định rõ bạn tiểu đục do nguyên nhân gì thì hãy tới bác sĩ chuyên khoa tiết niệu khám xét nghiệm và điều trị.

ThS. Hà Hùng

Theo Suckhoevadoisong.net

Phát hiện được nhiều bệnh qua nước tiểu

Bạn đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày? Phần lớn chúng ta không thể trả lời câu hỏi này hoặc biết rằng số lần chúng ta đi là quá ít. Tuy nhiên, bạn có thể ngạc nhiên nếu biết rằng nước tiểu chứa đựng những thông tin giá trị về sức khỏe. Dưới đây là 6 bệnh có thể phát hiện được qua nước tiểu.

Phát hiện được nhiều bệnh qua nước tiểu

1. Mất nước

Bình thường nước tiểu có màu nhạt và có thể trở nên gần như không màu trong suốt cả ngày. Nước tiểu có màu vàng sẫm, thậm chí đôi khi như màu hổ phách, có thể là dầu hiệu bạn đang bị mất nước. Khi uống không đủ nước, nước tiểu bị cô đặc và có nồng độ các chất cặn bã vượt mức, khiến cho nó có màu sẫm hơn. Tình trạng mất nước xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng nước để hoạt động bình thường. Tình trạng này thông thường có thể khắc phục dễ dàng.

2. Ung thư vú

Pteridines là nhóm chất chuyển hóa được bài xuất ra nước tiểu. Người ta thấy rằng các bệnh nhân ung thư sẽ bài xuất chất này nhiều hơn mức “bình thường”. Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Missouri (Mỹ) đã phát triển một phương pháp sáng lọc mới để chẩn đoán và xác định mức độ nặng của ung thư vú bằng kỹ thuật này. Xác định lượng pteridines trong nước tiểu của một người sẽ giúp phát hiện ung thư trước khi chụp X quang vú. Trong các thử nghiệm tới đây, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thấy hiệu quả của xét nghiệm này trong việc phát hiện các loại ung thư khác.

3. Ung thư tinh hoàn

Có lẽ bạn đã từng nghe người ta đồn rằng xét nghiệm thử thai tại nhà có thể phát hiện ung thư tinh hoàn ở nam giới. Lời đồn này phần nào là đúng sự thật.

Xét nghiệm thử thai tại nhà hoạt động bằng cách phát hiện hoóc môn Beta-HCG, được bánh rau sản sinh ra khi người phụ nữ mang thai. Điều đáng chú ý là hoóc môn này cũng được tiết ra từ một số khối u, bao gồm một số  – những không phải tất cả – các trường hợp ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, không nên dùng xét nghiệm thử thai tại nhà như một công cụ để tự chẩn đoán căn bệnh ung thư chết người này. “Các bằng chứng hiện có không cho thấy là việc sàng lọc cho toàn bộ nam giới bằng xét nghiệm HCG nước tiểu (hay các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu khác để tìm bất kỳ chất chỉ điểm ung thư nào khác) có thể phát hiện được ung thư tin hoàn đủ sớm để giảm được tỷ lệ tử vong do ung thư tinh hoàn”, các chuyên gia giải thích.

4. Bệnh tiểu đường

Ở những người bị bệnh tiểu đường, đường sẽ tích tụ lại trong máu. Một lượng đường lớn trong máu sẽ khiến thận rất khó lọc bỏ. Do đó lượng đường thừa sẽ được bài xuất ra nước tiểu. Khát nhiều và tiểu nhiểu – những triệu chứng cổ điển của bệnh tiểu đường – chính là hậu quả của tình trạng này. Lượng đường thừa có thể khiến nước tiểu có mùi ngọt. Thai nghén cũng làm thay đổi cách thức lọc máu của thận, do đó nước tiểu có mùi “ngòn ngọt” cũng có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ triệu chứng này và bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân nước tiểu có mùi đường.

5. Nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở bất cứ nơi nào trên hệ tiết niệu, dù đó là thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo. Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu gồm thường xuyên mót tiểu, đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục hoặc thậm chí nước tiểu có màu hồng/đỏ, và nước tiểu nặng mùi. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản. Kháng sinh là cách điều trị thông dụng nhất, và các triệu chứng sẽ hết trong vòng vài ngày.

6. Huyết khối

Các nhà khoa học đang nghiên cứu một sản phẩm có thể phát hiện huyết khối bằng một xét nghiệm nước tiểu đơn giản. Tương tự như thử thai tại nhà, que thử này sẽ tìm những chỉ dấu sinh học trong nước tiểu để chỉ ra những trục trặc bên trong cơ thể. Cho đến nay, trong các thử nghiệm trên động vật, que thử đã chứng minh hiệu quả trong các chẩn đoán qua nước tiểu. Mặc dù còn cần hoàn thiện thêm, song những người phát triển sản phẩm này hy vọng rằng một ngày nào đó công cụ này sẽ mang lại những xét nghiệm cứu sống tính mạng cho những người trước đó chưa từng được tiếp cận. “Các công cụ chẩn đoán thực sự là một hướng đi lớn để giúp ích cho rất nhiều người nhanh chóng hết mức có thể”, các tác giả cho biết trên tờ New Scientist.

Theo Tintuconline.com.vn

Nước tiểu và clo trong hồ bơi ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi

Khảo sát mới của các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc cho thấy việc thải nước tiểu trong hồ bơi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là phổi.

nuoc-tieu-va-clo-trong-ho-boi-anh-huong-nghiem-trong-den-phoi

Ảnh minh họa – Internet

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology, các nhà khoa học tại ĐH Purdue ở TP West-Lafayette và ĐH Nông nghiệp Trung Quốc ở Bắc Kinh đã phân tích mẫu nước trong nhiều hồ bơi ở Trung Quốc và phát hiện sự hiện diện từ 24% đến 68% axít uric mà đa số có nguồn gốc từ nước tiểu người.

Nhóm nghiên cứu cho rằng việc nước tiểu kết hợp với clo – chất thường được dùng để xử lý làm sạch nước – có thể tạo ra những phản ứng hóa học gây tác hại cho sức khỏe. Họ đặc biệt lưu ý chất độc cyanogen chloride có thể ảnh hưởng đến phổi, tim và hệ thần kinh trung ương.

Trong một khuyến cáo khác liên quan đến vấn đề này, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về An toàn của Pháp (INRS) giải thích: “Khi urê tiếp xúc với clo, nó sẽ biến thành trichloramine – chất có thể gây rát nhãn cầu, bệnh ngoài da và đường hô hấp như suyễn và viêm mũi.

Theo nld.com.vn

Mục đích của việc xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai

Xét nghiệm máu và nước tiểu được tiến hành sớm, ngay đầu thai kỳ. Tức là lần đầu tiên đi khám thai, bác sĩ thường sẽ làm hai xét nghiệm này cho thai phụ.

Những mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm máu và nước tiểu bao gồm:

Kiểm tra nhiễm trùng đường tiểu

Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu nghĩa là thai phụ cần thận trọng với chứng tiền sản giật.

Chứng chlamydia

Đây là một chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục thường không có triệu chứng rõ rệt. Nếu không được điều trị, chlamydia có thể gây sảy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng ở mắt và phổi bé sơ sinh.

Nếu xét nghiệm nước tiểu phát hiện chứng chlamydia, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho thai phụ bằng kháng sinh.

muc-dich-cua-viec-xet-nghiem-mau-va-nuoc-tieu-khi-mang-thai

(Ảnh minh họa)

Phát hiện sớm bệnh giang mai

Thêm một bệnh lây qua đường tình dục nữa mà nếu không điều trị, có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai lưu. Thai phụ sẽ được tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra giang mai. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi bằng kháng sinh.

Kiểm soát tình trạng thiếu máu

Bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ làm xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu khi mới bắt đầu mang thai và lần xét nghiệm nữa vào khoảng tuần 28-34. Thiếu máu nặng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai, trong khi thiếu máu nhẹ sẽ làm mẹ mệt mỏi.

Nhóm máu và yếu tố Rh

Thai phụ nên biết mình thuộc nhóm máu nào, đề phòng trường hợp cần truyền máu. Nếu máu của bạn là Rh-, bạn sẽ được tư vấn để tiêm một chất gọi là Anti-D khi mang thai, ngăn chặn mẹ sản xuất kháng thể có thể gây hại cho bào thai.

HIV

Virus HIV sẽ gây ra bệnh AIDS, gây các nhiễm trùng trong khi mang thai, sinh nở và cho con bú. Điều trị cho mẹ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh cho bé và đó là lý do vì sao thai phụ được khuyên nên xét nghiệm máu.

Viêm gan siêu vi B

Nếu virus này truyền vào bé, nó sẽ gây bệnh gan. Tuy nhiên nếu người mẹ được phát hiện dương tính với virus viêm gan B thì em bé sẽ được tiêm chủng sau khi chào đời để phòng ngừa bị bệnh.

muc-dich-cua-viec-xet-nghiem-mau-va-nuoc-tieu-khi-mang-thai

Rubella

Còn gọi là sởi Đức, Rubella gây hại cho 90% bé sơ sinh nếu mẹ bị bệnh trong 3 tháng đầu.

Bệnh tiểu đường

Nếu bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ thì bạn cần làm xét nghiệm dung nạp glucose vào giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Một xét nghiệm máu được tiến hành sau khi bạn được uống một đồ uống ngọt.

Tế bào hình liềm

Đây là bệnh di truyền nghiêm trọng, cần được chăm sóc trong suốt cuộc đời. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh này thì con của họ có nguy cơ bị bệnh cao.

Cảnh báo nguy cơ bị Down

Giữa tuần 10 và 18 của thai kỳ, xét nghiệm máu cho thai phục có thể cảnh báo nguy cơ bị bệnh Down ở bé. Nguy cơ này cũng được phát hiện sớm qua đo độ mờ da gáy.

Theo Afamily.vn

Nhận biết sức khỏe qua nước tiểu

Hiếm khi chúng ta để mắt đến… tiểu tiện. Trong khi mùi hoặc màu sắc nước tiểu, và kể cả tần suất tiểu tiện có thể thông báo khá chính xác tình hình sức khỏe của cơ thể.

Hãy xem, việc đọc những tín hiệu cơ thể phát ra thú vị thế nào.

Nước tiểu là dung dịch còn lại sau khi thận đã lọc các sản phẩm độc hại của quá trình trao đổi chất và một chút muối khoáng. Lượng nước này được vận chuyển bằng đường niệu đạo đến bàng quang. Sau đó chảy qua niệu quản. Thậm chí cả khi quá trình này diễn ra bình thường, thỉnh thoảng cũng cần ngó qua “sản phẩm cuối cùng”.

Chắc chắn bạn nên làm, một khi có điều gì đó xảy ra lệch chuẩn. Sau đây là những chỉ dẫn có thể giúp bạn tự đánh giá, chuyện gì diễn ra bên trong cơ thể.

A- Tiểu tiện nhiều hay ít?

Trong vòng một ngày chúng ta sản xuất khoảng 0,6 – 2,5 lít nước tiểu. Thường trong ngày đi tiểu từ 2 đến 6 lần và khoảng 2 lần trong đêm. Tuy nhiên tần suất này có thể thay đổi.

– Thực tế bạn đi tiểu, thí dụ chỉ một lần trong ngày, có thể vì lý do cơ thể bị mất nước do nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao, ra nhiều mồ hôi hoặc uống quá ít nước. Tình trạng thiếu hụt nước như vậy rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nhất thiết phải bù nước!

– Trường hợp tình trạng mất nước chưa nghiêm trọng (không kéo dài, không có biểu hiện gì khác ngoài sự giảm thiểu nước tiểu), chỉ cần bổ sung cho cơ thể bằng cách uồng nhiều lần trong ngày bằng những liều nhỏ (khoảng 150 ml), tổng cộng khoảng 3 lít. Sau đó, khi cơ thể đã lấy lại trạng thái cân bằng, hãy nhớ mỗi ngày cung cấp cho cơ thể từ 1,5 đến 2 lít nước.

Lưu ý 1.

Nếu đã vài ba ngày bạn chỉ tiểu tiện một lần và với lượng nhỏ nước tiểu, hoặc hoàn toàn không có nhu cầu tiểu tiện (cho dù đã uống đủ nhiều nước), lập tức gõ cửa phòng khám. Những biểu hiện như thế có thể xác nhận tình trạng cơ thể mất nước nghiêm trọng hoặc những sự cố với thận.

– Bạn chạy đến WC (toa lét) tối thiểu 7 lần trong ngày? Thường xuyên phải tiểu tiện ban đêm? Thỉnh thoảng có thể là biểu hiện của trạng thái tâm lý căng thẳng (stress). Hãy cố gắng giải tỏa stress, thí dụ bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn. Tình trạng liên tục phải vào WC kéo dài đã 2-3 ngày? Hãy tự hỏi, có uống quá nhiều nước trong thời gian đó. Nếu đúng, hãy nhớ chia ra thành những liều nhỏ (khi ấy nước được cơ thể hấp thụ tốt hơn) và hạn chế uống nước vào buổi tối.

Trường hợp không mang lại kết quả – cho dù đã thực hiện như vậy, hãy đọc tờ rơi đính kèm vào những loại thuốc bạn đang uống (kể cả thuốc uống không có đơn bác sĩ). Có thể chúng có tác dụng phụ lợi tiểu (xảy ra thí dụ với một số loại thuốc với bệnh tim). Trường hợp thuốc là nguyên nhân tiểu tiện nhiều hơn bình thường – đành phải chấp nhận với tình trạng này hoặc yêu cầu bác sĩ thay loại thuốc khác.

Nếu là phụ nữ, nên nhớ, thường xuyên phải “ghé thăm” WC có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên thông báo: có thai. Đó là kết quả của hiện tượng tử cung được cung cấp máu nhiều hơn, nó tăng dần dung tích và gây áp lực với bàng quang. Số lần tiểu tiện nhiều hơn (số lượng ít một) thường xuất hiện vào quãng 6 tuần kể từ thời điểm đã thụ thai. Có thể kiểm tra bằng que thử.

Bạn bị hành hạ không chỉ bởi tình trạng thường xuyên phải tìm WC, mà còn khát nước cháy họng? Hãy gõ cửa bệnh viện, yêu cần bác sĩ cho làm xét nghiệm nước tiểu và máu để xác định độ glukoza. Triệu chứng của bạn có thể báo hiệu khả năng mắc bệnh tiểu đường.

nhan-biet-suc-khoe-qua-nuoc-tieu

Nhìn vào màu sắc nước tiểu có thể biết bạn có bệnh

Lưu ý 2.

Số lần tiểu tiện quá nhiều đi liền với cảm giác căng tức bàng quang hoặc đau rát có thể là triệu chứng viêm đường tiết niệu (thí dụ viêm bàng, viêm cầu thận, viêm niệu quản).

Trường hợp với đàn ông – rất có thể là dấu hiệu rắc rối với tuyến tiền liệt (nhất là khi tiểu tiện nhiều về ban đêm). Những triệu chứng như thế đòi hỏi phải chẩn đoán, vậy nên cần gõ cửa phòng khám. Nên gặp chuyên gia (thoạt đầu có thể bác sĩ nội khoa) ngay cả khi bị són tiểu trong những lúc nỗ lực làm việc nặng, lúc cười thoải mái, khi hắt xì hơi, ho khan hoặc són tiểu cả khi không cần nguyên nhân. Mọi sự cố đều có thể chữa trị.

B- Mầu nào hợp chuẩn?

– Nước tiểu mầu vàng rơm, mầu hổ phách và vàng nhạt – đó là gam mầu hợp chuẩn. Mức độ đậm đặc trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào độ sánh của nước tiểu. Khi bạn uống ít nước hoặc sau một đêm, nước tiểu có nồng độ sắc tố (urochrom và urobilinogen) cao hơn, khi ấy nước tiểu có mầu sắc đậm hơn.

– Gần như không mầu thường xuất hiện trong trường hợp sau tiểu tiện nhiều lần vì lý do uống lượng nước lớn. Tuy nhiên cần lưu ý! Nước tiểu lẫn đường cũng có mầu sắc tương tự. Có thể kiểm tra bằng kết quả xét nghiệm (nước tiểu hoặc máu).

– Nước tiểu đục, mầu sữa xuất hiện trong trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, các bệnh liên quan đến thận do hậu quả gia tăng tiết xuất dịch nhầy và các thành phần vi khoáng. Cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu, để xác định nguyên nhân.

– Từ mầu da cam đến mầu nâu thường là hậu quả tình trạng cơ thể mất nước, bị sốt cao kéo dài, bị mắc bệnh gan và thất thoát hồng cầu qua thận. Đó là những vấn đề nghiêm trọng. Hãy lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Nước tiểu ngả mầu hồng hoặc mầu đỏ xuất hiện, nếu trước đó bạn ăn thí dụ xôi gấc hoặc món gì đó có mầu đỏ. Tuy nhiên nếu không phải vì lý do ăn uống, thường là dấu hiệu liên quan đến máu. Đó là tín hiệu đòi hỏi sớm gõ cửa bác sĩ. Bởi có thể là biểu hiện những rắc rối với thận, viêm bàng quang, sỏi thận (thường gây chấn thường niệu đạo – khi sỏi trôi), bệnh di truyền (thí dụ hội chứng Porfiria) hoặc tác dụng phụ do dùng thuốc (thí dụ một số thuốc kháng sinh hoặc Aspirin).

Lưu ý.

Trường hợp không may bị ngộ độc Naftalin trong thời gian sử dụng các vitamin thuộc nhóm B, nước tiểu sẽ ngả mầu đen; hoặc ngả mầu vàng không tự nhiên – trong thời gian uống thuốc điều trị viêm bàng quang. CŨng có một số tân dược làm nước tiểu ngả mầu xanh da trời.

Vì sao nước tiểu có mùi lạ?

1- Theo chuẩn, nước tiểu gần như không mùi hoặc hơi khai. Tuy nhiên nó có thể thay đổi do chế độ ăn uống, thí dụ khi ăn tỏi.

2- Mùi rất nặng, khó chịu thường là dấu hiệu mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Nhất thiết phải gõ cửa phòng khám.

3- Cảm thấy mùi axêtôn (chua, mùi dấm) – có thể là dấu hiệu tiểu đường, nhưng cũng có thể là suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống quá kham khổ hoặc thực đơn bất hợp lý. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4- Nước tiểu bốc mùi amoniác thường xuất hiện trong trường hợp rối loạn độ pH nước tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các bệnh liên quan đến thận. Để xác định chính xác cần rxét nghiệm nước tiểu.

Theo TTVN.vn

Có thể phát hiện ung thư bàng quang qua nước tiểu

Các nhà khoa học từ ĐH Liverpool và ĐH West of England (Anh) đã chế tạo ra thiết bị phân tích mùi nước tiểu, giúp phát hiện sớm ung thư bàng quang.

co-the-phat-hien-ung-thu-bang-quang-qua-nuoc-tieu

Một chai đựng mẫu nước tiểu được đưa vào thiết bị Odoreader.

Đây là một kỹ thuật đột phá không xâm lấn giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư bàng quang. Các nhà khoa học khẳng định rằng, thiết bị này cho tỷ lệ xét nghiệm chính xác 100% qua 98 mẫu nước tiểu.

Thiết bị có tên gọi Odoreader, gồm một hệ thống cảm biến phản ứng với hóa chất trong khí thải ra từ nước tiểu. Hệ thống này bao gồm máy sắc ký khí tiêu chuẩn, trang bị thêm cột mao mạch giao tiếp với oxit kim loại (thiếc và kẽm) được sử dụng như các máy dò.

Một chai đựng mẫu nước tiểu sẽ được đưa vào thiết bị Odoreader để phân tích khí có trong chất lỏng. Cần 30 phút để dữ liệu xuất hiện trên màn hình máy tính, để cho biết có hay không các tế bào ung thư trong bàng quang.

Các nhà nghiên cứu khẳng định, việc chẩn đoán sớm ung thư bàng quang giúp tăng cơ hội điều trị thành công bệnh ung thư này. Trước đây, những con chó đã được huấn luyện để có thể nhận biết được mùi trong nước tiểu hỗ trợ chẩn đoán.

Giáo sư Chris Probert thuộc Đại học Liverpool cho biết, những kết quả này rất đáng khích lệ đối với việc phát triển công cụ mới trong việc chẩn đoán ung thư bàng quang.

Theo Kienthuc.net.vn

Có thể tạo ra những chiếc răng từ nước tiểu

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Cell Regeneration cho thấy nước tiểu có thể được sử dụng như nguồn tế bào gốc có thể tạo nên những chiếc răng.

co-the-tao-ra-nhung-chiec-rang-tu-nuoc-tieu

Nước tiểu có thể giúp chúng ta tái tạo những chiếc răng đã mất

Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới đang tìm cách tái tạo lại những chiếc răng bị mất cho những người lớn tuổi hoặc người có vấn đề về răng miệng. Tế bào gốc, một loại tế bào có thể phát triển thành bất cứ tế bào nào trong cơ thể được tập trung nghiên cứu nhiều nhất.

Nhóm các nhà khoa học tại Viện Y sinh Quảng Châu đã bắt đầu nghiên cứu với nước tiểu. Các tế bào niêm mạc trong cơ thể khi thoát ra bằng đường tiểu đã được thu lại và cảm ứng để chúng trở thành tế bào gốc đa năng (iPSCs).

Các nhà nghiên cứu tạo ra cấu trúc răng bằng cách buộc iPSCs bắt chước tế bào biểu mô để phát triển thành men răng, tế bào trung mô để phát triển thành ngà răng, tủy răng, xương răng. Tiếp đó, họ cấy hỗn hợp này vào chuột và 3 tuần sau cấu trúc giống như răng đã phát triển.

co-the-tao-ra-nhung-chiec-rang-tu-nuoc-tieu

Răng nhân tạo có thể được sử dụng trong điều trị lâm sàng trong tương lai không xa.

Tác giả nghiên cứu, TS Duanqing Pei thuộc viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết: “Chiếc răng nhân tạo này có cấu trúc, tính chất vật lý tương tự như răng con người. Tuy nhiên, nó còn một số hạn chế nhỏ là tỷ lệ thành công chỉ mới 30%”. Mặc dù vây, ông Pei vẫn rất tin tưởng về khả năng chiếc răng nhân tạo này có thể được sử dụng trong điều trị lâm sàng trong tương lai không xa.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng nhận được những ý kiến trái chiều. GS Chris Mason – chuyên gia tế bào gốc tại Đại học London (Anh) – cho biết nước tiểu là một nguồn tế bào gốc kém chất lượng nhất. Ông nói: “Nước tiểu có lẽ là một trong những nguồn tệ nhất, bởi tế bào thu được trong đó rất ít và hiệu quả cảm ứng chúng thành tế bào gốc cũng rất thấp”. Ông cũng cảnh báo nguy cơ nhiễm khuẩn từ nước tiểu cao hơn nhiều so với những nguồn thu tế bào gốc khác.

Theo nld.com.vn

Vượt cạn an toàn

Mang thai là một chuỗi các biến đổi diễn ra trong cơ thể phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, thai kỳ cũng thường khiến bạn lo lắng hoặc khó chịu. Dưới đây là những lời khuyên từ bác sỹ Phạm Thị Ngọc Diệp, thuộc sản phụ khoa, bệnh viện Quốc tế (BVQT) Hạnh Phúc để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Giữ cân nặng hợp lý

Người thừa cân hoặc béo phì khi mang thai sẽ có nhiều biến chứng và rủi ro cao hơn. Đối với phụ nữ thừa cân, mức tăng cân cần được duy trì khoảng 7 – 11kg. Đối với người béo phì, mức tăng cân cần được giới hạn trong khoảng 5 – 7kg. Một phụ nữ có cân nặng bình thường thì khi mang thai, số cân nặng tăng thêm khoảng 11 – 13kg.

Giữ gìn sức khỏe răng miệng

Bạn nên khám răng định kỳ từ trước và trong suốt thời gian mang thai. Phụ nữ có các bệnh về răng lợi dễ có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Thời gian hợp lý nhất để chữa răng là trong giai đoạn từ 14 đến 20 tuần. Tuy nhiên vào các giai đoạn khác, bạn cũng không nên chần chừ chữa trị khi có chỉ định của nha sỹ.

Những triệu chứng nguy hiểm:

Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn gặp phải những triệu chứng bất thường như:

• Chảy máu âm đạo

• Nhức đầu liên tục hoặc dữ dội

• Suy giảm thị lực, nổ đom đóm mắt

• Phù tăng nhanh ở cánh tay, bàn tay hoặc mặt

• Đi tiểu gắt buốt, nước tiểu hay huyết trắng có mùi hôi, ngứa nóng âm đạo

• Đau lưng âm ỉ, đau vùng bụng dưới

• Căng tức ở khung chậu, bẹn, đùi

• Ra huyết trắng nhiều hay nước rỉ ra hay sà ra từ âm đạo

• Sốt trên 38o.

Thăm khám thai định kỳ

Mỗi sản phụ cần khám thai ít nhất 3 lần tại những cơ sở y tế có uy tín trong suốt thai kỳ. Theo quy định của ngành y tế, khám thai phải trải qua 9 bước. Với những công đoạn đó, bác sỹ sản khoa có thể tiên lượng được những yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai và sinh nở.

Hội thảo đặc biệt cho ông bố, bà mẹ có con trong năm Quý Tỵ

Sinh con khỏe mạnh là mong ước của tất cả các bà mẹ. Thấu hiểu điều đó, BVQT HẠNH PHÚC kết hợp cùng Công ty OTB tổ chức Hội thảo: “Vượt cạn an toàn” nhằm cung cấp những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ cũng như các phương pháp giúp mẹ và bé “vượt cạn’’ an toàn.

Đến với buổi hội thảo bạn sẽ được tư vấn, trao đổi trực tiếp với bác sỹ Sản phụ khoa Phạm Thị Ngọc Diệp, BVQT HẠNH PHÚC và tận hưởng cơ hội mua sắm các sản phẩm cao cấp với mức giá ưu đãi cùng những phần quà đặc biệt từ các nhãn hàng: Anmum, Goo.N, Green Cross, Anna Nina…

Thời gian: 8g30 – 11g00, Chủ Nhật 10/3/2013.

Địa điểm: Conference Hall, Khách sạn Continental Sài Gòn, 132-134 Đồng Khởi, Q.1.

Liên lạc: 0906 768 970 (Cô Hiên) hoặc 0909 970 102 (Cô Dung) để được đặt chỗ và nhận quà tặng

Đơn vị tổ chức:

Đơn vị tài trợ:

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.

1. Đau thắt ngực

Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)

2. Khó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

3. Mệt mỏi

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.

4. Ho

Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

5. Phù

Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.

Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.

TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:

–  Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp

–   Cải thiện tuần hoàn mạch vành, giúp giảm đau thắt ngực.

–   Phòng ngừa suy tim ở những người có nguy cơ cao (bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, bệnh van tim…)

Thông tin tư vấn sản phẩm: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

(website: dongtay.net.vn)

(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)