Lưu trữ cho từ khóa: cho con bú

Tranh cãi xung quanh vấn đề mẹ giảm cân nhờ cho con bú

Nghiên cứu cho thấy việc cho con bú giúp người mẹ giảm gấp đôi cân nặng so với những người không hoặc cho con bú trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến trái ngược về vấn đề này.

Lợi ích của việc cho con bú đã được đề cập ở khắp các phương tiện thông tiện thông tin đại chúng như giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú và buồng trứng, các vấn đề về cấu trúc hông, các bệnh tiểu đường khi về già và giúp giảm cân nặng nhanh hơn.

Tranh cãi xung quanh vấn đề mẹ giảm cân nhờ cho con bú

Điều này đã được một nhà sản xuất máy hút sữa hàng đầu chứng thực việc cho con bú giúp mẹ giảm được gần gấp đôi lượng cân nặng trong ba tháng đầu sau sinh so với những người cho con bú bình.

Ngoài ra việc các ngôi sao nổi tiếng tin tưởng vào thông điệp: “Cho con bú khiến bạn gầy đi” và giảm cân nhanh chóng đã có sức lan tỏa rộng rãi đối với nhiều bà mẹ khi họ tin tưởng mình vừa có thể cho con đầy đủ dưỡng chất, mà lại nhanh chóng lấy lại vóc dáng như trước kia.

Tuy nhiên, thông điệp trên đang vấp phải nhiều tranh cãi khi mới đây tờ MailOnline đã đăng tải ý kiến của ba bà mẹ phàn nàn rằng, cho con bú khiến họ ngày một tăng cân.

Trước khi sinh con Hannah Newman-Evans vốn là một cô gái có ngoại hình nhỏ nhắn và có ý thức về ngoại hình bản thân. Chính vì thế nên ngay cả lúc mang thai, cô cũng vẫn đi bộ gần 10km mỗi ngày để tránh tăng cân không cần thiết. Do đó, cân nặng của cô chỉ nhỉnh hơn thời con gái 6kg. Tuy nhiên, 8 tháng sau sinh con trai, cô đã đạt tới con số 101,7 kg. Và theo cô, điều này là do cho con bú đem lại. Hannah buồn nản rên rỉ: “Tôi béo y như lúc mang bầu 9 tháng vậy”.

Giống như Hannah, Emily Chilton đến từ London cũng cho rằng việc thân hình thanh mảnh của mình biến đổi chóng mặt là do cho con bú. Bà mẹ 30 tuổi này hiện có 3 cô con gái: Leah (9 tuổi), Lucy (2 tuổi), và Holly (3,5 tháng tuổi). Bé đầu của Emily đã mất 8 tháng sau khi sinh do căn bệnh viêm màng não.

Bà mẹ trẻ này cho hay cô đã tăng 20kg trong mỗi thai kỳ nhưng sau khi sinh, số cân nặng này hoàn toàn biến mất. Và nó chỉ quay lại khi cô cho con bú. Dù rất muốn tin vào việc cho con bú giúp giảm cân nhưng sau một thời gian kiểm chứng, cô thấy điều này không đúng với mình. Hannah than thở: “Tôi chỉ cho Leah bú trong 4 tuần nên ảnh hưởng của nó là rất nhỏ. Với Lucy thì tôi cho bú trong 8 tuần và tôi đã tăng 3kg liền. Từ khi cho Holly bú, mỗi tuần tôi nặng thêm 0,9kg và giờ thì tôi nặng thêm 20kg rồi”.

Tranh cãi xung quanh vấn đề mẹ giảm cân nhờ cho con bú2

Giải đáp cho các thắc mắc trên, Sioned Quirke – một chuyên gia ăn uống cho các bà mẹ trong và sau khi sinh, đồng là phát ngôn viên của Hiệp hội Thầy thuốc chuyên khoa ăn uống Anh cho biết nguyên nhân của vấn đề trên là do các bà mẹ chỉ nắm được một nửa thông tin.

Sioned nói: “Về cơ bản người ta đã cường điệu quá lên rằng cho con bú giúp phụ nữ lấy lại vóc dáng như trước khi sinh. Tuy nhiên, việc cho con bú là một hoạt động ngồi yên một chỗ, phụ nữ thông thường cảm thấy cực kỳ đói khi cho con bú, và sự thay đổi hormone đã dẫn họ tới việc cân nặng của họ tiếp tục được duy trì hay nặng thêm. Và bởi rất nhiều người tin rằng cho con bú giúp cơ thể họ đốt cháy nhiều calories hơn nên đó được xem là cái cớ để họ ăn nhiều hơn”.

Cô cũng nói thêm: “Lượng calo được hấp thụ vào cơ thể quá cao và nó khiến họ béo thêm. Mất ngủ và sinh hoạt không điều độ cũng góp phần khiến nhiều bà mẹ ăn uống “thả phanh”. Trong suốt thai kỳ và thời điểm cho con bú, cơ thể bà mẹ có tiết ra hormone prolactin từ tuyến yên. Loại hormone này giúp mẹ tăng tiết sữa và giúp cơ thể giảm 2-5kg.

Thông thường, cho con bú giúp mẹ giảm 500 calo một ngày, lượng calo này tương xứng với một túi bánh sandwich và một túi khoai tây chiên. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn nên ăn để đền bụ lại. Hãy hỏi chính mình: “Mình có béo phì không?” Nếu câu hỏi là có, bạn không cần nạp thêm calo đâu.

Sioned tiếp tục: “Hãy ăn cùng snack với sữa chua hoặc hoa quả, tránh đường và bánh ngọt. Và uống đủ nước, bởi nhiều mẹ thường xuyên bận rộn tới nỗi quên mất phải uống và bù đắp cơn khát bằng việc ăn”.

Tranh cãi xung quanh vấn đề mẹ giảm cân nhờ cho con bú3

Heather Neil, cố vấn về việc cho con bú tại NCT thừa nhận: “Không có gì đảm bảo cho con bú sẽ giúp mẹ giảm cân. Vài nghiên cứu chỉ ra rằng, thông thường việc phụ nữ cho con bú giảm cân nặng nhanh hơn những người phụ nữ không hoặc chỉ cho con bú một thời gian ngắn”.

Lời lý giải trên của các nhà nghiên cứu có vẻ rất thuyết phục khi Lauren Woodward thừa nhận cân nặng của cô tăng lên đột biến kể từ khi cho con bú. Nguyên nhân cho vấn đề này theo cô một phần là do cô đã quá tin vào việc cho con bú giúp đốt cháy nhiều calories, nên cô đã không bận tâm nhiều về những gì mình ăn và xem đó là cái cớ cho việc nhồi nhét các món ăn giàu chất béo và đồ ăn nhanh. Và phải mất một thời gian dài, Lauren mới quay trở lại thói quen ăn uống khoa học như trước.

Không dễ dàng chấp nhận ý kiến của các chuyên gia như Lauren, Emily đã rất giận dữ khi nghe những lời giải thích của các chuyên gia. Cô cho biết nếu ngay từ đầu các chuyên gia nói rõ ràng hơn về vấn đề này thì cô đã không để cân nặng của mình tăng mất kiểm soát như vậy.

Bú mẹ tốt cho con, nhưng các bà mẹ không nên xem đó là một cách nhanh nhất để giảm cân nếu họ cũng không xem xét tới chế độ ăn của mình.

Đồng ý kiến với Emily, chuyên gia Sioned Quirke cũng cho biết: “Thay vì đưa ra những hy vọng sai lầm về việc thanh mảnh bị che phủ bởi các thông điệp marketing, phụ nữ xứng đáng có một bức tranh thực tế hơn về việc cho con bú.

Họ cũng cần chuẩn bị về các cơn mệt mỏi, đói và hormones – những thứ có thể khiến họ tăng từ 3-6kg trong khi cho con bú, và họ nên được trang bị các kiến thức làm thế nào để ăn có đủ năng lượng trong khi vẫn tập thể dục đều đặn khi chăm sóc con.

Vẫn hàng đẳng thức đơn giản – Ăn quá nhiều và bạn sẽ béo. Cho con bú không tạo ra khả năng thần kỳ trong việc loại bỏ hết các calo thừa hay việc tăng cân, dù nó được tuyên truyền hiệu quả như thế nào đi chăng nữa”.

Theo Giadinh.net.vn

Những loại thực phẩm nên ăn khi cho con bú

Hãy đọc để tìm hiểu 8 loại thực phẩm dưới đây, vì chúng rất tốt cho cả mẹ và bé bằng cách cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng để mẹ sản xuất sữa và cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Trong thời gian cho con bú, tất cả mọi thứ bạn tiêu thụ đều chuyển qua em bé của bạn, vậy nên ăn uống hợp lý là điều cần thiết bạn nên làm.

1. Cá

Ăn 340 gram cá hoặc hải sản có vỏ mỗi tuần sẽ cung cấp cho một người mẹ rất nhiều protein, DHA và EPA, cũng như axit béo omega 3 có lợi cho não và phát triển mắt của bé.

nhung-loai-thuc-pham-nen-an-khi-cho-con-bu

Tin liên quan:

  • Có nên ăn chay khi đang cho con bú?
  • Thực phẩm nên tránh khi cho con bú
  • Ăn gì để lợi sữa?

2. Ngũ cốc nguyên hạt

Tinh bột và đường có trong ngũ cốc nguyên hạt là nguồn vitamin B tuyệt vời cho mẹ cho con bú. Nó cung cấp nguồn năng lượng lớn hơn so với tinh bột đã chế biến.

3. Thực phẩm đúng mùa

Lựa chọn sản phẩm đúng mùa có thể thay đổi đáng kể những tác động của lượng thuốc trừ sâu mà bạn tiêu thụ. Quãng đường mà trái cây và rau củ đi từ nơi trồng đến nhà bếp của bạn càng ngắn thì các hóa chất cần dùng để làm tươi chúng càng ít đi.

4. Nước lọc

Vì một lượng nhỏ hóa chất có thể được tìm thấy trong nước máy, tốt nhất bạn nên uống nước đun sôi để nguội để có nguồn nước tinh khiết nhất.

nhung-loai-thuc-pham-nen-an-khi-cho-con-bu

5. Vitamin trước khi sinh

Dù bạn đã sinh con, không còn mang thai nữa, nhưng hãy tiếp tục sử dụng những viên thuốc trước khi sinh nhé! Những viên thuốc chứa các khoáng chất và vitamin thiết yếu này là sản phẩm mà một người mẹ cho con bú cần đến – đặc biệt với canxi và sắt, hai chất thường thấp trong chế độ ăn của phụ nữ.

6. Rau thì là

Rau thì là được biết đến với khả năng hoạt động như chất galactogogue – chất giúp tăng lượng sữa ở các bà mẹ cho con bú. Thế nhưng, rau thì là có một hương vị mạnh khiến không phải ai cũng là fan hâm mộ của nó, để khắc phục bạn có thể dùng rau thì ăn kèm với các món khác, ví dụ như món salad cam hoặc quýt.

7. Sản phẩm từ sữa

Vì cơ thể bạn đang ở chế độ sản xuất sữa, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mẹ cho con bú nên tiêu thụ ít nhất ba cốc sữa mình mỗi ngày. Uống sữa để sản xuất sữa rất ý nghĩa phải không?

nhung-loai-thuc-pham-nen-an-khi-cho-con-bu

8. Thịt bò

Thịt bò giàu chất sắt sẽ giúp các bà mẹ có thể theo kịp với tiến độ mà em bé nhà bạn yêu cầu. Thịt bò chín là một nguồn cung cấp lượng protein và vitamin B-12 tuyệt vời cho bạn.

Theo Afamily.vn

Điều trị bệnh trĩ khi đang cho con bú thế nào?

Cháu sinh em bé đến nay được hơn 7 tháng. Sau khi sinh con, đã hai lần cháu đại tiện ra máu tươi và thấy đau rát, khó chịu ở hậu môn. Khoảng 1 tuần nay cháu thấy ở hậu môn lồi ra bằng hạt đậu tương, đôi lúc thấy ngứa, nóng và rát; những lần đi vệ sinh không rặn nhưng vẫn thấy nó sa ra. Hiện tại cháu đang cho con bú, xin bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của cháu có thể điều trị thế nào?

Thùy Phan ([email protected]
/* */
)

dieu-tri-benh-tri-khi-dang-cho-con-bu-the-nao

Ảnh minh họa – Internet

Theo thư bạn viết thì các biểu hiện đại tiện ra máu tươi, đau rát hậu môn đó là do bệnh trĩ. Bệnh trĩ có 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại và có 4 mức độ, từ độ 1 đến độ 4. Bệnh trĩ không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cần biết cách phòng ngừa để bệnh không xảy ra, nếu đã xảy ra thì cần biết cách để bệnh không nặng thêm.Trường hợp của bạn khi đi ngoài búi trĩ sa ra bằng hạt đậu tương và tự co lên thì thường là trĩ độ 2, nếu sa ra mà không tự co lên được là đã ở độ 3. Để biết chính xác bệnh và mức độ bệnh, bạn nên đi khám ở bệnh viện gần nhà, tùy mức độ bệnh bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị trĩ hiệu quả. Nếu trĩ ở mức độ nhẹ (độ 1, 2) thì chỉ cần điều trị bằng nội khoa (bằng thuốc Đông y hoặc Tây y). Nếu mức độ nặng (độ 3, 4), có thể thắt hoặc tiêm xơ búi trĩ hoặc cắt trĩ. Hiện tại, bạn vừa trải qua thời gian mang thai và đang cho con, bú đó là yếu tố để bệnh trĩ phát sinh. Vì vậy, bạn nên chú ý chế độ ăn: không ăn chất cay nóng như tiêu ớt, ăn nhiều rau tươi, quả chín và nhớ uống đủ nước (2 lít/ngày) để không bị táo bón thì sẽ hạn chế chảy máu. Bạn hoàn toàn có thể khám và điều trị trĩ ở bệnh viện hoặc phòng khám Đông y gần nơi bạn ở. Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị trĩ không ảnh hưởng đến việc nuôi con bú nên bạn cứ yên tâm.

BS. Trần kim Anh

Theo Suckhoedoisong.vn

Bí quyết giúp người mới làm mẹ cho con bú

Ngoài lợi ích sức khỏe cho trẻ, cho con bú còn giúp tử cung người mẹ trở lại kích thước trước khi mang thai, giảm chảy máu sau sinh, dễ giảm cân, giảm nguy cơ trầm cảm và ung thư vú, ung thư buồng trứng, trì hoãn kinh nguyệt xuất hiện trở lại, tiết kiệm tiền mua sữa công thức…

Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ do sữa non cung cấp nguồn kháng thể quan trọng chống lại bệnh tật khi hệ miễn dịch của bé phát triển trong năm đầu tiên.

bi-quyet-giup-nguoi-moi-lam-me-cho-con-bu

Cho con bú khoa học và đúng cách là việc không dễ dàng. Ảnh: healthywomen

Dưới đây là một số bí quyết giúp người mới làm mẹ cho con bú tốt nhất:

– Cho bé bú trong 1 giờ đầu sau sinh. Việc này giúp tử cung co lại và cung cấp nguồn sữa non giàu dinh dưỡng.

– Yêu cầu sự giúp đỡ của y tá hoặc bác sĩ tư vấn để có cách cho con bú đúng đắn nhất.

– Chuẩn bị khi có sữa: Sữa bắt đầu tiết ra khoảng 3-4 ngày sau sinh. Bạn sẽ cảm thấy kích thước ngực to lên, vì vậy cần chuẩn bị áo ngực vừa vặn.

– Cho bé bú khoảng 8-12 lần mỗi ngày khi thấy bé có các dấu hiệu như tìm núm vụ mẹ, đặt tay vào miệng,…

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể, ví dụ nhâm nhi một cốc nước khi cho bé bú để cơ thể tạo ra đủ sữa.

– Cho con bú trong môi trường yên tĩnh.

Ngoài ra, bạn cần biết những vấn đề thường gặp khi cho con bú và cách phòng tránh: Đau và nứt núm vú; kiểm tra vị trí khi bé ngậm núm vú; thoa Lanolin lên núm vú sau khi cho bú; để núm vú tự khô sau mỗi lần cho bú; cho bé bú đổi bên.

Khi bé bú tạo ra tiếng mút nghĩa là vị trí của bé không đúng. Vì vậy, cần đặt bé sát người bạn hơn, giữ đầu để miệng bé ngậm được phần quầng vú nhiều nhất mức có thể.

Ngực căng do đầy sữa hoặc đường dẫn sữa bị tắc: Để gạc ấm hoặc nước ấm chảy lên lực khi tắm, đắp lá bắp cải lên ngực để giúp giảm bớt áp lực.

Nhiễm trùng vú: Nếu bạn cảm thấy như bị cảm, một bên bầu ngực đỏ, nóng và đau thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vú. Lúc này bạn cần một loại kháng sinh trị nhiễm trùng. Để ngăn nhiễm trùng vú, hãy nhớ làm sạch ngực đều đặn. Nếu uống kháng sinh, nhớ sử dụng thêm chất bổ sung Probiotic có trong sữa chua để ngăn ngừa bệnh tưa miệng ở trẻ.

bi-quyet-giup-nguoi-moi-lam-me-cho-con-bu

Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ trầm cảm và ung thư vú, ung thư buồng trứng

Bệnh tưa miệng ở trẻ: Tưa miệng là bệnh nhiễm trùng nấm hình thành trên ngực và lây truyền giữa ngực và miệng bé. Ngực thừa độ ẩm, núm vú đau nứt, chế độ ăn nhiều đường và đồ ăn lên men hoặc uống thuốc kháng sinh, thuốc ngừa thai, steroids đều có thể gây ra bệnh tưa miệng.

Triệu chứng gồm có núm vú đau, ngực đau nhức, tróc vảy, ngứa hoặc bị nứt. Trẻ có thể có các đốm trắng nhỏ trong miệng hoặc phát ban tã không lành. Khi gặp vấn đề này, bạn cần điều trị cho cả ngực bạn và miệng của bé bằng thuốc kháng nấm hoặc thuốc tím tinh thể. Để ngăn ngừa tưa miệng, hãy giữ núm vú khô, dùng miếng đệm núm vú trong áo ngực, thay áo ngực sạch hàng ngày, giảm các sản phẩm đường và men trong chế độ ăn.

Theo Trần Trâm/nld.com.vn

5 tư thế tốt nhất khi cho con bú

Khi nói đến nuôi con bằng sữa mẹ, cảm giác thoải mái của mẹ và cách cho bé bám ti mẹ đúng cách là 2 điểm đáng lưu ý.

Tin liên quan:

  • 7 điều cần biết khi nuôi con bằng sữa mẹ
  • 9 sự thật thú vị về sữa mẹ
  • Tìm hiểu thêm về độc tố trong sữa mẹ

Dù ở tư thế nào, hãy đảm bảo đầu của bé hơi nghiêng về sau một chút khi cho bé ti mẹ. Nếu bạn tìm thấy một tư thế cho con bú tốt nhất thì hãy gắn bó với nó. Tuy nhiên theo thời gian khi bé lớn hơn, bạn có thể muốn thay đổi sang tư thế khác. Nếu bạn bị viêm vú hay tắc tia sữa, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một tư thế cho con bú hợp lý.

Dưới đây là 5 tư thế tốt nhất được các bác sĩ cho là vừa giúp mẹ thoải mái, vừa giúp con ngậm ti đúng cách:

5-tu-the-tot-nhat-khi-cho-con-bu

Cho bé nằm song song với mẹ.

5-tu-the-tot-nhat-khi-cho-con-bu

Giữ em bé trên đùi của mẹ bằng cách dùng cách tay đối diện của mẹ nâng bé.

5-tu-the-tot-nhat-khi-cho-con-bu

Giữ em bé trên đùi mẹ, hỗ trợ bằng cánh tay cùng chiều với bên ngực bé ti mẹ.

5-tu-the-tot-nhat-khi-cho-con-bu

Bế con dưới cánh tay mẹ.

5-tu-the-tot-nhat-khi-cho-con-bu

Tư thế kết hợp cho bú với bé song sinh.

Nhận biết bé ngậm ti mẹ đúng cách:

– Nếu mẹ bị đau thì có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn chưa ngậm ti mẹ đúng cách. Nhẹ nhàng chèn ngón tay mẹ vào giữa miệng bé và ti mẹ để điều chỉnh. Sau đó, thử một lần nữa.

– Nếu em bé gần như mút ti mẹ ngay lập tức thì đây là dấu hiệu tốt. Trong khi bé ti mẹ, bạn có thể nhận thấy những thay đổi ở lực mút của bé: mút ngắn, nhanh – mút chậm, sâu. Bé có thể tạm dừng một vài lần trong khi ti mẹ và tiếp tục mút lại mà mẹ không cần dỗ bé.

Nếu bé chỉ mút một ít rồi ngủ thì có khả năng, bé chưa ngậm ti mẹ đúng cách.

– Khi bạn nhìn xuống lúc đang cho bé ti, bạn sẽ thấy đầu của bé hơi ngả ra sau. Cằm bé chạm vào vú mẹ, còn mũi được “tự do”. Bé có thể thở dễ dàng trong khi được cho bú, còn mẹ không phải đẩy ngực mẹ ra để bé thở.

Bạn cũng có thể quan sát quầng vú, bạn sẽ thấy quầng vú phía môi trên của bé bao giờ cũng rộng hơn phần ở môi dưới.

– Khi bé bắt đầu bú, bé trở nên thư giãn và thoải mái cho đến khi bú no. Nếu bé “ngó nghiêng” xung quanh, có lẽ là do bé chưa bám ti mẹ tốt. Bạn có thể cho bé tạm ngừng bú ít chút khi sữa đang chảy nhanh để bé không hít phải nhiều hơi.

– Bé vui vẻ khi kết thúc hoặc không khó chịu khi mẹ rút ngực lại. Hãy quan sát đầu ti mẹ cuối cữ bú. Nếu đầu ti bị ép bẹp thì có khả năng, bé ngậm ti mẹ chưa đúng cách.

Một số bước để bé ngậm ti mẹ đúng cách:

– Kiểm tra miệng của bé có mở đủ rộng khi đưa vào ti mẹ.

– Đảm bảo lưỡi, môi dưới và cằm bé chạm vào bầu vú mẹ đầu tiên.

– Để môi dưới của bé cách xa núm vú mẹ một khoảng nhất định.

Những gợi ý này giúp bé yêu áp miệng đúng cách vào ti mẹ khi bắt đầu bú mẹ.

Theo TTVN.vn

Sai lầm thường gặp khi pha sữa cho con

Nhiều ông bố bà mẹ cứ pha sữa theo thói quen, cảm tính mà không biết rằng đôi khi mình đã mắc phải những sai lầm vô cùng quan trọng.

Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội

Không nên pha sữa với nước quá nóng vì trong sữa có nhiều chất như lysin, axit folic, các vitamin nhóm B, …sẽ bị mất tác dụng hoặc bị hỏng trong môi trường nhiệt độ cao. Chính vì thế pha sữa với nước sôi không ngay lúc đầu sẽ khiến những chất dinh dưỡng quan trọng có trong sữa bị vô tác dụng.

Không nên pha sữa với nước quá nguội vì sữa sẽ không thể tan được hết mà bị đóng cặn, sữa sẽ bị vón thành cục nổi đầy trên mặt, cho bé bú sẽ khiến bị tắc bình khó uống và cũng giảm lượng sữa bé cần uống vì sữa không tan ra thì không thể uống được.

Cách làm đúng: Pha sữa với nước có nhiệt độ 40 đến 60 độ C là được. Hãy chú ý tỉ lệ nước nóng và lạnh có ghi trên bao bì hoặc vỏ hộp sữa. Thường thì là 2/3 nước nguội và 1/3 nước sôi. Sau khi đổ nước vào bình sữa thì lắc mạnh hoặc quấy đều cho sữa tan bằng hết rồi để nguội thêm một chút mới cho bé bú.

sai-lam-thuong-gap-khi-pha-sua-cho-con

Pha loãng hoặc đặc hơn hướng dẫn

Nhiều ông bố bà mẹ nghĩ nếu chỉ cần từng đó nước nhưng pha tăng thêm sữa thì bé sẽ bổ sung được nhiều chất hơn hoặc pha loãng ra cho bé dễ uống hoặc dễ tiêu hóa. Tuy nhiên nồng độ thẩm thấu trong sữa hoặc tỉ lệ cân đối giữa các thành phần trong sữa đã được đo đạc tính toán chi li sao cho gần giống với sữa mẹ nhất. Việc pha sữa đúng với hướng dẫn đề ra là cách tốt nhất để bé có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho mình và thuận lợi cho đường tiêu hóa của trẻ. Sữa đặc quá sẽ khiến trẻ khó tiêu, dễ đi ỉa phân cứng, táo bón hoặc đôi khi lại là tiêu chảy. Sữa loãng quá khiến trẻ bị thiếu chất.

Pha sẵn một bình đầy sữa để cho bé uống dần trong đêm

Sữa sau khi pha chỉ được để tối đa 1 tiếng khi và chỉ khi bình đã được luộc qua trong nước sôi từ trước, pha sữa đúng tỉ lệ nóng lạnh và bé chưa hề ngậm vào núm vú. Nên nhớ khi bé bú bình rồi thì nước bọt sẽ lưu lại trên núm vú và sau đó có thể lọt vào trong bình gây ôi thiu sữa. Nhiều bà mẹ thường bận rộn công việc nên tiện pha sẵn một thể, hoặc bé có thể khó ăn khó uống, bú một ít lại nhả ra một lúc lâu sau mới uống tiếp thì thực sự đang uống chất độc vào người. Chỉ cần sau 2 tiếng thôi, vi khuẩn trong sữa sẽ tăng lên gấp 210 lần. Hãy pha sữa đủ cữ và cho bé bú ngay sau khi pha.

Trên đây là 3 sai lầm thường gặp khi cho bé bú bình mà các bậc cha mẹ nên biết. Hãy cẩn thận khi pha sữa để bé có thể cung cấp được dinh dưỡng từ sữa một cách tốt nhất nhé.

Theo Beyeu.edu.vn

Tìm hiểu thêm về sữa công thức

Có rất nhiều điều về sữa công thức cho con bạn phải quan tâm hơn là chọn thương hiệu yêu thích. Một vài điều ngạc nhiên bạn có thể gặp phải khi cho con uống sữa.

1. Trẻ sơ sinh uống sữa khác nhau sẽ có phân khác nhau

Những thứ trong bỉm của bé là sản phẩm của những gì bạn cho con ăn. Những bé uống sữa công thức khác nhau sẽ có sản phẩm đầu ra khác nhau, những bé chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức thì tình trạng của phân cũng có sự thay đổi.

Tại sao lại khác biệt như vậy? Bác sĩ nhi khoa Margaret Morris giải thích rằng: “Chỉ đơn giản là vấn đề cơ thể hấp thụ thức ăn. Bộ máy tiêu hóa thay đổi tùy thuộc vào loại thực phẩm đi qua nó – và sữa công thức hoàn toàn khác sữa mẹ”.

Nhiều bà mẹ cho biết bé uống sữa công thức đi ngoài phân có mùi nặng hơn, màu tối hơn so với sữa mẹ.

tim-hieu-them-ve-sua-cong-thuc

Trẻ uống sữa công thức khác nhau, hoặc sữa mẹ – sữa công thức sẽ có sản phẩm đầu ra khác nhau. (Ảnh minh họa)

2. Việc tiêu hóa sữa mẹ và sữa công thức ở bé cũng khác nhau

Liệu sữa công thức có thể giúp bé no hơn khi bú sữa mẹ? Câu trả lời là: Có!

Sữa mẹ và hầu hết sữa công thức có chứa loại đạm whey và cazein. Sữa mẹ chứa nhiều whey – chất dễ dàng tiêu hóa nên trẻ tiêu hóa nhanh hơn. Sữa công thức chứa nhiều cazein nên trẻ tiêu hóa chậm hơn.

Jatinder Bhatia, trưởng khoa trẻ sơ sinh tại Đại học Khoa học Y tế Georgia và là phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, giải thích rằng mỗi đứa trẻ đều có lượng tiêu thụ calo khác nhau. Kết quả là một số em bé uống sữa công thức vẫn thường xuyên thức giấc như trẻ bú sữa mẹ vì bị đói ban đêm.

Tuy nhiên, không thể nghi ngờ rằng sữa công thức mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn sữa mẹ. Vì vậy, nếu có vẻ bé uống sữa công thức ít hơn bú sữa mẹ thì bạn cũng đừng lo lắng.

3. Bé có thể dị ứng với sữa công thức

Hầu hết các bé đều dễ dàng tiêu hóa sữa công thức. Nhưng một số bé lại bị dị ứng với protein trong sữa bò.

Cha mẹ có thể nhìn sản phẩm đầu ra của con để đánh giá quá trình tiêu hóa của bé đang diễn ra như thế nào. Vì vậy nếu bạn đang tự hỏi liệu con bạn có bị dị ứng sữa công thức hay không thì hãy kiểm tra đầu ra. “Máu hoặc chất nhầy trong phân thường có nghĩa là ruột bị viêm, cũng là dấu hiệu của dị ứng”, bác sĩ nhi khoa Margaret Morris nói.

Nếu con bạn bị dị ứng với sữa công thức, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho con chuyển sang loại sữa làm từ đậu nành. Nếu con bạn dị ứng với protein trong sữa đậu nành, bác sĩ có thể khuyên dùng sữa thủy phân, trong đó các protein đã được phân giải để dễ tiêu hóa hơn.

tim-hieu-them-ve-sua-cong-thuc

Cho dù bạn lựa chọn loại sữa nào cho con đi chăng nữa thì hầu hết các thành phần chính đều giống nhau. (Ảnh minh họa)

4. Mỗi đứa trẻ uống một lượng sữa không giống nhau

Bạn thấy con của cô hàng xóm chỉ uống có 90ml sữa mỗi lần, trong khi con của mình uống tới tận 200ml. Bạn băn khoăn tự hỏi liệu có phải mình đã sinh ra một đứa trẻ ham ăn?

“Không! Đây cũng chỉ là một trong những sự khác biệt ở những đứa trẻ. Một số trẻ cần nhiều calo hơn những đứa trẻ khác để phát triển”, bác sĩ nhi khoa Morris nói.

“Ngoài ra, lượng sữa công thức của bé sẽ thay đổi từ bữa này đến bữa khác, cũng giống như bạn có thể chỉ cần món salad cho bữa ăn trưa nhưng lại cần nhiều hơn thế vào bữa tối. Đừng ngạc nhiên khi bé của bạn uống 100ml sữa cho một bữa và 170ml cho bữa tiếp theo. Hãy để bé hướng dẫn bạn!”, bác sĩ Morris cho biết thêm.

Các mẹ đừng quên khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của bé và đảm bảo rằng tất cả mọi thứ đều ổn thỏa.

5. Về cơ bản, hầu hết sữa công thức đều giống nhau

Bạn có thể cảm thấy choáng ngợp bởi sự đa dạng của các sữa công thức trên thị trường. Làm thế nào để lựa chọn loại sữa tốt nhất cho con? Nhiều bậc cha mẹ sẽ thở phào khi biết rằng hầu hết các chất dinh dưỡng quan trọng nhất đều có trong các loại sữa công thức.

Tuy nhiên, có nhiều sữa công thức dành riêng cho những trường hợp khác nhau. Ví dụ như sữa công thức dành riêng cho trẻ sinh non và thiếu trọng lượng chứa nhiều calo hơn các loại sữa thông thường khác. Sữa công thức cho trẻ bị trào ngược dạ dày có thêm gạo hoặc chất cô đặc. Ngoài ra còn có sữa công thức từ đậu nành hoặc sữa thủy phân cho trẻ bị dị ứng với hoặc không dung nạp đạm sữa.

Theo Afamily.vn

7 điều cần biết khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ được cho là một trong những điều tự nhiên nhất một người mới làm mẹ có thể làm được – nhưng thực tế thì có vô số điều các mẹ chưa biết.

Tin liên quan:

  • 9 sự thật thú vị về sữa mẹ
  • Tìm hiểu thêm về độc tố trong sữa mẹ
  • 5 tư thế tốt nhất khi cho con bú

1. Cho bé bú theo nhu cầu

Các mẹ hãy quên ngay chuyện cho con bú theo đồng hồ đi và cũng không nên cho con bú theo ý thích của mẹ. Nên cho bé bú theo đúng nhu cầu của bé, bởi nếu được bú theo nhu cầu, bé thường tăng cân một cách tự nhiên; đồng thời, giảm thiểu stress cho mẹ trong giai đoạn cho con bú.

2. Cho trẻ bú bao nhiêu thì đủ?

Thông thường trẻ bú theo nhu cầu và ở mỗi trẻ thì nhu cầu này là khác nhau. Trung bình mỗi trẻ bú khoảng 8-12 lần trong 24 giờ. Mẹ có thể nhận biết được trẻ bú đủ qua những biểu hiện sau:
– Tiểu ướt tã 6-8 lần trong 24 giờ.
– Đi ngoài phân sệt trung bình 6-8 lần trong 24 giờ và ít nhất 1 lần mỗi ngày trong 2 tháng đầu tiên.
– Tăng cân đều đặn và phù hợp với lứa tuổi.

3. Bé bú mẹ có cần bổ sung nước?

Sữa mẹ là nguồn chất lỏng duy nhất bé cần trong 6 tháng đầu. Tiến sĩ Adesman (tác giả cuốn sách The baby facts – tạm dịch Những sự thật về bé), giải thích: Cho con ti mẹ là tốt nhất và nên cho bé bú mẹ ngay khi có thể. Bé bú mẹ không cần bổ sung nước hay thứ gì khác trong vòng 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, bé bước vào tuổi ăn dặm thì các mẹ có thể bổ sung nước và nguồn chất lỏng khác cho con.

4. Mẹ sinh đôi có đủ sữa cho hai bé bú không?

Các bà mẹ đều có đủ sữa để nuôi cả hai đứa trẻ. Khi mẹ càng cho bé mút vú thì sữa sẽ càng tiết ra nhiều. Vì vậy, nếu cả hai trẻ đều được cho bú thì sẽ có đủ sữa cho cả hai (nhiều bà mẹ còn có đủ sữa cho ba đến bốn đứa trẻ…).
Mẹ cần tìm ra cách tốt nhất sao cho thuận lợi cho mình và cho hai trẻ khi bú sữa. Mỗi người có thể làm một cách khác nhau. Có thể cho cả hai trẻ bú cùng một lúc hoặc trẻ trước, trẻ sau, mỗi trẻ bú một bên hoặc thay đổi lần lượt hai vú…

5. Bạn có cho con bú đúng cách chưa?

Khi trẻ ra đời đều có bản năng bú mẹ và mẹ có thể cho con bú ngay khi bé vừa chào đời. Sau đây là một số lưu ý để mẹ cho bé bú đúng cách:
– Sau khi sinh nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt, để tận dụng nguồn sữa non rất giàu dinh dưỡng và chất diệt khuẩn.
– Trước khi cho bé bú, nên lau đầu vú bằng nước sạch, vắt bỏ giọt đầu.
– Mỗi lần chỉ nên cho bú một bên vú.
– Trẻ bú mẹ tốt khi cằm chạm vú mẹ, miệng mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài quầng vú còn lại phía trên nhiều hơn phía dưới.
– Tư thế bú mẹ đúng: đầu và thân trẻ trên cùng một đường thẳng, mặt trẻ đối diện vú mẹ và miệng trẻ đối diện núm vú, thân trẻ nằm sát thân mẹ, mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ.
– Nếu trẻ bị ọc sữa, có thể hạn chế bằng cách vác đứng trẻ vài phút và vỗ nhẹ vào lưng.

6. Nên đọc sách hướng dẫn những điều cần biết thêm khi cho con bú sữa mẹ

Có thể bổ sung thêm chừng 200 IU vitamin D (hỏi ý kiến bác sĩ nhi trước khi sử dụng). Sau 6 tháng bú sữa mẹ, có thể bổ sung thêm chất sắt cho em bé.

7. Khi nào có thể cai sữa cho bé?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì thời gian bắt đầu việc cai sữa mẹ là từ 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng tiếp theo, trẻ sẽ được tập quen dần với thức ăn đặc. Trẻ có thể cai sữa hoàn toàn khi được 2 tuổi hoặc hơn. Tuy nhiên, thời điểm cai sữa như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào “sự thỏa thuận” giữa mẹ và bé.
Trên đây chỉ là những hướng dẫn ban đầu, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ nhi trước và trong khi cho con bú sữa mẹ và những điều cần thiết khác để bổ sung.
Theo Afamily.vn
The post 7 điều cần biết khi nuôi con bằng sữa mẹ appeared first on Tin Sức Khỏe.

5 điều cần tránh khi nuôi con bằng sữa mẹ

Trẻ được nuôi nấng bằng sữa mẹ là một điều hạnh phúc cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các bà mẹ nên biết về 5 điều cần tránh khi nuôi con bằng sữa mẹ như ở dưới đây.

Tin liên quan:

  • Nên nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi con sinh đôi bằng sữa mẹ
  • 3 sự thật khi nuôi con bằng sữa mẹ

1. Bỏ qua sữa non

Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Nó có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein. Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Sữa non cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm. Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm một cách đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ bé được bú loại sữa non quý giá này.
Một số bà mẹ thấy màu sắc sữa non có vẻ không đẹp nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn. Dù mẹ bé có ít sữa hay không có ý định nuôi bé bằng sữa mẹ thì lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: nhất định phải cho bé được bú sữa non.

2. Cho ăn trước khi cho bú

Không ít bà mẹ lại cho bé bú sữa công thức hoặc uống nước đường trước khi cho bé bú mẹ. Hệ lụy đầu tiên của việc này là bé sẽ không thích ăn sữa mẹ. Đơn giản là vì sữa bột thường ngọt hơn so với sữa mẹ và núm vú của bình sữa thường dễ mút hơn so với ti mẹ. Hệ lụy tiếp theo là người mẹ sẽ bị tổn thương về tinh thần, mang áp lực trong tâm lý bởi ý nghĩ mình không đủ sữa nên con mới chê không bú. Ngoài ra khi bị “ế”, sữa mẹ dễ bị chua, mất chất và thậm chí có thể ứ đọng mà gây ra viêm tuyến vú ở mẹ.

Có rất nhiều điều cần tránh khi nuôi con bằng sữa mẹ.

3. Dễ dàng từ bỏ việc cho bé bú

Sữa mẹ vừa có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của bé vừa là sợi dây bền chắc liên kết tình cảm giữa hai mẹ con, vậy mà nhiều bà mẹ lại dễ dàng từ bỏ việc cho con bú. Có thể khi mới bắt đầu cho bé bú các mẹ sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng điều này chưa chắc là do mẹ thiếu sữa mà có thể do vài nguyên nhân khách quan gây nên. Các mẹ đừng dễ dàng từ bỏ công việc thiêng liêng này. Hãy tìm hiểu lý do bé từ chối sữa mẹ để khắc phục kịp thời.
Bé bị bệnh? Bé sơ sinh có thể mắc một số bệnh như: nôn trớ, đi ngoài, vàng da, co giật khiến bé không muốn bú mẹ. Mẹ nên mang bé đến viện để bác sĩ theo dõi và chữa trị kịp thời.
Khoang mũi hoặc khoang miệng có vấn đề? Khi bị cảm, bé sơ sinh có thể ngạt mũi hoặc bị tưa lưỡi, viêm miệng.Nếu bé ngạt mũi nên nhanh chóng làm thông khoang mũi cho bé. Bé bị tưa lưỡi, viêm miệng thì có thể dùng thuốc tím bôi vào khoang miệng cho bé mỗi ngày ba lần.
Khả năng mút sữa kém? Những trẻ sinh ra có thể trọng dưới 1800g có thể gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Khi đó mẹ có thể vắt sữa ra, dùng thìa nhỏ bón sữa cho bé cho đến khi bé có thể bú mút dễ dàng.
Bé và mẹ đã từng bị xa cách? Sau một thời gian xa cách (do mẹ bị bệnh hoặc phải đi làm) có thể bé sẽ từ chối không bú mẹ. Mẹ hãy bằng tình yêu vô bờ của mình và tùy vào tính cách của bé để kiên nhẫn “dụ dỗ”, đánh thức khát vọng bú mẹ của bé.

4. Cho bé bú quá lâu

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.

Những bất lợi khi cho bé bú quá lâu:

– Trong sữa mẹ khi bé mới bú có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp. Bé càng bú lâu thì lượng protein giảm dần trong khi lượng chất béo tăng cao nên dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé.
– Bú quá lâu, bé sẽ hít vào khá nhiều không khí dễ gây ra đầy bụng, nôn trớ…
– Bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.

Làm thế nào để bé tăng tốc khi bú?

Nếu bé vừa bú vừa ngủ hoặc chỉ ngậm ti mẹ chứ không bú mẹ có thể dùng ngón tay xoa xoa dái tai bé, nhẹ nhàng kéo ngón tay hoặc ngón chân bé, thử rút đầu ti ra khỏi miệng bé… để kích thích bé tăng nhanh tốc độ bú.

5. Cho bé bú khi đang tức giận

Không nên cho bé bú khi mẹ đang tức giận vì việc mẹ cáu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Sau khi mẹ tức giận trong cơ thể mẹ có tiết ra một loại độc tố. Nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, bé sẽ chậm phát triển.
Bởi vậy trong thời gian cho con bú người mẹ nên hạn chế tối đa việc nóng giận. Nếu mẹ tức giận hoặc vừa nguôi giận tốt nhất không nên cho bé bú ngay. Muốn cho bé bú, tốt nhất là nên để mẹ nguôi giận sau nửa ngày hoặc một ngày và khi cho bú hãy vắt bớt một phần sữa đầu tiên đi, sau đó dùng khăn sạch lau khô đầu ti rồi mới cho bé bú.
Theo Meyeucon
The post 5 điều cần tránh khi nuôi con bằng sữa mẹ appeared first on Tin Sức Khỏe.

Phụ nữ cho con bú ít có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp

Một nghiên cứu mới cho thấy phụ nữ cho con bú ít có nguy bị viêm khớp dạng thấp sau này.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 7.300 phụ nữ ở Trung Quốc đã hoàn thành bảng hỏi về sức khỏe và lối sống, bao gồm cả việc họ có cho con bú hoặc có sử dụng thuốc tránh thai không.

phu-nu-cho-con-bu-it-co-nguy-co-bi-viem-khop-dang-thap

Ảnh minh họa

Hầu hết những người tham gia có ít nhất 1 con, và 95% cho con bú ít nhất 1 tháng. Chỉ 11% số phụ nữ tham gia nghiên cứu sử dụng thuốc tránh thai và hầu hết đều chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng phụ nữ cho con bú giảm khoảng 50% nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp so với phụ nữ chưa từng cho con bú. Thời gian cho con bú càng lâu thì nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp càng giảm.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Rheumatology ngày 6/1. Mặc dù phát hiện ra mối liên quan giữa cho con bú và giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp, nhưng nghiên cứu này không chứng minh mối quan hệ nhân quả.

Theo Anninhthudo.vn