Lưu trữ cho từ khóa: thiếu máu

Cách cấp cứu người bị thiếu máu não

Thiếu máu não (còn gọi thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não thoáng qua).

Dấu hiệu thiếu máu não trước tiên là ngáp nhiều, sau buồn nôn, toàn thân khó chịu, tim đập nhanh, hoa mắt, mất tri giác, hôn mê và ngã xuống.

cach-cap-cuu-nguoi-bi-thieu-mau-nao

Ảnh minh họa – Internet

Cấp cứu bằng cách:

- Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, mặt nghiêng sang một bên, chân duỗi thẳng và kê cao lên.

- Cởi bỏ cà vạt, thắt lưng, áo ngực và các phần bị bó chặt.

- Chuyển người bệnh ra nơi thoáng, yên tĩnh, đắp chăn giữ ấm (nếu trời lạnh).

- Gọi bệnh nhân, đập nhẹ vào tay, chân và má họ, dùng khăn lạnh lau mặt, ấn (bấm) nhẹ huyệt nhân trung xem bệnh nhân có tỉnh không. Nếu bệnh nhân tỉnh dậy, cho uống chút nước nóng hoặc nước cháo, sữa… rồi để bệnh nhân nằm nghỉ yên tĩnh. Nếu bệnh nhân không tỉnh, không nuốt được thì không được cho ăn uống bất cứ thứ gì để tránh sặc vào phổi và đưa đi cấp cứu ngay.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

Theo Suckhoedoisong.vn

Có thể phòng ngừa thiếu máu bằng chế độ ăn uống được không?

Có thể tránh được bệnh thiếu máu, thiếu sắt, thiếu máu và thiếu vitamin bằng cách ăn uống lành mạnh, đa dạng.

Tôi năm nay 40 tuổi, hay bị xây xẩm. Đi khám, bác sĩ nói tôi bị bệnh thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu và thiếu vitamin cùng lời khuyên nên đi khám dinh dưỡng. Xin bác sĩ tư vấn cách có thể phòng ngừa thiếu máu bằng chế độ ăn uống được không?

Lê Ngọc Khanh (quận 5, TPHCM)

co-the-phong-ngua-thieu-mau-bang-che-do-an-uong-duoc-khong

Ảnh minh họa.

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Diệp

, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM:

Có thể tránh được bệnh thiếu máu, thiếu sắt, thiếu máu và thiếu vitamin bằng cách ăn uống lành mạnh, đa dạng. Các nguồn tốt nhất của sắt là thịt bò và các loại thịt khác. Các loại thực phẩm giàu sắt bao gồm các loại đậu, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau xanh sẫm lá, trái cây sấy khô, bơ lạc và hạt.

Folate và hình thức tổng hợp của nó – axit folic có thể được tìm thấy trong các loại nước ép cam quýt và trái cây, chuối, rau xanh sẫm lá, rau đậu và bánh mỳ, ngũ cốc và mỳ ống. Vitamin B12 có trong thịt và các sản phẩm sữa dồi dào vitamin, vitamin C có trong các loại trái cây họ cam quýt, dưa hấu, giúp tăng hấp thu sắt.

Theo Kienthuc.net.vn

Thường xuyên mệt mỏi có phải là dấu hiệu của thiếu máu?

Tôi thường xuyên bị mệt mỏi, buồn ngủ, xanh xao… có phải là biểu hiện của tình trạng thiếu máu không?

Bùi Thúy Hồng (Thái Nguyên)

thieumau

Thiếu máu là hiện tượng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết cầu tố (hemoglobin) trong máu. Những người bị thiếu máu thường có các biểu hiện sau: dễ mệt mỏi; hay ngủ gà ngủ gật; trống ngực đập mạnh khi gắng sức; da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt, nhất là niêm mạc mắt, miệng, lòng bàn tay; hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy. Nếu thiếu máu kéo dài, bệnh nhân bị phù hai chân, phụ nữ bế kinh, nam giới bất lực. Y học chia thiếu máu thành 3 dạng: một là thiếu máu hồng cầu to, ưu sắc (còn gọi là bệnh thiếu máu ác tính Biermer). Nguyên nhân là do thiếu vitamin B12 hoặc axit folic. Ngoài các triệu chứng chung, ở dạng thiếu máu này còn thấy tim có tiếng thổi tâm thu, tim to; miệng, lưỡi và họng rát bỏng; tê cóng, kiến bò ở các chi, phản xạ gân xương mất; Hai là thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc, thường gặp sau các bệnh mất máu như trĩ, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày, u xơ tử cung, ho ra máu, ung thư phế quản, giãn phế quản, giun móc, phụ nữ có thai, trẻ em dinh dưỡng kém; Ba là thiếu máu hồng cầu nhỏ, đẳng sắc do suy tủy, do hồng cầu bị hủy hoại (trong bệnh tan huyết, sốt rét, sốt vàng da, liên cầu tan huyết; nhiễm độc), do mất máu cấp (đứt mạch máu, vỡ phủ tạng, vỡ chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung…). Bạn nên đi khám, làm xét nghiệm để xem tình trạng thiếu máu của mình thuộc dạng nào để từ đó có hướng điều trị triệt để.

BS. Hà Hùng

Theo Suckhoevadoisong.net

Thiếu máu gây nguy hiểm đến sức khỏe

Nhiều người lầm tưởng bệnh thiếu máu không quan trọng nhưng nó đang thực sự đe dọa đến sức khỏe của chúng ta.

Nhiều người chủ quan, không biết về tình trạng thiếu máu

Thời gian gần đây chị Nguyễn Thị Mai Anh (Thường Tín- Hà Nội) thường xuyên cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Là nhân viên kinh doanh, nên chị cho rằng do công việc bề bộn và áp lực khiến mình căng thẳng. Vì thế chị chủ quan và coi nó là biểu hiện bình thường nên không đi khám mà chỉ nghỉ ngơi, giảm tải công việc.
Tuy nhiên sau đó, tình trạng sức khỏe của chị vẫn không cải thiện. Thậm chí, nhiều hôm chị suýt ngất, mặt mày sây sẩm, xanh xao mỗi khi đứng lên sau khi ngồi quá lâu một chỗ khiến chị không thể làm việc cách bình thường. Mọi người khuyên chị nên đi kiểm tra sức khỏe, cuối cùng chị cũng nghe và được bác sỹ kết luận  chị bị thiếu máu nghiêm trọng do cơ thể thiếu sắt, chất đạm và acid folic do chế độ ăn kiêng để giảm béo.
Thiếu máu không chỉ gặp ở người lớn mà còn xảy ra đối với cả trẻ em. Bé Phương Thảo, 5 tuổi con chị Thanh Phương (Hà Đông, Hà Nội) ngay từ khi sinh ra đã rất trắng trẻo, xinh xắn. Ai cũng bảo cháu có nước da trắng thửa hưởng của bà nội. Nhưng càng lớn da bé cang trắng va rất xanh xao, có biểu hiện mệt mỏi. Nhiều người nói với chị là cháu bị thiếu máu nhưng chị không tin. Đến khi tình trạng sức khỏe con chị càng ngày giảm sút, chị mới cho bé đi khám được bác sĩ cho biết bé thiếu máu.
thieu-mau-gay-nguy-hiem-den-suc-khoe
Thiếu máu có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của mỗi con người. Ảnh minh họa
Hiện nay, tình trạng thiếu máu rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ, trẻ nhỉ va nó gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, thiếu máu thường khó phát hiện vì nhiều người nghĩ rằng những biểu hiện của bệnh là do làm việc mệt mỏi gây nên.
ThS.BS. Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện sinh dưỡng Quốc gia cho biết để biết cơ thể có bị thiếu máu hay không bạn nên đi xét nghiệm máu để được chẩn đoán chính xác, xét nghiệm đơn giản nhất là định lượng Huyết sắc tố (Hb), lượng Hb giảm thấp hơn mức quy định là bị thiếu máu.
Tuy nhiên, mỗi người đều có thể nhận biết những dấu hiệu thiếu máu bằng các triệu chứng cơ thể như: da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, khó thở, rụng tóc, hay bị ốm đau do suy giảm miễn dịch.
Ban đầu , thiếu máu có thể rất nhẹ nên không được chú ý. Nhưng dấu hiệu và triệu chứng sẽ tăng xấu đi nếu tiếp tục thiếu máu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu như thiếu máu dinh dưỡng là loại thiếu máu hay gặp nhất nguyên nhân do thiếu sắt, kẽm, đồng, thiếu vitamin B12, acid folic, vitamin C, thiếu chất đạm; thiếu máu do mất máu như chảy máu cam, ở phụ nữ hay gặp do kinh nguyệt kéo dài băng kinh, rong huyết; thiếu máu do nhiễm giun nhất là giun móc gây chảy máu đường tiêu hóa, thiếu máu do xuất huyết đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày; thiếu máu do các bệnh về máu thiếu máu do tan máu (bệnh huyết tán), các bệnh máu ác tính như ung thư máu…
Ngoài ra, cũng còn những yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu như chế độ ăn uống kém, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh mạn tính hay do yếu tố di truyền. Những người có nguy cơ bị thiếu máu là những người đang bị đái tháo đường, những người đang phụ thuộc vào rượu, những người tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, người có thể không nhận được đủ chất sắt hoặc vitamin B12 trong chế độ ăn uống.
thieu-mau-gay-nguy-hiem-den-suc-khoe
Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ảnh minh họa

Đề phòng tình trạng thiếu máu để tránh nguy hiểm cho sức khỏe

Ở bất kỳ người nào, tình trạng thiếu máu cũng rất nguy hiểm và gây ra nhiều ảnh hưởng tác hại khôn lường cho sức khỏe. Đối với người bình thường, khi thiếu máu, khả năng vận chuyển khí ôxy của hồng cầu bị giảm làm thiếu ôxy ở các tổ chức, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắt yếu và cuối cùng là cơ thể nhanh chóng mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Với phụ nữ thiếu máu rất nguy hiểm, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và con khi sinh nở, thiếu máu dẽ bị băng huyết có thể dẫn đến tử vong.
Để phát hiện và điều trị bệnh thiếu máu sớm, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Muốn điều trị thiếu máu phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thiếu máu và điều trị theo nguyên nhân. Vì vậy để phòng ngừa thiếu máu cải thiện chế độ ăn, đa dạng hóa bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như gan, trứng, ăn nhiều thức ăn giàu vitamin rau xanh hoa quả.
Với những đối tượng có nguy cơ thiếu máu cần được uống viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống 1 viên để tạo nguồn sắt dự trữ đầy đủ cho cơ thể. những phụ nữ trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng. Bổ sung sắt cho trẻ em là rất cần thiết, nhưng cần chỉ định và theo dõi của thấy thuốc.
Chị em nên giữ tinh thần lạc quan trong cuộc sống hàng ngày. Lạc quan không chỉ tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể đối với các bệnh khác nhau mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần. Đồng thời, nó có thể cải thiện sự tạo máu của tủy bên trong xương của để làm cho da bóng và đàn hồi.Ngoài ra những người bị thiếu máu cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao, cũng như ngủ nghĩ hợp lý để tạo cho mình sức khỏe tốt hơn.
Theo Afamily.vn
The post Thiếu máu gây nguy hiểm đến sức khỏe appeared first on Tin Sức Khỏe.

Thực phẩm ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Tình trạng cơ thể thiếu hụt lượng chất sắt cần thiết trong máu, dẫn đến tình trạng máu không có đủ ôxy để cung cấp cho các mô tế bào. Để khắc phục tình trạng thiếu máu, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị, bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng với những thực phẩm giàu chất sắt dưới đây.

Tin liên quan:

  • 7 nguồn thực phẩm giàu chất sắt cho phụ nữ
  • Cần bổ sung 20 loại thực phẩm mỗi ngày
  • Chữa bệnh thiếu máu bằng trứng gà

1. Thịt bò

Mặc dù hàm lượng chất béo khá cao trong thịt bò sẽ không có lợi cho tim nhưng loại thịt này lại rất giàu chất sắt và được xem là một trong những nguồn bổ sung chất sắt tốt nhất, bù đắp lượng chất sắt đang thiếu hụt ở những người bị thiếu máu. Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp nhiều protein, kẽm, phốtpho, vitamin nhóm B.

2. Trứng

Trong trứng có nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Món trứng luộc hoặc trứng tráng sẽ cung cấp nhiều năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
thuc-pham-ngan-ngua-benh-thieu-mau

3. Cải bó xôi

Là một loại rau giàu dinh dưỡng, cải bó xôi rất dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu. Sự hiện diện của chất sắt giúp loại rau này trở thành một trong những thực phẩm có khả năng phòng ngừa thiếu máu hiệu quả vì chúng giúp bù đắp lượng sắt mà cơ thể đang thiếu.

4. Củ dền

Hàm lượng vitamin A và B2 dồi dào trong củ dền sẽ bổ sung thêm máu cho nhu cầu của cơ thể.

5. Bắp

Bắp có khả năng cung cấp nhiều đồng, sắt và các loại vitamin như C, A giúp “làm giàu” thêm lượng máu nuôi dưỡng cơ thể.

6. Nho khô

Nho khô là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người đang thiếu máu vì chúng chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu. Trong nho khô còn có các hợp chất kiềm có tác dụng lọc sạch và loại bỏ nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể.
thuc-pham-ngan-ngua-benh-thieu-mau

7. Mơ

Khẩu phần ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu không thể thiếu quả mơ. Đây là loại trái cây giàu chất sắt, các vitamin và nhiều khoáng chất thiết yếu. Quả mơ có công dụng cung cấp thêm máu cho cơ thể, góp phần chữa bệnh thiếu máu. Chúng còn có khả năng hỗ trợ thiêu hóa và duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể.

8. Trái cây họ cam, quít

Nhóm trái cây có họ cam, quít như cam, chanh, bưởi, quít… chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể.

thuc-pham-ngan-ngua-benh-thieu-mau

9. Các loại dưa

Hàm lượng nước trong các loại dưa như dưa hấu, dưa lưới hay dưa bở… khá cao, lên tới 95%. Điều này giúp chúng trở thành nhóm thực phẩm dễ tiêu, có tác dụng loại thải độc tố, hỗ trợ việc giảm cân và cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động. Cơ thể sẽ khỏe khoắn, bớt mệt mỏi hơn khi bạn ăn nhiều dưa.

10. Quả sung

Có khá nhiều vitamin trong quả sung như vitamin A, C, K, E… Ngoài ra, chúng còn có chất sắt, đồng, canxi cùng nhiều khoáng chất khác. Lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong quả sung giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như khả năng làm sạch da và ngăn ngừa mụn, nhuận tràng, cung cấp năng lượng, phòng ngừa bệnh tim và cao huyết áp, hỗ trợ việc chữa trị bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, phòng chống ung thư và đặc biệt là chữa bệnh thiếu máu…
thuc-pham-ngan-ngua-benh-thieu-mau

11. Cải xoăn

Trong cải xoăn có các vitamin và khoáng chất như sắt, canxi và kali. Chỉ cần ăn loại rau này hai lần mỗi ngày, cơ thể không chỉ được bổ sung thêm nhiều máu mà còn được hưởng thêm nhiều lợi ích khác như ngăn ngừa ung thư, chống táo bón, phòng loãng xương…
Theo Phunuonline.com.vn
The post Thực phẩm ngăn ngừa bệnh thiếu máu appeared first on Tin Sức Khỏe.

Tác hại của thiếu máu đối với sức khỏe

Nhiều người lầm tưởng bệnh thiếu máu không quan trọng nhưng nó đang thực sự đe dọa đến sức khỏe của chúng ta.
Thiếu máu có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của mỗi con người.

Nhiều người chủ quan, không biết về tình trạng thiếu máu

Thời gian gần đây chị Nguyễn Thị Mai Anh (Thường Tín- Hà Nội) thường xuyên cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Là nhân viên kinh doanh, nên chị cho rằng do công việc bề bộn và áp lực khiến mình căng thẳng. Vì thế chị chủ quan và coi nó là biểu hiện bình thường nên không đi khám mà chỉ nghỉ ngơi, giảm tải công việc.
Tuy nhiên sau đó, tình trạng sức khỏe của chị vẫn không cải thiện. Thậm chí, nhiều hôm chị suýt ngất, mặt mày sây sẩm, xanh xao mỗi khi đứng lên sau khi ngồi quá lâu một chỗ khiến chị không thể làm việc cách bình thường. Mọi người khuyên chị nên đi kiểm tra sức khỏe, cuối cùng chị cũng nghe và được bác sỹ kết luận  chị bị thiếu máu nghiêm trọng do cơ thể thiếu sắt, chất đạm và acid folic do chế độ ăn kiêng để giảm béo.
Thiếu máu không chỉ gặp ở người lớn mà còn xảy ra đối với cả trẻ em. Bé Phương Thảo, 5 tuổi con chị Thanh Phương (Hà Đông, Hà Nội) ngay từ khi sinh ra đã rất trắng trẻo, xinh xắn. Ai cũng bảo cháu có nước da trắng thửa hưởng của bà nội. Nhưng càng lớn da bé cang trắng va rất xanh xao, có biểu hiện mệt mỏi. Nhiều người nói với chị là cháu bị thiếu máu nhưng chị không tin. Đến khi tình trạng sức khỏe con chị càng ngày giảm sút, chị mới cho bé đi khám được bác sĩ cho biết bé thiếu máu.
tac-hai-cua-thieu-mau-doi-voi-suc-khoe
Thiếu máu có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của mỗi con người. Ảnh minh họa
Hiện nay, tình trạng thiếu máu rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ, trẻ nhỉ va nó gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, thiếu máu thường khó phát hiện vì nhiều người nghĩ rằng những biểu hiện của bệnh là do làm việc mệt mỏi gây nên.
ThS.BS. Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện sinh dưỡng Quốc gia cho biết để biết cơ thể có bị thiếu máu hay không bạn nên đi xét nghiệm máu để được chẩn đoán chính xác, xét nghiệm đơn giản nhất là định lượng Huyết sắc tố (Hb), lượng Hb giảm thấp hơn mức quy định là bị thiếu máu.
Tuy nhiên, mỗi người đều có thể nhận biết những dấu hiệu thiếu máu bằng các triệu chứng cơ thể như: da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, khó thở, rụng tóc, hay bị ốm đau do suy giảm miễn dịch.
Ban đầu , thiếu máu có thể rất nhẹ nên không được chú ý. Nhưng dấu hiệu và triệu chứng sẽ tăng xấu đi nếu tiếp tục thiếu máu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu như thiếu máu dinh dưỡng là loại thiếu máu hay gặp nhất nguyên nhân do thiếu sắt, kẽm, đồng, thiếu vitamin B12, acid folic, vitamin C, thiếu chất đạm; thiếu máu do mất máu như chảy máu cam, ở phụ nữ hay gặp do kinh nguyệt kéo dài băng kinh, rong huyết; thiếu máu do nhiễm giun nhất là giun móc gây chảy máu đường tiêu hóa, thiếu máu do xuất huyết đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày; thiếu máu do các bệnh về máu thiếu máu do tan máu (bệnh huyết tán), các bệnh máu ác tính như ung thư máu…
Ngoài ra, cũng còn những yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu như chế độ ăn uống kém, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh mạn tính hay do yếu tố di truyền. Những người có nguy cơ bị thiếu máu là những người đang bị đái tháo đường, những người đang phụ thuộc vào rượu, những người tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, người có thể không nhận được đủ chất sắt hoặc vitamin B12 trong chế độ ăn uống.
tac-hai-cua-thieu-mau-doi-voi-suc-khoe
Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ảnh minh họa

Đề phòng tình trạng thiếu máu để tránh nguy hiểm cho sức khỏe

Ở bất kỳ người nào, tình trạng thiếu máu cũng rất nguy hiểm và gây ra nhiều ảnh hưởng tác hại khôn lường cho sức khỏe. Đối với người bình thường, khi thiếu máu, khả năng vận chuyển khí ôxy của hồng cầu bị giảm làm thiếu ôxy ở các tổ chức, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắt yếu và cuối cùng là cơ thể nhanh chóng mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Với phụ nữ thiếu máu rất nguy hiểm, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và con khi sinh nở, thiếu máu dẽ bị băng huyết có thể dẫn đến tử vong.
Để phát hiện và điều trị bệnh thiếu máu sớm, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Muốn điều trị thiếu máu phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thiếu máu và điều trị theo nguyên nhân. Vì vậy để phòng ngừa thiếu máu cải thiện chế độ ăn, đa dạng hóa bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như gan, trứng, ăn nhiều thức ăn giàu vitamin rau xanh hoa quả.
Với những đối tượng có nguy cơ thiếu máu cần được uống viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống 1 viên để tạo nguồn sắt dự trữ đầy đủ cho cơ thể. những phụ nữ trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng. Bổ sung sắt cho trẻ em là rất cần thiết, nhưng cần chỉ định và theo dõi của thấy thuốc.
Chị em nên giữ tinh thần lạc quan trong cuộc sống hàng ngày. Lạc quan không chỉ tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể đối với các bệnh khác nhau mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần. Đồng thời, nó có thể cải thiện sự tạo máu của tủy bên trong xương của để làm cho da bóng và đàn hồi.Ngoài ra những người bị thiếu máu cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao, cũng như ngủ nghĩ hợp lý để tạo cho mình sức khỏe tốt hơn.
Theo Afamily.vn
The post Tác hại của thiếu máu đối với sức khỏe appeared first on Tin Sức Khỏe.

Dấu hiệu nhận biết chứng thiếu máu ở trẻ

Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh không gây ra một triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu con bạn có biểu hiện kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh và làn da xanh… thì rất có thể bé đang bị thiếu máu.

Thiếu máu ở trẻ nhỏ là tình trạng bất thường của hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu).

Hồng cầu đóng vai trò như “chiếc xe tải”, dùng để chở oxy trong máu. Khi ta hít vào, không khí có chứa oxy đi vào phổi, oxy được khuyếch tán từ phổi vào trong máu, tại đây oxy được gắn lên bề mặt của hồng cầu và hồng cầu chở oxy đến các cơ quan khắp nơi trong cơ thể.

dau-hieu-nhan-biet-chung-thieu-mau-o-tre

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ

Sự bất thường trong huyết cầu tố: Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu có trong cơ thể.  Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố.  Chính điều này sẽ làm cho hồng cầu giảm . Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết gây nên tình trạng thiếu máu.

Thiếu dinh dưỡng thích hợp: Để tạo hồng cầu cơ thể của bé cần đủ lượng sắt, B12 và vitamin. Khi cơ thể bé thiếu sắt và vitamin dẫn tới tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu. Điều này thường sảy ra ở những trẻ trên 1 tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Biến dạng trong  tủy xương: Tủy xương đóng vài trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Nên bệnh ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu.

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.

Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.

Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn, hay được hiểu như là tăng tốc độ của “xe” chuyên chở oxy lên để chở đủ oxy giao cho mô.

Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…

Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.

dau-hieu-nhan-biet-chung-thieu-mau-o-tre

Điều trị thiếu máu cho trẻ

Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.

Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.

Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi HC được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.

Một số nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho bé:

Bạn có thể tăng cường thêm chất sắt cho trẻ bằng cách cho bé ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt có trong động vật như thịt, cá, tôm, cua, nghêu, sò, thịt các loại gia cầm… rất dễ hấp thụ đối với cơ thể. Hay các thực phẩm giàu vi-ta-min C như các loại rau quả nước cam, cam, dâu Tây, tiêu đỏ, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài, cà chua và khoai tây cũng có thể giúp tăng cường chất sắc thực vật… Ví dụ như:

dau-hieu-nhan-biet-chung-thieu-mau-o-tre

1/4 tách rau biển (bao gồm các loại tảo, rong biển)

1/3 tách bột ngũ cốc pha sẵn: 4.5mg

1/3 tách bột yến mạch pha sẵn: 4mg

1/4 tách sữa đậu nành: 2.2mg

1/4 chén thịt heo, đậu nướng và nước sốt cà chua: 2mg

1/4 tách đậu xanh

28g thịt thái lát nướng: 1mg

28g tôm: 9mg

1/2 bánh mì hamburger loại vừa (khoảng 43g): 9mg

1/4 tách đậu đen: 9mg

1 thìa súp mầm lúa mì: 5mg

1/4 chén đậu phụ: 9mg (lượng dưỡng chất sẽ khác nhau tùy vào từng loại đậu phụ.)

1/2 quả trứng lớn: 3mg

28g thịt ức gà: 2mg

Lưu ý: Số mg sẽ thay đổi tùy vào dụng cụ đo lường, chất lượng thực phẩm và nhãn hàng…

Theo Phunutoday.vn

Món ăn – Bài thuốc hỗ trợ điều trị thiếu máu

Quả dâu chín ngâm với đường (hoặc mật ong), pha nước uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng thường xuyên tốt cho người bệnh thiếu máu, mất ngủ.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây thiếu máu chủ yếu do tỳ vị suy nhược. Người bệnh thường có biểu hiện: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hay quên, ù tai, mất ngủ, tê tay chân, tóc khô giòn, dễ rụng, phụ nữ có lượng kinh ít, bế kinh… Một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả là sử dụng các món ăn, bài thuốc.

Bài 1:

Thịt dê 250g, đương quy 15g, sinh địa hoàng 15g, gừng 10g, nước tương, muối, đường vừa đủ. Thịt dê rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi trộn đều với các vị trên, thêm nước xâm xấp, đun sôi sau đó đun nhỏ lửa hầm nhừ là dùng được. Ngày ăn 1 lần với cơm. Dùng 5 – 7 ngày là một liệu trình. Công dụng: bổ khí huyết, tăng thể lực, dùng rất tốt cho người bệnh thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi.
mon-an-bai-thuoc-ho-tro-dieu-tri-thieu-mau
Táo tàu

Bài 2:

Gà mái 1 con, gạo tẻ 100g. Mổ gà rửa sạch, hầm lấy nước cốt. Nấu cháo gạo bằng nước cốt gà, nấu to lửa cho sôi kỹ, rồi để nhỏ lửa cho nhừ nhuyễn. Cách dùng: Ngày ăn hai bữa sáng tối, ăn nóng. Dùng 3 – 5 ngày. Công dụng: bổ khí huyết, dùng cho các trường hợp suy nhược thiếu máu.

Bài 3:

Tiết canh lợn 500g, rửa sạch, thái miếng vuông; 100g cá diếc bỏ vẩy, bỏ nội tạng, rửa sạch, khía cạnh; gạo 100g, hạt tiêu trắng một ít, nấu lên thành cháo, không nên cho muối. Ăn thường xuyên sẽ trị được thiếu máu, đau đầu.

Bài 4:

Mộc nhĩ đen 30g, táo tàu 30 quả, đường đỏ vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước 30 phút, cùng cho vào nồi với táo tàu, nấu nhừ rồi cho đường vào quấy đều là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 10 ngày.
mon-an-bai-thuoc-ho-tro-dieu-tri-thieu-mau
Mộc nhĩ đen

Bài 5:

Quả dâu chín ngâm với đường (hoặc mật ong), pha nước uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng thường xuyên tốt cho người bệnh thiếu máu, mất ngủ.

Bài 6:

Chim cút 2 con, hoàng kỳ 50g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g. Chim cút làm sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi cùng hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn đổ vừa nước, hầm cho thịt chim cút nhừ, gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày là một liệu trình. Dùng tốt cho người bệnh thiếu máu, người mới ốm dậy.

Bài 7:

Rau chân vịt tươi 200g (để nguyên rễ), gan lợn 150g. Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng. Đun sôi nước, cho vài lát gừng tươi và gia vị, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, tiếp tục đun cho gan chín là được. Có thể dùng làm canh trong bữa ăn hằng ngày. Dùng 1 tuần là một liệu trình. Công dụng: bổ dưỡng, bổ huyết, dùng tốt cho người bệnh thiếu máu do thiếu sắt, làm cho da trở nên hồng hào, khỏe mạnh.

BS Thúy An

Theo Suckhoedosiong.vn
The post Món ăn – Bài thuốc hỗ trợ điều trị thiếu máu appeared first on Tin Sức Khỏe.

Biện pháp ngăn chặn thiếu máu ở phụ nữ

Thiếu máu có thể gây ra các triệu chứng khác nhau như sự hình thành các nếp nhăn và làm cho tóc bạc sớm, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của con người. Đặc biệt, thiếu máu ở phụ nữ nguy hiểm đến sức khỏe.

Phụ nữ thường bị thiếu máu do bị ra máu nhiều trong “kỳ nguyệt san”, bị chảy máu nhiều trong khi “vượt cạn”, và trong một số trường hợp khác như bị sẩy thai, chảy máu dạ dày… Biểu hiện của bệnh thiếu máu do thiếu sắt: cơ thể suy yếu, mệt mỏi, sưng lưỡi, xanh xao và dễ bị dị ứng.

Để ngăn chặn bệnh thiếu máu và trì hoãn sự lão hóa, phụ nữ nên tham khảo một số cách để nuôi dưỡng máu cho cơ thể dưới đây:

Lạc quan

Phụ nữ nên giữ lạc quan trong cuộc sống hàng ngày . Lạc quan không chỉ tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể đối với các bệnh khác nhau mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần. Đồng thời, nó có thể cải thiện sự tạo máu của tủy bên trong xương của để làm cho da bóng và đàn hồi. Vì vậy, phụ nữ luôn luôn hạnh phúc .

Tập thể dục phù hợp

Phụ nữ nên tập vừa phải . Phụ nữ có thể chọn một số bài tập phù hợp như nhảy múa và chạy bộ để tăng cường sức mạnh thể chất và nâng cao quá trìnhtạo máu. Theo các chuyên gia, phụ nữ có thể tập 30 phút mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc

Hàng ngày, phụ nữ nên đảm bảo và duy trì ngủ đúng giờ, đủ giấc. Ngủ đủ giấc có thể cung cấp năng lượng cần thiết về thể lực cho phụ nữ để duy trì hoạt động bình thường. Vì vậy, nó là cần thiết cho phụ nữ có một lối sống khoa học. Phụ nữ nên hình thành thói quen sống tốt và bỏ hút thuốc và uống rượu. Đồng thời, phụ nữ không nên thức khuya và không nên quan hệ tình dục trong chu kỳ kinh nguyệt.

Tăng mức tiêu thụ thực phẩm có chứa protein

Phụ nữ có thể làm tăng mức tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa protein, nguyên tố vi lượng , axit folic và vitamin B12. Các chất dinh dưỡng như protein và acid folic là những yếu tố thiết yếu cho quá trình tạo máu trong cơ thể con người. Để duy trì sự tạo máu bình thường , phụ nữ nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm thích hợp. Các loại thực phẩm này chủ yếu bao gồm gan động vật, cá, các sản phẩm đậu nành , mè đen , và rau tươi….

Bổ sung thuốc

Phụ nữ có thể bổ sung thuốc để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, dùng như thế nào, liều lượng bao nhiêu thì nên theo chỉ định của bác sĩ.

bien-phap-ngan-chan-thieu-mau-o-phu-nu

Ảnh minh họa.

Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng chủ yếu của thiếu máu là mệt mỏi, ngoài ra bạn có thể gặp những dấu hiệu sau:

-Yếu sức

-Da nhợt nhạt; môi, lợi, móng tay và bàn tay giảm sắc hồng

-Tim đập nhanh

-Thở ngắn

-Đau ngực

-Choáng váng

-Hay kích ứng

-Chân tay tê và lạnh

-Đau đầu

Ban đầu thiếu máu có thể nhẹ nên không gây chú ý. Các dấu hiệu và triệu chứng tăng lên khi bệnh tiến triển.

Nguyên nhân gây thiếu máu ở phụ nữ

-Chế độ ăn nghèo nàn: thường xuyên ít sắt và các vitamin, nhất là folat.

-Rối loạn đường ruột, cắt bỏ hoặc phẫu thuật phần ruột non nơi hấp thu chất dinh dưỡng có thể dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng và thiếu máu.

-Kinh nguyệt. Phụ nữ có nhiều nguy cơ thiếu máu thiếu sắt hơn nam giới do bị mất máu kèm mất sắt hàng tháng trong kì kinh.

-Thai nghén.

-Các bệnh mạn tính: ung thư, suy thận, suy gan…

-Tiền sử gia đình.

-Một vài bệnh nhiễm khuẩn, bệnh máu, rối loạn miễn dịch, phơi nhiễm hóa chất độc và sử dụng các thuốc có thể tác động xấu đến việc sản xuất hồng cầu và dẫn tới thiếu máu.

-Bệnh nhân đái tháo đường, người nghiện rượu, người ăn chay nghiêm ngặt,…

Thiếu máu thường khó phát hiện vì nhiều người nghĩ rằng những biểu hiện của bệnh là do làm việc mệt mỏi gây nên. Phụ nữ nên tìm hiểu lý do thực sự gây ra bệnh thiếu máu. Nó là cần thiết cho phụ nữ để đi đến bệnh viện để kiểm tra để tìm ra bệnh và chấp nhận điều trị y tế trong thời gian. Trong cuộc sống hàng ngày, phụ nữ nên ngăn chặn phá thai có thể tiêu thụ một lượng lớn máu để tạo ra bệnh thiếu máu.

Theo VnMedia.vn

Một số bệnh liên quan đến máu

Bệnh về máu là một trong các bệnh nguy hiểm và cần sự điều trị phức tạp, lâu dài. Dưới đây là thông tin cơ bản về một số bệnh máu.

Bệnh Tan máu bẩm sinh

Theo thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu, bệnh biểu hiện suốt đời, thuộc nhóm bệnh di truyền – bẩm sinh, gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật đó là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể.

Thiếu máu này kéo dài, nặng dần, nên da trẻ xanh xao, nhợt nhạt, trẻ mỏi mệt ít hoạt động, chậm phát triển, nếu để kéo dài thì gan lách to ra, biến dạng cả bộ mặt. Một điều phiền toái là thiếu máu này không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, mà phải điều trị bằng truyền máu nhiều lần, để bảo đảm duy trì lượng huyết cầu tố luôn luôn trên 100g/lít, có như vậy thì trẻ mới có thể phát triển bình thường và gan lách không to ra.

Tan máu bẩm sinh là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Hiện nay, có hàng ngàn bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em đã và đang ở trong tình cảnh hết sức khó khăn và thương tâm do không chỉ mang bệnh mà còn mặc cảm với hình hài của mình do di chứng nặng nề của bệnh.

Nếu một trong hai bố mẹ có một người mang gen Thalassemia, thì con của họ sinh ra sẽ có khả năng một nửa bình thường, một nửa là trẻ lành nhưng có mang gen Thalassemia.

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 5,3 triệu người mang gen bệnh, có hơn 20.000 bệnh nhân cần điều trị, mỗi năm có trên 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh cần điều trị. Bệnh nhân có ở tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, khu vực có dân tộc ít người sinh sống.

máu

Bệnh Hemophilia

Là bệnh rối loạn đông máu di truyền do thiếu yếu tố đông máu 8 và 9, khiến bệnh nhân rất dễ bị chảy máu và không thể cầm được. Đông máu phụ thuộc vào sự tương tác của nhiều thành phần trong máu. Một vài trong số đó được gọi là yếu tố đông máu. Nếu một trong số các yếu tố đông máu này không có hoặc bị thiếu thì chảy máu kéo dài có thể xảy ra. Một bệnh nhân Hemophilia có ít yếu tố đông máu hơn bình thường.

Nhìn chung bệnh nhân Hemophilia càng nặng càng có biểu hiện bệnh sớm. Triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và lẫm chẫm tập đi. Sau những cú ngã hoặc va chạm khi tập đi thường xuất hiện xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi. Ở trẻ 2- 3 tuổi chảy máu trong cơ khớp hay gặp với biểu hiện sưng đau, giảm vận động của chân, tay.

Bệnh có thể gây chảy máu bất cứ vị trí nào trên cơ thể với các dấu hiệu như bầm tím dưới da nhưng gặp nhiều nhất là chảy máu ở vị trí các khớp, các cơ gây sưng đau và nặng hơn có thể bị xuất huyết não dẫn đến tử vong.

Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 6.000 người mang căn bệnh nguy hiểm này nhưng trên trực tế số người được phát hiện, chẩn đoán và điều trị còn rất ít (30%).

Thiếu máu

Là sự giảm số lượng hồng cầu hay lượng hemoglobin thấp hơn mức bình thường. Thiếu máu làm cho lượng oxi vận chuyển trong cơ thể kém hơn bình thường. Người bị thiếu máu sẽ bị thiếu oxi. Người bị thiếu máu cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, da dẻ xanh xao, hồi hộp, thở ngắn.

Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu hơn nam giới, vì họ bị mất máu do kinh nguyệt mỗi tháng. Thiếu máu do thiếu sắt cũng thường gặp ở nữ.

Ở người lớn, thiếu máu do thiếu sắt thường do mất máu lâu ngày. Thiếu máu này có thể do kinh nguyệt, hay do mất máu ít nhưng kéo dài ( có thể khó phát hiện) như trong bệnh giun móc, loét dạ dày- tá tràng, ung thư đại tràng. Thiếu máu cũng có thể là do xuất huyết dạ dày- ruột khi dùng một số thuốc để trị đau nhức thông thường như : aspirin, diclofenac và ibuprofen (ADVIL, MOTRIN).

Ở trẻ em, thiếu máu thiếu sắt thường do chế độ ăn uống thiếu chất sắt. Ngoài ra còn những nguyên khác cũng gây ra thiếu máu là do: thiếu vitamin B12, thiếu axit folic, do vỡ hồng cầu, rỗng ống tủy xương…

Đa hồng cầu

Là một trong những bệnh lý tăng sinh tủy ác tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi sự tăng sinh của cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở trong tủy xương, dẫn đến sự gia tăng số lượng của các tế bào này trong máu ngoại vi, đặc biệt là số lượng hồng cầu.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, bầm tím tự nhiên trên da, ngứa, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, mặt và lòng bàn tay đỏ, đau nhức xương, gan lách to và các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não.

Theo Vnmedia.vn