Lưu trữ cho từ khóa: món ăn

Cách chọn đồ ăn ở từng thời điểm trong ngày

Để biết lúc nào cần ăn thực phẩm gì, bạn cần nắm được hoạt động của cơ thể bởi nhu cầu của cơ thể khác nhau ở những thời điểm trong ngày

.

Tất cả các thực phẩm chúng ta ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Và nếu biết cách ăn uống lành mạnh, đúng giờ, chắc chắn bạn cũng đạt được mục đích giảm cân của mình.

Những người thông minh sẽ có thói quen ăn uống khoa học và họ biết lúc nào cần ăn thực phẩm gì vì nhu cầu của cơ thể khác nhau ở những thời điểm trong ngày.

Để hiểu những gì thực phẩm để ăn vào đúng thời điểm, trước tiên hãy hiểu hoạt động của cơ thể chúng ta. Nhu cầu của cơ thể khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày .

Buổi sáng

Qua một đêm, cơ thể bạn không có năng lượng do thực phẩm cung cấp nên khi tỉnh dậy thường có cảm giác đói hoặc mệt. Sau khi ngủ dậy, lượng carbohydrate rất thấp, lượng đường trong máu cũng thấp. Vì carbohydrate cung cấp năng lượng để hỗ trợ các hoạt động của cơ thể nên nếu thiếu carbohydrate, cơ thể sẽ phải phá vỡ protein ở cơ bắp để để có được nhiên liệu cho năng lượng. Khi lượng protein này bị phá vỡ, không những bạn sẽ mất đi cơ bắp mà bạn sẽ càng cảm thấy mệt mỏi, các hoạt động của cơ thể bị trì trệ. Từ đó kéo theo tốc độ chuyển hóa chất béo chậm lại và tích tụ trong cơ thể.

Chính vì lý do này mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua bữa ăn sáng. Tốt nhất bạn nên ăn trong khoảng 1 giờ sau khi thức dậy để carbohydrate hấp thụ nhanh nhanh chóng và đảm bảo nguồn protein cho cơ bắp.

Bạn nên chọn trái cây kết hợp với bột yến mạch cho bữa sáng vì chúng sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu. Các nguồn protein từ lòng trắng trứng sẽ giúp phòng ngừa sự hủy hoại các cơ.

cach-chon-do-an-o-tung-thoi-diem-trong-ngay

Ảnh minh họa

Giữa buổi sáng

Nếu bạn đã ăn sáng, lượng đường trong máu đã được phục hồi, các cơ cũng được cung cấp protein, sự trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, do các hoạt động của cơ thể trong buổi sáng mà đến giữa ngày, lượng đường trong máu cũng bắt đầu giảm xuống, nguồn năng lượng cũng không còn được đủ đầy như trước. Nếu không bổ sung thực phẩm, rất có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết áp…

Lúc này, mẹo tốt nhất để bạn duy trì sự tỉnh táo, minh mẫn, tràn đầy sức lực là bổ sung ngay thực phẩm giàu carbohdrate tiêu thụ nhanh và protein hấp thụ chậm. Bạn hãy uống sữa ở thời điểm này. Sữa chứa casein – một protein hấp thụ chậm, giải phóng axit amin giúp xây dựng các cơ. Sữa cũng chứa carbohydrate, giúp từ từ chuyển đổi lactose thành glucose để dễ dàng sử dụng nguồn năng lượng.

Hoặc bạn cũng có thể ăn hoa quả để bổ sung carbohydrate cho cơ thể một cách nhanh nhất.

Buổi trưa

Cơ thể cần được cân bằng vào thời điểm này. Bữa trưa là bữa ăn lớn thứ hai trong ngày vì bạn cần cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể trong buổi chiều. Bữa ăn này cũng rất quan trọng trong việc giữ gìn cơ bắp vì nếu thiếu năng lượng cơ thể sẽ lấy protein từ cơ bắp để tái tạo năng lượng. Nếu bạn ăn một bữa trưa chất lượng, bạn sẽ giảm được sự thèm ăn đồ ăn ngọt vào lúc giữa buổi chiều khi lượng đường trong máu bắt đầu sụt giảm.

Về cơ bản, bữa trưa của bạn nên bao gồm rau họ cải như bắp cải, súp lơ… để cung cấp nhiều chất xơ. Ngoài ra, thực phẩm dành cho bữa trưa cũng nên có chỉ sốcarbohydrate thấp. Các loại thực phẩm này sẽ phát hành đường trong máu rất chậm, do đó sử dụng ít insulin hơn, nhờ đó bạn sẽ không bị tăng cân do sự tăng vọt trong hoạt động insulin sẽ thúc đẩy lưu trữ chất béo .

Bạn nên bổ sung protein trong bữa trưa từ các thực phẩm như trứng, thịt gà, cá, giá, đậu… Bữa trưa cũng nên bao gồm axit béo thiết yếu tốt như chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Một người ăn chay phải chuyển sang một loại dầu hạt lanh để nhận được béo omega-3. Axit béo omega-3 phát hành EPA và DHA có tác dụng giảm viêm, cải thiện lưu lượng máu, do đó hỗ trợ việc hình thành cơ bắp. Axit béo omega-3 cũng được biết đến để giảm nguy cơ các bệnh khác nhau như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.

cach-chon-do-an-o-tung-thoi-diem-trong-ngay

Ảnh minh họa

Giữa buổi chiều

Để giữ cho sự trao đổi chất của cơ thể và để tránh khủng hoảng năng lượng vào giữa buổi chiều, bạn cần ăn một chút đồ ăn nhẹ nào đó như các loại hạt hoặc hoa quả. Các loại hạt thường là nguồn chất béo tốt, lại có tỉ lệ nhỏ của protein.

Buổi tối

Vào thời điểm cuối ngày và nhất là ban đêm, cơ thể đốt cháy ít năng lượng hơn… Còn lúc nửa đêm, khi say giấc nồng thì cơ thể gần như không tiêu thụ gì cả!

Vậy nên nếu như càng ăn tối muộn thì nồng độ đường và nồng độ chất béo (triglyxerit) trong máu sẽ duy trì ở mức cao. Vì vậy, bữa tối lý tưởng của bạn là không nên gồm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ mà thay vào đó là các thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh. Bạn cũng có thể uống sữa buổi tối nhưng không nên uống trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ.

Theo ttvn.vn

Món ăn giúp vòng 1 hấp dẫn hơn

Không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, những món ăn được giới thiệu dưới đây còn có tác dụng giúp vòng ngực của bạn trở nên to tròn, căng đầy một cách tự nhiên mà không cần phẫu thuật nâng ngực.

Trứng gà – mật ong – sữa đặc

Cấu tạo ngực hoàn toàn là các mô mỡ. Do vậy khi bạn kết hợp các loại nguyên liệu như mật ong, trứng gà và sữa đặc trong một món ăn sẽ cung cấp protein, chất béo cho các mô mỡ hình thành ở ngực và giúp ngực sẽ to dần lên. Nên ăn vào buổi sáng hoặc trưa để tránh tích mỡ ở vùng bụng, vì món này rất nhiều dinh dưỡng.

 trungga

Thực hiện món ăn này liên tục hằng ngày trong vài tháng, bạn sẽ thấy ngực mình to tự nhiên một cách rất hiệu quả.

Sự kết hợp giữa trứng gà với mật ong và sữa đặc sẽ tạo nên món ăn béo ngậy, thơm ngon và có tác dụng làm cho vòng ngực của bạn to và đầy đặn hơn một cách tự nhiên

Nguyên liệu:

– 1 quả trứng gà ta

– 1 thìa mật ong

– 1 muỗng canh sữa đặc

Thực hiện:

Đập quả trứng vào bát rồi cho mật ong và sữa đặc, trộn đều. Đánh đều tay cho trứng gà , mật ong và sữa đặc được tan nhuyễn. Sau đó hấp bát này vào vào nồi cơm. Khoảng 15 – 20 phút sau bạn có thể lấy bát trứng gà hấp mật ong và sữa đặc này ra và ăn nóng.

Nước ép đu đủ xanh và sữa tươi

Trong nước đu đủ xanh có chứa các nội tiết tố phytoestrogens – giống các estrogen nội tiết tố nữ trong cơ thể. Khi mức độ estrogen trong cơ thể tăng lên, kích cỡ núi đôi của bạn cũng tăng lên một cách tự nhiên.

Ngoài giúp gia tăng kích cỡ núi đôi, uống nước đu đủ xanh ép với sữa còn cho nhiều lợi ích sức khỏe khác. Nó cũng được coi là một loại nước trái cây nhiều vitamin A và C cho bạn làn da căng mịn đôi mắt sáng và điều trị chứng táo bón, khó tiêu rất hiệu quả.

dudud

Bạn nên áp dụng uống nước ép đu đu xanh với sữa mỗi ngày trong liên tiếp 60 ngày để cải thiện được kích cỡ vòng ngực nhé!

Nguyên liệu:

– 1 quả đu đủ xanh cỡ nhỏ

– ½ chén sữa tươi. Bạn cũng có thể thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa chua.

– Nếu thích uống ngọt hoặc lạnh bạn có thể thêm đá và đường cho vừa khẩu vị

Cách thực hiện:

– Cắt trái đu đủ xanh làm đôi. Gọt vỏ và bỏ hạt. Sau đó, bạn hãy cắt đu đủ thành những miếng vuông nhỏ.

– Cho đu đủ, sữa, đường và đá lạnh vào xay nhuyễn sau đó đổ ra cốc và uống luôn bạn nhé!

– Ngoài cách này, bạn cũng có thể nghiền đu đủ xanh sau đó đổ chúng vào nồi sữa nóng. Tiếp tục đun sôi trong 1 phút hoặc cho đến khi hỗn hợp này nóng và uống liền sau đó

Chân giò hầm lạc

Lạc là thực phẩm có nhiều vitamin E, có thể kích thích sự phát triển và hoàn thiện của buồng trứng, làm tăng lượng noãn bào chín, kích thích sự bài tiết ra chất làm săn chắc, từ đó khiến cho ngực được nâng lên và to hơn. Ngoài ra hàm lượng vitamin B phong phú có trong hạt lạc còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có lợi cho sự tổng hợp của hoóc môn giới tính và chất tạo độ săn chắc. Chính vì vậy hạt lạc có tác dụng giúp bạn có một bộ ngực đẹp và căng tròn.

Móng giò giàu dinh dưỡng có tác dụng bổ huyết, nhiều sắt và vitamin A, B. Chất keo trong móng giò còn giúp các tế bào da không bị khô nhăn nhờ đó da luôn căng bóng. Ngoài ra, ăn móng giò còn giảm suy nhược thần kinh, cho bạn giấc ngủ ngon.

Nguyên liệu:

– 2 cái móng giò

– 200 gr lạc

– Gừng, hành mùi

– Gia vị

gioheo

Món canh chân giò hầm lạc giúp bạn tăng kích thước vòng một rất hiệu quả

Thực hiện:

– Móng giò rửa nước lạnh rồi nhúng qua nước sôi cạo sạch lại, đem chặt miếng vừa ăn. Lạc ngâm vào nước 30 phút trước khi nấu.

– Đặt nồi lên bếp, cho hết chỗ móng giò vào nồi, cho lạc, gừng thái lát vào, thêm nước ngập nguyên liệu. Nêm 2 thìa bột canh.

– Đậy vung đun sôi rồi nhỏ lửa hầm trong 30 – 45 phút đến khi móng giò chín mềm, lạc bở là được. Nêm nếm lại canh cho vừa ăn, trước khi tắt bếp cho hành mùi thái nhỏ.

Món canh chân giò hầm lạc (có thể kết hợp thêm bí đỏ) vừa giúp bạn ngon miệng lại vừa có tác dụng tăng kích cỡ vòng ngực nếu bạn ăn thường xuyên đấy!

Nước hầm chân gà

Việc ăn nước hầm chân gà hàng ngày để giúp vòng ngực to tự nhiên đang trở thành trào lưu được nhiều chị em rỉ tai nhau. Cho đén nay, phương pháp này vẫn chưa được lý giải bởi những cơ sở khoa học vì sao có thể giúp vòng ngực của chị em được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả mà những người đã sử dụng nước chân gà hằng ngày trong một thời gian dài đã là minh chứng cụ thể và tin cậy nhất để nhiều chị em tin tưởng và làm theo. Trên một số diễn đàn thậm chí còn lập “Hội chân gà” để chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết giúp vòng 1 nở nang, căng tròn tự nhiên.

changa

Ăn nước hầm chân gà hàng ngày liên tục từ 2 – 3 tháng sẽ giúp bạn cải thiện vòng 1 hiệu quả

Nguyện liệu:

– 20 chiếc chân gà rửa sạch

– 1 lít nước

Thực hiện:

Ninh chân gà cùng nước trong nồi áp suất khoảng 2 tiếng cho đến khi nước hầm chuyển màu trắng đục là được. Chia nước làm nhiều phần cho vào ngăn mát tủ lạnh, đến hôm sau nó sẽ đông đặc như thạch. Nước chân gà dùng để nấu canh đu đủ xanh, nấu mì, nấu súp, nấu bún, vv… Tức là bất cứ món gì cần đến nước dùng là bạn có thể sử dụng nước chân gà này. Số nước chân gà này có thể đủ sử dụng trong vòng 3 ngày. Hết bạn lại tiếp tục mua chân gà về và làm tiếp. Thực hiện liên tục từ 2 – 3 tháng, bạn sẽ thấy vòng ngực được cải thiện rỡ rệt.

Trên đây là những món ăn ngon có tác dụng giúp cải thiện vòng ngực cho những chị em phụ nữ có vòng một lép. Để tăng thêm hiệu quảm, bạn hãy kết hợp những món ăn này cùng việc mát xa ngực hàng ngày và tăng cường uống nước, sữa và tập thể dục nữa nhé! Chúc bạn luôn xinh đẹp và tự tin với vòng một căng đầy, quyến rũ.

Theo Nguoinoitieng.info

Món ăn – Bài thuốc cho người bệnh trĩ

Một số “món ăn-bài thuốc” thường xuyên được nhắc đến với công dụng nhuận tràng, giảm đau, đã trở nên quen thuộc với người mắc bệnh trĩ là khoai lang,  thiên lý, táo đỏ, mộc nhĩ đen…Các bài trước đã viết về khoai lang, thiên lý. Bài viết này xin được nêu lên một số cách chế biến mộc nhĩ đen, táo đỏ rất dễ làm. Hi vọng sẽ giúp ích được cho những ai đang khốn khổ vì căn bệnh này

Táo đỏ nấu đường phèn

Thành phần: Táo đỏ 250g, đường phèn 60g.

Cách làm: Táo đỏ rửa sạch, sau đó cho vào nồi, để lửa vừa đảo đều, thêm nước và đường thẻ vào nấu thêm 10 phút thì được. Dùng trong ngày. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau.

mon-an-bai-thuoc-cho-nguoi-benh-tri

Ảnh minh họa – Internet

Tin liên quan:

  • Thực phẩm phòng bệnh trĩ
  • Dùng diếp cá chữa bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian
  • Bị bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?

Quả hồng nấu mộc nhĩ đen

Thành phần: Mộc nhĩ đen 3-6g, vài quả hồng khô.

Cách làm: Mộc nhĩ đen rửa sạch loại bỏ tạp chất, cùng quả hồng cho vào nước, dùng lửa nhỏ để nấu cho đến khi cạn còn 1 chén thì được. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng ra máu. Không dùng cho người ỉa chảy.

Mộc nhĩ đen nấu đường phèn

Thành phần: Mộc nhĩ đen 30g, đường phèn 20g

Cách làm: Mộc nhĩ đen rửa sạch, loại bỏ tạp chất, cho nước vừa đủ, đun nhỏ lửa, sắc kỹ, thêm 20g đường phèn. Chia làm 2 lần ăn hết trong ngày. Làm liên tục 1 tuần sẽ cầm máu rất tốt. Không dùng cho người ỉa chảy

Ngoài ra còn một số món ăn cũng rất dễ làm và hiệu quả tốt cho người bệnh trĩ:

Cà tím hấp

Thành phần: Cà tím 100g, dầu ăn và các gia vị.

Cách làm: Cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, thêm dầu và gia vị, dùng lửa lớn chưng cách thủy đến chín. Tác dụng làm giảm triệu chứng đau sưng và chảy máu ở người bệnh trĩ.

Canh thịt heo nấu hoa hòe

Thành phần: Hoa hòe 30g, thịt heo 100g.

Cách làm: Thịt heo rửa sạch xắt lát, sau đó cùng hoa hòe cho vào nồi thêm nước để nấu, nêm nếm gia vị. Thích hợp cho người bệnh trĩ nhẹ.

Chuối già

Thành phần: Chuối già 1 trái, một ít đường phèn.

Cách làm: Chuối già lột vỏ, cắt khúc, cho vào đĩa thêm đường phèn đem chưng cách thủy. Ngày dùng 1-2 lần, có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ.

Nước rau kim châm nấu đường phèn

Thành phần: Rau kim châm 100g, đường phèn 100g.

Cách làm: Rau kim châm rửa sạch, thêm nước lượng vừa dùng lửa lớn để nấu, sau cùng cho đường phèn vào. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau.

Theo Benhtri.com.vn

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân lao phổi

Lao phổi là bệnh mãn tính, gây tiêu hao sức khỏe lớn. Tuy nhiên, đây là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị và chú ý đến chế độ ăn uống.

Tin liên quan:

  • Lời khuyên dinh dưỡng cho người mắc bệnh lao màng phổi
  • Coi chừng bị lao sơ nhiễm từ sữa bò bẩn
  • Cách phòng bệnh phổi ở người cao tuổi

Dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ giúp cho người mắc bệnh lao phổi nhanh chóng phục hồi thể trạng để tránh được một số tác dụng phụ của thuốc điều trị lao.

Trong chế độ ăn dành cho bệnh nhân lao phổi, có những món ăn có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh.

Cháo bo bo – táo đỏ:

Nếp vừa đủ, 30g bo bo (ý dĩ), 8 quả táo đỏ, mỗi thứ riêng biệt rửa sạch, cùng cho vào nồi nấu cháo, ăn tùy ý.

Hồng khô trộn trứng gà

: 20g quả hồng khô, thái nhuyễn cho vào chén, đập vào 1 quả trứng gà, sau khi trộn đều hãm với nước sôi. Dùng ăn tùy ý, ngày 1 lần.

Canh cá chép táo đỏ. (Ảnh khai thác)

Canh cá chép nấu táo đỏ:

Cá chép 1 con, cạo vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch; 10 quả táo đỏ bỏ hột, cùng với cá cho vào nồi thêm nước nấu canh. Ăn cá, táo, dùng canh, cách ngày 1 lần.

Râu bắp nấu mật ong:

60g râu bắp (râu ngô), 30g mật ong, cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 1 liều.

Nước vắt lê – củ sen – tỏi:

50ml nước vắt quả lê, 30ml nước vắt củ sen, 5ml nước vắt tỏi, tất cả cùng trộn đều trong ly uống ngày 1 lần.

che-do-an-danh-cho-benh-nhan-lao-phoi

Nước cà chua – dầu cá:

Nước vắt cà chua 1 ly, nhỏ vào 15g dầu cá, uống sau mỗi bữa ăn, dùng cho lao phổi thời kỳ hồi phục để tăng cường thể lực.

Phổi heo hầm hoa lựu

: 30g hoa lựu trắng, rửa sạch; 30g phổi lợn, rửa sạch, ép ra nước và máu. Cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 2 lần.

Ngoài ra có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc như phổi lợn xào rau mã lan, thịt hến nấu hẹ… Tất cả các món ăn trên đều rất tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân lao phổi.

BACSI.com

(Theo VTV)

Món ăn – Bài thuốc có tác dụng bổ dưỡng gan

Theo Ðông y, bệnh viêm gan thuộc phạm trù của các chứng Hoàng đản (vàng da), Hiếp thống (đau vùng hông sườn), Tích tụ (chứng kết khối trong bụng hoặc sưng hoặc đau). Biểu hiện chủ yếu là bệnh lý của hệ thống Tỳ Vị (hệ tiêu hóa). Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc có tác dụng bổ dưỡng gan.

Cháo câu kỷ tử:

Câu kỷ tử 20g, gạo nếp 50g, đường trắng vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước ninh nhừ thành cháo. Ăn vào sáng và tối, có thể ăn lâu dài. Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính, xơ cứng động mạch

mon-an-bai-thuoc-co-tac-dung-bo-duong-gan

Câu kỷ tử.

Canh gan lợn trứng gà

: Gan lợn 200g, trứng gà 1 quả, hành 4 – 5 cây. Gan rửa sạch thái lát, cho nước luộc chín, đập trứng vào khuấy đều, khi chín cho hành, gia vị là được. Có thể ăn kéo dài. Công dụng: Bổ huyết, dưỡng gan.

Cháo bồ công anh:

Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy bồ công anh vị ngọt tính bình, không độc, có tác dụng ức chế vi khuẩn phổ rộng và diệt khuẩn thấy rõ, có tác dụng ức chế và tiêu diệt đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ. Món cháo bồ công anh có tác dụng phòng ngừa ung thư, giảm huyết áp, bài trừ độc tố ở gan. Cách làm: Bồ công anh 60g, kim ngân hoa 30g, gạo 100g, muối 1/2 muỗng nhỏ, bột nêm 1/2 muỗng nhỏ. Bồ công anh, kim ngân hoa sắc lấy nước cốt, bỏ bã. Gạo vo sạch, ngâm nước nửa giờ. Bắc nồi lên bếp, đổ nước dùng, nấu sôi, chuyển lửa nhỏ ninh khoảng 1 giờ cho đến khi nhừ thì hoàn tất. Đổ vào nước thuốc nấu chung. Chia 2 lần ăn ấm. 15 ngày là một liệu trình.

Cháo gan dê:

Gan dê 150g, gạo 100g, hành, gừng, dầu ăn với mỗi thứ vừa đủ, muối 1/2 muỗng nhỏ. Cách làm: Gan dê rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Gạo vo sạch, ninh cháo bằng lửa nhỏ cho đến khi cháo nhừ, gan chín thì hoàn tất. Dùng ăn nóng sáng và chiều lúc bụng đói. Công dụng: Giúp lọc máu, chống ôxy hóa.

mon-an-bai-thuoc-co-tac-dung-bo-duong-gan

Cháo gan dê, món ăn bài thuốc bổ gan.

Canh thịt nạc – hoàng kỳ:

Thịt nạc 0,5kg, hoàng kỳ 10g, đậu hà lan 50g, cải thảo 200g, muối vừa đủ, hạt tiêu một ít, nước 1 lít. Cách làm: Thịt nạc rửa sạch cắt lát, chần qua nước sôi rồi vớt ra. Hoàng kỳ rửa sạch, cải thảo rửa sạch cắt lát, đậu hà lan rửa sạch. Đổ nước vào nồi nấu sôi, thêm hoàng kỳ, thịt nạc nấu sôi lại, chuyển lửa nhỏ nấu 1 giờ, thêm cải thảo, đậu hà lan nấu 20 phút, nêm muối, hạt tiêu, ăn lúc nóng. 10 ngày là một liệu trình. Công dụng: Chống ôxy hóa, kích hoạt tế bào miễn dịch.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Theo Suckhoedoisong.vn

Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ táo tây

Theo Đông y, táo tây vị ngọt, tính mát; vào phế vị. Có tác dụng sinh tân, nhuận phế, kiện tỳ, ích vị, trừ phiền, giải độc rượu.

Táo tây còn gọi trái bôm (bơm) (Pomme), bình quả, bình ba, siêu phàm tử… Tên khoa học: Malus sylvestris, M. pamila, M. domestica. Ở nước ta có sơn tra (chua chát) cùng chi nhưng khác loài. Táo tây là loại quả ngon được nhiều người ưa thích, dinh dưỡng cao. Có nhiều carbohydrat (pectin…), acid malic, acid quinic và các acid hữu cơ khác; các hợp chất thơm; các sinh tố và nguyên tố: K, P, Fe, Zn có vai trò trong sinh trưởng và phát dục của thanh thiếu niên.

mon-an-bai-thuoc-chua-benh-tu-tao-tay

Ăn táo trong thời kỳ đầu thai nghén có tác dụng dinh dưỡng chống nôn ói giúp ổn định cân bằng acid – kiềm. Chất pectin trong táo tây có tác dụng làm tăng đường huyết, lợi niệu, điều hòa nhu động ruột…, là chất xơ có tác động điều chỉnh tỷ lệ cholesterol trong máu. Một số chất trong vỏ táo tây có tác dụng hòa vị hóa đàm, dùng cho các trường hợp đàm nhiều, trào ngược nôn ói; các chất quercetin và các flavonoid trong vỏ quả có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu.

Theo Đông y, táo tây vị ngọt, tính mát; vào phế vị. Có tác dụng sinh tân, nhuận phế, kiện tỳ, ích vị, trừ phiền, giải độc rượu. Dùng cho các trường hợp rối loạn tiêu hóa, ăn kém, chậm tiêu, nông ói, ợ chua, tiêu chảy mạn tính, cảm nắng, cảm nóng, miệng khô họng khát, viêm khí phế quản gây ho khan ít đờm, suy nhược, thiểu dưỡng sau bệnh nặng dài ngày. Hằng ngày có thể ăn 4 – 5 trái (tùy theo trọng lượng táo) bằng cách ăn tươi, ép nước, hầm.

Xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ táo tây chữa bệnh

:

Ngọc dung đan I: táo tây tùy lượng nấu cô thành cao đặc. Ngày ăn 1 – 2 lần. Có tác dụng điều doanh vệ sinh tân dịch. Dùng cho trường hợp da khô mất nước, khát nước, vã mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng (âm hư nội nhiệt). Dùng làm thực đơn mỹ dung để dưỡng da.

Nước ép táo: táo ép lấy nước uống. Dùng cho các trường hợp đầy trướng bụng sau khi ăn, ở người viêm dạ dày mạn, cắt đoạn dạ dày, hội chứng ruột ngắn sau mổ cắt đoạn ruột.

mon-an-bai-thuoc-chua-benh-tu-tao-tay

Ngọc dung đan II: táo chín, gọt vỏ vắt nước, đun nhỏ lửa, thêm mật ong khuấy đều thành cao lỏng, có tác dụng khai vị, trợ tiêu hóa, bổ tâm an thần, dưỡng khí bổ huyết. Dùng cho các trường hợp rối loạn tiêu hóa, chán ăn.

Cháo táo: táo 1 quả, gạo tẻ 50g. Táo gọt vỏ thái lát, gạo rang chín vàng. Cho tất cả vào nồi, thêm nước nấu cháo. Dùng cho các trường hợp chán ăn, ăn kém, suy nhược cơ thể sau bệnh nặng dài ngày.

Trà táo gạo rang: táo tây 30 – 60g, gạo tẻ 30g. Táo rửa sạch để nguyên vỏ thái lát, gạo sao vàng; cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi uống thay trà. Dùng cho các trường hợp nhiễm độc thai nghén nôn ói, hoặc nôn ói do trào ngược thực quản (viêm dạ dày vùng môn vị…).

Kiêng kỵ: người tỳ vị hư hàn (lạnh bụng, trướng bụng, đầy hơi, dễ tiêu chảy) không nên dùng nhiều.

TS. Nguyễn Đức Quang

Theo Suckhoedoisong.vn

Món ăn nào tốt cho người bệnh tiểu đường típ 2?

Tôi mới phát hiện bệnh mỡ máu cao, tiểu đường típ 2. Xin hỏi ngoài việc dùng thuốc ra, có món ăn nào tốt cho người bệnh không? – Nguyễn Thị Vân (Thanh Oai, Hà Nội).

mon-an-nao-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong-tip-2

Lương y Chu Tiến, Hội Đông y Vĩnh Tường:

Bạn có thể dùng món ăn sau để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Cụ thể, nấm hương 150g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà 150g, mướp đắng 100g. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết.

Thích dụng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên, tỳ mất công năng kiện vận gây rối loạn chuyển hoá chất trong cơ thể như tiểu đường, mỡ máu…

Tuy mướp đắng là dược thiện có nhiều công năng tác dụng khác nhau nhưng là thực phẩm có tính hàn nên những người tỳ, vị hư hàn (ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ấm ách, đi tả) không nên dùng.

Theo Kienthuc.net.vn

Món ăn – Bài thuốc chữa tắc tia sữa

Tắc sữa có nhiều nguyên nhân như mẹ ăn uống một số thực phẩm không tốt cho nguồn sữa, cho con bú không hết bầu sữa… Một số món ăn sau giúp chữa tắc tia sữa.

mon-an-bai-thuoc-chua-tac-tia-sua

Ảnh minh họa.

Nếu biểu hiện giai đoạn đầu vú mới sưng nóng, đau thì dùng những phép trị sau:

– Đuôi cá chép nấu canh: Đuôi cá chép 1 con 100g, rau thì là 50g, rau mùi 50g, cho thêm hành củ, cà chua gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.

– Cháo hạt ngò: Hạt ngò rí 100g hoặc hơn nấu lấy nước sau đó cho gạo ngon nấu cháo thêm gia vị hành tiêu ăn ấm hoặc cả cây ngò một nắm 300g sắc uống ấm là thông.

– Cơm nếp đậu đỏ: Gạo nếp (nhu mễ), đậu đỏ (xích tiểu đậu) liều bằng nhau nấu cơm nếp ăn nóng, ngoài dùng cơm nếp giã nhuyễn đắp lên vú sưng đau.

– Canh cá diêu hồng: Cá diêu hồng 1 con 300g làm sạch, rau diếp 200g, cà chua 1 quả, hành tây 1 củ, rau thì là, rau mùi, hành lá mỗi thứ 30g hoặc hơn thêm gia vị mắm muối nấu chín, khi ăn cho rau diếp vừa chín tái ăn.

– Cá rô kho đinh lăng: Cá rô đồng 1 – 3 con làm sạch, rễ đinh lăng 50g, tươi liều gấp đôi hành tím 50g, củ cải 50g, vỏ quýt 14g, nghệ 1 củ gia vị vừa đủ kho nhừ ăn.

– Chè đậu bột sắn: Đậu ván ngâm bỏ vỏ 100g, đậu đỏ 40g nấu chín mềm, cho đường vừa đủ thấm đậu, sau cho 40g bột sắn dây khuấy đều nấu sôi lại, cho thêm gừng hương vị dầu chuối là ăn được.

– Chân dê hầm đậu: Chân dê 4 cái làm sạch, đậu đen 40g, đậu xanh 40g hầm chín nhừ khi ăn múc ra tô cho nhiều hành, tía tô, rau ngò gai gia vị ăn nóng.

– Đậu hầm: Đậu đỏ 1/2 chén nấu lấy nước cốt khoảng cho uống còn ấm.

Nếu biểu hiện giai đoạn vú sưng nóng đỏ đau phát sốt, có khi chảy dịch vàng thì nên dùng phép trị để thanh nhiệt, tiêu viêm thông nhũ:

– Rau càng cua xào: Rau càng cua 150g, hành tây 1 củ thái lát, thịt heo 50g thái lát thêm gia vị xào ăn.

– Canh rau rệu: Rau rệu non một nắm 100g, nấu canh hoặc luộc ăn cả cái lẫn nước, ngoài giã nhuyễn đắp thêm càng hiệu quả.

– Rau bợ nấu canh: Rau bợ non 150g, thịt cua đồng 100g, thêm gia vị hành, gừng nấu canh ăn. Đắp ngoài rau bợ giã nhuyễn bôi đắp lên vùng đau.

– Rau thơm cuốn thịt: Rau xà lách, rau mùi, kinh giới, tía tô mỗi thứ 50g, rau húng quế 20g, thịt chân heo luộc thái mỏng quấn rau chấm mắm ăn.

– Nước rau dấp cá: Rau dấp cá tươi 100 – 150g rửa sạch, nghệ tươi 30g, đổ 4 chén nước nấu còn 1 chén uống ngày 3 lần.

Ngoài ra, tăng cường ăn rau, giá đậu, rau mầm, rau đay, mướp, đu đủ… hành tây, hành ta, hẹ, kinh giới, tía tô, rau thơm các loại… uống nước nhân trần, ích mẫu đều tốt.

Lương y Nguyễn Minh

– Trung tâm Y tế Vietsovpetro

Theo Kienthuc.net.vn

Các món ăn chống táo bón ở người già

Người già bị chứng táo bón phần nhiều do khí huyết bất túc, cơ thể lại hư nhược gây nên. Vì vậy, cần dùng phương pháp trị liệu mới có hiệu quả.

cac-mon-an-chong-tao-bon-o-nguoi-gia

Ảnh minh họa.

Để giúp nhuận tràng trong ăn uống hàng ngày cần cho các cụ ăn nhiều rau quả và ngũ cốc là những thức ăn có tác dụng nhuận tràng, đại tiện thông suốt như vừng, chuối tiêu, mật ong, hồ đào, sữa chua, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu các loại… Cần ăn nhiều dầu thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu cải, dầu hướng dương…

Trong các buổi sáng sớm, hằng ngày nên uống một ít nước ấm, nước muối nhạt, canh rau, sữa đậu nành hay nước ép các loại quả, củ… Không uống các loại rượu, cà phê, trà đặc, kiêng ăn hoặc ăn ít các loại tỏi, ớt, các thức cay, nhiệt, đồ chiên rán, mỡ động vật…

Dưới đây là các món ăn bồi bổ có tác dụng chống táo bón ở người già, tuỳ lựa chọn sử dụng sao cho thích hợp, hiệu quả.

Chuối tiêu hấp đường phèn:

Chuối tiêu 2 quả bóc bỏ vỏ, sau cho đường phèn vào đun cách thủy chừng 20 phút lấy ra ăn hết trong ngày.

Sữa bò mật ong:

Sữa bò 250g, mật ong lượng vừa đủ. Đun sôi sữa bò sau pha mật ong vào uống trong ngày.

Bột vừng đen

(mè đen), hồ đào, hạt thông: Vừng đen, hồ đào, hạt thông mỗi loại 20g như nhau, mật ong đủ dùng. Tất cả cho vào giã nát, rôi trộn mật ong vào trộn đều, uống với nước ấm.

Lá khoai lang xào thịt lợn nạc:

Lá khoai lang tươi 300g, thịt lợn nạc 60g. Rửa sạch lá khoai lang, thịt lợn nạc thái lát, nổi to lửa xào chín, cho dầu, muối, gia vị vào ăn hết trong ngày.

Mộc nhĩ, hải sâm hầm ruột lợn

: Mộc nhĩ 20g, hải sâm 30g, ruột già lợn 150g. Ruột già lợn rửa sạch, cho vào hầm cùng mộc nhĩ, hải sâm, nêm gia vị vừa đủ, ăn hết trong ngày.

BS Hoàng Xuân Đại

Theo Kienthuc.net.vn

Thay đổi khẩu vị với đậu phộng rang cay

Đậu phộng (lạc) là một trong những món ăn vặt được nhiều người yêu thích và xuất hiện trong rất nhiều món ăn. Trong đó, cách chế biến truyền thống là luộc và rang. Món đậu phộng rang cay dưới đây giúp bạn thay đổi khẩu vị cho loại hạt quen thuộc này trong ngày Tết.

Đậu phộng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp rất nhiều năng lượng và chất béo, hàm lượng các loại a-xít amin và protein cũng khá dồi dào.

Nguyên liệu:

– 3 chén đậu phộng sống

– 1 muỗng canh dầu ô-liu hoặc dầu thực vật

– 2 muỗng canh bột ớt

– ½ muỗng canh bột tỏi

– ½ muỗng canh bột thì l