Chuyên mục lưu trữ: Y học dân tộc

5 loại thảo dược giúp trị chứng đau đầu

Có một số loài thảo mộc có thể giúp bạn giảm cơn đau đầu nhanh chóng.

Đau đầu là một chứng bệnh phổ biến. Có nhiều dạng đau đầu khác nhau. Đau đầu do căng thẳng không thường xuyên gặp và biểu hiện chủ yếu là đau trên trán và trên cổ.

Và theo thống kê, 10% dân số bị chứng đau nửa đầu thường xuyên hành hạ. Đau nửa đầu thường là đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải và thường được báo trước bởi cảm giác buồn nôn hay tình trạng mệt mỏi. Phụ nữ là đối tượng thường xuyên gặp chứng đau nửa đầu.

5-loai-thao-duoc-giup-tri-chung-dau-dau5-loai-thao-duoc-giup-tri-chung-dau-dau

Ảnh minh họa

Khi bị đau đầu, nếu không quá nghiêm trọng với các căn bệnh khác, bạn hoàn toàn có thể dùng một trong năm loại thảo dược dưới đây để hạ cơn đau:

Cúc ngải vàng (tên khoa học: Tanacetum parthenium)

Ngay từ thế kỷ 19, cúc ngải vàng đã được dùng như một loại thuốc đắp. Tác dụng điển hình của loại thảo mộc này là chữa chứng đau nửa đầu và đau đầu. Sau này, một số thử nghiệm được tiến hành trên người mắc bệnh cũng đã chứng mình công dụng tuyệt vời của cúc ngải vàng đối với chứng đau nửa đầu và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chính thức thừa nhận công dụng này.

Cách dùng: có thể dùng cúc ngải vàng sắc lấy nước uống hoặc bào chế dưới dạng thuốc (dùng với tỷ lệ một muỗng cà phê vào buổi sáng hòa vào trong một ly nước lớn uống trước bữa ăn sáng), trong vài tháng. Chống chỉ chỉ định với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi.

Dùng cúc ngải vàng trong một vài tháng, bạn sẽ giảm dần tần suất và cường độ của các triệu chứng (đau, buồn nôn, nôn, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng…).

Bạc hà cay hay còn gọi là bạc hà Âu (tên khoa học: Mentha piperita)

Công dụng của bạc hà cay đã được Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Cơ quan y tế châu Âu công nhận. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bôi tinh dầu bạc hà cay lặp đi lặp lại nhiều lần trên trán, thái dương, cổ và dái tai cũng đem lại hiệu quả như bạn uống paracetamol trong vòng 15 phút.

Cách dùng: khi bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, bạn nên pha một vài giọt tinh dầu bạc hà trong một chút dầu tinh chất hạnh nhân và xoa nhưng tránh tiếp xúc với mắt. Việc làm này lặp lại từ 15 đến 30 phút cho đến khi cơn đau của bạn thuyên giảm. Nên cẩn trọng khi dùng tinh dầu bạc hà cay cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Cây giàu chất caffeine

Các loài cây giàu caffeine như cà phê, trà và chè Mate (của Paragoay) thường được khuyên dùng trong các trường hợp bị đau đầu trong thời kỳ khủng hoảng.

Do đó, thưởng thức một tách cà phê đặc khi thấy các triệu chứng đau đầu đầu tiên, có thể làm giảm cường độ của chứng đau nửa đầu. Nó hiệu qảu đối với những người uống cà phê thường xuyên.

Ngược lại, thường xuyên uống một lượng lớn cà phê hoặc các sản phẩm chứa caffeine khác không giúp bạn cải thiện chứng đau nửa đầu mà có thể khiến bạn nghiện nó mỗi khi bị đau đầu.

5-loai-thao-duoc-giup-tri-chung-dau-dau5-loai-thao-duoc-giup-tri-chung-dau-dau

Vỏ cây liễu trắng (tên khoa học : Salix alba)

Đây thực sự là thuốc Aspirin tự nhiên chính hãng, đã có lịch sử gần 2.000 năm người ta dùng vỏ của cây liễu trắng cho mục đích y tế. Đây là thuốc giảm đau nổi tiếng truyền thống được sử dụng trong trường hợp đu đầu, đặc biệt là khi nó kèm theo sốt. Vỏ cây liễu trắng có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc (từ 3-5 cốc mỗi ngày với tỉ lệ 1-2 muỗng cà phê vỏ cho 1 chén nước lạnh, đun sôi trong vòng 5 phút trước khi lọc lấy nước cốt uống.

Người ta cũng bào chế vỏ cây liễu trắng dưới dạng viên nang hoặc dạng lỏng. Nếu dùng không có tác dụng sau một ngày uống thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Chống chỉ định cũng giống như Aspirin (loét, dị ứng thuốc kháng viêm… ) và không khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi, bệnh nhân hen và những người bị bệnh thận.

Cây lam cận (tên khoa học: Fumaria officinalis)

Nhiều người bị chứng bệnh đau nửa đầu nghĩ rằng bệnh này do ảnh hưởng của gan, hoặc có thể nói do hoạt động của gan và túi mật.

Cây lam cận là loại cây đi đầu trong việc cải thiện chức năng gan, nó chứa những đặc tính hiệu quả hơn trong trường hợp đau đầu và đau nửa đầu (giảm đau, kháng histamin và thư giãn).

Loài cây này thường được tìm thấy dọc đường đi, có thể uống như trà túi lọc, được điều chế dưới dạng viên nang hoặc ở dạng cồn thuốc.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ củ ấu

Củ ấu không chỉ là món ăn dân dã mà còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Vào những ngày tiết trời se lạnh, thứ đồ ăn vặt dân dã như củ ấu lại được bán dọc các tuyến đường hay ở một số chợ. Nhìn bề ngoài xấu xí nhưng ruột củ ấu lại trắng, thơm và bùi.

Củ ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour. thuộc họ Ấu – Trapaceae hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước, hạt dẻ nước.

Nhiều người còn quen gọi ấu là quả sừng trâu. Đây là loại thực vật thủy sinh, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông.

bai-thuoc-chua-benh-tu-cu-au

Củ ấu có nhiều giá trị tốt cho sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, trong củ ấu có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe như nhiều gluxit, đường glucô, protein… Trong 100g củ ấu có khoảng 48,2g nước, 3,4g protein, 32,1g chất bột đường, 3,3g đường, 17,6mg can-xi, 0,4mg kẽm, 0,7mg sắt, 0,8mg natri, 468mg kali và khoảng 730 calorie.

Trong Đông Y, củ ấu vị ngọt, tính mát; vào tỳ, vị. Các thành phần của cây củ ấu đều được coi như một vị thuốc. Thân cây vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giải độc. Củ ấu có tác dụng ích khí kiện tỳ, thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát.

Củ ấu non ăn sống có tác dụng chống nóng chống nắng, giải độc say rượu, trừ rôm sảy. Loại củ ấy già rất tốt cho trường hợp tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, chống suy nhược.

Nhiều bài thuốc đã sử dụng nguyên liệu từ củ ấu để chữa trị bệnh một cách hiệu quả. Chẳng hạn:

Trị bệnh trĩ: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán thành bột, trộn đều với dầu mè, bôi hoặc đắp.

Trị mụn nhọt: Trẻ nóng lực hay bị nổi ghẻ nhọt. Trong dân gian thường lấy nguyên củ ấu đốt thành than, thêm ít chu sa, băng phiến nghiền thành bột rồi trộn với nước sôi để nguội cho sền sệt. Hàng ngày lấy hỗ hợp đó bôi lên chỗ ghẻ nhọt sẽ hết sưng, đau ngứa. Cùng với đó lấy ruột ấu nấu cháo cho trẻ ăn, ghẻ nhọt sẽ càng mau hết.

Trị viêm loét dạ dày: Thịt ấu 30g, hoài sơn 16g, táo đỏ 16g, bạch cập10g, gạo nếp 100g. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo nhừ. Khi ăn cho 20g mật ong trộn đều. Đây cũng là món ăn tốt cho những người bị ung thư dạ dày.

Môi khô, ngủ không ngon giấc…: Thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 20g, câu kỷ tử 10g, hoàng cầm, cam thảo sắc lên uống. Ngày 2 lần uống khoảng 1 tuần.

Các chuyên gia lưu ý rằng dù củ ấu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều công dụng tốt song để tận dụng được công dụng của củ ấu, bạn cần lưu ý:

Không nên ăn quá nhiều một thời điểm vì củ ấu có tính mát dễ gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng và đau bụng. Có thể dùng 50 – 200g/ngày dưới dạng ăn sống hoặc nấu canh, cháo… Ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng cần thận trọng khi ăn. Người tỳ vị hư nhược, đại tiện tiêu lỏng không nên dùng dạng sống. Sau khi ăn củ ấu không nên uống nước liền vì sẽ có cảm giác khó chịu.

Theo Hà My/Giadinh.net.vn

Bài thuốc đơn giản trị đau nhức xương khớp

Không gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, nhưng nhiều người khổ sở với những cơn đau nhức cơ xương dai dẳng này, bởi nó ảnh hưởng đến thần kinh, cân cơ, bệnh nhân mất ngủ…

Đi tìm căn nguyên làm đau nhức xương khớp

Theo Y học cổ truyền thì đau nhức khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết bị tắc lại gây sưng đau các khớp. Do người già can thận bị hư hoặc bệnh tật lâu ngày làm khí huyết giảm sút, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, teo cơ và dính khớp.

Còn theo Đông y đau nhức xương khớp là do lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và ngăn chặn hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương.

Lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, Tp.HCM) cho biết: Một khi khí huyết kém (cơ thể suy nhược), sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng, nhức mỏi cơ gân, xương khớp, người hay mệt mỏi, uể oải, lười vận động… Thời tiết chuyển mùa cũng khiến bệnh xương khớp được dịp phát sinh. Cùng với các bệnh đường hô hấp, bệnh về xương khớp cũng gia tăng, đặc biệt đối với người cao tuổi.

bai-thuoc-don-gian-tri-dau-nhuc-xuong-khop

Một số biểu hiện đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp thường hay gặp nhất ở một số bộ phận sau:

 

– Đau vai gáy: đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Chứng trạng này là do bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, khí huyết trở trệ…

– Đau ở gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động.

– Đau nhức khớp có thoái hóa khớp: đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế. Do can thận hư kết hợp với phong hàn, thấp gây ra. Người bệnh có biểu hiện giống phong hàn thấp tý thiên về hàn tý kèm thêm triệu chứng về can thận hư.

Bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu trị đau nhức xương khớp

Để chữa trị các chứng trên, dân gian cổ phương có Một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn để chữa các chứng trên:

1. Ngải cứu trắng nướng nóng: Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng: Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng người nhiều bệnh cho toàn thân.

3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài.

Theo Bình Nguyên/Suckhoegiadinh.com.vn

Cách dùng lá mơ lông chữa viêm đại tràng

Viêm đại tràng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như đại trài cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng và ung thư trực tràng. Có thể dùng lá mơ lông để điều trị chứng bệnh này.

cach-dung-la-mo-long-chua-viem-dai-trang

Viêm đại tràng là căn bệnh ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Bệnh thường làm xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng với các biểu hiện rối loại tiêu hóa kéo dài, đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng, đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng, đau tăng sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện.

Theo Y học cổ truyền, lá mơ là một thành phần quan trọng và không thể thiếu trong bài thuốc chưa đại tràng. Lá mơ có vị mát, thanh nhiệt, có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, chậm tiêu, đầy bụng, sa trực tràng…

Hiện nay, lá mơ cũng được y học hiện đại công nhận tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, chống co thắt hồi tràng do trong lá mơ có chứa protein, caroten, vitamin C và tinh dầu.

Điều trị bệnh đại tràng mạn tính bằng lá mơ lông kết hợp với các vị thuốc khác như: Vọng cách, Bạch truật, Mộc hoa trắng, Lá khôi tía, Sa nhân, Trần bì, Mạch nha, Sơn tra, Mộc hương, Đảng sâm, Hoàng liên.

Trong bài thuốc này, Hoàng liên có tác dụng như một kháng sinh thực vật, kết hợp với tác dụng kích thích tiêu hóa của Sa nhân, Đảng sâm và tác dụng giảm tiêu chảy, nhuận tràng của Bạch truật, Lá Khôi tía; của Trần Bì, Sa nhân, Mạch nha ôn ấm tỳ vị.

Vì vậy, sự phối hợp các thành phần trên có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt và hội chứng lỵ. Để điều trị ổn định bệnh, người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc này hàng ngày trong một thời gian nhất định.

Người bị bệnh đại tràng mạn tính cũng cần tránh những đồ ăn dễ gây kích ứng như đồ sống, thực phẩm chua, cay, bia rượu, cà phê để bệnh nhanh ổn định và hạn chế tái phát.

Theo Vi Vi/Suckhoegiadinh.com.vn

Một số bài thuốc từ củ su hào

Su hào là một thực phẩm phổ biến trong mùa thu đông, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chữa được nhiều bệnh. Dù vậy, mọi người ăn củ su hào mùa đông cần lưu ý để mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Theo Đông y, su hào vị ngọt nhạt, tính mát, vị ngọt hơi đắng có tác dụng hóa đờm, giải đọc, tiêu viêm. Dùng chữa viêm loét hành tá tràng, tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu đục; đại tiện xuất huyết, thũng độc, viêm xoang…

Trong su hào có nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể như protein, lipid, carbohydrate, chất xơ, canxi, sắt, phospho, kali, natri, đồng, magne, kẽm, selen; vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, biotin, K, P, caroten; folacin, pantothenic acid, niacin. Trong 100g su hào ăn được có 6,2g Carbohydrat; đường 2,6g; chất xơ thực phẩm 3,6g; chất béo 0,1g; protein 1,7g; nước 91g và các chất như selen, axit folic, vitamin C, kali, magiê, đồng.

Vào thời tiết chuyển mùa, sức đề kháng thường bị giảm, cơ thể có thể nhiễm một số bệnh như cảm cúm, ho, viêm họng. Su hào là một trong những thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng phòng bệnh. Một bát su hào sống có chứa lượng vitamin C nhiều hơn 1,4 lần so với nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày. Đặc biệt, trong su hào có nguyên tố vi lượng Mo (Molypden) chống thiếu máu, ức chế sự hợp thành nitrosamine – chất gây ung thư. Việc sử dụng su hào sẽ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống ung thư.

mot-so-bai-thuoc-tu-cu-su-hao

Củ su hào có nhiều giá trị dinh dưỡng

Theo BS Phó Thuần Hương, củ su hào còn được sử dụng làm thuốc. Một số bài thuốc từ củ su hào:

– Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng: củ su hào 30g, lá cây thuốc bỏng 30g giã nhỏ rồi thêm nước vắt lấy nước cốt uống. Hoặc thường xuyên ăn su hào chế biến các món ăn khác nhau cũng có tác dụng hỗ trợ trị liệu.

– Chữa tinh hoàn sưng to: Dùng su hào thái lát, giã nhuyễn đắp ngoài.

– Chữa đờm tích: Dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước.

– Chữa bụng lạnh đau, tiểu tiện nhỏ giọt, tiểu đục, chữa lở loét ngoài da. Ăn sống có tác dụng giải khát, hóa đờm. Nấu chín chữa đại tiện xuất huyết; đốt tồn tính nghiền mịn trị viêm xoang mũi, thổi vào mũi chữa trúng phong cấm khẩu.

Mặc dù su hào rất có lợi cho sức khỏe nhưng khi ăn su hào cũng cần lưu ý. Các chuyên gia khuyên, khi ăn su hào, chúng ta nên ăn cả lá và củ chứ không nên bỏ lá non. Lá su hào còn có tác dụng trị thực tích, đàm tích, ác sang – mụn nhọt, . Để lựa chọn su hào ngon nên chọn củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ và nặng vì non, ngọt hơn. Củ to dễ bị xơ.

Những người rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng du hào. Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp.

Su hào chứa nước và chất xơ, ít chất béo hòa tan và không cholesterol nên rất tốt cho những người béo phì hoặc muốn giảm cân. Tuy nhiên, khi ăn nên chế biết món su hào ở dạng luộc hay nộm, hạn chế xào.

Theo Hà My/Giadinh.net.vn

Cách chữa cảm cúm bằng tía tô

Bạn có thể chữa cảm cúm tại nhà bằng phương pháp đơn giản mà không cần dùng thuốc.

Bệnh cảm cúm một dạng bệnh truyền nhiễm do virus có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp. Đây cũng là căn bệnh rất dễ lây qua tiếp xúc và đối với một số nhóm người cụ thể như người già và trẻ nhỏ, nó có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nếu không được chữa trị kịp thời.

cach-chua-cam-cum-bang-tia-to

Bệnh cảm cúm một dạng bệnh truyền nhiễm do virus có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp.

Nguyên nhân gây cảm cúm

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau). Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh rất dễ lây lan, một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virut cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp

Chữa cảm cúm bằng cây tía tô

Bạn có thể dùng lá tía tô trị cảm cúm hiệu quả.

Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc.

Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.

Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.

Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.

Theo Vân Anh/Phunutoday.vn

Tác dụng của lá vối với bệnh nhân gút

Không chỉ là thanh nhiệt, nhiều người đang mách nhau dùng lá vối tươi thì khỏi phải dùng thuốc trị gout và không còn phải kiêng ăn uống.

tac-dung-cua-la-voi-voi-benh-nhan-gut

Lá vối tốt như thế nào đối với bệnh nhân gút?

Trên diễn đàn webtretho và lamchame, câu chuyện về lá vối trị bệnh gút được truyền đi và được nhiều chị em ca tụng. Thành viên kunkute của diễn đàn lamchame kể: Ai có người thân bị gút chắc hiểu được nỗi đau dai dẳng của bệnh này. Nhà mình có bố và bác đều bị gút. Được người ta mách cho dùng lá vối uống thay nước lọc hàng ngày. Kết quả xét nghiệm máu trở về bình thường. Thành viên này còn nhấn mạnh là dùng lá vối rồi thì không phải kiêng khem gì. Chia sẻ của này đã thu hút không ít người quan tâm và đánh giá là “quá hay”.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gút là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp. Do vậy, nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Lá vối không điều trị hoàn toàn được bệnh gút

Mặc dù khẳng định công dụng của lá vối, nhưng Lương y Hồng Minh cho rằng dùng lá và nụ vối sẽ hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân gout nhưng không chữa hoàn toàn. Đó là bởi bệnh gout không chỉ do thực phẩm mà có thể vì nhiều nguyên nhân khác (như do gene, tiểu đường, tăng lipid máu…). Bởi thế, người bệnh không chỉ trông chờ vào lá vối mà cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trước câu hỏi nên dùng lá vối tươi hay khô, Lương y Hồng Minh đưa ra ý kiến: Lá vối ủ uống sẽ thơm ngon hơn nhưng để làm thuốc nên dùng lá tươi.

Mặc dù lá vối tốt cho sức khỏe nhưng Lương y Bùi Hồng Minh khuyên những người quá gầy, sức khỏe suy nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.

Một số bài thuốc khác từ vối

Trị đau bụng, đi ngoài: Lá vối 20g, vỏ ổi rộp 10g, núm quả chuối tiêu 10g. Tất cả đều thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, cạn còn 100ml. Chia 2 lần uống trong ngày. Uống 3 ngày là khỏi.

Chữa đầy bụng không tiêu: Vỏ thân cây vối 12g, hoắc hương 5g sắc đặc kỹ, uống trong ngày.

Giảm mỡ máu, giảm béo phì: Nụ vối 15-20g, lá sen khô 10g, sơn tra (táo mèo) 10g. Sắc nước hoặc hãm pha trà uống hàng ngày.

Chữa lở ngứa chốc đầu: Lấy lượng lá vối vừa đủ sắc đặc kỹ lấy nước để tắm rửa, bôi vào chỗ lở ngứa hoặc gội đầu, có thể cho thêm hạt xà sàng tử sắc cùng.

Theo Mai Lan/Suckhoegiadinh.com.vn

Mẹo chữa đau dạ dày bằng chuối xanh

Bạn có thể chữa đau dạ dày vô cùng đơn giản chỉ bằng cách sử dụng chuối xanh.

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Tuy nhiên quá trình điều trị lại khá phức tạp do nhiều nguyên nhân. Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu về chứng đau dạ dày qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

meo-chua-dau-da-day-bang-chuoi-xanh

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày cũng đa dạng như triệu chứng của nó. Trong số đó thì vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu đẫn đến tình trạng đau dạ dày.

Đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thường ở dưới dạng cấp hoặc mãn tính, niêm mạc dạ dày bị tổn thương ở một phần hoặc tất cả dạ dày. Ban đầu bệnh chỉ có biểu hiện viêm nông, nhưng theo thời gian vi khuẩn Hp có thể khiến dạ dày bị teo niêm mạc.

Cách thăm khám trực quan thông thường có thể dẫn đến việc bỏ sót nguyên nhân hàng đầu trong việc truy tìm thủ phạm dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ thường sử dụng biện pháp nội soi và kết hợp xét nghiệm nhằm kiểm tra loại vi khuẩn này có tồn tại hay không.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phản khoa học, không điều độ cũng góp phần rất lớn khiến cho dạ dày bị suy yếu và tổn thương. Ăn không đúng giờ giấc, ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn quà vặt nhiều lần trong ngày đều khiến quá trình bài tiết dịch vị tiêu hóa bị rối loạn, từ đó dẫn đến bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, sử dụng nhiều các thức uống có cồn như bia, rượu… không chỉ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, còn ảnh hưởng đến các chức năng của gan và có hại đến hệ thống thần kinh trung ương. Chính vì vậy để phòng tránh cũng như hỗ trị điều trị bệnh đau dạ dày, bạn nên giảm thiểu một cách tối đa và thậm chí kiêng hẳn bia rượu để có được kết quả tốt nhất.

Uống bột chuối xanh hàng ngày

meo-chua-dau-da-day-bang-chuoi-xanh

Sử dụng chuối tiêu xanh chưã đau dạ dày nhanh chóng.

Chuối tiêu xanh rửa sạch, bỏ vỏ và ngâm qua nước muối rồi xắt thành những lát mỏng đem phơi hoặc sấy khô.

Tán chuối thành bột mịn và cất vào hũ dùng dần

Mỗi ngày bạn lấy khoảng 20-30g bột chuối ra uống với nhiều nước sẽ có tác dụng phòng và trị đau dạ dày rất tốt.

Ăn chuối xanh và mật ong

Chúng ta chế bột chuối tiêu theo cách trên và sử dụng loại bột này trộn chung với 1 lượng mật ong vừa đủ khô và vo chúng thành những viên tròn nhỏ.

Mỗi lần ăn vài cục thuốc tương đương với khoảng 2-3 thìa canh bột + mật ong các bạn nhé.

Theo Vân Anh/Phunutoday.vn

Mẹo chữa đau lưng tức thì bằng lá ngải cứu

Sử dụng lá ngải cứu có thể giúp bạn chữa đau lưng vô cùng hiệu quả mà vô cùng lành tính. Đau lưng có thể biến thành những cơn ác mộng ngoài tầm kiểm soát của người bệnh. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tàn phá sức khỏe của […]

The post Mẹo chữa đau lưng tức thì bằng lá ngải cứu appeared first on Tin Sức Khỏe.

2 cách bấm huyệt giúp hết say tàu xe

Say tàu xe là nỗi khổ và khó chịu vô cùng của nhiều người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà dường như cả sức khỏe mỗi lần đi xa. Dưới đây là 2 cách bấm huyệt để khắc phục triệu chứng này.

Theo Đông y, say xe là do bụng bị nóng, hoặc lạnh, hoặc bị đói. Đầu tiên là khí ở phần bụng không thông, công thêm khi xe chạy sẽ lắc lư, phanh gấp, khiến khí cơ bị mất cân đối dẫn đến thanh khí (khí sạch) không thăng lên, thay vào đó là bẩn. Điều đó dẫn đến hiện tượng đầu óc choáng váng, buồn nôn.

1. Huyệt Nội Quan

Huyệt Nội Quan có tác dụng cải thiện những trạng thái trên ở phần bụng.

2-cach-bam-huyet-giup-het-say-tau-xe

Cách bấm: Để 4 ngón tay ở phía dưới, để ngón cái lên trên huyệt Nội Quan, sau đó day huyệt theo hình trong. Một lúc sau sẽ có hiện tượng bàn tay và cánh tay bị tê.

2. Huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc có tác dụng điều chỉnh khí huyết của đại tràng làm giảm bớt tác dụng cảu phần đầu và mặt.

2-cach-bam-huyet-giup-het-say-tau-xe

Cách bấm: Để ngón cái lên huyệt Hợp Cốc, 4 ngón tay ôm đằng sau của tay kia. Ngón cái dùng lực ấn vào huyệt Hợp Cốc và day nhẹ. Khi lòng bàn tay ra mồ hôi là được.

=> Khi kết hợp ấn cả 2 huyệt Nội Quan và Hợp Cốc sẽ khiến tạng phủ thông suốt, trong khoảng khắc sẽ khiến âm dương cân bằng, xua tan cảm giác khó chịu.

Chú ý:

Khi day ngón cái cần dùng lực, thường dùng chỗ tiếp giáp phần giữa móng tay và phần thịt để day. Khi đó trạng thái bồn nôn và nhức đầu sẽ được loại bỏ. Có người có hiện tượng toát mồ hôi và buồn ngủ, đó là chuyện bình thường. Khi đó bạn chỉ cần dựa lưng vào ghế, cảm giác khó chịu sẽ dần thuyên giảm.

Theo La Giang/Suckhoegiadinh.com.vn