Cerecaps chứa các dược liệu có tác dụng hoạt huyết mạnh, giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện hiệu quả tình trạng của anh. Tôi hay bị nhức đầu, mất ngủ, ngủ hay mơ. Công việc của tôi cũng khá bận rộn. Đi khám bác sĩ kết luận tôi bị suy nhược thần kinh. Xin hỏi tình trạng của tôi là như thế nào và điều trị ra sao? – Anh Thanh (43 tuổi, Thủ đức, Hồ Chí Minh). Ảnh minh họa.
Trả lời:
Công việc của anh bận rộn với nhiều việc phải suy nghĩ khiến lưu lượng máu lên não không được cung cấp đầy đủ dẫn đến tình trạng thiếu máu não gây nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, thần kinh căng thẳng. Anh nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Bên cạnh đó anh cần dùng các sản phẩm dưỡng não để điều trị tận gốc tình trạng thiếu máu lên não gây suy nhược thần kinh. Cerecaps chứa các dược liệu có tác dụng hoạt huyết mạnh, giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện hiệu quả tình trạng của anh.
Theo Kienthuc.net.vn
The post Điều trị bệnh suy nhược thần kinh thế nào? appeared first on Tin Sức Khỏe.
Tôi năm nay 32 tuổi, mấy tháng nay bị mất ngủ, khi ngủ hay nằm mơ, lúc tỉnh dậy thường đau đầu. Do không ngủ được nên ban ngày làm việc không hiệu quả. Tôi đã đi khám được chẩn đoán suy nhược thần kinh và đã uống nhiều thuốc cả Đông y và Tây y nhưng cứ ngừng thuốc lại mất ngủ. Xin quí báo cho tôi lời khuyên?
Nguyễn Thị Phượng (Quảng Ninh)
Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn thần kinh chức năng khá phổ biến. Suy nhược thần kinh chiếm tỷ lệ 6 – 7% dân số. Triệu chứng bao gồm: nhức đầu, mất ngủ, hay quên, tính tình thay đổi, năng suất lao động và kết quả học tập giảm sút rõ rệt. Nguyên nhân gây bệnh là tình trạng stress, sự căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có những biến đổi, do nhiều yếu tố tác động liên tục và thường xuyên. Bệnh có thể chữa khỏi, nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tìm ra nguyên nhân gây stress. Việc điều trị không chỉ là dùng thuốc ngủ mà có khi cần phối hợp điều trị bởi bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý. Do vậy, bạn nên đến tư vấn bởi một chuyên gia tâm lý để giãi bày tâm sự, giải tỏa lo âu, stress… và khám thêm bác sĩ chuyên khoa tâm thần để có chỉ định dùng thuốc giải lo âu, thuốc ngủ… Ngoài ra, bạn cần bố trí công việc thật khoa học để có thời gian nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Nên tập các môn như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, tập thở, ngồi thiền… tạo cho mình một cuộc sống thoải mái, giải tỏa những căng thẳng. Chế độ ăn uống cũng cần cân bằng và hợp lý, hằng ngày nên ăn ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya, không uống nước trà đặc và cà phê vào buổi chiều tối… có như vậy mới cải thiện được chứng mất ngủ.
Bệnh Suy Nhược Thần kinh và Thuốc điều trị Suy Nhược Thần kinh (SNTK) là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra quá tải và suy nhược làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghĩ ngơi của cơ thể.
Là trạng thái rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do mất thăng bằng tạm thời trung tâm hoạt động cao cấp bởi các tác nhân tinh thần gây ra. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Triệu chứng bệnh thường thay đổi, những triệu chứng chính thường là mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém trí nhớ, lo buồn.
– Các triệu chứng khác thường do rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, như đánh trống ngực, thở nông, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, chóng mặt, ù tai… Nếu bệnh nhân có những triệu chứng kể trên, dù không phát hiện được một biểu hiện bệnh lý thực thể nào khi khám bệnh, vẫn có thể chẩn đoán được là Suy NhượcThần kinh
Biểu hiện lâm sàng Suy Nhược Thần kinhchủ yếu là các triệu chứng chủ quan của người bệnh xuất hiện sau những chấn thương tâm lý và một số bệnh nội khoa. Các dấu hiệu sớm thường là nhanh mệt mỏi, khó tập trung vào công việc, ăn kém ngon, ngủ không sâu giấc. Đến giai đoạn điển hình Suy Nhược Thần kinh có các triệu chứng sau:– Bệnh nhân thường kêu ca phàn nàn, mệt mỏi, dai dẳng tăng lên sau một cố gắng trí óc hoặc một cố gắng tối thiểu về thể lực. Tự nhiên đau mỏi cơ bắp, khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả thấp.
– Bệnh nhân kém kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, dễ kích thích, nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Khi có ý định làm việc gì bệnh nhân muốn nôn nóng làm ngay nhưng khó làm, lại mau chán, mệt mỏi hay bỏ cuộc. – Mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không say, hay có mộng, dễ đánh thức và khó ngủ lại, đôi khi mất ngủ trắng đêm, nếu mất ngủ kéo dài thấy quầng mắt bị thâm, sáng dậy bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngáp vặt. – Giảm trí nhớ: bệnh nhân giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa nhưng đặc biệt là trí nhớ gần, học hành sút kém và khó tiếp thu cái mới.
– Bệnh nhân dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm. – Đau đầu: bệnh nhân đau âm ỉ lan tỏa toàn bộ đầu, có cảm giác như đội mũ, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng váng. – Rối loạn Thần kinh thực vật như hay hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, khó thở, toát mồ hôi, có từng cơn nóng bừng hay lạnh toát, run chân tay, run mi mắt, giảm hoạt động tình dục, di mộng tinh ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Các triệu chứng trên kéo dài có tính dai dẳng, hay tái phát, nghỉ ngơi thư giãn hồi phục ít hay không hồi phục.
Khi thấy các triệu chứng trên bệnh nhân cần đến phòng khám chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm tìm và chữa các bệnh lý nội ngoại khoa gây hội chứng Suy Nhược Thần kinh. Nếu bệnh do căn nguyên tâm lý gây nên thì phải có biện pháp giải quyết và loại trừ căn nguyên tâm lý, tuỳ kinh nghiệm của bác sĩ và điều kiện của bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp phù hợp. Thuốc điều trị Bệnh Suy Nhược Thần kinh.Các thuốc tác động lên cơ chế sinh bệnh như các thuốc có tác dụng lên quá trình hưng phấn hệ thần kinh: sulbutiamine (arcalion) hoặc asthenal uống sau ăn sáng. Nếu uống vào buổi trưa hoặc tối có thể gây mất ngủ, nếu uống vào lúc đói có thể gây cồn cào, khó chịu vùng thượng vị.
. Các thuốc hay được các bác sĩ khuyên dùng là:
– Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não: piracetam, ginkgo biloba…
– Các vitamin: đừng quan niệm vitamin là các thuốc bổ mà sử dụng tùy tiện. Đây là nhóm thuốc cung cấp các yếu tố vi lượng, có tác dụng tới quá trình chuyển hoá của cơ thể đồng thời nó cũng có tác dụng phụ không tốt nếu ta dùng quá liều và không đúng chỉ định.
– Các thuốc y học cổ truyền: tâm sen, lá vông, lạc tiên, củ bình vôi (rotunda),…
– Thuốc an thần, trấn tĩnh: nên dùng các thuốc có tác dụng an thần nhẹ, trấn tĩnh. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường gây quen thuốc nên sử dụng cần thận trọng.
– Thuốc giảm đau: hay dùng là các dẫn chất của paracetamol: các thuốc này có đặc điểm là tác dụng nhanh nhưng bất lợi là độc với gan nếu dùng liều cao và thường xuyên. Khi sử dụng nên dùng xa bữa ăn, uống với nhiều nước. Bộ 02 sản phẩm điều trị hiệu quả nhất cho Bệnh Suy Nhược Thần kinh gồm : -Golden Valley SOD:
Được bào chế từ công nghệ phân hủy emzyme hiện đại được coi là quý nhất trong điều trị một số bệnh:
– giúp ức chế khối u, bảo vệ tế bào gan, tăng cường hoạt động não bộ trong những di chứng Tai biến mạch máu não, tăng trí nhớ và sự minh mẫn, điều hòa hoạt động thức ngủ, chống stress, tăng cường hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào, cải thiện tuần hoàn, chống lão hóa
Những tác dụng của Golden Valley SOD tea thể hiện rất rõ ở những người suy nhược, rối loạn chức năng cơ thể, người cao tuổi. Vì không chỉ ổn định huyết áp,Golden Valley SOD còn làm giảm mỡ máu, điều hòa đường huyết, gia tăng thể lực và trí lực, cải thiện tình trạng mất ngủ, một số rối loạn thần kinh, rối loạn sắc tố da, rụng tóc ở người cao tuổi. -Ginkovita :
Tác dụng của Ginkovita :
1. Bồi bổ sức khỏe toàn diện, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, điều hòa quá trình trao đổi chất, giải độc tố
2. Tăng cường chức năng gan, thận, tiền liệt tuyến.
3-Suy tuần hoàn não .Rối Loạn Tuần Hoàn Não và các biểu hiện chức năng chóng mặt ,nhức đầu ,giảm trí nhớ ,giảm khả năng nhận thức .rối loạn vận động ,rối loạn cảm xúc
4-Di chứng Tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não
5-Rối loạn thần kinh cảm giác,tuần hoàn ở mắt ,tai ,mũi ,họng
6-Hỗ trợ giúp tăng vững bền thành mạch ngoại vi ,Cải thiện hội chứng Raynaud tê lạnh và tím tái đầu chi ,bệnh động mạch chi dưới, điều hoà huyết áp
7-Phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer
8-Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Điều trị tăng cường :bô xung thêm Neurozan plus có tác dụng bổ não ,dưỡng não Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697 Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610 Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/ Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai – HBT – HN SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC
Suy nhược thần kinh là tên gọi dân dã, trong y học còn gọi là tâm căn suy nhược và chứng bệnh này có liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm.
Dấu hiệu thường gặp nhất của suy nhược thần kinh là mệt mỏi: vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó đi vào giấc ngủ; nhức đầu, mất ngủ, hay quên, tính tình thay đổi, năng suất công tác và học tập bị giảm sút rõ rệt; tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón… khiến người bệnh hoài nghi có bệnh nặng trong cơ thể, nhưng khi kiểm tra sức khỏe không phát hiện gì nghiêm trọng.
Suy nhược thần kinh có thể chữa khỏi nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và tìm ra nguyên nhân gây stress. Việc điều trị bao gồm tâm lý, thể dục và thuốc men. Trường hợp của bố anh cần được tư vấn bởi chuyên gia tâm lý để ông có thể tâm sự, giải tỏa lo âu và đặc biệt nên khám thêm bác sĩ tâm thần để có chỉ định dùng thuốc.
Ngoài ra, cần động viên người bệnh tập thể dục bằng phương pháp đi bộ và tham gia tập thể dục dưỡng sinh, luyện thở, ngồi thiền, yoga dưới sự hướng dẫn ban đầu của các chuyên gia; Cố gắng tạo cho ông một cuộc sống thoải mái, tham gia các hoạt động lành mạnh như đi du lịch cùng gia đình, thăm hỏi bạn bè. Chú ý tránh dùng các chất kích thích có thể gây mất ngủ như cà phê, chè đặc, thuốc lá…
Suy nhược thần kinh có phải là một biểu hiện của tâm thần nhẹ không, thưa bác sĩ? Những ai hay bị bệnh này? Bệnh chữa khỏi được không. – Vũ Hải Dương (Thanh Hóa)
Suy nhược thần kinh là trạng thái rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do mất thăng bằng tạm thời trung tâm hoạt động cao cấp bởi các tác nhân tinh thần gây ra. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh nhân bị suy nhược thần kinh thường có các biểu hiện chính như sau: mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém trí nhớ, lo buồn.
Bên cạnh đấy là các triệu chứng khác thường do rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật như đánh trống ngực, thở nông, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, chóng mặt, ù tai… Nếu bệnh nhân có những triệu chứng kể trên, dù không phát hiện được một biểu hiện bệnh lý thực thể nào khi khám bệnh, vẫn có thể chẩn đoán được là suy nhược thần kinh.
Nếu không được điều trị sớm, để bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh suy nhược thần kinh như: mệt mỏi, kém kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, dễ kích thích, nóng nảy, cáu gắt, dễ xúc động, ngủ không say, giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa… Khi nghi ngờ bị suy nhược thần kinh hoặc thấy có nhiều biểu hiện như đã nêu trên, bạn cần đi khám chuyên khoa tâm thần, chuyên khoa thần kinh càng sớm càng tốt.
Bố tôi 65 tuổi, mấy ngày nay ông kêu khó ngủ, người mệt mỏi, đau đầu.
Có phải bố tôi mắc chứng suy nhược thần kinh không BS ơi? – Trung Nguyên – Thuận An, Bình Dương
Trả lời:
Chào bạn,
Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh là mệt mỏi, trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó đi vào giấc ngủ.
Mất ngủ do suy nhược thần kinh thì thời gian ngủ ban đêm không hẳn là ít, nhưng ban ngày bệnh nhân thường mệt mỏi và ngủ gật; muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được, dùng thuốc an thần không cho kết quả hoặc kết quả không đáng kể.
Nguyên nhân của suy nhược thần kinh là các áp lực tinh thần, vì vậy muốn khỏi bệnh cần phải giải quyết vấn đề tinh thần trước.
Để biết chính xác hơn tình hình bệnh của bố, bạn nên đưa bố đến khám tại khoa tâm thần của bệnh viện để được BS tư vấn điều trị thích hợp.
Suy nhược thần kinh là một hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên.
Gần đây tôi thường có cảm giác mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, trí nhớ kém… Tôi đã đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là suy nhược thần kinh. Xin hỏi quý báo, suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể có giống nhau không? – Lê Hoài Bắc (Hà Nam)
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể là hai tên gọi chung chung thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên hai thuật ngữ này cần được hiểu đúng để khám bệnh sớm đúng chuyên khoa. Suy nhược thần kinh là một hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên.
Đây là tên gọi chung được chẩn đoán sau khi không đủ những triệu chứng chủ yếu để xác định các bệnh rối loạn thần kinh khác như: lo âu, ám ảnh sợ, xung động ám ảnh (cơn ám ảnh sợ quá mức), các phản ứng với tình trạng stress …
Còn bệnh suy nhược cơ thể là chứng bệnh thường gặp ở những người có sức khỏe bị suy giảm trong một thời gian dài, có thể yếu hơn trước do quá trình dinh dưỡng kém, do mắc các bệnh mạn tính, hoặc mới bắt đầu khôi phục sau khi mắc các bệnh cấp tính nặng. Triệu chứng thường gặp khi bị suy nhược cơ thể là: người mệt mỏi, hay hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, làm việc kém hiệu quả, nhanh mệt, ăn kém, ngủ kém… Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh là mệt mỏi, nghi ngờ mình có bệnh, mất ngủ… Cả hai bệnh lý này đều cần được thăm khám kỹ càng và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Suy nhược thần kinh là một bệnh do mất điều tiết chức năng của thần kinh đại não mà tạo thành suy giảm chức năng tinh thần và hoạt động thân thể. Suy nhược thần kinh biểu hiện trên lâm sàng: Tinh thần mệt mỏi, mẫn cảm đối với kích thích bên trong và bên ngoài, dao động tình cảm, thiếu tính kiên nhẫn, mất ngủ, hay mơ, trở ngại tâm sinh lý…
Ngoài việc dùng thuốc, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.
Canh thịt gà.
Canh nấm đầu khỉ, thịt gà: Thịt gà 300g, nấm đầu khỉ 100g. Thịt gà thái thành miếng, nấm đầu khỉ rửa sạch cắt miếng mỏng, nấu thành canh, cho gia vị vào là ăn được, ăn liên tục trong mấy ngày.
Thịt gà có hàm lượng protein phong phú, cơ thể dễ hấp thu. Nấm đầu khỉ có chứa nhiều axit amin và vitamin, nhiều hoạt chất sinh học có thể trị chứng rối loạn thần kinh chức năng, cơ thể suy nhược.
Táo đỏ, câu kỷ tử nấu trứng gà: Táo đỏ 7 quả, câu kỷ tử 20g, trứng gà 2 quả. Cùng nấu 3 nguyên liệu trên với nhau, khi trứng chín bỏ vỏ rồi đun thêm một lúc, ăn trứng uống canh, ăn liên tục. Tác dụng kiện não ích khí, thích hợp với người bị mất ngủ, hay quên do suy nhược thần kinh.
Dâu tươi đường kính: Quả dâu tươi 1kg, đường trắng 1kg. Quả dâu rửa sạch, để ráo nước. Cho vào nồi, cho thêm 1,5 lít nước đun sôi trong 30 phút. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi cho đường vào. Đun nhỏ lửa, khuấy liên tục cho tới khi tạo thành khối dẻo. Mỗi ngày ăn 2 lần sáng tối, mỗi lần 30g (2 thìa).
Canh hạt sen, tim lợn: Hạt sen 40g, tim lợn 1 quả, bá tử nhân 20g, gia vị vừa đủ. Rửa sạch tim lợn, thái thành miếng cùng với hạt sen, bá tử nhân cho vào trong nồi cho 1 lít nước vào nấu, đợi khi hạt sen chín nhừ thì cho gia vị, quấy đều để ăn. Tác dụng dưỡng tâm an thần, ích khí định tĩnh. Thích hợp cho chứng suy nhược tâm khí, tâm thần bất an, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ra mồ hôi…
Kim anh tử có vị hơi ngọt, chát, tính bình; công dụng chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái dầm, suy nhược thần kinh…
Kim anh tử hay còn được gọi là kim anh, thích lê tử, đường quán tử. Người Tày gọi là mác nam coi. Là loại cây nhỏ mọc thành bụi.
Thân cành có gai, lá kép, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt. Mùa hoa quả: vào tháng 3 – 6; Quả vào tháng 7 – 9.
Bộ phận được dùng làm thuốc là quả giả (đế hoa lõm biến thành) bổ dọc, hình bầu dục, dài 2 – 4 cm, rộng 0,3 – 1,2 cm. Mép cắt thường quăn gập lại.
Mặt ngoài hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài, nhị và nhụy. Đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Cây mọc hoang ở vùng núi thấp ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn… và thường được trồng làm hàng rào. Kim anh tử thường được thu hái vào tháng 10 – 11, khi quả chín tới biến thành màu đỏ, phơi khô, loại bỏ gai cứng.
Theo y học cổ truyền, kim anh tử có vị hơi ngọt, chát, tính bình; có công dụng chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái rắt, đái dầm, suy nhược thần kinh…
Bài 1:
Chữa di mộng hoạt tinh, lưng gối mỏi đau: Quả kim anh 20g, củ sung 16g, cẩu tích 16g. Rửa sạch, cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước đun nhỏ lửa còn 150ml. ngày một thang, chia 2 lần, mỗi liệu trình 5-10 ngày.
Bài 2:
Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Với thể chất yếu ớt, dễ mệt mỏi, đái dầm thường xuyên, nước tiểu trong, da nhợt, tay chân lạnh, lưng đau gối mỏi, trí lực kém, hay quên: Kim anh tử 20g, khiếm thực 50g, đường trắng vừa đủ. Kim anh tử sắc kỹ lấy chừng 100ml dịch chiết rồi cho khiếm thực vào nấu thành cháo, chế thêm đường, chia ăn 2 lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10-15 ngày.
Bài 3:
Chữa suy nhược thần kinh: Kim anh 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Hai vị kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ, cho vào một túi nhỏ cùng với tua sen.
Tất cả cho vào nồi thêm 2000ml nước đun nhỏ lửa còn 1000ml. Lọc lấy nước cốt bỏ riêng. Sau đó thêm 1000ml nước đun nhỏ lửa còn 500ml. Lọc lấy nước, trộn đều 2 loại nước với nhau thêm đường đun nhỏ lửa còn 1000ml. Để nguội, thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm. Mỗi ngày chia 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.
Bài 4:
Chữa tiểu són, tiểu rắt: Kim anh 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Đau nửa đầu thường gặp ở người trung tuổi và thường có 3 dạng chính: Đau thông thường; Đau nửa đầu và đau do suy nhược thần kinh hoặc nguyên nhân của căn bệnh nào đó.
Người đau nửa đầu thường có tính chu kỳ và gia đình. Nếu bệnh nhân cứ thấy 2 – 3 tháng đau một lần với các triệu chứng: Đau thon thót như mạch đập, sợ ánh sáng, tiếng động, buồn nôn, cơn đau kéo dài từ sáng đến 3 ngày thì cần theo dõi và tới cơ sở y tế sớm.
Nếu trong cặp vợ chồng có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ đau đầu là 40%, nếu có cả bố và mẹ bị thì 70% con mắc phải.
Thậm chí người bệnh đau kéo dài, cứng hàm không nói được, chân tay tê mỏi. Bệnh nhân thường thấy cơn đau này xuất hiện vào những ngày nóng nực hoặc những lúc căng thẳng, thay đổi thời tiết hay sử dụng rượu bia quá mức. Hiện tại bệnh đau nửa đầu chưa biết rõ nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân chính là yếu tố gen.
Nếu trong cặp vợ chồng có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ đau đầu là 40%, nếu có cả bố và mẹ bị thì 70% con mắc phải. Khi bệnh nhân đang đau thì có thể thực hiện các động tác day 3 huyệt: Bách hội (giữa đỉnh đầu), huyệt thái dương (hai bên đuôi mắt) và phong trì (sau gáy). Người bệnh dùng đá cho vào túi nilon, bọc một chiếc khăn chườm lên đầu.
Để phòng bệnh, mọi người không sinh hoạt tự do quá, thức khuya, dùng chất kích thích hay ngủ ít, ngủ nhiều quá, tinh thần thư thái. Nên tập khí công dưỡng sinh rất tốt cho sức khoẻ. Nếu điều trị thuốc 3 tháng liên tục không giảm cần tới gặp bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời.