Lưu trữ cho từ khóa: mất ngủ

Sự khác biệt giữa mất ngủ ở người trẻ và người già?

Thường thì càng cao tuổi càng dễ mất ngủ do những sang chấn tâm lý hay gặp ở tuổi già, hormon melatonin giảm…

Tôi thấy người già hay mất ngủ đã đành. Đằng này, nhiều người trẻ cũng than mất ngủ. Tại sao lại như vậy? Xin cho biết sự khác biệt giữa mất ngủ ở người trẻ và người già?Trần Đình Tuấn (Vinh, Nghệ An).

su-khac-biet-giua-mat-ngu-o-nguoi-tre-va-nguoi-gia

Ảnh minh họa.

BS Trịnh Bích Huyền

, Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội:

Thường thì càng cao tuổi càng dễ mất ngủ do những sang chấn tâm lý hay gặp ở tuổi già, hormon melatonin giảm… Người trẻ cũng có thể mất ngủ do những nguyên nhân như stress, căng thẳng tâm lý, lo âu, trầm cảm… Một số người đang điều trị bệnh bằng thuốc cũng có thể bị mất ngủ từ tác dụng phụ của thuốc (như thuốc coticoid, thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc hor mon tuyến giáp, hoặc thuốc chữa cảm cúm).

Những người bị mất ngủ do thuốc thì chỉ cần dừng thuốc là ngủ được. Vì vậy, khi đang điều trị bằng thuốc, hãy tìm hiểu kỹ về tác dụng phụ. Nếu gặp mất ngủ, hãy trao đổi điều này với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc đổi thuốc hoặc giảm liều. Ngoài ra, dù là người trẻ hay già, khi bị mất ngủ, nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa sức khoẻ tâm thần để tư vấn, điều trị.

Theo Kienthuc.net.vn

Những hệ lụy bất ngờ do ngủ không đúng cách gây ra

Ngủ không đúng cách sẽ có thể khiến bạn đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe như tăng nguy cơ ung thư, vô sinh, phá hủy tế bào não.

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với con người. Ngủ đúng cách sẽ giúp bạn khỏe mạnh. Ngược lại, ngủ không đúng cách sẽ có thể khiến bạn đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe như tăng nguy cơ ung thư, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ vô sinh, phá hủy tế bào não…

Dưới đây là những hệ lụy bất ngờ do ngủ không đúng cách gây ra.

1. Ngủ ít hoặc ngủ không ngon giấc tăng nguy cơ ung thư

Người trưởng thành cần ngủ ít nhất 6-7 tiếng/ngày, có như vậy cơ thể mới lấy lại được năng lượng và tái tạo các tế bào hư hại. Trong lúc ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra nội tiết tố melatonin để hồi phục cơ thể, giảm sự căng thẳng thần kinh…

Nếu thiếu ngủ, lượng melatonin trong cơ thể bị giảm đi đáng kể và khiến cho hệ miễn dịch không thể bảo vệ tốt cơ thể. Tạp chí về ung thư của Anh cũng đã nhận định thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.

Ngoài ra, những yếu tố khác ảnh hưởng đến giấc ngủ như để đèn ngủ, ngủ trong tiếng ồn… cũng có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc và tăng nguy cơ ung thư.

Ngáy to có liên quan mật thiết đến việc ngưng thở khi ngủ. Trong khi đó, tình trạng ngừng cung cấp oxy cho cơ thể dù không gây tử vong tức thời nhưng sẽ làm giảm mức độ oxy trong máu; góp phần thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu nuôi dưỡng khối u phát triển nhanh hơn so với thông thường. Đồng thời, nó cũng làm tăng khả năng cho các tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác.

Cụ thể khi nghỉ ngơi dưới ánh sáng, lượng melatonin được tiết ra giảm tới 73,5% so với việc ngủ trong bóng tối. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ức chế hoàn toàn lượng hormone có lợi của cơ thể.

nhung-he-luy-bat-ngo-do-ngu-khong-dung-cach-gay-ra

Ảnh minh họa

2. Ngủ quá ít làm suy giảm hệ miễn dịch

Các chuyên gia sức khỏe tin rằng cách tốt nhất để vượt qua được bệnh tật là ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đầy đủ vì ngủ thực sự có thể giúp phục hồi bệnh nhanh hơn bằng cách tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng nên có khả năng phòng bệnh.

Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Sleep của Anh tin rằng, thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc có thể gây ra những gián đoạn trong hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó kéo theo hậu quả là cơ thể con người dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và mắc bệnh. Nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy những ai chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm trong một tuần liền thì số kháng thể chống lại bệnh cúm giảm đi một nửa.

Hơn thế, hiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch và các chứng viêm.

3. Ngủ không ngon giấc tăng nguy cơ vô sinh

Sự thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể cản trở việc thụ thai của một số cặp vợ chồng.

Khi phụ nữ không được ngủ đủ giấc, mức độ leptin giảm, dẫn đến sự ức chế rụng trứng, từ đó gây ra vấn đề sinh sản. Trong trường hợp mức độ leptin không đủ thì buồng trứng không hoạt động đúng và gây khó khăn trong việc mang thai. Progesterone, hormone kích thích nang (FSH) và estrogen là một số trong các kích thích tố khác liên quan đến thai kỳ cũng giảm do thiếu ngủ.

nhung-he-luy-bat-ngo-do-ngu-khong-dung-cach-gay-ra

Ảnh minh họa

4. Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ và phá hủy tế bào não

Một nghiên cứu của Đại học Dược và Sở Nghiên cứu Y khoa tại Trung tâm y tế Chi-Mei, Đài Loan được công bố trên Tạp chí Đột quỵ của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết nguy cơ đột quỵ xảy ra cao nhất đối với những người trẻ tuổi bị mất ngủ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong suốt thời gian theo dõi, 583 người bị mất ngủ đã phải nhập viện do đột quỵ. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những người bị mất ngủ và bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người không bị tiểu đường.

Một nghiên cứu khác do một nhóm nhà khoa học ĐH Y Pennsylvania (Mỹ) thực hiện cho thấy mất ngủ có thể phá hủy các tế bào não.

Giáo sư Sigrid Veasey từ Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ và Nhịp sinh học thần kinh phát biểu: “Hiện chúng ta đã có trong tay bằng chứng cho thấy mất ngủ gây ra những thương tổn không thể đảo ngược. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng vì thử nghiệm trên động vật đơn giản hơn so với nghiên cứu ở người”.

Theo TTVN.vn

Biểu hiện của stress là gì?

Mất ngủ, hay quên, khả năng tập trung kém… là một trong những biểu hiện của stress.

Biểu hiện của stress là gì? Mất ngủ, hay quên, khả năng tập trung kém có phải là triệu chứng của stress không? Hoàng Thu Hường (Yên Bái).

bieu-hien-cua-stress-la-gi

Ảnh minh họa.

BS Trịnh Bích Huyền

, Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội:

Mất ngủ, hay quên, khả năng tập trung kém… là một trong những biểu hiện của stress.

Ngoài ra, stress còn có những triệu chứng khác như sự thích ứng kém; nhìn sự việc xảy đến với mình theo hướng tiêu cực; hay lo lắng, căng thẳng; cảm giác buồn chán, không bao giờ cảm thấy hạnh phúc; dễ nổi cáu, không thể thư giãn; cảm giác cô đơn, đau đầu; táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng; buồn nôn, chóng mặt; đau ngực, nhịp tim đập nhanh; mất ham muốn tình dục; thường cảm thấy lạnh trong người.

Người bị stress cũng có thể ăn nhiều hoặc ăn rất ít, ngủ rất nhiều (ngủ vùi cả ngày), xa lánh người khác, làm việc thiếu trách nhiệm, sử dụng các chất kích thích (hút thuốc lá, uống rượu)… Người bị stress cần tự điều chỉnh lại bản thân để rời xa stress, hoặc tìm đến bạn bè, người thân, bác sĩ tâm lý để được tư vấn.

Theo Kienthuc.net.vn

Những tác động ít ai biết của việc thiếu ngủ

Hình thành ký ức giả, có xu hướng nóng tính, kích động trong công việc, giảm chất lượng tinh trùng, lơ mơ, nhìn thấy phụ nữ nào cũng lung linh… là những tác động ít ai biết của việc thiếu ngủ.

nhung-tac-dong-it-ai-biet-cua-viec-thieu-ngu

Ký ức giả

Một nghiên cứu từ Trường ĐH California tại Irvine (Mỹ) cho thấy mất ngủ làm tăng nguy cơ hình thành ký ức giả.

Theo đó, sau một đêm không ngủ, nhiều người tham gia thí nghiệm đã có dấu hiệu xuất hiện ký ức giả. Buổi sáng, họ được cho xem những hình ảnh và chi tiết giả. Sau một đêm thiếu ngủ, họ đã vô tình sáp nhập những ký ức giả mà sáng hôm đó được cho xem với những ký ức thật của mình.

Theo nhà nghiên cứu Steven Frenda, một phần “mã hoá” bộ nhớ của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Vì vậy, nếu thiếu ngủ, những hình ảnh và trải nghiệm dễ bị biến dạng sau một thời gian.

Kích động trong công việc

Thiếu ngủ, bạn có xu hướng nóng tính hơn trong công việc. Từ đó dẫn đến một số hành vi bất tuân trong văn phòng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những y tá ngủ ít hơn 6 giờ vào tối hôm trước có nhiều nguy cơ tham gia vào các hành vi lệch lạc trong công việc hơn, như làm lộ thông tin bí mật, cố ý làm chậm tiến trình công việc, gây tổn thương, nói xấu đồng nghiệp, làm việc riêng nhiều trong giờ làm… Nguyên nhân là do thiếu ngủ sẽ làm suy yếu khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của bạn.

nhung-tac-dong-it-ai-biet-cua-viec-thieu-ngu

Giảm chất lượng và số lượng tinh trùng

Những người đàn ông rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hoặc thiếu ngủ thường xuyên có lượng tinh trùng thấp hơn trung bình khoảng 25%. Thiếu ngủ còn làm giảm chất lượng tinh trùng. Nguyên nhân là do giấc ngủ có ảnh hưởng đến lượng testosterone của phái mạnh, từ đó gây tác động đến chất lượng cũng như số lượng tinh trùng.

Hiệu ứng “Beer goggles”

“Beer goggles” là hiệu ứng cảm thấy người khác giới đẹp và thu hút hơn khi đang trong trạng thái say. Theo nghiên cứu của Trường Cao đẳng Hendrix (Mỹ), bạn không cần say vẫn có thể trải nghiệm hiệu ứng “Beer goggles”.

Khi người đàn ông bị thiếu ngủ, họ cũng đánh giá hình ảnh phụ nữ hấp dẫn hơn so với khi đã ngủ đủ giấc. Hơn nữa, họ còn tiết lộ có ham muốn tình dục cao hơn khi mất ngủ.

Theo nld.com.vn

Thực phẩm gây chứng mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc – hay thức dậy, khiến bạn thấy mệt mỏi khi tỉnh dậy. Tình trạng mất ngủ thường gặp chủ yếu ở người có tuổi, những người mệt mỏi, đầu óc căng thẳng… Mặc dù mất ngủ được coi là một bệnh không nghiêm trọng nhưng nó cũng gây không ít ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và đời sống của bạn.

Có nhiều nguyên nhân góp phần gây ra chứng mất ngủ, ví dụ như thói quen sinh hoạt, thay đổi môi trường sống, thay đổi của cơ thể… Các loại thực phẩm chúng ta ăn cũng góp phần gây ra chứng mất ngủ ở một cấp độ nào đó.

Nếu bạn bị mất ngủ mà chưa rõ nguyên nhân, trước tiên hãy tránh các loại thực phẩm sau để xem tình hình có được cải thiện hay không.

1. Đồ uống có caffeine

matngu2

Đồ uống có caffeine như cà phê, trà, cola… được coi là các chất kích thích. Khi tiêu thụ các thực phẩm này, chất caffeine ngấm vào máu trong cơ thể và kích thích hệ thần kinh khiến bạn tỉnh táo hơn. Vì vậy, nếu muốn tỉnh táo vào ban ngày, bạn có thể uống các thức uống này nhưng để tránh mất ngủ về đêm, tránh uống chúng.

2. Pho mát

Pho mát có chứa rất nhiều tyrosine – một axit amin được sử dụng để sản xuất dopamine. Dopamine đóng một vai trò rất quan trọng trong não. Nó làm cho bộ não hoạt động nhiều hơn và gây khó khăn để đi vào giấc ngủ.

3. Thức ăn cay

matngu1

Ăn thức ăn cay quá nhiều có thể dẫn đến sự khó chịu đường tiêu hóa – đây là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh mất ngủ. Nếu bạn đang bị trào ngược axit, bạn càng không nên ăn thức ăn cay vào ban đêm để tránh sự khó chịu trong dạ dày.

4. Thịt chế biến

Một số loại thịt chế biến như xúc xích, thịt hun khói, thịt đóng hộp… có chứa tyrosine – một chất làm tăng hoạt động não bộ vào ban đêm khiến cho não khó điều chỉnh cơ thể đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, thịt chế biến là những món ăn không lành mạnh nếu ăn nhiều có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh ăn các thực phẩm này để hạn chế những rắc rối cho dạ dày và giấc ngủ.

5. Thực phẩm có đường

matngu

Thực phẩm có đường như bánh ngọt, sôcôla và các loại bánh kẹo có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên. Điều này có thể tăng năng lượng cho bạn nhưng lượng đường trong cơ thể quá cao lại khiến cơ thể phải hoạt động nhiều để chuyển hóa chúng, não cũng phải hoạt động liên tục. Khi toàn bộ cơ quan trong cơ thể không được “nghỉ ngơi” thì bạn cũng khó đi vào giấc ngủ.

6. Thực phẩm có lượng protein cao

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao sẽ khiến cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa và do đó nó có thể phá vỡ giấc ngủ chu trình giấc ngủ của bạn.

Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu protein thường phát hành ra các axit amin đưa vào máu. Khi lượng axit amin này tăng, chúng nhanh chóng được sử dụng để sản xuất dopamine – chất dẫn truyền thần kinh khiến cho bộ não hoạt động liên tục, gây ra tình trạng mất ngủ.

7. Thực phẩm nhiều dầu, mỡ

Nếu ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đặc biệt ăn vào buổi tối, gần giờ đi ngủ, bạn sẽ bắt dạ dày, đường ruột, gan và tuyến tụy phải làm việc căng thẳng hơn về đêm trong khi lẽ ra các cơ quan này phải được nghỉ ngơi. Điều này kích thích thần kinh trung ương, làm cho cơ thể bạn luôn trong trạng thái làm việc, dẫn đến mất ngủ.

Theo ttvn.vn

Những lý do không nên để điện thoại bên mình khi ngủ

 Theo một cuộc khảo sát mới đây, 44% số người cho biết họ luôn để điện thoại trên giường khi ngủ để không bỏ lỡ bất kỳ cuộc gọi quan trọng nào. Cái tiện lợi chỉ có thế, nhưng điều nguy hại cho sức khỏe của bạn thì không lường trước được.
Dười đây là những lý do bạn không nên để điện thoại bên mình khi ngủ:
nhung-ly-do-khong-nen-de-dien-thoai-ben-minh-khi-ngu

Bạn đang đặt gối của mình trên cục than

Một thiếu nữ ở Texas (Mỹ) mới đây đã bị đánh thức với mùi khét lẹt xuất hiện trong phòng ngủ. Nguyên nhân là chiếc điện thoại đặt dưới gối đã tan chảy một phần và cháy xém lan ra cả tấm đệm. Hãng điện thoại cho rằng nguyên nhân gây ra vụ cháy là pin thay thế không tương thích. Tài liệu hướng dẫn sử dụng điện thoại đã cảnh báo không nên sử dụng pin và bộ sạc thay thế không tương thích với điện thoại của hãng. Theo đó, các nhà sản xuất cũng cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn nếu người dùng để điện thoại dưới gối hoặc các vật dụng dày khác. Vì vậy, bạn nên sử dụng phụ kiện chính hãng đính kèm ban đầu và không đặt điện thoại di động trên giường.

Điện thoại có thể khiến bạn mất ngủ

Điện thoại, máy tính bảng, ti vi và những thiết bị khác có màn hình LED… phát ra thứ gọi là ánh sáng xanh. Một số nghiên cứu cho thấy thứ ánh sáng này có thể ức chế việc sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của chúng ta. Các nhà khoa học lý giải có thể ánh sáng màu xanh có bước sóng giống ánh sáng ban ngày nên cơ thể bị đánh lừa, nghĩ bất cứ thời điểm nào cũng là ban ngày. Để tránh mất ngủ, bạn cần tắt tất cả các thiết bị điện tử 2 giờ trước khi lên giường. Tốt nhất, bạn nên để điện thoại và laptop ở căn phòng khác phòng ngủ.
nhung-ly-do-khong-nen-de-dien-thoai-ben-minh-khi-ngu

Chưa lường trước rủi ro về sức khỏe

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh về việc sử dụng điện thoại có thể gây ung thư và mối liên quan này vẫn đang còn là nghi vấn. Thực tế, điện thoại di động phát ra lượng nhỏ bức xạ điện ở mức độ có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo việc sử dụng điện thoại thường xuyên sẽ sản sinh chất gây ung thư ở người, đặc biệt trẻ em có da đầu và hộp sọ mỏng hơn người lớn, dễ bị ảnh hưởng bức xạ hơn. Vì vậy, nếu bạn lo lắng về nguy cơ ung thư do điện thoại gây ra, hãy nhắn tin thay vì gọi điện nếu có thể. Nếu gọi điện, bạn nên để điện thoại cách xa tai, sử dụng tai nghe hoặc mở loa ngoài và tuyệt đối không để di động trên đầu khi ngủ.
Theo nld.com.vn
The post Những lý do không nên để điện thoại bên mình khi ngủ appeared first on Tin Sức Khỏe.

Mất ngủ có phải do thiếu máu não?

Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân đặc biệt là trong thời buổi hiện nay khi cuộc sống rất căng thẳng và nhiều stress.

Em hay bị thức giấc lúc nửa đêm. Sau đó 1, 2 tiếng lại ngủ tiếp. Trước kia có thể là do học hành căng thẳng em bị mất ngủ hoàn toàn trong thởi gian dài, khoảng hơn nửa năm. Theo bác sĩ thì đấy có phải là do thiếu máu não không ạ?(Hong Anh, 30 tuổi, Thinh Quang, Hà Nội)

mat-ngu-co-phai-do-thieu-mau-nao

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn:

Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân đặc biệt là trong thời buổi hiện nay khi cuộc sống rất căng thẳng và nhiều stress.

Bạn mới 30 tuổi tôi nghĩ rằng bạn chưa bị thiểu năng tuần hoàn não. Bạn nên xem xét lại toàn bộ cách thức sinh hoạt, ăn uống, công việc để điều chỉnh cho phù hợp.

Trước mắt bạn nên dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ, gạt bỏ những ưu phiền trong trí não. Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn nên đi khám để xác định, chẩn đoán cho chính xác khi đó mới nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng một cách tùy tiện

Theo Kienthuc.net.vn

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh ăn gì để tránh mất ngủ?

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, họ sẽ bị một số triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, mất ngủ, da khô, rối loạn kinh nguyệt… Nếu phụ nữ luôn luôn bị mất ngủ trong thời kỳ mãn kinh thì họ nên ăn gì?

Trong thực tế, phụ nữ muốn kiểm soát các triệu chứng mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ , họ không cần phải uống thuốc. Có một số thực phẩm thông thường trong cuộc sống hàng ngày , không chỉ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ , mà còn rất có lợi cho sức khỏe con người .

ke

Kê có tác dụng tiếp thêm sinh lực cho lá lách và dạ dày, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Kê có chứa một hàm lượng lớn tryptophan, có thể thúc đẩy sự tiết insulin, tăng lượng tryptophan trong não để giúp ngủ ngon hơn.

Chuối

Chuối có chứa một số lượng lớn các vitamin B6 và serotonin, có thể giúp bạn đánh bay cảm xúc chán nản và giúp cơ thể thư giãn hiệu quả. Trong trường hợp này, nó có thể loại bỏ các triệu chứng mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ .

Quả màu đỏ

Quả màu đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như protein, đường, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt … có chức năng nuôi dưỡng lá lách và dây thần kinh nhẹ nhàng. Nếu bạn ăn một số quả màu đỏ và cháo vào bữa ăn tối, nó có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Hạt hướng dương

huongduong1

Hạt hướng dương chứa các loại axit amin và vitamin, có thể điều chỉnh sự trao đổi chất và cải thiện chức năng ức chế các tế bào não, có vai trò quan trọng trong việc ổn định tâm trạng và thần kinh nhẹ nhàng. Hơn nữa, ăn một số hạt hướng dương sau bữa ăn tối cũng có thể thúc đẩy sự tiết nước tiêu hóa, và tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn .

Kiwi

Một nghiên cứu mới nhất phát hiện ra rằng , ăn hai quả kiwi mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ 40%. Kiwi trái cây có chứa một lượng lớn magiê và vitamin C, có thể thúc đẩy sự tổng hợp và truyền phát thần kinh. Ngoài ra, nó cũng chứa canxi mà là hiếm thấy trong các loại trái cây bình thường khác . Canxi có tác dụng ổn định tâm trạng và ức chế chức năng của dây thần kinh giao cảm.

Sữa nóng

Bạn biết rằng uống một ly sữa nóng mỗi đêm có thể giúp mọi người ngủ ngon. Điều này là do protein trong sữa có chứa rất nhiều tryptophan cần thiết cho cơ thể con người, có thể làm cho các tế bào thần kinh não tiết ra serotonin. Serotonin có thể làm cho mọi người có cảm giác buồn ngủ, như vậy để loại bỏ chứng mất ngủ triệu chứng và cải thiện chất lượng giấc ngủ .

Lời khuyên để có giấc ngủ ngon

– Không nên ăn quá muộn và ăn quá nhiều

-Đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định

– Không nên vận động mạnh trước khi đi nru.

– Không uống quá nhiều đồ uống có cồn vào buổi tối.

– Không uống cà phê sau 3 giờ chiều, nước ngọt có ga, trà, sô cô la cũng vậy.

Khi mất ngủ, nhiều người thường hay dùng đến thuốc ngủ, nhưng việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ dấn đến những hậu quả khó lường. Để chữa trị bệnh mất ngủ, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên và có hiệu quả cao.

Theo Vnmedia.vn

Mất ngủ có thể gây rối loạn nhịp tim

Đại học Y khoa Case Western (CWU) của Mỹ vừa công bố nghiên cứu bằng thủ thuật đa ký giấc ngủ (polysomnography) ở 3.000 đàn ông.

mat-ngu-co-the-gay-roi-loan-nhip-tim

Đây là thủ thuật dùng để ghi lại một loạt thông số sinh lý của con người khi ngủ và phát hiện thấy những người mắc chứng rối loạn khi ngủ là nhóm người thường có nhịp tim bất thường, thậm chí cả hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Thông qua thủ thuật nói trên, các nhà khoa học phát hiện thấy mối quan hệ giữa sự cố hô hấp và rối loạn nhịp tim. Theo đó, số lần ngưng thở hoặc thở nông của những người tham gia nghiên cứu đã được ghi lại kèm theo mức độ suy giảm ôxy trong máu và hiện tượng rối loạn nhịp tim. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, những người càng rối loạn giấc ngủ, ngủ kém thì hiện tượng ngưng thở, rối loạn nhịp tim càng cao.

Theo Suckhoedoisong.vn

Làm cách nào khắc phục chứng mất ngủ?

Để điều trị điều trị mất ngủ, phải tìm được căn nguyên và điều trị theo căn nguyên đó.

Tôi năm nay 32 tuổi. Gần đây tôi thường xuyên bị mất ngủ; nửa đêm tôi vẫn thức chong chong, rất khó đi vào giấc ngủ. Khi ngủ được thì ngủ cũng không sâu, lúc tỉnh dậy rất mệt mỏi. Không hiểu ngoài dùng thuốc, có thể khắc phục được mất ngủ bằng các bài tập hoặc bài thuốc nào không? – Vũ Ánh Hồng (Việt Trì, Phú Thọ).

 matngu

Ảnh minh họa.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần T.Ư: Mất ngủ chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác thường gặp ở người trẻ như bệnh lo âu, trầm cảm, hoặc loạn thần… Để điều trị điều trị mất ngủ, phải tìm được căn nguyên và điều trị theo căn nguyên đó.

Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa tâm thần để xác định căn nguyên, không nên tự mua thuốc điều trị. Các biện pháp khác như tâm lý trị liệu, tập thiền, yoga… cũng có tác dụng tốt để ngủ tốt hơn. Nhưng đó chỉ là biện pháp hỗ trợ. Để trị tận gốc chứng mất ngủ, vẫn cần đi khám để biết được căn nguyên.

Theo Kienthuc.net.vn

The post Làm cách nào khắc phục chứng mất ngủ? appeared first on Tin Sức Khỏe.