Lưu trữ cho từ khóa: công dụng

Không phải ai cũng nên ăn ớt

Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn. Ớt có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư … Tuy ớt có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng dùng ớt được. Vậy ai không nên ăn ớt.

ot

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những người sau đây không nên ăn ớt:

– Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản: Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.

– Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi: Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong.

– Người bị bệnh về mật: Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.

– Những người bị bệnh trĩ: Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.

– Những bệnh nhân đau mắt đỏ: Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn ớt thì ớt sẽ làm bốc hoả khiến bệnh thêm nặng.

– Những người mắc bệnh thận: Chất kích thích trong ớt sẽ làm giảm chức năng thận, thậm chí gây suy thận.

– Người mắc bệnh về da: Ăn ớt trong khi viêm da, mắc các bệnh về da thì sẽ nặng hơn và khó khỏi.

– Những người thể trạng kém: Nếu ăn cay không những khiến các triệu trứng trên nặng hơn mà còn dẫn đến xuất huyết, dị ứng, nếu nghiêm trọng còn gây viêm nhiễm.

– Phụ nữ đang mang thai: nếu phụ nữ ăn ớt trong gia đoạn này, nó sẽ gây viêm loét miệng, lưỡi, táo bón và ảnh hưởng đến cả con.

– Phụ nữ đang cho con bú: Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.

– Những người đang điều trị bằng thuốc đông y: Những người này nên kiêng ăn ớt, bởi nếu dùng ớt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

Theo Vnmedia.vn

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.

Chống viêm

: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.

Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.

Giảm đau đầu:

Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Giảm cholesterol

: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.

Kiểm soát tiểu đường:

Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Chống stress

: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng… chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.

Chống say xe, ốm nghén:

Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay… có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.

gung

Gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh.

Ngộ độc thực phẩm:

Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.

Trị rối loạn dạ dày:

Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.

Kiểm soát tim mạch:

Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.

Rối loạn hô hấp

: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.

Kinh nguyệt:

Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.

Bệnh sốt rét:

Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.

Ung thư

: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.

Lưu ý khi dùng gừng:

– Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

– Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

– Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

– Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

– Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

– Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Gừng khó bảo quản, của gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).

Theo Vnmedia.vn

7 thảo dược có công dụng tốt trong nấu nướng

1. Ớt

t-jpeg-4305-1378998908.jpg

Theo các nghiên cứu khác nhau, ớt rất giàu vitamin A, giảm cholesterol, chống lại các gốc tự do và làm tăng hệ miễn dịch. Ớt thường được sử dụng trong các món ăn truyền thống.

2. Rau kinh giới

Kinh-gi-i-3919-1378998908.jpg

Loại thảo dược này thường được sử dụng trong ẩm thực hiện đại như pizza và salad. Rau kinh giới không chỉ giàu vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa mà còn được biết đến như một tác nhân chống vi khuẩn trong cơ thể.

3. Nghệ

ngh-5693-1378998908.jpg

Ngoài việc làm món ăn thêm màu sắc, bột nghệ rất tốt cho sức khỏe. Thảo mộc này làm giảm nguy cơ tim mạch, bệnh tiểu đường và các bệnh tự miễn dịch rất hiệu quả.

4. Quế

que-3000-1378999278.jpg

Buổi sáng với một tách trà có bột quế mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Đặc biệt với các bệnh nhân bị tiểu đường, quế giúp kiểm soát lượng đường có trong máu.

5. Tỏi

t-i-7660-1378999279.jpg

Hầu hết món ăn sử dụng tỏi như một hương liệu thực phẩm. Tỏi không chỉ tạo hương thơm cho món ăn mà còn có rất nhiều lợi ích như để chống bệnh sốt, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa viêm nhiễm và là nguồn cung cấp chất selenium bảo vệ bạn chống lại bệnh ung thư ruột. Ngoài ra, tỏi còn giúp nam giới phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến và ung thư phổi, giúp bảo vệ các tế bào da tránh tổn thương do gốc tự do.

6. Gừng

gung-9951-1378999279.jpg

Gừng được biết như một loại thảo dược trị đau bụng và giảm buồn nôn trong thai kỳ. Gừng cũng thường được sử dụng như một loại thức uống hay gia vị trong nấu ăn. Nếu bạn bị cảm lạnh, một cốc nước gừng ấm sẽ giúp bạn vượt qua nhanh chóng.

7. Ca cao

ca-cao-3510-1378999334.jpg

Ca cao hoặc bột chocolate có thể tạo ra thức uống nóng hoặc được sử dụng như nguyên liệu làm bánh. Ca cao cung cấp hợp chất flavonoids, đã được chứng minh là làm giảm huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu, lão hóa, thoái hóa gan và các tổn thương do bức xạ

Đó là sự đa dạng của các loại gia vị tốt khỏe thường được sử dụng trong nấu ăn. Hãy thật khéo léo để có một bữa ăn không những hấp dẫn mà còn tốt cho sức khỏe gia đình bạn.

Hằng Nguyễn

12 công dụng làm đẹp thần kỳ từ bột nở 

 
1. Khôi phục sức sống cho làn da
 
Baking soda giúp làm sạch sâu và khiến da ở những vùng ít chăm sóc như bàn tay, khuỷu tay và đầu gối trở nên mềm mại, trẻ trung hơn. Dùng 3 phần bột baking soda với một phần nước tạo thành hỗn hợp sền sệt đủ để tẩy da chết ở đầu gối, bàn và khuỷu tay. Xoa tròn hỗn hợp đó trên da cho đến khi thấy bột khô, rửa lại bằng nước bình thường. 
 
baking-soda-shutterstock-1376888073_500x
Ảnh minh họa: earth911
 
2. Chăm sóc gót chân
 
Để thư giãn và làm mềm da chân, hãy trộn 2 thìa baking soda với một thìa muối trong một chậu nước ấm vừa đủ, ngâm chân trong vòng 15–20 phút. Sau khi ngâm, bạn có thể dùng hỗn hợp trong phần 1 để tẩy da chết ở gót chân. Hỗn hợp này sẽ giúp loại bỏ sạch mọi vết bụi bẩn ở chân, làm da láng mịn hơn.
 
3. Sữa tắm
 
Thêm 1/2 cốc bột baking soda trong nước tắm của bạn ở nhiệt độ ấm vừa phải, bột sẽ làm sạch da, giúp bạn thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy khó chịu một cách tự nhiên đồng thời lưu lại cảm giác mịn màng. Chính pha lê trắng trong bột này là thành phần chủ chốt trong nhiều loại muối tắm sản xuất theo phương pháp công nghiệp. 
 
Chú ý nếu da bạn thuộc loại da khô thì nên rửa thật sạch vì chất kiềm trong bột có thể lưu lại khiến da trở nên nhạy cảm hơn. 
 
4. Sữa rửa mặt
 
Rửa mặt với nước có pha bột baking soda loãng cũng là một cách đơn giản mà tuyệt vời để tẩy trang, tẩy tế bào chết và làm da sáng mịn hơn.
 
5. Chăm sóc tóc
 
Trộn 1/2 thìa bột baking soda trong dầu để gội đầu sau đó dùng xả như bình thường có thể giúp loại bỏ “tàn tích” của các sản phẩm tạo kiểu tóc, giúp làm sạch tốt hơn. Nếu tóc bạn quá dầu và bạn không có nhiều thời gian để làm sạch hàng ngày, hãy rắc một chút bột lên lược hay bàn chải để chải tóc. Bột sẽ giúp thấm hút dầu tạm thời và làm tóc bớt nhờn hơn. 
 
6. Làm dịu vết ban và da bị cháy nắng
 
Nếu da bạn bị ban đỏ, hãy tắm với nước ấm nhưng không dùng xà phòng, thấm da bằng khăn khô rồi lấy bột baking soda trộn một chút nước vừa đủ đắp lên vùng da đó trong vòng 1-2 giờ, vết ban sẽ dịu nhanh chóng. Mùa hè, bạn cũng có thể dùng hỗn hợp đó để đắp lên vùng da bị cháy nắng cũng rất có hiệu quả nhưng nhớ tránh các vùng da hở nhé. 
 
teeth-baking-soda-1376730399_500x0.jpg
Ảnh minh họa: xotheblush.
 
7. Trắng răng
 
Để có hàm răng trắng bóng có nhiều cách đơn giản mà hiệu quả trong đó có việc trộn 2 muỗng cà phê bột nở với nửa thìa cà phê muối, thêm vài giọt glycerin và ít nước để tạo ra hỗn hợp sền sệt. Bột này còn có tác dụng trị bệnh hôi miệng và súc miệng với nước có bột baking soda hàng ngày có thể giúp giảm nhiệt và các vết đau trong miệng. 
 
8. Chăm sóc móng
 
Bột baking soda cũng là sản phẩm làm sạch móng rất tốt và an toàn, dùng bàn chải chấm bột hay hỗn hợp bột và nước để đánh móng. Bạn cũng có thể xoa tay và móng với bột này để rửa móng tay. Phương pháp này làm mềm lớp biểu bì và làm sạch những bụi bẩn li ti ẩn giấu dưới móng tay của bạn.
 
9. Trị vết côn trùng đốt
 
Với vết muỗi đốt hay côn trùng nào đó, chỉ cần bôi một chút bột baking soda lên vùng da bị ảnh hưởng, vết chích sẽ nhanh chóng dịu đi. 
 
10. Chăm sóc tay
 
Thay vì phải trả những khoản phí đắt đỏ để chăm sóc tay ở spa, hãy tự chăm sóc cho tay bạn ở ngay chính nhà của mình. Trộn bột nở trong nước hoặc nước xà phòng. Chà xát hỗn hợp trên bàn tay của bạn. Không chỉ làm sạch bàn tay mà bột nở còn giúp loại bỏ lớp thô ráp, trả lại vẻ mịn màng cho tay.
 
Baking-Soda-Mask-1-1376888073_500x0.jpg
Ảnh minh họa: fandiz
 
11. Mặt nạ trắng da
 
Ngoài việc tẩy da chết, bột nở còn có thể được sử dụng như một loại mặt nạ. Trộn lượng vừa đủ bột nở, bột yến mạch và mật ong, thêm đủ nước để tạo thành hỗn hợp đặc quánh. Đắp hỗn hợp lên mặt và để khoảng 15 phút. Rửa sạch hoàn toàn và hãy tận hưởng ngay làn da mềm mại, săn chắc, trắng hồng rạng ngời.
 
12. Cạo râu
 
Các loại kem cạo râu có thể có rất nhiều tác dụng phụ. Nam giới, đặc biệt là người có làn da nhạy cảm, có thể tìm được giải pháp dễ dàng bằng cách làm sạch da mặt của bạn với một muỗng canh baking soda hòa trong một chén nước sau khi cạo râu. Và để có thể thoát khỏi vết bỏng rát da do dao cạo gây ra, hãy tìm ngay đến bột nở với cách thực hiện tương tự.
 
Ngọc Lan (theo beautyandgroomingtips)

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

– 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

– Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

– Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

– Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

– Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

– Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

– Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

– Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

– Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Công dụng làm đẹp với mật ong

Không chỉ là một nguyên liệu thơm ngon trong tủ bếp nhà bạn, những giọt mật ong ngọt lịm còn là “trợ thủ” cho sắc đẹp của phụ nữ nữa đấy.

Cùng tìm hiểu thêm những công dụng làm đẹp với mật ong nhé!

1. Mặt nạ cho tóc

Trong những tháng hè nóng nực, sợi tóc của chúng ta luôn phải tiếp xúc nhiều hơn với những tia bức xạ mặt trời, nước hồ bơi, nước biển, hay độ ẩm cao… Chính vì thế, sử dụng hỗn hợp dưỡng tóc với mật ong và giấm táo sẽ tẩy sạch hóa chất cùng những chất dơ khác tích tụ trên tóc, giải quyết nỗi lo tóc bị hư tổn cho bạn. Đồng thời hỗn hợp này cũng hạn chế gàu và cho mái tóc bóng mượt, khỏe mạnh hơn.

Nguyên liệu:

– 250ml nước;
– 30ml dấm táo;
– 5ml mật ong;
– 5 giọt tinh dầu hương thảo.

Thực hiện: Trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau. Sau khi gội sạch đầu, bạn bôi hỗn hợp lên tóc từ gốc đến ngọn, massage nhẹ nhàng da đầu khoảng 3-5 phút rồi xả sạch lại với nước.

cong-dung-lam-dep-voi-mat-ong

Ảnh: Getty Images

2. Tẩy da chết

Bạn có làn da nhạy cảm và khó chiều? Hãy thay các sản phẩm tẩy tế bào chết đầy hóa chất thông thường bằng công thức tẩy tế bào chết hoàn toàn tự nhiên với mật ong, chanh và đường nâu. Bí quyết này sẽ giúp tẩy đi một cách nhẹ nhàng nhất những lớp da xỉn màu, bụi bẩn và mang lại một lớp da tươi mới, mịn màng.

Nguyên liệu:

– 45ml dầu ô-liu;
– 45g đường nâu;
– 30ml mật ong.

Thực hiện: Hâm dầu ô-liu cho ấm nhẹ, rồi trộn với đường nâu. Đồ từng muỗng mật ong vào trộn lên cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt, dính như mong muốn. Sau khi làm sạch mặt, bôi hỗn hợp vừa tạo lên da mặt còn ẩm, dùng các đầu ngón tay massage theo hình vòng tròn khắp khuôn mặt, đặc biệt là những vùng da khô sần. Rửa sạch mặt với nước ấm rồi bôi kem dưỡng ẩm, bạn sẽ cảm nhận một làn da mịn màng khác biệt.

3. Tẩy lông

Mật ong là một thành phần được tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm wax tẩy lông. Và chỉ với những bước đơn giản, bạn cũng hoàn toàn có thể chế biến loại wax tẩy lông tại gia với chanh và mật ongcho mình đấy.

4. Làm mờ sẹo

Những vết sẹo do mụn hay trầy xước, tổn thương da muốn mau biến mất bạn có thể sử dụng mật ong thoa một lớp thật mỏng lên vùng sẹo, đợi khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch với nước lạnh. Kiên trì làm vài ba lần bạn sẽ thấy được kết quả khả quan.

cong-dung-lam-dep-voi-mat-ong

Mật ong và đường nâu là công thức tẩy tế bào chết cực hiệu quả cho làn da (Ảnh: Getty Images)

5. Chữa mụn

Khả năng kháng nấm và kháng khuẩn của mật ong giúp đẩy lùi các tạp chất ra khỏi ra, tấn công các vùng da mụn, giảm sưng đỏ và làm dịu đi những viêm nhiễm.

Nguyên liệu:

– 30g đường nâu;
– 15ml sữa tươi;
– 5ml mật ong.

Thực hiện: Bôi hỗn hợp lên da ẩm và massage nhẹ nhàng toàn bộ da mặt. Rửa sạch mặt với nước ấm.

6. Dưỡng ẩm

Mật ong có thể nói là một chất siêu dưỡng ẩm. Chỉ cần trộn một ít mật ong cùng với bơ shea, bạn sẽ có ngay một loại kem dưỡng ẩm tuyệt vời có thể dùng cho toàn thân.

7. Cải tạo làn da

Tắm với mật ong và sữa tươi truyền chính là bí kíp giúp giữ gìn làn da tuyệt đẹp cho nữ hoàng Cléopatra. Các axit alpha hydroxy (AHA) có trong sữa giúp làm mềm da khô và chữa bong tróc, trong khi enzyme từ mật ong làm cho da trở nên mềm và láng mượt hơn.

8. Chữa môi nứt nẻ

Giống như tác dụng với làn da khô ráp, đôi môi nứt nẻ cũng sẽ dễ dàng lấy lại vẻ đẹp mịn màng vốn có của chúng cùng với công thức mật ong tẩy tế bào chết cho môi sau đây .

9. Làm dịu làn da cháy nắng

Với những vết bỏng nắng nhẹ, chỉ cần bôi một ít mật ong lên chúng, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn hẳn đấy.

Theo Webtretho.com

Quả chanh và 15 công dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết

Chanh có thể sử dụng theo nhiều cách, nhờ vào tính axit có thể làm sạch các vật dụng trong gia đình, tẩy trắng và giảm đau họng…

Dưới đây là những công dụng còn ít biết từ loại quả này.

– Làm sạch móng tay: Tính axit của chanh đủ mạnh để tẩy bay những vết bẩn hay vệt ố vàng vì thuốc lá, cà phê trong móng tay bạn. Chỉ cần chà nước chanh tươi lên móng tay và các vết bẩn sẽ mất ngay. Bạn cũng có thể sử dụng vỏ chanh để chà xát cũng hiệu quả.

chanh
Ảnh minh họa: Erinschumacher.net

– Trừ mụn: Nước chanh – khi dùng với liều lợng cao có thể chữa mụn trứng cá. Lấy một cốc nước chanh không đường. Thấm ướt một miếng khăn sạch vào nước chanh sau đó xoa lên vết mụn trứng cá hay vùng da có nhược điểm khác.

– Làm sạch đàn ghita. Bạn có thể dùng nước chanh để làm sạch các rãnh bẩn, dây của đàn ghi ta hay các loại nhạc cụ có dây khác. Nước chanh sẽ lau sạch các bụi bẩn và thậm chí làm bề mặt đàn sáng lên.

– Làm dịu đau họng: Thái một lát chanh và vắt nước trái chanh. Cắt nhỏ chút vỏ trộn đều với nước. Hâm nóng sau đó thêm chút mật ong, tùy thuộc vào khả năng chấp nhận vị chua của bạn. Cuối cùng, uống hỗn hợp nước này. Cổ họng của bạn sẽ dần dần dịu lại. Nếu vẫn đau họng, bạn có thể làm lại “nước chanh- mật ong” và dùng tiếp.

– Bảo quản thực phẩm: Độ chua của chanh có thể giết chết bất kỳ dấu hiệu nào của vi khuẩn cư trú trong thịt. Vi khuẩn sẽ bị vô hiệu hóa do tính chất mài mòn của nước chanh. Bạn có thể pha nước chanh với nước lọc khi rửa thịt để nâng cao khả năng diệt vi khuẩn.

– Xà phòng kháng khuẩn: Nếu bạn tự làm xà phòng để dùng, khi tạo xà phòng, bạn có thể thêm vào vài giọt chanh vào hỗn hợp trước khi xà phòng cứng. Việc bổ sung chiết xuất từ chanh làm tăng hiệu quả loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể.

– Chanh chứa một thành phần mà côn trùng không thích. Thành phần đó được gọi là D-limonene (mùi chanh). Nếu bạn đi cắm trại và bất ngờ hết thuốc trị côn trùng, bạn có thể đun sôi nước chanh hay chiết xuất của quả chanh, sau đó đặt nó trong lều. Bạn sẽ ngạc nhiên về giải pháp đơn giản có thể xua đuổi các loại côn trùng như muỗi, ve…

– Loại bỏ vết bẩn khó tẩy: Vết trà trên quần áo thường khó giặt sạch. Nếu giặt bằng xà phòng chỉ có thể làm cho vết bẩn mờ đi. Thêm nước cốt chanh vào hỗn hợp xà phòng và vết bẩn sẽ biến mất hoàn toàn sau vài lần chà xát. Bạn cũng có thể dùng chiết xuất chanh khi muốn tẩy vết máu, sốt cà chua và cà phê. Không chỉ có tác dụng trên quần áo, nước chanh còn có tác dụng tẩy rửa với hộp nhựa, thớt và đồ nội thất.

– Làm sáng đồ kim loại: Chỉ cần nửa quả chanh thì những đồ vật kim loại từ đồng, thiếc sẽ sạch bóng và sáng loáng trở lại. Chanh có tính axit cao, dễ dàng làm mờ hay làm bong các lớp đen dưới nồi, giúp chúng dễ dàng bị xoá sạch mà không cần đến chất tẩy. Ngoài ra, trước khi chà các loại xoong, nồi và thìa bằng kim loại, bạn có thể nhúng miếng chanh vào muối, chúng sẽ loại bỏ những chất bẩn không nhìn thấy rõ ở đáy nồi và làm sáng bề mặt nồi.

– Thúc đẩy quá trình trao đổi chất: Uống nước chanh hằng ngày có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn. Loại nước uống có tính axit này có khả năng đẩy lùi các chất cặn bã, đặc biệt là các mảnh vụn cặn thức ăn bám ở dạ dày của bạn. Nước chanh hòa cùng với dịch axit trong dạ dày làm tỉ lệ đốt cháy các hạt cặn bã tăng lên, thúc đẩy sự trao đổi chất của bạn.

– Làm chất khử mùi tạm thời: Lọ khử mùi hết nhẵn có thể trở thành vấn đề lớn với một số người. Không ai muốn mình có mùi như cá ươn, chỉ vì tuyến mồ hôi làm việc quá tích cực. Trong trường hợp khẩn cấp này, bạn có thể chà xát nửa quả chanh, hay nước cốt chanh vào vùng nách. Tác dụng khử mùi này sẽ kéo dài khoảng một giờ, vì thế bạn cần phải tìm cách khác nếu muốn khử mùi lâu dài.

– Hương thơm thư giãn: Theo các nhà khoa học tại Đại học bang Ohio (Mỹ), hương thơm chiết xuất từ tinh chất chanh có thể giúp bạn thư giản và làm tâm trí thanh thản hơn. Các thử nghiệm tiếp theo vẫn đang được tiến hành tại đại học này để chính thức hòa các phát hiện trên. Nếu lý thuyết đó được chứng minh là đúng, bạn chỉ cần mua chanh thay vì các loại tinh dầu đắt tiền.

Theo  Vnexpress)

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Ngược lại, bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc lại giải quyết triệt để vấn đề này và điều trị từ nguyên nhân gây nên bệnh.

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

1. Thuốc uống:

BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA BỆNH TRĨ CỦA NGƯỜI H''''MÔNG
Bài thuốc bí truyền chữa bệnh trĩ của người H’Mông

Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón;

Bài thuốc đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, người bị bệnh đường ruột, dạ dày đồng thời mắc bệnh trĩ.

Công dụng của từng thành phần: 

Nghệ: Nghệ có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ còn có tác dụng khử trùng, ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, và có tác dụng làm đẹp như làm sáng da, liền sẹo…

Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).

Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu cam, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, trĩ ra máu, bỏng do nóng…

Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.

Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa trĩ, sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc.

Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.

2. Thuốc xông

Công dụng: Thuốc xông có tác dụng đào thải cặn bã, thúc đẩy thăng khí (lưu thông khí huyết) giúp máu lưu thông không bị ứ trệ ở hậu môn, cải thiện vòng tuần hoàn đưa máu đến nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch giúp tĩnh mạch bền chặt và làm tăng tính đàn hồi của thành mạch, giúp búi trĩ co dần lên, đồng thời làm tiêu sưng giảm đau. (Dùng cho trường hợp bị sa búi trĩ)

Ưu điểm của bài thuốc:

● Điều trị triệt để bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.
● Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn).
● Chi phí thấp
● Bệnh nhân không bị đau đớn
● Không gây tổn thất đến cấu trúc hậu môn
● Bệnh nhân không bị mất máu
● An toàn nhất cho bệnh nhân, không gây nhiễm trùng, biến chứng (như phẫu thuật) và không gây phản ứng phụ.
● Với thành phần 100% là các thảo dược tự nhiên có tính mát rất lành và tốt cho cơ thể.
● Bài thuốc được bào chế dưới dạng bột (dùng để hòa với nước ấm uống) nên rất tiện cho việc sử dụng.

Công dụng chữa bệnh của cây quýt gai

Các bộ phận của cây quýt gai được dùng làm thuốc phổ biến theo kinh nghiệm dân gian với nhiều công dụng tốt.

Rễ: thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, rửa sạch, rễ nhỏ để nguyên, rễ to chỉ lấy vỏ.
Chữa phong thấp, đau xương, đau mình: rễ quýt gai 16g, phối hợp với thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, thiên niên kiện 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với rượu trong nhiều ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Có thể nấu thành cao rồi pha rượu mà uống.

Chữa ho: rễ quýt gai 20g, vỏ cây dâu 10g, rễ hoặc lá cam thảo Nam 10g. Ba thứ thái mỏng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa đinh râu: rễ quýt gai và bã rượu (lượng 2 thứ bằng nhau) giã nhỏ, hơ nóng, đắp hằng ngày.

Chữa đau răng, sâu răng: vỏ rễ quýt gai cắt nhỏ, nhai với muối, ngậm trong 5 phút, rồi nhổ nước.

cong-dung-chua-benh-cua-cay-quyt-gai

Vỏ, thân: quýt gai, vỏ quả lựu, vỏ quả chuối hột, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g, búp ổi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày. Chữa kiết lỵ.

Lá: thu hái khi cần, chỉ lấy lá non và lá bánh tẻ, lá chứa nhiều tinh dầu.

Chữa cảm, cúm, nhức đầu: lá quýt gai nấu với những loại lá thơm khác như sả, cúc tần, đại bi, hương nhu, lá bưởi dùng xông cho ra mồ hôi.

Chữa sưng tấy, ứ huyết: lá quýt gai 40g, lá bạc thau 40g, trộn chung rồi chia thành 2 phần bằng nhau, một phần đem phơi khô, sao vàng sắc uống. Phần còn lại để tươi, giã đắp. Dùng 3 – 4 ngày.

Chữa mụn rò lâu ngày có mủ: lá quýt gai 20g, lá chanh 20g, tinh tre 10g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc và băng làm 1 – 2 lần trong ngày.

Chữa rắn cắn: lá quýt gai tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít muối và một chén nước đun sôi để nguội, chắt nước uống, dùng bã đắp (trong lúc chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế).

Quả: chỉ dùng quả xanh còn chứa nhiều tinh dầu và chất nhầy. Lấy 8 – 16 quả quýt gai, trộn với một thìa cà phê đường kính hoặc mật ong, ít muối ăn và 5g bồ hóng (loại bồ hóng đốt bằng củi, không dùng thứ đốt bằng than tổ ong hoặc các chất liệu khác). Đem hấp cơm trong 15 phút. Lấy ra, nghiền nát, trộn đều. Uống 2 – 3 lần trong ngày. Thuốc giảm ho, tiêu đờm.

DS Đỗ Huy Bích

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)