Lưu trữ cho từ khóa: trung thu

Những điều nên biết khi chọn bánh trung thu

Banh__trung_thu_Bibica_can_canh.jpg

Chọn bánh phù hợp với khẩu vị, lứa tuổi người thưởng thức

Để bánh trung thu có nhiều ý nghĩa nhất, bạn nên liệt kê và phân loại nhu cầu mua bánh: Gạch đầu dòng danh sách những người thân yêu mà bạn muốn tặng, phân loại theo mối quan hệ: đối tác, người thân, bạn bè. Trên mỗi danh sách, bạn ghi chú lại số lượng thành viên trong gia đình của họ, thói quen ăn uống (ăn ngọt hay ăn ít ngọt, ít béo, có ăn kiêng hay không, có người già, trẻ em, người bị bệnh tiểu đường, người béo phì hay không…). Việc liệt kê chi tiết các thành viên sẽ giúp bạn mua được những loại bánh thích hợp thể hiện sự quan tâm, chu đáo của bạn dành cho người thân, bạn bè, đối tác của mình.

Nếu bạn có hai em bé, thì cách tốt nhất là mua bánh trung thu loại nhỏ, trọng lượng 120g - 150g là phù hợp. Nếu bạn có bố mẹ là người thừa cân, ăn kiêng, nên chọn bánh trung thu dành cho người ăn kiêng. Hiện, Bibica có cung cấp dòng bánh Trung thu dinh dưỡng dành cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường, được nghiên cứu và chứng nhận lâm sàng bởi Viện Dinh Dưỡng Việt Nam.

Chọn thương hiệu bánh trung thu an toàn, tin cậy

Bánh trung thu là thực phẩm theo mùa, mỗi năm chỉ có một mùa duy nhất, nên tỷ lệ các đơn vị sản xuất tham gia vào thị trường bánh trung thu cũng khá đa dạng. Bên cạnh các doanh nghiệp dẫn đầu về kinh nghiệm và bề dày sản xuất bánh truyền thống, có dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ISO, còn có các cơ sở sản xuất nhỏ, không kiểm soát được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc chọn mua bánh trung thu của các thương hiệu có tên tuổi, lâu đời là tiêu chí đầu tiên cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, bạn nên chọn mua tại đại lý chính thức tránh tình trạng mua hàng trên mạng và bị trộn lẫn các loại bánh giả, bánh nhái vào trong hộp bánh chính hãng.

phuc_nguyet.jpg

Chọn mua bánh ít ngọt, ít béo và có cải tiến về chất lượng, mẫu mã

Chị Ngọc Hương, trưởng phòng nhân sự của một công ty sản xuất hàng tiêu dùng, cho biết: “Năm nay khi chọn mua bánh cho công ty, tôi chọn những dòng bánh ít ngọt, ít béo. Đây cũng là xu hướng tiêu dùng chung của bánh trung thu năm 2013". Tuy bánh trung thu mang hương vị thơm ngon đặc biệt, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn lo ngại về việc dư thừa năng lượng khi ăn quá nhiều bánh, dễ gây tăng cân

Bibica đã thành công trong việc giảm độ ngọt, độ béo của bánh trung thu đến 30%, thông qua việc sử dụng các loại hạt tự nhiên như hạnh nhân, hạt dưa, hạt bí, hạt mè… thay thế các loại mứt có hàm lượng đường cao, đồng thời thay thế một phần đường sacarô bằng các loại đường tự nhiên có độ ngọt dịu vừa giúp khắc phục nhược điểm ngọt gắt vừa làm vị bánh đậm đà hơn. Để giảm độ béo ngấy bánh trung thu, Bibica sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ heo, dầu thực vật có hàm lượng cholesteron thấp tốt cho tim mạch.

thu_nguyet.jpg

Người tiêu dùng có xu hướng chọn lựa mẫu mã sang trọng, cao cấp, độc đáo. Mùa Trung thu năm nay, Bibica tung ra thị trường dòng bánh Trung thu Phúc Nguyệt. Gồm các hộp bánh Đế Nguyệt, Thưởng Nguyệt, Minh Nguyệt, Phúc Nguyệt và Thu Nguyệt, với các nguyên liệu cao cấp như trứng cá hồi, yến sào, vi cá, hải sâm mang lại hương vị đặc biệt. Dòng Phúc Nguyệt của Bibica năm nay có sản phẩm bánh nướng ngọt hai nhân mới: đậu xanh - dâu và hạt sen - mè đen, mang đến trải nghiệm hai hương vị trong cùng một chiếc bánh cho người thưởng thức.

Ngọc Điệp

Bảo quản bánh trung thu

Để bánh nơi khô mát, cất bánh vào ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh... là những cách đơn giản giúp bạn bảo quản được bánh trung thu trong thời gian dài.

Bánh trung thu là món ăn ngon miệng, thường được dành tặng nhau trong dịp tết trung thu. Tuy nhiên, bạn cần biết cách bảo quản để bánh không bị hư hay bị mốc khi để dài ngày. Những chia sẻ dưới đây của đầu bếp Võ Quốc sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc cất giữ bánh trung thu:

tt-10-1377152963.jpg

Bánh trung thu với nhiều loại nhân phong phú rất ngon miệng. Tuy nhiên, do kết hợp nhiều nguyên liệu nên bánh rất dễ bị mốc và hư nếu bạn không biết cách bảo quản. Ảnh: Khánh Hòa.

- Để bánh trung thu ngon, cách làm nước đường rất quan trọng. Thông thường nước đường sẽ gồm đường, nước, nước cốt chanh, mạch nha, nước tro tàu. Nên đun đường và nước trước, khuấy cho tan hết đường, khi nước sôi thì không khuấy nữa mà để lửa riu khoảng 20-30 phút, sau đó cho nước cốt chanh và mạch nha vào nấu thêm 20 phút nữa. Sau cùng cho nước tro tàu vào, để thêm 5 phút, tắt bếp để nguội, đậy kín nắp, để thời gian càng lâu thì bánh trung thu càng ngon.

- Trong quá trình nướng, nếu thấy bánh cứng thì lấy ra nhúng vào nước lạnh, để nghỉ vài phút rồi cho vào lò nướng lại. Tùy theo trọng lượng bánh mà canh thời gian nướng, vì nướng lâu nhân bánh có thể nở ra làm vỏ bánh bị biến dạng hoặc vỡ.

- Để bảo quản bánh trung thu được lâu nên để ở nơi khô mát, tránh nhiệt độ cao hay nóng ẩm. Nếu muốn sử dụng ngay trong một vài tuần nên để bánh vào ngăn mát tủ lạnh.

- Nếu muốn để bánh trung thu ăn cả năm có thể bọc kín rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này giúp bánh giữ được độ tươi gần như lúc mới mua. Tuy nhiên, cách này sẽ làm bánh và các thành phần trong bánh bị khô, cứng. Vì thế trước khi ăn nên cho bánh vào lò vi sóng hoặc lò nướng làm nóng lại.

Khánh Hòa

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Teen “rầm rộ” tuyển người đi chơi Trung Thu

 

Có vẻ như ai cũng muốn thoát khỏi cảnh cô đơn lắm rồi!

Không khí Trung thu đang tràn ngập khắp nơi trong sự háo hức và phấn khích của đông đảo teen. Bên cạnh việc lập team chu du phố phường và pose ảnh kỉ niệm để xả trét cũng như giết thời gian thì cũng có không ít teen tự kỉ vì tình trạng… F.A. Vì vậy, nhiều bạn đã kháo nhau tuyển người yêu với những tiêu chí cực kì… đơn giản. Hàng loạt những status và thông báo tuyển người đi chơi cùng trong đêm trung thu đang được teen “giăng” đầy rẫy trên mạng.

Trên trang cá nhân, Heo Mập – một dân mạng đăng tin: “Tuyển dzai đẹp dạo phố nào. Trung thu mà không có dzai đẹp đi cùng cũng buồn. Anh nào tình nguyện đi cùng em?” Còn Huy Kha thì hài hước viết: “Em ơi, em ở đâu? Trung thu này đi cùng anh nhé! Dù anh không dễ dãi nhưng em muốn gì anh cũng cho!”


Tuyển “gấu” đi chơi Trung thu với tiêu chí… vừa lạ, vừa dễ.

Một vài teen boy khác thì lại chọn cách “đá đểu” các cô gái bằng việc đăng status gây sốc: “Tuyển dzai đẹp đi chơi trung thu đây!”. Ngay lập tức, những anh chàng này tập trung sự chú ý của bạn bè, trong đó phần nhiều là các… bạn gái hiện cũng đang F.A. “Đúng là chỉ có con trai mới đem lại hạnh phúc cho nhau. Trai đẹp đã hiếm, bọn nó còn yêu nhau” – facebooker Mèo Lười than thở, trách khéo chủ nhân của câu status “tìm dzai” gây sốc.

Chưa hết, dân mạng cũng đang truyền tay một bài thơ vui với lời lẽ dí dỏm dành riêng cho thành viên của hội độc thân nhân ngày Trung thu đang đến gần: “Gương kia ngự ở trên tường. Trung thu ai sẽ ra đường cùng ta. Gương cười gương đáp thật thà. Người yêu không có ở nhà đi con”.

“Năm nào cũng vậy, mình thường chọn cách ở nhà một mình hoặc ới đám bạn thân đến cùng nhau làm bánh, kể chuyện vui, chém gió cho hết đêm. Sau những tiếng cười là sự đơn độc đến lạnh người” – nickname Bé Ngốc chia sẻ. Còn Hiền Hóm Hỉnh thì tâm sự: “Thật ra cũng chỉ là một ngày Trung thu thôi mà. Mình lớn rồi, nếu không được vui chơi thì học bài hoặc nghe nhạc. Duyên chưa tới thì buồn làm gì”.

Hy vọng, những status với nội dung hài hước sẽ là “sợi tơ” giúp teen tìm thấy được một người bạn riêng cho mình. Cuộc sống luôn chứa đựng những bất ngờ thú vị mà, đúng không?!

(Theo Tiin)

 

Bánh trung thu rau câu ngon lạ miệng

(Webtretho) Trung Thu thì phải có bánh trung thu, đó là điều tất nhiên, bánh không chỉ để gia đình quây quần thưởng thức mà còn là món quà tặng cho những người thương yêu. Món bánh trung thu ngày càng phong phú về hình thức và "nội dung" nhằm đáp ứng nhu cầu và cả tính tò mò của mọi người.

webtretho_bánh trung thu rau câu

Bánh trung thu rau câu (Ảnh: Internet)

Ta thường nghĩ bánh trung thu, dù biến tấu thế nào thì cũng không thể thiếu bột làm vỏ bánh. Không phải vậy đâu. Bạn đã bao giờ nghe nói đến món bánh trung thu rau câu với nhiều loại nhân khác nhau kèm theo lòng đỏ trứng muối, nhưng vỏ ngoài thì hoàn toàn không dùng đến bột bánh nướng? Món ăn này ngon lạ miệng và khá dễ ăn. Bạn hãy tham khảo thử nhé!

Tết Trung thu và sự khác biệt văn hóa ở các nước châu Á

Không chỉ Việt Nam, ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… người ta cũng đón Tết Trung thu náo nức, với nhiều nghi lễ khác biệt…

Tết Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước. Khi tiết trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa lao động vất vả. Theo các nhà khảo cổ thì Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ cả ngàn năm trước, với những hoạ tiết minh hoạ xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con “phá cỗ”, mua lồng đèn thắp nến để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi, hồng và các thức hoa quả khác đặc trưng của mùa thu. Đây là dịp để cha mẹ thể hiện tình thương yêu con cái. Về sau, Trung thu còn có thêm một số nét nghĩa rất đẹp khác là dịp sum vầy, đoàn tụ của cả gia đình, là dịp tri ân tới những người có công ơn với ta.

Bánh nướng, bánh dẻo cũng giống như bánh chưng của người Việt có chung một nét nghĩa là vỏ bánh bọc lấy các loại nhân thể hiện tình cảm gắn bó, bao bọc lẫn nhau. Nguyên liệu làm bánh cũng toàn là những sản phẩm nông nghiệp thân quen, dễ kiếm, dễ làm nên được coi là thứ bánh dân dã của dân gian.

Tết Trung Thu vốn được coi là ngày Tết của trẻ em nên còn có tên gọi là Tết trông Trăng. Trẻ em trong dịp Tết này thường được người lớn tặng đồ chơi. Những món đồ truyền thống gồm có đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ chú tễu, đèn kéo quân, đèn cù, trống… rồi bánh nướng, bánh dẻo… Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng, múa lân-sư-rồng, rước đèn.

Cũng trong dịp này người dân thường mua bánh trung thu, dâng trà, rượu lên cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm lên cao. Trong ngày này, mọi người thường biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân bánh Trung Thu để tri ân. Thời xưa, ông bà ta còn hay tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết này.

Tết Trung thu tại Nhật Bản

Tết Trung thu ở Nhật được gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi nghĩa là “ngắm trăng”. Nó cũng diễn ra vào đúng ngày Rằm tháng Tám khi trăng tròn nhất, sáng nhất. Ngoài ra, người Nhật còn có Tết trăng khuyết thường được tổ chức vào ngày 13 tháng Chín âm lịch.

Các đồ cũng lễ truyền thống của ngày này gồm một vài nhánh lúa và rơm khô hái về cắm vào bình hoặc treo trong nhà, cũng có thể đem tết lại thành những đồ trang trí xinh xinh mà người Nhật gọi bằng cái tên susuki. Đồ lễ không thể thiếu là bánh nếp, viên bánh tròn xoe màu trắng tượng trưng cho vầng trăng. Những thức đồ của mùa thu cũng được đưa lên bà thờ như một cách thể hiện lòng tôn kính đối với trăng. Khoai lang thường được cúng trong ngày lễ trăng tròn còn đậu đỗ và hạt dẻ thường được cúng trong lễ trăng khuyết.

Ngoài ra, một bát mì soba nấu với rong biển, trứng và nước thịt là món ăn đặc trưng truyền thống trong lễ hội trăng rằm. Trên phố, trong những ngày này, người ta thường bán bánh mì trứng với hình ảnh quả trứng rán lên tròng trịa vàng rộm tựa vầng trăng ngày Rằm.

Tết Trung thu tại Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, tết trung thu có tên gọi là Chuseok hoặc Hangawi nghĩa là “trung thu tuyệt vời” diễn ra vào đúng dịp thu hoạch lớn trong năm tại đất nước này. Trung thu tại Hàn Quốc kéo dài trong 3 ngày với ngày Tết chính là ngày Rằm tháng Tám âm lịch. Trong dịp lễ lớn này, người nông dân Hàn Quốc ăn mừng một vụ mùa vừa qua, những người sống xa nhà sẽ về thăm quê và cùng gia đình ăn bữa cơm đoàn viên gồm những món truyền thống của Hàn Quốc, đặc trưng nhất là loại bánh nặn bằng bột gạo có tên songpyeon và uống rượu gạo sindoju hoặc dongdongju.

Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, dịp lễ Trung thu kéo dài 3 ngày là một trong những dịp lễ lớn trong năm để người dân quay về thăm quê nhà, thăm phần mộ tổ tiên. Bánh songypeon hình lưỡi liềm nặn bằng bột gạo rồi đem hấp với lá thông kim là món đặc trưng nhất. Ngoài ra còn có miến trộn japchae, bò nướng bulgogi và các thức hoa quả khác của mùa thu.

Người Hàn Quốc thay vì múa lân sư rồng, sẽ hoá trang thành những chú bò, chú rùa cùng với một đoàn lễ nhạc đi đằng sau. Những trò chơi truyền thống trong dịp này còn có đánh trận giả, thi bắn cung, đấu vật… Ở miền Nam, vào đêm trăng tròn, phụ nữ và trẻ em sẽ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn và nhảy múa dưới ánh trăng.

Tết Trung thu tại Trung Quốc

Tết Trung thu tại Trung Quốc lấy hai biểu tượng chính là Chị Hằng và Thỏ Ngọc trên cung trăng. Về cơ bản, Tết Trung thu của họ không khác nhiều so với Tết Trung thu của người Việt, họ cũng thường ăn bánh trung thu, chủ yếu là bánh nướng. Bên dưới mỗi chiếc đèn lồng của người Trung Quốc thường có câu đối hoặc câu đố vui để giải đố lấy may.

Người Trung Quốc thường treo đèn lồng trước cửa nhà và trên phố trong dịp này. Trong đêm Rằm người ta sẽ thả đèn trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Họ cũng có lễ rước đèn cho trẻ em, múa lân sư rồng và chú tễu nhảy múa trên phố.

  (Theo Dantri)

Mong lắm giá trị truyền thống trong bánh Trung thu

Không ngừng sáng tạo và đem tới những sản phẩm “mới từ trong ra ngoài”, các hãng sản xuất bánh Trung thu đã phần nào làm thỏa lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Tuy nhiên, chính sự đổi mới thiếu chọn lọc đã khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi xót xa trước sự vắng mặt ngày một nhiều của những chiếc bánh Trung thu đúng nghĩa.

“Sơn hào hải vị” trong bánh Trung thu

Mỗi dịp Trung thu cận kề, người tiêu dùng không khỏi háo hức “Bánh nướng, bánh dẻo năm nay có gì mới?” Thấu hiểu tâm lý đó, các hãng sản xuất đã không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm đem tới những sản phẩm chất lượng hơn cả về hương vị lẫn hình thức. Tuy nhiên, sự cách tân có phần “quá tay” của một số thương hiệu đã khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến bánh Trung thu truyền thống đang dần “biến mất” trên thị trường.

“Nhiều dòng bánh Trung thu bây giờ hay sử dụng cua càng Hawaii, rượu Rhum, nấm Đông cô, bào ngư, hải sâm… để làm nhân. Vì thế, bánh không chỉ đắt tiền mà còn mất tính cổ truyền nữa. Đôi khi cầm hộp bánh trên tay mà thấy… xa lạ, như thể không phải Tết của dân tộc vậy,” chị Thu Trang (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ.

Giống chị Trang, anh Quốc Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ mong muốn bánh Trung thu dù đổi mới đến đâu cũng không mất đi sự dân dã của mình: “Một chút đậu xanh với trứng muối, thêm vị bùi bùi của nhân thập cẩm thôi đôi khi cũng đủ để Tết Trung thu trọn vẹn ý nghĩa rồi. Đâu cần ‘cao lương mĩ vị’ gì đâu. Dù thị trường rất nhiều dòng bánh mới cao cấp và có tên gọi ‘kêu tai’ nhưng tôi chưa từng mua chúng để ăn hay đem biếu, tặng,” anh Trung bày tỏ quan điểm của mình.

Hiện nay, không ít các hãng sản xuất bánh Trung thu đã đưa “sơn hài hải vị” vào nhân bánh của mình để phục vụ nhu cầu của một bộ phận khách hàng, đồng thời “chạy đua” với các hãng khác. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn mong lắm những chiếc bánh được sử dụng công nghệ nước ngoài nhưng vẫn không mất đi “chất” cổ truyền của Việt Nam

Bánh Trung thu Hữu Nghị 2012: Hiện đại mà vẫn cổ truyền

Không ngừng thay đổi nhằm đem tới những sự lựa chọn tốt hơn cho người tiêu dùng trong mùa Trung thu 2012, Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị tung ra bốn loại nhân mới gồm: Nhân sâm, kỷ tử, vừng đen và bí đỏ. Các nguyên liệu này không chỉ tốt cho sức khỏe người dùng mà còn góp phần giữ vững tiêu chí của doanh nghiệp này trong nhiều năm qua: đổi mới nhưng không làm mất các giá trị truyền thống.

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

Trước “cơn bão” hiện đại hóa của thị trường bánh Trung thu, Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị luôn tiếp thu và sáng tạo một cách chọn lọc nhất để các sản phẩm của mình không khiến người tiêu dùng “xót xa” vì tiếc nuối những hương vị truyền thống. Chị Lan Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Tuy một số nhà sản xuất đang khiến bánh Trung thu mất đi những giá trị vốn có nhưng tôi vẫn rất vui vì nhiều loại bánh khác tuy hiện đại mà vẫn giữ được nét cổ truyền. Bánh Trung thu Hữu Nghị là một trong số đó.”

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

Vị ngọt mềm của bí đỏ, vị thơm bùi của vừng đen, hương thơm đặc trưng của hoa bưởi, lá chanh… những hương vị rất “Việt Nam” đó chính là món quà đặc biệt mà Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị muốn đem tới người tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu 2012. Doanh nghiệp này cho biết, yếu tố hiện đại đã được khéo léo đan xen trong nhiều khâu khác như thiết kế mẫu mã hay sản xuất bánh bằng dây chuyền hiện đại.

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

Với bốn nhà máy lớn tại Hà Nội, Hà Nam, Bình Định và Bình Dương cùng hàng chục dây chuyền nhập khẩu từ Đức, Nhật, Đài Loan, Italia, các sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị được sản xuất trên nền công nghệ hiện đại, hạn chế tối đa các khâu thủ công nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa, mẫu mã bánh được thiết kế tinh tế, sang trọng hơn với các họa tiết truyền thống như vầng trăng, hoa sen, đèn lồng quen thuộc. Nhờ đó, mỗi sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị luôn là sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố ngon miệng, đẹp mắt, truyền thống và hiện đại.

Liên hệ đặt hàng:

Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị

Phòng bán hàng miền Bắc:

Tel: 04.36642431/2/3
Fax: 04.36642426

Phòng bán hàng miền Trung:

Tel: 056.3546915
Fax: 056.3546915

Phòng bán hàng miền Nam:

Tel: 08.37407658
Fax: 08.37407659