Lưu trữ cho từ khóa: hạn chế

Những thực phẩm bạn nên hạn chế dùng

Một số thực phẩm tưởng như có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu không biết sử dụng đúng, sẽ gây tác dụng phụ không như ý.
Hãy cùng tham khảo các loại thực phẩm nên hạn chế dùng nhiều.

Sinh tố

thucpham5
Tại các cửa hiệu hay quán cà phê, sinh tố được xem là thức uống dinh dưỡng vì chúng là hỗn hợp làm từ trái cây tươi và sữa. Nhưng thật ra, một ly sinh tố có thể chứa tới 500 calo, chưa kể có loại thêm đường, sữa đặc nguyên kem hoặc nước trái cây, khiến lượng calo càng tăng cao.
Sinh tố là thức uống để bắt đầu ngày làm việc hoặc tái tạo năng lượng sau khi luyện tập, nhưng bạn nên chú ý đến lượng calo tiêu thụ trong một ngày để có sự điều chỉnh phù hợp. Cách tiết kiệm và an toàn nhất là tự làm sinh tố không đường hoặc với sữa lạt tại nhà.

Bơ đậu phộng

thucpham4
Giảm dùng bơ đậu phộng không có nghĩa là bạn loại chúng khỏi khẩu phần dinh dưỡng mà chỉ lựa chọn và đọc nhãn hiệu cẩn thận trước khi mua. Hầu hết các loại bơ đậu phộng thường và loại bơ đậu phộng giảm béo chứa lượng calo bằng nhau. Bơ đậu phộng ít béo còn có thêm đường, không tốt cho quá trình giảm cân vì đó là nguồn chất béo không bão hòa đơn. Bạn nên tìm loại bơ đậu phộng không chứa dầu hoặc tự làm tại nhà.

Bánh dinh dưỡng

thucpham3
Nhiều loại bánh dinh dưỡng có thêm đường, khiến cơ thể tích tụ chất béo bão hòa đơn. Hơn nữa, một số bánh dinh dưỡng thường dùng thay thế các bữa ăn hằng ngày, ẩn chứa năng lượng cao. Tốt nhất, bạn chỉ nên bổ sung tinh bột chất lượng cao và protein trước khi tập thể thao hoặc đi bộ.

Thực phẩm không béo

thucpham2
“Không chất béo” không có nghĩa là không có calo. Thực phẩm không béo đôi khi cũng không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm không chất béo lành mạnh như trái cây và rau. Luôn kiểm tra thành phần dinh dưỡng để bảo đảm bạn tiêu thụ sản phẩm thật sự tốt cho sức khỏe chứ không chỉ là “không chất béo”. Calo, natri, chất xơ, vitamin và khoáng chất cũng là những thành phần đáng chú ý.

Salad trộn sẵn

thucpham1
Các loại salad cá ngừ, salad gà và tôm thường chứa nhiều chất béo và calo do được trộn chung với xốt mayonnaise. Phụ thuộc vào thành phần và kích thước, một miếng sandwich cá ngừ có thể chứa 700 calo và 40g chất béo. Bạn nên chọn loại salad có mayonnaise ít béo và quan tâm đến kích thước.

Thức uống bổ sung năng lượng

thucpham
Nếu chỉ đi dạo hoặc làm việc nhẹ nhàng, bạn nên hạn chế dùng thức uống bổ sung năng lượng. Một số thức uống chứa chất điện phân như natri và kali, cần thiết cho bạn khi tập luyện cường độ cao, nhưng đối với các hoạt động nhẹ nhàng lại không cần thiết. Thức uống bổ sung năng lượng thường chứa calo cao, tốt nhất, bạn nên uống nước lọc hoặc các thức uống không có calo để tránh cơ thể bị mất nước.
Theo Phunuonline.com.vn
The post Những thực phẩm bạn nên hạn chế dùng appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bí quyết dưỡng và giữ màu bền cho tóc nhuộm

Tóc nhuộm mang đến cho bạn vẻ ngoài trẻ trung và hiện đại nhưng nó cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt.

Gội đầu

Dầu gội dành riêng cho tóc nhuộm có tác dụng nhẹ hơn các loại thông thường vừa bảo vệ tóc ít bị xơ và chẻ ngọn, vừa giúp giữ màu tóc lâu hơn. Thêm vào đó, bạn nên sử dụng dầu xả tự nhiên để mái tóc khỏe mạnh. Tránh những dầu gội bạc hà bạn nhé, vì chất bạc hà rất dễ làm mất màu tóc nhuộm. Nên dùng dầu gội và dầu xả có chứa công thức đặc biệt để giữ màu nhuộm của tóc luôn sáng bóng.

tocnhuom-1377657573.jpg
Khi gội đầu cho tóc nhuộm, bạn cần lưu ý tới dầu gội đầu dành riêng cho tóc nhuộm, độ nóng của nước.

Với những người nhuộm tóc, khi gội đầu cần chú ý tới nhiệt độ của nước. Kể cả trong mùa đông, bạn cũng nên gội đầu với nước ấm hoặc nước mát, vì nước nóng có thể làm màu nhuộm của tóc phai nhanh.

Bí quyết giữ màu cho tóc nhuộm

Với những màu tươi như nâu hạt dẻ, vàng, bạn có thể dùng lá hương thảo cho vào nước và đun sôi, sau đó lọc lấy nước cô đặc và thoa lên tóc mỗi khi gội. Chất dầu từ loại thảo mộc này sẽ giúp màu của tóc sáng hơn. Với loại tóc nhuộm đen hay nâu đậm, bạn có thể dùng nước cà phê thoa lên tóc trong lần gội cuối, tức là dùng như một loại dầu xả, tóc bạn sẽ đẹp và bền màu hơn.

Hạn chế tiếp xúc với máy sấy nóng

Sau khi gội đầu, bạn nên hong tóc khô bằng quạt hoặc máy sấy lạnh. Tránh làm khô tóc với máy sấy nóng vì độ nóng sẽ làm tóc không kịp thích nghi (đang ướt chuyển sang nóng) nên dễ bị tổn thương lớp biểu bì và bị chẻ ngọn. Ngoài ra, nếu không thật sự cần thiết, bạn cũng nên hạn chế chải sấy tóc quá thường xuyên, làm ảnh hưởng đến độ bền của màu nhuộm.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Cũng như da, tóc có nhiều lớp tế bào và lớp ngoài cùng rất dễ bị tổn thương với khói bụi ô nhiễm và tia tử ngoại. Với mái tóc nhuộm, nắng còn là nguyên nhân khiến màu sắc dễ phai và làm tóc trở nên xơ xác.

Sau khi nhuộm tóc, nếu phải ra nắng, bạn cần che chắn cho tóc với mũ rộng vành và cột tóc gọn gàng với những loại kẹp có phần bao để cuộn tóc vào trong. Hạn chế để đầu trần dưới nắng trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 15h.

Theo Webphunu

Cách hạn chế mất vitamin C khi chế biến rau

Những món ăn từ rau như xào, luộc, nấu canh… đều rất dễ chế biến và thường không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta chế biến không đúng cách nên làm mất đi một lượng vitamin C đáng kể.

rau-2-1377020359.jpg

Khi luộc hay nấu canh, bạn nên để nước thật sôi mới cho rau vào, điều đó giúp rau nhanh chín, giữ được màu xanh mà lại không bị mất chất dinh dưỡng.

Những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc chế biến món rau:

– Rau để luộc bạn không nên ngắt nhỏ mà nên ngắt từng đoạn lớn hoặc để nguyên sẽ hạn chế việc mất vitamin C.

– Khi luộc rau nên cho chút muối vào nước để bảo vệ vitamin C có trong rau. Không nên hâm nóng rau nhiều lần, nên dùng rau trong khoảng một giờ kể từ khi được chế biến xong.

– Trong quá trình nấu canh, nên cho rau vào khi nước đã sôi, tránh cho rau lúc nước còn nguội sẽ làm phân tán vitamin C trong quá trình làm nóng. Chỉ nên dùng đũa bằng gỗ tre để đảo rau thay vì dùng đũa bằng kim loại sẽ phá hủy vitamin C trong thức ăn.

– Nước trong nồi khi đun nấu phải ngập hết phần rau xanh, nếu rau tiếp xúc với không khí khi đang nấu sẽ làm phân hủy vitamin C.

rau-1-1377020360.jpg

Khi xào rau, bạn nhớ cho nhiều dầu ăn để rau ít bị mất vitamin C khi chế biến.

– Với rau muống, điều quan trọng nhất khi luộc là thời gian. Bạn không nên luộc rau quá lâu sẽ làm rau bị nhũn và mất màu xanh. Thời gian luộc rau lâu nhất là dưới 7 phút.

– Sử dụng xoong có kích thước lớn, đổ nhiều nước sẽ giúp bạn rút ngắn quá trình luộc rau và giúp rau xanh hơn. Khi vớt rau ra, nước luộc rau cũng nhanh nguội nên không bị đen đi.

– Đối với món hấp phải luôn đậy kín, với món chiên, xào nên sử dụng nhiều dầu ăn để đảm bảo rau được bao phủ bởi một lớp dầu mỏng để rau không tiếp xúc trực tiếp với oxy.

Khánh Hòa

Cách hạn chế chất độc khi chế biến món nướng

Trong quá trình chế biến món nướng, thực phẩm và gia vị bị đốt cháy thường sinh ra nhiều chất độc có hại cho sức khỏe của mỗi người.

Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Võ Quốc nhằm giúp bạn hạn chế được các chất độc trong quá trình nướng thức ăn:

bo-nuong-1376908923.jpg
Trong quá trình nướng, nhớ thường xuyên quết dầu ăn lên thực phẩm để thực phẩm không bị khô hay cháy. Ảnh: Khánh Hòa.

– Trước khi nướng, nên lọc kỹ phần thịt mỡ, đối với thịt băm nên cho thêm chút bột mì để ngăn cản sự phát sinh các chất gây hại. Nên chia các nguyên liệu thành từng phần nhỏ và có thể nấu trước một vài phút khi nướng. Cách này có thể giảm lượng HCA (chất gây ung thư) trong thực phẩm.

– Những món nướng có tẩm ướp các gia vị có axit như chanh, giấm… thì nên cho nhiều hơn một chút vì chúng sẽ làm dung hòa bớt chất độc của thức ăn khi nướng.

– Nên làm chín từng mặt thịt, cá rồi mới chuyển qua mặt còn lại, tránh đảo đi đảo lại nhiều lần thịt sẽ lâu chín. Quét dầu liên tục lên thực phẩm trong quá trình nướng giúp chúng mềm và nhanh chín, không bị khô.

– Tốt nhất nên nướng thức ăn bằng lò vi sóng hoặc lò nướng vì dễ điều chỉnh nhiệt độ và thời gian. Những sản phẩm hiện đại này thường có bộ phận hứng mỡ và dịch tiết ra của thực phẩm nên sẽ không có khói, điều này có lợi cho sức khỏe, thức ăn không bị ám mùi khói.

mon-nuong-1376908923.jpg
Nếu nướng bằng than củi, bạn nển để than cháy hết trước khi nướng để hạn chế chất độc trong quá trình nướng. Ảnh: Khánh Hòa.

– Nướng trên than hoa là các nướng phổ biến và cũng được nhiều thực khách yêu thích vì mùi thơm bốc lên trực tiếp. Để tránh độc, nên để than cháy hết và không còn khói mới cho thực phẩm lên nướng. Ngoài ra có thể dùng giấy bọc hoặc lá chuối bọc thực phẩm rồi nướng để tránh bị khét.

– Món nướng thường dùng lửa than, gas hoặc điện. Lưu ý, bạn đừng bao giờ nướng trên lửa củi vì chúng sẽ làm cháy thực phẩm không ngon.

Khánh Hòa

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

– 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

– Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

– Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

– Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

– Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

– Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

– Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

– Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

– Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Làm sao để hạn chế ra mồ hôi ở mặt?

Mặt tôi bình thường ra mồ hôi rất nhiều, làm tôi rất khó chịu mỗi khi giao tiếp. Xin hỏi bác sĩ làm sao để hạn chế ra mồ hôi? – Bùi Thị Ngọc Diệu ([email protected]…)

lam-sao-de-han-che-ra-mo-hoi-o-mat

Ảnh minh họa – Internet

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, chủ tịch hội Tĩnh mạch học TP.HCM; cố vấn y khoa BV Quốc Tế Minh Anh:

Tăng tiết mồ hôi mặt và tăng tiết mồ hôi toàn thân hay xảy ra ở những bệnh nhân bị hội chứng cường thần kinh giao cảm. Bệnh không gây chết người nhưng mang lại nhiều phiền toái cho bệnh nhân và làm giảm chất lượng cuộc sống, nhất là về mặt tâm lý khi giao tiếp với những người xung quanh. Việc điều trị khá khó khăn, chủ yếu là sử dụng các loại thuốc ức chế thần kinh giao cảm và điều hoà hệ thần kinh thực vật. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều và lâu dài thì sẽ xuất hiện những phản ứng phụ và những tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, bạn nên đến thầy thuốc có kinh nghiệm để điều trị bệnh này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, luyện tập yoga đúng cách cũng có thể làm giảm tiết mồ hôi mặt và mồ hôi toàn thân. Để có kết quả, bạn nên kiên trì luyện tập thường xuyên.

Theo SGTT.vn

Giảm hư hại cho mái tóc khi thường ở phòng điều hòa

Bảo vệ tóc khi ngồi phòng điều hòa

Để tóc luôn khỏe đẹp khi thường xuyên phải ngồi trong phòng điều hòa, bạn nên chú ý những điểm sau:

– Không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng nóng vào. Nguyên nhân là nhiệt độ thay đổi đột ngột, mồ hôi sẽ bốc hơi nhanh chóng gây khô tóc, làm cơ thể hạ nhiệt nhanh dẫn đến rối loạn điều hòa nhiệt.

– Nên để nhiệt độ trong phòng và ngoài trời chênh nhau tối đa 8 độ. Không nên ngồi ở chỗ điều hòa thổi trực tiếp vào.

– Tránh ngồi trong phòng điều hòa khi tóc ướt vì lúc này tóc thường yếu hơn, lượng nước bị mất đi đột ngột sẽ khiến tóc của chúng ta dễ bị tổn thương hơn.

cham-soc-toc-khi-ngoi-dieu-hoa-nhieu1-13
Chú ý tới nhiệt độ trong phòng điều hòa, không để nhiệt độ chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời sẽ giúp tóc bạn giảm hư hại.

– Không nên ở trong phòng điều hòa liên tục quá 4 giờ liên tục.

– Nên có bình hơi xịt nước để thỉnh thoảng xịt cho tóc. Chú ý không phun nhiều, tóc sẽ bị bết.

– Ra ngoài đường nên thoa kem chống nắng và đội mũ cẩn thận để tránh tóc bị gãy, khô, chẻ ngọn.

– Nếu tóc bạn thường xuyên tiếp xúc với máy lạnh, không nên sử dụng máy sấy nhiều. Nếu trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sấy tóc ở chế độ mát. Nếu bắt buộc phải thường xuyên thay đổi kiểu tóc thì bạn nên dùng loại kem bảo vệ đặc biệt. Hạn chế sử dụng hóa chất với tóc như ép, nhuộm, uốn xoăn.

Gội đầu và dưỡng tóc

Nên chọn những loại dầu gội đầu dầu bảo vệ tóc chống ôxy hóa chứa nhiều vitamin E để chống lại các gốc tự do gây lão hóa tóc.

Với những người thường xuyên ngồi phòng điều hòa, việc gội đầu và dưỡng tóc rất quan trọng. Nên dùng dầu xả mỗi khi gội đầu để tăng cường dưỡng chất và độ ẩm cho tóc. Không nên thoa kem xả khô ở phần chân tóc, sẽ làm tóc nhanh bẩn.

Đặc biệt, các bạn hãy sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên cho tóc như mặt nạ bơ, đu đủ, chanh hoặc mật ong… Nó có thể giúp tóc phục hồi hư tổn, tăng cường sức sống, độ chắc khỏe và bóng mượt.

Tăng độ ẩm trong phòng

Việc thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa sẽ khiến mái tóc mất đi độ bóng mượt và sức sống tươi trẻ vốn có. Nguyên nhân do không khí trong phòng điều hòa thường khô hơn, khiến tóc mất đi độ ẩm cần thiết.

Để tăng cường độ ẩm trong phòng và hạn chế sự khô xơ của tóc, bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng mỗi khi bật điều hòa. Cách làm này tuy đơn giản nhưng nó có tác dụng rất hiệu quả trong việc tăng cường độ ẩm và giúp hạn chế hư tổn mái tóc khi ở lâu trong phòng điều hòa.

Uống đủ nước

Thông thường, cơ thể một người cần được cung cấp 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, khi ngồi trong phòng điều hòa, lượng nước trong cơ thể bị “bốc hơi” nhanh hơn. Vì thế, bạn cần tăng cường uống nước.

Ngoài việc uống nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng các loại nước trái cây tươi, nhất là nước cam để thay thế. Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước, cam còn bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Theo Webphunu

Làm gì để hạn chế chứng mộng du ở trẻ?

Chào bác sĩ,

Con tôi năm nay 10 tuổi, khi ngủ cháu hay bị mộng du, mở cửa phòng đi khắp nhà làm tôi rất lo lắng. Xin BS cho biết nguyên nhân gây chứng mộng du và làm thế nào để hạn chế tình trạng này? – (Hoàng Hải Anh – Bình Thuận)

Car nearly hitting toddler standing in driveway, night

Ảnh minh họa

Trả lời:

Bạn Hải Anh thân mến,

Mộng du là một loại của rối loạn giấc ngủ. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường xuất hiện ở trẻ em từ  3 – 12 tuổi và mất dần sau tuổi dậy thì.

Khi bị mộng du trẻ đang ngủ bỗng ngồi dậy, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, về phía giường ngủ của bố mẹ, hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài… Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ, vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Bệnh xảy ra không thường xuyên, cũng có trường hợp xảy ra hằng đêm.

Một số yếu tố dẫn đến trẻ mộng du là lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm; ngủ không có giờ giấc, thiếu magie, trào ngược thực quản; sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần; đi ngủ lúc bàng quang đầy nước tiểu; ngủ ở môi trường lạ hoặc nơi quá ồn ào, có quá nhiều ánh sáng…

Thông thường, tình trạng này sẽ mất dần khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Vì vậy, các bậc phụ huynh không cần điều trị bằng thuốc, nhưng nên đưa bé đến bác sĩ khám chuyên khoa để được tư vấn liệu pháp thích hợp.

Khi trẻ đang mộng du, tránh đánh thức hay làm trẻ giật mình. Hãy nhẹ nhàng đến gần và hướng trẻ quay trở lại giường ngủ. Mộng du có thể sẽ kết thúc ngay khi trẻ quay trở về điểm xuất phát, nhưng để an tâm hơn, cha mẹ nên nán lại với con để chắc chắn trẻ đã hoàn toàn ngủ say. Cũng có một số phương pháp giúp trẻ hạn chế chứng mộng du như: Cho con thư giãn trước khi ngủ bằng những bản nhạc nhẹ nhàng; giữ yên tĩnh và giảm độ sáng của đèn trong phòng khi con ngủ, hạn chế để trẻ uống nhiều nước vào buổi tối và nhắc con đi vệ sinh trước giờ ngủ để không phải thức dậy vào ban đêm.

BS Nguyễn Minh Ngọc

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Chọn giày dép cho người bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường dễ bị tổn thương ở bàn chân. Do bị giảm hoặc mất cảm giác bàn chân nên khi bị tổn thương, người bệnh không biết, vì vậy vết thương dễ nặng thêm.

Các vết thương đó rất khó lành do thiếu ôxy, thiếu dưỡng chất, khả năng đề kháng giảm. Bàn chân dễ bị tổn thương trước tác động của nhiệt độ môi trường cao hoặc thấp. Da bàn chân dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn, các mạch máu và đầu dây thần kinh tổn thương khi bị va chạm mạnh hoặc bị ép nén trong thời gian dài. Phần da chân cũng rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, cảm giác kém.

danamquainhamlech.jpg
Giày nam chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, bàn chân còn có thể bị biến dạng do teo các cơ, sai lệch khớp. Phân bố lực ép nén lên các phần của lòng bàn chân khi đứng và đi lại bị thay đổi. Với các đặc điểm trên, người bị tiểu đường cần lưu ý trong vấn đề chọn giày dép.

Giày phải đáp ứng các yêu cầu: mềm mại, có lót êm, không cộm. Lót giày đảm bảo cho sự phân bố áp lực đều lên lòng bàn chân, giảm chấn (có độ êm) cho bàn chân, nâng đỡ bàn chân.

Các yêu cầu vệ sinh, sinh thái của loại giầy này cần phải cao hơn các loại giầy thông dụng. Giầy hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn bên trong, có đặc điểm là mũi tròn và dày, tạo không gian rộng cho mũi chân, hạn chế nén ép lên bàn chân để tránh tổn thương da và mạch máu. Cửa giày được mở rộng hơn so với giày thông thường để bệnh nhân dễ xỏ chân; bộ phận đóng mở giày linh hoạt bằng băng dính nhám hoặc dây giày.

Phần mũ, lót giày đòi hỏi phải ít chắp nối, gờ cộm. Lót mặt giày êm và có thể tháo lắp. Giày được khử khuẩn, khử mùi nên tránh được hôi chân và bệnh lý cho bàn chân, giữ cho bàn chân khô ráo sạch sẽ. Trọng lượng giày nhẹ và đế cao su tự nhiên thấp giúp người đi không bị mỏi chân.

danuhomui.jpg
Giày nữ chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Biến chứng loét bàn chân đái tháo đường thường xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái. Bệnh thường bắt đầu do đi giày dép chật. Các tổn thương ở bàn chân sẽ nặng hơn nhanh chóng nên người bệnh cần lưu ý mang giày đúng cách, xem xét bàn chân mỗi ngày và nên điều trị ngay khi phát hiện có vết thương ở bàn chân dù rất nhỏ.

Người mắc bệnh tiểu đường khi đi loại giày với các đặc điểm trên sẽ hạn chế được sự nén, ép lên bàn chân, tránh tổn thương da và mạch máu. Đặc biệt, người bệnh có thể dễ dàng điều chỉnh giày vừa với bàn chân; tránh tổn thương, trầy xước da khi đi lại; hạn chế tối đa khả năng va đạp, đâm xuyên của các vật thể vào bàn chân…

Hiện, Viện nghiên cứu Da giày Việt Nam bán 6 mẫu giày cho người mắc bệnh tiểu đường – kết quả nghiên cứu từ năm 2010 đến 2012 – với 3 mẫu giày cho nữ, 3 mẫu dành cho nam. Sản phẩm bán tại Viện Nghiên cứu Da giày Việt Nam và bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Ngọc Bích

Tuyệt chiêu ‘cấp cứu’ làn da cháy nắng

Những ngày thời tiết nắng nóng kéo dài khiến da bạn bị đen sạm, thậm chí cháy nắng. Nếu ở hữu làn da dễ bắt nắng hoặc phải làm việc liên tục ngoài trời, bạn sẽ thấy thật khổ sở vì da đỏ rát. Để khắc phục và hạn chế tình trạng này, hãy tham khảo những bí quyết chữa cháy nắng an toàn từ những nguyên liệu tự nhiên dưới đây:

1. Để cứu cánh ngay lập tức làn da bị cháy nắng, bạn nên ngâm da trong nước lạnh khoảng 15 phút tại một thời điểm sớm nhất có thể. Nước lạnh ở nhiệt độ vừa phải có thể làm giảm sưng cho làn da cháy nắng. Lưu ý không chà xát da với nước đá, vì có thể gây tổn thương làn da.

chay-da-1369120860_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Andyle.

2. Nếu bạn đang bị cháy nắng trên khắp tất cả cơ thể, hãy tắm trong một bồn tắm nước ấm, cho thêm một ít nước bột yến mạch hòa tan. Bột yến mạch sẽ giúp làm dịu bỏng rát và giữ ẩm cho da.
     
3. Pha một ấm trà xanh và để nguội ở nhiệt độ phòng. Ngâm một miếng vải sạch trong ấm trà xanh để tạo thành một miếng gạc và đặt nhẹ lên da bị cháy nắng ít nhất từ 10 đến 15 phút.
     
4. Dấm có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng viêm và ngứa ngáy da. Bạn không cần phải áp dụng dấm trực tiếp lên da. Chỉ cần ngâm khăn giấy một vài giây trong chai dấm trắng hoặc dấm táo. Sau đó, chườm khăn nhẹ nhàng trên các khu vực bị cháy nắng.

5. Dùng vỏ dưa hấu ép ấy nước, sau đó cho mật ong vào trộn đều. Bạn chỉ cần đấp chúng lên da đều đặn mỗi ngày cho đến khi các vết cháy trên da nhạt dần. Trong mật ong có chứa các vitamin cần thiết để làm trắng da và phục hồi làn da bị tổn thương. Còn vỏ dưa hấu lại có tác dụng làm mát, bớt bỏng rát.

6. Dùng dưa chuột hoặc khoai tây cắt lát đắp lên vùng da bị cháy nắng sẽ đem lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu.

7. Dùng bắp cải luộc nhừ và nghiền nhuyễn, đắp lên vùng da bị cháy nắng khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Nên duy trì thực hiện thường xuyên trong vòng ít nhất một tuần để giúp tái tạo các tế bào da.

Lưu ý:

– Trong giai đoạn da bị cháy nắng, bạn nên uống nhiều nước, tăng cường các loại rau xanh, trái cây. Nên hạn chế ra nắng cho đến khi da hồi phục.

– Luôn mặc quần áo kín để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, hạn chế tiếp xúc với tia UV.
     
– Ăn nhiều rau, củ, quả có màu cam (như cà rốt) cũng giúp bảo vệ chống lại làn da bị cháy nắng. Lưu ý chỉ cần ăn  2 hoặc 3 củ cà rốt mỗi ngày là đủ. Tiêu thụ quá nhiều cà rốt trong ngày có thể “nhuộm” vàng da.

Theo Webphunu