Lưu trữ cho từ khóa: rau xanh

Lợi ích sức khỏe bất ngờ từ cải bó xôi

Cải bó xôi còn gọi là rau chân vịt, ba thái, có tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae. Cải bó xôi thường có cuống nhỏ và lá xanh đậm, lá mọc chụm lại ở một gốc bé xíu. Thân và lá dòn, dễ gãy, dập. Cải bó xôi không những là một món ăn ngon mà còn có tác dụng rất “thần kỳ” trong y học để phòng và chữa nhiều bệnh.

Cải bó xôi có tác dụng bổ huyết, do đó có lợi với người bị thiếu máu. Ăn cải bó xôi có tác dụng tống đẩy chất thải qua đường tiêu hóa (thông tiện), giúp tiêu hóa nhanh hơn (tiết dịch), bảo vệ lớp niêm mạc tiêu hóa tránh vi khuẩn và chất độc tấn công (tiết nhầy). Ăn cải bó xôi thường xuyên làm giảm biến chứng đái tháo đường, ung thư tiền liệt tuyến và buồng trứng…Cải bó xôi có thể hấp, luộc, xào, nấu canh với tôm, thịt ăn rất ngon và nhiều dinh dưỡng.

loi-ich-suc-khoe-bat-ngo-tu-cai-bo-xoi

Sau đây là một số tác dụng của cải bó xôi:

– Nhuận trường, thông đại tiện: Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho cải bó xôi (đã rửa sạch, để ráo, cắt khúc) vào đun sôi lại là dùng được.

– Tăng tiết dịch tụy mật, các tuyến nội tiết: 300g cải bó xôi rửa sạch, xắt sợi nhỏ, 50g cật heo, 50g gan bò, 3g hành tây. Tất cả nấu trong 500ml nước, nêm 1/3 muỗng bột nêm, còn 150ml, cho thêm 3 tép đầu hành lá. Ăn sáng, trưa, chiều, liền trong 3 tuần.

– Bổ trợ tim suy: 250g cải bó xôi, 150g dây lá chùm bao (lạc tiên), 5g cam thảo, sao khử thổ chung 3 thứ rồi tán nhuyễn uống uống liên tục với nước sôi để nguội.

– Chống hoại huyết: 150g cải bó xôi, rửa sạch, xắt sợi nhỏ, ngâm chung với 1/3 muỗng cà phê muối khoảng 1 giờ. Sao, khử thổ, tán nhuyễn. Lúc khát, pha 1 muỗng canh trong 30ml nước đun sôi để nguội. Uống 1 – 4 lần/ngày. Liên tục trong 10 ngày.

– Chống thiếu máu, hạ huyết áp: 100g cải bó xôi, rửa sạch, xắt nhỏ, cho ½ muỗng cà phê bột nêm, 3g hành tây xắt khoanh. Nấu 3 chén nước còn 1 chén. Ăn cái, uống nước ngày 2 lần.

– Trị mắt quáng gà: 500g cải bó xôi tươi, nghiền nát lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần.

– Phòng ngừa cao huyết áp, đi đại tiện khó: Cải bó xôi tươi 300g, cho vào nước sôi ngâm trong vòng 3 phút, sau đó vớt ra trộn với muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần.

– Chữa viêm cấp đường tiêu hóa, táo bón, kiết lị: 100g cải bó xôi, 1/3 muỗng cà phê muối, nấu với 3 chén nước, còn 1 chén. Người lớn uống một lần vào buổi trưa. Trẻ em uống sáng và chiều.

– Cần cho thai phụ: Ăn cải bó xôi trong 3 tháng đầu mang thai giúp hình thành các dây thần kinh ghi nhớ, học tập ở bào thai.

Ngoài ra cải bó xôi còn có nhiều tác dụng khác như giảm hen suyễn, quáng gà, đục thủy tinh thể, viêm gan, đau đầu, đau mắt, viêm đau khớp, nóng trong người, rụng tóc, táo bón ở người già, viêm đường tiết niệu, mỡ máu cao…

Lưu ý:

Người bị sỏi thận, lao phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi nhiều. Khi chế biến, nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

Theo Nongnghiep.vn

Mẹo luộc rau ngon và hấp dẫn

Luộc là phương pháp chế biến thức ăn đơn giản nhất nhưng không phải ai cũng biết “luộc” đúng cách. Đặc biệt với rau xanh, luộc không khéo sẽ làm mất vitamin sẵn có trong rau hoặc làm mất màu rau, kém ngon miệng.

Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về phương thức đơn giản nhất trong việc nội trợ đồng thời bảo toàn được dinh dưỡng cũng như hương vị cho các món rau luộc.

Luộc rau không chỉ đơn giản là cho rau vào nước sôi, đợi rau chín rồi vớt ra. Càng giản tiện trong quy trình bao nhiêu, càng cần phải có bí quyết đảm bảo độ hấp dẫn cho các món ăn bấy nhiêu.

1. Muối và nước đá

Để giữ rau sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh tự nhiên đồng thời có vị giòn và không bị nát, bí quyết dành cho bạn là muối và nước đá lạnh. Quy trình như sau:

meo-luoc-rau-ngon-va-hap-dan

– Cho nước vào nồi đun sôi trên lửa cao. Chờ nước thật sôi mới cho rau vào luộc bởi rất nhiều vitamin bị mất và hòa tan ngay sau khi rau được cho vào nước.

– Chuẩn bị các loại rau, thái miếng theo ý thích của bạn.

– Khi nước sôi, thêm ít muối vào để giữ màu cho rau. Tỉ lệ hợp lý là một muỗng cà phê muối trên mỗi nửa lít nước luộc.

– Cho rau vào nồi đun sôi nhỏ lửa, khoảng 2-5 phút tùy theo từng loại rau.

– Sau 30 giây, đảo rau và thử nghiệm độ chín. Khi rau chín, dùng muôi thủng vớt ra và thả vào bát nước đá.

– Khi rau nguội, vớt ra và để ráo. Làm như thế, rau sẽ ngon, giòn và không bị nát.

2. Dầu ăn

meo-luoc-rau-ngon-va-hap-dan

Khi luộc rau, bạn có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc. Dầu ăn sẽ phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau của bạn xanh và bóng hơn. Đồng thời, lớp dầu ăn còn có thể giúp rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên nước luộc sẽ có váng mỡ, tùy theo khẩu vị của gia đình mà có thể sử dụng hoặc không.

3. Chanh hoặc giấm

Một vài giọt chanh hoặc giấm cũng rất hữu ích trong việc giữ màu một vài loại rau củ như súp lơ, cà rốt. Chúng cũng rất hữu ích trong việc tăng thêm hương vị các loại rau củ.

Một lưu ý đặc biệt khác bạn nên nhớ, khi luộc bất kì rau củ nào cũng nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh. Hãy thưởng thức rau luộc càng sớm càng tốt để món ăn được ngon miệng và tận dụng được nhiều dinh dưỡng.

Theo Depplus.vn

Húng quế có thể giúp phòng chống ung thư

Khả năng ngừa ung thư và bảo vệ tế bào thần kinh của loại rau này được đánh giá cao và nổi bật hơn cả…

Theo một nghiên cứu được công bố trong năm 2010 trên Tạp chí Sản khoa và Phụ Khoa của Đài Loan thì húng quế có thể giúp giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch.

hung-que-co-the-giup-phong-chong-ung-thu

Công dụng tuyệt vời của húng quế trong chữa ung thư.

Một thành phần hóa học của húng quế, được gọi là axit caffeic, đã được thử nghiệm trong nghiên cứu này, tại Trường Đại học Y Chung Shan, Đài Trung, Đài Loan, và được kết luận là có hiệu quả chống lại ung thư cổ tử cung.

Và đặc biệt, người Ấn Độ đã xem húng quế như một loại thảo mộc thiêng liêng. Trong số các tác dụng chữa bệnh, khả năng ngừa ung thư và bảo vệ tế bào thần kinh của loại rau này được đánh giá cao và nổi bật hơn cả.

Làm được điều kỳ diệu trên là nhờ thành phần carnosol dồi dào trong húng quế. Khi đi vào cơ thể, carnosol có khả năng ức chế sự phát triển các tế bào ung thư tiền liệt tuyến nhanh nhạy.

Không chỉ vậy, giới nhà khoa học còn khám phá chiết xuất từ húng quế có thể làm chậm quá trình hình thành khối u gan ở chuột, ngăn ngừa sự di căn mạnh mẽ của căn bệnh.

Đặc biệt ngoài tác dụng chống viêm, các chất chống oxy hóa trong húng quế còn mang lại tác dụng sửa chữa tế bào lỗi. Thậm chí, chúng còn có khả năng triệt tiêu các tổn thương tiền ung thư và ức chế quá trình hình thành khối u.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo không nên lạm dụng tinh dầu húng quế. Nếu nó là an toàn khi được sử dụng như một loại thực phẩm thì khi ở dạng tinh dầu lại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Các công dụng khác

Ngoài ra các loại rau húng nói chung còn có tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào cơ tim, chống lại các thiệt hại do ôxy hóa. Tinh dầu trong rau húng đã được thử nghiệm có thể hòa tan trong nước và có lợi cho các hoạt động sinh học bên trong cơ thể.

Theo Phunutoday.vn

Lợi ích dinh dưỡng từ cần tây

Ngay từ thế kỷ thứ 9 TCN, cây cần tây đã được sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Tuy nhiên, việc dùng cần tây để chế biến thành món ăn chỉ bắt đầu diễn ra ở các nước Châu Âu từ những năm 1700.

Cần tây được trồng rất phổ biến ở nước ta. Đây là loại cây có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp, lợi tiểu. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và củ. Phần thân và lá cần tây được dùng để chế biến nhiều món ăn như xào với thịt bò, nấu nước xúp…. Đây được xem là một trong những loại rau thơm ngon, hợp khẩu vị của người Việt. Ăn nhiều cần tây sẽ giúp cơ thể có được những lợi ích sau:

Giàu dinh dưỡng, ít calo

Lượng calo trong cần tây khá ít, chỉ khoảng 20 calo cho mỗi nhánh. Tuy nhiên, cần tây lại cung cấp rất nhiều chất xơ, mang lại cảm giác no lâu. Nhờ đó, người dùng có xu hướng giảm thèm ăn những thứ khác. Cần tây còn giàu các chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, axít folic, vitamin B6, B12 và canxi.

loi-ich-dinh-duong-tu-can-tay

Ảnh minh họa – Internet

Phòng chống ung thư

Coumarin là một hợp chất hóa học từ thực vật có trong cây cần tây. Đây là hợp chất được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư bằng cách hỗ trợ cho hoạt động của các tế bào bạch cầu. Hợp chất coumarin hiện diện trong cần tây còn trợ giúp cho hoạt động của hệ thống mạch máu, có tác dụng làm dịu chứng đau nửa đầu.

Giảm huyết áp và cholesterol

Cây cần tây có chứa 3-n-butylphthaline (3nB)- hợp chất có công dụng làm hạ huyết áp. Một kết quả nghiên cứu trên động vật do trường Đại học Quốc gia Singapore thực hiện cho thấy, chỉ một lượng nhỏ hợp chất nói trên cũng góp phần làm huyết áp giảm từ 12%-14%, và 7% mức cholesterol trong cơ thể. Nếu muốn cung cấp cho cơ thể loại hợp chất quý giá này, bạn chỉ cần ăn từ 4 đến 6 nhánh cần tây mỗi ngày.

Giảm đau

Hợp chất 3nB nói trên cũng được đánh giá có tác dụng làm giảm đau hiệu quả ở các căn bệnh thường gây đau nhức như bệnh viêm khớp, đau nhức toàn thân hay gút. Nhiều kết quả nghiên cứu đã thực hiện bằng cách sử dụng một chất cô đặc được chiết xuất từ hạt cần tây với thành phần có chứa 85% chất 3nB. Trong suốt 12 tuần diễn ra cuộc thí nghiệm tại trường ĐH Queensland (Úc), 15 người tham gia thí nghiệm đang bị các bệnh viêm khớp mãn tính, loãng xương hay gút đã được cho uống 34mg chiết xuất từ hạt cần tây, chia làm hai lần mỗi. Sau ba tuần, mức độ các cơn đau giảm xuống tới 68%. Thậm chí, ở một số người, tỷ lệ này lên tới 100%, các cơn đau hoàn toàn biến mất.

Bổ sung chất điện phân

Nếu thường xuyên tập luyện thể thao và bị mất nước do đổ mồ hôi quá nhiều trong quá trình tập với cường độ mạnh, bạn sẽ hiểu rõ sự cần thiết của việc bổ sung các chất điện phân cho cơ thể. Trong trường hợp này, thay vì sử dụng các loại đồ uống thể thao vốn chứa rất nhiều đường và phẩm màu, bạn nên chọn nước ép từ cần tây. Nhờ có hàm lượng natri và kali dồi dào, nước ép cần tây là lựa chọn lý tưởng cho việc bù nước và cung cấp thêm chất điện giải trong những trường hợp cơ thể bị mất nhiều nước như sốt, tiêu chảy hay chơi thể thao…

Theo Phunuonline.com.vn

Lợi ích sức khỏe bất ngờ từ ngò rí

Cây ngò rí (mùi tàu) là một loại gia vị quen thuộc trong bữa cơm. Đông y còn sử dụng ngò rí làm vị thuốc trị 10 chứng bệnh hay gặp như tiêu chảy, loét miệng, thiêu máu…

Không chỉ là loại gia vị giúp món ăn trở nên thơm ngon hơn, ngò rí (hay còn gọi là ngò ta hoặc rau mùi) còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Trị sưng viêm

Ngò rí chứa hai thành phần dưỡng chất quan trọng là cineole và axít linoleic có tác dụng chống viêm nhiễm rất tốt. Do vậy, đối với những ai bị viêm khớp hay thấp khớp thì ngò rí được xem loại thực phẩm không nên bỏ qua trong các bữa ăn hàng ngày.

2. Hạ cholesterol xấu

Thường xuyên ăn hoặc uống nước ép ngò rí sẽ giúp giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong máu một cách hiệu quả. Đó là nhờ vào các hợp chất thiết yếu có trong cây ngò rí như axít linoleic, axít oleic, axít palmitic, axít stearic và axít ascorbic (vitamin C). Những hợp chất này có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol xấu bám vào các thành động mạch và tĩnh mạch, đồng thời tăng lượng cholesterol tốt trong máu, giúp bảo vệ hệ thống tim mạch luôn khỏe mạnh.

loi-ich-suc-khoe-bat-ngo-tu-ngo-ri

3. Trị tiêu chảy

Ngò rí chứa dồi dào chất borneol và linalool có tác dụng trợ giúp tiêu hóa, trị các chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Ngoài ra, nó cũng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiêu chảy gây ra bởi các loại vi khuẩn và nấm vì các hợp chất cineole, borneol, limonene, alpha pinene và beta phelandrene hiện diện trong ngò rí có tác dụng chống vi khuẩn rất mạnh.

4. Trị loét miệng

Nhờ vào hợp chất citronelol có khả năng khử trùng mạnh và các hợp chất chống vi khuẩn khác, việc ăn ngò rí thường xuyên giúp cơ thể chống lại các chứng viêm loét miệng. Bên cạnh đó, ngò rí còn giúp bạn có hơi thở thơm tho hơn.

5. Trị bệnh thiếu máu

Thường xuyên ăn ngò rí giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt, giúp điều trị bệnh thiếu máu một cách an toàn và hiệu quả.

6. Trị bệnh đậu mùa

Tinh dầu ngò rí có chứa chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng chống vi khuẩn, chống nhiễm trùng và giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, sự hiện diện của vitamin C và chất sắt có trong ngò rí giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa và trị bệnh đậu mùa một cách hiệu quả. Hơn nữa, ngò rí còn có khả năng làm dịu các cơn đau và giúp bênh nhân bị đậu mùa nhanh phục hồi sức khỏe.

7. Trị rối loạn kinh nguyệt

Ngò rí đặc biệt tốt cho phụ nữ, nhất là những người bị rối loạn kinh nguyệt. Bằng cách kích thích và làm cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, ngò rí giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.

8. Chăm sóc mắt

Ngò rí có chứa nhiều chất chống ôxy hóa, vitamin A, vitamin C và các khoáng chất như phốt pho… giúp ngăn chặn sự lão hóa sớm ở mắt, từ đó giúp phòng ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và làm dịu căng thẳng cho mắt.

9. Làm đẹp da

Ngò rí rất tốt cho da. Bôi hỗn hợp nước ép từ lá ngò rí trộn với bột nghệ lên mặt có thể giúp trị mụn bọc và mụn trứng cá.

10. Cân bằng đường huyết

Bên cạnh những lợi ích nói trên, ngò rí còn có tác dụng cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể nhờ vào việc kích thích lượng insulin trong máu tăng nhanh hơn.

Ngoài ra, thường xuyên ăn ngò rí còn có thể giúp cơ thể chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, suy nhược thần kinh, đau dạ dày và điều trị yếu sinh lý ở nam giới.

Theo Phunuonline.com.vn

Loại rau nào chứa nhiều vitamin A, B, C, E?

Xin bác sĩ cho biết loại rau nào chứa nhiều vitamin A, B, C, E? Nên ăn rau sống hay phải nấu chín? – (Bùi Thị Hà, Hà Nội).

loai-rau-nao-chua-nhieu-vitamin-a-b-c-e

Chào bạn,

Rau củ rất giàu vitamin và khoáng chất. Rau càng tươi thì hàm lượng cellulose và các khoáng chất như canxi, sắt… càng phong phú. Màu sắc của rau sẽ giúp chúng ta biết rau đó chứa nhiều vitamin gì. Chẳng hạn rau màu xanh rất giàu vitamin C, vitamin B1, B2.

Rau càng xanh càng có tác dụng ngăn đường biến thành tartraxine mỡ. Rau màu đỏ chứa nhiều caroten, vitamin A giúp cho hệ thống thần kinh hưng phấn và sẽ khiến cho bạn có cảm giác thèm ăn. Rau màu vàng chứa nhiều chất flavone có khả năng phòng chống bệnh ung thư. Rau màu trắng có khả năng phòng chống ung thư dạ dày, ung thư vú, chẳng hạn như súp lơ trắng chứa nhiều vitamin C và isôthocynatae có tác dụng phòng chống ung thư vú.

Theo nhiều nghiên cứu, thì rau nào có thể ăn sống được thì nên ăn sống. Vì rau ăn sống sẽ giữ được thành phần dinh dưỡng nhiều hơn là rau đã qua chế biến. Rau ăn sống rất có ích cho việc phòng chống ung thư và còn tránh hấp thụ dầu và các gia vị trong quá trình nấu nướng. Tuy nhiên, rau phải đảm bảo sạch không nhiễm các vi sinh vật, nhất là trứng giun, sán.

BS Cẩm Nga

Theo Suckhoedoisong.vn

Cách hạn chế mất vitamin C khi chế biến rau

Những món ăn từ rau như xào, luộc, nấu canh… đều rất dễ chế biến và thường không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta chế biến không đúng cách nên làm mất đi một lượng vitamin C đáng kể.

rau-2-1377020359.jpg

Khi luộc hay nấu canh, bạn nên để nước thật sôi mới cho rau vào, điều đó giúp rau nhanh chín, giữ được màu xanh mà lại không bị mất chất dinh dưỡng.

Những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc chế biến món rau:

– Rau để luộc bạn không nên ngắt nhỏ mà nên ngắt từng đoạn lớn hoặc để nguyên sẽ hạn chế việc mất vitamin C.

– Khi luộc rau nên cho chút muối vào nước để bảo vệ vitamin C có trong rau. Không nên hâm nóng rau nhiều lần, nên dùng rau trong khoảng một giờ kể từ khi được chế biến xong.

– Trong quá trình nấu canh, nên cho rau vào khi nước đã sôi, tránh cho rau lúc nước còn nguội sẽ làm phân tán vitamin C trong quá trình làm nóng. Chỉ nên dùng đũa bằng gỗ tre để đảo rau thay vì dùng đũa bằng kim loại sẽ phá hủy vitamin C trong thức ăn.

– Nước trong nồi khi đun nấu phải ngập hết phần rau xanh, nếu rau tiếp xúc với không khí khi đang nấu sẽ làm phân hủy vitamin C.

rau-1-1377020360.jpg

Khi xào rau, bạn nhớ cho nhiều dầu ăn để rau ít bị mất vitamin C khi chế biến.

– Với rau muống, điều quan trọng nhất khi luộc là thời gian. Bạn không nên luộc rau quá lâu sẽ làm rau bị nhũn và mất màu xanh. Thời gian luộc rau lâu nhất là dưới 7 phút.

– Sử dụng xoong có kích thước lớn, đổ nhiều nước sẽ giúp bạn rút ngắn quá trình luộc rau và giúp rau xanh hơn. Khi vớt rau ra, nước luộc rau cũng nhanh nguội nên không bị đen đi.

– Đối với món hấp phải luôn đậy kín, với món chiên, xào nên sử dụng nhiều dầu ăn để đảm bảo rau được bao phủ bởi một lớp dầu mỏng để rau không tiếp xúc trực tiếp với oxy.

Khánh Hòa

Mẹo hay với trứng chiên, rau luộc

Làm trứng chiên hay luộc rau là cách chế biến món ăn rất đơn giản. Tuy nhiên, để trứng chiên xốp, mềm hay rau luộc xanh mướt… thì không phải ai cũng biết. Đầu bếp Thanh Nga sẽ chia sẻ với bạn một vài bí quyết rất hữu ích để có món trứng chiên, rau luộc thơm ngon.

Với món trứng chiên:

– Dầu ăn: Khi đập trứng vào bát, sau khi cho các gia vị, bạn nhớ thêm một muỗng canh dầu ăn vào rồi đánh đều tay. Dầu ăn sẽ làm cho món trứng chiên của bạn có màu vàng mượt đẹp mắt, mềm và không bị khô khi để nguội.

trung-chien-1373859039_500x0.jpg
Trứng chiên là món rất dễ chế biến và thích hợp với nhiều người. Ảnh: N.S.

– Có nhiều người thích ăn lớp trứng chiên xốp mà không muốn sử dụng bột nở, cách đơn giản nhất là để dầu thật sôi rồi mới cho trứng vào chiên, trong quá trình chiên, nhớ luôn giữ lửa lớn.

– Sử dụng rượu trắng khi làm trứng chiên. Một vài giọt rượu trắng cùng với các gia vị khác sẽ làm món trứng chiên của bạn thơm ngon và không có mùi tanh.

Với rau muống luộc:

– Điều quan trọng nhất khi luộc rau muống là thời gian. Bạn không nên luộc rau quá lâu sẽ làm rau bị nhũn và mất màu xanh. Thời gian luộc rau lâu nhất là dưới 7 phút.

– Sử dụng xoong có kích thước lớn, đổ nhiều nước sẽ giúp bạn rút ngắn quá trình luộc rau và giúp rau xanh hơn. Khi vớt rau ra, nước luộc rau cũng nhanh nguội nên không bị đen đi.

rau-muong-1-1373859039_500x0.jpg
Rau sau khi luộc cho vào nước đá lạnh sẽ giúp rau xanh và giòn hơn. Ảnh: N.S.

– Nếu lượng rau luộc quá nhiều mà bạn cho vào cùng một lúc, rau sẽ lâu chín, dễ bị thâm đen. Cách tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên chia thành nhiều đợt để luộc.

– Để rau luộc xanh và giòn, trong khi luộc nên cho một ít muối vào nước luộc. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vào nồi nước luộc một thìa dầu ăn, rau sẽ xanh và bóng hơn.

– Khi vớt rau ra, nên để rau vào một chiếc rổ lớn, không nên để rau chồng lên nhau, rau sẽ lâu nguội nên dễ bị đen. Bên cạnh đó, bạn có thể cho rau vừa vớt ra vào thau nước lọc có ít đá lạnh, điều này sẽ giúp rau giòn và giữ được màu xanh.

– Nếu muốn sử dụng nước luộc, sau khi nêm gia vị, bạn hãy để nước nguội trước khi vắt chanh vào để tránh vị đắng.

Khánh Hòa

Làm sạch mụn nhờ rau diếp cá

Rau diếp cá là thành phần tự nhiên giúp giảm mụn, trị sưng tấy vô cùng hiệu quả..

Diếp cá kết hợp lô hội

Với tính kháng khuẩn cao, diếp cá sẽ làm các nốt mụn giảm sưng tấy và khô xẹp lại. Bên cạnh đó gel lô hội lành tính đối với mọi loại da sẽ giúp làm se lỗ chân lông, mờ vết thâm do mụn để lại. Kết hợp lá diếp cá và lô hội bạn sẽ được loại mặt nạ trị mụn tự nhiên hữu hiệu không hề thua kém các loại thuốc đắt tiền.

Hãy lấy nước cốt diếp cá trộn đều với phần thịt lô hội tươi để được loại mặt nạ dịu mát, lành tính và trị mụn hiệu quả

1371385355-a1--2-

Đắp lô hội và diếp cá 2 lần một tuần để da sạch bong mụn.

Diếp cá kết hợp mật ong

Buổi tối trước khi đi ngủ bạn hãy lấy diếp cá xay lấy nước, trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1 thành một hỗn hợp. Dùng hỗn hợp này để thoa lên mặt trong vòng 10-15 phút.

1371385432-0008

Diếp cá chứa rất nhiều công dụng cho làn da.

Mật ong giúp da dưỡng ẩm, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm vết mụn sưng tấy, giúp da sáng và mịn màng hơn. Khi dùng chung với diếp cá, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và căng mịn.

Diếp cá kết hợp muối

1371385311-002

Diếp cá kết hợp muối để kiềm dầu hiệu quả.

Để xử lý tình trạng da dầu của mình bạn có thể giã nát diếp cá rồi trộn với một chút muối hạt rồi bôi lên mặt. Muối giúp da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm). Ngoài ra, nó còn có tính sát khuẩn cao, giúp da thải độc, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả nữa đấy.

Nước diếp cá nguyên chất

Dập dập lá ra, lấy nước, rồi vỗ lên mặt, lên cổ, lên tay. Để 15 phút rồi rửa lại. Lúc đó da rất sạch, mịn và mát.

Theo  Eva

Rau xanh – Nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm lớn nhất

Nghiên cứu mới nhất đã chứng minh rau xanh và trái cây là nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm lớn nhất trên toàn cầu.

Tiến sĩ Patricia Griffin, một trong những tác giả của nghiên cứu này cho hay phát hiện này không thể làm giảm nhu cầu ăn rau hàng ngày, tuy nhiên mọi người nên chắc chắn rằng rau được rửa kỹ và nấu chín ở nhiệt độ làm chết vi khuẩn gây ngộ độc.

Theo CDC ước tính, mỗi năm tại Mỹ có khoảng 48 triệu người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có tới 128.000 ca nhập viện và 3.000 ca tử vong.

Tiến sĩ Griffin cho hay ngộ độc thực phẩm liên quan đến các loại rau xanh nhiều hơn các loại thực phẩm khác.

rau-xanh-nguon-goc-gay-ngo-doc-thuc-pham-lon-nhat

Rau xanh là nguồn gây ngộ độc thực phẩm lớn nhất.

Một minh chứng cho điều này là tháng trước, hãng đồ ăn nhanh Taco Bell đã gặp phải vụ bê bối mua phải rau riếp nhiễm khuẩn E.coli.

Ông Michael Doyle, giám đốc Trung tâm an toàn thực phẩm của Đại học Georgia cho hay “Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Quốc gia nên dành thời gian và nguồn lực nhiều hơn để kiểm tra các loại trái cây và rau quả”.

Trước đó, thịt đỏ được xem là nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, trái cây và rau quả đã trở nên ngày càng không an toàn hơn đối với người tiêu dùng.

(Theo Kienthuc)