Lưu trữ cho từ khóa: thịt

Vị thuốc chữa bệnh từ thịt dê

Thịt dê và các bộ phận khác của dê có tác dụng ôn bổ tỳ vị, ôn bổ can thận nên thường dùng cho người bị tỳ vị hư hàn, nôn ói, thân thể gầy còm… Tuy nhiên, theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt dê nói riêng và các sản phẩm lấy từ dê nói chung đều có tính ấm nóng cho nên những người thể chất thiên nhiệt và đang bị sốt do cảm mạo không nên dùng.

Thịt dê: Vị ngọt, tính ấm có công dụng bổ huyết ích khí, ôn trung noãn thận. Được dùng để chữa các chứng thiếu máu, gầy yếu, suy nhược cơ thể, chán ăn, đau bụng do hư hàn, thận dương hư gây nên đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu…

Trị các chứng suy nhược cơ thể, đau bụng do hư hàn: Thịt dê 250g thái miếng, 30g đương quy, 15g sinh khương hầm thật nhừ rồi chắt nước cốt uống.

vi-thuoc-chua-benh-tu-thit-de

Trị chứng tỳ vị hư nhược, chán ăn, nôn và buồn nôn do hư hàn: Thịt dê 250g thái vụn rồi nấu với 180g gạo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Trị chứng liệt dương, di tinh, di niệu, lưng đau gối mỏi do thận dương hư: 250g thịt dê luộc chín, thái miếng, trộn đều với 15g tỏi giã nát và các gia vị khác vừa đủ rồi ăn…

Gan dê: Vị ngọt, tính bình có công dụng bổ huyết ích can và làm sáng mắt. Được dùng để chữa các chứng thiếu máu, gầy còm, hoa mắt, suy giảm thị lực… do can hư.

Trị chứng suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, thong manh, thị lực giảm sút do can huyết hư: Gan dê 150g thái miếng  nấu với 50g gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Trị chứng can hỏa vượng biểu hiện bởi các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mắt đỏ… Gan dê 60g, cúc hoa 10g, cốc tinh thảo 10g, tất cả sắc kỹ, bỏ bã lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày.

Thận dê: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tuỷ. Được dùng dể chữa các chứng suy nhược cơ thể, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc, di tinh, di niệu, liệt dương… do thận hư.

Trị chứng liệt dương, xuất tinh sớm: Thận dê 1 đôi làm sạch thái miếng, đem hầm với nhục thung dung 12g, kỷ tử 10g, thục địa 10g và ba kích 8g được gói trong túi vải, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Trị chứng gầy yếu suy nhược, tai ù tai điếc, di tinh, liệt dương, hậu sản hư lãnh: Thận dê 100g, thịt dê 100g, kỷ tử 50g, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ, tất cả đem nấu thành cháo, chia ăn vài lần.

Trị chứng đau lưng mạn tính: Thận dê 1 đôi thái miếng hầm với đậu đen 60g, đỗ trọng 12g, tiểu hồi hương 3g, sinh khương 3 lát, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.

Tinh hoàn dê: Vị ngọt mặn, tình bình, có công dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh. Được dùng để chữa các chứng di tinh, liệt dương, hạ bộ hư lãnh, thiểu năng sinh dục…

Trị các chứng đau lưng do thận hư, di tinh, liệt dương, tiêu khát: Tinh hoàn dê nấu cháo ăn thường xuyên

Trị chứng liệt dương: Tinh hoàn dê 1 đôi làm sạch, bỏ màng, thái miếng, nấu với nước dùng xương lợn trong 5 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Bác sĩ Hữu Nam

Theo Suckhoedoisong.vn

4 món xôi dễ chế biến

1. Xôi gánh ngũ sắc

xoi-ganh-9944-1379379790.jpg

Nguyên liệu:

– 1 kg nếp, 200 g đậu phụng, 200 g đậu đen, 200 g đậu xanh cà còn vỏ, 200 g đậu xanh cà không vỏ.

– 1 kg dừa nạo vắt lấy nước, 1 lít nước dừa, hành phi, đậu phụng rang, vừng rang, lá chuối, dừa bào sợi.

Cách chế biến:

– Hạt sen, đậu đen, đậu xanh cà, đậu phụng rửa sạch rồi luộc chín. Đậu xanh cà không vỏ luộc chín, 1/2 trộn với nếp, 1/2 còn lại tán nhuyễn với ít muối, đường. Đậu phộng, vừng rang giã nhỏ để làm muối vừng.

– Nếp ngâm mềm qua đêm, đãi sạch rồi ngâm với nước dừa trong khoảng 30 phút. Vớt nếp ra để ráo rồi xóc với ít muối. Dừa bào sợi để riêng.

– Chia nếp làm năm phần rồi trộn đều với các loại đậu, hạt sen. Cho vào xửng hấp chín, trong quá trình hấp nhớ rưới đều nước cốt dừa để xôi chín mềm, thơm ngon. Xôi hấp chín cho vào lá chuối, rắc muối vừng, hành phi dừa nạo lên rồi dùng khi nóng.

2. Xôi mặn

xoi-man-5749-1379379790.jpg

Nguyên liệu:

– 500 g nếp, 2 cây lạp xưởng, nước tương.

– 100 g chà bông, 100 g chả lụa, 100 g pate gan, hành lá.

Cách chế biến:

– Nếp ngâm mềm, vo sạch rồi đem hấp chín.

– Lạp xưởng nướng chín, thái lát mỏng. Chả lụa thái sợi. Hành lá thái nhỏ, phi làm mỡ hành.

– Xôi hấp chín cho ra đĩa, xịt ít nước tương rồi trét một lớp pate. Tiếp đến cho lạp xưởng, chà bông, chả lụa. Cuối cùng là mỡ hành, nếu thích bạn có thể cho ít tương ớt để món ăn đậm đà hơn.

3. Xôi mít lá cẩm

xoi-mit-9371-1379379791.jpg

Nguyên liệu:

– 8-10 múi mít to, 1 bát con nếp.

– Muối, đường, 200 ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô.

– 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím, dừa bào sợi, vừng rang chín.

Cách chế biến:

– Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi đun sôi để lấy màu, vớt bỏ lá, nước để nguội.

– Nếp đãi sạch, ngâm vào âu nước lá cẩm, cho một ít muối rồi ngâm nếp qua đêm. Cho nếp vào xửng rồi hấp chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn.

– Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít. Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.

– Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.

4. Xôi khúc nhân trứng muối

xoi-khuc-6429-1379379791.jpg

Nguyên liệu:

– 1/2 kg nếp, 8 trứng vịt muối, 1 bó lá dứa.

– 200 g thịt bằm, 200 g bột nếp, 100 g hành tím bằm nhỏ, 50 g đậu phụng rang, 10 g hành phi, 1 thìa cà phê muối.

– Làm nhân bánh: Trứng vịt muối luộc chín lấy lòng đỏ. Ướp thịt heo bằm với hành tím bằm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa đường, 2 thìa tiêu bột rồi trộn đều.

Cách chế biến:

– Nếp ngâm qua đêm vo sạch rồi để ráo nước. Trộn đều nếp với 1 thìa cà phê muối. Lá dứa rửa sạch, cho vào máy sinh tố với 400 ml nước lọc rồi xay lấy nước. Lược qua rây để loại bỏ cặn.

– Trộn 1/2 nước lá dứa với nếp rồi để trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Bột nếp trộn với nước lá dứa rồi nhồi đến khi mềm và dẻo là được.

– Vo bột nếp thành từng viên nhỏ, nặn dẹp cho phần nhân vào giữa rồi vo tròn lại. Tiếp tục lăn phần nhân qua nếp tạo thành một lớp bám dày bên ngoài làm vỏ xôi. Xếp xôi vào xửng đem hấp chín trong khoảng 40 phút. Xôi hấp xong cho ít hành phi, đậu phộng giã nhỏ lên trên và dùng nóng với muối vừng.

Khánh Hòa

Bí quyết tạo nên hương vị đậm đà cho món ăn

Món ăn là một phần hương vị của cuộc sống và nấu ăn là hành động biểu hiện của yêu thương. Vì thế, người mẹ, người vợ nào cũng mong muốn gia đình sẽ tràn ngập “khoảnh khắc đậm đà tình cảm” như thế. Bí quyết để tạo nên điều đó là bạn cần có những món ăn hấp dẫn, bắt đầu từ nguyên liệu tươi ngon. Bên cạnh đó, góp phần quan trọng để tạo nên hương vị đậm đà chính là gia vị. Hạt nêm chất lượng cao Aji-ngon mới sẽ giúp món ăn bạn nấu có vị ngọt tự nhiên. Đây là “trợ thủ đắc lực” trên kệ bếp của mỗi gia đình.

Hinh_2_.jpg
Hạt nêm chất lượng cao cho món ăn ngon và đậm đà hơn. Ảnh minh họa

Aji-ngon mới được sản xuất theo công nghệ hiện đại, mang tính đột phá từ Nhật Bản. Đây là nhãn hiệu hạt nêm được sản xuất trên dây chuyền chiết xuất nước hầm xương và thịt ngay tại nhà máy của công ty Ajinomoto Việt Nam. Nếu như trước đây, theo cách truyền thống, hạt nêm được sản xuất từ bột xương và thịt thì nay, công nghệ mới này cho phép sử dụng trực tiếp chiết xuất nước hầm xương và thịt vào sản xuất hạt nêm. Sự khác biệt trong công nghệ đã tạo nên chất lượng của hạt nêm, giúp món ăn ngon với vị ngọt tự nhiên như nước hầm xương.

Hinh_Sp.jpg
Aji-ngon mới được sản xuất theo công nghệ hiện đại, mang tính đột phá từ Nhật Bản.

Các bà nội trợ có thể dùng hạt nêm Aji-ngon cải tiến mới để tạo ra những món ăn ngon, đậm đà như một cách thể hiện tình yêu dành cho mọi thành viên trong gia đình.

Thu Ngân

Sử dụng và chế biến thịt để đông đúng cách

Đầu bếp Võ Quốc sẽ giúp bạn rã đông và chế biến thịt để đông một cách hiệu quả nhất.

– Trước khi chế biến cần rã đông thịt tự nhiên trong khoảng 2-3 tiếng, tránh không ngâm thịt vào nước lạnh quá lâu hoặc dùng nước nóng để rã đông. Nhiệt độ của nước sẽ làm cho các protein, chất ngọt trong thịt bị tiêu hao đáng kể.

bo-bo-1377488267.jpg
Cho một ít gừng vào nước rã đông sẽ giúp miếng thịt tươi ngon trở lại. Ảnh: Khánh Hòa.

– Bạn có thể dùng nước lạnh pha thêm ít muối để rã đông cho nhanh. Cách này vừa giữ được chất dinh dưỡng trong thịt, lại bảo đảm vệ sinh. Có thể cho thêm ít gừng tươi đập dập cho vào nước ngâm thịt. Gừng sẽ giúp thịt tươi ngon trở lại.

– Sau khi rã đông, rửa thịt nhanh qua nước lạnh và chế biến ngay. Tốt nhất nên cắt thịt thành miếng hơi lớn và cho vào khi nước đã sôi.

– Với những món cần sử dụng thịt băm để chiên thì nên đảo qua một lớp bột mỏng để thịt không bị mất nước trong quá trình chế biến. Hãy để dầu vừa nóng tới, không nóng quá mà cũng không nguội quá. Dầu nóng sẽ dễ làm cho thịt bị cháy khét bên ngoài, lớp mỡ đi kèm dễ bị phân hủy. Ngược lại, dầu nguội sẽ làm cho viên thịt dễ bị vỡ vụn, mất độ kết dính, không tạo được hình dạng như ý muốn.

Khánh Hòa

Mềm mịn bánh nậm xứ Huế

Nguyên liệu:

– 3 chén bột gạo; 2 thìa soup bột năng; 1/2 thìa cà phê muối; 1/2 thìa cà phê bột ngọt.

– 1/2 củ sắn (sắn nước), 100 g tôm sú; 100 g thịt nạc; 2 thìa cà phê bột nêm; 1 thìa cà phê tiêu xay; 3 thìa cà phê dầu hạt điều.

– Lá chuối gói bánh, hành lá.

Cách chế biến:

banh-5-1377484472.jpg

– Sắn nước gọt bỏ vỏ, thái sợi rồi bằm nhuyễn.

banh-3-1377484472.jpg

– Tôm làm sạch, bỏ vỏ. Thịt heo rửa sạch, bằm nhuyễn tôm và thịt heo.

banh-9-1377484472.jpg

– Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu, cho tôm thịt vào xào với sắn nước bằm nhuyễn, nêm gia vị vừa ăn, cho ít màu hạt điều vào để có màu đỏ tươi đẹp mắt.

banh-6-1377484473.jpg

– Pha bột gạo, bột năng với 6 chén nước lọc. Hòa tan hỗn hợp đó với muối, bột ngọt rồi để trong khoảng 15 phút.

banh-1-1377484473.jpg

– Đặt nồi lên bếp, cho bột vào và khuấy nhẹ trên lửa nhỏ. Khuấy đều tay đến khi bột sánh lại, dẻo và dính là được.

banh-7-1377484473.jpg

– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, phi thơm để làm mỡ hành.

banh-2-1377484474.jpg

– Lá chuối tước thành phần nhỏ, rửa sạch. Có thể phơi nắng cho hơi héo hoặc chần sơ qua nước nóng. Thoa ít dầu lên lá, múc lượng bột vừa đủ cho vào bánh, cho nhân lên, cuối cùng là mỡ hành.

banh-10-1377484474.jpg

– Gói bánh thành hình chữ nhật, vuốt nhẹ để bánh mỏng và dàn trải đều ra.

banh-8-1377484474.jpg

– Xếp bánh vào xửng rồi đem hấp chín trong khoảng 20 phút. Khi lớp lá chuối bên ngoài đổi thành màu đậm là bánh đã chín. Bánh nậm có thể làm món ăn sáng, hoặc ăn vặt đều ngon miệng. Bạn có thể ăn kèm với nước chấm pha ngọt hơi cay.

Khánh Hòa

Cách hạn chế chất độc khi chế biến món nướng

Trong quá trình chế biến món nướng, thực phẩm và gia vị bị đốt cháy thường sinh ra nhiều chất độc có hại cho sức khỏe của mỗi người.

Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Võ Quốc nhằm giúp bạn hạn chế được các chất độc trong quá trình nướng thức ăn:

bo-nuong-1376908923.jpg
Trong quá trình nướng, nhớ thường xuyên quết dầu ăn lên thực phẩm để thực phẩm không bị khô hay cháy. Ảnh: Khánh Hòa.

– Trước khi nướng, nên lọc kỹ phần thịt mỡ, đối với thịt băm nên cho thêm chút bột mì để ngăn cản sự phát sinh các chất gây hại. Nên chia các nguyên liệu thành từng phần nhỏ và có thể nấu trước một vài phút khi nướng. Cách này có thể giảm lượng HCA (chất gây ung thư) trong thực phẩm.

– Những món nướng có tẩm ướp các gia vị có axit như chanh, giấm… thì nên cho nhiều hơn một chút vì chúng sẽ làm dung hòa bớt chất độc của thức ăn khi nướng.

– Nên làm chín từng mặt thịt, cá rồi mới chuyển qua mặt còn lại, tránh đảo đi đảo lại nhiều lần thịt sẽ lâu chín. Quét dầu liên tục lên thực phẩm trong quá trình nướng giúp chúng mềm và nhanh chín, không bị khô.

– Tốt nhất nên nướng thức ăn bằng lò vi sóng hoặc lò nướng vì dễ điều chỉnh nhiệt độ và thời gian. Những sản phẩm hiện đại này thường có bộ phận hứng mỡ và dịch tiết ra của thực phẩm nên sẽ không có khói, điều này có lợi cho sức khỏe, thức ăn không bị ám mùi khói.

mon-nuong-1376908923.jpg
Nếu nướng bằng than củi, bạn nển để than cháy hết trước khi nướng để hạn chế chất độc trong quá trình nướng. Ảnh: Khánh Hòa.

– Nướng trên than hoa là các nướng phổ biến và cũng được nhiều thực khách yêu thích vì mùi thơm bốc lên trực tiếp. Để tránh độc, nên để than cháy hết và không còn khói mới cho thực phẩm lên nướng. Ngoài ra có thể dùng giấy bọc hoặc lá chuối bọc thực phẩm rồi nướng để tránh bị khét.

– Món nướng thường dùng lửa than, gas hoặc điện. Lưu ý, bạn đừng bao giờ nướng trên lửa củi vì chúng sẽ làm cháy thực phẩm không ngon.

Khánh Hòa

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

– 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

– Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

– Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

– Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

– Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

– Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

– Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

– Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

– Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Cách nấu hủ tiếu, bánh mì bò kho

Nguyên liệu:

– 1kg thịt nạm bò (hoặc thăn bò), 4 củ cà rốt.

– Ngò gai, húng quế, rau răm, sả cây, đường, hạt nêm, gói gia vị nấu bò kho (có bán tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị), màu hạt điều.

– Đường, muối, nước mắm, hành tím, tỏi bằm, hành tây, giá tươi, bánh hủ tiếu khô, bánh mì.

Cách chế biến:

bk-2-1376010509_500x0.jpg

– Các loại rau, củ rửa sạch.

bk-7-1376010509_500x0.jpg

– Cà rốt thái khúc, chẻ làm 4.

bk-1-1376010509_500x0.jpg

– Thịt bò rửa sạch, thái thành khúc dài 5cm.

bk-4-1376010509_500x0.jpg

– Ướp thịt bò với gói gia vị nấu bò kho có cả lá tươi. Thêm ít hạt nêm, đường, nước mắm trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị.

bk-8-1376010509_500x0.jpg

– Xào sơ qua thịt bò đã ướp cho săn lại và chín bề mặt là được.

bk-10-1376010509_500x0.jpg

– Cho sả cây, nước vào rồi hầm vừa mềm.

bk-9-1376010509_500x0.jpg

– Cho tiếp cà rốt vào hầm chín trong khoảng 20 phút.

bk-11-1376010510_500x0.jpg

– Nêm lại gia vị, ít màu hạt điều để món ăn có màu đẹp mắt là được.

bk-3-1376010510_500x0.jpg

– Múc bò kho ra bát, thêm ít rau răm, hành tây thái nhỏ. Ăn kèm với húng quế, ngò gai và bánh mì. Nếu bạn không thích ăn với tương ớt, bạn có thể thay thế bằng chén muối ớt chanh cũng rất ngon miệng.

bk-5-1376010510_500x0.jpg

– Nếu ăn với hủ tiếu, bạn chần hủ tiếu sơ qua với nước sôi rồi cho vào bát, chan bò kho vào và dùng khi còn nóng.

Khánh Hòa

Đậm đà mắm chưng thịt miền Tây

Nguyên liệu:

– 100g mắm cá linh; 100g mắm cá lóc, 200g thịt ba rọi bằm. 1 quả trứng vịt, 1 quả trứng gà.

– 1 củ hành tây; 5 củ hành tím, 5 trái ớt tươi. Đường, bột ngọt, tiêu bột.

Cách chế biến:

mam-2-1375924751_500x0.gif

– Thịt ba rọi rửa sạch, bằm nhuyễn. Mắm cá linh, cá lóc xay nhuyễn. Hành tây, hành tím, ớt trái bằm nhuyễn. Cho tất cả các thành phần đó vào chiếc bát lớn rồi trộn đều với đường, bột ngọt và tiêu bột.

mam-5-1375924751_500x0.gif

– Tiếp đến cho trứng gà vào, tiếp tục trộn đều.

mam-3-1375924752_500x0.gif

– Trứng vịt lấy lòng đó cho vào chén rồi đánh tan với ít mà hạt điều.

mam-4-1375924752_500x0.gif

– Cho mắm vào khuôn, thoa ít hỗn hợp lòng đỏ trứng và màu hạt điều lên bề mặt để khi mắ chưng chín có màu vàng đẹp mắt.

mam-6-1375924752_500x0.gif

– Thái vài lát ớt cho lên bề mặt rồi hấp chín. Mắm chưng thịt vàng ươm, thích hợp khi ăn kèm với cơm trắng.

Khánh Hòa

Giòn dẻo bánh ít ram xứ Huế

Nguyên liệu:

– 100g thịt nạc heo; 100g tôm sú; 3 củ hành hương; 1 thìa cà phê tỏi bằm; 1 thìa cà phê hạt điều. 50g tôm tươi (tôm sú, tôm thẻ hoặc tôm đất).

– 1kg bột nếp, hành lá, hạt nêm, muối, bột ngọt, dầu ăn.

Cách chế biến:

banh-1-1375845906_500x0.jpg

– Bột nếp pha với ít muối, bột ngọt, thêm ít nước ấm rồi nhồi dẻo mềm, không dính tay là được.

banh-10-1375845907_500x0.jpg

– Tôm tươi cắt đầu, luộc chín, lột bỏ vỏ, giã hơi nát. Phi thơm dầu, cho tôm đã giã vào chấy khô cùng ít màu hạt điều để làm tôm cháy.

banh-2-1375845907_500x0.jpg

– Tôm sú lột bỏ vỏ, thịt nạt thái nhỏ. Bằm nhuyễn thịt nạc và tôm sú. Đặt chảo lên bếp, làm nóng dầu, cho hành hương vào xào thơm, tiếp đến cho tôm, thịt đã bằm vào xào với màu hạt điều, hạt nêm, hành lá. Xào hỗn hợp tôm thịt chín đều, vừa ăn là được. 

– Lưu ý: Bạn có thể mua tôm nhỏ, thịt heo thái nhỏ rồi rim để làm nhân cũng được.

banh-3-1375845907_500x0.jpg

– Cho tất cả hỗn hợp đã chuẩn bị xong ra đĩa và bắt đầu làm bánh.

banh-99-1375845907_500x0.jpg

– Bột nếp vo thành từng viên nhỏ, ép mỏng. Cho nhân vào bên trong rồi vo tròn lại.

banh-6-1375845907_500x0.jpg

– Sau khi làm xong, xếp bánh vào xửng rồi đem hấp chín. Lấy một lá chuối sạch, thoa lên bề mặt một ít dầu. Bánh chính gỡ ra, xếp lên lá chuối để nguội.

banh-4-1375845907_500x0.jpg

– Phần bột nếp còn lại vo thành viên nhỏ, ép mỏng. Làm nóng chảo dầu, cho bột đã ép vào chiên vàng.

banh-5-1375845907_500x0.jpg

– Bánh chiên vàng vớt ra để ráo dầu.

banh-7-1375845908_500x0.jpg

– Lấy một bánh ít và một bánh ram ghép thành 1 cặp, thoa lên bề mặt ít mỡ hành, tôm cháy. Ăn kèm là chén nước mắm ngọt hơi cay.

Khánh Hòa