Lưu trữ cho từ khóa: lòng

9 phản xạ đầu tiên của bé khi ‘da tiếp da’ với mẹ sau sinh

‘Skin to skin’ không chỉ giúp các mẹ truyền tình yêu thương, lòng tin tới con mà còn giúp các bé phát huy tốt phản xạ sinh tồn ngay khi chào đời.

Những giờ đầu tiên sau khi sinh là một trong những giai đoạn quan trọng đánh dấu mốc về sự phát triển riêng biệt cả thể chất cũng như tâm lý của từng trẻ ngay sau khi chào đời. Skin to skin là phương pháp mẹ ấp con da – tiếp – da sớm sau khi sinh bằng cách đặt em bé sơ sinh ở trần lên ngực trần của mẹ ngay sau khi sinh hoặc sớm nhất có thể sau khi sinh.

Cở sở của phương pháp da tiếp da bắt nguồn từ những nhiên cứu của Alberts năm 1994 trên một số loài vật về những bản năng sơ sinh cần thiết cho sự sinh tồn. Việc duy trì “môi trường cơ thể mẹ” ngay sau khi sinh là điều kiền cần để kích hoạt những hành vi bẩm sinh, dẫn đến việc bú mẹ thành công và nhờ đó đảm bảo sự sinh tồn. Có 9 giai đoạn sơ sinh xảy ra cụ thể khi một em bé được da tiếp da với mẹ trong giờ đầu sau sinh:

Giai đoạn 1: Tiếng khóc đầu tiên

Giai đoạn đầu tiên là tiếng khóc sau khi sinh. Tiếng khóc đặc biệt này xảy ra ngay lập tức sau khi sinh giúp phổi của bé mở rộng.

Giai đoạn 2: Thư giãn

Trong giai đoạn thư giãn, trẻ sơ sinh không cử động miệng và tay chân bé để thoải mái. Giai đoạn này thường bắt đầu khi tiếng khóc sinh đã dừng lại. (Các em áp dụng phương pháo skin to skin sẽ được phủ bởi một lớp chăn ấm hoặc khăn khô).

Giai đoạn 3: Thức giấc

Khoảng 3 phút sau khi sinh, trẻ sẽ có các cử động ở đầu, vai.

Giai đoạn 4: Hoạt động

Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh bắt đầu có chuyện động miệng và các phản xạ khác cũng rõ ràng hơn. Giai đoạn này thường bắt đầu khoảng 8 phút sau khi sinh.

Giai đoạn 5: Nghỉ ngơi

Tại bất kỳ điểm nào, các em bé có thể nghỉ ngơi. Các em bé có thể có thời gian nghỉ ngơi giữa các giai đoạn hoạt động trong suốt những giờ đầu tiên hoặc lâu hơn sau khi sinh.

9-phan-xa-dau-tien-cua-be-khi-da-tiep-da-voi-me-sau-sinh

Ảnh minh họa.

Giai đoạn 6: Di chuyển

Hay còn gọi là giai đoạn “thu thập dữ liệu”. Các bé sẽ dần tiếp cận bầu sữa mẹ với việc trườn bò hoặc sử dụng miệng để tìm kiếm. Giai đoạn này thường bắt đầu khoảng 35 phút sau khi sinh.

Giai đoạn 7: Làm quen

Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh làm quen với các mẹ bằng cách liếm núm vú. Giai đoạn này thường bắt đầu khoảng 45 phút sau khi sinh và có thể kéo dài trong 20 phút hoặc nhiều hơn.

Giai đoạn 8: Đòi ăn

Trẻ sơ sinh bắt đầu tìm được núm vú và đòi ăn. Giai đoạn này bắt đầu khoảng một giờ sau khi sinh. Với những người mẹ có dùng thuốc giảm đau hoặc gây mê khi sinh sẽ mất nhiều thời gian hơn để áp dụng phương pháp da tiếp da cũng như hoàn thành các giai đoạn cho bé.

Giai đoạn 9: Ngủ

Các bé, thậm chí là cả các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và cùng có một giấc ngủ ngon ngay sau khi sinh. Các bé thường ngủ khoảng 1,5 đến 2 giờ sau khi chào đời.

Các lợi ích của phương pháp skin to skin:

– Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định của trẻ sơ sinh

– Điều hòa hơi thở, nhịp tim

– Giúp phát triển về lượng đường và cân nặng của trẻ

– Giúp các bé ngủ sâu

– Kích thích mạnh mẽ các phản xạ sinh tồn của bé, trong đó có phản xạ tìm núm vú và mút vú được phát huy tối đa.

Theo Hà Lê/Ngoisao.net

Bài tập đơn giản giúp giảm đau nhức xương khớp

Những người bị đau nhức xương khớp thường có cảm giác đau mỏi nên càng ngại hoạt động hơn. Nhưng chính vì “ngại” mà họ lại vô tình làm bệnh nặng hơn. Để đau nhức xương khớp không còn là nỗi lo, nên tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp cơ thể được thoải mái, khí huyết lưu thông dễ dàng, dần rời xa những cơn đau nhức…

Dưới đây là một vài bài tập đơn giản, có khả năng giảm bớt đau nhức xương khớp bạn có thể tham khảo.

Kéo căng khớp vai

Đứng thẳng người, chân mở rộng bằng vai, đan các ngón tay vào nhau, lòng bàn tay ngửa lên trên, từ từ đưa thẳng hai tay lên trên qua đầu gối rồi gồng vươn tay hết mức. Đếm giữ ở tư thế này 10 giây rồi thả lỏng lại. Bạn sẽ thấy cảm giác kéo căng ở cánh tay, vai và phần trên của lưng. Làm từ 3 – 5 lần.

Kéo căng cánh tay

Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai. Dùng bàn tay bên phải nhẹ nhàng kéo khuỷu tay bên trái choàng qua ngực đến vai bên phải, lực kéo mạnh dần. Đếm giữ 10 giây rồi thả lỏng lại. Tiếp tục đổi bên, làm từ 3 – 5 lần mỗi bên.

bai-tap-don-gian-giup-giam-dau-nhuc-xuong-khop

Kéo căng gối – ngực

Nằm ngửa trên nệm cứng, đan ngón tay vào nhau, kéo đầu gối bên trái co lên ép vào ngực trong khi đầu vẫn giữ áp sát mặt nệm. Đếm giữ 20 – 30 giây rồi thả lỏng lại. Tiếp tục đổi bên.

Kéo căng gân cơ Asin và cẳng chân

Đứng sau ghế tựa, cách khoảng 60cm, hai bàn tay vịn chặt vào vai ghế, bàn chân phải đặt trước chân trái khoảng một bàn chân, gập gối phải trong khi chân trái vẫn duỗi thẳng. Hạ thân mình xuống từ từ, gối phải gập sâu hơn, lưng vẫn thẳng và chân trái vẫn duỗi thẳng trên sàn, bàn chân áp sát mặt đất. Đếm giữ 10 – 20 giây rồi thả lỏng lại và đổi bên.

Kéo căng cơ đùi trước và sau

Tay phải vịn chặt vào thành ghế, đứng trên một chân trái. Dùng tay trái nắm giữ bàn chân phải, kéo dần gót chân lên phía mông. Đếm giữ 20 – 30 giây rồi thả lòng lại. Đổi bên.

Tiếp theo, ngồi trên nệm, duỗi thẳng hai chân ra trước, dùng khăn bông dài quàng vào mũi bàn chân, thẳng hai tay, cầm khăn kéo và hơi gập phần trên thân người tới trước. Đếm giữ 20 – 30 giây rồi thả lỏng lại. Đổi bên.

bai-tap-don-gian-giup-giam-dau-nhuc-xuong-khop

Ngồi xổm tương đối

Đứng phía trước ghế, hai chân mở rộng bằng vai, dạng hai bàn chân nhẹ sang hai bên, trọng lực dồn đều hai chân. Hai tay đặt chéo trước ngực, lưng thẳng, từ từ ngồi xuống ghế. Làm từ 8 – 12 lần, sau đó nghỉ 30 – 60 giây rồi tiếp tục tập động tác kế tiếp.

Ngồi xuống và đưa hai chân sang bên

Đứng nghiêng người sau ghế, vịn tay phải vào thành ghế để giữu thăng bằng, đứng dạng hai chân ngang bằng hai vai. Từ từ ngồi xuống như ngồi ghế cho đến khi đùi song song với mặt đất. Giữ lưng thẳng, không chồm người tới trước. Dừng lại từ 10 – 20 giây, sau đó từ từ đứng dậy trên chân phải, nhấc chân trái lên khỏi mặt đất và sang bên. Dừng một lúc rồi trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại 5 – 8 lần mỗi chân, nghỉ 30 – 60 giây và sau đó đổi bên.

Theo An Nguyên/Benh.vn

4 món xôi dễ chế biến

1. Xôi gánh ngũ sắc

xoi-ganh-9944-1379379790.jpg

Nguyên liệu:

– 1 kg nếp, 200 g đậu phụng, 200 g đậu đen, 200 g đậu xanh cà còn vỏ, 200 g đậu xanh cà không vỏ.

– 1 kg dừa nạo vắt lấy nước, 1 lít nước dừa, hành phi, đậu phụng rang, vừng rang, lá chuối, dừa bào sợi.

Cách chế biến:

– Hạt sen, đậu đen, đậu xanh cà, đậu phụng rửa sạch rồi luộc chín. Đậu xanh cà không vỏ luộc chín, 1/2 trộn với nếp, 1/2 còn lại tán nhuyễn với ít muối, đường. Đậu phộng, vừng rang giã nhỏ để làm muối vừng.

– Nếp ngâm mềm qua đêm, đãi sạch rồi ngâm với nước dừa trong khoảng 30 phút. Vớt nếp ra để ráo rồi xóc với ít muối. Dừa bào sợi để riêng.

– Chia nếp làm năm phần rồi trộn đều với các loại đậu, hạt sen. Cho vào xửng hấp chín, trong quá trình hấp nhớ rưới đều nước cốt dừa để xôi chín mềm, thơm ngon. Xôi hấp chín cho vào lá chuối, rắc muối vừng, hành phi dừa nạo lên rồi dùng khi nóng.

2. Xôi mặn

xoi-man-5749-1379379790.jpg

Nguyên liệu:

– 500 g nếp, 2 cây lạp xưởng, nước tương.

– 100 g chà bông, 100 g chả lụa, 100 g pate gan, hành lá.

Cách chế biến:

– Nếp ngâm mềm, vo sạch rồi đem hấp chín.

– Lạp xưởng nướng chín, thái lát mỏng. Chả lụa thái sợi. Hành lá thái nhỏ, phi làm mỡ hành.

– Xôi hấp chín cho ra đĩa, xịt ít nước tương rồi trét một lớp pate. Tiếp đến cho lạp xưởng, chà bông, chả lụa. Cuối cùng là mỡ hành, nếu thích bạn có thể cho ít tương ớt để món ăn đậm đà hơn.

3. Xôi mít lá cẩm

xoi-mit-9371-1379379791.jpg

Nguyên liệu:

– 8-10 múi mít to, 1 bát con nếp.

– Muối, đường, 200 ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô.

– 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím, dừa bào sợi, vừng rang chín.

Cách chế biến:

– Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi đun sôi để lấy màu, vớt bỏ lá, nước để nguội.

– Nếp đãi sạch, ngâm vào âu nước lá cẩm, cho một ít muối rồi ngâm nếp qua đêm. Cho nếp vào xửng rồi hấp chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn.

– Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít. Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.

– Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.

4. Xôi khúc nhân trứng muối

xoi-khuc-6429-1379379791.jpg

Nguyên liệu:

– 1/2 kg nếp, 8 trứng vịt muối, 1 bó lá dứa.

– 200 g thịt bằm, 200 g bột nếp, 100 g hành tím bằm nhỏ, 50 g đậu phụng rang, 10 g hành phi, 1 thìa cà phê muối.

– Làm nhân bánh: Trứng vịt muối luộc chín lấy lòng đỏ. Ướp thịt heo bằm với hành tím bằm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa đường, 2 thìa tiêu bột rồi trộn đều.

Cách chế biến:

– Nếp ngâm qua đêm vo sạch rồi để ráo nước. Trộn đều nếp với 1 thìa cà phê muối. Lá dứa rửa sạch, cho vào máy sinh tố với 400 ml nước lọc rồi xay lấy nước. Lược qua rây để loại bỏ cặn.

– Trộn 1/2 nước lá dứa với nếp rồi để trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Bột nếp trộn với nước lá dứa rồi nhồi đến khi mềm và dẻo là được.

– Vo bột nếp thành từng viên nhỏ, nặn dẹp cho phần nhân vào giữa rồi vo tròn lại. Tiếp tục lăn phần nhân qua nếp tạo thành một lớp bám dày bên ngoài làm vỏ xôi. Xếp xôi vào xửng đem hấp chín trong khoảng 40 phút. Xôi hấp xong cho ít hành phi, đậu phộng giã nhỏ lên trên và dùng nóng với muối vừng.

Khánh Hòa

Đậu cô ve xào lòng gà ngon cơm

Nguyên liệu:

– 300 g đậu cô ve, 1 túi lòng gà có bán tại các siêu thị.

– 1 củ hành tây, tỏi bằm, nước tương, tiêu bột, đường, hạt nêm.

Cách chế biến:

hinh-1-3506-1379004011.jpg

– Lòng gà rửa sạch, ướp với nước tương, đường, hạt nêm, tỏi bằm. Đậu cô ve rửa sạch, cắt thành khúc ngắn, chần sơ qua nước sôi rồi để ráo. Hành tây thái múi cau.

hinh-2-4245-1379004011.jpg

– Phi thơm tỏi bằm, cho hành tây vào đảo sơ, tiếp đến cho lòng gà vào xào chín với lửa lớn.

hinh-3-9828-1379004011.jpg

– Cho đậu cô ve vào xào chín, nêm lại gia vị vừa ăn.

hinh-4-3148-1379004012.jpg

– Xào xong cho ra đĩa, thêm ít ngò rí, tiêu bột và ớt trái là bạn đã có món ăn ngon miệng cho bữa cơm gia đình.

Khánh Hòa

Làm đẹp nhờ trái bơ

qua-bo-1377997619.jpg
Ảnh: buyfruit.com.au

Sữa rửa mặt

Bạn cho hỗn hợp gồm một lòng đỏ trứng, một nửa cốc sữa tươi và một nửa quả bơ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Thoa hỗn hợp lên mặt rồi rửa lại bằng nước ấm.

Dưỡng ẩm

Vì bơ là loại trái cây chứa nhiều vitamin nên rất thích hợp để dưỡng ẩm cho làn da khô. Cách làm kem dưỡng ẩm cũng rất đơn giản. Bạn hãy cắt bơ thành những miếng nhỏ, lột bỏ vỏ, sau đó lấy mặt trong của trái mơ massage mặt nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch.

Dưỡng mắt

Bơ là một trái cây có tác dụng điều trị rất hiệu quả cho đôi mắt mệt mỏi và sưng húp. Cắt đôi quả bơ chín, thái thành những lát mỏng sau đó đắp lên mắt trong thời gian 20 phút và rửa lại bằng nước ấm.

Dưỡng da tay khô

Bơ là một loại kem dưỡng ẩm tuyệt vời cho cả da tay và móng tay, đặc biệt là vào tiết trời hanh khô. Công thức sau sẽ mang lại cho bạn những hiệu quả bất ngờ. Nghiền nát 1/4 quả bơ trong chiếc bát nhỏ, sau đó cho thêm 1 lòng trắng trứng, 2 thìa bột yến mạch và 1 thìa nước cốt chanh vào trộn đều. Chà hỗn hợp lên bàn tay của bạn, để trong 20 phút rồi rửa sạch với nước ấm.

Dầu xả cho tóc

Không chỉ tốt cho da, bơ còn mang lại những công dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc mái tóc của bạn. Nghiền nhuyễn một quả bơ, thêm một lượng nước vừa đủ để tạo nên hỗn hợp dạng sền sệt. Sau khi gội đầu, thoa hỗn hợp lên tóc như dầu xả, massage nhẹ nhàng 10 phút rồi gội lại với nước sạch.

Mặt nạ tóc

Đây là liệu pháp tuyệt vời đối với những mái tóc xơ và tổn thương nặng. Nghiền nát quả bơ, thêm một lòng đỏ trứng gà, sau đó trộn đều, thêm nước cho hỗn hợp ở dạng sền sệt. Bôi hỗn hợp tóc, massage để hỗn hợp tiếp xúc với tóc và da đầu trong 20 phút trước khi xả lại bằng nước ấm.

Theo Dân Việt/Becomegorgeous

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

– 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

– Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

– Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

– Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

– Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

– Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

– Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

– Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

– Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Tự chế mặt nạ dưỡng tóc tại nhà

Với những thực phẩm thông thường, bạn có thể dùng làm mặt nạ để dưỡng tóc tại nhà, vừa đơn giản vừa tiết kiệm mà lại hiệu quả không ngờ.

● Mọi loại tóc

Trứng dùng để dưỡng tóc rất tốt. Lòng đỏ trứng giàu protein và chất béo, là hoạt chất dưỡng ẩm tự nhiên, trong khi lòng trắng chứa nhiều vi khuẩn ăn enzyme, giúp khử dầu ở tóc. Với loại tóc thường, dùng nguyên cả trứng để thoa tóc; dùng lòng trắng cho tóc nhờn và dùng lòng đỏ để làm ẩm tóc khô giòn. Dùng phần trứng phù hợp với loại tóc của bạn thoa trực tiếp lên tóc sau khi đã làm ướt, sao cho phủ đều da dầu và tóc, để khoảng 20 phút rồi xả lại với nước lạnh (để tránh trứng bị chín) và dầu gội đầu. Mặt nạ lòng trắng có thể thoa mỗi hai tuần một lần, còn khi dùng nguyên trứng hoặc lòng đỏ chỉ nên thoa mỗi tháng một lần.

tu-che-mat-na-duong-toc-tai-nha

● Tóc xỉn màu

Tóc uốn nhuộm thường bị khô và kém óng ả, nhưng sản phẩm từ sữa có thể giúp tóc phục hồi hư tổn này. Acid lactic trong sữa làm sạch chất bẩn trong khi chất béo sữa giúp giữ ẩm tóc. Dùng sữa chua massage lên tóc ướt và để khoảng 20 phút. Xả lại với nước ấm, sau đó đến nước lạnh và gội lại như bình thường. Có thể massage cách tuần.

● Da đầu ngứa ngáy

Hỗn hợp nước cốt chanh và dầu ô-liu giúp đánh bật những vảy trắng bị gây ra bởi thiếu dinh dưỡng, căng thẳng và thời tiết. Chất axit trong chanh giúp bong tróc vảy trắng trên da đầu, còn dầu ô-liu làm ẩm da đầu. Trộn đều hai muỗng canh nước cốt chanh tươi, hai muỗng canh dầu ô-liu và hai muỗng canh nước, đem hỗn hợp này massage da đầu ướt, sau đó để yên khoảng 20 phút rồi xả sạch và gội lại bằng dầu gội. Thực hiện mỗi lần cách tuần.

tu-che-mat-na-duong-toc-tai-nha

● Tóc tơ

Bia giúp tóc trông dày hơn, do thức uống lên men này cung cấp lượng men bia tăng sự đầy đặn của mái tóc. Dùng 1/2 ly bia nhạt (đổ bia ra ly để khoảng một vài giờ cho tan hết gas) trộn đều với một muỗng cà phê dầu hạt cải (hoặc dầu hạt hướng dương) và một quả trứng tươi. Thoa hỗn hợp này lên tóc sạch và ướt rồi để 15 phút, sau đó xả sạch với nước lạnh. Hoặc đơn giản chỉ cần đổ bia nhạt vào một bình xịt rồi phun lên tóc khô. Khi dung dịch bay hơi, chất bã protein còn lại từ lúa mì, mạch nha tiếp tục củng cố cấu trúc tóc. Cách tuần thực hiện một lần.

● Tóc khô hoặc bị cháy nắng

Mật ong là chất giữ ẩm tự nhiên, do hút và giữ nước, nên được dùng cải thiện tóc khô xơ hoặc bị cháy nắng. Dùng 1/2 ly mật ong massage lên tóc sạch ướt và để khoảng 20 phút, sau đó xả lại bằng nước ấm. Cũng có thể thêm vào một hoặc hai muỗng canh dầu ô-liu để làm mật ong bớt rít và dễ thoa. Nếu tóc bị hư tổn nặng vì phơi trần quá nhiều, trộn đều mật ong với chất giàu protein như bơ hoặc lòng đỏ trứng, sẽ cung cấp thêm chất sừng protein kết dính mà tia UV làm tổn hại. Thực hiện mỗi tháng một lần.

● Tóc nhờn

Bột bắp là cách loại bỏ chất nhờn cho tóc ít tốn kém. Đổ một muỗng canh bột bắp vào lọ đựng muối sạch, rỗng rồi rắc lên tóc khô và da đầu cho đến khi hết. Sau 10 phút, dùng lược chải bột rơi xuống hết. Có thể làm cách ngày.

● Tóc xoăn

Quả bơ là nguyên liệu tốt nhất cho những cách làm đẹp tại nhà – và không chỉ để cải thiện tóc hư tổn. Dầu bơ (nhẹ và ướt như làn da tự nhiên tiết ra) và protein từ bơ là dưỡng chất tốt nhất giúp tóc trơn mượt và suôn. Nghiền nửa trái bơ rồi đem massage lên tóc sạch ướt. Để khoảng 15 phút trước khi xả lại bằng nước. Nhằm tăng cường khả năng dưỡng ẩm, hãy thêm vào một-hai muỗng canh chất dưỡng ẩm như kem chua, lòng đỏ trứng hoặc mayonnaise. Thoa mỗi hai tuần một lần.

Theo Phunuonline.com.vn

10 bài thuốc hay từ tỏi và gừng

Những bài thuốc này dễ làm, dễ dùng. Đặc biệt, như đã nói, nó có hiệu quả không ngờ.

Dưới đây là 10 bài thuốc hay từ tỏi và gừng mà bạn nên tham khảo:

1. Tỏi với gừng chữa bệnh chân dương kém (suy yếu tình dục nam). Dùng 2 củ tỏi và 30g gừng rang lẫn cùng nhau. Sau đó ăn riêng hoặc ăn cùng (bí quyết là rang cùng). Sau khi ăn liên tục 1 tuần thì sẽ thấy hiệu quả, đặc biệt với người trẻ và suy giảm nhất thời.

2. Cảm cúm lây nhiễm, đầu đau phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, hôi buồn nôn: gừng tươi 15g, tỏi 6 nhánh, đường một ít. Cho cả 3 thứ này vào sắc nước uống, tranh thủ uống lúc nóng, uống xong, lên gường nằm đắp chăn kín. Mỗi ngày uống 1 thang như trên. Tác dụng giải cảm.

3. Chữa cảm nắng, hôn mê: gừng tươi, tỏi, rau hẹ mỗi thứ mộtl ượng vừa phải. Rửa sạch 3 thứ trên, gừng tỏi bỏ vỏ, cùng giã nát lấy nước chắt ra uống.

4. Bệnh cảm do gió lạnh: gừng 100g, tỏi 400g, mật ong 10ml, chanh 3 – 4 quả, rượu 800ml. Tỏi bóc vỏ đập dập, chanh và gừng bỏ vỏ xắt miếng cùng đun trong 5ml mật ong. Sau đó đổ rượu vào dung dịch trên ngâm trong vò. Ba tháng sau, lọc lấy nước để uống.

Mỗi lần uống 3-5cc pha với nước lọc nguội. Không uống quá nhiều.

10-bai-thuoc-hay-tu-toi-va-gung

Ảnh minh họa

5. Nôn mửa do bị cảm lạnh nôn ra nước hoặc một lượng thức ăn nhỏ, sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi rã rời, rêu lưỡi trắng, mạch đập yếu: gừng 1 củ, tỏi 1 củ; gừng trộn tỏi giã nát thành bánh, đắp băng ở huyệt Đan điền (dướirốn) và huyệt nội quan (ở cổ tay).

6. Thông kinh hoạt huyết, khử phong tán hàn, trừ tê thấp. Nước gừng tươi, nước hành, nước tỏi, nước lá hẹ, dầu vừng, mỗi thứ 120g, nước lá ngải cứu 30g, rượu trắng 600g. Trước tiên cho nước gừng, hành, tỏi, hẹ, lá ngải vào ấm, trộn đều, rồi cho rượu trắng vào đun to lửa cho sôi. Sau đó rót dầu vừng vào, khuấy đều, rồi đun nhỏ lửa, cho đến khi thật sánh, cho thêm ít tùng hương, hồng đơn vào khuấy đều thành cao, cho vào lọ dùng dần. Khi dùng phải hâm nóng, bôi vào khăn đắp vào chỗ tê, đau. Cứ 1 – 2 ngày thay 1 lần.

7. Tác dụng thông kinh lạc, giảm tê, giảm đau. Đau ngực, phần lớn nguyên nhân là do hàn ngưng tâm mạch, khí đọng trong lồng ngực. Triệu chứng thường thấy, ngực đầy tức, thỉnh thoảng thấy đau, cũng có khi đau dữ dội… Tỏi 2 củ, gừng tươi 8g, khoai môn 60g, sơn dược 60g. Tất cả các thứ trên đem giã nát, đắp vào chỗ đau, lấy gạc đặt lên, dùng băng dính cố định lại.

8. Tuyên lợi, phế khí, khai âm, mất tiếng, phần lớn do nhiệt, phong hàn xâm nhập cổ họng dẫn đến: tỏi 6g, gừng tươi 3g, lá ngải 20g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Cả 3 vị thuốc, đem giã nát nhuyễn, cho lòng trắng trứng gà vào trộn đều, đắp vào huyệt đại trùy (nằm chỗ lõm vào đốt sống thứ 7, khi ngồi cúi xuống), và huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Sau đó dùng băng băng chặt lại.

9. Giáng hỏa, giảm đau, đau răng: gừng tươi 6g, tỏi 6g, lá chè 12g, uy linh tiên 12g. Tất cả đem giã nát nhuyễn, cho một ít dầu vừng lòng trắng trứng vào, trộn đều đem đắp vào huyệt hợp cốc (chỗ lõm giữa ngón cái vàngón trỏ) và đắp vào huyệt dũng tuyền (chỗ lõm dưới gan bàn chân, nằm ở điểm1/3 từ đầu ngón cái đến gót chân). Sau đó dùng băng dính cố định lại.

10. Kiện tỳ, lợi tiểu, chủ trị viêm thận mãn: gừng tươi 3lát, hành hoa 1 cây, tỏi 3 nhánh. Đem ba vị trên giã nát, nặn thành bánh dánquanh rốn. Mỗi ngày thay băng 3 lần.

Theo Suckhoedoisong.vn

Chăm sóc tóc bóng mượt với trứng gà, mật ong

Mật ong có chứa nhiều vitamin: A, E, C và các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, B7, B9), rất nhiều các khoáng chất thiết yếu như đồng, sắt, kẽm, canxi, kali, natri, phốt-pho, magiê, mangan, iốt … rất tốt cho việc chăm sóc da, tóc, móng và sức khỏe. Trứng gà không đơn thuần là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe, mà nó còn có tác dụng làm làm đẹp.

Hãy tham khảo công thức làm đẹp tóc từ trứng gà và mật ong sau đây nhé!

Dưỡng tóc bóng mượt

Mật ong và trứng gà là sự kết hợp tuyệt vời để giúp tóc bóng mượt mỗi ngày.

matong-1374199020_500x0.jpg
Mật ong và trứng gà rất tốt cho tóc.

Nguyên liệu:

– 1 thìa mật ong
– 1 lòng đỏ trứng
– 1 thìa dầu hạnh nhân
– 1 thìa sữa chua

Thực hiện:

Trộn đều các nguyên liệu sau đó bôi hỗn hợp lên tóc trong vòng nửa giờ và xả lại với nước ấm.

Trị tóc chẻ ngọn

Nguyên liệu:

– 1 thìa mật ong
– 2 thìa ôliu
– 1 lòng đỏ trứng

Thực hiện::

Trộn đều các nguyên liệu thành hỗn hợp rồi bôi đều lên tóc và massage tóc trong vòng 15 phút sau đó xả lại với nước.

Chống rụng tóc

Nguyên liệu:

– 1 muỗng canh mật ong
– 1 lòng đỏ trứng gà
– 1 muỗng canh dầu mè
– 2 muỗng canh dầu gội đầu
– 1 ít nước vắt củ hành

Thực hiện:

Trộn thật đều tất cả nguyên liệu rồi thoa lên tóc và trùm kín bằng mũ tắm. Liên tục dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên trên mũ. Sau 1-2 giờ, gội sạch với dầu gội. Mỗi ngày làm một lần, sau một thời gian thực hiện, tình trạng tóc rụng sẽ được cải thiện.

Mật ong giúp tóc chắc khỏe

Do việc sử dụng những công nghệ làm đẹp tóc hiện đại như nhuộm, uốn, là, ép… sẽ khiến cho tóc bạn dễ bị hư tổn, thưa, mỏng và yếu.

Những chất chống ôxy hóa trong mật ong có thể bảo vệ da khỏi tác hại của nắng mặt trời, hỗ trợ khả năng đàn hồi, giúp mái tóc chắc khỏe và đẹp tự nhiên.

Muốn tìm lại sức sống cho mái tóc bạn hãy thực hiện theo cách sau đây:

Nguyên liệu:

– Nhựa của 1 lá cây lô hội (nha đam)

– Vài giọt dầu cây thầu dầu

– 2 thìa mật ong

Thực hiện::

Trộn đều tất cả các thành phần trên với nhau, thoa lên tóc, để khoảng 40 phút sau, gội sạch với lạnh. Lưu ý: Cách làm này không chỉ nhanh chóng giúp bạn tìm lại sức sống cho mái tóc mà còn giúp cho tóc luôn khỏe và giữ được độ bóng mượt, suôn mềm.

Nuôi dưỡng tóc đẹp tự nhiên

Mặt nạ dưỡng tóc là một cách làm đơn giản nhất nhưng đem lại hiệu quả nhanh nhất trong bảo vệ tóc.

Nguyên liệu:

– 1/2 chén mật ong

– 2 thìa dầu ôliu

Thực hiện:

Trộn 1/2 tách mật ong và 2 muỗng súp dầu ôliu. Mỗi lần chỉ dùng 1 lượng nhỏ. Thoa hỗn hợp này lên tóc từ gốc đến ngọn, sau đó dùng mũ ủ tóc chụp lên, để khoảng 30 phút. Gội sạch bằng dầu gội bình thường và để khô tự nhiên.

Trị gàu bằng trứng gà

Trộn đều trứng gà và sữa chua, sau đó thoa lên tóc, dùng khăn ủ trong vòng nửa tiếng và gội sạch lại bằng nước lạnh. Công thức này sẽ giúp mái tóc bạn không còn dấu hiệu của gàu.

Phục hồi tóc khô, xơ

Trộn một quả trứng với nước cốt chanh, đánh thật tơi, bôi lên tóc và giữ cho khô dần, sau đó gội sạch với nước. Hỗn hợp này giúp tóc bị xơ và phai màu lấy lại được vẻ óng ả.

Theo Webphunu

Mẹo chiên trứng, đậu phụ ngon

Đầu bếp Võ Quốc tại TP HCM chia sẻ bí quyết chiên thức ăn cho đúng, rán đậu phụ làm sao để giòn…

Chiên thức ăn

– Nên đổ dầu ngập thức ăn vừa đủ. Đừng cho dầu nhiều quá nửa chảo, vì khi cho thực phẩm vào chiên dầu sẽ văng ra.

ca-com-chien[1332088530].jpg
Với những món chiên thì chỉ nên chiên dầu vừa ngập mặt và không quá nửa chảo. Ảnh: N.S.

– Độ nóng của dầu vừa đủ, khoảng 175-190 độ C. Không có dụng cụ đo nhiệt, có thể thử bằng cách thả mẩu bánh mì khô vào dầu. Nếu miếng bánh mì vàng đều là dầu vừa đủ nóng, bánh bị cháy đen ngay do dầu quá nóng. Trường hợp xung quanh mẩu bánh dầu nổi bọt bong bóng cho thấy nhiệt độ vẫn còn chưa đủ. 

– Khi chiên thức ăn, dầu canola (một loại dầu ăn làm từ hạt hoa cải) là lựa chọn tốt nhất bởi tính chịu nhiệt cao, không dễ bị phân hủy. Dầu ôliu chỉ tốt khi dùng để ăn sống (trộn với salad) hay xào thức ăn, nhưng dưới nhiệt độ cao khi chiên thức ăn thì hoàn toàn không nên dùng dầu ôliu.

Chế biến món trứng

– Nên để trứng ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C). Lấy trứng ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu sẽ tốt hơn, vì trứng lạnh sẽ dễ bị nứt khi luộc, đóng cục khi nấu hay chiên và sẽ không nổi khi đánh trứng lúc làm bánh.

trung-ran[1332088530].jpg
Để đánh trứng nổi, dụng cụ đánh phải sạch và không dính bơ hay dầu mỡ. Ảnh: N.S.

– Nếu bạn cần chế biến ngay mà không có nhiều thời gian chờ cho trứng lạnh ở nhiệt độ phòng, nên ngâm trứng vào tô nước ấm (không ngâm nước sôi) khoảng 5-10 phút là có thể dùng được.

– Khi cần tách riêng lòng trắng lòng đỏ: Dùng trứng mới và lạnh sẽ dễ tách hơn. Đập trứng vào cái phễu, lòng trắng chảy xuống phễu, lòng đỏ sẽ còn lại trong phễu.

– Khi cần đánh nổi trứng hay lòng trắng, các dụng cụ tiếp xúc trứng phải sạch, không dính dầu mỡ hay bơ, nếu không trứng sẽ không nổi. 

– Nếu chỉ cần sử dụng lòng trắng trứng: Cho phần lòng đỏ còn lại vào một chén nước lạnh hay sữa và cất vào chỗ tối. Khi dùng, chỉ cần đổ sữa hay nước đi, lòng đỏ vẫn tươi nguyên. 

– Thêm một ít bột chanh hoặc vỏ chanh khô mài nhuyễn vào các món bánh để làm giảm mùi tanh của trứng.

– Nếu không có dụng cụ cắt trứng, nhúng dao vào nước nóng, khi cắt trứng sẽ không bị vỡ.

Chế biến đậu phụ

– Đậu phụ mua về nên luộc sơ trong nước sôi có dằn chút muối, trút ra rổ để ráo nước, đậu phụ sẽ mềm và tươi hơn.

dau-ran_1369197892[1332088530].jpg
Muốn chiên đậu giòn phải để đậu thật ráo nước. Ảnh: N.S.

– Trước khi chiên đậu phụ nên để thật ráo, hoặc dùng nhiều khăn giấy bao lại, dùng thớt hay vật nặng đè lên miếng đậu phụ khoảng 15-20 phút cho ra hết nước.

– Trẻ nhỏ có thể ăn đậu phụ sống, nhưng tốt hơn hết là nên hấp cách thủy khoảng 5 phút để diệt các vi khuẩn có trong đậu phụ có thể gây khó chịu cho đường ruột của trẻ.

– Đậu phụ trứng, đậu phụ non, óc đậu là những loại đậu phụ mềm, mịn làm từ đậu nành nguyên chất, rất dễ vỡ nên khi dùng chế biến món ăn cần nhẹ tay. Có thể tẩm đậu phụ qua bột hoặc lăn vào trứng gà trước khi chiên để đậu phụ không bị vỡ. Khi hấp món ăn, tránh để nguyên liệu nặng hơn lên đậu phụ mà nên đặt đậu phụ lên trên cùng.

Khánh Hòa