Nếu da bạn thường khô và dễ nứt nẻ. Vì vậy, bạn cần làm mặt nạ có tác dụng tăng nước cho da, tăng lượng dầu bảo vệ độ sáng bóng.
Dưới đây là 5 loại mặt nạ dễ làm, tiện lợi cho bạn:
Mặt nạ trái bơ
Trong bơ chứa nhiều vitamin, khoáng chất chống ôxy hóa sẽ làm da mềm mại. Trong mùa khô, nứt nẻ, mặt nạ trái bơ sẽ cân bằng độ ẩm hiệu quả.
Dùng một thìa trái bơ nghiền trộn thìa dầu ô liu đắp lên mặt khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch bằng sữa rửa mặt, bạn sẽ tránh được căng nứt mùa khô.
Mặt nạ lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng rất có tác dụng làm sạch da, tránh bắt bụi mùa khô. Dùng cọ mềm quét lòng trắng trứng đều lên mặt để 30 phút rồi rửa sạch.
Mặt nạ chuối
Chuối tiêu pha vài giọt sữa hoặc nước cốt chanh rất có tác dụng làm mềm da. Hãy nghiền chuối tiêu với sữa hoặc cốt chanh, dùng mặt nạ giấy đắp lên.
Mặt nạ từ sữa
Các sản phẩm sữa hoặc sữa chua, kem giúp cân bằng độ PH và làm giảm thiểu các tác hại của gió heo may.
Đắp mặt nạ 30 phút, dùng khăn ấm đắp phủ lên mặt trong 3-5 phút. Nhiệt ấm sẽ làm thành phần dinh dưỡng trong mặt nạ thẩm thấu tốt hơn vào da. Sau đó rửa sạch bằng nước mát.
Mặt nạ bột yến mạch
Dùng một thìa yến mạch trộn với một lòng trắng trứng và nửa thìa mật ong. Đắp mặt nạ trong vòng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Bột yến và mật ong sẽ làm mềm da, tạo độ ẩm, mềm da chống lại thời tiết khô hanh.
Vitamin chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người.
Người cao tuổi nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitaminNgười cao tuổi nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin
Vitamin bảo đảm cho các phản ứng sinh hóa giúp cho quá trình chuyển hóa các chất, trong đó các quá trình phản ứng men rất hệ trọng, mà các quá trình đó vốn đã giảm sút theo tuổi tác. Bởi vậy, với người già, việc quan tâm cung cấp đầy đủ vitamin là rất cần thiết.
Vì sao người cao tuổi dễ bị thiếu vitamin?
Hầu như tất cả chúng ta đều bị thiếu hụt một hay nhiều loại vitamin, đặc biệt với lứa tuổi “quá trưa sang chiều” là dễ bị thiếu vitamin hơn cả. Đó là do đặc trưng của tuổi già: khả năng bài tiết dịch vị giảm, đặc biệt giảm HCl làm trở ngại cho các hoạt động của các vi khuẩn lên men ở ruột, giảm khả năng tổng hợp một số vitamin của chúng, do đó gây cho cơ thể người cao tuổi thiếu một số vitamin.
Mặt khác, đối với người cao tuổi nhu cầu về nhiều loại vitamin đều tăng lên. Các vitamin có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa những suy nhược cơ thể, ngăn ngừa sự lão hóa… Nhiều nhà khoa học đã tổng kết những số liệu nghiên cứu cho thấy sự thấm vitamin qua màng ruột người cao tuổi giảm sút, sự hấp thu và chuyển hóa vitamin bị biến đổi nặng. Nếu có bệnh lý dạ dày – ruột, sự hấp thu vitamin càng kém hơn nữa.
Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ teo dạ dày ở người cao tuổi rất cao, sự kém tiết dịch dạ dày và ruột sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn, các chất khoáng và vitamin. Người cao tuổi còn hay mắc nhiều bệnh mạn tính cũng làm tăng nhu cầu vitamin hơn so với lúc trẻ.
Ngoài ra, cũng cần phải nói đến nhiều người cao tuổi ít được chăm sóc về ăn uống, ăn những thức ăn không chứa đầy đủ vitamin.
Vai trò của vitamin trong cơ thể
Phần lớn các vitamin hoạt động như một phức hợp hoạt hóa men, tham gia vào quá trình biến đổi dự trữ năng lượng trong cơ thể. Một số khác ảnh hưởng tới quá trình ôxy hóa. Nhiều loại có tác dụng cấu tạo nên hormon tham gia vào quá trình tăng trưởng và khoáng hóa xương, hoạt động nhân lên của tế bào, tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể, tổng hợp các chất trung gian của hệ thần kinh, đào thải, trung hòa các chất độc, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Nhiều công trình điều tra dịch tễ học trên quy mô lớn đã cho thấy ảnh hưởng của nhiều loại vitamin đối với bệnh tật người cao tuổi.
Thiếu nhiều vitamin thường làm cho người già có một số triệu chứng dễ mệt, ăn kém ngon, người gầy, bụng đầy có nhiều hơi, hay ợ hơi, đau vùng thượng vị, đau vùng trước tim, giấc ngủ không sâu, giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu, người xanh xao, đau lưng, mỏi khớp, khả năng làm việc giảm, sức đề kháng với bệnh tật kém, mắt mờ, tai nghe kém, sinh dục suy yếu…
Từ giảm sút hàm lượng vitamin của cơ thể tất yếu đưa đến rối loạn chuyển hóa các chất dễ dẫn tới bệnh này tật khác. So với người trẻ, ở người cao tuổi hàm lượng vitamin A giảm sút có chừng mực, nhưng vitamin nhóm B và C giảm sút rất nhiều.
Cần bổ sung thế nào?
Hiện nay, việc bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi bằng các vitamin rất được coi trọng. Xu hướng là phối hợp nhiều loại vitamin khác nhau dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để đáp ứng nhu cầu vitamin của cơ thể.
Với người cao tuổi ăn uống kém nên chú ý bổ sung thường xuyên chế phẩm polyvitamin, có kèm theo một số nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng (selen, Mn, Cu, Zn, S, Br…).
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở những người độ tuổi trung bình 48 – 78 tuổi thì sau 4 – 10 tuần bổ sung vitamin và chất khoáng có cải thiện rõ rệt về sức khỏe như: giảm được mệt mỏi, tập trung tư tưởng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, dễ ngủ và thời gian ngủ kéo dài hơn.
Những người cao tuổi mạnh khỏe ăn uống được thì nên bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin. Trong thực tế nên có một cách ăn nhiều thức ăn tươi hỗn hợp, nếu có điều kiện thì nên tìm ăn những thức ăn giàu vitamin này hay vitamin khác.
Thí dụ, vitamin E có nhiều trong mầm giá đỗ, hành, rau xà lách, trứng, dầu thực vật… Vitamin A có nhiều ở mỡ cá, gan gia súc gia cầm; và carotene (tiền chất vitamin A) có nhiều trong gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, xoài… Vitamin B1 có nhiều trong men bia, thịt (gà, bò, lợn…), lớp ngoài của hạt gạo (cám). Còn vitamin C thì có nhiều trong rau quả tươi. Người cao tuổi ăn nhiều rau quả tươi rất tốt, nó có tác dụng chống xơ mỡ động mạch, chống táo bón, điều hòa tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng.
Đối với những người cao tuổi bệnh nặng kéo dài, sức khỏe quá suy giảm, cần bổ sung những vitamin nào với liều lượng nào, uống trong bao lâu… thì cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định.
Việc thiếu vitamin và khoáng chất có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở người già. Ở Việt Nam, số lượng người cao tuổi không có đủ các loại chất dinh dưỡng này ngày càng phổ biến.
Nguyên nhân là do đặc trưng của tuổi già khiến khả năng bài tiết dịch vị giảm, hấp thu kém hoặc chế độ ăn uống không đa dạng. Việc thiếu vitamin, khoáng chất không mang lại hậu quả nghiêm trọng song nó làm cho sức đề kháng của cơ thể yếu đi, dễ mắc các chứng bệnh lây lan hay bệnh thời tiết… và giảm các chức năng hoạt động trong cơ thể. Do đó, việc quan tâm chăm sóc người cao tuổi một cách toàn diện để cân bằng vitamin và khoáng chất là hết sức quan trọng và cần thiết.
Hiểm họa âm thầm
Trong cơ thể mỗi người, vitamin và khoáng chất chiếm một tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, đây lại là những chất rất quan trọng trong hoạt động sống của con người. Thiếu những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh khác nhau, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng. Vitamin bao gồm các loại như A, B, C, D, E, U… và được phân chia thành hai nhóm chính: Tan trong nước ( B, C…) và tan trong mỡ ( A, D, E..). Các loại chất khoáng có thể kể đến như sắt, kẽm, đồng, vàng, canxi, magie, natri, kali, chlor, phosphat, sulphat… chiếm khoảng 4% trọng lượng cơ thể. Với người nặng khoảng 50kg thì chất khoáng chiếm khoảng 2kg. Vì vậy, mỗi ngày cơ thể cần một lượng khoáng chất tối thiểu để đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể.
Phần lớn các vitamin hoạt động như một phức hợp hoạt hóa men, tham gia vào quá trình biến đổi dự trữ năng lượng trong cơ thể. Một số khác ảnh hưởng tới quá trình ôxy hóa. Nhiều loại có tác dụng cấu tạo nên hormon tham gia vào quá trình tăng trưởng và khoáng hóa xương, hoạt động nhân lên của tế bào, tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể, tổng hợp các chất trung gian của hệ thần kinh, đào thải, trung hòa các chất độc, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Mỗi loại vitamin có tác dụng khác nhau, vitamin A giúp sáng mắt, D chống loãng xương… E làm đẹp cho tóc da.
Hiện nay, chưa có những thống kê cụ thể về tỷ lệ thiếu vitamin và khoáng chất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, việc thiếu vitamin và khoáng chất ở người cao tuổi xảy ra khá phổ biến, phần lớn là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Chế độ ăn của người già thường không có chất xơ nên gây thiếu các vitamin B9, C. Nhiều người cao tuổi còn có thói quen ăn chay (không dùng thực phẩm nguồn gốc động vật) rất dễ gây thiếu hai vitamin B12 và D. Việc thiếu vitamin ở người cao tuổi còn xảy ra do quá trình đồng hóa chất này bị rối loạn. Các bệnh đường ruột mãn tính cũng làm giảm hoặc mất khả năng hấp thu một số vitamin. Do đó, những người mắc căn bệnh này thì nhu cầu vitamin sẽ cao hơn mức bình thường.
Tuy nhiên, lẽ thường không mấy ai đi khám về bệnh thiếu vitamin và khoáng chất bởi nó rất khó nhận biết. Mặt khác, cũng chưa có các xét nghiệm cụ thể để xác định bệnh nhân có thiếu vitamin hay không. Mọi người chỉ phát hiện ra mình thiếu vitamin khi đi khám các loại bệnh khác. Ví dụ, về mùa hè có những bệnh nhân đến khám tại Viện Lão khoa vì bị loét viêm mạc miệng (Nhiệt). Hỏi ra mới biết, họ ăn kiêng rất nhiều vì sợ béo hay một lý do nào khác. Đến khi bác sĩ kê đơn bổ sung vitamin C, PP, D2 thì bệnh lập tức hết, đó là do thiếu vitamin.
Những tổn thương nguy hiểm
Vậy làm thế nào nhận biết người cao tuổi đang có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất để bổ sung kịp thời, tránh đến khi gây ra hậu quả nặng mới đi khám. Các loại vitamin đều có tác dụng khác nhau nên các biểu hiện của sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể cũng không giống nhau. Thiếu vitamin A có một số biểu hiện như quáng gà, khô mắt, đục thủy tinh thể, có thể gây mù mắt do mắt bị khô. Răng yếu mau hỏng, da khô có vẩy, tóc khô giòn, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, xương chậm phát triển. Dấu hiệu của thiếu vitamin K là máu khó đông, làm cho vết thương chảy máu liên tục. Khi cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, mất cảm giác, rối loạn tâm thần, kém tập trung, đầu ngón tay tê dại, nhịp tim nhanh, sưng phù cơ thể… thì điều đó chứng tỏ đang bị thiếu vitamin B1. Với việc cơ thể mệt mỏi, chậm lành vết thương, đục thủy tinh thể, mắt cay, kém chịu đựng với ánh sáng mạnh, lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gãy, móng tay, móng chân giòn… sẽ cho thấy cơ thể đang bị thiếu vitamin B2.
Thiếu vitamin B3 (PP, niacin) làm cho cơ thể giảm sinh lực, mất ngủ, tinh thần căng thẳng, lo âu, chảy máu ở nướu răng, viêm ngứa trên da. Còn việc thiếu vitamin B6 khiến cho tổn thương dây thần kinh ngoại biên, có khi gây cơn co giật, đồng thời làm tổn thương da, buồn nôn, nôn, chóng mặt, thiếu máu, giảm sinh lực, ăn không ngon, sút cântinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến xuất huyết dưới da và ở lợi răng, sưng và chảy máu nướu, giảm cân, mệt mỏi, đau nhức khớp. Ngoài ra, những dấu hiệu của thiếu chất khoáng có thể kể đến như: Thiếu canxi gây co giật tay chân, thiếu kali gây vọp bẻ, rối loạn nhịp tim…
Như vậy, việc thiếu vitamin và khoáng chất ở người cao tuổi tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nó có thể gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề như đã kể trên. Vì vậy, họ cần có một chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng để phòng tránh bệnh này. Mỗi ngày, người bệnh có thể ăn khoảng 300 gam rau xanh, 200 – 300 gam hoa quả tươi, sử dụng các loại quả bù được kali như cam, chuối. Ăn các loại hoa quả giải khát, chống say nắng như dưa hấu, bưởi và tránh những hoa quả chứa hàm lượng đường cao như mít, vải, dứa chín.
Về thịt thì nên ăn các loại dễ tiêu như cá, ăn thịt bỏ da, hạn chế nội tạng của động vật để tránh tăng mỡ máu. Lượng đạm cũng không nên ăn quá nhiều, tối đa 200g/ngày. Với người cao tuổi ăn uống kém nên chú ý bổ sung thường xuyên chế phẩm polivitamin, có kèm theo một số nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng (selen, Mn, Cu, Zn, S, Br…). Còn về bữa ăn của người già nên chia làm nhiều bữa nhỏ, 3 – 5 bữa/ ngày. Ngoài ra, có thể uống thêm vitamin đa sinh tố như oneday mỗi ngày 1 viên để bổ sung vitamim và khoáng chất. Đối với người cao tuổi bị bệnh nặng kéo dài, sức khỏe quá suy giảm, cần bổ sung các vitamin nào, liều lượng ra sao và uống trong bao lâu… thì cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định.
Việc bổ sung vitamin là hết sức cần thiết cho cơ thể người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở những người có độ tuổi trung bình từ 48 – 78 tuổi, sau 4 – 10 tuần bổ sung vitamin và chất khoáng, đã có cải thiện rõ rệt về sức khỏe như: giảm được mệt mỏi, tập trung tư tưởng tốt, ăn ngon miệng, dễ ngủ và thời gian ngủ kéo dài hơn.
Tôi đang có bệnh về mắt đã uống thuốc theo đơn bác sĩ kê. Nay tôi muốn uống thêm vitamin A nhưng nghe nói nếu thừa vitamin A rất nguy hiểm. Xin hỏi, thừa vitamin A sẽ có dấu hiệu gì?
Nguyễn Thu Thủy – Nghệ An
Ảnh minh họa – Internet
Chào bạn Thủy,
Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, như cần thiết cho sự sinh trưởng của xương và của các tế bào, hình thành phát triển bình thường của các biểu mô và duy trì sự hoàn thiện của các tổ chức biểu mô, phòng chống các bệnh về mắt… Sử dụng quá nhiều vitamin A một lúc hay trong một thời gian dài sinh ngộ độc.
Chẳng hạn, uống một lúc trên 660.000 IU vitamin A cho người lớn và trẻ em uống một lúc trên 830.000 IU sẽ bị nôn mửa, xây xẩm, chóng mặt, da khô, mờ mắt, nhìn thấy hai hình, bắp thịt không phối hợp hoạt động được.
Triệu chứng này có thể kéo dài trong hai ngày. Khi liều thuốc uống quá nhiều đưa tới sẩn, ngứa, co quắp tay chân và bất tỉnh, cuối cùng có thể chết vì suy hô hấp.
Hàng ngày uống 25.000IU trở lên trong một thời gian 30 ngày cũng có thể đưa đến tình trạng nhiễm độc kể trên. Bên cạnh đó, nếu dùng quá nhiều chất carotene – tiền chất của vitamin A, nước cà rốt, nước cà chua… cũng có thể dẫn tới ngộ độc với các biểu hiện như mũi nhăn, vàng da, mắt có vẩy cá.
Bộ xương của con người luôn vững chắc để tạo hình dáng cho cơ thể, đồng thời bảo vệ các cơ quan nội tạng nằm bên trong khung xương cũng như giúp chúng ta di chuyển.
Cơ thể chúng ta cần nhiều loại vitamin, đặc biệt là các vitamin cần thiết để tạo dựng và phát triển khung xương. Trong đó, quan trọng nhất là các vitamin D, K và C. Do vậy, để khung xương phát triển khỏe mạnh thì cơ thể cần dung nạp các vitamin C, D, K, dù chỉ với số lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. Một chế độ ăn cân bằng, hợp lý, nhiều rau quả giàu vitamin C, K cũng như tắm nắng để có được nguồn vitamin D cần thiết chính là biện pháp nâng cao sức khỏe bộ xương. Dưới đây là công dụng của 3 vitamin quan trọng nhất:
Vitamin D
Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và xương. Vitamin D làm tăng hấp thu canxi trong ruột bằng cách tăng tổng hợp các protein chuyên chở canxi qua thành ruột. Khi vitamin D đủ thì cơ thể có thể hấp thu tới 30% lượng canxi từ thực phẩm. Ở phụ nữ có thai và cho con bú, lượng vitamin D cao cho phép hấp thu tới 50% canxi từ thực phẩm.
Tại thận, vitamin D làm giảm bài tiết canxi và phốt-pho, tức là giữ gìn những nguyên liệu quý giá này cho xương. Tại xương, vitamin D đẩy mạnh sự khoáng hóa. Nó còn thúc đẩy gien tổng hợp osteocalcin hoạt động. Ngoài ra, vitamin D còn bảo vệ khung xương thông qua tác dụng làm tăng hoạt động cơ bắp và giảm nguy cơ bị ngã.
Vitamin K
Vitamin K tác động chậm hơn nhưng quan trọng không kém. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin K giúp duy trì sức mạnh cho xương ở những người cao tuổi. Vitamin K là loại thiết yếu để canxi hóa xương, thực hiện quá trình carboxyl hóa protein, lắp “móng vuốt” cho protein để nó có thể gắn kết giữ canxi.
Protein không đủ vitamin K thì không thể có đủ điều kiện để gắn kết với canxi. Đó là các protein “không carboxyl hóa” và không thể kiểm soát được khoáng chất. Phụ nữ có osteocalcin không được carboxyl hóa bài tiết canxi khiến xương bị rỗng, xốp.
Vitamin C
Vitamin C là yếu tố hiệp đồng cùng men thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi collagen, đặc biệt trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương.
Vitamin C còn giúp protein osteocalcin và men phosphatase kiềm của xương hoạt động, giúp quá trình khoáng hóa xương. Các nghiên cứu cho thấy vitamin C làm tăng mật độ xương cột sống và cổ xương đùi. Chế độ ăn thiếu vitamin C ở phụ nữ làm tăng nguy cơ gãy xương.
Sau thời gian nghỉ hè, em cảm thấy mắt nhìn mờ, đi khám các bác sĩ cho biết thị lực giảm. Bác sĩ đã kê đơn thuốc và nhắc ăn uống đầy đủ chất, nhất là thực phẩm giàu kẽm. Vậy xin bác sĩ cho biết thực phẩm nào giàu kẽm và các vitamin bổ cho mắt.
Lê Thị Hòa (Lạng Giang – Bắc Giang)
Ảnh minh họa – Internet
Mắt rất quan trọng cho mọi sinh hoạt của con người, vì vậy trong dân gian đã có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Chăm sóc cho mắt luôn sáng rõ là việc làm vô cùng cần thiết. Theo dinh dưỡng học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium… Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, chúng ta nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm sau:
Gan động vật, sữa bò, sữa cừu, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá… vì đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin A. Cơ thể thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng quáng gà, có khi nặng đến mức không nhìn rõ được khi trời mờ tối. Thiếu vitamin A cũng dẫn đến bệnh khô mắt.
Các loại rau cải xanh, cải trắng, rau chân vịt (rau sam), cải dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, đu đủ, đặc biệt là gấc… đây là thực phẩm chứa nhiều caroten. Sau khi ăn, cơ thể hấp thu caroten rồi chuyển hóa thành vitamin A.
Các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt (tức gạo bóc vỏ trấu không giã), các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô… Đây là thức ăn giàu vitamin B1 và niacin, nếu thiếu vitamin B1 sẽ gây viêm dây thần kinh, nhất là thần kinh thị giác, xuất huyết võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng… Thiếu niaxin sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác…
Cá, tôm, sò biển, sữa, táo đỏ, rau câu… là thức ăn giàu phốtpho. Phốtpho đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của củng mạc.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi lối sống như: không làm việc máy tính liên tục trong thời gian dài khiến thị lực của mắt giảm bao gồm: mờ mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị… hoặc xem tivi quá nhiều, đọc sách nhiều, không đúng tư thế, khoảng cách… sẽ khiến cho mắt gặp phải rất nhiều các vấn đề về mắt, đặc biệt là bệnh cận thị.
Gan là cơ quan rắn lớn thứ hai trong cơ thể, có trọng lượng tối đa từ 1-1,5 kg và nằm ở phía bên phải phần bụng trên, được bảo vệ phía sau khung xương sườn. Gan có chức năng xử lý tất cả mọi thứ mà chúng ta cung cấp vào cơ thể, sau đó chuyển đổi chúng thành năng lượng và dưỡng chất để nuôi cơ thể. Bên cạnh đó, gan cũng có nhiệm vụ lưu trữ vitamin và chuyển hóa hormone cần thiết, giúp các chức năng của các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả…
Các chuyên gia cho biết, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe gan. Vì lối sống thiếu vận động có thể dẫn đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì, khiến gan phải hoạt động “quá tải” để loại thải chất béo. Bên cạnh đó, uống rượu quá mức được biết là nguyên nhân chính gây tổn thương gan. Hiện đã có một sự gia tăng đáng kể tỷ lệ các trường hợp tử vong do mắc các bệnh về gan liên quan đến rượu.
Để ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về gan, bạn cần tuân thủ thực hiện lối sống lành mạnh và các biện pháp dưới đây:
1. Chỉ nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ và ít béo, hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều đường hoặc muối.
2. Uống rượu vừa phải, đặc biệt đối với phụ nữ vì cơ thể chị em chuyển hóa chất cồn chậm hơn nam giới nên dễ gây tổn thương gan.
3. Nếu có kế hoạch đi du lịch nước ngoài, bạn cần nhớ tiêm ngừa vắc-xin viêm gan A và B trước lúc khởi hành.
4. Bảo quản các loại thuốc và hóa chất (bao gồm chất tẩy trắng và các sản phẩm làm sạch) ngoài tầm với của trẻ em.
5. Không nên hòa lẫn thuốc với các loại thảo dược như trà để uống mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Luôn nhớ rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
7. Đọc kỹ khuyến cáo và tránh tiếp xúc với các loại hóa chất diệt cỏ hoặc côn trùng.
8. Tận dụng thời gian để đi dạo ngoài trời hoặc tham gia các môn thể thao như tập dưỡng sinh hay chạy xe đạp…
9. Nên cẩn thận khi xăm mình, làm móng tay, móng chân… vì các dụng cụ dùng để thực hiện những việc này có thể tiếp xúc với máu, rất dễ lây truyền siêu vi gan B và C từ người này sang người khác. Bên cạnh đó các bệnh nhiễm trùng máu có thể làm phát sinh các chứng bệnh gan nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong cao.
10. Tránh dùng chung kim tiêm, dao cạo râu với người khác.
11. Quan hệ tình dục an toàn vì viêm gan siêu vi B và C đều có thể lây truyền qua đường tình dục. Trong đó siêu vi gây viêm gan B có khả năng lây truyền qua đường tình dục cao hơn so với siêu vi gây viêm gan C.
Với những người cả ngày chằm chằm vào máy tính, đôi mắt là cơ quan làm việc nhiều nhất. Nếu không được chăm sóc, lâu dài sẽ giảm thị lực. Vì vậy, bạn cần bổ sung nhiều những vitamin dưới đây.
Vitamin A
Tên hóa học của vitamin A là retinol. Quá trình phát hiện ra vitamin A có nguồn gốc từ nghiên cứu vào khoảng năm 1906, là vitamin đầu tiên được phát hiện. Trong cơ thể vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ. Một trong những biểu thị đầu tiên của thiếu hụt vitamin A là thị lực suy giảm, cụ thể là suy giảm nhẹ thị lực gọi là quáng gà, bệnh khô mắt.
Những thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm: Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt, xoài…
Tuy nhiên do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước như các vitamin B và C.
Do vậy, quá liều có thể dẫn tới ngộ độc vitamin A. Nó có thể gây buồn nôn, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn mửa, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ và bụng, uể oải và thay đổi tính tình.
β-carotene
Beta caroten là một tenpen. Nó là một trong hơn 600 loại carotenoid tồn tại trong tự nhiên. Carotenoid là những chất có màu vàng, cam và hơi pha đỏ. Nó có nhiều trong thực vật mà không hề xuất hiện trong động vật cũng như các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Beta caroten còn là tiền chất của vitamin A nhưng nó không chỉ có vai trò như những gì mà vitamin A có mà còn sở hữu những hoạt dụng sinh học rộng rãi khác.
Thực phẩm có nguồn β-carotene phong phú nhất là các loại rau màu xanh lá cây và màu vàng, và các loại trái cây màu cam như cà rốt, rau bina, rau diếp, khoai tây, khoai lang, bông cải xanh, dưa đỏ…
Vitamin C
Vitamin C cũng rất có lợi cho mắt. Nếu có thể có chế độ dinh dưỡng giàu Vitamin C có nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc giảm đi rất nhiều so với những người nhập ít hơn. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa này làm chậm tiến trình đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhất phải kể đến quả sơri, sau đó là ổi, ớt, quả hồng vàng, bông cải xanh, dâu tây, cam, cải xoăn, súp lơ, kiwi…
Bầu ngực, vùng kín và mái tóc là những bộ phận cần được quan tâm đặc biệt sau sinh nở.
Sau sinh nở, các mẹ thường có tâm lý dành nhiều thời gian cho con mà quên mất một việc quan trọng là chăm sóc chính bản thân mình. Có những bộ phận cần nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mẹ và cả của em bé như vùng kín hay bầu ngực.
Như đối với vùng kín, sau ca sinh nở, đây là bộ phận bị tổn thương nhiều nhất. Vì vậy nếu không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ rất dễ có nguy cơ nhiễm trùng. Hay đối với bầu ngực, là bộ phận trực tiếp tiết ra sữa mẹ để cho con tu ti, vì vậy bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Dưới đây là những hướng dẫn về cách chăm sóc sức khỏe sau sinh, mẹ nên tham khảo:
Bầu ngực
Để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ phải chú ý giữ vệ sinh và chăm sóc bầu ngực. Trước và sau khi cho con bú phải làm vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ. Do sữa và mồ hôi tiết ra, có lúc trên đầu ti sẽ có cáu bẩn tích lại, nên dùng nước ấm rửa nhẹ nhàng cho đến khi sạch. Mẹ cho con bú phải mặc áo lót phù hợp để tránh không bị xệ ngực, bảo đảm lưu thông tuần hoàn máu.
Việc chăm sóc ngực rất quan trọng cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. (ảnh minh họa)
Chị em cũng cần phải đề phòng đầu ti bị nứt hay nhiễm khuẩn. Da trên đầu ti, quầng ti của người mới sinh con rất mềm và mỏng, dễ bị nứt. Khi cho con bú phải cho cả đầu ti và quầng ti vào miệng con, không nên cho con ngậm đầu ngực trong miệng quá lâu. Nếu đầu ti bị nứt cần phải điều trị kịp thời để tránh bị nhiễm khuẩn, đồng thời tạm dừng cho trẻ bú cho đến khi vết nứt lành hẳn.
Mẹ có thể mát-xa bầu ngực trong thời kỳ sau sinh để thúc đẩy tuần hoàn máu và cung cấp dinh dưỡng cho bầu ngực, giảm bớt hoặc loại trừ nguy cơ bị tắc tia sữa. Phương pháp mát-xa cụ thể như sau: rửa sạch hai tay, dùng khăn mặt đã được khử khuẩn (bằng cách hấp) và vẫn còn hơi nóng đắp lên toàn bộ bầu ngực, xoa bóp và ấn nhẹ nhàng vào bầu ngực theo hướng từ ngoài vào trong để cho sữa tiết ra, cũng có thể phối hợp dùng dụng cụ hút sữa. Có thể tự mình làm hoặc nhờ người thân làm giúp, tuy nhiên mẹ phải chú ý không được dùng lực quá mạnh.
Vùng kín
Sau khi sinh con, tầng sinh môn của phần lớn các bà mẹ bị rách và phải khâu. Do tầng sinh môn ở khá gần niệu đạo và hậu môn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy, chăm sóc giữ gìn tầng sinh môn sạch sẽ là một việc làm rất quan trọng.
Cách giữ vệ sinh như sau: mỗi ngày phải dùng dung dịch phụ nữ hoặc nếu không có thì dùng nước ấm pha chút muối loãng rửa tầng sinh môn hai lần, chăm chỉ thay băng vệ sinh, sau khi đại tiện phải rửa sạch bên ngoài bằng xà phòng và nước ấm. Cách rửa cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm trùng, trước tiên là rửa âm hộ và hai âm môi, sau đó mới đến hậu môn. Không nên rửa từ hậu môn rồi mới đến âm hộ để tránh đưa những chất bẩn từ hậu môn sang âm hộ. Trong vòng 6-8 tuần sau khi sinh cần tránh không sinh hoạt vợ chồng.
Tóc rụng sau sinh là hiện tượng bình thường. (ảnh minh họa)
Tóc
Sau sinh, lượng hóc-môn trong cơ thể người phụ nữ dần dần trở lại trạng thái bình thường, nên trong thời gian 2 – 7 tháng sau sinh, tóc rụng hàng loạt trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến tâm lý sản phụ. Áp lực tinh thần tác dụng lên chức năng sinh lý làm cho rụng tóc càng nghiêm trọng.
Không cần phải điều trị khi có hiện tượng rụng tóc sau sinh. Tóc sẽ ngừng rụng trong một thời gian ngắn, tóc mới sẽ mọc lên. Tuy nhiên cần áp dụng một số trị liệu đối với những tổn thương về mặt tinh thần do rụng tóc gây ra:
– Cần tâm lý thoải mái
– Chăm sóc tốt cho tóc.
– Chú ý gội đầu cần lựa chọn dầu gội trung tính, dùng ngón tay massage da đầu, giúp tuần hoàn máu tốt hơn để nhanh mọc tóc.
– Không dùng lược cứng để chải đầu, không nên làm kiểu đầu quá phức tạp hoặc sử dụng hóa chất.
– Giữ gìn trong sinh hoạt.
– Cần nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm nhiều mỡ, uống nhiều nước, vitamin liều lượng thích hợp.
Theo Chi Chi/Eva.vn
The post 3 bộ phận cần quan tâm chăm sóc sau khi sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.
Thiếu chất khoáng gây nhiều tác hại cho sức khỏe: thiếu canxi gây co giật tay chân, thiếu kali gây chuột rút, rối loạn nhịp tim…
Vitamin và chất khoáng là những chất có tỷ lệ thấp trong cơ thể. Nhưng là những chất rất quan trọng trong hoạt động sống còn của cơ thể. Khi thiếu hay thừa những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh cảnh khác nhau và đôi khi cũng nguy hiểm đến tính mạng.
Vitamin có nhiều loại, dựa vào tính chất vật lý người ta phân các vitamin này thành hai nhóm. Nhóm tan trong nước như vitamin B, C… nhóm tan trong mỡ như A, D, E…
Chất khoáng là những chất như: sắt, kẽm, đồng, vàng, canxi, magiê, natri, kali, chlor, phosphat, sulphat… Chất khoáng chiếm khoảng 4% trọng lượng cơ thể, người nặng 50kg thì chất khoáng khoảng 2kg.
Mỗi ngày cơ thể phải cần một lượng tối thiểu về chất khoáng. Các chất này phải được cung cấp qua thức ăn, nước uống hay dưới dạng thuốc khi cần thiết vì cơ thể không tổng hợp được các chất này.
Không phải nhiều là tốt
Nhiều người trong chúng ta nghĩ dùng vitamin liều cao như là thuốc tăng lực. Nhưng chúng ta quên rằng vitamin cũng là thuốc, là chất hóa học nghĩa là khi dùng quá liều cũng sẽ bị ngộ độc. Vitamin A, D là hai vitamin tan trong mỡ hay gây ngộ độc khi dùng liều cao kéo dài. Vitamin A được biết là có vai trò quan trọng với thị lực và da, màng tế bào, có thể dùng điều trị các bệnh như vẩy nến, mụn, trứng cá, chứng tóc khô, dễ gãy…
Thuốc dùng dễ dàng qua đường uống và người ta đã quan sát được khi ngộ độc vitamin A có thể gây ra phù não, tổn thương trầm trọng ở gan. Cả hai biến chứng này đều có thể nguy hiểm đến tính mạng nên chúng ta phải thận trọng khi dùng vitamin A liều cao kéo dài. Tốt nhất là khi dùng phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Pyridoxine hay còn gọi là vitamin B6 thường dùng để điều trị tình trạng chóng mặt và rối loạn tiền mãn kinh. Khi dùng quá liều kéo dài có thể bị ngộ độc gây tổn hại hệ thần kinh trung ương.
Acid ascortbic hay còn gọi là vitamin C được biết như là thuốc làm tăng sức đề kháng. Khi thiếu vitamin C thì mạch máu dễ vỡ gây xuất huyết dưới da. Trước đây, bệnh được mô tả ở những thủy thủ lênh đênh trên biển nhiều tháng liên tục không ăn rau, trái cây tươi. Vitamin C mang nhiều lợi ích khi ta biết cách sử dụng. Vitamin C có nhiều trong cây xanh, rau quả như chanh, cam, quýt, bưởi, bắp cải…
Nhu cầu cơ thể về vitaminn C cao hơn các loại vitamin khác rất nhiều. Người lớn cần khoảng 50-100mg, nghĩa là 1mg/kg thể trọng mỗi ngày; đối với trẻ con và phụ nữ có thai cần 100-200mg mỗi ngày. Vitamin C ngoài tác dụng tốt cho tim mạch còn có tác dụng tăng sức đề kháng chống lại bệnh cảm, cúm, điều này đã được biết từ vài chục năm trước đây: với liều dùng khá cao 1-4g/ngày trong vài ngày người ta có thể rút ngắn được 30% thời gian mắc bệnh cúm.
Ngược lại, nếu chúng ta không biết cách sử dụng, dùng liều quá cao trên 2g/ngày kéo dài trong nhiều tháng có thể gây hại cho dạ dày vì bản thân vitamin là acid – là chất chua. Tệ hại hơn là liều cao vitamin C làm tăng oxalate canxi trong nước tiểu, những tinh thể này sẽ lắng đọng tại thận tạo thành sạn thận. Chỉ nên dùng khoảng 0,5-1g vitamin C mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe và chống được chứng xơ vữa động mạch… khi cần dùng lâu dài cũng nên hỏi qua ý kiến bác sĩ.
Thiếu lại càng nguy hiểm
Nếu chúng ta không cung cấp đủ vitamin thì sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà, giảm sức đề kháng, thiếu vitamin C gây chứng chảy máu dưới da, thiếu vitamin B1 gây phù, suy tim, thiếu vitamin D gây còi xương, thiếu vitamin B12 gây thiếu máu, viêm dây thần kinh…
Chất khoáng cũng rất quan trọng tham gia vào nhiều phản ứng hóa học quyết định sự sống còn trong cơ thể và là thành phần cấu tạo chủ yếu của một vài cơ quan trong cơ thể như: canxi là thành phần cấu tạo chủ yếu của xương, sắt là thành phần cấu tạo chủ yếu của hemoglobin trong hồng cầu – là chất có chức năng vận chuyển oxygen trong máu.
Thiếu chất khoáng gây nhiều tác hại cho sức khỏe: thiếu canxi gây co giật tay chân, thiếu kali gây chuột rút, rối loạn nhịp tim…
Phòng ngừa thiếu vitamin và chất khoáng bằng cách nào?
Để phòng ngừa những tình trạng này chúng ta nên ăn uống thức ăn có chứa đầy đủ chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Còn trong điều kiện sức khỏe suy giảm, người già, người bệnh nặng kéo dài chúng ta nên dùng thêm thuốc có chứa đầy đủ các thành phần vitamin và chất khoáng cần thiết cho nhu cầu cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở những người ở độ tuổi trung bình từ 48-78 tuổi thì sau 4-10 tuần bổ sung vitamin và chất khoáng có cải thiện rõ rệt về sức khỏe như: giảm được mệt mỏi, tập trung tư tưởng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, dễ ngủ và thời gian ngủ kéo dài hơn…
Vitamin và chất khoáng là những chất nền tảng của sự sống, chúng được cung cấp hàng ngày qua thức ăn, nước uống dễ dàng đến độ có lúc chúng ta quên đi sự cần thiết thực sự của nó. Cho đến khi sự thiếu thốn tích lũy lâu dần theo thời gian trở thành bệnh lý tức là lúc sức khoẻ suy giảm nhiều đôi khi đã khá muộn. Hãy cung cấp kịp thời những gì cơ thể cần.