Lưu trữ cho từ khóa: dị ứng

Dị ứng- căn bệnh cùa cuộc sống hiện đại

Theo PGS. TS. Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, dị ứng ngày nay được coi là bệnh của cuộc sống hiện đại, có thể xảy ra với mỗi người, mỗi gia đình.

Hiện nay, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường gia tăng, dân cư đông đúc… đang là những tác nhân làm gia tăng số người bị dị ứng. Riêng tại Việt Nam, hiện có khoảng 20% dân số mắc các bệnh dị ứng.

Dị ứng- căn bệnh cùa cuộc sống hiện đại

Bệnh dị ứng thường bắt đầu trước tuổi 20 (80% trường hợp), tuổi khởi phát trung bình từ 8-11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở khoảng 12-15 tuổi, tần suất xuất hiện bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn.

Dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập, đặc biệt qua đường hô hấp. Những chất thúc đẩy dị ứng gồm phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông thú, côn trùng, một số thực phẩm… Đặc biệt, bệnh thường gặp vào những thời điểm giao chuyển mùa hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Dị ứng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Ở mức độ nhẹ dị ứng gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi. Ở mức độ trung bình, dị ứng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sung huyết mũi, nhức đầu, giảm khứu giác, khó thở khiến giấc ngủ bất thường, giảm sinh hoạt hàng ngày, giảm khả năng học tập làm việc.

Ở một số người dị ứng nặng với các chất gây dị ứng trong môi trường và thức ăn hoặc một số loại thuốc y dược có thể gây sốc phản vệ (trụy tim mạch) đe dọa đến tính mạng.

Theo Vietgiaitri.com

Da nổi các nốt đỏ li ti như những hạt rôm là do bệnh gì?

Viêm chân lông thường do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, thường do vi khuẩn gây ra (cũng có thể do nấm nhưng rất hiếm)

Da vùng cánh tay và vùng đùi của tôi mẩn các nốt đỏ li ti như những hạt rôm, mùa đông rất ngứa. Tôi đã bôi nhiều thuốc mà không hết. Xin hỏi, tôi mắc bệnh gì, cách điều trị thế nào?

Hoàng Thanh Huyền (Thái Bình)

da-noi-cac-not-do-li-ti-nhu-nhung-hat-rom-la-do-benh-gi

Rất có thể bạn bị viêm nang lông – là tình trạng viêm nhiễm nông ở da. Các nốt đỏ nhỏ hình thành ngay tại các lỗ chân lông khiến da sần, thô, ngứa râm ran khiến phải gãi thường xuyên, vì thế, da dễ bị trầy xước hoặc viêm nhiễm có mủ.

Viêm chân lông thường do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, thường do vi khuẩn gây ra (cũng có thể do nấm nhưng rất hiếm). Những nguyên nhân gây viêm chân lông thông thường nhất: Sự cọ sát với quần áo hoặc cạo râu, lông; tăng tiết mồ hôi quá mức; tổn thương trên da do trầy sát hoặc mổ xẻ; dính hoá chất… Những người dễ bị viêm chân lông thường là người bị suy yếu hệ miễn dịch như tiểu đường, suy thận, hoại huyết, ghép bộ phận; da bị tổn thương sẵn; dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc bôi ngoài da loại corticosteroid; béo phì; sinh sống tại những vùng khí hậu nóng và ẩm.

Nếu vùng chân lông bị viêm có biểu hiện nhiễm khuẩn, có mủ, các nốt viêm lan rộng hoặc tái phát…, cần đi khám da liễu để có cách điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp viêm nhẹ, chỉ cần giữ da sạch và thực hiện thêm các biện pháp sau đây, bệnh sẽ hết: Đắp khăn ấm lên vùng da viêm nhiều lần mỗi ngày; dùng xà phòng chứa chất kháng sinh vệ sinh da mỗi ngày 2 lần và dùng thuốc kháng sinh thoa ngoài da. Giặt khăn và quần áo bằng nước nóng sau mỗi lần sử dụng.

BS. Vũ Thu Dung

Theo Suckhoedoisong.vn

Đậu phộng rang làm tăng nguy cơ bị dị ứng

Các nhà khoa học cho biết những người thường xuyên sử dụng đậu phộng (lạc) nướng, rang, bỏ lò hoặc làm bánh sẽ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với việc ăn lạc luộc, phơi khô hoặc lạc tươi không qua chế biến.

Theo thông tin mới nhất trên tờ BBC (Anh), một nghiên cứu của trường đại học Oxford thí nghiệm trên chuột đã chỉ ra, đậu phộng rang, nướng (bỏ lò, làm bánh) có nguy cơ gây dị ứng cao hơn và nghiêm trọng hơn so với đậu phộng tươi chưa qua chế biến.

Các nhà khoa học cho biết, các thay đổi hóa học phát sinh trong quá trình rang khô giòn hạt lạc có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, gây ra các triệu chứng dị ứng trong tương lai. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh cần phải tiếp tục tiến hành thí nghiệm sâu hơn trước khi đưa ra quyết định sử dụng hạt lạc tươi thay vì lạc rang.

dau-phong-rang-lam-tang-nguy-co-bi-di-ung

Quá trình rang lạc làm phát sinh nhiều triệu chứng dị ứng. Ảnh minh họa

Trả lời trong một bài phỏng vấn của tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, nhóm nghiên cứu giải thích đã cho những con chuột thí nghiệm tiếp xúc và hấp thụ với protein trong hạt lạc qua da hoặc dạ dày. Cơ thể chuột với mẫu hạt lạc rang khô đã cho thấy những phản ứng mạnh hơn nhiều từ hệ miễn dịch (hay nói một cách khác, cách cơ thể chống lại các đối tượng lạ xâm nhập từ bên ngoài) so với cơ thể chuột với mẫu lạc sống.

Ở cơ thể người, phản ứng của hệ miễn dịch rất đa dạng và khác nhau. Một số người chỉ gặp các triệu chứng rất nhẹ như phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy,… trong khi một số khác lại phải trải qua tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm, dẫn tới sưng phồng khoang miệng hoặc khó thở.

Theo phân tích của các nhà khoa học từ trường đại học Oxford, rất có thể nhiệt độ cao dùng để rang lạc là nguyên nhân gây ra những thay đổi hóa học kích phát chứng dị ứng nói trên. Bàn về điều này, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu – giáo sư Quentin Sattentau khẳng định đây là lần đầu tiên mà một nguyên nhân dẫn đến chứng dị ứng đậu phộng được chỉ ra một cách trực tiếp và rõ ràng đến vậy.

Do vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng kết quả tìm được sẽ góp phần giải thích cho việc tỷ lệ bị ứng ở khu vực Đông Á (nơi thường sử dụng lạc luộc, phơi khô hoặc tươi) thấp hơn nhiều so với những đất nước ưa chuộng các món ăn có đậu phộng rang, nướng, bỏ lò. Dù vậy, các nhà khoa học cũng khuyến cáo cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu chi tiết và chuyên sâu hơn trước khi các bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời khuyên cụ thể về chế độ ăn uống cho người bệnh.

dau-phong-rang-lam-tang-nguy-co-bi-di-ung

Tỷ lệ dị ứng ở những nơi chỉ ăn lạc luộc, rang hoặc tươi thường rất thấp. Ảnh minh họa

Giáo sư Sattentau cho hay, thông thường, trẻ em lớn lên trong các gia đình có tiền sử mắc các chứng dị ứng khác sẽ thường bị dị ứng lạc, đậu phộng. Tuy nhiên, giáo sư Sattentau cho rằng còn quá sớm để khuyến cáo người tiêu dùng tránh sử dụng đậu phộng rang và các sản phẩm liên quan (bánh, thức ăn,….).

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp loại bỏ các thay đổi hóa học làm tăng nguy cơ kích phát hệ miễn dịch trong cơ thể, gây ra triệu chứng dị ứng. Được biết, chứng dị ứng với các loại hạt (bao gồm cả hạt lạc, đậu) thường khá phổ biến ở trẻ đang đi học và người trưởng thành. Ngoài ra, đậu phộng, đậu các loại cũng được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các ca dị ứng thực phẩm chết người.

Theo Vietq.vn

Nguyên nhân và điều trị bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là một căn bệnh phổ biến ngoài da. Biểu hiện bằng những nốt mụn mủ nhỏ, khu trú ở nang lông, căn nguyên thường gặp nhất là do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, một số trực khuẩn Gram âm, một số loại nấm… Tùy từng tác nhân gây bệnh mà sẽ có các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống khác nhau. Do vậy không phải cứ bị bệnh viêm nang lông là có thể dùng một loại thuốc để bôi.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông, trong đó phải kể đến: khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, nhiễm các chất phóng xạ… những yếu tố này có thể tác động trực tiếp lên da gây nên hiện tượng viêm nang lông; Do cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những yếu tố thuận lợi gây viêm nang lông; các trường hợp lạm dụng một số loại thuốc như bôi corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị tiểu đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường; những người có rối loạn nội tiết cũng thường bị viêm nang lông do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi cộng thêm các yếu tố bên ngoài tác động như vi khuẩn, virut gây nên viêm nang lông.

nguyen-nhan-va-dieu-tri-benh-viem-nang-long

Viêm nang lông.

Các biểu hiện của bệnh

Các triệu chứng thường gặp của viêm nang lông thường là: ngứa tại vùng da bị viêm; sau đó vùng da viêm sần sùi nổi nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn lại bên trong gây ngứa ở vùng nang lông. Những nốt đỏ mọc quanh vùng bị viêm, có thể là viêm một hoặc nhiều nang lông cùng lúc, nhưng thường thì là viêm một vùng da nào đó trên cơ thể. Nốt đỏ không lớn lắm nhưng dày đặc gây thiếu thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường của người mắc chứng bệnh này. Sau khi những nốt đỏ được hình thành và gây ngứa. Viêm nang lông – viêm lỗ chân lông sẽ chuyển qua mụn nước có mủ trắng ở đầu, khi sờ vào thì thấy đau và nhức, sau đó các mụn nước vỡ ra sẽ đóng vẩy làm khô da. Các mụn mủ mọc thành từng đợt, sau 7-10 ngày khỏi không để lại sẹo. Đôi khi bệnh diễn biến dai dẳng trở thành mạn tính. Bệnh nhân thường có cảm giác ngứa rát. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu. Đây là bệnh dễ chữa trị và khỏi rất nhanh nếu dùng thuốc thích hợp.

Điều trị bệnh như thế nào?

Trong việc điều trị bệnh viêm nang lông muốn có hiệu quả thì việc đầu tiên bạn nên tìm ra nguyên nhân vì sao gây bệnh viêm nang lông nhằm giúp phòng tái lại sau khi bệnh được chữa khỏi. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng các loại thuốc phù hợp vừa mang lại hiệu quả cao, bệnh không tiến triển nặng hơn và không để lại sẹo.

Dù là nguyên nhân gây bệnh do tụ cầu, vi khuẩn gram âm, virus hay nấm… thì các biện pháp dùng thuốc bao gồm thuốc bôi tại chỗ và sử dụng thuốc toàn thân. Các thuốc bôi ngoài da điều trị viêm nang lông khá tốt như betadin, các loại kem mỡ kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn tốt như: bactroban, fucidin… Đối với một số trường hợp bệnh nặng lan ra toàn thân thì nên sử dụng một số thuốc có tác dụng toàn thân, tùy theo tình trạng bệnh viêm nang lông như:

Viêm nang lông do tụ cầu: có thể sử dụng một số kháng sinh toàn thân khi cần thiết như kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, (cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol). Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm nang lông do nấm: sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Thuốc bôi như nizoral, canesten, mycoster… Có nhiều loại thuốc chống nấm đường uống như itraconazole hoặc terbinafine. Đối với nấm men Candida dùng itraconazole hoặc fluconazol.

Trên đây là một số loại thuốc thông thường để điều trị bệnh viêm nang lông hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc trên trong trường hợp nào, liều lượng là bao nhiêu cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì nếu sử dụng thuốc không đúng cách và khoa học thì có thể gây tác dụng ngược lại, gây ra một số biến chứng có hại cho người sử dụng.

Dự phòng bệnh bằng cách nào?

Với người mắc bệnh viêm nang lông, bệnh thường hay tái phát, do vậy việc dự phòng bệnh tái phát là rất quan trọng. Để phòng bệnh nên: tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn; giảm ăn chất bột, đường, tăng cường vitamin nhóm B. Khi có biểu hiện viêm nang lông, phải đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu.

ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền

Theo Suckhoedoisong.vn

Bị dị ứng với bao cao su, làm sao để khắc phục?

Tôi bị bệnh, bác sĩ khuyên tạm thời không dùng thuốc ngừa thai, nên phải “kế hoạch” bằng bao cao su, nhưng kẹt cho ông xã là mỗi lần dùng “chỗ ấy” lại nổi mẩn, ngứa ngáy. Có phải chồng tôi bị dị ứng? Làm sao khắc phục?

B.Vy (TP.HCM)

bi-di-ung-voi-bao-cao-su-lam-sao-de-khac-phuc

Hơi hiếm, nhưng việc các ông dị ứng với bao cao su có thể xảy ra. Thử “phân chất” một chiếc condom để xem khả năng gây dị ứng từ đâu.

Hầu hết bao cao su hiện nay đều được làm từ latex hay polyurethane (hiếm hơn có loại condom xanh bằng… ruột cừu). Đây là hai loại nguyên liệu được cho là khá hiền lành, hiếm khi gây dị ứng cho các “thượng đế”. Do vậy, trong những trường hợp “người tiêu dùng” bị mẩn đỏ, ngứa ngáy nghi dị ứng, người ta khuyên nên “chuyển hướng điều tra” sang các yếu tố phụ. Hiện nay hầu như không có chiếc bao cao su trơn, mà đều có thêm ít nhất một “giá trị gia tăng” đi kèm. Chẳng hạn, gần như tất cả đều có dùng chất bôi trơn (trong hoặc ngoài) giúp cuộc vui thông suốt cũng như bảo đảm an toàn, chống thương tích cho “công cụ”. Nhằm tăng hiệu quả ngừa thai, người ta còn chu đáo gửi thêm cho một số loại “áo mưa” khả năng “tận diệt” bằng cách phết thêm chất diệt tinh trùng (thường là nonoxynol -9, ký hiệu là N-9). Gắn liền với những cuộc vui nên các nhà sản xuất cũng đầu tư cho sản phẩm của mình nhiều “công phu” làm vui lòng các ông như chất tạo mùi, tạo màu, tạo hình, đặc biệt là các họa tiết (gai, nhú…) nhằm tạo “hiệu ứng đặc biệt” cho cả đôi bên.

Khả năng một trong loạt “giá trị gia tăng” trên gây mẩn ngứa cho người dùng là có thể. Trong trường hợp không may rước họa vì bao cao su, người ta khuyên cách giải quyết hay nhất là nên thay đổi, đa dạng hóa sản phẩm rồi từ kết quả thử để tìm ra một loại “khôi giáp” hợp cảnh, hợp người nhất. Tốt nhất nên tìm loại bao cao su đơn giản, ít màu mè, ít hoa lá cành. Muốn vậy, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi mua (chẳng hạn tìm trong thành phần để loại chất N-9, có khả năng gây dị ứng cao).

Phần lớn các ông ra tiệm mua bao cao su ít chịu khó xem và chọn hàng kỹ (có khi vì ngại) nên thường nhặt đại hoặc người bán bảo gì nghe nấy. Trường hợp không may ông xã dị ứng với chính chất liệu bao cao su thì hơi “kẹt”, có thể phải dùng đến những biện pháp ngừa thai khác. Bí bách, còn một cách đơn giản là chuyển trách nhiệm sang bà xã bằng cách dùng loại bao cao su dành cho nữ (chất liệu cũng không khác các đồng nghiệp nam). Tuy các ông cũng không tránh được tiếp xúc “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, nhưng nếu dị ứng xảy ra cũng đỡ phần nặng nề hơn mang mặc trực tiếp.

Bác sĩ ĐỖ MINH TUẤN

Theo Phunuonline.com.vn

Thực phẩm giúp phòng ngừa dị ứng trong mùa thu

Bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng có tác dụng kích thích hoạt động miễn dịch, tăng sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể là một trong những biện pháp hiệu quả để đẩy lùi các phản ứng dị ứng theo mùa thường gặp trong mùa thu.

Mùa thu được xem là mùa dễ gây dị ứng trong năm vì nhiệt độ vẫn còn cao mà độ ẩm lại tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, đây cũng là mùa nở rộ của nhiều loại hoa, khiến phấn hoa phát tán nhiều trong không khí, gây ra các phản ứng dị ứng rất khó chịu.

Sau đây là những thực phẩm trong mùa thu được khuyến kích sử dụng cho những người thường bị dị ứng do thời tiết.

1.    Bông cải xanh

Vitamin C trong bông cải xanh có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu, tăng sức đề kháng và làm sạch các hóc xoang trong mũi. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ cần bổ sung 500mg vitamin C mỗi ngày sẽ giúp xua tan những phản ứng dị ứng thường gặp. Trong 220g bông cải xanh (tương đương khoảng 1 chén) cung cấp 80mg vitamin C. Những loại rau giàu vitamin C khác rất dễ tìm trong mùa thu đó là bắp cải và bông cải trắng. 1 chén bắp cải hay bông cải trắng (tương đương khoảng 200g) có chứa khoảng 56mg vitamin C.

thuc-pham-giup-phong-ngua-di-ung-trong-mua-thu

2.    Cải xoăn

Giống như bông cải xanh, thành viên trong gia đình rau họ cải này cung cấp nhiều carotenoid, một tiền chất của vitamin A có khả năng cải thiện các triệu chứng dị ứng. Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định những người có hàm lượng vitamin A dự trữ trong cơ thể thấp sẽ dễ mắc bệnh hen suyễn và các rắc rối về dị ứng hơn mức bình thường.

3.    Cải rổ

Carotenoid, hợp chất hiện diện phong phú trong cải rổ sẽ xua tan những vấn đề về dị ứng. Loại rau có lá càng đậm màu thì hàm lượng carotenoid càng cao. Tuy nhiên, những loại rau hơi cứng và nhiều xơ như cải rổ cần được nấu chín kỹ (đun trong khoảng 20 phút) để cơ thể hấp thu các dưỡng chất trong rau dễ dàng hơn. Một số loại vitamin có thể bị tan trong nước, do đó, hãy dùng cả nước rau để không bỏ phí dưỡng chất.

4.    Hành và tỏi

Trong hai loại gia vị này có chứa chất quercetin giúp đánh bại bệnh dị ứng tương tự như hoạt động của một chất kháng histamine. Quercetin cũng có tác dụng giống như vitamin C và còn chế ngự được tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, giúp tiêu diệt tận gốc những ảnh hưởng tiêu cực có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm do dị ứng như chảy nước mũi.

Tuy nhiên, quercetin lại khó hấp thu qua đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên ăn thật nhiều hành và tỏi nếu muốn xua tan cảm giác khó chịu do dị ứng gây ra. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung quercetin dưới dạng thuốc với liều từ 400mg đến 500mg mỗi ngày khi bị dị ứng trong mùa thu.

thuc-pham-giup-phong-ngua-di-ung-trong-mua-thu

5.    Bí đỏ

Bí đỏ cũng nằm trong nhóm thực phẩm giàu carotenoid, tiền chất vitamin A mà cơ thể cần dự trữ để khắc phục nhanh những biểu hiện dị ứng thường gặp.

6.    Cà rốt

Danh sách những thực phẩm giàu carotenoid không thể thiếu cà rốt vì chúng chứa rất nhiều beta-carotene. Nếu chế biến cà rốt thành những món hầm, bạn sẽ có thêm được nhiều beta-carotene so với việc ăn sống hay xào.

thuc-pham-giup-phong-ngua-di-ung-trong-mua-thu

7.    Cần tây

Đây là thực phẩm lý tưởng cho những ai dễ bị dị ứng theo mùa, giúp bổ sung thêm nhiều vitamin C và các hợp chất kháng sinh cho cơ thể. Cần tây còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp và các cơn đau mãn tính. Đây là một trong số ít các loại rau có thể ăn sống hay nấu mà giá trị dinh dưỡng không hề thay đổi.

Theo Phunuonline.com.vn

Những vấn đề về da thường gặp ở trẻ

Khi bé gặp các vấn đề về da, cách xử lí đúng của cha mẹ là vô dùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho con.

Hăm

Là tình trạng phát ban chủ yếu ở nếp gấp của da, đặc biệt là ở cổ. Nó thường xuất hiện ở trẻ mũm mĩm và dưới 6 tháng.

Triệu chứng: da có màu đỏ, trầy xước, phát ban và tình trạng tồi tệ hơn trong các nếp gấp da.

Nguyên nhân: do da bị ẩm quá mức bởi nước dãi và do yếm khí ở vùng da bị gấp.

Cách khắc phục: rửa sạch bên trong nếp gấp da của bé bằng nước và áp dụng một loại kem có kẽm oxit.

Bạn không cần lo lắng vì khi trẻ lớn hơn thì tình trạng này sẽ tự biến mất.

nhung-van-de-ve-da-thuong-gap-o-tre

Rôm sảy

Đây là tình trạng phát ban, nổi nhọt, có thể xảy ra trên mặt, cổ, lưng, hoặc dưới.

Triệu chứng: có những mụn đỏ nhỏ trên da.

Nguyên nhân:Vì da của bé không thể điều chỉnh nhiệt tốt, nên bất cứ thứ gì gây nóng cho bé (như thời tiết nóng, ẩm, quần áo chật) đều gây nổi rôm.

Cách khắc phục: Mặc quần áo mát mẻ, chất liệu cotton cho trẻ. Nới rộng kích cỡ quần áo, tã.

Tăng tiết bã nhờn

Đây là hiện tượng phát ban có thể xuất hiện trên da đầu và lông mày, phía sau tai, hoặc trên cổ, mặt và ngực. Đó là hiện tượng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Triệu chứng: Xuất hiện những vẩy da trắng trông giống như gàu, với màu vàng và mật độ dày trên da đầu và lông mày. Phía sau tai có da bong tróc trông như có vảy; trên ngực và cổ có nhọt. Hiện tượng này làm em bé trở nên xấu xí nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân: hiện các bác sỹ chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Cách khắc phục: Bạn hãy chà xát một ít dầu olive trên da đầu của trẻ để bong tróc các vẩy ra. Ở các vùng da đầu, sau tai hay các khu vực khác thì nên tắm rửa bằng dầu gội chống gàu cho trẻ.

Eczema

Eczema có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể của bé bắt đầu từ khoảng 3 hoặc 4 tháng. Có tới 20% trẻ sơ sinh gặp hiện tương này.

Triệu chứng: ở mức độ nhẹ, eczema làm da khô và tạo vết nứt gãy loang lổ. Trong trường hợp xấu hơn, da sẽ chuyển sang màu đỏ, có mủ rỉ, và đóng vảy.

Nguyên nhân: những trẻ có gene di truyền hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này thì dễ mắc bệnh. Thời tiết nóng có thể gây ra đổ mồ hôi, thời tiết lạnh có thể làm khô da và chúng đều là nguyên nhân gây eczema. Xà phòng, quần áo, đặc biệt là đồ len cũng có thể “châm ngòi” cho một đợt bùng phát.

Cách khắc phục: rửa sạch da bé một cách nhẹ nhàng, sau đó dùng kem dưỡng ẩm. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, hãy nói chuyện với bác sỹ về một thuốc mỡ có steroid.

Viêm da

Một phản ứng của da với những gì mà bé đã tiếp xúc như xà phòng và chất tẩy rửa, thảm cỏ và các loại cây khác.

Triệu chứng: Da sẽ đỏ, nổi ngứa ở chỗ tiếp xúc.

Nguyên nhân: Nếu trẻ bị phát ban toàn thân thì nguyên nhân có thể do xà phòng, sữa tắm. Nếu ngực và cánh tay bị ảnh hưởng, thủ phạm có thể là quần áo mới, chưa được giặt rũ. Nếu hiện tượng xảy ra ở chân có thể là do tiếp xúc với thảm lau nhà hoặc cỏ ngoài vườn.

Cách khắc phục: Nếu vùng da phát ban trông khô, bạn hãy bôi kem dưỡng ẩm cho bé.

Hãy tách bé ra khỏi yếu tố nguy cơ: cuộn tấm thảm lên, giặt quần áo cho trẻ, hãy thử một xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Nếu trẻ bị ngứa, hãy nói chuyện với bác sỹ về một loại kem hydrocortisone hoặc thuốc kháng histamin.

Theo Suckhoedoisong.vn

Làm gì khi trẻ bị dị ứng với thời tiết?

Năm nào cũng thế, cứ đến khi chuyển mùa là con tôi bị mẩn ngứa khắp người. Tôi đã cho cháu đi khám, bác sĩ nói đây là một dạng dị ứng với thời tiết. Vậy ngoài việc dùng thuốc chống dị ứng, con tôi có phải kiêng kị những gì không?

Trần Thúy Hằng (Nghệ An)

lam-gi-khi-tre-bi-di-ung-voi-thoi-tiet

Mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này, trên da trẻ xuất hiện những đám mụn nhỏ màu hồng, ướt và gây ngứa khiến trẻ rất khó chịu. Ngoài các tác nhân gây bệnh như thời tiết, phấn hoa, bụi, lông súc vật…, bệnh mẩn ngứa có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và thuốc men. Trẻ hay bị mẩn ngứa phải tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, cần chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ và phải kiêng kỵ những thực phẩm sau: Chú ý tới các thực phẩm giàu protein, nhất là sữa. Nếu thấy trẻ sau khi uống sữa mà mẩn nổi nhiều thì phải kiêng sữa hoặc phải nấu sôi sữa nhiều lần để làm biến đổi tính chất của protein trong sữa; Không được ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính và mạn tính vì các thực phẩm này sẽ làm bệnh nặng hơn, rất dễ chuyển thành mạn tính. Người mẹ cũng phải kiêng các thực phẩm này và kiêng thêm thức ăn có tính kích thích, chua, khó tiêu; Không được ăn thức ăn nguội lạnh. Trẻ bị mẩn ngứa do thấp tỳ vị hư nhược, nếu ăn nhiều thức nguội lạnh dễ tổn thương tì vị và hàn thấp, từ đó, máu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp nhiệt dễ “nổi loạn” trên da và thịt, phát thành bệnh. Vì vậy, trẻ bị mẩn ngứa không chỉ phải kiêng ăn thực phẩm nguội lạnh trong thời kỳ phát bệnh mà phải kiêng cả trong thời gian bệnh đã ổn định để bệnh không tái phát và nặng hơn.

BS. Vũ Thu Dung

Theo Suckhoedoisong.vn

Bị dị ứng với sữa có nguy hiểm không?

Khi bị dị ứng với sữa do không dung nạp lactoza, cơ thể sẽ có các biểu hiện như tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi kéo dài hoặc có những vấn đề về khớp…

Tôi năm nay 55 tuổi, bị loãng xương nhưng cứ uống sữa lại tiêu chảy. Nghe nói tôi bị dị ứng đường lactoza có trong sữa. Xin hỏi, đường lactoza là dạng đường gì? Dị ứng với sữa có nguy hiểm? Lê Thị Tú (Nghệ An)

bi-di-ung-voi-sua-co-nguy-hiem-khong

Ảnh minh họa – Internet

Người ta chia đường thành 3 dạng: đường đơn giản, đường đôi (gồm 2 gốc đường đơn giản kết hợp với nhau) và đường đa (gồm nhiều đường đơn kết hợp lại). Cơ thể con người chỉ hấp thu được đường đơn. Trong sữa có đường lactoza (còn gọi là đường sữa, vì chỉ có trong sữa), là một dạng đường đôi, khi thủy phân sẽ cho 2 gốc đường đơn là glucoza và galactoza.

Những người không dùng được sữa chủ yếu là do không tiêu hóa được lactoza vì cơ thể thiếu một loại men (enzym) có tên là lactaza để thủy phân lactoza thành 2 đường đơn giản, giúp ruột dễ tiêu hóa hấp thu. Khi bị dị ứng với sữa do không dung nạp lactoza, cơ thể sẽ có các biểu hiện như tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi kéo dài hoặc có những vấn đề về khớp, các rối loạn ở dạ dày – ruột…

Một số trường hợp (chủ yếu là trẻ nhỏ) lại bị dị ứng với chất protein trong sữa, đặc biệt là sữa bò. Dị ứng với sữa bò thường xuất hiện ngay từ 2 – 12 giờ sau khi ăn, có thể biểu hiện với các triệu chứng: choáng phản vệ, cơn khó thở, phù nề niêm mạc mũi, cơn hen phế quản, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, phù Quincke, sốt không rõ nguyên nhân. Để phòng ngừa các tai biến dị ứng khi uống sữa bò, cần lưu ý tiền sử dị ứng và nên đun sôi sữa trước khi dùng.

BS. Phương Hà

Theo Suckhoedoisong.vn

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

– 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

– Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

– Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

– Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

– Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

– Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

– Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

– Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

– Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa