– Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.
Cách chế biến:
Phần nhân:
– Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.
– Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.
– Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.
– Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.
– Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.
– Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.
– Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.
Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Hải Nguyên, giúp bạn có thể hạn chế bớt mùi tanh của các loại cá trong quá trình chế biến thức ăn.
Cá là món ăn phổ biến của người Việt. Ảnh: C.K.
1. Làm sạch cá:
– Phải làm sạch cá bằng cách bỏ đi nội tạng, đánh vảy (trừ khi bạn muốn để vảy), bỏ vây, làm sạch màng trắng đục trong bụng. Các loài cá lóc, cá thu, cá chép… hai bên sườn cá có một sợi gân trắng tạo ra mùi tanh. Khi làm cá, nhớ cắt sát mang cá sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Dùng tay lấy đường gân đó thì cá sẽ bớt mùi tanh khi chế biến.
– Khi sơ chế các loại cá da trơn như basa, cá hú, cá trê, lươn… bạn có thể sử dụng tro bếp, chà xát lên mình cá sẽ giúp loại bỏ chất nhầy. Nếu không có sẵn tro bếp, có thể đun nước hơi nóng, rưới lên mình cá rồi dùng dao cạo sạch vừa giúp cá sạch chất nhầy vừa loại bỏ mùi tanh.
Những loại cá da trơn như cá ba sa, cá trê, cá hú…. cách làm sạch chất nhầy hiệu quả nhất là sử dụng tro bếp, muối hột hoặc nước nóng…. Ảnh: C.K.
2. Rửa cá với nước muối hoặc nước vo gạo:
– Những loài cá có mùi tanh đặc trưng như cá lóc, cá trê, cá chép… sau khi làm sạch, bạn có thể ngâm vào nước muối pha loãng hoặc nước vo gạo trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch cá sẽ bớt mùi tanh.
– Các loại cá da trơn, sau khi đã làm sạch, cách tốt nhất để hạn chế mùi tanh là lấy muối hạt chà xát lên cá, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
3. Sử dụng chanh và giấm:
– Chanh và giấm cũng là những loại nguyên liệu rất hữu ích trong việc loại bỏ mùi tanh của cá. Pha một ít nước lạnh và giấm, cho cá đã làm sạch vào rửa lại, cá sẽ bớt mùi tanh.
– Pha loãng nước cốt chanh, ngâm cá vào đó vài phút rồi làm sạch cá như bình thường. Cách này rất hữu ích với các loại cá da trơn vì nó còn giúp loại bỏ chất nhầy. Lưu ý là không nên ngâm lâu quá sẽ làm cá bị chín phần da.
– Sử dụng nước cốt chanh hoặc giấm trắng thoa đều lên mình cá đã làm sạch, sau đó dùng khăn sạch lau khô cũng giúp làm giảm mùi tanh cho cá.
4. Sử dụng rượu trắng:
– Cá sau khi làm sạch, ướp với ít rượu trắng pha loãng trong khoảng 2 phút rồi lau khô, sẽ bớt tanh.
– Chế biến cá hấp, bạn cho ít rượu trắng vào nước hấp, hơi rượu sẽ làm mùi tanh của cá bay mất.
– Khi ướp cá với các loại gia vị, bạn có thể sử dụng một ít rượu trắng, điều này không chỉ làm cá mất mùi tanh mà còn chín mềm và thơm ngon hơn.
Ướp cá với các loại gia vị có mùi thơm hay cay như tiêu, ớt, gừng, hành… sẽ giúp cảm giảm bớt mùi tanh. Ảnh: C.K.
5. Sử dụng các loại gia vị:
– Ướp cá với các loại gia vị có mùi thơm như tiêu, hành, ớt, gừng, rau cần… để làm bớt mùi tanh. Chà xát cá với ít rau răm cũng giúp loại bỏ mùi tanh cho cá.
– Các loại rau có vị chua như mẻ, me, sấu, khế… nấu với cá cũng giảm mùi tanh.
– Để làm món cá rán, bạn ngâm cá vào ít sữa bò tươi, khi rán sẽ không tanh và có hương vị thơm ngon.
Lưu ý, các món ăn từ cá dù rán, kho, hấp hay nấu canh… nên thưởng thức ngay khi còn nóng. Điều này không chỉ đem lại sự ngon miệng mà còn giúp bạn tránh được mùi tanh của món ăn khi để nguội.
Hương thơm từ các loại gia vị như lá cà ri, hoa hồi, quế… luôn là một bổ sung hiệu quả, làm tăng sức hấp dẫn cho món ăn. Dưới đây là những hướng dẫn của đầu bếp Hải Hòa để làm thế nào có thể sử dụng các loại gia vị đó một cách hiệu quả nhất:
Các loại gia vị như lá cà ri, quế, hoa hồi… nếu biết sử dụng đúng cách sẽ làm cho món ăn trở nên hấp dẫn và ngon miệng. Ảnh minh họa.
– Những gia vị thuộc họ hồi, nhiều tinh dầu như hoa tiêu, hồi, quế thì cần phải rang hoặc nướng lên theo kiểu “sao vàng hạ thổ”, khi đó chúng mới thực sự thơm. Sau khi rang, nhất thiết phải để nguội rồi mới dùng, không dùng trực tiếp ngay khi vừa rang. Có thể trút gia vị lên mặt một miếng đá sạch, dùng chén úp lại để giữ mùi thơm, sau đó dùng lúc nào tùy ý.
– Với lá cà ri, nếu dùng lá tươi thì nấu cà ri xong mới cho vào. Như thế mới giữ được hương thơm. Nếu dùng lá khô thì có thể cho vào sớm hơn. Nhưng lá cà ri sau khi nấu phải vớt bỏ, không ăn.
– Muốn một món chiên thoang thoảng mùi cà ri thì cho lá cà ri vào chiên, vớt ra rồi dùng dầu đó chiên thức ăn. Đôi khi thực khách khó mà nhận ra mùi hương vừa lạ vừa quen đó là gì, nhưng sẽ nhận thấy món ăn thơm ngon hẳn. Lá cà ri chiên xong có thể dùng trang trí cũng rất đẹp.
– Các loại lá thơm khô thường dùng để làm sốt hay nấu súp. Muốn thơm, phải phi lá qua với dầu hoặc bơ, nhưng chỉ làm dầu vừa nóng là thả lá vào, đủ để ‘đánh thức’ mùi hương của lá. Sau đó cho rượu và nước vào nấu chung. Như thế lá sẽ rất dậy mùi. Nếu có lá tươi thì không cần phải phi trước mà có thể cho vào sau cùng hoặc khi đang nấu nửa chừng đều được.
Biết rõ nguyên nhân gốc rễ gây hôi miệng sẽ giúp điều trị chứng hôi miệng triệt để và hiệu quả nhất.
1. Hôi miệng do vi khuẩn trong miệng gây nên
Đây là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất do các vi khuẩn sống chủ yếu ở vùng miệng và lưỡi gây nên.
Thường xuyên đánh răng, dùng nước súc miệng diệt khuẩn và sử dụng đồ chuyên dụng để vệ sinh lưỡi sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn khó chịu rất hiệu quả.
2. Hôi miệng do hàm răng giả
Làm hàm răng giả mà không thường xuyên tháo ra đánh rửa thì thức ăn có thể bám vào các kẽ răng tăng cường sự phát triển của các vi khuẩn gây hôi miệng.
Vậy nên, việc tháo ra đánh rửa răng giả thường xuyên là việc rất cần thiết để giảm nguy cơ bị hôi miệng.
3. Hôi miệng do khô miệng
Khô miệng cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng, do thiếu độ ẩm các mô vùng miệng, không được làm sạch và vi khuẩn tiếp tục phát triển nhanh.
Uống đủ nước giúp tăng cường độ ẩm cho các mô vùng miệng để giảm vi khuẩn. Đánh răng và súc miệng đều cũng giúp giảm hôi miệng đáng kể.
4. Hôi miệng do thức ăn
Sử dụng các loại gia vị như hành, tỏi thường xuyên cũng có thể gây hôi miệng.
Giải pháp hiệu quả giảm hôi miệng sau khi ăn hành, tỏi là nên ăn rau mùi tây hoặc bạc hà để khử mùi hôi khó chịu này.
Cần đánh răng sau mỗi bữa ăn để giảm mùi khó chịu của thức ăn và hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hôi miệng.
5. Hôi miệng do hút thuốc lá
Hút thuốc lá không những gây hôi miệng mà còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu, lợi và phổi.
Tốt nhất nên bỏ hút thuốc để giảm hôi miệng và tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Muối ăn cần thiết cho cơ thể con người và có trong tất cả các thực phẩm. Muối cần thiết cho các hoạt động của tế bào. Không những cung cấp natri, clo, mà muối ăn còn cung cấp các chất vi lượng khác như flour, iod…
Muối cũng là một chất bảo quản rẻ tiền, có đặc tính kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, ức chế sự phát triển của các mầm bệnh, làm biến chất các thức ăn. Nó còn là chất tăng vị, nâng cao hương vị của thức ăn.
Cơ thể chúng ta mỗi ngày chỉ cần khoảng 1g muối vì các thực phẩm hằng ngày cũng đã cung cấp cho chúng ta khoảng từ 4 – 5g muối. Muối được cơ thể đào thải liên tục qua mồ hôi và nước tiểu. Con người có các thụ thể muối ở đáy lưỡi. Ở những người ít ăn mặn, các thụ thể này ít nhạy cảm dần dần với muối.
Ăn quá mặn tạo nguy cơ cứng động mạch, gia tăng các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. – Ảnh minh họa.
Ăn mặn là do thói quen, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi khác trên thế giới. Ăn quá mặn tạo nguy cơ cứng động mạch, gia tăng các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch (tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, phù nề…)
Trước kia, khi chưa có tủ lạnh, người ta cần muối để bảo quản thức ăn, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn. Lúc đó, con người ăn rất mặn vì hầu hết các thực phẩm đều được ướp muối.
Khi tủ lạnh xuất hiện, người ta không cần muối thức ăn nữa, lượng muối con người ăn vào đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, lượng muối ăn đang tăng trở lại do cuộc sống tất bật, con người có xu hướng dùng nhiều đồ hộp, thức ăn công nghiệp… Ngoài ra, muối cũng có mặt trong hầu hết các sản phẩm mà người ta dùng hàng ngày như sữa, hải sản, nước khoáng, thịt, rau cải…
Muối cũng có mặt trong hầu hết các sản phẩm mà người ta dùng hàng ngày như sữa, hải sản, nước khoáng, thịt, rau cải… – Ảnh minh họa.
Trong điều kiện bình thường, các hormon và thận cùng phối hợp điều hòa việc đào thải natri cho cân bằng với lượng natri ăn vào. Tình trạng ứ natri chỉ xảy ra khi lượng natri ăn vào quá khả năng điều chỉnh của cơ thể.
Theo các nghiên cứu, nếu giảm 1g muối ăn vào có thể giảm huyết áp xuống 1mmHg, đặc biệt nhạy ở những người cao tuổi có mang yếu tố di truyền về tăng huyết áp.
Co 1thể giảm lượng muối ăn vào bằng cách sử dụng các loại rau gia vị, rất có lợi cho sức khỏe. Trong khoa ăn uống, không nên kiêng kị gì cả, chỉ cần dùng chừng mực tất cả các loại gia vị để đảm bảo lượng muối ăn vào không quá nhiều.
Bên cạnh đó, đối với trẻ em, không nên khuyến khích, cũng không tạo điều kiện cho trẻ ăn quá nhiều các loại bánh snack để giúp trẻ tránh nguy cơ bệnh cao huyết áp sau này. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi thì cần phải thận trọng. Khi trời nắng nóng, nếu thức ăn ít muối có thể khiến người già cảm thấy không ngon miệng, chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong tiết trời đầu đông hanh khô thế này, nếu không muốn làn da khô nẻ, bạn gái cần ghi nhớ và thực hành theo 25 mẹo sau.
Da khô nẻ luôn đòi hỏi các bạn gái phải chăm sóc đặc biệt vì nếu không chăm sóc chúng kịp thời, nó có thể dẫn đến một loạt các vấn đề nghiêm trọng hơn cho làn da. Khi ấy, những chị em sẽ sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên. Nhưng thật không may là hầu hết các sản phẩm chăm sóc da chất lượng đủ tốt thường đi kèm với một cái giá khá đắt đỏ.
Nhưng vẫn có vô số những biện pháp tự nhiên cho để giúp khắc phục làn da khô nẻ hiệu quả. Chưa kể những biện pháp tự nhiên này có chi phí rẻ và nguyên liệu lại có sẵn.
Có vô số những biện pháp tự nhiên cho để giúp khắc phục làn da khô nẻ hiệu quả. Chưa kể những biện pháp tự nhiên này có chi phí rẻ và nguyên liệu lại có sẵn.
1. Uống nhiều nước hàng ngày sẽ giúp giữ cho cơ thể ngậm nước và có thể làm giảm bớt tình trạng da khô ở một mức độ cải thiện rất lớn. 8-10 ly nước là số lượng tối thiểu, nhưng lý tưởng nhất là bạn nên uống nước với con số nhiều hơn thế.
2. Bạn hãy uống một ly sữa ấm pha trộn với 1-2 muỗng cà phê dầu hạnh nhân và uống trước khi đi ngủ, có thể giúp dưỡng ẩm làn da tuyệt vời từ bên trong.
3. Kem dưỡng da loại dành riêng cho các em bé là một trong những loại kem dưỡng ẩm tốt nhất mà bạn nên sử dụng trên làn da của bạn. Bởi vì các loại kem dưỡng ẩm dành cho người lớn thường có chứa nhiều các hóa chất mà thực sự có thể làm cho da của bạn khô hơn. Trong khi kem của trẻ em tự nhiên hơn.
Da khô nẻ luôn đòi hỏi các bạn gái phải chăm sóc đặc biệt vì nếu không chăm sóc chúng kịp thời, nó có thể dẫn đến một loạt các vấn đề nghiêm trọng hơn cho làn da.
4. Trước khi tắm rửa, hãy chà xát một số mật ong trên khắp cơ thể của bạn và để nó trong 5-10 phút. Mật ong là một trong những chất dưỡng ẩm tự nhiên tốt nhất.
5. Hàng ngày bạn hãy ngâm mình trong một bồn tắm bằng sữa và nước ấm nếu bạn có điều kiện vì chúng giúp làm nên những điều kỳ diệu cho làn da.
6. Thay vì chọn các loại kem dưỡng ẩm đắt tiền và có sẵn trên thị trường, bạn hãy thử chà xát một ít dầu mè trên cơ thể bạn sau khi tắm xong nhé.
7. Thoa dầu dừa hoặc bơ cũng thực sự tốt để điều trị da khô nẻ.
8. Bạn thậm chí có thể làm một mặt nạ bằng bơ thật to và áp dụng chúng trên cơ thể để nuôi dưỡng làn da của bạn tối ưu.
Nếu bạn sử dụng rất nhiều chất tẩy rửa thì bàn tay của bạn có thể trở nên khô và da có thể bắt đầu nứt nẻ đau đớn.
9. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần pha trộn một số bột nở (baking soda), bột yến mạch, và chiết xuất vani vào trong một bồn tắm nước ấm. Ngâm mình trong bồn tắm này hàng ngày sẽ giúp bạn nói lời tạm biệt với da khô nẻ.
10. Bạn cũng có thể chà xát một số bột yến mạch trên tay chân và mặt tiền của bạn trước khi rửa sạch lại chúng.
11. Dầu thầu dầu cũng là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho đôi môi khô, bàn tay, bàn chân khô nẻ.
12. Dầu Glycerin cũng là một liệu pháp tốt cho da khô nẻ.
13. Điều kiện không khí khô hanh thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn. Vì thế, nếu bạn không thể tránh ngồi trong phòng điều hòa không khí thì ít nhất hãy cung cấp thêm độ ẩm cho phòng bằng cách để một bát nước đầy bên cạnh chỗ bạn ngồi để tăng độ ẩm không khí.
Bạn thậm chí có thể làm một mặt nạ bằng bơ thật to và áp dụng chúng trên cơ thể để nuôi dưỡng làn da của bạn tối ưu.
14. Không ngâm mình trong một vòi sen nước nóng hoặc ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng vào mùa đông lạnh giá nhé vì nước nóng thực sự làm khô da bạn. Ngược lại, bạn chỉ nên tắm nước ấm thay vì nước nóng.
15. Những loại xà phòng mà bạn đang sử dụng có thể làm làn da bạn khô hơn. Hãy chuyển sang dùng loại xà phòng tự nhiên không chứa bất kỳ hóa chất độc hại sẽ tạo sự khác biệt lớn cho da khô của bạn.
16. Nếu bạn sử dụng rất nhiều chất tẩy rửa thì bàn tay của bạn có thể trở nên khô và da có thể bắt đầu nứt nẻ đau đớn. Vì thế, hãy nhớ mang găng tay cao su khi bạn tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hoặc chuyển sang một chất tẩy rửa mềm mại cho da tay.
Kem dưỡng da loại dành riêng cho các em bé là một trong những loại kem dưỡng ẩm tốt nhất mà bạn nên sử dụng trên làn da của bạn.
17. Nếu khuôn mặt bạn cảm thấy khô nẻ hoặc ngứa mỗi khi bạn rửa nó, bạn hãy trộn một lòng đỏ trứng gà với một muỗng cà phê dầu ô liu, nước cam. Sau đó thêm một vài giọt nước hoa hồng và nước cốt chanh vào và thoa hỗn hợp này lên mặt để trong 15 phút trước khi rửa sạch lại mặt.
18. Những loại dầu cá như cá hồi không chỉ giàu các axit béo thiết yếu mà tiêu thụ thường xuyên cũng có thể giúp giảm khô da.
19. Nếu gót chân bị khô và nứt nẻ, hãy chà bên trong nó bằng vỏ chuối vào gót chân và làn da khô cũng sẽ biến mất.
20. Chuối cũng có thể được sử dụng để điều trị da khô trên mặt và vùng cổ của bạn. Chỉ cần đắp mặt nạ chuối chín trên mặt và sau 30 phút rửa lại mặt bằng nước ấm.
21. Đừng bao giờ quên ăn nhiều trái cây trong chế độ ăn uống của bạn.
22. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy quyết tâm bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá thực sự không tốt cho làn da của bạn. Nó khiến da bạn khô, xỉn màu hơn.
Để làn da không khô nẻ, bạn đừng quên ăn nhiều hoa quả, cung cấp các vitamin thiết yếu nuôi dưỡng làn da bạn.
23. Tập thể dục hàng ngày cũng sẽ giúp bạn đổ mồ hôi, làm thông thoáng lỗ chân lông và cho phép các loại dầu tự nhiên đào thải hết lên bề mặt làn da của bạn.
24. Hãy thử kết thân với các loại gia vị như nghệ, thì là, rau mùi trong chế độ ăn uống của bạn. Chúng giúp làm dịu da khỏi bị khô.
25. Hãy ngủ đủ. Cơ thể bạn cần ít nhất là 8 giờ để ngủ yên tĩnh mỗi đêm mà không bị gián đoạn. Ngược lại, nếu thiếu ngủ sẽảnh hưởng xấu đến làn da.
Em năm nay 17 tuổi. Khoảng 2 tuần trở lại đây không hiểu tại sao em lại bị đi ngoài ra máu. Ban đầu máu rất ít, chỉ có màu đỏ nhạt thấm ở giấy vệ sinh. Nhưng sau đó tình trạng càng ngày càng nặng lên, thậm chí em còn có thể nhìn thấy máu nhỏ thành giọt mỗi khi đi vệ sinh. Trước đây em thường hay bị táo bón do ăn uống thất thường và ít vận động nhưng chưa bao giờ bị ra máu như thế này. Mong bác sĩ hãy giải đáp giúp liệu có phải em đã bị trĩ và có cách nào để chữa khỏi bệnh nhanh chóng không ạ? Em xin cảm ơn! (tangli…@gmail.com)
Trả lời
Đi ngoài ra máu tươi đa phần là do bệnh trĩ. Ngoài ra còn có thể là do một số loại khối u ở đường tiêu hóa gây ra nên việc đi khám để xác định bệnh từ đó có phương án xử trí sớm là điều hết sức quan trọng. Bởi vì bệnh trĩ thì có thể điều trị bằng thuốc nhưng nếu là do các bệnh khác (như khối u, polyp…) thì lại phải phẫu thuật.
Bên cạnh đó, em cũng cần chú ý đến mức độ chảy máu và các biểu hiện kèm theo để có thể phần nào nắm được giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể là:
– Nếu chảy máu thể nặng thường thấy huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ khó bắt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc do chảy máu.
– Thể vừa thì thường thấy da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh.
– Thể nhẹ thì các triệu chứng kín đáo hơn: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, gai rét toàn thân.
Để biết rõ mức độ tổn thương (viêm, loét), vị trí tổn thương (dạ dày hay tá tràng) và để chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây xuất huyết tiêu hóa khác, bác sĩ Mèo khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa để làm các xét nghiệm sau:
– Nội soi dạ dày, tá tràng.
– Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. Pylori ở dạ dày.
– Siêu âm gan mật.
– Xét nghiệm chức năng gan.
Ngoài ra, em cũng nên chú ý:
– Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật tốt, chăm tắm rửa mỗi ngày để vi khuẩn không có cơ hội hoành hành khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
– Tuyệt đối không được nhịn đại tiện do thấy đau vì như vậy chỉ càng khiến cơ thể sinh nhiệt, gây táo bón và tăng xuất huyết.
– Bổ sung các loại thực phẩm có tính thanh mát như rau củ quả để tiêu độc cho cơ thể và tránh ăn các loại gia vị cay, nóng gây kích thích nhu động của đường ruột như ớt, tỏi, hạt tiêu…
Em năm nay 17 tuổi. Khoảng 2 tuần trở lại đây không hiểu tại sao em lại bị đi ngoài ra máu. Ban đầu máu rất ít, chỉ có màu đỏ nhạt thấm ở giấy vệ sinh. Nhưng sau đó tình trạng càng ngày càng nặng lên, thậm chí em còn có thể nhìn thấy máu nhỏ thành giọt mỗi khi đi vệ sinh. Trước đây em thường hay bị táo bón do ăn uống thất thường và ít vận động nhưng chưa bao giờ bị ra máu như thế này. Mong bác sĩ hãy giải đáp giúp liệu có phải em đã bị trĩ và có cách nào để chữa khỏi bệnh nhanh chóng không ạ? Em xin cảm ơn! (tangli…@gmail.com)
Trả lời:
Chào em,
Đi ngoài ra máu tươi đa phần là do bệnh trĩ. Ngoài ra còn có thể là do một số loại khối u ở đường tiêu hóa gây ra nên việc đi khám để xác định bệnh từ đó có phương án xử trí sớm là điều hết sức quan trọng. Bởi vì bệnh trĩ thì có thể điều trị bằng thuốc nhưng nếu là do các bệnh khác (như khối u, polyp…) thì lại phải phẫu thuật.
Bên cạnh đó, em cũng cần chú ý đến mức độ chảy máu và các biểu hiện kèm theo để có thể phần nào nắm được giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể là:
– Nếu chảy máu thể nặng thường thấy huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc do chảy máu.
– Thể vừa thì thường thấy da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh.
– Ở thể nhẹ, các triệu chứng kín đáo hơn: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, gai rét toàn thân. Để biết rõ mức độ tổn thương (viêm, loét), vị trí tổn thương (dạ dày hay tá tràng) và để chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây xuất huyết tiêu hóa khác, bác sĩ Mèo khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa để làm các xét nghiệm sau:
– Nội soi dạ dày, tá tràng.
– Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. Pylori ở dạ dày.
– Siêu âm gan mật.
– Xét nghiệm chức năng gan.
Ngoài ra, em cũng nên chú ý:
– Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật tốt, chăm tắm rửa mỗi ngày để vi khuẩn không có cơ hội hoành hành khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
– Tuyệt đối không được nhịn đại tiện do thấy đau vì như vậy chỉ càng khiến cơ thể sinh nhiệt, gây táo bón và tăng xuất huyết.
– Bổ sung các loại thực phẩm có tính thanh mát như rau, củ, quả để tiêu độc cho cơ thể và tránh ăn các loại gia vị cay, nóng gây kích thích nhu động của đường ruột như ớt, tỏi, hạt tiêu…
Xứ Quảng là nơi sản sinh ra nhiều món ăn ngon, độc đáo như đồn đột biển, mực, cao lầu, hoành thánh… trong đó có món gỏi tỏi. Gỏi tỏi được nhiều người biết đến nhất là ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), bởi tỏi nơi đây có hương thơm và vị cay đặc biệt, khác với các loại tỏi khác.
Nếu có dịp vào miền Trung thưởng thức các món ăn ngon, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên nét văn hóa ẩm thực nơi đây. Bởi trong mỗi bữa ăn đều có sự xuất hiện của tỏi và ớt tạo nên vị cay cay đặc trưng của nơi đây.
Tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, là bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh như đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, sốt rét, chống ung thư, viêm nhiễm… và là vị thuốc kì diệu giúp chị em phụ nữ làm đẹp, làm chậm quá trình lão hóa. Tỏi có thể ăn sống, dùng để chế biến món ăn, ngâm với rượu, dấm… đều rất tốt cho sức khỏe.
Gỏi tỏi được làm từ các nguyên liệu: thân cây tỏi đực, đậu phộng rang giã giập, rau thơm, bánh tráng, các loại gia vị chua ngọt, gỏi tỏi ăn kèm với nước sốt.
Gỏi tỏi là món ăn độc đáo chỉ có ở Quảng Nam.
Cây tỏi đem về cắt bỏ hết rễ và bỏ bớt phần lá. Cắt thân cây làm hai hoặc ba phần rồi chẻ làm đôicho vừa ăn. Đem rửa thật sạch. Bỏ vào nồi hấp, chú ý nên hấp vừa chín chứ đừng chín quá, gỏi tỏi sẽ bị nhừ, không giòn. Nhiều người còn đem luộc nhưng hấp vẫn là cách ngon nhất. Tiếp đó, phi thơm hành với một ít dầu ăn.
Lấy đậu phộng rang giã nhỏ nêm thêm chút đường, bột ngọt, nước mắm vào tỏi đã hấp… tất cả cho vào âu trộn đều là xong. Hương tỏi của nơi đây có mùi thơm đặc trưng, thơm hăng hắc, vị cay the the hòa với chút chua ngọt của nước xốt để tạo thành món ăn độc đáo hiếm có.
Đem bày ra đĩa điểm chút rau thơm. Ăn gỏi tỏi phải có them bát nước sốt và bánh tráng. Nước sốt được làm từ nước cốt dừa nấu sôi với chuối và cà chua. Để nước sốt sánh thì hoà chút bột năng vào cho nước sánh nhuyễn, thêm chút đậu phộng rang giã nhỏ và nêm gia vị cho vừa ăn.
Gắp từng miếng gói tỏi chấm với nước sốt, xúc cùng miếng bánh tráng dày (bánh tráng nướng) và cảm nhận hương vị thơm nồng, cay cay của gỏi. Cái giòn giòn của bánh tráng, giòn sần sật của gỏi tỏi thật là sướng miệng, quyện theo hương vị ngòn ngọt, béo béo của nước xốt, bùi bùi thơm thơm của đậu phộng thật thú vị.
Gọi là nem nhưng món ăn lại mang hương vị đậm đà của thịt nướng, khác chăng chỉ là phần thịt quết nhuyễn trở nên giòn dai rất ngon.
Nem nướng
Nguyên liệu:
– 400 gr thịt nạc đùi.
– 10 chiếc đũa tre.
– 4 tép tỏi băm nhuyễn.
– 2 muỗng cà phê đường.
– 2 muỗng cà phê dầu ăn.
– 1 muỗng cà phê muối.
– 1 muỗng cà phê nước mắm ngon.
– ½ muỗng cà phê tiêu.
Nước chấm:
– 100 gr tôm tươi.
– 100 gr thịt heo xay.
– 100 gr đậu phộng rang, bỏ vỏ.
– 3 muỗng canh đường.
– 2 muỗng canh nước mắm.
– 1 muỗng cà phê muối.
Rau ăn kèm:
½ kg rau sống các loại: xà lách, húng cây, diếp cá, tía tô, xoài xanh, dưa leo, khế, chuối chát, ớt, tỏi…
1 xấp bánh tráng nhỏ.
Thực hiện:
– Thịt đùi rửa sạch, cắt nhỏ, quết nhuyễn và mịn. Sau đó cho muối, nước mắm, đường, tiêu, tỏi, dầu ăn vào trộn đều.
– Quấn thịt quanh 1/3 đũa đầu tre. Nướng trên bếp than cháy đỏ cho tới khi thịt vàng đều và có độ bóng.
– Nước chấm: xay nhuyễn các nguyên liệu sau khi làm sạch, cho vào nồi nấu với ít nước khoảng 4 tiếng đến khi mềm nhừ và hơi sệt. Trong khi nấu nhớ nêm gia vị: muối, đường, nước mắm cho vừa ăn.
– Khi ăn, cuốn với bánh tráng và rau sống. Dùng kèm ớt, tỏi, sẽ ngon hơn rất nhiều.
Chả mực
Miếng chả mực nóng hổi, thơm lừng cả nhà, có vị ngon ngọt, giòn tự nhiên của mực và vị thơm cay của hạt tiêu sẽ giúp bạn chinh phục ngay cả những thực khách khó tính nhất!
Nguyên liệu:
2 con mực cỡ trung bình Các gia vị: muối, nước mắm, bột nêm, hạt tiêu xay vỡ, bột năng.
Cách làm:
– Tách rời phần râu và ruột ra khỏi thân mực. Làm sạch bên trong bụng mực. – Ở phần đuôi mực, bạn dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái giữ lấy thân mực, ngón trỏ và ngón cái của tay phải kẹp lấy đuôi mực để tách nó ra khỏi thân mực.
– Nhẹ nhàng kéo đuôi dọc thân để lột da mực. – Một tay giữ thân mực, một tay vừa kéo đuôi dọc thân, vừa nhẹ nhàng kéo vòng quanh thân mực, cố gắng không làm rách da mực thì làm sẽ nhanh hơn. – Bỏ mắt mực, răng mực, dùng khăn vuốt cho sạch lớp da mỏng ở râu mực. Da ở phần đuôi cũng rất mỏng, khó tách nên bạn có thể dùng khăn vuốt vài lần cho sạch da. – Băm nhỏ mực hoặc cho vào máy xay xay nhuyễn. Mình thích ăn mực còn cảm giác giòn sần sật nên chỉ băm nhỏ chứ không xay nhuyễn. Nếu thích ăn mềm, bạn có thể xay nhuyễn mực cũng ngon. Ướp mực với các loại gia vị và 1 thìa bột năng trong khoảng 15 phút cho ngấm đều gia vị.
– Nặn chả mực thành các miếng vừa ăn, cho lên chảo có láng chút dầu ăn, rán vàng đều 2 mặt là được. – Chiên xong bạn lấy chả mực ra đĩa, ăn nóng với cơm hay dùng như món nhắm, món khai vị đều ngon cả. Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!