Lưu trữ cho từ khóa: trứng vịt

4 món xôi dễ chế biến

1. Xôi gánh ngũ sắc

xoi-ganh-9944-1379379790.jpg

Nguyên liệu:

- 1 kg nếp, 200 g đậu phụng, 200 g đậu đen, 200 g đậu xanh cà còn vỏ, 200 g đậu xanh cà không vỏ.

- 1 kg dừa nạo vắt lấy nước, 1 lít nước dừa, hành phi, đậu phụng rang, vừng rang, lá chuối, dừa bào sợi.

Cách chế biến:

- Hạt sen, đậu đen, đậu xanh cà, đậu phụng rửa sạch rồi luộc chín. Đậu xanh cà không vỏ luộc chín, 1/2 trộn với nếp, 1/2 còn lại tán nhuyễn với ít muối, đường. Đậu phộng, vừng rang giã nhỏ để làm muối vừng.

- Nếp ngâm mềm qua đêm, đãi sạch rồi ngâm với nước dừa trong khoảng 30 phút. Vớt nếp ra để ráo rồi xóc với ít muối. Dừa bào sợi để riêng.

- Chia nếp làm năm phần rồi trộn đều với các loại đậu, hạt sen. Cho vào xửng hấp chín, trong quá trình hấp nhớ rưới đều nước cốt dừa để xôi chín mềm, thơm ngon. Xôi hấp chín cho vào lá chuối, rắc muối vừng, hành phi dừa nạo lên rồi dùng khi nóng.

2. Xôi mặn

xoi-man-5749-1379379790.jpg

Nguyên liệu:

- 500 g nếp, 2 cây lạp xưởng, nước tương.

- 100 g chà bông, 100 g chả lụa, 100 g pate gan, hành lá.

Cách chế biến:

- Nếp ngâm mềm, vo sạch rồi đem hấp chín.

- Lạp xưởng nướng chín, thái lát mỏng. Chả lụa thái sợi. Hành lá thái nhỏ, phi làm mỡ hành.

- Xôi hấp chín cho ra đĩa, xịt ít nước tương rồi trét một lớp pate. Tiếp đến cho lạp xưởng, chà bông, chả lụa. Cuối cùng là mỡ hành, nếu thích bạn có thể cho ít tương ớt để món ăn đậm đà hơn.

3. Xôi mít lá cẩm

xoi-mit-9371-1379379791.jpg

Nguyên liệu:

- 8-10 múi mít to, 1 bát con nếp.

- Muối, đường, 200 ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô.

- 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím, dừa bào sợi, vừng rang chín.

Cách chế biến:

- Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi đun sôi để lấy màu, vớt bỏ lá, nước để nguội.

- Nếp đãi sạch, ngâm vào âu nước lá cẩm, cho một ít muối rồi ngâm nếp qua đêm. Cho nếp vào xửng rồi hấp chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn.

- Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít. Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.

- Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.

4. Xôi khúc nhân trứng muối

xoi-khuc-6429-1379379791.jpg

Nguyên liệu:

- 1/2 kg nếp, 8 trứng vịt muối, 1 bó lá dứa.

- 200 g thịt bằm, 200 g bột nếp, 100 g hành tím bằm nhỏ, 50 g đậu phụng rang, 10 g hành phi, 1 thìa cà phê muối.

- Làm nhân bánh: Trứng vịt muối luộc chín lấy lòng đỏ. Ướp thịt heo bằm với hành tím bằm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa đường, 2 thìa tiêu bột rồi trộn đều.

Cách chế biến:

- Nếp ngâm qua đêm vo sạch rồi để ráo nước. Trộn đều nếp với 1 thìa cà phê muối. Lá dứa rửa sạch, cho vào máy sinh tố với 400 ml nước lọc rồi xay lấy nước. Lược qua rây để loại bỏ cặn.

- Trộn 1/2 nước lá dứa với nếp rồi để trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Bột nếp trộn với nước lá dứa rồi nhồi đến khi mềm và dẻo là được.

- Vo bột nếp thành từng viên nhỏ, nặn dẹp cho phần nhân vào giữa rồi vo tròn lại. Tiếp tục lăn phần nhân qua nếp tạo thành một lớp bám dày bên ngoài làm vỏ xôi. Xếp xôi vào xửng đem hấp chín trong khoảng 40 phút. Xôi hấp xong cho ít hành phi, đậu phộng giã nhỏ lên trên và dùng nóng với muối vừng.

Khánh Hòa

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Chả nướng Chợ Gạo

SGTT.VN - Như những vùng đất khác của đồng bằng sông Cửu Long, Chợ Gạo cũng có những món ăn nổi tiếng, nhưng phổ biến hơn cả là món chả nướng. Người dân vùng này thường làm món chả nướng vào dịp giỗ chạp, lễ tết.

Chợ Gạo là một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang, chả được làm bằng thịt nạc vai heo. Thịt sau khi rửa sạch luộc vừa chín tới rồi cắt lát mỏng xào với hành tím và tỏi cho dậy mùi thơm. Sau đó cho thịt heo đã xào vào một cái tô lớn rồi cho trứng vịt đánh đều vào trộn chung với hành tím, tỏi cùng với tiêu hạt, nêm hỗn hợp bằng nước mắm ngon và hạt nêm vừa ăn. Để nướng chả người ta phải dùng nồi gang – nồi giữ nhiệt lâu giúp cho ổ chả chín tận bên trong.

Sau khi đã chuẩn bị xong phần nguyên liệu và dụng cụ nướng chả, phết dầu ăn vào lòng nồi rồi dùng lá chuối lót kín đáy nồi, phết thêm dầu lên mặt lá chuối. Nhờ lớp lá chuối khi nướng chín vừa dễ lấy chả ra khỏi khuôn vừa mùi của lá chuối sẽ quyện với mùi chả làm món ăn thơm đặc biệt. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, nhịp, lắc nồi một lát cho các nguyên liệu trộn đều lại rồi cho lòng đỏ trứng vịt tráng lên mặt. Nướng chả bằng than, canh khoảng nửa giờ thấy chả khô mặt, dùng đũa xăm vào chả thấy hỗn hợp không dính vào thân đũa là chả đã chín.

Lấy chả ra khỏi khuôn cắt từng miếng vừa ăn cuộn với bánh tráng, rau thơm, xàlách chấm nước mắm pha chua ngọt. Tuy nhiên vùng Chợ Gạo có kiểu thưởng thức món chả nướng rất khéo. Người ta dùng bánh tráng cuốn rau sống và xàlách thành cuộn dài rồi cắt khúc khoảng 5cm, sau đó xếp các miếng chả và các cuộn rau vào cùng một dĩa. Cách trình bày này tạo sự hấp dẫn, ngon mắt cho món chả và thuận tiện cho người ăn. Khi ăn chỉ cần gắp chả và rau đã được cuộn sẵn, nghe vị chả thơm đậm, thịt ngọt dai hoà trong hương rau sống the nồng – càng nhai càng thi vị.

bài và ảnh: Quang Tâm

Mẹo xào thịt bò

Khi xào thịt bò muốn cho thịt mềm, sau khi ướp thịt xong, bạn hãy cho 2-3 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20-30 phút. Lúc xào thịt hãy để lửa to đảo nhanh tay. Xào xong cho thịt ra khỏi chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm, vị đậm đà mà lại không dai.

Luộc trứng không bị nứt

Khi luộc trứng gà, trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước vào trong trứng gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt khi luộc bạn chỉ cần cho vào nồi luộc chút muối hoặc lấy chanh ...

Trứng vịt lộn; óc lợn có tốt cho trẻ?

2 món ăn bổ dưỡng này là 'khoái khẩu' của rất nhiều người lớn, nhưng có nên cho trẻ nhỏ ăn?

Nhiều bà mẹ thắc mắc không biết nên cho con ăn 2 món ăn giàu dinh dưỡng này hay không, hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu về những món ăn này trước khi cho trẻ ăn nhé!

Trứng vịt lộn

Trong quá trình phát triển từ thành phôi đã có một số chất bị chuyển hóa, tiêu hao để biến đổi thành nhiều chất cần thiết giúp cho quá trình tăng trưởng của phôi mà tạo nên giá trị bổ dưỡng của loại trứng lộn dù là trứng vịt hay trứng cút.

Trứng vịt lộn; óc lợn có tốt cho trẻ?, Làm mẹ, cho tre an trung vit lon, con nen cho tre an trung vit lon, co nen cho tre an oc heo, tre an oc heo, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Trứng vịt lộn tuy là loại thứ ăn bổ dưỡng nhưng không nên cho trẻ ăn quá nhiều. (Ảnh minh họa).

Trong trứng lộn có chứa vitamin A (retino) và tiền vitamin A (beta caroten) khá cao. Bởi vậy, khi ăn vào cần có đủ lượng dầu mỡ để hòa tan thì cơ thể mới hấp thu được trọn vẹn. Do đó có thể ăn kèm với bánh lạc vừng hoặc uống thêm sau khi ăn một chút dầu ăn lạc hay vừng. Chim cút còn được mệnh danh là sâm động vật nên cút lộn cũng vô cùng bổ dưỡng.

Tuy là loại thức ăn bổ dưỡng nhưng không được lạm dụng vì mỗi khi ăn quá nhiều, cơ thể không dung nạp kịp, bị đào thải ra ngoài, thậm chí sinh tiêu chảy; mặt khác không phải ai cũng dùng được. Vì vậy trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa kiện toàn dễ gây sình bụng, tiêu chảy…

Đối với trẻ từ 5 – 12 tuổi, lúc đầu chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn hay 1 -2 quả trứng cút lộn mỗi ngày. Trứng lộn thích hợp cho trẻ nhỏ bị còi cọc, thế lực yếu… Có thể cho ăn thường xuyên mỗi ngày 1 quả trứng vịt lộn hay 5 quả trứng cút lộn.

Óc heo có phải là thực phẩm tốt cho trẻ không?

Trong 100g óc lợn có: Chất đạm: 9g, chất béo: 9,5g, lượng cholesterol: 2500 mg, sắt: 1,6g, ngoài ra còn có đường, canxi, phôt pho, nước.

Trứng vịt lộn; óc lợn có tốt cho trẻ?, Làm mẹ, cho tre an trung vit lon, con nen cho tre an trung vit lon, co nen cho tre an oc heo, tre an oc heo, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Khi trẻ ăn óc lợn thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ dư thừa chất cholesterol. (Ảnh minh họa).

So với gan lợn, óc lợn có lượng đạm, đường và canxi thì tương đương, nhưng lượng phốt pho kém hơn, đặc biệt sắt thấp hơn 7 lần, lượng nước cao hơn (80% so với 74%).  Nồng độ cholesterol ở óc cao gấp 3 lần so với thận, gấp 5 lần so với gan và hàng chục lần so với thịt nạc. Óc lợn còn có lượng lipid cao hơn 3 lần so với gan lợn.

Khi trẻ ăn óc lợn thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ dư thừa chất cholesterol, nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân – béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ.

Bạn vẫn có thể cho trẻ ăn óc lợn, nhưng cần cho ăn đúng cách, mỗi tuần ăn từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 30 – 50g/bữa, không cho trẻ ăn liên tục, cũng không quá nhiều một lần ăn.

Khi cho bé ăn các món từ óc lợn, bạn bổ sung thêm một chút đạm như thịt, đậu phụ, trứng… cho bữa ăn đó. Đồng thời phải giảm lượng dầu mỡ, quá nhiều chất béo bé sẽ bị rối loạn tiêu hóa.

 

Meo.vn (Theo DD)

Sò huyết giúp kéo dài “chuyện ấy”

Sò huyết không chỉ ngon mà còn là đặc sản dành riêng cho những cặp vợ chồng đang hưởng tuần trăng mật vì tính chất đặc biệt "đại bổ" của nó.

Theo y học cổ truyền, sò huyết có vị ngọt, tính mặn, có tác dụng bổ huyết, kiện vị, chữa chứng huyết hư, thiếu máu. Trong con sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magne và kẽm, hai chất này giúp tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể. Trong 100g sò huyết có các thành phần chính: 81,3g moisture; 11,7g protein; 1,2g lipid; các chất khoáng; các loại vitamin A, B1, B2, C; giá trị năng lượng 71,2 Kcal.


Cách chọn và chế biến sò huyết: nên chọn sò huyết tươi, sống. Người ta thường dùng thịt sò huyết để chế biến các món ăn. Rửa sạch sò, đun sôi nước, tắt bếp rồi đổ sò vào, đậy kín vung trong 5 phút là có thể dùng được.

Các món ăn:

Cháo sò huyết, trứng muối: gạo tẻ ngon 200g, sò huyết tươi 500g, trứng vịt muối 1 quả, gừng, gia vị, hành, hạt tiêu đủ dùng. Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó ướp sò huyết với dầu, hành gia vị. Gạo tẻ thơm nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín cho trứng muối vào khuấy đều, đổ sò huyết vào nấu sôi là dùng được.

Sò huyết xào nui: nui 100g, sò huyết 100g, cà chua, nấm rơm, hành tây, gia vị đủ dùng. Nui luộc chín tới, ngâm nước lạnh, vớt ra trộn với 1 ít dầu ăn cho nui đỡ dính. Thịt sò huyết sốt cùng với cà chua, tỏi. Hành tây, cà chua, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm tỏi rồi đổ tất cả các thứ trên đun nhỏ lửa, cho thêm nước đến khi hỗn hợp hơi sệt thì cho sò huyết vào đảo cùng. Nên ăn món này lúc nóng.

Sò huyết sốt me: 1kg sò huyết, 50g me chín, đường, muối, tỏi, gia vị vừa đủ. Sò huyết rửa sạch, để ráo nước. Me chín cho vào đun với nước, bỏ hạt. Phi thơm tỏi rồi cho nước me, gia vị quấy đều, đun khoảng 5 phút. Thịt sò đã hấp, phi hành tỏi, xào to lửa, rồi đổ nước sốt có me vào đun khoảng 5 phút là được.

Theo BS. Thu Nga

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Ốc đắng- món ngon dân dã miền Tây

Ốc đắng nhỏ, màu nâu sẫm, đuôi nhọn, trông tương tự ốc gạo, sống ở ao, hồ, sông, rạch, mương vườn…

 

Chỉ cần xuống sông, dùng rổ thưa xúc phía dưới những giề lục bình, hay mò dưới mương vườn nơi ốc thường bám vào những gốc dừa, chà tre mục là đã có ốc ăn. Vào những ngày mát trời, đi bắt ốc khoảng một giờ có thể "thu hoạch" được cả ký ốc đắng.

Ốc đắng có thể làm các món dân dã như: ốc đắng luộc chấm nước nước mắm chanh sả ớt (hay cơm mẻ sả ớt), ốc đắng kho sả ớt, ốc đắng kho dừa, gỏi ốc đắng trộn bắp chuối và chả ốc đắng.

Gỏi ốc đắng: ốc đắng bắt được hay mua ở chợ về rửa sạch bùn đất, cho ốc vào thau ngâm với nước lạnh cùng vài trái ớt sừng đâm giập, cho ốc nhả nhớt. Dùng sả, lá ổi, lá chanh lót dưới đáy nồi cho dậy mùi thơm, đổ ốc vào cùng một ít nước lạnh luộc chín, đổ ra rổ để ráo nước. Chờ ốc nguội dùng tăm nhọn (hay kim tây) khều ốc cho vào tô.

 

Bắp chuối xiêm xắt mỏng ngâm nước lạnh, vắt chút nước cốt chanh, vớt ra để ráo. Phi thơm hành, đổ ruột ốc vào xào sơ, lấy ra để sẵn. Trộn bắp chuối (đã xắt mỏng) cùng nước cốt chanh + đường + nước mắm, rau răm xắt nhuyễn. Cuối cùng, cho ruột ốc đắng vào trộn đều, múc ra dĩa. Nhớ rắc thêm đậu phộng rang giã giập. Làm thêm chén nước mắm chanh, tỏi, ớt.

Gắp một miếng gỏi ốc đắng chấm vào chén nước mắm chanh tỏi ớt, vị đăng đắng của ốc, chát của bắp chuối, béo của đậu phộng, chua của chanh, cay của ớt, the của rau răm...quyện vào nhau. Thêm chút “men cay” thật ngon miệng.

Chả ốc đắng: Ốc đắng đã luộc chín, lấy ruột để sẵn ra tô. Thịt ba rọi bằm nhuyễn cùng hành tím để sẵn. Trứng vịt muối + trứng vịt cho vào tô đánh đều. Sau đó, cho thịt ba rọi (đã sơ chế) + trứng (đã đánh sẵn) + ruột ốc luộc vào tô trộn đều. Nêm gia vị (đường + bột ngọt + tiêu xay + vài lát ớt sừng chín) cho vừa khẩu vị và có màu sắc hấp dẫn. Cuối cùng, cho hỗn hợp trên vào chảo chưng cách thủy. Khoảng 20 phút sau giỡ nắp xửng ra và dùng đũa thử thấy trứng đặc, chắc lại là chín. Lấy tô chả ốc ra để nguội và thêm vài cọng ngò rí lên phía trên mặt là xong. Ăn chả ốc với cơm trắng rất ngon.

 

Meo.vn (Theo PNO)

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Hỏi: Hi, xin chào Meyeucon. Tôi muốn hỏi BS là bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Nếu ăn trứng vịt lộn hàng ngày có được không? Và lợi/hại như thế nào? Xin cảm ơn BS.

Trứng vịt lộn ngon bổ, nhưng bà bầu không nên ăn nhiều

Trả lời:

Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt để bồi bổ sức khoẻ cho bà bầu, trẻ em, người mới khỏi ốm. Tuy nhiên, chính vì nó rất giàu dinh dưỡng, do vậy không nên ăn hàng ngày. Đối với người già và trẻ nhỏ chỉ ăn 1 quả/tuần, phụ nữ có thai 2 quả/tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Trứng vịt lộn không có hại nhưng do lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt.

Chúc bạn vui khỏe.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Kho quẹt từ góc bếp quê lên phố

Bắc chảo lên bếp than, ba tôi đổ nửa chén nước mắm vào, thêm ít đường, bột ngọt, tiêu… kho kèm với vài miếng tép mỡ vàng rộm, mùi thơm bay khắp mọi góc nhà!

Hồi nhỏ, nhà tôi nghèo quá đỗi. Mỗi ngày ba tôi phải còng lưng trên chiếc xích lô làm thân gà trống nuôi đàn con năm đứa. Gia đình tôi vào thời điểm ấy rất chi là hoàn cảnh. Chỉ nhớ mỗi cái chảo nhôm nhỏ móp méo được ba chế vô miếng nước mắm, một ít đường và bột ngọt rồi kho cạn lại làm món mặn ăn với cơm. Năm chị em chúng tôi mỗi đứa một tô cơm trắng, năm cái muỗng quẹt lấy quẹt để.

Món nước mắm kho khô kẹo kẹo mới ngon làm sao. Vừa ăn vừa hít hà, có đứa buông tô cơm, lấy tay quẹt mồ hôi hột ngang trán, có đứa kéo áo lau mũi… Đó là món ăn đơn giản và ngon lành nhất đối với gia đình chúng tôi khi bé.

Kho nước mắm với chút đường, chút bột ngọt, chút tiêu xay và vài miếng tép mỡ là đã ngon đáo để. Hồi đó dùng bếp củi nên sau khi nấu cơm chín, ba tận dụng chút than còn lại để bắc chảo nước mắm lên kho. Tôi nhớ rất rõ vào thời đó chỉ cần cầm chén chạy ra quán tạp hóa đầu ngõ mua một chén nước mắm đầy, vừa bưng về vừa chấm ngón tay vào nếm thử.


 

Kho quẹt từ góc bếp quê lên phố - Tin180.com (Ảnh 1)


Cứ hăm hở quẹt vào cái tộ sứ được tráng men kỹ lưỡng mà chạnh lòng nhớ ngày xưa bưng chén ra tiệm mua vài trăm đồng nước mắm… (ảnh minh họa)


Vị mằn mặn của muối và mùi nước mắm không được thơm như các loại nước mắm bây giờ. Bắc chảo lên bếp than, ba tôi đổ nửa chén nước mắm vào, thêm ít đường, bột ngọt, tiêu…Hôm nào mỡ nước gần hết, ba tôi nghiêng lọ vét vài miếng tép mỡ vàng rộm cho vô chảo kho quẹt. Lửa than vừa tàn lụi cũng là lúc chảo kho quẹt sánh lại, chung quanh rìa chảo lớp nước mắm bốc hơi bám vào đặc cứng, ở giữa chảo nước mắm sủi bọt tạo thành những ván rỗ tròn. Mùi nước mắm kho bay khắp gian bếp nhỏ. Ở đó, trên bộ vạt tre ọp ẹp được đặt cạnh bếp, năm chị em chúng tôi mỗi đứa mỗi tay bưng một tô cơm trắng, tay kia cầm một chiếc muỗng và… chờ.

Vào những ngày mưa dầm lê thê, một bữa cơm trắng, cá kho đối với ba là cả vấn đề nan giải vì năm đứa con nheo nhóc đang ở tuổi ăn tuổi học. Mẹ tôi đi biệt không về nữa. Ba đợi chờ mòn mỏi rồi cũng thôi. Hôm nào gặp mối lớn thì trưa ba tôi về sớm, bên hông xe ba treo tòn teng con cá hồng biển còn duy nhất phần đầu và bộ xương. Đó là món ăn sang trọng nhất chúng tôi có được. Xương cá hồng biển nấu canh ngót, nồi canh "giàu có" mênh mông như đại dương.

Ba vừa quệt mồ hôi trán vừa cười: "ba tập cho mấy đứa biết thế nào là canh đại dương, hồi đó đi bộ đội bên Campuchia ba ăn canh đại dương còn mênh mông hơn như vậy". Rồi chao trắng dầm ớt cay, rồi trứng vịt muối luộc, trứng chiên mặn, có hôm chỉ là chén muối xả được dầm chung với ớt, vắt miếng chanh cho chua rồi trộn đều…
Những bữa cơm tềnh toàng ngày bé đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi đến tận bây giờ. Và nhờ thế, "kho tàng" về các món ăn dân dã đã luôn đầy ăm ắp trong tâm hồn người làm bếp như tôi.

Bây giờ, kho quẹt "lên sàn" rồi. Vào nhà hàng, quán ăn gọi một đĩa cơm cháy và kho quẹt coi như là mình sành ăn, biết chọn món "đặc sản" đặc sệt chất quê. Kho quẹt bây giờ được kho bằng thịt ba chỉ cắt nhỏ và tôm khô, rưới miếng mỡ nước, rắc chút tiêu sọ được đập dập và một tép tỏi nguyên, vài trái ớt hiểm, vài cọng rau răm. Gọi kèm theo kho quẹt một đĩa rau củ luộc gồm có bầu, bí, khổ qua, củ cải, củ su hào, rau lang, rau muống luộc chín.

Cứ hăm hở quẹt vào cái tộ sứ được tráng men kỹ lưỡng mà chạnh lòng nhớ ngày xưa bưng chén ra tiệm mua vài trăm đồng nước mắm…

Có thể vì mình đã lớn lên từ những giọt mồ hôi của ba, lớn lên từ những bữa cơm cháy, kho quẹt mà dư vị của nó đã ăn sâu vào huyết quản, cho nên cuộc sống sau này có đủ đầy mình vẫn thấy thèm, thấy nhớ cái chảo nhôm móp méo, sứt quai được chế nước mắm kho cạn rồi múc một tô cơm trắng, ngồi bệt xuống ngạch cửa và… quẹt.

Meo.vn (Theo Eva)

Chữa bệnh quai bị tại nhà

Quai bị - loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây trực tiếp qua đường hô hấp, qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường thành dịch vào mùa đông - xuân, thường gặp ở thanh thiếu niên chưa từng mắc bệnh quai bị.

Điều trị bằng thuốc Đông y

- Bản lan căn 15 gam, Kim ngân hoa 12 gam, Hạ khô thảo 10 gam, Cam thảo sống 10 gam, cho nước đun sôi, ngày uống hai lần.

- Hoa cúc dại 15 gam, đun sôi uống thay nước chè, uống liền trong vòng 7 ngày.

- Bồ công anh 30 gam, cho nước đun sôi, trước khi uống cho vào 5ml rượu trắng, mỗi ngày uống một lần, uống liền trong thời gian 3 ngày (với trẻ em không nên cho rượu).

Phương pháp bên ngoài

- Dùng ngải cứu nóng ngay chỗ hơi lõm dưới ngón tay cái và ngón tay trỏ (nắm tay lại). Bị quai bị bên trái, cứu nóng ở bàn tay phải, bị bên phải cứu ở bàn tay trái.

- Sao nóng vôi rồi để xuống đất cho nguội lạnh, cứ thế 7 lần rồi hòa giấm đắp.

- Tán đậu đỏ ra bột, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm giấm, dán lên.

- Một ít bột Thanh đại, dùng dấm quấy thành hồ, bôi vào chỗ đau ngày vài lần.

Ăn uống

- Trứng vịt hai quả, đường phèn 30 gam, cho đường phèn vào bát nước sôi, quấy cho tan đường, để nguội sau đó đập trứng vịt vào quấy đều, chưng cách thủy để ăn, mỗi ngày một lần, ăn liền 7 ngày.

- Ruột rau cải trắng 3 cái, đậu xanh 60 gam, bỏ đậu xanh vào nồi nấu chín rồi mới bỏ ruột cải trắng vào nấu nhừ, ăn cả cái và nước, dùng liền 7 ngày.

Đề phòng quai bị

- Tránh tiếp xúc với người bệnh. Trong nhà có người mắc, phòng bệnh nên mỗi ngày dùng 30-60 gam Bản lan căn nấu nước uống thay nước trà.

- Bản lan căn 30 gam, nấm hương 12 gam, Liên kiều 24 gam, Cam thảo 8 gam, cho vào một lít nước, cô đặc còn ½ lít, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

- Chế biến Bản lan căn thành dung dịch 30%, bôi ngoài má, mỗi ngày vài lần.


Lương y - TS. Nguyễn Hữu Khai

Meo.vn (Theo TPO)