Chất béo là rất cần thiết cho cơ thể, giúp hấp thu các vitamin. Nếu không có sự “dẫn đường” của chất béo thì sẽ gặp trục trặc trong việc hấp thu vitamin, dẫn đến rối loạn trong cơ thể.
Nhiều người cho rằng, chất béo là thủ phạm gây nên tình trạng thừa cân béo phì, và cũng là nguyên nhân làm cho làn da nổi mụn. Vì thế, nhiều người ngấm ngầm tẩy chay chất béo một cách triệt để. Thực tế, chất béo là rất cần thiết cho cơ thể, giúp hấp thu các vitamin A, D, E và K. Nếu không có sự “dẫn đường” của chất béo thì sẽ gặp trục trặc trong việc hấp thu vitamin, dẫn đến những rối loạn trong cơ thể.
Ảnh minh họa: internet
TS-BS Nguyễn Thị Minh Kiều – Trung tâm Khoa học thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng Anfos cho biết chất béo có nhiều loại: chất béo bão hòa, không bão hòa, hydro hóa, omega 3…
Chất béo tốt
Chất béo không bão hòa đơn: có nhiều trong các loại thực phẩm như dầu ô liu, dầu hạt cải, dừa, hạnh nhân, hạt điều, bơ đậu phộng, trái bơ.
Chất béo không bão hòa đa: chứa các axit béo thiết yếu omega-3 và omega-6, giúp tăng cường chức năng não, hệ miễn dịch… có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích, bắp…
Chất béo không tốt
Đó là chất béo trans fats, làm giảm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể, đồng thời tăng lượng cholesterol có hại. Thông thường trên các sản phẩm ghi 0g chất béo trans fats (do luật pháp cho phép nhà sản xuất được ghi như thế nếu thành phần chứa ít hơn 0,5g) nên gây hiểu nhầm cho người sử dụng, tưởng rằng sản phẩm không có chất béo trans fats. Vì thế, nếu trên sản phẩm ghi thành phần chứa chất béo hydro hóa hoặc hydro hóa một phần thì đồng nghĩa là có chất béo trans fats. Người tiêu dùng cần thận trọng với các sản phẩm này.
Bạn cũng nên cẩn thận với khẩu phần ăn hàng ngày, ngay cả với những chất béo tốt cho cơ thể. Ngoài ra, chất béo dưới hình thức nào cũng đều chứa năng lượng cao hơn nhiều so với protein và tinh bột, vậy nên vấn đề ở đây là liều lượng nạp vào cơ thể.
Hiện nay, không ít nhà sản xuất thực phẩm đã thay chất béo trong sản phẩm bằng đường, vô hình trung, để loại bỏ chất béo, bạn lại nạp calorie nhiều hơn – cũng là tác nhân gây ra béo phì.
Chất béo là một chất dinh dưỡng đa lượng vô cùng cần thiết với trẻ em. Nhưng xoay quanh chất dinh dưỡng này, chúng ta vẫn có một số nhầm lẫn.
Ăn nhiều cũng chẳng sao
Nhầm lẫn: trẻ em là đối tượng đang lớn. Nhu cầu dinh dưỡng của các em rất lớn nhằm cung cấp những vật liệu nền tảng cho kiến trúc cơ thể. Vì thế, nhu cầu mọi chất nói chung và nhu cầu chất béo nói riêng đều tăng. Cho nên, nếu ăn nhiều chất béo thực cũng chẳng sao.
Sự thực: sự hiểu nhầm trên lại hoàn toàn không đúng chút nào. Bất cứ thứ gì nằm trong chế độ dinh dưỡng đều có giới hạn nhất định. Vượt quá giới hạn này đều bước sang ngưỡng cửa thừa và lạm dụng. Chất béo cũng vậy.
Mặc dù trẻ em là đối tượng đang lớn và đang cần rất nhiều dinh dưỡng. Chất béo lại là 1 trong 2 chất tham gia vào cấu trúc cơ thể. Song điều đó không có nghĩa là dùng chất béo vô hạn.
Vai trò chất béo với trẻ em là kiến tạo màng tế bào, màng các bào quan, xây dựng lên các hoóc-môn steroid như hoóc-môn hướng dục, tham gia cấu tạo nên phần lớn cấu trúc của hệ thần kinh. Đây cũng là chất tạo nên sự mỡ màng, mũm mĩm và đáng yêu của tuổi trẻ. Vì thế chất béo rất quan trọng.
Nhưng dù thế, lượng của chúng cũng có giới hạn. Nhìn chung, lượng của chất béo cho trẻ em nói chung không nên vượt quá 30% khẩu phần dinh dưỡng. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì hàm lượng chất béo nên là 40%. Với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, hàm lượng chất béo chỉ nên là 30%. Bắt đầu ở các độ tuổi đi học, chỉ nên là 25%. Từ độ tuổi tiếp theo đến trưởng thành (12 – 18 tuổi), hàm lượng chất béo chỉ nên dừng ở 20%.
Nếu cứ cố tình cho trẻ ăn nhiều chất béo, hậu quả trước mắt đương nhiên là béo phì. Mà sự hệ lụy sâu sa trong tương lai là bé sẽ phải gánh một nguy cơ rối loạn chuyển hóa rất cao: tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường týp 2 và các bệnh tự miễn. Vì thế, cho trẻ ăn đủ chất béo, không ăn thừa và cũng không ăn thiếu.
Chỉ ăn thuần chất béo thực vật
Nhầm lẫn: người ta vẫn bảo chất béo động vật không có lợi bằng chất béo thực vật. Vì chất béo động vật chứa nhiều nguy cơ gây bệnh. Vậy bỏ luôn chất béo động vật có được không? Điều này là tốt hay không tốt?
Sự thực: đúng là chất béo động vật ẩn chứa tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe với chúng ta. Đó là bởi vì chất béo động vật chứa rất nhiều acid béo no. Trong 100 mỡ lợn có chừng 40g acid béo no, còn lại là 55g acid béo không no. Bên cạnh đó, mỡ động vật lại có nhiều cholesterol, trong 100g có khoảng 95mg cholesterol. Đây là các thành phần dễ bám vào thành mạch và làm xơ vữa động mạch, không có lợi. Thêm vào đó, mỡ động vật thường có mùi vị thơm ngon và độ ngậy khi chế biến. Vì thế, dễ tạo cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn mức cho phép.
Nhưng đó không phải là tất cả với chất béo động vật. Đứng về mặt chuyển hóa, chuyển hóa acid béo no là đơn giản hơn acid béo chưa no. Acid béo no còn là thành phần tham gia chủ yếu vào cấu tạo màng tế bào. Có tới trên 50% chất béo ở màng tế bào là acid béo no. Acid béo no mạch dài có tác dụng tăng cường hấp thụ canxi, acid béo no mạch ngắn có khả năng kháng lại vi khuẩn sinh sản. Vì thế, acidt béo no cũng không hoàn toàn là đồ bỏ đi với trẻ em.
Vì vậy, một thực đơn chuẩn sẽ bao gồm cả chất béo động vật và chất béo thực vật. Chất béo động vật thường đi kèm trong thịt. Vì thế, chế độ ăn của trẻ cần có dầu ăn nhưng nhớ phải kèm cả thịt hàng ngày thì mới thực sự đủ và cân bằng. Một tuần bạn nên chế biến thực phẩm với mỡ động vật chừng 2 bữa là đủ. Tỉ lệ mỡ động vật và dầu thực vật nên là 3/7 trong đó nếu mỡ động vật là 3 phần thì dầu thực vật sẽ là 7 phần.
Ăn toàn omega
Nhầm lẫn: bạn đã nghe thấy thông tin ca ngợi các acid béo chưa no omega rất nhiều. Omega 3 và 6 là những chất không những chỉ cung cấp năng lượng mà còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Vậy chỉ ăn toàn omega có được không? Có hệ lụy gì không?
Sự thật: omega 3 và omega 6 là hai acid béo cần thiết với cơ thể. Cần thiết có nghĩa là cơ thể không tự tổng hợp được và phải đưa từ ngoài vào thông qua con đường thực phẩm.
Omega 3, vẫn được biết đến với một loại thông dụng là DHA, là acid béo có rất nhiều trên não bộ, vì thế acid này vốn được coi là acid béo của thần kinh, giúp não bộ bình thường hóa về mặt chức năng. Nhất là khả năng trí nhớ và nhận thức. Nó còn có công dụng bảo vệ sức khỏe, hạ thấp cholesterol, làm tăng hàm lượng các lipoprotein tỉ trọng cao, sáng mắt và giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh
Omega 6 có tác dụng duy trì chức năng bình thường của não bộ, giúp thai nhi phát triển bình thường đồng thời giúp hệ da, lông, tóc, móng của trẻ em được phát triển tốt. Omega 6 còn có tác dụng tham gia vào điều hòa chuyển hóa và cải thiện triệu chứng của một số bệnh như tăng động giảm chú ý ở trẻ em.
Nhưng nếu ăn thuần omega 3 thì không tốt. Ở chỗ acid béo này có tác dụng phụ là làm giảm khả năng đông máu của cơ thể. Nếu bạn lại chỉ cho bé ăn thuần omega 6 thì cũng không có lợi. Vì nó làm vừa làm giảm khả năng đông máu của cơ thể lại có thể gây ra phản ứng viêm mạn tính không có lợi. Đó là chưa kể tới tác dụng phụ làm thiếu hụt nguyên liệu cấu tạo tế bào và nguyên liệu cho chức năng sinh sản.
Hàm lượng omega 3, loại DHA chỉ nên là dưới 120mg/ngày. Hàm lượng omega 6 chỉ nên dưới 250mg/ngày.
Đánh đồng chất béo thực vật
Nhầm lẫn: đã là chất béo thực vật thì loại nào cũng tốt và cho trẻ ăn loại nào cũng như loại nào. Không có sự khác biệt quá lớn giữa chúng?
Sự thật: điều này là hết sức sai lầm. Mỗi một loại hạt chứa dầu có tên khác nhau, nên đương nhiên chúng sẽ có thành phần dầu khác nhau.
Các loại dầu thực vật sẽ khác nhau ở chỗ: thành phần acid béo no, thành phần acid béo không no, thành phần các vitamin quan trọng đi kèm.
Có loại dầu thực vật rất giàu acid béo chưa no như dầu mè, dầu ngô, dầu oliu có khoảng trên 80% là acid béo chưa no (rất giàu acid béo chưa no), 12 – 15% là acid béo no; dầu lạc có khoảng 75% là acid béo chưa no, 16 – 17% là acid béo no; dầu đậu nành có khoảng 70% là acid béo chưa no, 15% là acid béo no; dầu dừa thì có tận 85% là acid béo no (nghịch đảo) và chỉ khoảng 8% là acid béo no.
Chúng cũng khác nhau về vitamin đi kèm. Vitamin K rất phong phú ở dầu đậu nành, dầu oliu và dầu mè, trong khi đó vitamin E lại có rất nhiều trong dầu ngô và dầu lạc.
Vì thế, khi chọn dầu cho trẻ em, bạn nên chọn loại dầu nào có hàm lượng tương đối acid béo chưa no, nhiều vitamin E và có bổ sung vitamin A, D và canxi. Ví dụ dầu oliu, dầu lạc, dầu đậu nành là rất tốt.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dành riêng cho lứa tuổi này với công thức phối hợp có lợi cho trẻ em. Chúng được đóng chai nhỏ và thường đi kèm các chữ như: “trẻ em”, kid, child, baby..
Chọn sai món ăn có thể làm tình trạng ợ nóng càng trầm trọng hơn khi bầu bí.
Ợ nóng là tình trạng không mấy dễ chịu nhưng lại rất hay gặp ở thai phụ, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, gây cảm giác nóng rát cho bà bầu ngay sau xương ức, đôi khi có dịch axit trong dạ dày ợ lên miệng. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, lượng hormone relaxin tăng cao dẫn đến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, làm thức ăn lưu trong dạ dày lâu hơn, khiến cho axit tiết ra nhiều. Đồng thời, thai nhi lớn dần trong bụng mẹ chèn ép lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, gia tăng khả năng axit bị đẩy ngược lên thực quản.
Chứng ợ nóng thường gia tăng vào những tháng cuối thai kỳ, khiến bà bầu dễ bị nhạt miệng, chán ăn ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tình trạng này càng tệ hơn nếu mẹ bầu vô tình ăn những thực phẩm có tác dụng tăng tiết dịch axit ở dạ dày hay làm giãn các cơ vòng tại cổ dạ dày đẩy axit trào ngược lại thực quản. Vì vậy, để hạn chế ợ nóng, mẹ bầu cần tránh thưởng thức những món ngon sau đây trong suốt thai kỳ.
1. Khoai tây chiên
Chế biến với rất nhiều dầu mỡ, khoai tây chiên là một trong những loại thức ăn nhanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em không nên ăn trong thời gian bầu bí. Không chỉ gây tăng cân, khó tiêu, khoai tây chiên giàu chất béo còn có xu hướng làm giãn các van cơ bắp vốn ngăn cách thực quản với dạ dày, cho phép axit từ dạ dày thấm ngược lên thực quản. Kết hợp với hormone thai kỳ khiến van này càng giãn rộng hơn nữa, từ đó làm tăng gấp đôi tình trạng ợ nóng ở bà bầu.
Không chỉ có khoai tây chiên, chị em cũng cần tránh các loại thức ăn chiên nhiều dầu mỡ và chất béo khác. Nếu quá yêu thích khoai tây, nên thay thế bằng khoai tây nướng, luộc hoặc hấp.
2. Hamburger thịt bò
Ăn một chiếc bánh hamburger thịt bò vào buổi tối sẽ có nguy cơ làm cho bạn mất ngủ nguyên đêm vì chứng ợ nóng. Nguyên nhân là thịt bò chứa 75% nạc nhưng có đến 25% chất béo bão hòa làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, đồng nghĩa với việc thực phẩm và axit lưu lại trong dạ dày lâu hơn, làm bạn ợ nóng nhiều hơn. Do đó, hãy thay thịt bò bằng ức gà nướng hay hamburger chay với rau củ cho buổi ăn tối nhẹ trước giờ đi ngủ.
3. Cà chua
Dù chứa hơn 20 vitamin và khoáng chất, vừa giúp bà bầu đẹp da vừa giảm mệt mỏi, chuột rút thai kỳ, tuy nhiên, nếu thai phụ đang bị chứng ợ nóng hành hạ thì cà chua lại không còn là loại quả lý tưởng để ăn hàng ngày. Nguyên nhân là do axit có trong cà chua có thể làm cho dạ dày của bạn gặp vấn đề với chứng trào ngược axit, thậm chí khi bạn chỉ ăn 1 vài lát cà chua có trong bánh sanwich hay trong món trộn salad thơm ngon. Nước sốt cà chua kết hợp với món mì ống Ý có thể còn làm cho chứng ợ nóng tăng lên đáng kể, do có quá nhiều chất béo, dầu mỡ trong món ăn này.
4. Trái cây họ cam quýt
Cam và bưởi là nguồn cung cấp vitamin C và các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong suốt thời gian bầu bí. Nhưng thật không may, các loại trái cây có tính axit cao này cũng là tác nhân kích hoạt chứng ợ nóng ở nhiều bà mẹ tương lai. Do đó, nếu đang gặp rắc rối vì ợ nóng, hãy thay cam, chanh, bưởi hay quýt bằng các loại trái cây khác dồi dào vitamin C và dưỡng chất nhưng ít có tính axit như quả mâm xôi hay dâu tây.
5. Socola
Socola có chứa theobromine, một hợp chất tự nhiên làm giãn các van cơ bắp ngăn dạ dày và thực quản, khiến axit dễ trào ngược lại thực quản. Ngoài ra, socola cũng là một nguồn cung caffeine gây kích thích dạ dày. Hai tác nhân này dẫn đến việc nếu ăn quá nhiều socola, bà bầu sẽ có nguy cơ phải đối diện với chứng ợ nóng nhiều hơn bình thường. Do đó, chỉ nên ăn 1 lượng socola nhỏ, hoặc chuyển qua ăn socola làm từ cây carob, một loại socola không có chất caffeine và theobromine.
6. Trà bạc hà
Từ lâu, trà bạc hà được xem là loại thức uống hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu, nhưng theo một số chuyên gia về dinh dưỡng, bạc hà có thể kích thích chứng trào ngược dạ dày ở những người hay bị khó tiêu do thiếu cân bằng axit. Vì vậy, nên thay thế 1 tách trà bạc hà bằng trà hoa cúc, hay trà thảo mộc vừa giúp giảm viêm vừa kích thích chất nhầy trên bề mặt của đường tiêu hóa, đẩy nhanh tiến độ tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm ợ nóng khá hiệu quả.
7. Trà và cà phê
Cà phê, trà và các thức uống chứa caffein khác (bao gồm cả socola nóng) gây nên chứng khó tiêu, ngay cả với cà phê không caffein vẫn có thể làm tình trạng ợ nóng ở bà bầu nặng thêm. Chưa kể, dùng nhiều cà phê, trà hay các thức uống chứa caffein hoàn toàn không tốt cho thai nhi, do chúng là 1 trong những tác nhân gây nên tình trạng sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc sẩy thai. Vì sức khỏe của cả mẹ và bé, bà bầu nên tránh dùng các loại thức uống này trong suốt thai kỳ, nếu quá “ghiền” cà phê, bạn hãy chuyển qua dùng 1 tách cà phê sữa nhỏ để giảm bớt lượng caffein trong món uống dễ gây nghiện này.
8. Nước có gas
Soda, cola, nước ngọt hay bất kỳ một sản phẩm uống nào có chứa gas đều có thể làm cho chứng ợ nóng của bạn thêm trầm trọng. Caffein, cộng với những sủi bọt nhỏ trong những loại nước này là nguyên nhân khiến dạ dày phình lên, kích hoạt sản xuất axit dạ dày nhiều hơn. Để hạn chế việc dung nạp các loại thức uống này, mẹ bầu nên chọn mua loại nước có gas đóng trong hộp vừa thay vì một chai lớn, và uống từng ngụm nhỏ để tránh gây kích ứng thực quản.
9. Hành tây
Hành tây và các loại hành mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi như có thể giúp giải độc cơ thể, tăng sức đề kháng, tăng hàm lượng cholesterol tốt, ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, giàu axit folic, vitamin B, C, K, crom, biotin v.v…. Tuy nhiên, hành tây lại là tác nhân làm cho chứng ợ nóng của thai phụ thêm trầm trọng, do đây là loại thực phẩm có tính axit gây khó tiêu, đầy hơi, tạo cơ hội cho thức ăn chưa tiêu hóa trào ngược lại thực quản. Tình trạng này sẽ trở nặng hơn khi chị em ăn hành tây trước giờ đi ngủ, vì vậy chỉ nên chọn các món có hành tây trong bữa ăn sáng và trưa để giảm cơ hội cho chứng ợ nóng hành hạ bạn.
10. Các sản phẩm chế biến từ sữa
Uống 1 ly sữa nóng trước giờ đi ngủ có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm thiểu chứng ợ nóng, nhưng nếu dùng quá nhiều sữa nguyên kem và các chế phẩm từ sữa như phô mai, kem, sữa trứng chứa lastose (axit lactic) và chất béo … có thể gây nên chứng khó tiêu cho bà bầu. Nhằm hấp thu tốt canxi và các dưỡng chất từ sữa, thai phụ chỉ nên uống từ 2 – 3 ly mỗi ngày, và có thể thay thế bằng sữa đậu nành hay sữa gạo bổ sung canxi để hạn chế tình trạng ợ nóng.
Những loại chất béo tốt này thường có trong cá béo, các loại hạt, quả bơ, dầu thực vật…
Các chuyên gia thuộc Đại học Michigan (Mỹ) cho biết những lợi ích của các chất béo lành mạnh nếu được nạp ở số lượng vừa phải, theo healthday.com: chất béo lành mạnh giàu chất chống ô xy hóa như vitamin E và selen; chất béo tốt có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu (như vitamin tan trong chất béo) từ thức ăn; có thể giúp cơ thể chống lại một số bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư, tình trạng viêm và các vấn đề cơ xương; giúp kiểm soát huyết áp cao, tình trạng viêm sưng và cholesterol cao; dưới dạng a xít béo omega 3, các chất béo lành mạnh có thể giúp kích thích não phát triển.
Lạm dụng việc giảm cân có thể sẽ gây nguy hại cho cơ thể.
Vừa qua giới y học đã nhận định rằng giảm cân nhiều lần dễ dẫn đến sự rối loạn chuyển đổi chất, giảm sự săn chắc của cơ bắp, thậm chí còn dẫn đến đột tử, nhưng khi nghiên cứu sâu hơn các chuyên gia lại đưa ra một kết luận theo hướng phủ định những kết luận trên.
Theo nghiên cứu gần đây của trung tâm y học Washington (Mỹ) cho biết: giảm cân nhiều lần sẽ làm giảm khả năng miễn dịch lâu dài của cơ thể. Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: giảm cân liên tục sẽ làm giảm sức sống của tế bào và làm giảm khả năng kháng lại bệnh cảm cúm, cảm lạnh và xuất hiện các tế bào ung thư giai đoạn đầu.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Đối với những người cân nặng quá tiêu chuẩn, giảm 4.5kg là đã có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Giảm những chất béo dư thừa đương nhiên sẽ thanh mảnh hơn nhiều so với một thân hình béo mập, nhưng mấu chốt là phải làm như thế nào để bảo vệ được thành quả giảm cân ấy.
Đầu tiên phải tìm ra được nguyên nhân của bệnh béo phì, thay đổi những thói quen và phương thức sống không lành mạnh trước đây. Sau đó áp dụng đến những hành động thực tế, dựa vào những khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng và khả năng tiếp nhận chế độ ăn uống khoa học của bản thân để dễ dàng giảm cân.
Vừa phải hạn chế không được ăn quá nhiều, vừa phải đảm bảo lượng hấp thụ các loại dinh dưỡng mà cơ thể cần cho một ngày. Thêm vào đó thường xuyên tập thể dục vừa có thể giảm áp lực cho cơ thể vừa đốt cháy được chất béo, làm tăng hiệu quả giảm cân và lâu dài hơn. Cuối cùng, cho dù phương pháp giảm cân có hay đến cỡ nào thì cũng cần phải có sự kiên trì và nỗ lực của người giảm cân.
Các nhà khoa học tại Nhật phát hiện một loại chất béo có trong dầu cá có thể ngăn chặn vi rút cúm sinh sản, theo Daily Mail.
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm gây ra, lây lan nhanh khi người bệnh hắt hơi và ho.
Vi rút cúm làm người bệnh sốt cao, nhức đầu, đau nhức toàn thân, mệt mỏi và đau họng. Vi rút cúm cũng có thể gây bệnh viêm phổi nguy hiểm đến tính mạng.
Cá hồi có chứa nhiều omega-3.
Hiện tại đã có thuốc chích ngừa cúm nhưng do vi rút biến đổi liên tục, các chủng mới liên tục xuất hiện nên thuốc ngừa cúm hiện tại chỉ có tác dụng bảo vệ khoảng 60%. Các thuốc kháng vi rút thì không hiệu quả khi chích cho người đã bị nhiễm bệnh được ít nhất hai ngày.
Nhà khoa học Yumiko Imai tại Trường đại học Akita (Nhật Bản) và các đồng nghiệp nghiên cứu để tìm ra loại thuốc hữu hiệu chống lại bệnh cúm. Họ nghiên cứu chất béo PD1 ở tế bào phổi người đã nhiễm nhiều chủng vi rút cúm. Đây là chất béo tự nhiên có trong axit béo omega-3 ở dầu cá.
Nhóm nghiên cứu phát hiện PD1 có thể ngăn vi rút sinh sản, bao gồm cả vi rút cúm gia cầm H5N1.
Các cuộc thử nghiệm khác ở chuột nhiễm cúm cũng cho thấy khi dùng PD1 kết hợp với các thuốc kháng vi rút khác thì có thể làm tăng tỉ lệ sống sót.
Kết quả cũng tương tự ngay cả khi đối tượng đã nhiễm bệnh được 2 ngày.
Kết quả nghiên cứu hứa hẹn khả năng phát triển được loại thuốc chống lại vi rút cúm hữu hiệu hơn.
Không thể phủ nhận rằng một chế độ ăn uống lành mạnh là điều quan trọng nhất trong những điều cần làm để phòng chống tăng cholesterol (chất béo).
Nếu bạn ăn chủ yếu là thực vật, nhiều trái cây và rau quả cộng với một số loài cá thì bạn đang đi đúng hướng để giữ lượng cholesterol ở mức khỏe mạnh,” Lisa Dorfman, một chuyên gia dinh dưỡng và phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ nói.
Điều đó cho thấy có những thực phẩm thực sự có thể giúp giảm cholesterol xấu và/hoặc tăng cholesterol tốt. Tốt nhất, bạn nên giữ tổng số cholesterol dưới 200 với LDL (xấu) dưới 110 và HDL (tốt) lớn hơn 35.
Hãy thử để kết hợp những thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn:
Hạnh nhân
Theo chuyên gia dinh dưỡng Leslie Bonci, giám đốc dinh dưỡng thể thao tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh, chỉ cần ăn một 200g hạnh nhân mỗi ngày có thể làm giảm LDL của bạn tới 4,4%. “Ăn các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân, tốt hơn việc chỉ ăn một món ăn ít chất béo như bánh quy”, ông Bonci nói.
Tất nhiên, chúng cũng có chứa lượng calo cao nên bạn chỉ nên ăn một khẩu phần nhỏ mỗi ngày thôi nhé. Và nhớ là chọn hạnh nhân rang khô không có dầu!
200g hạnh nhân mỗi ngày có thể làm giảm LDL của bạn tới 4,4%
Bột lúa kiều mạch
Bạn đã nhìn thấy nhiều quảng cáo về những người tuyên bố giảm đáng kể số lượng cholesterol của họ nhờ một khẩu phần ngũ cốc nóng hàng ngày. Những kết quả tuyệt vời đó là do hàm lượng chất xơ hòa tan rất cao được tìm thấy trong bột yến mạch.
Ông Bonci giải thích: “Các chất xơ hòa tan liên kết với acid mật là tiền thân cho sự phát triển của cholesterol và giúp bài tiết ra nó”.
Cá
Axit béo omega-3 được coi là chất béo “tốt” được tìm thấy nhiều trong các loại cá béo như cá bơn, cá hồi và cá ngừ. Theo Dorfman của ADA, bạn cần nhận được từ 1,5 đến 3 gram omega-3 mỗi ngày.
Chỉ cần 113.36g cá hồi sẽ cung cấp cho bạn gần 3 gram omega-3. Và bạn cũng có thể nhận được các axit béo từ quả óc chó, hạt lanh (hai muỗng canh hạt lanh cung cấp 3,5 gram) và bổ sung dầu cá.
Đậu nành
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (như đậu phụ, sữa đậu nành …) có thể giúp giảm sản xuất cholesterol mới. Để đạt được mục đích này bạn cần tối thiểu 25 gam protein đậu nành một ngày.
Tuy nhiên, những người có nguy cơ ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt không nên ăn nhiều đậu nành vì nó có chứa khá nhiều phyto-estrogen, một chất tương tự như estrogen của cơ thể sẽ làm phát triển các khối u.
Rượu vang đỏ
Chất flavanol trong rượu vang đỏ đã được chứng minh là có đặc tính kháng viêm có thể giúp giảm lượng cholesterol và ngăn chặn bệnh tim. Tuy nhiên, uống nhiều cũng không tốt.
“Đối với phụ nữ, mức khuyến cáo là uống một ly một ngày, còn với nam giới là hai ly một ngày” Bonci nói. Chất flavanol này cũng có thể được tìm thấy trong nước ép nho đỏ và sô cô la đen
Ngồi nhiều, ít vận động khiến phần bụng của các cô nàng công sở cứ thế thoải mái ‘phì nhiêu’ và ngày càng không có dấu hiệu giảm sút.
Giảm Mỡ Bụng luôn là điều băn khoăn của không ít chị em văn phòng, nhưng làm sao để giảm cân đúng cách và an toàn, đó thật sự là 1 câu hỏi không dễ, và hôm nay GiamCanAnToan.vn sẽ hướng dẫn các bạn những phương pháp tốt nhất để các chị em có được vóc dáng như ý muốn
Nếu bạn cũng là một trong các cô gái cũng đang có những mối lo về vòng hai “phì nhiều” của mình, các bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây. Chắc chắn sẽ không mất quá nhiều thời gian của bạn mà đảm bảo ‘không có tác dụng phụ’ nhé.
Kết Hợp Chế Độ Ăn:
Mỗi bữa ½ chén cơm, nếu thấy đói thì bổ sung bằng trái cây sau đó một giờ. Và kết hợp 2 quả lê cho cả trưa và xế chiều
Rửa sạch, bỏ hột, không bỏ vỏ. Chất vitamin C, B6, 12, và Pectin tăng độ xốp men của bã thải tiêu hóa sẽ tiêu hủy chất béo trong máu
Bưởi
Ép lấy nước cốt (khoảng 50ml) giàu vitamin C, giàu vi lượng trung hòa protid, đạm, giúp giảm chất béo và đường trong mỡ.
Sữa chua
Ngày ăn 3 lần, sáng sau điểm tâm, trưa trước bữa ăn, tối trước lúc ngủ.
Trà xanh
Uống 6 cốc mỗi ngày (50ml – cách 4 giờ/lần) giúp đẩy nhanh sự hòa tan các chất trong máu, oxy hóa chất béo, giúp ngăn chặn mỡ tích tụ ở bụng dưới, nhanh. Không bị nếp nhăn da bụng.
Cạnh các thực phẩm vừa nêu, có thể bổ sung thêm các loại thịt nạc dê, tôm, cua đồng giã nát, chè lô hội (nha đam) với đậu xanh. Rau bồ ngót, mồng tơi, dền đỏ …
Chế độ vận động
– Dùng 5g gừng già giã nát, vắt nước thoa lên bụng giúp nóng da, mau tan mỡ bụng, eo săn chắc. Sau đó ngồi thiền, cách 1 phút/lần gập người xuống đất. Hít thở sâu
– Đi bộ từ 30-50 phút hoặc đạp xe đạp
– Chơi cầu lông, tập các động tác Yoga về bụng (có trong sách hoặc CD)
Kết hợp với các thực phẩm giảm cân an toàn
Thuốc Giảm Cân Beautiful Slim Body USA được tinh chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất với 100% từ thảo dược thiên nhiên giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ cholesterol, làm tiêu hao lượng mỡ dư thừa. Ngoài ra Beautiful Slim Boby USA còn chứa các thành phần khoáng chất như: muối khoáng, sắt, photpho, canxi, kali, kẽm lưu huỳnh….các thành phần này sẽ kích hoạt và thúc đẩy các tế bào loại trừ độc tố ứ đọng trong cơ thể lâu ngày giúp cơ thể bạn gọn gàng săn chắc, làn da mịn màng, tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
Bạn sẽ có ngay cân nặng lý tưởng trong vòng 5 tuần sau khi sử dụng thuốc giảm cân Beautiful Slim Body USA.Sản phẩm đảm bảo an toàn khi sử dụng, không có tác dụng phụ và ngăn ngừa sự tăng cân trở lại kể cả sau khi không còn dùng thuốc. Sản phẩm dùng tốt cho cả nam và nữ.
Bất cứ khi nào bạn cần sản phẩm giúp giảm cân hiệu quả hay tư vấn về tình trạng sức khỏe và về thông tin sản phẩm, hãy liên hệ ngay với GiamCanAnToan.vnHotline: 0938.098.369 Ms Trang Đài– 0986.960.960Mr Uy. Đảm bảo hàng uy tín, chính hãng 100%, giá ưu đãi dành cho bạn
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm đang trở thành mối đe dọa thực sự với sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá ở những người mắc bệnh tiểu tăng tỷ lệ chết sớm gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ hút thuốc giúp huyết áp ổn định và giảm nguy cơ đột quỵ, đau thần kinh và các biến chứng khác của tiểu đường.
Chủ động tập thể dục: Chọn môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ, khiêu vũ hay đi xe đạp…và tập mỗi ngày nừa giờ có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cao huyết áp.
Chọn siêu thực phẩm như dâu tây, khoai lang, cá hồi, rau có lá xanh cho bữa ăn hàng ngày. Tránh thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chọn chất béo không bão hòa như dầu ô liu.
Ảnh minh họa
Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn ổn định huyết áp và bảo vệ thận.
Theo dõi đường huyết hàng ngày: Kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau thần kinh hoặc kiểm soát các biến chứng không bị xấu đi. Kiểm tra lượng đường máu hàng ngày cũng giúp bạn chọn thực phẩm và kế hoạch thể dục tốt hơn trong thời gian điều trị.
Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường: Cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch.
Giảm cân: Chỉ cần giảm một vài kg thừa cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể. Giảm cân giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ trong máu.
Chọn thực phẩm chứa carbohydrate (carbs) cẩn thận: Bị bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải cắt giảm carbs hoàn toàn. Hãy chọn thực phẩm chứa carbohydrate tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn định như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-4 lần/ năm: Nếu dùng insulin hoặc cần giúp đỡ cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể phải tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên hơn.
Ngủ đủ giấc: Mất ngủ quá nhiều có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm chứa carbs cao. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, tăng các nguy cơ biến chứng như bệnh tim.
Thận trọng với vết thương nhẹ và bầm tím: Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành các vết thương, do đó việc điều trị các vết thương phải thật dùng kháng sinh và băng vô trùng cẩn thận.
Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên cắt bỏ hoặc tăng cường để giữ cho mình một chế độ ăn “sạch” tốt nhất cho sức khỏe.
Những thực phẩm nên giảm thiểu
1. Rượu
Bạn vẫn biết rằng uống rượu với một lượng vừa phải (1 ly mỗi ngày cho phụ nữ, 2 dành cho nam giới) có thể có một số lợi ích sức khỏe như tăng cholesterol HDL “tốt”, “pha loãng máu” (ngăn ngừa cục máu đông – nguyên nhân có thể gây ra cơn đau tim và đột quỵ) và ngừa chứng mất trí và bệnh Alzheimer…
Tuy nhiên, nếu trót uống quá nhiều rượu thì bạn lại phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh gan – cơ quan thải độc chính của cơ thể. Rượu cũng hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu nên có thể khiến cơ thể mất nước dẫn đến nhiều ảnh hưởng bất lợi khác cho cơ thể như giảm nồng độ máu, cản trở hệ tuần hoàn…
Đó chính là lý do tại sao bạn nên cắt giảm lượng rượu trong việc ăn uống hàng ngày.
2. Đường
Hầu hết chúng ta đều ăn quá nhiều đường và theo các chuyên gia về tim mạch thì lượng đường vào cơ thể tăng cũng đồng nghĩa với việc các yếu tố nguy cơ bệnh tim tăng, chẳng hạn như huyết áp cao và nồng độ chất béo trung tính cao.
Từ đó bạn đã thấy sự thiết thực của việc cắt giảm lượng đường tiêu thụ. Hãy bỏ qua các thực phẩm chứa nhiều đường hoặc đồ ăn quá ngọt, hãy chọn trái cây chứa các loại đường tự nhiên để thay thế.
3. Muối
Nếu chúng ta cắt giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, chúng ta sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 9%, theo một nghiên cứu trong Tạp chí Y học New England.
Đồ ăn ở các nhà hàng và các thực phẩm chế biến sẵn thường có xu hướng chứa hàm lượng natri (muối) cao, do đó, một bước quan trọng trong việc làm giảm lượng muối nạp vào cơ thể bạn là nên nấu ăn ở nhà để có thể kiểm soát được lượng muối tiêu thụ.
Một cách khác nhằm cắt giảm lượng muối tiêu thụ là nên dùng các loại thảo mộc và gia vị chứ không phải là muối.
4. Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa là loại chất béo được tìm thấy trong sữa nguyên chất, bơ, pho mát và thịt. Loại chất béo này dễ làm tăng cholesterol “xấu” (LDL) khi được tiêu thụ vào cơ thể nên không những khiến bạn dễ béo phì mà còn gây tổn hại đến động mạch.
Vì vậy, hãy tránh các chất béo từ động vật và thay vào đó hãy sử dụng chất béo không bão hòa lành mạnh từ thức ăn thực vật như các loại hạt, bơ và dầu ôliu.
5. Ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế, bột mì trắng, gạo trắng thường bị hạn chế chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi… vậy nên nếu ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ chỉ làm tăng calo chứ không cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.
Vậy nên, bạn hãy “tỉnh táo” để ăn ít các thực phẩm này. Thay vào đó hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ.
Những thực phẩm nên ăn nhiều
1. Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả không chỉ làm tăng hương vị và màu sắc cho bữa ăn, mà chúng còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và giàu chất chống oxy hóa, ít calo và đồng thời có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Nước
Có thể các đồ uống khác sẽ hấp dẫn bạn hơn nhưng rõ ràng nước thực sự là thức uống tốt nhất cho cơ thể. Cơ thể của chúng ta chứa 60% là nước và nước là thứ tối quan trọng cho các cơ quan thực hiện tốt chức năng, giúp tuần hoàn oxy và giảm các chất thải độc.
3. Ngũ cốc nguyên hạt
Ăn các loại ngũ này có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn bởi chúng có tác dụng giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, truyền nhiễm và hô hấp – theo một nguyên cứu năm 2011 của trường phái Archives of Internal Medicine (một trường phải ăn chay).