Chuyên mục lưu trữ: Sức khỏe Trẻ em

Cha mẹ cần biết mối hiểm họa từ “Chết đuối trên cạn”

Tuy không phổ biến như đuối nước bình thường nhưng “chết đuối trên cạn” cũng rất nguy hiểm, gây ra nhiều thương vong của trẻ em do tai nạn liên quan đến nước mỗi năm.

Bởi vì triệu chứng không xuất hiện ngay lập tức nên nhiều người không biết làm thế nào để xác định “chết đuối trên cạn” hoặc phải làm gì nếu nó xảy ra. Dưới đây là tất cả những gì cha mẹ cần biết về mối hiểm họa đáng sợ ở hồ bơi này.

Cha mẹ cần biết mối hiểm họa từ Chết đuối trên cạn

“Chết đuối trên cạn” là gì?

“Chết đuối trên cạn” xảy ra khi bé suýt chết đuối nhưng may mắn được cứu, cơ thể tưởng không sao, trở lại bình thường, nhưng thực chất một lượng nước uống trong lần chết hụt đó vẫn đang tích tụ trong phổi… Chất lỏng này tiếp tục tích tụ trong phổi sau khi nạn nhân được cứu lên và gây ra tình trạng khó thở hoặc không thể thở được. Không giống như chết đuối bình thường, triệu chứng của “chết đuối trên cạn” không xuất hiện ngay lập tức. Nạn nhân vẫn có thể thở được với lượng nước ít trong phổi, và nghĩ rằng mình đã loại bỏ hết nước ra khỏi cơ thể. Trên thực tế, lượng nước đọng trong phổi có thể lấp khoảng trống chứa ôxy của phổi và làm giảm khả năng ôxy hóa máu khi nó đi qua. Tim lúc đầu cũng không bị làm chậm nên nạn nhân vẫn đi bộ và nói chuyện được. Thậm chí trong một số trường hợp, “chết đuối trên cạn” có thể xảy ra 72 giờ sau khi nạn nhân gặp vấn đề. Ngoài việc lấp đầy phổi với chất lỏng, “chết đuối trên cạn” còn khiến cơ thể tiếp xúc với các hóa chất nếu môi trường nước là một hồ bơi hay bồn tắm nước nóng…

Triệu chứng của “chết đuối trên cạn”

Bạn hãy chú ý những dấu hiệu sau đây để nhận biết “chết đuối trên cạn”:

– Khó thở

– Ho dữ dội

– Mệt lả hoặc mệt mỏi một cách bất thường

– Hành vi bất thường liên quan đến chức năng não, chẳng hạn như nói lắp hoặc thiếu nhận thức.

Cha mẹ nên làm gì?

Nếu con của bạn biểu hiện một trong bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy gọi ngay điện thoại cấp cứu hoặc đưa con đến một bệnh viện gần nhất để kiểm tra. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình hình mà con bạn có phải ở lại bệnh viện qua đêm để theo dõi hay không.

Biện pháp ngăn chặn

Cũng như nhiều tai nạn trong mùa hè, “chết đuối trên cạn” là một tai nạn có thể xảy ra cho bất kỳ ai. Bằng cách đăng ký cho con bạn một khóa học bơi sẽ giúp bé tìm hiểu được những phòng chống an toàn khi bơi, cũng như được chuẩn bị tốt hơn để đối phó trong môi trường nước. Khi con đang ở trong hồ bơi, đừng phó mặc sự an toàn của con cho nhân viên cứu hộ. Việc luôn theo sát và để mắt đến con cũng sẽ tạo ra rất nhiều khác biệt.

Theo TTVN.vn

Hãy để bé tham gia vào bữa ăn gia đình

Bữa ăn là khoảng thời gian duy nhất trong ngày mà cả nhà có thể cùng chia sẻ những câu chuyện trong ngày, cười đùa vui vẻ, mang lại sự gần gũi cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Bố và mẹ cùng vào cuộc giúp con ăn ngon

Tiến sĩ Irene Chatoor (giáo sư Tâm lý học và Nhi khoa, giám đốc chương trình “Y tế Tâm lý Trẻ Sơ sinh và Trẻ từ 1-3 tuổi”, tại trung tâm y tế Quốc gia của trẻ em, Washington, Mỹ) chia sẻ: “Mười năm trở lại đây, tôi chứng kiến một sự chuyển đổi rất thú vị. Trong gần như hầu hết các trường hợp, cả hai bố mẹ đều cùng mang trẻ đến cho bác sĩ đánh giá, và tiếp tục cùng phối hợp với chúng tôi để giúp đỡ con họ cải thiện trong vấn đề ăn uống. Điều này khiến cho việc can thiệp chuyên môn được hiệu quả hơn, và tới thời điểm này, tôi cảm thấy bản thân mình sẽ khó mà điều trị một em nhỏ hiệu quả được nếu không có cả hai bố mẹ cùng tham gia”.

Bữa ăn là khoảng thời gian duy nhất trong ngày mà cả nhà có thể cùng chia sẻ những câu chuyện trong ngày, cười đùa vui vẻ, mang lại sự gần gũi cho tất cả các thành viên trong gia đình. Các bậc phụ huynh nên biết rằng những gì tốt cho con mình thì cũng tốt cho chính bản thân các ông bố, bà mẹ. Nếu bố mẹ và con cái không tìm được thời gian để chia sẻ những bữa ăn, và mọi người ăn vào những giờ khác nhau, thường đây sẽ là khởi đầu cho sự tan rã của gia đình.

Ông, bà cũng tham gia vào bữa ăn của bé (Ảnh được cung cấp bởi Abbott Pediasure)

Các thế hệ phụ huynh ông bà, cha mẹ đều có những quan điểm khác nhau về quá trình chăm sóc con cái. Những phương pháp cho trẻ ăn khác nhau của các thế hệ có thể dẫn tới mâu thuẫn giữa bố mẹ và ông bà. Tuy nhiên, bố mẹ cần có một cuộc thảo luận cởi mở đối với ông bà của bé về cách thức nhìn nhận những vấn đề trong nuôi ăn, về những gì cả nhà có thể cùng chung tay để giúp bé cải thiện hơn trong việc ăn uống. Quan trọng nhất là tất cả người lớn trong nhà đều đưa ra cùng một thông điệp cho đứa trẻ. Các bậc phụ huynh có thể tặng ông bà của bé những cuốn sách, tài liệu hướng dẫn cho ăn và chăm sóc bé. Cả gia đình sẽ cùng thảo luận, phân chia công việc để mọi người tham gia giúp bé ăn tốt hơn. Phương pháp đơn giản này không những giúp bố mẹ học cách cho con ăn, mà còn kéo được cả ông bà của cháu vào cuộc.

Những bữa ăn điều độ rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, và những bữa ăn gia đình sẽ giúp tình cảm gia đình khắng khít hơn, mang gia đình lại bên nhau.

Chương trình tư vấn đặc biệt “Bé yêu học ăn” với sự tham gia của Giáo sư Nhi khoa Irene Chartoor và Chuyên gia Dinh dưỡng Kim Milano đến từ Hoa Kỳ sẽ giúp mẹ tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để mỗi bữa ăn của bé là niềm vui của cả nhà.

  • Thời gian: 15h, ngày 20/04/2013
  • Địa điểm: White Palace, 194 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Đăng ký tham gia chương trình tại website www.biengan.com.vn hoặc gọi đến tổng đài 19001519.

 

 

Để trẻ vui khỏe trong những ngày Tết

(Webtretho) Những ngày Tết đến, hầu như người lớn nào cũng thường phải bận rộn chuẩn bị dọn dẹp, cúng kiếng, tiếp khách… khiến cho sinh hoạt của cả nhà bị đảo lộn, trẻ em dễ bị mệt mỏi và nhiễm bệnh. Để cả nhà có thể cùng đón một cái Tết thật vui khỏe, bạn hãy chú ý những điều sau đây khi chăm sóc con mình nhé:

Đừng quên các loại rau, củ, quả

Hãy đảm bảo đủ chế độ rau củ cần thiết trong các ngày tết, bạn nên mua sẵn và dự trữ trong tủ lạnh để đảm bảo luôn được tươi ngon. Dự trữ nhiều loại rau củ khác nhau để có thể thay đổi khẩu vị cho trẻ mỗi ngày. Vào dịp Tết ít đi chợ, bạn có thể chọn mua sẵn các loại rau củ như bí, bầu, xu hào, cà rốt, cà chua… không cần cho vào tủ lạnh nhưng vẫn giữ được độ tươi, không bị hư, héo.

Chất xơ không tan có trong các loại rau quả, sản phẩm từ các loại hạt, các loại rau họ đậu tạo điều kiện tốt cho chuyển hóa thức ăn trong ruột, do đó sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, không bị ngấy bởi thực đơn toàn đạm béo trong ngày Tết. Ngoài ra, các loại trái cây chắc chắn sẽ không thiếu ở nhà ngày Tết, nhưng cứ ăn mãi như vậy bé sẽ rất chán. Bạn hãy chế biến thành những li sinh tố, nước ép thơm ngon để “dụ dỗ” cục cưng của mình nhé!

chăm sóc trẻ em ngày tết

Ảnh: Getty Images

Giữ khẩu phần ăn thường ngày của bé

Thịt kho, cá kho, phá lấu, canh chân giò hầm măng… hầu như các món ăn ngày Tết đều rất béo, ít chất xơ, do đó bên cạnh những đồ ăn chung trong gia đình, bạn cũng cần giữ nguyên chế độ, khẩu phần ăn hàng ngày cho con mình. Nên cho bé ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, tránh dư thừa năng lượng như các món canh chua cá, súp cà rốt… Tuy các loại bánh, mứt, kẹo, hạt dưa, hạt bí… ngày Tết có rất nhiều nhưng bạn đừng nghĩ “cả năm mới có một dịp” mà cho con ăn thả cửa; hãy hạn chế thôi nhé, bởi chúng có thể làm cho con bạn đầy bụng và chán ăn, chưa kể đến nguy cơ hóc, mắc nghẹn các loại hạt trong cổ hoặc mũi rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Uống đủ nước

Các bé cưng rất tham chơi nên sẽ chẳng nhớ đến việc uống nước chỉ trừ khi khát khô cả họng; không chỉ thế, những món ăn ngày Tết nhiều dầu mỡ, đạm, đường càng đòi hỏi lượng nước nạp vào cơ thể phải nhiều hơn. Vậy nên bố mẹ nên nhắc nhở và khuyến khích con uống đủ nước nhé!

Chuẩn bị sẵn đồ ăn khi đi chơi xa

Nếu cả nhà có ý định đi du lịch xa, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các loại thức ăn, sữa, men tiêu hóa… cần thiết phòng trường hợp con không quen với đồ ăn địa phương. Hãy cẩn thận với những món ăn lạ có thể gây ngộ độc thực phẩm. Bố mẹ cũng đừng quên nhắc bé thường xuyên rửa tay và giữ ấm cơ thể.

Ngày Tết cũng thường là dịp các bé hay nhõng nhẽo không chịu đi ngủ sớm vì còn ham chơi. Bạn cần phải luôn nhắc nhở bé đi ngủ đúng giờ hoặc ít nhất là không quá trễ. Không nên quá nuông chiều, dễ dãi vì việc thức khuya rất có hại cho sức khỏe của trẻ con, đặc biệt về hệ thần kinh, hơn nữa, để con thức khuya sẽ khiến bé gặp phải nhiều khó khăn, mệt mỏi hơn khi hết Tết phải đi học lại.

Thực phẩm giúp bé có hệ tiêu hóa tốt

Tiêu hóa tốt sẽ khiến bé ăn ngon miệng. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tiêu hóa tốt là đề tài hấp dẫn được các mẹ trao đổi rất sôi nổi trên các diễn đàn.

Thực phẩm giàu chất xơ

Để bé yêu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn hàng ngày cho bé.

Cơ thể rất cần chất xơ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một khi bị thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, bé rất dễ bị táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ này sẽ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, giúp hạn chế chứng táo bón, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các chứng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… cân bằng nguồn dinh dưỡng cho bé.

Thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài.

Vì thế, ngoài sữa, cha mẹ nên bổ sung vào bữa ăn dặm, bữa ăn chính của con một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: táo, đu đủ, bí ngô, chất xơ từ ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu, đậu Hà Lan,…

rau-qua
Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ (Ảnh minh họa)

Chuối điển hình là một loại trái cây giàu chất xơ. Mỗi ngày, cha mẹ cho bé ăn một quả chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Do đó, từ tháng thứ 6 bạn nên bắt đầu tập cho trẻ ăn hoa quả tươi bằng cách ép lấy nước cho trẻ ăn từng giọt, có thể tăng lên 1 – 3 thìa cà phê/ ngày khi bé quen, hoặc tập cho trẻ ăn chuối nạo, đu đủ được nghiền nát.

Có thể cho bé ăn “kèm” trái cây vào món ăn để tăng thêm dưỡng chất.

Gừng

Gừng hỗ trợ cho tiêu hóa cho bé bằng cách giúp di chuyển thức ăn nhanh từ dạ dày xuống ruột non. Gừng đôi khi được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi và hội chứng ruột kích thích. Khi con bị đầy hơi, tiêu chảy, nhiều bà mẹ cũng lựa chọn thêm nếm một chút loại gia vị này để giúp bé nhanh hết triệu chứng khó chịu.

Sữa chua, những chế phẩm từ sữa

Sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men sữa động vật, sữa chua có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ đặc biệt là hệ tiêu hóa của bé. Sữa chua giúp bé tiêu hóa tốt hơn là nhờ lượng lợi khuẩn probiotics có trong sữa.

Chất này có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, các bà mẹ nên duy trì thói quen cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung sữa, đậu nành và các chế phẩm của chúng cho bé. Đây cũng là cách mẹ thêm vào các protein thực vật dễ tiêu hóa, vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp tăng cường hoạt động hệ thần kinh của trẻ.

Hạn chế thực phẩm kích thích

Những đồ uống như nước ngọt có ga, soda, thực phẩm giàu chất béo, cà phê, … sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa nhanh thức ăn của bé. Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên cha mẹ cần tránh để bé ăn/uống những thực phẩm khó tiêu hóa như vậy.

Nước

Nước rất cần thiết cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng của bé. Nhắc nhở và tạo thói quen uống nước đều đặn hàng ngày và thường xuyên cũng là một cách hữu hiệu để cải thiện hệ tiêu hóa vì nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa.

Món mới: phải tập dần

Một điều lưu ý đó là, bất kỳ bà mẹ nào cũng mong mỏi con phát triển nhanh, khỏe mạnh, thế nhưng tùy từng độ tuổi, cha mẹ hẵng cho con “tiếp xúc” với món mới. Đặc biệt khi bé còn nhỏ, bạn nên bắt đầu từ lượng thật ít, sau đó mới tăng dần và chỉ đổi món sau khi bé đã quen. Cho bé ăn quá sớm các loại hải sản, thực phẩm nguyên hạt, nhiều đạm, tinh bột… sẽ không giúp bé cứng cáp lên mà ngược lại làm hệ tiêu hóa bị hoạt động “quá tải” và dẫn đến rối loạn.

(Theo Afamily)

Vệ sinh đúng cách vùng kín cho bé gái

Đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, nhiểm bẩn, việc vệ sinh, làm sạch không “đơn giản” như bé trai.

Hoang mang tìm cách vệ sinh đúng cách vùng kín cho con

Bé đầu nhà chị Thu Hằng (Hàng Mành, Hà Nội) là bé trai thế nên sau khi sinh hạ nàng công chúa Tisu trắng trẻo, dễ thương, chị cũng lo lắng về việc “chăm bé trai thì nhàn tênh, hơn hẳn chăm bé gái”.

Và sự nhàn tênh kia được bộc lộ rõ nhất qua việc vệ sinh vùng kín của con. “Chăm thằng lớn dễ bao nhiêu thì nàng này phức tạp bấy nhiêu. Mình rất băn khoăn không biết cách rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho con như thế nào”, chị nói.

Lên mạng vào diễn đàn chia sẻ tâm sự này, chị cũng gặp được rất nhiều sự thông cảm, đồng cảnh của nhiều gia đình khác.

Đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, nhiểm bẩn, việc vệ sinh, làm sạch không “đơn giản” như bé trai, vì thế nên việc chăm sóc và giữ gìn bộ phận này lại càng cần phải chú ý và cẩn thận hơn ngay từ thời kỳ bé mới sinh.

Khô thoáng và sạch sẽ

Chị Dương Thanh (Quận 7, TP HCM) là một bà mẹ chăm con rất mát tay, chị sinh đôi hai nàng công chúa và một bé trai thế nên chị rất tự hào về kiến thức, khả năng chăm sóc con cái của mình.

Chị chia sẻ: “Ban đầu mình cũng lơ ngơ như bò đeo nơ, nhất là khi một lúc, một nách chăm 2 nàng sinh đôi. Nhưng nhờ vài lần mời bác sĩ đến tắm cho con, thăm khám con, họ đã chỉ bảo cách thức và rồi ‘hay làm tay quen’ nên mình dần cũng thành thạo trong việc vệ sinh vùng kín cho con”.

ve-sinh-vung-kin-dung-cach-cho-be-gai

Chị chia sẻ hai nguyên tắc quan trọng trong việc chăm sóc và vệ sinh vùng kín cho bé gái đó là phải thật khô thoáng và sạch sẽ. Hàng ngày, chị thường vệ sinh cho con 3 lần, mỗi lần trong vài phút.

Trước khi vệ sinh cho con, chị cũng phải chuẩn bị một vài  thứ cơ bản (như lúc mát-xa cho con vậy): phòng kín gió, thoáng, vải sạch, quần áo sạch, nước ấm.

Ban đầu đặt con nằm ngửa trên tấm vải khô, sạch, mềm, sau đó chị dùng khăn mềm đã được làm ẩm bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng vùng kín của con theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, nhưng tuyệt đối không được lau sâu vào bên trong.

Sau đó chị nhẹ nhàng lau xung quanh vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn. Tiếp theo, chị lấy khăn ướt khác lau sạch hai bên bẹn, hậu môn và xung quanh mông các con. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào vùng kín của con.

Và kết quả mang lại, hai bé nhà chị rất khỏe mạnh, sạch sẽ. Ý kiến chia sẻ của mẹ Dương Thanh được rất nhiều chị em trên diễn đàn đồng tình ủng hộ.

Thay quần, tã thường xuyên cho con

Chị Thiếu Hoa (Đường Bưởi, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm của mình rằng, chị thường vệ sinh vùng kín cho con ngay sau khi con ngủ dậy, thay bỉm, sau mỗi lần bé đi ị.

Nhiều chị em nói rằng rửa cho con bằng nước chè xanh, xà phòng, nước muối, rồi mạnh tay hơn là bằng những cách xối nước, chị Hoa chia sẻ rằng không cần thiết phải làm vậy, dung dịch tốt nhất nên rửa cho con chính là nước ấm.

Sau khi rửa xong cho con nên lau khô để tránh vùng kín bị ẩm ướt, dễ dẫn đến nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.

Luôn chú ý giúp con thay đổi quần, tã thường xuyên. Tuyệt đối không đóng bỉm cho con quá lâu trong 4-6 giờ/ ngày vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín cho con.

Và điều cuối cùng chị nhấn mạnh, nếu chị em nhận thấy vùng kín của bé có bất cứ sự thay đổi bất thường nào như ngứa ngáy, màu lạ xuất hiện, bất chợt có dịch tiết âm đạo hoặc vùng kín bốc mùi… thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng vùng kín cần được điều trị kịp thời.

(theo Afamily)

Trẻ bị viêm đường tiểu vì đóng bỉm quá lâu

Trời rét, sợ con tè dầm, ướt dễ ốm, nhiều bà mẹ đóng bỉm cho con. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, vệ sinh không sạch có thể khiến trẻ dễ viêm đường tiết niệu.

Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh hay gặp ở trẻ (đứng thứ 3 sau viêm đường hô hấp và tiêu hóa). Đặc biệt hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, chiếm đến gần 57%, do cơ chế đề kháng miễn dịch của bé chưa đầy đủ.

Trẻ gái dễ mắc hơn bé trai do cấu tạo sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn. Ở bé trai, có một số do có dị dạng ở đường tiểu, nhất là hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.

tre-em
Khi thấy trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân cha mẹ nên nghĩ đến
viêm đường tiết niệu. Ảnh minh họa: P.N.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất khác nhau theo từng lứa tuổi, từng thể bệnh. Với trẻ dưới 2 tuổi, biểu hiện bệnh đôi khi chỉ là sốt, đôi khi sốt rất cao, kém ăn… Trẻ càng nhỏ càng sốt cao. Bệnh có thể diễn biến nặng khi vi trùng đường tiết niệu vào trong máu gây nhiễm trùng máu. Ở lứa tuổi này, sau khi khám, loại bỏ hết các bệnh nếu không thấy nhiễm trùng ở đâu thì phải làm thêm các xét nghiệm khác, đặc biệt là xét nghiệm nước tiểu.

Bệnh chỉ bắt đầu có triệu chứng ở đường tiết niệu như: đái buốt, đái rắt… khi trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 6. Trẻ có thể chưa nói được chính xác biểu hiện bệnh mà chỉ kêu đái đau. Trẻ có biểu hiện sốt nhưng ít hơn, nhiều trẻ không sốt. Bệnh tiến triển không nặng, dễ chữa nhưng cha mẹ thường dễ bỏ qua.

Với trẻ trong tuổi học đường (bao gồm tuổi dậy thì, tiền dậy thì), bệnh bắt đầu có triệu chứng gần giống người lớn: đái buốt, đái rắt rất rõ ràng, ngồi một tý lại đứng lên đi tiểu, có thể đái đục không trong. Ở lứa tuổi này, trẻ thường không sốt.

Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là vi khuẩn, thường gặp nhất là E.coli, một vi khuẩn điển hình nhất ở trong ruột. Khi vệ sinh không tốt thì dẫn đến lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang đường sinh dục, gây viêm đường tiết niệu.

Một số trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đít, hay lăn lê trên mặt đất cũng rất dễ mắc. Đặc biệt là hiện nay, nhiều bà mẹ đóng bỉm con nhưng không biết cách có thể khiến bé mắc bệnh, nhất là mỗi khi cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Theo các bác sĩ, ủ tã cho con quá lâu sẽ khiến da của trẻ bị ẩm ướt trong một thời gian dài, thiếu sự lưu thông không khí. Hơi nóng, ấm không thoát được ra ngoài là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Vì thế, cha mẹ cần lưu ý thay bỉm thường xuyên 4 tiếng một lần, tối đa là 6 tiếng và nên thay ngay sau khi bé đi ngoài. Cho bé để da trần 20 phút trước khi tiếp tục thay tã mới. Khi vệ sinh cho con thì nên thực hiện từ trước ra sau, tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn sang.

Khác với người lớn, bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ có thể tái đi tái lại. Sự tái phát nhiều lần này chính là nguyên nhân dẫn đến những tổn thương thận không hồi phục, suy thận sau này. Vì thế, khi thấy trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, hay sờ vào dương vật, kêu đái đau… cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Khoảng 10-15% những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân là mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, phó giáo sư Dũng khuyến cáo.

(Theo Afamily)

4 thói quen ăn uống gây hại cần tránh cho bé

Ăn đồ ngọt tráng miệng ngay sau bữa ăn; ăn trên giường; vừa ăn vừa chạy nhảy hoặc bị mẹ càu nhàu sẽ khiến cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của bé kém đi.

Một số lưu ý để bạn và bé có thể điều chỉnh những hành vi không có lợi trong bữa ăn của bé.

4-thoi-quen-an-uong-gay-hai-can-tranh-cho-be

Cho bé ăn đồ ngọt ngay sau bữa ăn

Cơ thể bé cần khoảng 200 kalo mỗi ngày từ đồ ngọt như sữa, bánh, kem… Tuy nhiên, nếu bạn cho bé tráng miệng bằng đồ ngọt sau bữa ăn sẽ gây hại cho cơ thể bé.

Sau khi ăn no, nếu cơ thể bé lại nạp thêm đồ ngọt sẽ dẫn tới hiện tượng quá tải. Đồ ngọt chứa rất nhiều năng lượng làm bé dễ xuất hiện tình trạng đầy bụng, không tiêu hoặc đau bụng do dạ dày phải hoạt động hết công suất.

Vì vậy, 30 phút sau khi ăn, bạn có thể cho bé tráng miệng bằng những lát hoa quả tươi.

Bé vừa ăn vừa chạy nhảy

Bạn không cần phải cấm bé chơi đùa mà chỉ kiểm soát bé vận động ở mức độ vừa phải khi cho bé ăn là đủ.

Bởi vì, nếu vận động quá mức khi ăn, bé dễ bị nôn. Hoặc bé chạy nhảy nhiều cũng làm giảm sự vận hành của bộ máy tiêu hóa gây cản trở cho quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

Bạn bực bội khi cho bé ăn

Bạn không nên giữ thái độ tức giận hay cằn nhằn trách mắng khi cho bé ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bé cũng xuất hiện nhiều cảm xúc như người lớn. Nếu bé buồn bã hoặc chán nản theo tâm trạng của bạn, sự hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể bé cũng sẽ giảm.

Không để bé ăn trên giường

Bởi vì giường không phải là địa điểm thích hợp khi bé ăn. Thứ nhất, bé rất dễ làm đổ thức ăn và làm bẩn chăn gối. Thứ hai, bé cũng dễ giảm hứng thú khi ăn trên giường vì bé có thể nghĩ rằng giường chi để ngủ.

(Theo Afamily)

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày

Việc bé đi tiểu nhiều lần nếu là bé trai có khả năng bị hẹp bao qui đầu, còn bé gái có khả năng bị nhiễm khuẩn tiết niệu.

Chào bác sĩ! Con tôi hiện được 6 tháng rưỡi chỉ nặng 7kg, như vậy có bị suy dinh dưỡng không? Tôi vẫn cho bé bú mẹ nhưng hiện nay tôi đã cho bé uống thêm sữa ngoài và ăn dặm.

Bé rất lười uống sữa và ăn bột, có cách giúp bé ăn tốt không thưa bác sĩ? Hàng ngày bé đi tiểu rất nhiều lần khoảng 20 lần, như vậy có bình thường không?

(Nguyen Thi My Linh – mylinhnt…@yahoo.com)

tre-em

Trả lời:

Bạn không nói rõ là bé trai hay gái, nếu là bé trai phải đạt tiêu chuẩn 8,3kg, còn bé gái là 7,6 kg, tuy nhiên dù là trai hay gái thì bé cũng chưa bị suy dinh dưỡng mà là đe doạ suy dinh dưỡng.

Việc bé lười ăn có rất nhiều nguyên nhân có thể do thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu kẽm, sắt, canxi… có thể đang bị ốm, hoặc thức ăn chế biến không hợp khẩu vị… Bạn nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị theo nguyên nhân.

Còn việc bé đi tiểu nhiều lần nếu là bé trai có khả năng cháu bị hẹp bao qui đầu, còn bé gái có khả năng bị nhiễm khuẩn tiết niệu cho nên cũng phải cho cháu đi khám bác sĩ mới chẩn đoán được.

(Theo Afamily)

Một số lỗi phổ biến khi cho trẻ ăn sáng

Bữa sáng không phù hợp với thói quen ăn uống cũng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Có một số lỗi phổ biến mà cha mẹ dễ phạm phải dưới đây.

Cho bé ăn bữa sáng bằng thức ăn của ngày hôm trước

Nhiều mẹ có thói quen làm thức ăn tối nhiều hơn để làm cơm chiên cho buổi sáng hôm sau cho cả nhà và bé. Tuy nhiên, thức ăn còn sót lại đêm qua, đặc biệt là rau củ có thể sản sinh ra nitric (một chất gây ung thư) ăn uống vào có thể làm hại cho sức khỏe con người.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị tốt nhất là không nên tận dụng đồ ăn thừa, nhất là đồ ăn để qua đêm để chế biến bữa sáng cho bé. Nếu muốn tiết kiệm thì các mẹ cần đảm bảo chắc chắn là giữ cho thực phẩm khỏi bị hư hỏng trong tủ lạnh.

an-sang

Để trẻ ăn sáng bằng thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh theo phong cách phương Tây như hamburger, cánh gà chiên, bánh mỳ kẹp thịt… đã trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người, trong đó có rất nhiều bà mẹ. Nhiều mẹ thích ăn những món ăn này đã dùng nó làm bữa ăn sáng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ em ăn những thức ăn dạng này không có lợi cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia thì ăn bữa sáng bằng thức ăn nhanh có hàm lượng calo cao dễ bị béo phì. Hơn nữa, việc sử dụng lâu dài các loại thực phẩm chiên sẽ có hại cho cơ thể. Nếu thỉnh thoảng muốn thay đổi khẩu vị cho bé thì các mẹ có thể chọn một món ăn kiểu phương Tây.

Nhưng các mẹ lưu ý là cho trẻ ăn kèm với súp trái cây hay rau xanh để duy trì sự cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng khác nhau.

Ăn sáng bằng thực phẩm chiên rán

Theo các chuyên gia, thực phẩm chiên rán có hàm lượng mỡ cao. Sau khi chiên, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phá hủy khá nhiều, hơn nữa còn sản sinh ra các chất gây ung thư.

Thêm vào đó, thực phẩm qua nhiệt độ cao, ngấm nhiều dầu rất khó tiêu hóa. Nếu uống kèm thêm với sữa có nhiều chất béo sẽ tạo thành bữa ăn sáng có hàm lượng chất béo cao quá mức. Ăn sáng bằng những thực phẩm này quá nhiều thực sự không tốt cho trẻ.

Ăn sáng bằng nhiều món ăn nhẹ

Nhiều cha mẹ dự trữ đồ ăn nhẹ ở nhà để dùng vào bữa sáng cho trẻ, nhất là trong những ngày mưa. Đơn giản vì thời gian buổi sáng không nhiều nên việc lựa chọn đồ ăn nhẹ vừa thuận tiện, nhanh chóng lại khá ngon miệng đối với nhiều trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh quy và các đồ ăn nhẹ khác cung cấp năng lượng trong một thời gian ngắn nhưng nhanh chóng tiêu hao khiến cơ thể các bé dễ bị đói. Càng gần đến trưa mức đường huyết của các bé càng giảm. Lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, làm suy giảm sức khỏe.

Mặt khác, thức ăn nhẹ chủ yếu là thực phẩm khô, buổi sáng cơ thể đang trong trạng thái mất nước nếu ăn thực phẩm dạng này không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu.

Các chuyên gia khuyến nghị các mẹ cũng không nên sử dụng đồ ăn vặt thay cho bữa ăn sáng, đặc biệt là không ăn quá nhiều thực phẩm khô. Thực đơn ăn sáng nên bao gồm các thực phẩm chứa đủ nước.

Ăn sáng quá vội vàng

Buổi sáng thường ít thời gian nên nhiều cha mẹ tranh thủ giải quyết bữa sáng cho bé ngay trên đường. Đó có thể là cái bánh mỳ pate mua dọc đường, bánh ngọt hay thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh ở các quán ven đường… sau đó là để trẻ vừa đi vừa ăn.

Các chuyên gia cảnh báo thói quen ăn sáng quá vội vàng, lại tranh thủ vừa đi vừa ăn này vô cùng bất lợi cho tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Chưa nói đến việc thức ăn đường phố còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Lời khuyên trong trường hợp này là: Nếu các mẹ chọn thức ăn đường phố để làm bữa ăn sáng cho trẻ thì tốt nhất là nên mua ở gần nhà hay các nhãn hàng có uy tín để ăn. Cố gắng không để trẻ vừa đi vừa ăn trên đường. Đôi khi “nhờ vả” các thầy cô giáo cho trẻ ăn sáng ở lớp thì cũng không quá phiền đâu các mẹ ạ.

Bữa sáng thiếu dinh dưỡng

Có cha mẹ muốn con mình khỏe mạnh nhưng không nhất thiết phải mũm mĩm nên đã lựa chọn cho bé những thực phẩm chứa ít calo, chẳng hạn như trái cây, rau, sữa… Tuy nhiên, đó là những thực phẩm thiếu giá trị dinh dưỡng cao.

Cha mẹ đã nhầm lẫn tin rằng các thực phẩm chủ yếu chỉ cung cấp nhiệt mà quên mất rằng carbohydrate cũng thuộc phạm vi dinh dưỡng. Đối với cơ thể người, carbohydrate vô cùng quan trọng. Nếu không được bổ sung đầy đủ làm thiếu hụt nhiệt lượng, cơ thể sẽ phải tự động giải phóng nhiệt. Lâu dài sẽ gây ra suy dinh dưỡng và dẫn đến sự suy yếu của các chức năng khác nhau của cơ thể

Các mẹ cần bổ sung thêm bánh mì và các loại ngũ cốc khác vừa để đảm bảo cho bé được cung cấp đủ carbohydrate, vừa thuận lợi cho sự hấp thụ sữa.

(Theo Afamily)

Giúp trẻ bỏ tật ngoáy mũi

(Webtretho) Trẻ từ 3 – 5 tuổi thường có rất nhiều thói quen nghịch ngợm, có khi sẽ trở thành tật xấu sau này, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của bé. Trong số đó, ngoáy mũi là một tật xấu mà cha mẹ nào cũng muốn con mình hạn chế hoặc tốt nhất là từ bỏ.

Việc ngoáy mũi trước khi trở thành tật thì thường xảy ra khi trẻ cảm thấy khó chịu hoặc bị ngứa / dị ứng ở mũi. Nếu bạn phát hiện con thường xuyên nghịch mũi, hãy kiểm tra vấn đề sức khỏe của con trước, sau đó là yếu tố môi trường và khí hậu.

Ngoáy mũi là tật khó bỏ của trẻ (Ảnh: Getty Images)

Ngoài lý do mất thẩm mỹ, việc ngoáy mũi đáng lo hơn ở vấn đề vi trùng. Vi trùng từ ngón tay có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, gây nhiễm trùng mũi hoặc khiến lây lan nhanh hơn các bệnh đường hô hấp. Nếu con bạn khó chịu vì nước mũi hay do dị ứng, hãy khuyến khích bé sử dụng khăn giấy đồng thời điều chỉnh môi trường sinh hoạt của bé không quá nóng hay quá lạnh dễ khiến mũi bị khô; nếu bé bị cảm, sốt, nên cho bé uống thuốc để bệnh khỏi dứt điểm. Ngoài ra, hãy thử áp dụng các “chiến thuật” sau:

Để đôi tay trẻ luôn bận rộn
Có ý kiến cho rằng, trẻ em rất hiếu động và việc nghịch mũi chỉ đơn giản vì chúng không có gì để làm. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thu hút sự chú ý của con vào các trò chơi, họat động cụ thể, chủ động yêu cầu con phụ bạn làm những việc nhỏ quanh nhà, hay giành thời gian đọc sách, chơi đùa cùng con, hạn chế để bé ở một mình và không biết làm gì… Cách này sẽ giúp bé quên dần và không có cơ hội để ngoáy mũi nhiều nữa.

Nên để trẻ hoạt động đôi tay nhiều hơn là ngồi không (Ảnh: Gettty Images)

Tìm hiểu môi trường sinh hoạt của con
Có thể con bạn bị dị ứng với lông động vật hoặc các loại lông nhân tạo có từ thú bông, chăn gối… hoặc dị ứng các loại thực phẩm có nhiều gia vị. Nếu bạn không biết điều này, chúng sẽ khiến con bạn luôn cảm thấy khó chịu và việc liên tục ngoáy mũi dần trở thành thói quen là không thể tránh khỏi. Hãy chú ý và tìm hiểu để có những phương pháp giúp con tốt hơn.

“Trừng phạt thẳng tay”
Sau khi bạn đã giảng giải nhiều về những tác hại của tật ngoáy mũi mà con vẫn tái phạm, bạn đành thử áp dụng phương pháp mạnh thôi. Bôi một ít dầu gió dành cho trẻ em (loại không quá cay nồng như dầu Khuynh Diệp, Phật Linh), hoặc rắc tiêu vào bàn tay bé nhằm tạo mùi khó chịu. Bạn nên làm khi con không để ý và nhớ chỉ bôi một chút để “hù” con thôi nhé. Thường thì trẻ con sẽ không dám đưa tay có mùi lạ vào mũi nữa đâu.

Đôi tay sạch, đôi tay xinh (Ảnh: Getty Inmages)

Giữ sạch đôi bàn tay của con
Trong thời gian con bạn vẫn chưa “cai” được thói quen xấu và vẫn chưa “khuất phục” dưới bất kỳ phương pháp nào, hãy rèn cho bé thói quen giữ vệ sinh bàn tay sạch sẽ hàng ngày, cắt móng gọn gàng để tránh làm trầy xước da trong mũi. Luôn chuẩn bị sẵn khăn giấy hoặc khăn tay. Nếu con bạn học mẫu giáo, bạn nên nhờ giáo viên chú ý và can thiệp ít nhiều vào tật ngoáy mũi của bé. Đồng thời bạn vẫn nên tiếp tục áp dụng các biện pháp như đã nêu ở trên nhằm đạt hiệu quả tốt nhất nhé.