Lưu trữ cho từ khóa: chăm sóc con

Những sai lầm cần chấm dứt ngay của mẹ Việt khi chăm sóc con

Ở các gia đình Việt, chuyện 2,3 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau vẫn là truyền thống lâu đời. Chính vì vậy, khi một em bé mới chào đời, thường cả gia đình, bao gồm ông bà, và họ hàng đều háo hức tham gia vào chuyện nuôi dạy con cùng với bố mẹ.

Mặc dù chúng ta đều hiểu người gia có rất nhiều kinh nghiệm trong chuyện chăm con nhưng ngoài việc phải biết ơn và học hỏi, các bà mẹ Việt hiện đại cũng cần là một người mẹ thông thái, biết gạt bỏ những thói quen chăm bé đã trở nên lỗi thời.

1.  “Khủng bố” ăn bằng cách cho uống nước liên tục

Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé ăn một thìa cháo một thìa nước để con ăn cho nhanh, tránh tình trạng ngậm thức ăn trong miệng. Thói quen này vô hình chung sẽ hình thành thói quen quán tính cho trẻ là cứ cần có nước mới nuốt trôi được thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt. Ngoài ra, thức ăn nguyên miếng chưa được nhai nghiền đã trôi tuột theo nước xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

Nói về mặt tai nạn có thể xảy ra, trong một số trường hợp, phương pháp này rất dễ khiến thực phẩm nguyên miếng xâm nhập vào khí quản gây tắc nghẹn đường thở.

Những sai lầm cần chấm dứt ngay của mẹ Việt khi chăm sóc con

2.  Nhá cơm cho con để dễ tiêu hóa hơn

Tất cả chúng ta đều biết thế hệ của những bà mẹ 7x, 8x bây giờ đều lớn lên từ những bát cơm nhá. Chúng ta vẫn khỏe mạnh, khôn lớn như ai. Thế hệ ông bà ta cho rằng sử dụng miệng để nhá thức ăn sẽ khiến thức ăn mềm, ngấm dịch nước bọt sẽ khiến cơm ngọt hơn, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được loại bỏ ngay tức khắc.

Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền, dưới sự nhào trộn của lưỡi hỗn hợp với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bọt phân giải tinh bột trong thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo. Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn tới, có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tiết nước bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích.

Còn nếu người lớn lại “nhá” rồi mới đút cho trẻ, trẻ chỉ việc nuốt thì quả thật đã tước đi cơ hội nhai của trẻ, làm giảm tiết nước bọt và khiến cho cơ nhai và răng không còn cơ hội rèn luyện. Lâu dần, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự ăn uống và công năng tiêu hóa của trẻ.

Hơn nữa, trong miệng của người, vì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, cộng với nước bọt và cặn bã thức ăn là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Trẻ thơ cơ chế miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng yếu, nếu ăn thức ăn đã nhào trộn trong miệng người lớn, vi trùng sẽ dễ dàng theo vào.

3.    Mẹ bị cảm lạnh không được cho con bú

Cảm lạnh chỉ là bệnh vặt, nhưng vì đã trót mang chứ “bệnh” nên nhiều bà, nhiều chị ngày xưa vẫn cấm các bà mẹ trẻ không được cho con bú vì sợ lây nhiễm cho em bé. Trong thực tế, lý do này là không chính xác. Cảm lạnh thông thường sẽ lây do các nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp và thường không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ hoàn toàn có thể bắt sữa mẹ cho con ti bình hoặc khi cho bé bú trực tiếp thì đẹo khẩu trang để phòng lây truyền là được. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

4.  Véo mũi cho mũi con…cao lên

Ngày xưa các cụ hay có thói quen véo mũi trẻ nhỏ với quan niệm mũi tẹt véo nhiều cũng thành…cao. Thậm chí nhiều cô gái ngày nay cũng cho rằng có một phương pháp thẩm mỹ mũi tự nhiên bằng cách dùng kẹp để kẹp cho mũi cao lên. Điều này rõ ràng không hề khoa học.

Trong thực tế, niêm mạc mũi của em bé là mỏng manh, chứa rất nhiều mạch máu. Nếu mũi bị chèn ép lâu ngày có thể làm hỏng niêm mạc và mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của mũi khiến những vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập đưởng thở, gây nên viêm mũi dị ứng cho bé.

5.  Cạo trọc đầu liên tục để con mát và tóc mọc dài hơn

Rất nhiều cha mẹ cho rằng khi còn nhỏ cần phải liên tục cạo trọc đầu cho con thì sau tóc bé mọc lại mới dày và dài. Mặt khác mùa hè trời nóng nực, việc cạo trọc còn giúp bé mát mẻ hơn Trong thực tế, việc cắt tóc cho trẻ đúng là có tác dụng giúp tóc mọc dài hơn, tuy nhiên không cần thiết phải đến mức cạo trọc đầu của trẻ. Cạo trọc đầu trẻ sơ sinh để l;ại những tác động xấu ít ai ngờ tới. Da đầu trẻ mỏng, mềm nên việc cạo trọc dễ làm tổn hại đến da đầu trẻ và các mô nang lông, tạo điều kiện gây kích ứng da đầu và các vi khuẩn xâm nhập. Lớp tóc mỏng cũng là một màng bảo vệ da đầu bé khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chính vì vậy, cách chăm con đúng là mẹ không cạo trọc đầu cho bé sơ sinh mà chỉ thỉnh thoảng cắt tỉa lớp ngọn tóc.

Theo Khampha.vn

Phương pháp tắm nắng cho trẻ

Thoạt đầu, mỗi lần tắm 2 phút, rồi tăng dần lên khoảng 10 – 15 phút dưới ánh nắng nhẹ, không cho trẻ tắm nắng quá 30 phút.
Mỗi đợt tắm 15 ngày. Sau đó cho trẻ nghỉ 10 – 20 ngày rồi có thể cho trẻ tắm tiếp.

Tin liên quan:

  • Tắm nắng cho trẻ như thế nào?
  • Tắm nắng cho bé – không phải mẹ nào cũng biết
  • Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ

Trong ánh nắng mặt trời có các tia tử ngoại và tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại có tác dụng làm cho cơ thể nóng lên, máu trong người lưu thông tốt, quá trình trao đổi chất được tăng nhanh, tăng cường hoạt động của con người. Còn tia tử ngoại chiếu vào da làm cho chất cholesterol trong da mất hydro, chuyển hóa thành vitamin D, vitamin D được hấp thu vào cơ thể tới mạch máu giúp cho trẻ hấp thu canxi và phospho tốt hơn, đề phòng được bệnh còi xương. Ngoài ra tia tử ngoại còn kích thích tủy xương tạo ra hồng huyết cầu, chống được bệnh thiếu máu, diệt được vi khuẩn bám trên da và tăng sức đề kháng của da.
Vì thế tắm nắng cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên cha mẹ cần phải tuân thủ một số điều khi đưa trẻ ra ngoài tắm nắng để đảm bảo rằng việc tắm nắng là ích lợi.
–         Tắm nắng cho trẻ có thể bắt đầu sau khi trẻ đầy tháng tuổi.
–         Tiến hành tắm nắng cho trẻ, nên chọn nơi thông thoáng, không khí trong lành, tránh gió lùa.
–         Về thời gian: Mùa xuân và mùa thu cho trẻ phơi nắng buổi sáng từ 9-11 giờ, chiều từ 3-5 giờ tùy vùng miền, theo vụ mùa và thời tiết mà bố trí thời gian thích hợp. Khi phơi nắng chỉ nên mặc ít áo cho trẻ, để hở chân tay nhiều càng tốt.
Mùa hè từ 6 giờ 30 đến 7 giờ 30, khi nhiệt độ 320C, không để mặt trời soi trực tiếp ánh nắng vào đầu trẻ, nên đội mũ cho trẻ.
–         Cách cho trẻ tắm nắng: Thoạt đầu, mỗi lần tắm 2 phút, rồi tăng dần lên khoảng 10-15 phút dưới ánh nắng nhẹ, không cho trẻ tắm nắng quá 30 phút. Mỗi đợt tắm 15 ngày. Sau đó cho trẻ nghỉ 10-20 ngày rồi có thể cho trẻ tắm tiếp.
–         Trẻ chưa biết đi, người lớn có thể bế trẻ ra ngoài, hoặc đặt trẻ vào xe đẩy có mui che, đẩy ra ngoài cửa để tắm nắng.
–         Chú ý: không tắm nắng trong phòng qua cửa kính, vì kính cản trở tia hồng ngoại nên qua kính cơ thể không hấp thu được tia hồng ngoại thì việc tắm nắng cũng không có tác dụng.
–         Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng.
Theo Mangthai
The post Phương pháp tắm nắng cho trẻ appeared first on Tin Sức Khỏe.

Cách rèn luyện tính tự lập cho con từ lúc nhỏ

Để con bạn có được tính tự lập từ nhỏ, những lưu ý dưới đây sẽ phần nào giúp các bậc cha mẹ hiểu và rèn luyện cho bé trong từng thời kì.

Tách biệt và độc lập

Khi bé còn là một đứa trẻ sơ sinh, bé khá “ bám mẹ”, mọi việc bạn đều phải làm cho bé và việc gì cũng muốn và phụ thuộc vào sự cho phép của bạn. Nhưng khi bé lớn dần lên, các kĩ năng về thể chất, tinh thần và cảm xúc phát triển, bé sẽ muốn tập làm hoặc bắt chước những việc bạn làm để tự làm. Điều đó cũng có ý nghĩa rằng, con bạn sẽ ngày càng muốn làm mọi việc theo cách của mình.

Vào khoảng 6 – 7 tháng tuổi, bé bắt đầu nhận ra rằng bé tách biệt với mẹ và điều bạn nên làm đó là hãy để cho bé tự nhiên phát triển điều đó. Giai đoạn này có thể kéo dài đến khi bé được 2 tuổi nhưng bạn không cần lo lắng vì đó là điều tất yếu xảy ra trong quá trình trưởng thành của bé.

Càng lớn hơn, bé sẽ càng trở lên mạnh dạn trong việc bước đi và bắt đầu hình thành những cá tính riêng, đây chính là lúc bạn cần quan tâm đến bé hơn. Bởi vì những năm trước khi đi học, tính tự lập hoàn toàn có thể phát triển thành sự ích kỷ cá nhân và gây ra một số vấn đề về tính cách của bé như muốn điều khiển mọi việc theo cách của mình.

cach-ren-luyen-tinh-tu-lap-cho-con-tu-luc-nho

Hãy để bé tự làm những việc trong khả năng. (Ảnh minh họa)

Các giai đoạn khi bé tự khẳng định mình

Từ 25 đến 30 tháng tuổi

Trong độ tuổi này, con bạn sẽ liên tục khẳng định mình trên mọi phương diện. Bé sẽ làm nhiều việc vượt xa sự cho phép của bạn nhiều hơn và cũng thường xuyên vi phạm các điều cấm kị mà bạn đã đề ra như việc tô màu lên các bức tường ngay cả khi bạn nói “Không được”. “Con sẽ làm điều mà con muốn” có thể sẽ là điệp khúc phổ biến nhất của bé trong giai đoạn này.

Từ 31 đến 36 tháng tuổi

Đây là độ tuổi bé chuẩn bị đi học. Điều này có thể khiến bạn lo lắng nhưng đây là giai đoạn đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Điều bạn cần làm là vạch ra ranh giới rõ ràng cho bé trong mọi việc vì đây là mốc quan trọng trước khi bé đến trường mẫu giáo và được tiếp xúc với nhiều người hơn là với bố mẹ.

Vai trò của bạn trong sự phát triển tính tự lập của bé

Con của bạn cần có những lời răn dạy, khuyên bảo của bạn trước khi bé tự khám phá thế giới bên ngoài. Bạn hãy cho bé tình yêu và sự hỗ trợ để con tự tin bước đi trên con đường của mình.

Bé cũng cần có sự tự do để có thể khám phá mọi thứ xung quanh, vì vậy bạn hãy tạo ra một môi trường an toàn trong gia đình mình thay vì chạy theo và nói “Không được” với mọi thứ bé chạm vào.

cach-ren-luyen-tinh-tu-lap-cho-con-tu-luc-nho

Và hướng dẫn con tự làm những việc cá nhân. (Ảnh minh họa)

Khuyến khích tính tự lập ở bé bằng cách cho con sự lựa chọn và cho bé biết những việc bé có thể làm một mình mà không cần có bạn. Bạn có thể để bé lựa chọn giữa hai bộ trang phục, đồ ăn nhẹ hoặc các hoạt động buổi chiều sẽ khiến bé ý thức về sự độc lập cá nhân.

Dạy cho bé tính độc lập không có nghĩa rằng bé sẽ cần ít hơn tình yêu của cha mẹ mà ngược lại bé vẫn luôn khao khát sự chăm sóc của bạn. Hãy khen con mỗi khi bé làm được việc gì đó một mình, nhưng đừng bao giờ đẩy bé ra khi con cần sự hỗ trợ của bạn. Bé sẽ muốn và luôn cần sự trấn an của bạn trong một thời gian dài sau đó.

Bạn nên hiểu rõ rằng càng trưởng thành bé sẽ càng có nhiều điều muốn được làm một mình mà không cần đến sự hỗ trợ của bạn, điều này đồng nghĩa với việc bạn không nên bao bọc con quá nhiều. Dạy cho con cách làm việc độc lập từ nhỏ chính là bạn đã tạo cho bé một nền tảng vững chắc để bé có thể đứng vững trong tương lai.

(Theo Tri thức trẻ)

6 câu bố mẹ nên tránh nói với con

Hầu hết bố mẹ khi điên tiết đều thốt ra những câu này với con rồi sau đó ước gì mình chưa nói.

Có những cách để bạn kiềm chế bản thân và không nói ra những câu khiến mình phải hối tiếc. Đây cũng là một kỹ năng mà bạn có thể học và sẽ học được nếu muốn.

Dưới đây là những gợi ý từ Parental Support Line để bạn hiểu và tránh nói những điều làm tổn thương con cái và làm hỏng mối quan hệ giữa bạn với trẻ.

Thật nực cười. Sao con phải buồn về điều đó.

Nếu bạn có một đứa con tuổi teen, bạn có thể thấy trẻ trở nên buồn bã về những vấn đề dường như chẳng đáng gì hay rất vụn vặt. Bạn tự hỏi sao cậu con trai có thể chạy vào phòng và đóng rầm cửa lại chỉ vì cô bạn gái chưa trả lời tin nhắn ngay. Trong khi hành vi này có vẻ là ngớ ngẩn dưới góc nhìn của người lớn, hãy cố gắng kiềm chế, đừng phủ nhận cảm xúc của con. Hãy nghĩ về cảnh khi bạn đang khó chịu, lại bị người khác coi thường cảm xúc của mình.

Khi một đứa trẻ tin rằng ý nghĩ hay cảm xúc của mình bị bài bác, nó không chỉ cảm thấy bị cô lập mà còn trở nên giận dữ, thất vọng nữa.

Vì thế, nếu con bạn nói “Mẹ chẳng bao giờ đứng về phía con, mẹ lúc nào cũng bênh anh” khi nổ ra một cuộc tranh cãi, và bạn đáp lại “Không có chuyện đó” thì cũng là một hình thức phủ nhận cảm xúc của trẻ. Thay vì nói vậy, bạn có thể nói “Ồ, mẹ thấy có chút khác biệt. Hãy nói mẹ nghe xem con thấy thế nào?”. Bằng cách này, bạn sẽ tránh dọn đường cho cuộc tranh luận tiếp tục và khiến con hung hăng hơn. Hãy làm điều đó sau này, khi trẻ đã bình tĩnh lại và sẵn sàng trò chuyện.

6-cau-bo-me-nen-tranh-noi-voi-con

Ảnh minh họa: Theawl.com.

Con giống hệt bố hay Sao con không thể giống như anh con

Nghe có vẻ như vô hại, nhưng “cú đánh” này có thể nện vào cả trẻ và bố hay mẹ chúng. Chẳng hạn, nếu người cha hay bị chỉ trích trong nhà, sẽ không phải là lời khen con khi so sánh nó với bố. Và mỗi lần ông bố bị chỉ trích, trẻ sẽ nhận được hai cú giáng.

Thật không dễ chịu cho trẻ khi nghe bố mẹ nói những điều tiêu cực về nhau và nếu trẻ bị dán nhãn “giống hệt bố mày”, nó sẽ cảm thấy tức giận và xấu hổ khi bố bị chỉ trích. Còn nếu bố mẹ đã ly dị, và trẻ bị so sánh với người bố không còn sống cùng, thì cảm giác càng tồi tệ.

Điều này cũng tương tự như câu nói “Sao con không giống như anh con”. Đây là một cạm bẫy đối với bố mẹ, đặc biệt là khi bạn có một đứa con hiếu động trong khi đứa kia lại cư xử hòa nhã. Khi bạn sử dụng hình thức so sánh này, nó gây tổn thương và tạo sự ngăn cách giữa các con. Hãy nhớ rằng, mỗi trẻ là duy nhất và mỗi đứa có những phẩm chất tốt riêng.

Con chẳng bao giờ làm đúng điều gì/ Con lúc nào cũng sai

Nếu bạn muốn hạ thấp con, hãy nói câu này. Những điều này nói ra sẽ khiến người nghe cảm thấy xấu hổ. Mặc dù nhiều người nghĩ xấu hổ là một cách tốt để phạt trẻ, nhưng thực tế nó không phải là công cụ tốt để giúp trẻ em học những kỹ năng mới. Thực tế, nó thường có tác dụng ngược vì có thể khiến trẻ co mình lại. Về lâu dài, xấu hổ sẽ khiến trẻ ít có khả năng ra các quyết định đúng đắn.

Xấu hổ khác cảm giác có lỗi. Cảm giác có lỗi không xấu vì nó bao hàm cảm giác hối hận và thấy có trách nhiệm. Bạn nên cảm thấy hối tiếc khi bạn làm điều gì đó sai hay gây tổn thương, đó là điều tự nhiên. Bạn muốn con có cảm giác có lỗi khi bé lấy chiếc váy của chị gái mà không hỏi và sau đó làm hỏng, và bạn muốn con phải có trách nhiệm về hành động đó. Nhưng đừng dùng sự xấu hổ để cố gắng làm trẻ cảm thấy có lỗi. Xấu hổ sẽ thể hiện “Con là một người vô dụng”. Thông điệp này tạo cho con cảm giác xấu hổ và nhục nhã, không dạy con về tính trách nhiệm.

Mẹ chán con lắm rồi

Tất cả chúng ta đều chán khi con cái không nghe lời, nghịch đồ ăn… nhưng cụm từ này khiến trẻ cảm thấy bị cô lập và hắt hủi. “Mẹ chán con lắm rồi” là một lời đe dọa giận dữ thường nói với mục đích làm tổn thương người khác. Về lâu dài, tiếp tục nói những điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Hãy nghĩ về nó theo cách này: Một đứa trẻ phụ thuộc vào bố mẹ để sống. Bố mẹ mang lại sự bảo vệ an toàn, thức ăn, quần áo, chỗ ở. Vì thế nếu người nuôi dưỡng trẻ lại nói rằng “Bố/mẹ chán con và sẽ không cho con gì nữa” thì rõ là gây sốc, đe dọa và gây tổn thương rất lớn cho trẻ.

Mẹ ước là mẹ chưa bao giờ có con

Trước tiên, bạn không phải là kẻ xấu xa nếu bạn nghĩ như vậy. Tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận những điều tiêu cực ở một thời điểm nhất định. Sau một ngày vất vả hay một cuộc vật lộn với con cái, bạn nghĩ “Đôi khi tôi ước tôi chưa bao giờ có con” vì bạn thấy kiệt sức, mệt mỏi và buồn phiền. Điều quan trọng là hãy hiểu đây chỉ là một cảm giác nhất thời và không phải là cảm xúc tổng thể của bạn.

Khi bạn cảm thấy như vậy, hãy uốn lưỡi lại và dành thời gian cho chính mình để giải tỏa và không thốt ra thành lời nói. Dùng những từ này sẽ khiến con bạn cảm thấy tồi tệ về những điều trẻ đã làm và khiến mối quan hệ giữa mẹ – con thêm nhiều sóng gió. Nếu con bạn nghĩ chúng không còn gì để mất, bao gồm cả tình yêu của mẹ, trẻ sẽ hành động bất cần hơn.

Mẹ cũng ghét con

Khi bạn nói “Mẹ cũng ghét con” để chiến thắng trong cuộc tranh cãi với con cái thì bạn đã thua. Bạn không phải là bạn bè của trẻ và bạn không ở trong cuộc tranh giành với con. Khi nói “mẹ ghét con” bạn đã hạ mình xuống mức độ phát triển của con và khiến trẻ nghĩ “Nếu bố mẹ thấy tôi đáng ghét, tôi phải như vậy thôi”.

Nếu bạn lỡ nói điều này với con trong lúc nóng giận, hãy trở lại với con sau đó và nói: “Nghe này con, mẹ nhận ra rằng mẹ nói ‘mẹ rất ghét con’ và mẹ muốn xin lỗi. Nói thế là mẹ sai rồi. Lần sau khi tức giận, mẹ sẽ cố gắng làm điều gì đó tốt hơn”. Bạn có thể nghĩ thêm về điều này nhưng không cần phải giải thích dài dòng với con.

Những việc làm thay thế để khỏi nói những điều phải hối tiếc với con

Nếu bạn đang ở thời điểm cực kỳ giận dữ và thất vọng với con thì dưới đây là một số điều bạn có thể làm:

– Hít thở sâu: Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ căng thẳng và cho bạn chút thời gian để kịp ngăn những lời không hay có thể thốt ra. Hãy nhớ là, bạn không cần thiết phải tham gia vào tất cả những cuộc chiến bạn được “mời” vào. Hãy nhìn theo cách này: Điều gì sẽ xảy ra khi một bên không kéo mà buông chiếc dây trong cuộc giằng co? Chiếc dây chùng xuống và bên kia sẽ chẳng còn gì để cố chống lại nữa. Hãy hít thở sâu và buông sợi dây. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian để bình tĩnh và nhìn lại.

– Tập trung lại: Hãy học cách hướng sự tập trung của con vào nhiệm vụ chính. Nếu bạn đang cố gắng để đứa con 12 tuổi làm bài tập về nhà của nó và cậu bé trở nên tức giận, nói rằng: “Con ghét mẹ” thì bạn có thể đáp lại: “Bây giờ chúng ta không nói về việc con yêu hay ghét mẹ mà là việc con cần làm bài tập toán. Hãy tập trung vào đó”. Trẻ đôi khi cố gắng lôi kéo cha mẹ vào cuộc chiến quyền lực để tránh làm điều chúng không muốn. Cố gắng tập trung vào điều cần làm, và đừng để những lời nói của trẻ làm bạn lung lay.

– Thay lời nói bằng hành động: Khi nhận thấy cơn giận đã lên đến đỉnh điểm và mình có thể sắp nói điều gì đó tổn thương con, hãy chọn cách thoát khỏi tình huống này. Đơn giản là bạn nói: “Mẹ không muốn nói về chuyện này bây giờ. Chúng ta sẽ nói về nó sau, khi mọi việc bình tĩnh hơn”, sau đó rời khỏi phòng.

– Tìm cách ngăn chặn trước: Hãy tự nhắc nhở bạn không cho phép mình nói những điều này thêm lần nào nữa, chúng không được lựa chọn. Cố gắng nghĩ về điều bạn muốn trong mối quan hệ giữa bạn và con như thế nào trong 10 hay 20 năm sau, đừng chỉ tập trung vào thời điểm căng thẳng khi nỗi thất vọng lên cao.

(Theo VnE)

Mẹ có dám nghỉ việc chăm con trong 1-2 năm đầu?

(Webtretho) “Em thấy ngưỡng mộ các mẹ bên Nhật quá, ở nhà chăm con trong những năm đầu đời là chuyện phình phường. Còn ở đây, mẹ nào mà ở nhà chăm con thì y như rằng bị nhìn soi mói: sao không đi làm, sao không gửi trẻ, sao không mướn người giúp việc… Ý là ở nhà ăn bám chồng đấy! Ối! Nghĩ lại đi làm tính ra sướng thân hơn, ở nhà khối việc không tên nhưng cái quan trọng là được tự mình chăm sóc con, chơi đùa với con…” – ID mẹbúnriêu

webtretho_mẹ chăm con

(Ảnh: Inmagine)

“Tớ nghĩ không phải phụ nữ Việt Nam đi làm vì ở nhà bị soi mói đâu mà vì đi làm quen rồi tự nhiên ở nhà tận mấy tháng nghỉ đẻ buồn chân buồn cẳng chết đi được, hihi. Tớ làm việc với Hàn Quốc thấy phụ nữ họ lấy chồng xong là nghỉ làm chăm gia đình, vì bên đó đàn ông họ cũng xác định lấy vợ là nuôi vợ mà nên vợ ở nhà chả phải lăn tăn gì. Với cả truyền thống gia dình bên nước khác không giống Việt Nam mình, ông bà không trông cháu cho bố mẹ đi làm đâu nên mẹ phải ở nhà là phải.” – ID Mẹ Andy

“Có tớ! Mọi thứ đang ngon lành, nếu mà tớ đi làm sẽ có cương vị mới ngon lành hơn, nhưng mà tớ chấp nhận bỏ hết để ở nhà chăm con vì tớ nghĩ con cần mình nhất vào lúc này. Những thứ khác xếp hàng sau con hết, từ từ rồi đến lúc mình đi làm sẽ phấn đấu lại. Bù lại, con tớ có mấy đợt bệnh nặng, nhưng có mẹ ở nhà kè từng giờ nên trộm vía lại hồi phục nhanh lắm, chứ tớ thấy nhiều mẹ con lúc trong 4 tháng thì bụ, mà đến lúc mẹ đi làm 1 cái là hết bệnh này đến bệnh nọ, còi đi ngay.

Nhưng mà tớ cũg thông cảm với các mẹ phải đi làm sớm lắm. Vì điều kiện, hoàn cảnh không cho phép thôi, chứ ai mà chả muốn ở với con. Cứ suy từ mình ra thì biết, cũg muốn đi làm lắm nhưng mà nghĩ bỏ con ở nhà cho giúp việc lúc nó còn bấy bớt như thế thì không yên lòng chút nào. Mẹ nào phải đi làm sớm chắc cũng khổ tâm lắm ấy chứ.” – ID palmyeu

Còn bạn thì sao, trường hợp và suy nghĩ của bạn thế nào, hãy cùng chia sẻ nhé!

Sau sinh và cách giải quyết mối lo đi làm

Đi làm trở lại sau khi sinh đã được 1 tuần nhưng chị Lan (quận 12, TP HCM) vẫn không thể yên tâm vì bé Bim không chịu bú bình. Trong khi đó, nơi làm việc của chị cách nhà khoảng 15 km, buổi trưa nghỉ 90 phút.

Ngược lại, chị Minh Phương (nhân viên của một công ty phần mềm tại quận 1, TP HCM) không quá vất vả khi quay lại công việc sau kỳ nghỉ thai sản. Bởi bé Bi bám bà ngoại hơn bám mẹ. Sau khi chị sinh, mẹ chị đã đến ở cùng vợ chồng chị. Thậm chí trong thời gian chị ở cữ, bé đã thường xuyên được nằm ngủ với bà ngoại. Lo cho con gái, bà nhận hết phần thay tã và tắm cho cháu. Chị không nhiều sữa nên đã cho bé uống bổ sung sữa công thức từ khi bé 3 tháng tuổi. Khi đói và không có ti mẹ ở bên, bé vẫn đồng ý uống sữa ngoài, dù bà ngoại phải lấy thìa đút.

Theo các bà mẹ dày dạn kinh nghiệm, nếu được chuẩn bị chu đáo, cả mẹ và con sẽ dễ dàng vượt qua được thời kỳ chuyển đổi khi mẹ quay trở lại công việc.

Chuẩn bị về dinh dưỡng cho bé

Việc tập cho bé bú bình là rất quan trọng, đặc biệt với những mẹ không thể về nhà vào buổi trưa. Bạn nên cho bé tập bú bình trước khi đi làm khoảng 15 ngày đến một tháng. Không nên tập cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi, kể cả khi bạn chọn cách vắt sữa mẹ và cho vào bình sữa của con. Nếu được làm quen với bình sữa quá sớm, bé có thể sẽ quen với bú bình mà từ chối ti mẹ, khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ kết thúc sớm.

Nếu bé 4, 5 tháng tuổi không chịu bú bình, có thể dùng thìa đút sữa cho bé. Ăn bằng thìa sẽ bảo vệ răng cho bé và giúp bé đỡ mất sức hơn so với tự bú bình. Tuy nhiên, cho bé ăn bằng thìa mẹ phải kiên nhẫn và chấp nhận sự thật rằng, một khi đã ăn bằng thìa, trẻ sẽ lười bú bình và bạn sẽ phải cho bé ăn bằng thìa cho đến khi bé tự cầm được cốc uống. Thậm chí, rất nhiều em bé do mải chơi và nhõng nhẽo, đến 4, 5 tuổi vẫn chỉ chịu uống sữa khi được đút bằng thìa. Ở nhà, việc ăn bằng thìa cũng đơn giản như việc bú bình, nhưng mẹ con bạn sẽ vất vả hơn rất nhiều nếu đi chơi xa.

moilo
Nếu bé không chịu bú bình, có thể cho bé ăn sữa bằng thìa. Ảnh: Galery.hd.org

Để chuẩn bị dinh dưỡng cho con trước khi đi làm, chị Ngọc Hà (TP Huế) mỗi ngày vẫn cho con bú các cữ như bình thường nhưng vào buổi sáng và buổi xế chiều (những giờ mà chị phải ở cơ quan sau này) chị vắt sữa cho vào cốc rồi cho bé ăn. Đến khi chị chính thức đi làm, buổi sáng, ngoài việc trữ sữa trong tủ lạnh để tới những giờ đó người giúp việc lấy ra cho bé ăn, chị cho bé bú thật no.

Từ ngày 1/1/2013, các bà mẹ đã được nghỉ thai sản 6 tháng. 6 tháng là độ tuổi phù hợp cho bé bắt đầu ăn dặm, thậm chí 4, 5 tháng tuổi, bé cũng có thể làm quen với việc ăn dặm bằng bột và thức ăn nghiền nhuyễn.

Dưới đây là những việc bạn cần chuẩn bị trước khi đi làm trở lại:

Chuẩn bị tinh thần cho bé

Bạn nên cho bé làm quen với người sẽ thay bạn trông bé, có thể là ông, bà nội, ngoại của bé hoặc người giúp việc. Hãy để bé được chính những người này cầm bình sữa cho ăn, tắm rửa, chơi cùng, ngủ cùng. Thời gian làm quen càng nhiều càng tốt, ít nhất là một tháng trước khi bạn quay trở lại công việc. Trong thời gian này, bạn nên thỉnh thoảng đi khỏi nhà một, hai tiếng để bé quen dần việc vắng mẹ. Bé càng gắn bó thân thiết với bà hay người giúp việc, mẹ càng an tâm để làm việc hơn.

Nếu không có ai trông bé tại nhà, bạn có thể gửi bé đến các nhà trẻ. Nên chú ý chọn nơi có uy tín và an toàn với bé, xem xét kỹ thái độ của người trông trẻ trước khi quyết định gửi. Nên cho bé đến nhà trẻ vài ngày trước khi bạn chính thức đi làm để đến ngày quay trở lại công sở, bạn không quá cập rập và đau đầu vì phải giải quyết nhiều việc.

Chuẩn bị cho ông bà, người sẽ trông bé khi mẹ đi làm

Bạn nên hướng dẫn ông bà cách sử dụng những sản phẩm dành cho bé. Ngày nay, việc nuôi trẻ có nhiều thuận lợi hơn, các sản phẩm dành cho bé rất đa dạng và không phải ông bà nào cũng biết sử dụng ngay. Bà ngoại của bé Bi kể bà đã rất lúng túng khi lần đầu đóng miếng lót vào quần bỉm cho cháu vì thời của bà, chỉ đóng tã xô cho con nhỏ.

Bạn cũng nên cho bà hay người giúp việc biết về những thói quen ăn ngủ của bé. Ví dụ có những bé chỉ ngủ nếu được nghe hát ru, có những bé thích được vỗ về, có những bé thích được bế đi rong khắp nhà…

Mỗi ngày trước khi đi làm, bạn cũng nên để sẵn một số bộ quần áo, khăn bỉm, những vật dụng mà bé có thể sử dụng trong ngày ở nơi thuận tiện với bà nhất. Bạn có thể viết ra giấy, hoặc đánh máy vi tính, nên chọn font chữ to dán ở nơi bà dễ thấy nhất những việc bà cần làm cho bé trong ngày cũng như những chỗ để đồ đạc của bé.

Chuẩn bị cho chính mẹ

Bạn hãy lên kế hoạch để cân bằng giữa việc nhà và việc công ty. Và hãy nhớ, khi đã lập kế hoạch, cần tuân thủ nó, có vậy mới đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và không chồng chéo.

Dành thời gian cho con khi ở nhà. Vì trong ngày bạn phải đi làm không thể dành nhiều thời gian cho con, nên sau khi kết thúc công việc mỗi ngày, hãy dành nhiều nhất thời gian có thể cho bé.

Trở lại công việc dần dần. Sau khi sinh, bạn sẽ không thể ngay lập tức trở lại với công việc một cách toàn tâm toàn ý được. Đừng quá lo lắng, dần dần mọi việc sẽ ổn. Nếu quá khó khăn, có thể nhờ đồng nghiệp giúp đỡ.

Cần tự nhủ rằng, bạn đi làm để có nguồn thu nhập nhằm nuôi dưỡng và đảm bảo tương lai cho con tốt hơn. Khi ở công ty, bạn hãy cố gắng chỉ tập trung vào công việc.

Tạo thói quen ngăn nắp cho mình. Hãy sắp xếp bàn làm việc thật gọn gàng, khoa học và đảm bảo những thứ thường dùng luôn nằm trong tầm tay.

Bạn nên tân trang lại bản thân trước khi quay trở lại công sở, sắm sửa quần áo mới, để kiểu tóc gọn gàng. Chẳng vị sếp nào thích một nhân viên xồ xề, chậm chạp dù rất thông cảm với tình trạng con mọn của bạn. Ngoài ra, vẻ bề ngoài được chau chuốt cũng giúp bạn tự tin và thoải mái khi làm việc hơn.

Hãy chú ý chăm sóc bản thân.Công việc thì vô tận nhưng sức khỏe thì chỉ có hạn, bạn phải chăm sóc chính mình thì mới đủ sức khỏe chăm sóc con cái, gia đình, nhà cửa và công việc. Trong khi nhờ bố mẹ, người giúp việc trông bé, thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể đi tập thể dục, đi spa, đi xem phim với chồng để có một tinh thần khoẻ mạnh.

Chuẩn bị cho bố

Bạn nên bàn bạc với chồng về công việc nhà và việc chăm bé trước khi đi làm. Nên chia bớt công việc cho chồng. Thực tế, không phải người đàn ông nào cũng chấp nhận nội trợ là việc của họ. Tuy nhiên, nếu người vợ khéo léo vẫn có thể tận dụng được sức lực của ông xã. Bạn cũng nên tập để cho bé theo bố, cho bé chơi với bố nhiều hơn, giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi và dành sức cho công việc.

(Theo Vnexpress)

Những thói quen của bé mẹ không thể phớt lờ trong ngày Tết

(Webtretho) Trong những ngày nghỉ Tết, bé (và cả bố mẹ nữa) thường có xu hướng tự do và để mình thoải mái hơn. Tuy vậy, có những thói quen của con mà bố mẹ cần lưu ý để bảo đảm được vệ sinh, sức khỏe cho bé.

1. Ăn nhiều đạm
Thịt, cá, chả giò, bánh chưng, bánh tét… đều là những món ngon và luôn có trên các mâm cỗ ngày Tết. Trẻ sẽ phải đi cùng gia đình chúc Tết họ hàng, bạn bè của bố mẹ và tham dự những bữa tiệc sum họp. Chính vì thế không thể tránh được việc trẻ ăn quá nhiều đạm. Bạn cần chú ý bữa ăn trong ngày của con để hạn chế được lượng đạm mà bé tiêu thụ.

Bạn cần cân bằng lượng đạm trong ngày cho bé ( Theo Sức khỏe & Đời sống)

Tỷ lệ đạm trong một số thực phẩm chính (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Nếu ăn quá nhiều đạm sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của bé và gây ra những bệnh lý khác như nóng trong người, khó tiêu, bị mất nước khiến mệt mỏi, nhức đầu, táo bón… Bạn cần chủ động lựa chọn thức ăn cho con những món ít đạm, cho bé ăn rau kèm thêm. Ngoài những bữa ăn chính, bạn cần cho con ăn thêm trái cây và uống nhiều nước để giúp bé cân bằng lại mức độ đạm trong cơ thể.

2. Không ăn rau quả
Đa số trẻ em không thích ăn nhiều rau và trái cây, nên trong Tết, bạn càng cần phải khích lệ bé nhiều hơn. Nhưng bằng cách nào?

– Con trẻ thường hảo đồ ngọt, vì thế hãy tập trung vào những trái cây có vị dịu ngọt, mát như dưa hấu, dâu tây, nho, cam, quýt… để trẻ ăn xế, ăn trong khi vui chơi.

Bé nên ăn nhiều rau quả trong dịp Tết (Ảnh: Internet)

– Thiết kế nhiều món rau xen kẽ trong bàn tiệc hay có thêm món canh rau sẽ giúp cả nhà và bé nhẹ nhàng hơn sau những món nhiều đạm như canh hẹ nấu đậu hũ, canh cải thảo…  Hoặc bạn kết hợp rau trái trong nhiều món như nấu súp gà với bắp, làm các món tráng miệng như yaourt trái cây, trái cây dằm ướp lạnh, các món sinh tố… Tất cả đều có thể giúp bạn cải thiện tình trạng “nóng trong người” cho bé trong những ngày Tết.

4. Ngủ trễ và mải chơi quên đánh răng buổi tối
Với những trẻ lém lỉnh, dịp Tết mải vui chơi sẽ là cơ hội cho bé “trốn” việc đánh răng trước khi ngủ và lên giường đúng giờ.

– Với việc đánh răng buổi tối, bạn cần kiên trì hướng dẫn và cùng bé thực hành hàng ngày, có như thế bé sẽ không “vui xuân mới mà quên nhiệm vụ” được. Đôi khi bạn cũng cần hù bé một chút rằng khi không đánh răng buổi tối, mấy con sâu sẽ ra phá hàm răng xinh đẹp và bé sẽ không thể ăn được những món ngon trong ngày Tết nữa đâu.

– Trường hợp có nhiều bé ngủ lại cùng một nhà, bạn nên tổ chức một cuộc thi đánh răng nho nhỏ xem ai sẽ là người đánh sạch và lên giường ngủ sớm nhất, với phần thưởng là những món quà nho nhỏ. Các bé sẽ hào hứng tham gia làm sạch răng miệng trước khi đi ngủ cho xem.

    Mời bạn tham khảo thêm: Mẹo để bé thích đánh răng

– Về việc để bé ngủ đúng giờ, bạn có thể du di cho con hai ba ngày để bé có thể hưởng trọn niềm vui bên gia đình và bạn bè trong dịp Tết quây quần này, nhưng sau đó hãy nhớ đảm bảo được giấc ngủ khỏe mạnh cho bé nhé:

Vui Tết nhưng trẻ vẫn cần ngủ đủ giấc (Ảnh: Getty Images)

  • Đừng để trẻ mải vui mà để bụng đói hay ăn quá no khi đi ngủ.
  • Không nên để bé vui đùa, la hét nhiều trước giờ đi ngủ.
  • Rủ con lên giường ngủ và cùng con kể về chuyến đi dạo phố Tết sáng nay.
  • Thường trẻ không thích ngủ sớm vì phải dừng cuộc chơi, bạn vẫn có thể để con vui với những trò chơi nhẹ nhàng như “Đố vui ngày Tết” về những món truyền thống con đã ăn hôm nay; tại sao lại trưng hoa mai, đào trong nhà; hay bàn kế hoạch thăm ông bà vào ngày mai.
  • Nếu trẻ khó bảo, bạn cần nghiêm khắc và ra “tối hậu thư” cho ngày mai nếu trẻ không ngủ đúng giờ.
  • Lưu ý các món ăn trong ngày không khó tiêu, gây khó ngủ cho bé.
  • Đi ngủ cùng con cũng là một cách giúp bé ngủ đúng giờ hơn.

Bạn cần biết thời lượng ngủ của bé để giúp bé ngủ đủ giấc

5. Chơi game và xem TV suốt ngày
Những ngày nghỉ Tết, sẽ có những trẻ chỉ ở nhà ôm lấy TV hay ngồi chơi game suốt cả ngày. Đây là điều không hề tốt chút nào cho sức khỏe cũng như tinh thần cho trẻ nhỏ. Lưu ý, không để trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, trẻ lớn hơn thì bạn có thể để con chơi game hay xem tivi 1 – 2 tiếng/ ngày. Việc ngồi quá lâu sẽ ảnh hưởng đến cột sống và mắt cho kỳ học sau Tết, và dẫn đến những bệnh béo phì, tim mạch của trẻ sau  này. Bạn cần tránh để con chơi game hay xem những bộ phim bạo lực, có nội dung không phù hợp với lứa tuổi của con. Cũng cần nghiêm khắc về giờ giấc xem tivi và chơi game của con để đảm bảo bé ăn uống đầy đủ và tham gia các hoạt động khác cùng gia đình.

Hãy hướng bé ra những hoạt động ngoài trời cùng bạn bè, vận động tay chân, nô đùa với gia đình bằng những trò chơi dân gian trong ngày Tết; khuyến khích bé “giao lưu”, thăm Tết với các bạn quanh hàng xóm… Điều này sẽ giúp bé phát triển cơ thể tốt hơn, tạo tính năng động, không ù lì, hiểu hơn về những tập quán quê hương.

Tham khảo thêm: Để bé vui hơn với trò chơi dân gian

6. Giải thích ý nghĩa tiền lì xì và quản lý tiền mừng cho con
Trong dịp Tết, bé sẽ nhận được tiền lì xì, bạn nên giải thích cho con hiểu ý nghĩa của phong tục này là cách người lớn mừng tuổi cho trẻ nhỏ, và số tiền trong đó thể hiện thành ý của người lớn. Bé không nên quan trọng giá trị số tiền có trong bao lì xì, và luôn cần biết cám ơn và chúc Tết người lớn.

Hãy giúp bé hiểu ý nghĩa món quà lì xì và biết tiết kiệm (Ảnh: Internet)

Khi con bạn có nhận thức được giá trị của đồng tiền, ngoài việc hướng dẫn bé những điều cơ bản về cách dùng tiền nhưng cũng vẫn cần giúp con quản lý tiền lì xì nhằm tránh mất mát, hoang phí. Với một số trẻ khá “nhạy cảm” về chuyện này và có thể phản đối bằng cách: “Đây là tiền của con sao bố mẹ lại giữ?” Bạn có thể giải thích rằng con còn nhỏ có nhiều tiền không an toàn, bố mẹ giữ hộ và khi nào cần gì bố mẹ sẽ gửi lại; hoặc bằng cách mở “ngân hàng” quản tiền lì xì của con ngay tại nhà, như thế trẻ sẽ cảm thấy công bằng và tin tưởng hơn.

>> Mời bạn tham khảo một số cách dạy cho con hiểu về giá trị của đồng tiền và cách dùng tiền hợp lý.

Cách dạy con ngày Tết

Trưa mùng 1 Tết, khách tới thăm, bé con nhà bạn chạy ù ra, hí hửng: “Lì xì của con đâu?” Thôi rồi. Con lại “khó đỡ”!

Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) liệt kê ra vài tình huống dở khóc dở cười mà con trẻ có thể gây ra trong ngày Tết cùng những “tuyệt chiêu” xử lý để các bậc cha mẹ tham khảo:

Tình huống 1: Bé “đại náo” bàn ăn

– Điểm danh sự cố: Bạn đưa bé đến nhà người thân, bạn bè chúc Tết, thấy có bánh kẹo ngon, bé liền “chộp” lấy, có khi còn giành giật với trẻ con nhà khác và… làm ầm lên, tranh nhau chí chóe.

Bí quyết hóa giải: Nếu gặp phải tình huống này, ba mẹ nên có những hành động gây chú ý đột ngột để thu hút các bé. Chẳng hạn, bạn có thể bất ngờ đập 2 tay vào nhau, sau đó đánh lạc hướng của các bé bằng những lời nói hay hoạt động hấp dẫn khác.

Sau khi về nhà, bạn thử đề nghị bé tự đánh giá bản thân về hành động vừa rồi, hỏi bé: “Nếu con là chủ nhà thì con có cảm thấy buồn không?”. Từ đó, bé sẽ hiểu ra sự việc và ứng xử hợp lý. Trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ cũng cần uốn nắn con những hành vi lịch thiệp, lễ độ.

cach-day-con-ngay-tet

Tình huống 2: Một mực “đòi” khách lì xì

– Điểm danh sự cố: Khách đến thăm, bé cứ nhắc mãi: “Cô, chú… lì xì cho con đi!”.

Bí quyết hóa giải: Ba mẹ nên đánh lạc hướng trẻ bằng một câu bông đùa, kiểu: “Vậy con đã “lì xì” cho bác/cô/chú… cái gì chưa nào?”. Sau đó, bạn có thể nhờ con vào trong lấy kẹo, mứt ra mời khách thay cho quà lì xì.

Để không phải rơi vào tình huống khó đỡ này, ba mẹ nên dạy trẻ ý nghĩa của việc lì xì ngày Tết và những giá trị tinh thần truyền thống khác.

Tình huống 3: “Cố thủ” tiền mừng tuổi

– Điểm danh sự cố: “Thu hoạch” từ tiền lì xì của bé khá đáng kể. Tuy nhiên, trẻ cứ khư khư không chịu đưa số tiền đó cho ba mẹ cất giữ giúp. Bạn phải làm sao?

Bí quyết hóa giải: Để tránh cho bé hiểu lầm là ba mẹ đang “tịch thu” tiền của mình, bạn nên nhẹ nhàng “bàn bạc” với con về phương thức sử dụng số tiền lì xì đó sao cho hợp lý. Ba mẹ có thể đề nghị trẻ cho tiền vào heo đất và cất đi để sau Tết thực hiện kế hoạch đã đặt ra từ trước. Với cách ứng xử như vậy, trẻ sẽ rất vui vẻ thực hiện mà không có chút bực bội nào.

Tình huống 4: Trẻ “im lìm”

– Điểm danh sự cố: Ngày Tết, bạn dẫn bé đi thăm bà con, hàng xóm… vậy mà ai hỏi gì bé cũng chẳng thèm trả lời.

Bí quyết hóa giải: Ba mẹ có thể “gỡ gạc” bằng cách nói: “Chíp Bông/Cà Rốt… của ba đang buồn gì nè, nói cho cô/bác/chú… nghe đi!”. Sau đó, ba mẹ nên lặp lại câu nói của khác, sự nhẹ nhàng, vui tươi của ba mẹ sẽ tạo động lực cho bé… lên tiếng. Cũng có thể bé đang có điều gì đó không vui hay sợ người lạ, điều quan trọng là ba mẹ tạo niềm vui, tâm trạng thoải mái cho con trước lúc đi chơi. Cần dạy con cách chào hỏi người lớn, có thể dạy thêm cho con những câu chúc Tết ngộ nghĩnh, đáng yêu để con có dịp “trổ tài” trong năm mới…

(Theo Thế giới gia đình)

Cùng chia sẻ về giấc ngủ của bé

(Webtretho) Bạn có hay ngắm nhìn con thơ say ngủ không? Hình ảnh ấy thật đáng yêu! Và bạn có nhận thấy trong giấc ngủ bé thường có những biểu hiện khác nhau không – chính chúng sẽ giúp bạn biết được trẻ có đang ngon giấc hay không đấy.

Hay chia sẻ về những biểu hiện trong khi ngủ của con tại đây, để có thể biết được tình trạng sức khỏe và giúp bé có được giấc ngủ hơn nhé!

(Ảnh: Getty Imgaes)

 
 

Dưỡng da mặt bé trong ngày lạnh

(Webtretho) Thời tiết se lạnh, hạnh khô khiến không chỉ da người lớn bị nứt nẻ, mà làn da nhạy cảm của bé cũng không tránh khỏi tình trạng bị khô nẻ và ngứa ngáy. Vậy bạn đã biết sử dụng loại kem dưỡng nào cho con mình chưa?

Mời bạn vào chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con trong những ngày lạnh tại đây nhé!

 

(Ảnh: Internet)