Chuyên mục lưu trữ: Chăm sóc trẻ sơ sinh

Nuôi con bằng sữa mẹ dài lâu – khi mẹ cần giải pháp

Sở hữu một nhà hàng đông khách nên mới sinh con được 4 tháng, chị Phương Mai đã sốt ruột muốn đi làm trở lại để trực tiếp coi sóc công việc. Chồng cản, bảo cố gắng ở nhà thêm một thời gian nữa để cho con được bú sữa mẹ nhiều một chút, nhưng chị tặc lưỡi: “Thôi kệ, mình chọn sữa ngoài loại tốt nhất cho con chắc cũng không sao!”.

1001 lý do khiến mẹ sớm từ bỏ dòng sữa quý

Ảnh được cung cấp bởi Philips Avent

Không riêng gì chị Phương Mai, phụ nữ hiện đại thường tham công tiếc việc, cảm thấy không yên tâm khi giao hẳn việc cho người khác trong nửa năm nên muốn quay lại sớm với nhịp điệu thường nhật của mình.

Đa số các mẹ thường cho rằng bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là… đủ, sau đó thì tập ăn dặm và cho bé bú kèm thêm sữa ngoài để thuận tiện hơn mỗi khi đưa con ra ngoài chơi, khi con đói bất chợt mà không có nơi thích hợp cho bé bú. Những mẹ khác cho con ngưng sữa mẹ sớm vì bé đến tuổi mọc răng, cứ cắn đầu ti làm mẹ đau khi bú, hay thấy bé sổ sữa, bầu bĩnh quá lại lo con bị béo phì, không muốn cho bé bú thêm.

Theo thống kê của Vụ sức khỏe – Bộ y tế, hiện chỉ có 19,6% các bà mẹ Việt Nam duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ đủ 6 tháng đầu đời. Trong khi đó, các bác sĩ – chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới đều khuyên: Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn suốt 6 tháng đầu đời và tiếp tục duy trì nguồn sữa mẹ (cho bé bú kèm với quá trình ăn dặm) đến khi bé được 24 tháng.

Chuyên gia tư vấn Trần Thị Sáng, nguyên trưởng bộ phận huấn luyện tiền sản bệnh viện FV Tp.HCM nhấn mạnh: “Sữa mẹ là nguồn thức ăn lý tưởng và phù hợp nhất cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ và độ nguy hiểm của các bệnh viêm nhiễm ở tai, tiêu chảy, viêm màng não vi khuẩn ở trẻ nhỏ và có thể giúp ngăn ngừa trẻ tử vong trong khi ngủ, ngừa bệnh tiểu đường, béo phì, hen suyễn. Sữa mẹ đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ với những thành phần đặc biệt phù hợp cho sự phát triển cả về trí não, thể chất. Và quan trọng nhất là sữa mẹ tạo nên khả năng miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm bệnh ở trẻ!”.

Rõ ràng, bạn không nên sớm từ bỏ việc nuôi còn bằng sữa mẹ khi gặp khó khăn, hãy tìm cho mình những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với hoàn cảnh của mình. Một chút “xoay xở” của bạn lúc này sẽ giúp con duy trì được nguồn dưỡng chất quý giá từ sữa mẹ dài lâu, có được một nền tảng tốt nhất để phát triển sau này.

Tự hào nuôi con bằng sữa mẹ

Nếu bạn có đầy đủ sức khỏe và thời gian, tốt nhất nên cho bé bú sữa trực tiếp từ bạn. Nhưng nếu bạn khá bận rộn với các công việc ngoài xã hội, đôi lúc bạn phải vắng nhà, đôi lúc bạn quá mệt mỏi, bạn bị ốm, rồi thì bé mọc răng cắn ti làm bạn đau… Hãy tìm cho mình giải pháp thông minh.

Mẹ bận rộn công việc vẫn có thể sắp xếp nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh được cung cấp bởi Philips Avent)

Một trong những cách rất tốt bạn có thể áp dụng chính là tìm đến sự hỗ trợ của những chiếc máy hút sữa. Chỉ cần bạn thực hiện đúng các nguyên tắc như rửa sạch tay trước khi vắt sữa, đảm bảo bình chứa và dụng cụ vắt sữa được vệ sinh sạch sẽ, đựng sữa trong túi hoặc bình chứa chuyên dụng, ghi rõ ngày tháng vắt… là có thể tiếp tục duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài. Bạn cũng lưu ý, nên cho bé ăn sữa mẹ được hút ra bằng cốc và thìa, hạn chế dùng bình có núm vú vì trẻ bú bình quen, sau này sẽ không muốn bú mẹ nữa. Nếu đậy kỹ sữa mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng 3 – 5 giờ. Để bảo quản lâu hơn, nên cất sữa trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Khi lấy ra, không đun sôi sữa hoặc làm nóng bằng lò vi sóng mà chỉ cần đặt bình chứa sữa vào một tô nước ấm, đến khi sữa tan và có nhiệt độ bình thường.

Máy hút sữa Philips Avent mới với thiết kế tự nhên giúp mẹ thao tác nhẹ nhàng hơn, cho lượng sữa nhiều hơn; là giải pháp giúp mẹ khắc phục mọi khó khăn để nuôi con bằng sữa mẹ dài lâu, nổi bật với các đặc tính ưu việt sau:

1. Giúp mẹ hoàn toàn thư giãn khi hút sữa nhờ phễu chụp được thiết kế độc đáo, mẹ vẫn giữ tư thế ngồi thoải mái và tự nhiên, không cần nghiêng về phía trước

2. Thiết kế mới giúp mẹ dễ dàng duy trì sự tiếp xúc chặt chẽ giữa phễu hút và bầu ngực, giúp thao tác hút sữa trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.

3. Lực hút mô phỏng theo kiểu mút sữa tự nhiên của bé cùng với đệm matxa co giãn theo thao tác hút sữa, nhẹ nhàng xoa bóp đầu ngực, giúp kích thích dòng sữa tiết ra tự nhiên.

Bạn thấy đấy, mọi việc không còn khó như bạn nghĩ nữa. Một chút cố gắng của bản thân, cộng thêm sự giúp đỡ của gia đình và sự hỗ trợ của những thiết bị chuyên dụng như máy hút sữa, bé đã có thể uống dòng sữa mẹ quý báu ngọt lành thật lâu, cho đến ngày bé tròn 12 tháng.

Chương trình tư vấn chăm sóc bé yêu “Cuối tuần cùng mẹ gặp chuyên gia”

  • Đăng ký để tham gia ngay!
  • Hotline: 1800 5999 88
  • Website: www.tuhaonuoiconbangsuame.com

 

 

Nên cho bé học bơi từ khi nào?

(Webtretho) Được bơi lội tung tăng trong nước quả là điều rất tuyệt vời với con yêu của bạn, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Và bơi lội không chỉ để thư giãn mà còn giúp các bé rèn luyện sức khỏe, phát triển tốt hơn và tránh được những nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra.

Tại Úc, trung bình mỗi tuần có một trẻ em chết vì đuối nước, đó đã là một con số đáng sợ. Ở nước ta, con số này còn nhiều hơn. Ngoài thiệt mạng, những trẻ còn sống sót sau đuối nước lại thường có di chứng của tổn thương não.

Đuối nước có thể xảy ra mà không có bất kỳ tiếng động cảnh báo nào, và khủng khiếp hơn, chỉ cần 20 giây là chúng ta có thể đã mất một đứa trẻ do ngạt nước rồi. Chúng ta hẳn đã đọc và nghe nhiều câu chuyện đau lòng của trẻ em chết đuối mỗi năm trên khắp đất nước, và lẽ nào chúng ta buông xuôi, bất lực?

Hãy cùng nghe một số lời khuyên tuyệt vời từ Gage CEO Ross – vận động viên bơi lội người Úc, và Michael Klim – người điều hành các lớp học trẻ sơ sinh ở trung tâm bơi lội Klim:

1. Bắt đầu sớm!

Việc bơi và học bơi của bé có thể bắt đầu lúc sáu tháng tuổi, khi hệ thống miễn dịch được coi là đã đủ phát triển để “đối phó” với một hồ bơi công cộng. Nếu không có điều kiện cho con đến hồ bơi hoặc không tìm được một hồ bơi đủ tiêu chuẩn cần thiết thì bạn cũng có thể cho bé chơi, làm quen với nước ngay tại nhà mình, vào trước giờ đi ngủ chẳng hạn.

Được làm quen với nước sớm sẽ giúp bé học bơi nhanh hơn. Ảnh: Webtretho

VĐV Ross khuyên bạn có thể cho con làm quen bằng cách chơi trong bồn tắm với ‘mưa phùn’ nhẹ nhàng từ vòi hoa sen. Sau đó bạn bắt đầu dạy bé cách kiểm soát hơi thở bằng cách thể hiện điều đó trên khuôn mặt của mình. Bạn diễn giải 1 chút về ý của bạn rồi nói với bé “con sẵn sàng đi”, rồi nhẹ nhàng, từ từ đổ một chút nước lên đầu bé. Bé sẽ học được khá nhanh rằng bé cần phải nhắm mắt lại và hít một hơi. Bạn cũng có thể để cho bé xem bạn lặn dưới nước như thế nào và trở lại một cách vui vẻ và an toàn ra sao để bé biết không có gì phải sợ nước cả.

“Bạn càng sớm cho bé làm quen với nước với một mức độ thoải mái vừa phải thì sẽ càng tốt,” Michael nói. “Trẻ em càng sớm được thoải mái trong nước thì sẽ phát triển các kỹ năng bơi lội nhanh hơn rất nhiều.”

2. Đầu tư với các bài học bơi

Sau khi bé đủ tuổi, các bài học chính thức sẽ giúp bé có được sự thoải mái trong hồ bơi. Bé bắt đầu được dạy về an toàn với nước và các vấn đề cơ bản của bơi lội trong khuôn khổ, có cấu trúc nhưng vui vẻ.

“Việc của bạn bây giờ là cần tìm một lớp dạy bơi với giáo viên có trình độ chuyên môn được công nhận,” Michael khuyên. “Bạn cũng cần xem xét đến diện tích, sĩ số… của các lớp học để đảm bảo rằng con cảm thấy thoải mái với mức độ và sự chú ý từ giáo viên. Nếu có thể, bạn cũng cần quan tâm đến nhiệt độ nước tại đó để xem nó có phù hợp với sự thích nghi của bé không, để bé có thể khám phá bản thân một cách thích thú nhất khi ở trong hồ bơi!”

3. Hãy
luôn không rời mắt!

Việc chính bạn để ý canh chừng là rất quan trọng để tránh nguy cơ trẻ bị đuối nước – bởi đã có hơn 70% trẻ học bơi bị chết đuối là từ nguyên nhân của sự thiếu giám sát. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên sắp xếp thời gian ở lại cùng con vào những lần đưa bé đến tập bơi hoặc khi bé ở gần nước.

Ảnh: Getty images

Melanie Courtney, giám đốc điều hành của Kidsafe Victoria nói: “Bạn không nên hoàn toàn tin vào khả năng bơi lội của con mình, vì bé vẫn còn là 1 học viên chứ chưa là một vận động viên, vì thế bất cứ lúc nào, điều tệ hại cũng có thể xảy ra. Thế nên, bạn cần phải luôn luôn giám sát khi bé lại gần nước. Và việc giám sát này có nghĩa là bạn phải luôn để mắt đến bé bất kỳ lúc nào. Nếu bạn phải rời khỏi hồ bơi, dù chỉ 1 chốc lát, bạn nhất định cũng phải đưa con đi cùng.

Bạn hãy bảo đảm nhấn mạnh cho con hiểu rằng bé chỉ được đến gần nước khi có người lớn canh chừng. Và tốt nhất bạn nên tránh gởi bé lại cho bất kỳ một người nào khác trông chừng, vì bạn không thể chắc rằng họ luôn luôn để tâm đến con bạn như bạn. 

4. Hàng rào bảo vệ

Ở Úc, một yêu cầu pháp lý cho tất cả các hồ bơi, khu nghỉ dưỡng… là phải luôn có các rào cản an toàn có cửa tự đóng hoặc có chốt với trẻ em. Nếu bạn có một hồ bơi ở nhà, bạn phải:

– Chắc chắn rằng không có những thứ như ghế, cành cây, kệ… có thể trợ giúp bé leo vào khu vực hồ bơi.
– Hàng rào bảo vệ và cổng luôn bảo đảm. Thường xuyên kiểm tra ốc vít, thanh chắn… để tránh chúng đã bị lung lay, dễ gãy… chúng luôn phải được bảo trì và sửa chữa nếu thấy có bất kỳ vấn đề gì.
– Không bao giờ cho phép bé tự ý mở cửa.
– Tránh “cám dỗ” bé bằng cách không để đồ chơi, dụng cụ bơi… xung quanh hồ khi không sử dụng. Chúng có thể khiến bé bất chấp mọi lời dặn dò để leo vào vui chơi 1 mình.

5. Biết những điều nhỏ nhặt

Bạn thường nghĩ chuyện đuối nước chỉ xảy ra với hồ bơi sâu, ở biển, sông, hồ hay một một bồn tắm đầy nước. Tuy nhiên, sự thật là trẻ nhỏ có thể bị chết đuối chỉ với một lượng nước rất ít – khoảng 5cm. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường có phần đầu nặng hơn, chân yếu hơn, và trong khi tò mò khám phá, chúng thường bị té chúi đầu xuống trước và hầu như không có khả năng để tự đưa mình thoát ra.

Do vậy, bạn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa xung quanh nhà mình. Luôn luôn để trống những xô đựng nước, đậy nắp hồ cá và các nơi có chứa nước mà bạn thấy không yên tâp. Bạn cũng nên có khóa an toàn với phòng tắm, toilet, nơi giặt giũ để tránh bé vào nghịch nước. Tại các bữa tiệc, nếu có uống bia rượu bạn cũng cần giữ bé an toàn với xô nước đá, tốt nhất không để trẻ lại gần.

Trong trường hợp khẩn cấp

“Kiến thức cũng là một phần quan trọng của an toàn nước,” Melanie nói, “kỹ năng sơ cứu có thể giúp bạn giành lại cuộc sống cho con. Vì thế, bạn nên ghi danh vào một khóa học sơ cứu, hồi sức và cập nhật các kỹ năng của mình thường xuyên để có thể ứng phó tốt nhất trong trường hợp khẩn cấp.”

Và hãy nhớ, trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi số cấp cứu ở nơi gần bạn nhất!

Làm dịu rôm sảy, mẩn ngứa cho bé ngày nắng nóng

(Webtretho) Cái nắng mùa hè đã bắt đầu làm không khí ở miền Nam và một số tỉnh trên cả nước nóng bức, oi nồng. Và làn da mịn màng của bé đã bắt đầu ngứa ngáy, khó chịu với rôm sảy.

Ảnh: Getty images

Có rất nhiều cách đã được các bà, các mẹ áp dụng để mang lại sự dễ chịu cho con.

“Bé nhà mình được 2,5 tuổi, hôm trước bị rôm đỏ hết cả trán, mình bôi thử Sudo Cream không ngờ hôm sau đã bớt đỏ và hôm sau nữa thì dịu hẳn. Sau ba, bốn hôm thì hết, chỉ còn dấu tích là những cai vẩy li ti. Không biết bé của bạn bao nhiêu tuổi, đã bôi được kem này chưa?”

“Mẹ lì xì dùng phấn rôm pigoen nắm màu đỏ (không phải phấn thơm) thoa vào xem sao, dạo trước bé Hân cũng bị như vậy mình cho tắm lactacid cũng ko hết chỉ sử dụng loại phấn rôm chừng 2 hôm là thấy bớt hẳn luôn, bây giờ da đẹp rùi, nhưng mẹ vẫn dùng cho con.”

Tổng hợp kinh nghiệm chăm sóc bé từ 0 – 6 tháng tuổi

Những năm tháng đầu đời (sơ sinh đến 12 tháng tuổi) là một trong những giai đoạn rất quan trọng đối với việc chăm sóc bé. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng.

Phần 1: Giai đoạn đầu đời từ 0-6 tháng

Tóm tắt nội dung

Lần đầu làm mẹ, bạn phát hiện ra mình có thể sống mà không cần đến rất nhiều thứ – ví dụ như giấc ngủ hay rất nhiều thói quen khác; nhưng đồng thời, bạn lại không thể sống thiếu một số thứ trước đây tưởng chừng như xa lạ. Bên cạnh nhu cầu sắm sửa nhiều vật dụng mới, các bà mẹ, nhất là những người làm mẹ lần đầu còn có rất nhiều băn khoăn, lo lắng… Dưới đây là những lời khuyên ngắn gọn và hữu ích giúp mẹ đỡ vất vả hơn trong năm đầu tiên có em bé.

Bé sơ sinh thích được quấn trong chăn

Trẻ sơ sinh vốn quen với sự bao bọc của tử cung người mẹ và chưa kiểm soát được hoạt động của tay chân. Do vậy, việc quấn chăn giúp bé bình tĩnh và kéo dài giấc ngủ của cả hai mẹ con. Thậm chí nhiều bé đến 6 tháng tuổi vẫn còn được quấn tã bông. 

Mẹ cần một chiếc địu tốt cho bé cảm giác an toàn

Dù bạn đã dần quen với việc làm một thứ bằng một tay (vì tay kia còn phải ẵm bé) thì chiếc địu vẫn là một thứ thật tuyệt vời mà bạn không nên thiếu. Một chiếc địu cho phép bạn đưa bé đi bất kỳ nơi đâu, kể cả vào cửa hàng chọn thực phẩm. Ngoài ra, chiếc địu còn giúp ghì chặt bé bên bạn, giúp bé không sợ hãi và có thể ru bé ngủ. 

Các sản phẩm có giá tốt nhất trên beyeu.com:

Farlin – Địu em bé bằng vải Brevi – Địu em bé brevi koala 2 marsupio (đỏ) Địu em bé 3 trong 1 Ku Ku – KU2184
852.000 ₫ 1.428.800 ₫ 1.190.000 ₫

» Xem thêm các sản phẩm địu em bé

Bé thích nằm trên tấm thảm êm ái nhiều màu sắc

Một tấm thảm to bằng diện tích của chiếc giường đôi với nhiều hình thù ngộ nghĩnh và màu sắc sặc sỡ là một trong những món đồ yêu thích trong danh mục mua sắm cho bé của nhiều vị phụ huynh. Các bé hai tháng tuổi đều rất thích nằm trên những tấm thảm này và ngắm nhìn những món đồ chơi treo lủng lẳng phía trên. Bé cũng thích khám phá những “người bạn” trên tấm thảm của mình. 

Các sản phẩm có giá tốt nhất trên beyeu.com:

kem mem moi kem mem moi
Thảm chơi sư tử vui nhộn Lucky Baby Thảm chơi voi và các bạn Lucky Baby Thảm chơi đại hội rừng xanh Lucky Baby
850.000 ₫ 750.000 ₫ 750.000 ₫

» Xem thêm các sản phẩm thảm chơi cho bé

Tắm cho bé sơ sinh đúng cách

Quy trình tắm cho bé sơ sinh theo hướng dẫn của Bệnh viện Nhi đồng 2:
– Pha nước ấm vào thau, thử sức nóng của nước bằng cùi chỏ của bạn, lưu ý dùng nước vừa đủ ấm 36 – 38°C. Nếu trong thời tiết lạnh, mẹ không cảm nhận được chính xác nhiệt độ nước thì có thể dùng sản phẩm “Đo nhiệt độ tắm”;

– Dùng khăn bông to quấn quanh người bé, ôm chặt bé, ngửa đầu;

– Dùng khăn bông nhỏ nhúng nước lau mặt bé theo trình tự: 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai. Mẹ có thể lau mắt theo trình tự từ trong khóe mắt kéo khăn ra ngoài hai bên tai, đổi mặt khăn lau mắt còn lại;

– Làm ướt tóc, gội đầu bé bằng xà phòng, xả lại với nước ấm sạch, tốt nhất mẹ nên chọn loại xà phòng không làm cay mắt bé;

– Lau khô tóc bé ngay sau khi xả sạch nước;

– Bỏ khăn bông đang quấn quanh người bé, cho người bé vào thau nước, một tay luôn đỡ đầu bé, tay còn lại tắm từ cổ xuống chân;

– Sau khi tắm xong, bạn nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi thau nước, đặt vào chiếc khăn bông to đã trải sẵn, lau khô người bé rồi mặc quần áo sạch cho bé.

Một số lưu ý khi tắm bé:
– Khi pha nước tắm cho bé, nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ đổ nước nóng vào sau;
– Chú ý bế bé cẩn thận vì khi ướt, bé rất trơn, dễ bị vuột khỏi tay bạn;
– Tắm bé nơi kín gió;
– Khi gội đầu cho bé, cần cẩn thận tránh để xà phòng vào mắt bé;
– Chú ý vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục;
– Nếu có thể, các bà mẹ nên có 2 thau nước: 1 thau nước tắm với xà phòng, 1 thau nước sạch. Và nhớ vệ sinh thau sau khi tắm bé xong.

Mẹ nên mua chậu tắm lớn

Đây là một trong những vật dụng đầu tiên mà mẹ cần sắm cho bé. Các mẹ nên chọn mua chậu tắm có kích cỡ lớn để khi bé lớn hơn, chậu tắm vẫn phát huy tác dụng, tránh trường hợp phải đi sắm chậu mới chỉ sau vài tháng. 

Các sản phẩm có giá tốt nhất trên beyeu.com:

Bong tam hinh dong vat
Bông tắm hình động vật 43/104 – Canpol Thau tắm nhỏ Ku Ku bé từ sơ sinh trở lên Bộ kệ tắm bé tiện lợi Brevi- Lindo – màu hồng trên 0 tháng
40.000 ₫ 390.000 ₫ 2.065.000 ₫

» Xem thêm các sản phẩm tắm gội cho bé

Bé cần nhiều loại khăn tắm

Khi tắm cho bé, mẹ cần sử dụng ít nhất 3 chiếc khăn gồm: khăn bông to để quấn người bé sau khi tắm, khăn bông nhỡ để lau đầu bé sau khi gội và 1 khăn nhỏ dùng khi tắm bé. Các mẹ cũng nên sắm dư ra một vài bộ khăn tắm để sử dụng nhiều lần cho bé về sau. 

Có nên dùng miếng lót sơ sinh suốt 24/24?

Miếng lót sơ sinh mang đến cho mẹ sự tiện dụng, bé cũng sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, bạn cần biết cách sử dụng thì mới có thể phát huy được ưu điểm của mỗi loại sản phẩm dành cho bé. Chẳng hạn, mẹ cần tránh lạm dụng miếng lót này 24/24, ngoài ra ghi nhớ những điều sau:

– Giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là mẹ nên chú ý kiểm tra tã của bé để thay ngay cả vào ban đêm;

– Vệ sinh cho bé kỹ càng mỗi lần thay tã. Mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho bé, tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của bé!

– Không nên thường xuyên chỉ dùng một loại miếng lót hoặc tã giấy. Mỗi khi trời nóng bức hoặc khi bé không khỏe trong người, mẹ nên cho bé dùng tã vải để bé cảm thấy thoải mái hơn. Tốt nhất là dùng xen kẽ tã vải và tã giấy, mẹ có thể hơi cực một chút trong việc giặt giũ nhưng đó là cách an toàn cho con. Vào ban đêm, bé cần giấc ngủ liên tục nên mẹ có thể đóng bỉm cho bé, nhưng cũng phải thường xuyên kiểm tra để tránh trường hợp bé bị ướt, lâu ngày sẽ bị hăm tã.

Các sản phẩm có giá tốt nhất trên BeYeu.com:

mieng-lot-bobby-fresh-newborn-2-20-mieng-tre-so-sinh
Miếng lót Bobby Fresh Newborn 1 – 28 miếng Miếng lót Bobby Fresh Newborn 2 – 20 miếng Miếng lót sơ sinh MamyPoko – 24 miếng
40.000 ₫ 43.000 ₫ 105.000 ₫

» Xem thêm các sản phẩm tã lót, miếng lót cho bé

Mẹ có nên hút mũi cho bé?

Khi bị sổ mũi, các bé thường quấy khóc, phải dùng miệng cho việc thở nên sẽ biếng bú. Mà miệng lại không có chức năng làm ẩm, làm ấm và chức năng lọc không khí như mũi nên càng làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. 

Để giúp bé, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi (dạng ống cao su hoặc dây silicone) để loại bỏ dịch mũi. Hút mũi sạch khiến bé thở, ăn và ngủ ngon hơn. Mẹ cũng hãy nhớ dùng nước muối sinh lý trong quá trình hút mũi, tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi bé vì có thể truyền bệnh từ miệng người lớn vào cơ thể bé, nhất là khi hệ hô hấp của bé còn non yếu.

Các sản phẩm có giá tốt nhất trên beyeu.com:
mieng-lot-bobby-fresh-newborn-2-20-mieng-tre-so-sinh kem mem moi
Hút mũi 9/119 – Canpol Hút mũi dây bằng silicone mềm Ku Ku(bé sơ sinh) Hút mũi em bé Safety 1st trẻ sơ sinh trở lên
70.000 ₫ 43.000 ₫ 82.000 ₫

» Xem thêm các sản phẩm dụng cụ hút mũi bé

Những lưu ý khi cắt móng tay cho bé

Không nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh mà thay vào đó, hãy dùng bao tay hoặc giữ cho tay bé không quờ lên mặt. Khi các móng tay bé đã cứng cáp hơn 1 chút thì hãy cắt và phải hết sức cẩn thận. Bạn nên mua một kéo cắt móng tay dành cho trẻ sơ sinh, và tốt nhất hãy nhờ thêm người hỗ trợ khi cắt móng tay cho bé, người này sẽ giữ không để bé ngọ nguậy. (Bạn cũng có thể làm việc này một mình trong khi cho bé bú hay bé đang ngủ.) Bạn cũng có thể dùng thêm miếng đệm đặt ở phần móng bạn định cắt tới để hạn chế tối đa “sự cố”.

Các sản phẩm có giá tốt nhất trên beyeu.com:
mieng-lot-bobby-fresh-newborn-2-20-mieng-tre-so-sinh kem mem moi
Bấm móng tay Ku Ku – KU3019 bé sơ sinh Kéo cắt móng tay em bé – BF-160A- 8 cm – Farlin Dụng cụ uống thuốc Ku Ku trẻ 3 – 6 tháng
75.000 ₫ 82.000 ₫ 115.000 ₫

» Xem thêm các sản phẩm dụng cụ chăm sóc bé

Cách dỗ bé ngủ ngoan

Các bậc cha mẹ cần chú ý những điểm sau trong việc vỗ về giấc ngủ của con: không nên để bé ngủ trong trạng thái quá nóng hoặc quá lạnh, không để bé ngủ gần cửa sổ, lò sưởi hoặc dưới những vật treo lơ lửng. Nhiệt độ nơi bé ngủ lý tưởng nhất là khoảng 20 đến 22 độ C, nên thông gió phòng ngủ của bé 1-2 lần / ngày, nếu đắp chăn cho bé thì chỉ nên đắp đến ngang ngực, nếu chân tay bé hơi lạnh mà phần bụng và ngực ấm thì cũng không có gì đáng lo ngại, không nên cho bé nằm gối, không đắp chăn làm từ lông vũ hay polyester. Tốt nhất nên đặt bé nằm ngửa.

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố giúp bé ngủ ngon hơn là chiếc nôi / cũi êm ái hoặc những chiếc địu chắc chắn cho bé.

Các sản phẩm có giá tốt nhất trên beyeu.com:

mieng-lot-bobby-fresh-newborn-2-20-mieng-tre-so-sinh kem mem moi
Autoru – Nôi Mềm 1 Tầng 27kg Nôi điện cho bé 3 trong 1 bằng gỗ thông VinaNoi – màu gỗ tự nhiên Gối Ku Ku – KU2003 bé sơ sinh trở lên
910.000 ₫ 3.180.000 ₫ 175.000 ₫

» Xem thêm các sản phẩm nôi, gối ngủ cho bé

Cho bé uống loại sữa nào?

Tất cả các chuyên gia đều thống nhất: sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh là trẻ nhỏ. Bé nên được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời; tròn 6 tháng tuổi trở đi thì vừa cho bé bú mẹ vừa ăn dặm bột. Trong chế độ ăn, từ tháng thứ sáu – qua từng giai đoạn bột sệt, bột đặc, cháo đặc – đều cần đủ bốn nhóm thực phẩm, trái cây tươi.

Hiện nay thị trường sữa rất đa dạng nên không ít bậc phụ huynh bị lúng túng khi chọn sữa cho con. Có thể dựa trên một số tiêu chuẩn: phù hợp với nhu cầu về dinh dưỡng của lứa tuổi đang tăng trưởng và khẩu vị của bé; cung ứng đủ lượng canxi cần thiết cho việc tăng trưởng chiều cao của bé, phù hợp với túi tiền của gia đình; công ty sản xuất uy tín, được nhiều người biết đến, sản phẩm còn trong (xa) hạn sử dụng, bao bì nguyên vẹn, lon không móp méo, được bày bán ở nơi khô ráo, mát, để trong tủ, ít bụi…

Các mẹ lưu ý, sự hấp thu sữa của mỗi bé là khác nhau nên mẹ nên kiểm tra cân nặng của các bé thường xuyên để đảm bảo rằng sữa đang dùng có tác dụng tốt.

» Các sản phẩm sữa cho mẹ và bé

Cẩn trọng khi chọn vật dụng cá nhân

Bên cạnh chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ cho con, những vật dụng cá nhân của bé như bình sữa, núm, quần áo, vớ, nón, giày sơ sinh… cũng là một trong những yếu tố gây đau đầu cho những người lần đầu làm cha mẹ. Đối với những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của bé thì chất liệu là một điểm cần được lưu ý hàng đầu để không gây trầy xước, dị ứng, tổn hại đến làn da còn rất mỏng manh và yếu ớt của các bé. Để chọn được những vật dụng cá nhân thích hợp, các mẹ cần nghiên cứu kỹ thành phần cấu tạo cũng như tham khảo kỹ kinh nghiệm của những mẹ đi trước để có những quyết định phù hợp nhất cho con.

Nên chọn những chiếc mũ có khả năng cách điện và chịu nước. Khả năng cách điện sẽ an toàn hơn vì bé còn nhỏ nên da đầu rất mỏng, tóc thưa hơn, dễ xảy ra sự ma sát hay tích điện khi đội mũ cho bé khi thời tiết lạnh giá. Việc chọn mũ còn cần lưu ý đến chất liệu, với trẻ sơ sinh, tốt nhất bạn không nên chọn những chiếc mũ bị xù lông hay khi chà xát thì có nhiều bụi… chúng rất dễ khiến con bạn bị dị ứng. Hãy chọn những chiếc mũ được làm từ loại sợi mềm, mịn và êm tay. Một cách thử hiệu quả là hãy chà xát mũ lên cổ hay mặt trong cổ tay để kiểm tra độ kích ứng. 
Các sản phẩm có giá tốt nhất trên beyeu.com:

kem mem moi
Nón sơ sinh Ku Ku – KU2155 bé dưới 6 tháng Yếm ăn có túi bé gái Sassy Yếm ăn có khay Sassy
99.000 ₫ 164.000 ₫ 175.000 ₫

» Xem thêm các sản phẩm đồ sơ sinh cho bé

Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh và bé dưới 1 năm tuổi  cần chú ý những điểm sau: Quần áo nên làm từ chất liệu tự nhiên với độ mềm thích hợp không làm trầy xước da bé. Ngoài ra, nên chọn các loại vải làm từ sợi thiên nhiên có độ thấm tốt không cản trở sự bay hơi của mồ hôi khiến bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Nên chọn đồ màu nhạt để tránh các kích thích hóa học của thuốc nhuộm màu từ các trang phục sặc sỡ.  Bên cạnh đó, trang phục cần rộng rãi thoáng mát và bạn cần đặc biệt lưu ý loại bỏ các đường chỉ thừa gây khó chịu và nguy hiểm cho bé.

Đối với bình sữa, khi mua bạn nên lưu ý về nguyên liệu phải tuyệt đối không có chứa chất BPA bởi đây là hóa chất nhân tạo, có thể ngấm vào sữa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé như: có khả năng làm cho não và hệ sinh dục của bé phát triển bất thường. Nên chọn loại núm ti bằng silicone, mặc dù giá thành đắt hơn núm vú cao su thông thường nhưng có ưu điểm là bền và không có mùi. Kích cỡ của bình sữa phụ thuộc vào độ tuổi của bé, bình nhỏ từ 50ml đến 120ml cho bé dưới 3 tháng tuổi, bình trung từ 120ml đến 180ml cho bé dưới 1 tuổi, bình lớn từ 180ml đến 250ml cho bé từ 1 tuổi trở lên. Khi mua bình sữa cho bé nên chú ý tới van thông hơi, điều này cũng quan trọng vì nó giúp bé không bị nuốt không khí vào bụng và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Các sản phẩm có giá tốt nhất trên beyeu.com:

mieng-lot-bobby-fresh-newborn-2-20-mieng-tre-so-sinh kem mem moi
Bình sữa tròn màu – Pigeon – 120ml 0 – 3 tháng Bình sữa nhựa Farlin NF-205(T3) – 60ml Bình sữa thủy tinh Ku Ku KU5818 – 120ml
55.000 ₫ 65.000 ₫ 82.000 ₫

» Xem thêm các sản phẩm bình sữa cho bé

Danh sách các sản phẩm cho bé từ 0-12 tháng tuổi:

Stt

Sản phẩm 0-6 tháng tuổi

Sản phẩm 6-12 tháng tuổi

1

Bỉm tã

Bỉm tã

2

Sữa

Sữa

3

Bình sữa

Bình sữa

4

Đồ chơi treo nôi

Đồ chơi xúc xắc, thú nhồi bông

5

Miếng lót sơ sinh

Bô vệ sinh

6

Quần áo trẻ sơ sinh

Quần áo, vớ, nón

7

Rơ lưỡi

Bàn chải đánh răng

8

Hút mũi

Hút mũi

9

Yếm, khăn tắm

Yếm, khăn tắm

10

Sữa tắm, dầu gội

Sữa tắm, dầu gội

11

Nhiệt kế

Nhiệt kế

12

Cắt móng tay

Cắt móng tay

13

Xe đẩy

Xe đẩy

14

Địu

Địu

15

Nôi

Nôi

16

Chăn, gối

Chăn, gối

17

Thau tắm & phụ kiện tắm

Thau tắm & phụ kiện tắm

18

 

Ti giả, cắn răng, ngậm nướu

19

 

Giày tập đi

20

 

Túi, hộp trữ sữa

21

 

Bột ăn dặm

22

 

Ghế ngồi ăn

23

 

Ghế ngồi ô tô

24

 

Xe tập đi

25

 

Cũi

26

 

Chén, bát, ly, muỗng   

  ***************************************************************** 

Farlin – Địu em bé bằng vải Thảm chơi đại hội rừng xanh Lucky Baby (sơ sinh – 12 tháng)
852.000 ₫

637.500 ₫

Thau tắm nhỏ Ku Ku – KU1068 (bé từ sơ sinh trở lên)

Bông tắm hình động vật 43/104 – Canpol
390.000 ₫ 40.000 ₫
Miếng lót Bobby Fresh Newborn 1 – 28 miếng (trẻ sơ sinh dưới 1 tháng) Dụng cụ hút mũi cao su – Pigeon (0 tháng trở lên)
40.000 ₫ 72.000 ₫

Mời xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm chăm sóc bé từ 6 tháng tới 12 tháng

Những cách đơn giản để tạm biệt “cứt trâu” cho bé

(Webtretho) “Cứt trâu” là hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh khi các bã nhờn vẫn còn bám lại trên thóp, đầu bé, tuy không gây hại nhưng làm bé “kém đẹp”. Một vài mẹo nhỏ từ kinh nghiệm của các mẹ sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này.

Ảnh: Getty images

“Bạn dùng baby oil của Johnson như thế này nhé: bôi dầu vào những chỗ có ‘cứt trâu’, chờ khoảng 8-10 tiếng sau thì dùng lược bí chải nhẹ lên đó, sau đó gội sạch lại bằng dầu gội đầu. Đảm bảo chỉ sau 1 lần là có thể sạch hết. Vấn đề là không để bé có thể bị lại. Mình thì thường xuyên dùng dầu gội đầu và nước chanh thay nhau để gội đầu cho bé hàng ngày.”

“Các mẹ lấy vaseline (loại hộp bôi thuốc nẻ tròn dẹt của Nga ý) bôi lên chỗ bị cứt trâu để khoảng 20 phút lấy lược chải nhẹ hoặc lấy tay xoa nhẹ là nó tự bong. Làm thế vài lần là khỏi. Bé nhà mình ngày trước cũng bị cứt trâu mà dùng baby oil cũng chẳng thấy đỡ mình được mọi người mách cho cách này. Hết ngay.”

“Để chữa cứt trâu trên đầu bạn có thể mua savon Oilatum (khoảng 50.000VND) để gội đầu cho bé. Trước đây bé nhà mình cũng bị cứt trâu, gội và thoa đủ thứ không hết, cuối cùng bác sỹ Nhi Đồng 1 chỉ loại savon này mà hết đấy. “

“Cún của bety lúc sanh ra đầu rất sạch, vậy mà sau tháng thứ 2 thì bị ở hai chân mày trước, bety đã dùng cây tăm bông (cotton buds) để thấm vào baby oil của Johnsons và xát nhẹ nhẹ lên chỗ có cứt trâu thì tróc ra liền, hết phần chân mày thì đến thóp thở (đỉnh đầu), cũng lặp lại bước cũ thế là đầu của Cún sạch trơn”.

Và còn nhiều kinh nghiệm khác nữa, bạn hãy cùng trao đổi với các mẹ nhé!

Nằm võng có tốt cho bé?

(Webtretho) Võng có lẽ là vật dụng mà hầu như gia đình Việt Nam nào cũng thích sử dụng, vì nằm võng thoáng mát, rất thư giãn thoải mái khi được đu đưa… Trẻ em cũng không phải là ngoài lệ. Nhưng bé từ bao nhiêu tháng có thể nằm, và liệu việc đưa võng có làm ảnh hưởng đến não bé không?

Ảnh: Internet

“Nếu bé bạn khó ngủ quá, cho bé nằm võng bé sẽ dễ ngủ và ngủ lâu hơn, cũng sẽ tốt cho sự phát triển của bé. Nhưng bạn nhớ đặt tấm đệm hay tấm lót phía dưới lưng bé và đặt bé nằm xéo xéo võng để đảm bảo đầu – lưng bé được thẳng nha! Mình có đọc một bài báo nói về tác dụng của võng đối với giấc ngủ. Đại khái là tác dụng tốt là võng đong đưa nên dễ dỗ giấc, ngủ sâu và ngon hơn. Còn tác dụng xấu là nếu trẻ em nằm võng thường xuyên, đong đưa, lắc lư nhiều sẽ tác động đến não dẫn đến việc rối loạn chuyển động theo nhịp sau này. Biết vậy nhưng để bé ngủ ngon, không giật mình, quấy khóc thì cũng đành thôi. Bạn cân nhắc nha!”

“Chính xác là không nên cho em bé nằm võng, cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện, hệ cơ xương khớp chưa đủ cứng để đỡ toàn bộ cơ thể, nằm võng như thế chắc chắn ảnh hưởng đến cột sống của bé rồi. Bé nằm võng phải đung đưa, sau thành thói quen, không đung đưa lại không ngủ được.”

Con bạn có nằm võng không? Ý kiến của bạn như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Chỉ cho trẻ ăn thức ăn đặc sau 6 tháng tuổi

Hoa kì khuyến cáo chỉ cho trẻ ăn thức ăn đặc sau 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, hơn 40% các bà mẹ Mỹ đã gặp phải sai lầm khi cho trẻ ăn quá sớm.

cho tre an

Nghiên cứu khảo sát 1334 phụ nữ mới sinh và theo dõi trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên. Người mẹ sẽ phải báo cáo lại tất cả những loại thực phẩm mà con họ đã ăn. Các bà mẹ cho biết họ đã cho con của họ ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi. 24% phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, và 53% nuôi bằng sữa bột đều cho trẻ ăn thức ăn đặc quá sớm.

Các nhà nghiên cứu cho biết trước 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ để ăn các loại thức ăn đặc. Trẻ sẽ nuốt thức ăn không đúng cách và gặp khó khăn khi ăn. Ngoài việc bổ sung các vitamin, APP khuyến cáo sữa mẹ là thức ăn duy nhất cho trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ ăn các loại thức ăn đặc quá sớm sẽ gia tăng nguy cơ các bệnh mãn tính sau này như béo phì và bệnh chàm. Ngoài ra, việc ăn thức ăn sớm sẽ làm giảm thời gian nuôi con bằng sữa mẹ trong khi sữa mẹ đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Phát hiện này nhấn mạnh mối liên quan giữa thời gian các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc và những nguy cơ gặp phải, theo nhà nghiên cứu Kelley Scanlon, một nhà dịch tễ học về dinh dưỡng, hoạt động thể chất và béo phì tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Scanlon nói các bà mẹ có rất nhiều lí do để giải thích cho việc làm của họ.

Có bà mẹ nghĩ rằng con của họ đã đủ tuổi để ăn thức ăn đặc. Lí do khác là họ sợ trẻ bị đói và muốn cho chúng ăn thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ và sữa bột. Khi trẻ khóc không có nghĩa là chúng đói mà có thể vì nhiều lí do khác. Điều này chỉ ra rằng một tỷ lệ lớn các bà mẹ không nhận thức đúng đắn về thời gian cho trẻ ăn.

Bác sĩ nhi khoa và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần phải cung cấp các hướng dẫn rõ ràng và chính xác cho các bà mẹ về thời gian bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc

Nghiên cứu được công bố trên số ra ngày 25 tháng 3 của tạp chí Pediatrics.

(Theo Dantri)

Những cách để chữa nấc cụt cho bé

(Webtretho) Nấc cụt là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng trẻ nấc quá lâu thường mệt, thở dốc hoặc làm nôn trớ. Có những cách làm đơn giản nhưng giúp chữa được triệu chứng này nhanh chóng.

Ảnh: Getty images

“Chữa nấc cụt cho bé à, mình có 1 kinh nghiệm đây, nhìn có vẻ xót xa 1 chút nhưng đảm bảo hết liền: ôm chặt bé vào trong lòng sao cho ngực bé áp sát vào ngực mình khiến bé không cựa quậy được khóc thét lên 1 lúc, đảm bảo khỏi liền (bà bác sĩ Tây nhà mình nói cho mình biết đấy), mình áp dụng cho bé nhà minh hiệu quả lắm.”

“Con nhà mình cũng hay bị nấc lắm, cười to cũng nấc, ngày nào cũng nấc, mình thường làm các cách sau:
1 – Cho uống nước nhanh vài thìa, nếu không khỏi thì:
2 – Tưa lưỡi rồi cho bé cắn ngón tay mình, bị đau bé sẽ khóc toáng lên – thế là hết nấc mà lại sạch lưỡi. He he… “

“Bạn cho uống liên tiếp 7 ngụm nhỏ (hoặc 10 nếu chưa được), càng nhanh càng tốt trước khi bị nấc tiếp, nước hơi ấm. Mình áp dụng thành công nhiều lần rồi, bạn cứ thử xem. Một thìa con cho uống được thành 3 ngụm, chỉ cần dính môi có phản xạ nuốt là được. Quan trọng là phải nhanh tay.”

Và còn rất nhiều cách khác mà bạn có thể tham khảo và góp thêm kinh nghiệm ở topic này nhé!

Xe tập đi có giúp bé đi nhanh hơn?

(Webtretho) Dù có nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên cho bé ngồi xe tập đi, bao nhiêu tháng tuổi thì có thể, và xe tập đi có ảnh hưởng lên hệ cơ của bé không… nhưng với hi vọng xe tập đi sẽ giúp chân bé cứng cáp, biết đi sớm hơn đã làm không ít các bà mẹ “tặc lưỡi” cho qua những lo lắng này.

Ảnh: Webtretho

“Tớ cũng định cho con bé nhà tớ vào xe tập đi lúc 8 tháng nhưng mọi người nói là nó chưa bám vào giường đứng được nên không cho vào xe được, mặc dù bé nhà tớ đã ngồi được từ lúc 7 tháng. thế là phải cố chờ cho bé đến 10 tháng tớ mới cho vào xe tập đi vì sợ ảnh hưởng đến hệ cơ xương của bé.”

“Hồi mình sinh bé đầu hay đọc sách về cách chăm sóc sức khoẻ cho Trẻ. Trong đó có một cuốn sách phân tích rằng không nên cho trẻ ngồi xe tập đi vì trẻ sẽ chậm biết đi hơn. Họ phân tích cứ 20-23 giờ ngồi trên xe tập đi thì trẻ sẽ chậm biết đi khoảng 30′. Mình thấy họ phân tích thì cũng đúng, vì khi trẻ ngồi trên xe thì Trẻ sẽ ỉ lại, không tự đứng và đi.
Thế nên, Bông nhà mình chẳng ngồi xe tập đi tí nào và 12 tháng cũng chập chững đi rồi. Cu Mía nhà mình cũng khoái cái xe đấy lắm nhưng có lẽ mình sẽ không cho cu cậu ngồi xe tập đi nữa. “

Sao con chưa rụng rốn?

(Webtretho) Bình thường rốn sẽ rụng sau 7 – 10 ngày tuổi, nhưng cũng có không ít trẻ hơn 20 ngày mà rốn vẫn chưa rụng. Đây là dấu hiệu của một “bản lĩnh” ương bướng, khó bảo trong tương lai hay là báo hiệu của tình trạng cuống rốn có vấn đề? Hãy cùng nghe các mẹ chia sẻ kinh nghiệm của mình nhé!

Ảnh: Getty images

“Băng rốn quá kỹ cũng là một trong những lí do khiến rốn lâu rụng. Tập 1 – bé nhà mình rụng rốn sau 17 ngày. Tập 2 – bé nhà mình rụng rốn ở ngày thứ 5. Trước khi sinh bé tập 2 mình có dự 1 lớp tư vấn về sức khỏe sơ sinh với 1 bs ở bv Hùng Vương. Bác ấy còn khuyên không nên băng rốn bé (dân gian thì bảo phải băng cho kỹ, thậm chí là băng suốt 1, 2 tháng sau khi bé rụng rốn) chỉ nên đắp 1 miếng gạc bọc cuống rốn bé sau khi làm rốn trong thời gian rốn chưa rụng (ko dùng dây băng quanh bụng mà chỉ dùng 1 miếng gạc)”.

“Bé Tom nhà mình đúng 1 tháng mới rụng rún đấy, nguyên nhân là do rún anh chàng to nên lâu rụng. Cho nên nếu bạn thấy rún khô không bị gì cả thì không lo đâu. Mà bạn ngày ngày có bôi cồn 70 độ rùi chấm betadine lên rún cho bé không? Bôi cồn 70 độ thôi nhé, như thế sẽ giúp rún mau khô và mau rụng.”

Mời bạn cùng chia sẻ thêm về vấn đề cuống rốn của con cưng nhé!