Lưu trữ cho từ khóa: dạy con

Choáng với mẹ Nhật dạy con dùng dao

“Những vật sắc, nhọn sẽ càng nguy hiểm hơn nếu lũ trẻ không biết dùng chúng như thế nào, và không nhận thức được nó dễ gây tai nạn ra sao…”

Với hầu hết các mẹ có con nhỏ thì dao và các vật sắc, nhọn nói chung đồng nghĩa với nguy hiểm, nên phải luôn luôn để xa tầm tay của các con. Nhà mình cũng không ngoại lệ, cả Cua và Cá đều được “cảnh cáo” rằng không bao giờ được đụng đến dao, kéo với bất cứ lý do gì, nếu không mẹ sẽ phạt rất nặng. Đó là cách mình đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lũ trẻ. Thế nhưng với Yomiko – cô bạn người Nhật của mình thì lại khác.

Cuối tuần vừa rồi mình có ghé qua nhà cô ấy vài ngày trong chuyến du lịch cùng gia đình. Yomiko cũng có con trai cùng tầm tuổi với bé Cá, nhưng cách cô ấy bảo vệ con thật khác biệt. Trái ngược với mình, cô ấy thường để thằng bé đối đầu với nguy hiểm để biết cách tránh xa nó. Và mình đã hết sức ngạc nhiên trong khi mọi người trò chuyện, bé Souta (thường gọi là Tôm hùm) – con trai của Yomiko được mẹ thản nhiên nhờ lấy dao để gọt trái cây.

Điều mình ngỡ ngàng là bé Souta mới có hơn 4 tuổi – nhỏ hơn cả bé Cua nhà mình, thế mà lại được mẹ cho làm những việc nguy hiểm như vậy. Lúc ấy mình thậm chí đã thốt lên: “Cậu không thể cho con làm vậy được, thằng bé có thể sẽ bị thương đấy!”. Nhưng cô bạn chỉ mỉm cười rất bình thản: “Đừng lo lắng như thế, thằng bé sẽ không sao đâu”. Dường như với mẹ con Tôm hùm thì việc này lại có vẻ rất bình thường, và đã diễn ra nhiều lần hay sao ấy.

Cậu bé nhanh nhẹn mang được dao lên và còn trổ tài bổ cam rất “điệu nghệ” nữa. Thấy mình vẫn tròn mắt vì sửng sốt, cô bạn liền giải thích: “Đó là vì mình đã dạy Tôm hùm cách sử dụng dao đấy! Sẽ không còn quá nguy hiểm nếu bọn trẻ ý thức được điều đó và biết cách xử lý với dao thế nào cho an toàn”. Thật chẳng bù cho mình, hễ nhìn thấy con “xớ rớ” lại gần mấy đồ dao kéo nguy hiểm đó là lập tức quát tháo và xua con ra chỗ khác chơi ngay. Vậy mà còn có lần con bị đứt tay khóc ré lên vì lén mẹ nghịch dao đấy thôi. Xem ra mẹ Tôm hùm có vẻ thiếu thận trọng quá! – mình thầm nghĩ.

Choáng với mẹ Nhật dạy con dùng dao

Thế nhưng Yomiko kể rằng, ở Nhật, không chỉ cô ấy mà rất nhiều mẹ khác cũng dạy con cách sử dụng dao từ bé. Lý do của họ là: dao sẽ càng nguy hiểm hơn nếu lũ trẻ không biết dùng chúng như thế nào, và không nhận thức được nó dễ gây tai nạn ra sao. Bởi chúng ta không thể để mắt tới các con 24/24 được, hay có thể “giấu” tất cả những thứ dễ gây nguy hiểm đó đi. Nên bọn trẻ vẫn dễ dàng có cơ hội tiếp xúc với dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác. Và không ngạc nhiên nếu ngay sau đó chúng khóc ré lên vì chảy máu. Điều đó thật đáng sợ! Vì thế, để tránh cho con gặp phải những tai nạn như vậy thì tốt hơn là hãy “đào tạo” cho chúng một cách bài bản!

Hơn nữa, tâm lý của bọn trẻ là luôn thấy tò mò nhiều hơn với những thứ chúng bị cấm động tới; nên thay vì ngăn cản, mẹ hãy mở bức màn đó ra. “Giống như ở Việt Nam các mẹ hay đùa nhau rằng: “Vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để chúng chạy lung tung” vậy” – Cô bạn mình cười lớn giải thích. Mình lại một lần nữa tròn mắt ngạc nhiên vì khả năng nói tiếng Việt hơi bị “siêu” của Yomiko, dù trước đây cô ấy chỉ sống ở Việt Nam có vài năm.

Quay lại vấn đề “dao kéo”, thấy mình vẫn e dè trong cách nhìn nhận chuyện này, mẹ Tôm hùm “giãi bày” thêm: “Ngoài mục đích giúp con tránh được tai nạn trong những trường hợp cần thiết, học cách sử dụng dao còn giúp bé xây dựng lòng tự tin, góp phần hình thành tính độc lập và ý thức giúp đỡ người khác nữa.

Tất nhiên, để con không gặp nguy hiểm, mình sẽ phải cho bé tiếp xúc một cách chậm chạp, từ từ và từng bước một. Bài học đầu tiên là an toàn, mình phải luôn để bé hiểu rằng, dao không phải đồ chơi vì nó dễ dàng gây thương tích nếu sử dụng không đúng cách. Và con chỉ được dùng nó khi có sự giám sát của người lớn mà thôi. Thứ hai, trong trường hợp phải di chuyển dao, hãy luôn nhớ là đóng nắp hoặc bọc kín nó trong một chiếc khăn vải dày. Như thế con sẽ không bị thương nếu chẳng may vấp ngã.

Tiếp đến là cách cầm dao, mình chỉ cho bé nơi có thể cầm vào, cũng như phần lưỡi sắc nhọn không bao giờ được chạm đến. Souta sẽ được thực hành trên một con dao nhỏ, mình giải thích rằng như thế sẽ phù hợp với bàn tay con hơn khi bé thắc mắc rằng tại sao không được cầm dao lớn như mẹ. Mình hướng dẫn con những cách cầm cán dao đúng nhất, và để bé tự chọn tư thế mà bé cảm thấy thoải mái hơn.

Khi Tôm hùm đòi giúp mẹ bổ trái cây, mình sẽ hỏi con muốn bổ quả gì trước. Vì mỗi loại quả có độ cứng, mềm, dai… khác nhau và hình dạng cũng thế, nên cách xử lý chúng không hề giống nhau. Tuy nhiên, mình “giao hẹn” với con là luôn phải rửa sạch, lau khô và đặt lên một mặt phẳng thật chắc chắn trước khi bổ chúng. Nếu không sẽ rất dễ bị cắt vào tay khi trái cây trượt đi. “Công đoạn” này diễn ra khá lâu, và mình phải hết sức kiên nhẫn, tỉ mỉ để giải thích cho con về những tình huống có thể xảy ra, kiểu: “Nếu con làm cách này thì sẽ thế nào, cách khác thì sẽ ra sao,…” Cũng có đôi khi mình để bé tự “trải nghiệm” từng bước một, thay vì hướng dẫn con cách đúng nhất ngay từ đầu. Như thế bé sẽ tự rút ra được nhiều “kinh nghiệm” hơn, chẳng hạn như làm thế nào thì có được kết quả tốt nhất, và làm thế nào thì có thể bị đứt tay,… Mỗi lần như vậy Tôm hùm lại cảm thấy vô cùng hào hứng.

Mình cũng dạy cho con cách vệ sinh dao, kéo sau mỗi lần sử dụng, và cất chúng về chỗ cũ như thế nào nữa. Nên giờ Tôm hùm có thể làm việc một cách rất gọn gàng, luôn chuẩn bị mọi thứ trước và tự dọn dẹp sau khi hoàn thành. Giờ bé cũng trở nên tự tin hơn rất nhiều sau khi nhận ra rằng: “Dao sẽ không nguy hiểm khi dùng đúng cách”. Từ đó bé cũng rất chăm giúp mẹ nấu nướng, và mừng hơn là chưa khi nào con bị thương tích gì cả.

Tất nhiên, để được như vậy là cả quá trình dài mẹ hướng dẫn, giám sát bé một cách tỉ mỉ. Vì trẻ con không thể áp đặt hay dùng lí lẽ với chúng được. Mẹ luôn luôn nhớ phải dạy bé từng bước, từng bước, và giúp con nhận ra thế nào là đúng, thế nào là không nên,… giống như hình thành một thói quen cho bé vậy. Cũng vì không bị cấm nữa nên mỗi lần muốn làm gì đó với dao con đều tự giác hỏi ý kiến mẹ trước. Điều đó khiến mình an tâm hơn nhiều ….”

Nghe cô bạn kể lại mà mình cứ mắt tròn mắt dẹt. Đúng là cũng có lý các mẹ nhỉ. Có lẽ mình phải học tập thôi, chứ như mình lo con gặp nguy hiểm nên cứ “cấm tiệt” như thế hóa ra chẳng tốt chút nào. Bởi có lẽ vì tò mò và không biết cách sử dụng nên Miu nhà mình mới bị đứt tay đấy, chứ bé Souta nhà Yomiko vừa biết giúp mẹ lại chẳng hề bị thương bao giờ. Mình sẽ nghiên cứu và áp dụng phương pháp của mẹ Yomiko thôi, còn các mẹ thấy sao?

Theo Khampha.vn

90% chị em sai trong cách dạy con

Dọa ma trẻ nhỏ, làm hộ con hay “đổi chác” mỗi thìa cơm của bé bằng một phần thưởng khi ăn xong…là những cách dạy ‘sai bét’.

Ai cũng mong muốn con cái mình lớn lên sẽ ngoan ngoãn và biết vâng lời cha mẹ. Đa phần các ông bố, bà mẹ bây giờ vẫn đang dạy con theo bản năng và theo những gì bản thân cho là “tốt cho con”. Tuy nhiên, có đôi khi, cách dạy của cha mẹ vô tình lại khiến trẻ trở nên hư, kém tự lập và nhút nhát.

Năn nỉ, nịnh nọt, đổi chác với con

Nhiều chị em nghĩ rằng không có cách gì hiệu quả hơn việc năn nỉ con “ăn nốt miếng cơm này rồi mẹ cho đi chơi” hay tìm cạch dỗ bé đi ngủ, đi học bằng cách “đổi chác” cho con những phần thưởng hấp dẫn sau đó. Cách làm này ban đầu có thể hấp dẫn con, tuy nhiên theo thời gian, khi bé đã chán những món quà của mẹ, phần thưởng để đổi chắc sẽ ngày càng tăng cao. Mặt khác trẻ sẽ có tâm lý việc ăn cơm, việc đi ngủ, việc đi học là những việc buồn chán, không hấp dẫn nên mới cần phải năn nỉ, đổi chác để thực hiện

Bao bọc con quá kỹ

Để trẻ được an toàn tuyệt đối, nhất là trong xã hội nhiều nguy hiểm ngày nay, nhiều gia đình chủ trương không cho con ra khỏi nhà nếu không có người lớn đi cùng, cũng không để bé được độc lập, tự thực hiện một mong muốn hay nhiệm vụ nào đó một mình ngoài xã hội như đi mua rau cho mẹ hay đi chơi đá bóng với hàng xóm…Nhiều người không dám để con đi xe đạp, khi ngủ phải ngủ chung, ra khỏi cửa phải có cha mẹ…Một đứa trẻ như vậy sẽ trở nên nhút nhát và không đủ năng lực sống, mất tự tin, đồng thời nảy sinh tâm lý phụ thuộc cha mẹ. Đó là giải thích cho hiện tượng ngày nay, rất nhiều cô bé cậu bé ở nhà thì hay la hét, khóc lóc, “ăn vạ” cha mẹ nhưng khi đến trường thì lại nhút nhát, rụt rè như một chú chuột nhắt.

Làm hộ con

Rất nhiều bà mẹ khi được đặt câu hỏi “đã dạy con rửa bát/ giặt đồ/ nấu cơm…chưa?” đều trả lời rằng trẻ còn nhỏ, chưa đến lúc cần dạy. Vậy là từ việc nhỏ như xúc cơm, mặc quần áo cho đến việc lớn như rửa bát quét nhà các bà mẹ đều làm thay cho con với lý do “cho nhanh”. Có rất nhiều em bé đã học lớp 5 vẫn không phải làm bất cứ một công việc nhà nào, cũng không biết làm thế nào để giúp đỡ cha mẹ. Đây không phải trường hợp “hiếm có khó tìm”, mà là tình trạng chung của nhiều gia đình hiện đại.

Sợ con khóc

Nước mắt và những cơn gào khóc dường như là “vũ khí tối thượng” của trẻ nhỏ. Khi không hài lòng bất cứ điều gì hay có mong muốn gì không được đáp ứng, nhiều em bé, kể cả những em bé đã học cấp 1, vẫn cố tình khóc lóc, “ăn vạ” bố mẹ. Nhiều phụ huynh cho biết họ rất sợ con khóc, sợ đến mức mỗi khi nghe tiếng bé khóc là phải “đầu hàng”. Tuy nhiên chũng ta cần biết, tiếng khóc tác động đến người nghe nhiều hơn là người khóc và chắc chắn một điều, những cô bé, cậu bé chuyên dùng tiếng khóc để vòi vĩnh, “ăn vạ” đều không “đau khổ” đúng như những gì các con cảm thấy. Cha mẹ cần dạy cho con biết rằng khóc lóc “ăn vạ” là không hiệu quả trong việc đòi hỏi một điều gì đó, trái lại, đáp ứng con mỗi khi bé khóc sẽ càng gieo vào tâm hồn con thói ích kỷ, ương bướng.

Người lớn, nhất là ở những gia đình chỉ có một con, một cháu thường có thói quen coi đứa trẻ là trên hết. Tất cả mọi người đều tập trung chăm sóc, chiều chuộng. Họ hàng và bạn bè, người thân cũng sẽ liên tục khen ngợi, cho những tràng pháo tay cổ vũ mỗi khi bé đạt được một thành tích gì đó. Việc một đứa trẻ nghĩ mình là “trung tâm của vũ trụ” sẽ khiến con trở nên tự tin thái quá, hay nhõng nhẽo và đòi hỏi. Một số khác lại chịu áp lực lớn, dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Chính vì vậy, dù gia đình chỉ có một đứa trẻ, mọi thành viên trong nhà cũng đừng nên tập trung quá nhiều sự chú ý vào bé. Hãy để cho con có không gian riêng, được thoải mái và bé sẽ tự tìm đến ba mẹ, ông bà khi cần.

Dọa ma trẻ nhỏ

Cha mẹ Việt hay có thói quen lấy “ma, ông ba bị…” ra hù dọa trẻ nhỏ. Mỗi gia đình có một cách hù dọa con khác nhau, người thì lấy những con vật gớm ghiếc như hổ, rắn, chuột, gián…người lại lấy những “nhân vật” không có thật như ma, quỉ, phù thủy, ông ba bị…để trẻ sợ và ngăn cấm bé không thực hiện một hành động sai trái nào đó hoặc nghe theo lời của cha mẹ. Tuy nhiên, chúng ta không lường hết được những ảnh hưởng nghiêm trọng của lời đọa dẫm này đến đời sống tinh thần của bé. Nhiều đứa trẻ hay bị cha mẹ dọa sẽ mang theo nỗi sợ hãi, ám ảnh in sâu trong tâm hồn, nhân lên gấp bội cùng trí tưởng tưởng và dẫn đến sự nhút nhát, sợ hãi, thậm chí hoảng loạn cho trẻ.

Theo Eva.vn

Những quy tắc xã giao mà bé cần phải học

Uốn nắn những cách thức sống văn minh cho bé ngay từ bây giờ sẽ là công cụ giúp bé trở thành một người lịch thiệp về sau.

1. Lịch sự trên bàn ăn

daybe1

Khi nhà có khách, bạn nên dạy bé phép lịch sự như xếp bát đũa cho khách trước, mời cả nhà ăn cơm. Đặc biệt, bé nên ăn uống từ tốn, tránh tình trạng vừa ăn vừa nói…

2. Cách thức nghe điện thoại

Nếu bạn hướng dẫn bé quay số gọi điện thoại cho một người bạn của bé, nên dạy bé lễ phép chào hỏi người cầm máy ở đầu dây bên kia trước khi yêu cầu gặp người bạn đó. Tương tự, bạn nên chỉ dẫn bé phải chào hỏi khi nghe điện thoại trước đã, sau đó mới chuyển máy cho bố mẹ.

3. Bày tỏ sự cảm kích

Bất kì là việc gì, dù là nhỏ nhất, bé làm giúp bạn, bạn cũng nên cảm ơn bé. Làm như vậy, bé sẽ tự giác học được thói quen giao tiếp lịch thiệp. Bé cũng sẽ biết sử dụng cụm từ cảm ơn thường xuyên, đúng lúc.

4. Hòa nhã khi phản hồi

Xây dựng cho bé tinh thần vui vẻ khi trả lời những câu hỏi từ cha mẹ, người thân hay bạn bè… Gợi ý để bé hiểu rằng, dù bực bội, bé vẫn cần phải đáp lại những câu hỏi từ phía người khác.

5. Cởi giày khi vào nhà người khác

daybe

Trong lúc giúp bé mặc quần áo mỗi ngày, bạn nên hướng dẫn bé cả cách cởi (tháo) giày để bé có thể tự mình làm được việc này khi cần thiết. Nếu đưa bé đi sang chơi nhà một người khác, bạn có thể yêu cầu bé cởi và để giày ở ngoài cửa. Không nên nhân nhượng nghĩ bé còn nhỏ mà châm chước cho hành động đi cả giày (dép) vào nhà của bé.

6. Đặt ra những câu hỏi

Bé có thể thắc mắc bất kì vấn đề nào với riêng bạn nhưng nên hướng cho bé đến sự tế nhị trong giao tiếp. Chẳng hạn, bạn có thể nói để bé hiểu rằng, những câu hỏi trước mặt bạn bé như “Sao da bạn đen thế?”, “Sao bạn béo thế?” hoặc “Sao bạn xấu thế?” là những điều không nên nói.

7. Đưa (nhận) đồ từ tay người lớn

Nguyên tắc khi muốn đưa (nhận) đồ vật từ tay người lớn là bé phải đứng thẳng người, đưa hai tay ra đón (trao) đồ vật. Bé có thể kèm theo những lời cảm ơn hoặc “Con xin”.

Nếu người lớn đưa cho bé một món đồ ăn, bé có thể nhận hoặc từ chối. Nếu nhận, bé nên cảm ơn rồi ăn từng miếng nhỏ, không nên nhai nhồm nhoàm cả khoang thức ăn đó.

8. Chia sẻ đồ ăn cho anh (chị, em) bé

Khi bạn mua đồ ăn về nhà, nên khuyến khích các bé biết cách chia đều cho nhau. Không nên thiên vị hay đối đãi tốt với bé này mà xem nhẹ bé khác. Bạn nên hướng dẫn các bé có tinh thần chia sẻ. Sau này, dù không có bạn ở bên cạnh, các bé cũng sẽ biết cách dàn xếp ổn thỏa với nhau.

9. Thân thiện với các bạn

Nếu bé đã đến tuổi mẫu giáo, bạn nên hướng dẫn bé cách kết bạn. Hãy để các bé được làm quen với nhau tự nhiên, bạn chỉ cần can thiệp khi các bé xuất hiện những hành vi xấu. Đề ra những nguyên tắc như không đánh, cắn… hay nói xấu bạn chơi để bé tự nhận thức và thực hiện theo.

10. Dùng câu 3 từ

Đó là những câu nói đơn giản nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa mà bé có thể sử dụng tùy theo hoàn cảnh. Chẳng hạn “Con cảm ơn”, “Con xin lỗi”, “Con rất vui…”…

Theo ttvn.vn

6 ý tưởng tuyệt vời giúp con luôn nghe lời

Làm sao để con không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là “mẹ nói nghe luôn”? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời giúp con luôn nghe lời.

Nếu đã từng có con và nuôi con, chắc chắn mẹ nào cũng phải công nhận một điều rằng: không ít lần con bạn vờ như không nghe thấy bố mẹ nói gì, thậm chí đến khi bố mẹ phải hét lên thì chúng mới trả lời bằng cách hỏi lại “mẹ nói gì cơ ạ?”, “dạ?”… và nhiều khi còn không thực hiện những gì mẹ nói. Nếu tình trạng này diễn ra một lần thì không sao nhưng nếu liên tục như vậy, chắc chắn nhiều mẹ sẽ không thể giữ nổi bình tĩnh, trở nên tức tối, cáu giận và dễ có hành vi bạo lực với con.

Có những mẹ đã chọn phương pháp “trị” lại tính “giả điếc, không nghe, không làm” của con bằng cách cắt giảm thời gian xem tivi, không mua đồ chơi hoặc phạt làm việc nhà… Thế nhưng hầu hết các mẹ đều nhận ra rằng các cách này đều… phản tác dụng.

Vậy làm sao để con luôn nghe lời, không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là “mẹ nói nghe luôn”? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời các mẹ nên tham khảo.

6-y-tuong-tuyet-voi-giup-con-luon-nghe-loi

Ảnh minh họa

1. Cho bé quà

Đối với trẻ mới biết đi, hãy giữ một mẩu đồ ăn trong tay và đưa cho con mỗi khi mẹ gọi và con thực hiện yêu cầu của mẹ. Hãy coi như đó là một phần thưởng để khuyến khích con vì con đã làm một việc tốt. Tuy nhiên, không phải lần nào bạn cũng dùng “mồi nhử” này. Mẹ có thể giãn dần số lần trao quà cho bé và sau đó cắt luôn quà mà bé vẫn nghe lời.

2. Cổ vũ cho hành vi tốt

Không cần quà, hãy tỏ thái độ thừa nhận và khen ngợi con mỗi khi con tỏ ra biết nghe lời mẹ, thực hiện ngay những gì mẹ nói. Sự động viên kịp lúc của mẹ chắc chắn sẽ khuyến khích và tăng sự hào hứng cho con mỗi khi nghe mẹ nói.

3. Kiên nhẫn và có sự thay đổi liên tục trong “chiến thuật”

Các mẹ không thể trông chờ sự thay đổi của con diễn ra ngay lập tức, ngày một ngày hai. Để con thay đổi thói quen “không nghe, không biết, không làm”, mẹ hãy kiên nhẫn và dành thời gian vạch ra những thay đổi nhỏ để con tiến bộ từng bước một trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này là rất cần thiết với những bé đã lớn, có ý thức và phản kháng mạnh mẽ.

Thậm chí nếu bé không làm tất cả mọi thứ mẹ yêu cầu thì hãy tập trung vào khen ngợi những gì bé làm được chứ đừng quá chú trọng vào những thứ bé không làm.

4. Ôm con

Đây là một cách giúp mẹ thể hiện tình cảm mạnh mẽ với con và chắc chắn đứa trẻ nào cũng thích. Mỗi khi con thực hiện đúng yêu cầu của mẹ, hãy ôm con để con thấy rằng “con là đứa bé giỏi, thông minh biết lắng nghe mẹ, mẹ rất tự hào về con”. Điều này sẽ có lợi ích gấp đôi nếu mẹ kết hợp với việc giải thích cho con hiểu rằng mẹ yêu và tự hào về con như thế nào, tại sao con nên nghe theo lời mẹ…

6-y-tuong-tuyet-voi-giup-con-luon-nghe-loi

Ảnh minh họa

5. Sử dụng miếng dán

Để sẵn miếng dán ở nơi thuận tiện và bất cứ khi nào con nghe lời, thực hiện theo lời mẹ thì hãy “thưởng” cho con một miếng dán. Để biện pháp này có hiệu quả, hãy thống nhất với con một vài quy định, ví dụ như: được 5 miếng dán thì sẽ được mua một cuốn truyện mới, 10 miếng dán thì được đi chơi công viên… để tăng sự hào hứng và nhiệt tình của con.

6. Thiết lập một hệ thống điểm

Đối với những trẻ từ 6 tuổi trở lên, có thể bé sẽ không còn hào hứng với mấy miếng dán nhưng hệ thống điểm lại khuyến khích được bé (vì bé đã làm quen với điểm số khi tới trường). Yêu cầu đối với những bé này cũng cao hơn, đó là phải đạt được một số điểm nhất định trong khoảng thời gian nào đó thì mới được mẹ thưởng. Ví dụ: Nếu con đạt 500 điểm trong một tuần thì sẽ được tăng thời gian xem tivi 30 phút, được đi tham quan bảo tàng… Và mẹ cũng phải quy định rõ mỗi lần mẹ gọi mà không “làm ngơ” thì được 5 điểm, thực hiện lời mẹ nói được 10 điểm…

Tuy nhiên, vì các bé này đã có nhận thức tốt nên các mẹ không nên lạm dụng cách này quá. Thay vào đó hãy áp dụng luân phiên với các cách khác cho tới khi không cần điều kiện mà con trở nên nghe lời như mẹ mong muốn.

Theo Afamily.vn

Dạy bé hiểu được nghĩa từ “Không”

Khi muốn cấm đoán hoặc không đồng ý điều gì, bạn thường sử dụng cụm từ “Không…” với bé. Tuy nhiên, để bé hiểu hết ý nghĩa của cụm từ này, bạn nên nghiêm mặt, lắc đầu khi nói.

Để từ “Không” phát huy hiệu quả với bé, bạn có thể tham khảo vài gợi ý sau:

Các tình huống cần nói “không” với bé

Khi bé gặp nguy hiểm: Ở độ tuổi 2-3, bé rất ham leo trèo, chạy nhảy và tò mò khám phá thế giới xung quanh.

Chẳng hạn, khi thấy bé có ý định thò tay bốc thức ăn nóng trên bàn, bạn lập tức kêu lên: “Không được đâu con”. Vì còn nhỏ nên có thể lúc ban đầu, bé không hiểu hết ý nghĩa của cụm từ “Không” ấy, vì vậy, những lúc như thế này, bạn nên nhanh chóng chạy tới kéo bé ra khỏi khu vực nguy hiểm và nhắc lại: “Mẹ đã bảo không được rồi cơ mà”.

Bạn có thể nhấn mạnh thêm bằng vẻ mặt nghiêm nghị và cái lắc đầu. Cử chỉ phi ngôn ngữ này có tác dụng bổ trợ và nhấn mạnh rằng bé phải thực hiên theo yêu cầu của bạn. Do đó, bé sẽ tự ý hiểu: “Chắc chắn mình không được làm như thế. Mẹ sẽ không hài lòng đâu”.

Khi bé “mè nheo”: Bạn đưa bé đi siêu thị hay đi công viên, bé liên tục đòi mua hết thứ này đến thứ khác. Nếu không được bạn đáp ứng, bé sẽ nhanh chóng khóc lóc, ăn vạ…

khong

Ảnh minh họa

Những tình huống như thế này, bạn có thể thống nhất với bé ngay từ đầu: “Hôm nay, mẹ con mình chỉ đi chơi đu quay thôi. Mẹ không mua thêm đồ chơi cho con đâu nhé. Tuần trước, mẹ đã mua rồi mà”.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng ghi nhớ và làm theo lời bạn dặn. Bạn nên nghiêm mặt trả lời bé: “Mẹ đã nói không từ trước rồi”.

Dù bé còn tiếp tục khóc lóc, bạn cũng không nên chiều theo ý bé. Đợi khi bé bình tĩnh hơn, bạn có thể tiếp tục trao đổi: “Nếu con còn đòi, mẹ sẽ đưa con về ngay đấy”.

Khi bé đánh bạn chơi: Lúc không vừa ý, bé có thể dùng bạo lực với bạn chơi. Vì vậy, bạn nên nghiêm túc nhắc nhở để bé hiểu rằng đó là những hành vi hư và bé không được tiếp diễn nữa.

Bạn có thể lên cao giọng và nói “Không được…” một cách dứt khoát khi bé bao biện hoặc giải thích, né tránh cho hành vi gây sự với các bạn.

Để nói “Không” hiệu quả với bé, bạn cần chú ý một số điểm sau

– Giữ thái độ nghiêm túc khi nói: Bạn không nên vừa cấm bé vừa cười vui hoặc lơ đãng sang việc khác. Làm như vậy, bé sẽ nhầm tưởng bạn đang đùa bé.

– Cử chỉ phi ngôn ngữ: Bạn nên nói “Không” với bé kèm theo điệu bộ nghiêm mặt, lắc đầu để bé hiểu rằng những hành vi của bé là không được phép.

– Bạn có thể cao giọng và nói “Không” một cách chính xác, rõ ràng nhất với bé.

– Ngoài ra, bạn có thể giải thích lý do vì sao bé không nên có hành vi như vậy. Chẳng hạn, khi thấy bé nhặt thức ăn bị rơi dưới sàn nhà và cho vào miệng, bạn có thể nói: “Không ăn được đâu con. Đồ ăn bị bẩn rồi, con sẽ bị đau bụng đấy”. Như vậy, bé mới hiểu thấu đáo vấn đề và tự giác thực hiện khi không có bạn ở bên cạnh.

Theo ttvn.vn

Những điều cần dạy con trước khi quá muộn

Bỏ bảng cửu chương hay tiếng Tây tiếng Tàu xuống, những bài học từ cuộc sống mới là điều mẹ cần dạy con.

Là một người mẹ, nghĩa là ta phải luôn biết cân bằng trong mọi thứ. Giữa việc nuôi và việc dạy, không được trọng béo tốt, khinh tập đi. Giữa việc dạy “lễ” và dạy “văn”, cũng không được trọng văn toán, khinh lễ nghĩa. Tối biết, rất nhiều bà mẹ dạy con tập đọc từ tuổi lên hai, dạy con tiếng anh từ thủa lên ba, dạy con cả bảng cửu chương ngay từ khi bé bước chân vào lớp 1. Mong muốn có con giỏi giang hơn người, điều này không sai. Tuy nhiên, hãy tạm thời bỏ qua chúng một bên, vì theo tôi, những bài học cuộc sống mới là điều ta cần giải quyết ngay bây giờ. Hãy dạy con những điều sau trước khi là quá muộn:

1. Người lạ không phải ai cũng tốt

Bài học muôn thủa nhưng không bao giờ là thừa với trẻ con, những cô bé cậu bé mà “ai cho kẹo là yêu”. Trẻ con ở mọi lứa tuổi cần được dạy cách nhận thức được môi trường xung quanh và hiểu rằng người lạ cần phải được tránh.Việc giảng dạy cho trẻ về người lạ nguy hiểm nên bao gồm cảnh báo về những người lạ yêu cầu bé giúp đỡ, xin tiền, nhờ dẫn đường hoặc cho kẹo, bánh. Tôi thưởng thủ thỉ với con “Nếu có ai cho Bi bánh mà mẹ không có ở đấy thì Bi có nhận không?” hay “Nếu Bi bị lạc mẹ mà có người nhờ dắt Bi đi thì Bi có đi cùng không hay đứng yên đợi mẹ?”. Những lúc đấy, con trai tôi luôn trả lời dõng dạc “Con chỉ theo mẹ thôi”.

2. Biết nói “cám ơn” và “xin lỗi”

Hai từ đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng đối với trẻ. Dạy bé biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” không chỉ là dạy con cách cư xử thông thường. Chính từ những phép tắc lịch sự này, trẻ sẽ phát triển thành sự kính trọng đối với người hơn tuổi và sẽ giúp mẹ thiết lập cho bé một thái độ kỹ luật tốt khi lớn lên. Trẻ biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” thường sau này cũng sẽ là những đứa trẻ điềm đạm, biết suy trước nghĩ sau trước mỗi vấn đề, mỗi tình huống trong cuộc sống. Tôi luôn dặn con, phải biết “cám ơn” khi một ai đó giúp đỡ mình, thể hiện sự quan tâm, lòng tốt của họ với mình. Và từ “xin lỗi”, nó không có nghĩa là con có lỗi. Nó có nghĩa là con tôn trọng mỗi quan hệ của con với người đó.

nhung-dieu-can-day-con-truoc-khi-qua-muon

Cha mẹ đừng nghĩ trẻ chỉ cần ăn ngoan, ngủ kỹ, học giỏi đã là đủ là tốt (ảnh minh họa)

3. Làm việc nhà và trách nhiệm

Làm việc nhà là một vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ nhỏ mà ngày này, vì quá yêu chiều con cái, các bậc cha mẹ thường hiếm khi để trẻ phải đụng tay vào việc gì. Một đứa bé 5 tuổi chưa biết tự lau nhà, lau bàn ghế, bọn bàn ăn giúp mẹ, gấp quần áo giúp bố…thì không hề là một việc đáng tự hào. Trẻ nhỏ học được nhiều thứ qua những việc nhà vụn vặt như vậy. Làm việc nhà không chỉ giúp bé có thêm kỹ năng sống, tránh thành những chú “gà công nghiệp” mà qua đó, tôi còn dạy được con về trách nhiệm – một thứ vô hình nhưng ai cũng cần phải có.

4. Khi bị bắt nạt phải làm thế nào?

Làm gì có bậc cha mẹ nào không xót xa khi nhìn thấy cô bé, cậu bé đáng yêu của mình trở về nhà với vài vết bầm tím trên tay hay giọt nước mắt còn chưa khô trên má vì bị bạn giật mất đồ chơi, sách vở, bút thước. Bắt nạt bạn bè, dù là trực tiếp (đánh đập, cấu xé..) hay gián tiếp (sỉ nhục, trêu đùa, cô lập)… đều là hành vi không thể chấp nhận được. Tuy nhiên ngày nay, nó lại dường như càng trở nên phổ biến trong lứa tuổi học sinh 9x, 10x. Hành xử thế nào khi con bị bắt nạt là một câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Nhiều phụ huynh khuyên con “tẩn” lại cho bạn một trận, thậm chí họ còn nóng lòng muốn ra mặt giùm con, song theo tôi, cách làm này chưa thực sự hoàn hảo.

Tôi luôn chú ý tới biểu hiện của con khi đến trường và từ nhà về. Tâm sự với con để giúp con ứng phó, biết cách cư xử với những đứa bạn hay bắt nạt bé sao cho phù hợp với hoàn cảnh.

5. Sự tự tin

Thế hệ tôi, thế hệ chúng ta đã nhút nhát, đã cúi đầu đủ rồi. Bây giờ, điêu tôi muốn dạy con, chính là sự tự tin. Tôi luôn đưa con đến những lớp học, những khu vui chơi, những nơi có đông người và khuyến khích bé tự tin giao tiếp, tự tin phát biểu suy nghĩ, ý kiến và tự tin vào chính bản thân mình. Một trong những cách tốt nhất để xây dựng sự tự tin ở trẻ, đó là người mẹ phải cho con thấy được bản thân bé là người có ích, có tài năng và khả năng.

6. Giá trị của đồng tiền

Không bao giờ là quá sớm để dạy con về chuyện tiền bạc – những thứ sẽ tiếp xúc với trẻ ngay từ khi mới 3,4 tuổi. Thay vì để con cầm tiền lì xì, cầm tiền của người lớn cho đi mua bán lung tung và vô tư đòi hỏi suốt ngày. Tôi lên kế hoạch dạy con biết giá trị của đồng tiền bằng cách chỉ cho con tiền tiêu vặt khi bé lao động và tự kiếm ra được nó. Bé cũng cần phải học cách tiết kiệm, cách chi tiêu sao cho hợp lý và biết phân biệt giữa cái mình CẦN và cái mình MUỐN. Ngoài ra, muốn trẻ hiểu rõ giá trị của đồng tiền, không gì thiết thực hơn người lớn phải là tấm gương sáng cho con.

7. Tầm quan trọng của vận động và thể dục thể thao

Trẻ em ngày nay béo phì ngày càng nhiều. Điềm toán thì 10 mà điểm thể dục thì 1. Tôi biết rõ điều đó. Để tránh đi vào “vết xe đổ” của những bậc phụ huynh đi trước, tôi luôn cố ý rủ rê con mình bỏ bàn học, bỏ tivi đứng dậy để ra ngoài trời và tham gia vận động, bất kể chỉ là đi bộ loanh quanh hay tham gia hẳn một lớp học bơi. Vận động cũng sẽ giúp bé cao lớn, thêm tự tin và nhanh nhẹn.

8. Không phán xét sự khác biệt

Phân biệt giàu nghèo, phân biệt giới tính, phân biệt vẻ bề ngoài…đều là những thứ trẻ không bao giờ hiểu lý do vì sao nhưng lại vô tình bị ảnh hưởng bởi những người lớn xấu xí. Tôi luôn dạy con không bao giờ được phán xét người khác chỉ vì họ không giống mình. Một bạn nhỏ ở lớp thích ngồi học hơn chạy nhảy vào giờ ra chơi không phải là người “quái dị”. Một cô bé lớp 1 nhưng 40kg cũng không phải là kẻ “tham ăn” hay đáng xấu hổ. Mỗi người có một cá tính riêng, sở thích riêng và con phải tôn trọng điều đó.

9. Được là chính mình là điều quan trọng

Có thể bé thích ca hát hơn thích học toán, thích làm cầu thù bóng đá hơn là doanh nhân kiếm tiền …đó là sở thích thuần túy tự nhiên của trẻ. Tôi không bao giờ gượng ép con phải sống như những gì bố mẹ mong muốn. Bố mẹ cần dạy trẻ hiểu được rằng sở thích, đam mê của bé chính là năng khiếu, là điều khiến trẻ trở nên đặc biệt, khuyến khích trẻ để bé được hoạt động, được nói lên bản thân và sáng tạo. Nhưng trên hết, điều tôi muốn dạy nhất, đó là truyền cho con lòng can đảm để theo đuổi những lựa chọn của riêng mình.

Theo Khampha.vn

10 điều các ông bố nên làm khi có con trai

Các mẹ chắc sẽ mỉm cười thích thú khi biết được một trong mười điều này đấy!

1. Luôn yêu mẹ

Các bé trai bị ảnh hưởng và học theo cách biểu hiện tình cảm của bố mình. Bé sẽ yêu như cách bố yêu, ghét như cách bố ghét. Vì thế, các ông bố hãy yêu vợ bằng cả trái tim mình và luôn biểu hiện tình yêu ấy mỗi ngày. Yêu vợ mình cũng là một cách khiến bố gần gũi và chiếm được nhiều tình cảm của con trai hơn.

Một ngày nào đó, khi con trai trưởng thành và lấy vợ, các ông bố sẽ ngạc nhiên khi thấy biểu hiện tình cảm của con cũng giống như mình ngày xưa.

2. Cho con thử lái xe

Hầu hết đàn ông khi trưởng thành đều nhớ về lần đầu tiên được bố cho ngồi lên xe và lái thử. Vì thế, dù đang sử dụng xe đạp, xe máy hay ô tô, bố hãy đặt bé lên lòng mình và cho bé đặt tay vào tay lái như cách bố đang lái xe.

10-dieu-cac-ong-bo-nen-lam-khi-co-con-trai

Dù chỉ là mô phỏng động tác hoặc bố vẫn ngầm điều khiển xe thì lần lái xe đầu tiên này sẽ là kỷ niệm rất hạnh phúc đối với các bé trai.

3. Hướng dẫn con lựa chọn

Phụ nữ và món ăn luôn khiến nam giới bối rối khi phải chọn lựa. Nếu được bố, người đàn ông trưởng thành và giàu kinh nghiệm nhất trong mắt bé, phân tích và đưa ra lời khuyên để có sự lựa chọn tốt nhất thì các bé trai sẽ cảm kích và phục bố nhiều hơn nữa đấy.

4. Tắm cho con

Không nhất thiết phải là hàng ngày nhưng bố hãy dành thời gian để tắm cho con. Bởi vì không phải lúc nào mẹ cũng hiểu hết về tâm sinh lý của một bé trai.

10-dieu-cac-ong-bo-nen-lam-khi-co-con-trai

5. Lắng nghe

Nếu không lắng nghe những câu chuyện, những điều vụn vặt của bé ngay từ bây giờ thì rất có thể khi lớn lên, bé sẽ không có thói quen chia sẻ hay kể với bố những chuyện lớn đấy.

6. Chia sẻ bí mật

Khi bé nói về trường học, bạn bè, ước mơ, hy vọng, sở thích, mối quan tâm, những khó khăn, lỗi lầm và cả về các cô gái, bố hãy tạm thời quên đi mình là bố của bé để lắng nghe, suy nghĩ như một cậu bạn của bé. Hãy học cách chia sẻ chỉ bằng việc lắng nghe, đặt câu hỏi và những câu chuyện đó là bí mật của cánh đàn ông trong nhà.

Ngược lại, bố cũng nên coi con là một người bạn tri kỷ để trút “bầu tâm sự” và chia sẻ một số bí mật của mình (tất nhiên những tâm sự, bí mật này cần có chừng mực và phù hợp với độ tuổi của bé).

10-dieu-cac-ong-bo-nen-lam-khi-co-con-trai

7. Dạy con cách ứng xử của người đàn ông

Thông qua những lời nói, hành động và phản ứng trong các trường hợp cụ thể của bố, bé sẽ dần học hỏi và hình thành quan niệm về cách ứng xử của một người đàn ông. Tuy vậy, thỉnh thoảng bố cũng cần bàn luận trực tiếp với bé về chủ đề này. Bố và mẹ hãy quan sát cách ứng xử hàng ngày của bé để kịp thời góp ý và định hướng cho bé.

8. Đôi khi nhường cho con phần thắng

Thỉnh thoảng thắng bố khi tranh luận, khi tham gia các trò chơi hoặc môn thể thao nào đó có thể khiến bé sướng rơn và cảm thấy mình cũng “oách” ra phết. Nhờ đó lòng tự tin của bé được tăng thêm và hiểu được rằng những việc lớn, việc khó hoàn toàn có thể thực hiện được.

10-dieu-cac-ong-bo-nen-lam-khi-co-con-trai

9. Nói về giới tính

Đương nhiên chủ đề tế nhị này không thể nói cùng mẹ, nhưng chưa hẳn đã đúng và được giải đáp hoàn toàn nếu trao đổi với bạn bè hoặc tìm hiểu thông tin trên mạng. Các cậu bé lúc đầu sẽ rất ngại và lúng túng khi nói về những chuyện thầm kín nhưng rất kích thích trí tò mò này. Bố nên là người chủ động nói chuyện về chủ đề này một cách khoa học và phù hợp với nhận thức ở lứa tuổi của bé.

10. Dạy con về tình cảm gia đình

Bố nên là người giúp bé hiểu gia đình luôn là nơi ấm áp tình cảm, bao dung và yêu thương bé. Dù bé mắc lỗi lầm gì, gặp khó khăn như thế nào thì gia đình cũng là chỗ dựa vững chắc cho bé. Bố mẹ và người thân trong gia đình luôn che chở và sẵn lòng giúp đỡ bé mọi trường hợp. Hãy để bé luôn có niềm tin và tình cảm gắn bó với gia đình.

Theo Afamily.vn

Những điều cô con gái nào cũng cần ở một người cha

Các ông bố hãy ghi nhớ những điều này bởi vì chúng khiến các cô con gái bé nhỏ của mình hạnh phúc.
Đôi khi những yêu thương đến từ những điều rất nhỏ mà các cô con gái mang theo trong hành trình hạnh phúc của mình suốt cuộc đời. Dưới đây là những điều cô con gái nào cũng cần ở một người cha:
Một người cha yêu thương và tôn trọng vợ, đồng thời không ngần ngại thể hiện tình cảm với vợ trước mặt người khác để con gái lớn lên, cô ấy sẽ yêu thương người đàn ông đã không ngại thể hiện tình cảm với cô ấy như cách mà bố cô ấy đã làm với mẹ.
Một người cha biết yêu thương chính bố mẹ mình và bố mẹ vợ. Người cha ấy là người chăm sóc cho ông bà và là tấm gương cho con gái.
Một người cha không nói những lời thô tục và hút thuốc hoặc làm những điều tương tự trước mặt chúng. Một người cha tốt sẽ không muốn con gái mình học được những thói quen xấu.
Một người cha luôn sẵn sàng giành thời gian cho gia đình. Người ấy không chỉ hiện diện về thể xác trong ngôi nhà mà còn cả về tinh thần liên quan đến tất cả từng bước trưởng thành của con gái.
Một người cha luôn vỗ nhẹ vào đầu con gái để thể hiện sự khuyến khích khi cô ấy cần.
Một người cha luôn giữ con gái và chơi trò tung hứng. Một người cha sẽ hiểu cô con gái nhỏ bé của mình đủ dũng cảm tận hưởng cảm giác vui vẻ trên không trong tiếng cười giòn tan và khi lớn lên cô ấy không còn sợ độ cao.
Một người cha siêu nhân và “cứu” cô bé những lúc cô bé cần. Người ấy sẽ làm tất cả mọi thứ để có thể để đảm bảo rằng con gái mình không cảm thấy mình bất lực.
Một người cha không bao giờ tùy tiện thể hiện sự tức giận của mình trước mặt con gái chỉ vì ông ấy vừa có một ngày làm việc tồi tề và đang căng thẳng.
Một người cha biết khi nào cần phạt và phạt con như thế nào để không làm con tổn thương và học được những bài học của cuộc sống
Một người cha luôn nhìn thấy vẻ đẹp và sự thông minh của con gái mình bây giờ và cả sau này để cô ấy luôn tự tin, yêu quý bản thân mình.
Một người cha không bao giờ quên sinh nhật của con gái bởi vì ngày ấy với ông thật đặc biệt.

Một người cha biết cách giải quyết tất những vấn đề rắc rối của tuổi mới lớn. Thay vì mắng mỏ, người cha ấy  sẽ luôn ở bên động viên cô ấy.
Một người cha không bao giờ “làm thám tử” với con gái mà người cha đó luôn biết cách ngồi xuống và thẳng thắn nói chuyện với con gái của mình để hiểu được thực sự những điều cô ấy đang cảm nhận và suy nghĩ
Một người cha đối xử với các bạn của con gái một cách thân thiện. Một người cha có thể không đẹp trai nhưng sẽ khiến tất cả những người bạn của con gái cũng muốn có một người cha như thế.
Một người cha biết cách nói chuyện với con gái bé bỏng của mình về tình yêu và đàn ông thường nghĩ gì. Người cha ấy biết rằng con gái của ông sẽ tự học được những bài học trong cuộc sống nhưng ông ấy muốn con gái mình biết cách tự bảo vệ và yêu thương bản thân.
Một người cha cảm thấy có chút ghen tỵ khi cô con gái của mình bắt đầu hẹn hò với một chàng trai nào đó nhưng xen đó vẫn là những cảm giác hạnh phúc.
Một người cha nhận được sự kính trọng từ người yêu của con gái. Anh chàng ấy sẽ học được nhiều thứ từ bố đê trở thành một người đàn ông thực thụ, biết yêu thương và đối xử thật tốt với con gái của ông.
Một người cha cho phép con gái mình cầm vô- lăng lái xe ngay khi cô ấy vừa nhận được bằng lái
Một người cha tin tưởng con gái mình và cho cô ấy tự do khi cô ấy bước vào độ tuổi trưởng thành
Một người cha vội vàng nhắn tin cho con gái lúc khuya muộn chỉ để chắc chắn rằng con gái mình đang an toàn khi cô ấy chưa về đến nhà.
Một người cha luôn ủng hộ con gái mình khi chúng rơi vào những tình huống khó khăn như thi không tốt, cảm thấy áp lực và đau khổ khi vừa chia tay ai đó.
Một người cha luôn biết cách ôm cô con gái của mình thật chặt, thậm chí còn khóc khi nhìn thấy con gái bé bỏng của mình sắp đi khám phá một vùng đất mới
Một người cha không ngần ngại thể hiện ông ấy đã nhớ con gái như thế nào khi cô ấy vắng nhà. Người cha ấy sẽ gửi email, gọi điện thoại chỉ để biết chắc chắn rằng con gái mình đang ổn
Một người cha luôn cổ vũ những điều con gái làm và khuyến khích con thực hành nhiều lần để có kết quả tốt nhất
Một người cha lén lau nước mắt vào ngày con gái lên xe hoa về nhà chồng
Một người cha cảm thấy hạnh phúc hơn cả con gái mình khi cô ấy vừa sinh cháu ngoại. Người cha ấy sẽ ôm hôm đứa trẻ theo cách mà ông đã từng làm với cô con gái bé bỏng của mình.
Một người cha luôn tự hào về cô con gái bé nhỏ của mình vì những gì con đạt được. Với những người cha, con gái của họ luôn hoàn hảo.
Theo Afamily.vn
The post Những điều cô con gái nào cũng cần ở một người cha appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những công việc nhà nên để con tự làm

Muốn con tự lập và trưởng thành, mẹ hãy bắt đầu để trẻ tự làm một vài việc nhà nhẹ nhàng ngay từ bây giờ nhé!

Để con cùng tham gia làm việc nhà là điều rất quan trọng bởi nó dạy cho trẻ trách nhiệm cũng như kỹ năng sống quý giá mà trẻ sẽ cần đến khi lớn lên cũng như đến tuổi tự lập.

1. Dọn bát đĩa

Dọn bát đĩa là một trong những việc nhà dễ làm và có thể thực hiện nhanh chóng. Hãy để con bạn tự mang bát đĩa của mình đến bồn rửa sau khi bé ăn xong. Bé cũng có thể vứt giấy ăn vào thùng rác. Nếu con bạn lớn tuổi hơn, nên dạy bé cách đổ thức ăn thừa trong bát đĩa và đặt chúng vào trong bồn rửa.

nhung-cong-viec-nha-nen-de-con-tu-lam

2. Để quần áo cần giặt vào chậu đồ bẩn

Tại sao các bà mẹ phải luôn lấy quần áo bẩn của lũ trẻ để đi giặt? Việc này thậm chí một đứa bé chậm chững biết đi cũng có thể làm được. Do vậy bạn nên dạy trẻ khi đi tắm hãy vứt quần áo bẩn vào chậu đựng đồ để giặt, nhớ bảo trẻ để đồ gọn gàng, không vứt vương vãi ra sàn. Tốt hơn hết bạn nên làm mẫu một lần cho trẻ.

3. Dọn đồ chơi

Việc bạn hướng dẫn con mình dọn đồ chơi mà chúng làm bữa bãi sau khi chơi xong là việc vô cùng hợp lý. Bạn có thể cùng con dọn đồ khi bé ở tuổi nhỏ, nhưng nên tạo cho con thói quen dọn dẹp này khi còn bé để trẻ có thể tự làm khi lớn lên.

4. Phân loại tất

Bọn trẻ thích phân loại các đôi tất, vậy hãy để trẻ sử dụng kỹ năng này để ghép các đôi tất cùng bộ với nhau. Khi gập quần áo, bạn loại tất riêng ra để trẻ sắp xếp trong khi bạn có thể xử lý đống quần áo còn lại. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể dạy trẻ gấp cả quần áo nữa.

nhung-cong-viec-nha-nen-de-con-tu-lam

5. Lau dọn đồ trong nhà

Lũ trẻ sẽ thích nghịch một tấm vải ướt để lau những vật không dễ vỡ trong nhà. Bạn có thể để trẻ lau giá sách, tivi hay những đồ trang trí bằng nhựa… Đến lúc bạn tin tưởng con, bạn sẽ để con làm những việc nhà khó hơn.

6. Chăm sóc thú cưng

Con bạn dù nhỏ tuổi đến mấy vẫn biết cách đổ thức ăn vào bát cho thú cưng. Khi con lớn tuổi hơn, chúng còn có thể tắm gội và chải lông cho con vật nuôi của mình. Nếu nhà bạn nuôi chó, hãy để con bạn làm “thầy dạy” chú cún ấy, còn nếu bạn nuôi mèo, bé có thể lấy đồ chơi cho mèo nghịch, hoặc lấy thức ăn cho chim ảnh, cá cảnh ăn.

7. Mang đồ mua sắm giúp mẹ

Rõ ràng bạn không bao giờ bắt trẻ phải bê vác những đồ vật nặng, nhưng bạn hoàn toàn có thể để bé mang những đồ nhẹ nhàng, như túi bánh, túi kẹo hoặc hộp giấy ăn  Khi con bạn lớn hơn, bé sẽ mang giúp bạn những túi nặng vừa sức hơn. Và điều đó là vô cùng cần thiết cho cả mẹ và bé.

Theo Afamily.vn

6 ý tưởng giúp con bạn luôn nghe lời

Làm sao để con không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là “mẹ nói nghe luôn”? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời giúp con luôn nghe lời.

Nếu đã từng có con và nuôi con, chắc chắn mẹ nào cũng phải công nhận một điều rằng: không ít lần con bạn vờ như không nghe thấy bố mẹ nói gì, thậm chí đến khi bố mẹ phải hét lên thì chúng mới trả lời bằng cách hỏi lại “mẹ nói gì cơ ạ?”, “dạ?”… và nhiều khi còn không thực hiện những gì mẹ nói. Nếu tình trạng này diễn ra một lần thì không sao nhưng nếu liên tục như vậy, chắc chắn nhiều mẹ sẽ không thể giữ nổi bình tĩnh, trở nên tức tối, cáu giận và dễ có hành vi bạo lực với con.

Có những mẹ đã chọn phương pháp “trị” lại tính “giả điếc, không nghe, không làm” của con bằng cách cắt giảm thời gian xem tivi, không mua đồ chơi hoặc phạt làm việc nhà… Thế nhưng hầu hết các mẹ đều nhận ra rằng các cách này đều… phản tác dụng.

Vậy làm sao để con luôn nghe lời, không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là “mẹ nói nghe luôn”? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời các mẹ nên tham khảo.

daycon

Ảnh minh họa

1. Cho bé quà

Đối với trẻ mới biết đi, hãy giữ một mẩu đồ ăn trong tay và đưa cho con mỗi khi mẹ gọi và con thực hiện yêu cầu của mẹ. Hãy coi như đó là một phần thưởng để khuyến khích con vì con đã làm một việc tốt. Tuy nhiên, không phải lần nào bạn cũng dùng “mồi nhử” này. Mẹ có thể giãn dần số lần trao quà cho bé và sau đó cắt luôn quà mà bé vẫn nghe lời.

2. Cổ vũ cho hành vi tốt

Không cần quà, hãy tỏ thái độ thừa nhận và khen ngợi con mỗi khi con tỏ ra biết nghe lời mẹ, thực hiện ngay những gì mẹ nói. Sự động viên kịp lúc của mẹ chắc chắn sẽ khuyến khích và tăng sự hào hứng cho con mỗi khi nghe mẹ nói.

3. Kiên nhẫn và có sự thay đổi liên tục trong “chiến thuật”

Các mẹ không thể trông chờ sự thay đổi của con diễn ra ngay lập tức, ngày một ngày hai. Để con thay đổi thói quen “không nghe, không biết, không làm”, mẹ hãy kiên nhẫn và dành thời gian vạch ra những thay đổi nhỏ để con tiến bộ từng bước một trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này là rất cần thiết với những bé đã lớn, có ý thức và phản kháng mạnh mẽ.

Thậm chí nếu bé không làm tất cả mọi thứ mẹ yêu cầu thì hãy tập trung vào khen ngợi những gì bé làm được chứ đừng quá chú trọng vào những thứ bé không làm

4. Ôm con

Đây là một cách giúp mẹ thể hiện tình cảm mạnh mẽ với con và chắc chắn đứa trẻ nào cũng thích. Mỗi khi con thực hiện đúng yêu cầu của mẹ, hãy ôm con để con thấy rằng “con là đứa bé giỏi, thông minh biết lắng nghe mẹ, mẹ rất tự hào về con”. Điều này sẽ có lợi ích gấp đôi nếu mẹ kết hợp với việc giải thích cho con hiểu rằng mẹ yêu và tự hào về con như thế nào, tại sao con nên nghe theo lời mẹ…

daycon1

Ảnh minh họa

5. Sử dụng miếng dán

Để sẵn miếng dán ở nơi thuận tiện và bất cứ khi nào con nghe lời, thực hiện theo lời mẹ thì hãy “thưởng” cho con một miếng dán. Để biện pháp này có hiệu quả, hãy thống nhất với con một vài quy định, ví dụ như: được 5 miếng dán thì sẽ được mua một cuốn truyện mới, 10 miếng dán thì được đi chơi công viên… để tăng sự hào hứng và nhiệt tình của con.

6. Thiết lập một hệ thống điểm

Đối với những trẻ từ 6 tuổi trở lên, có thể bé sẽ không còn hào hứng với mấy miếng dán nhưng hệ thống điểm lại khuyến khích được bé (vì bé đã làm quen với điểm số khi tới trường). Yêu cầu đối với những bé này cũng cao hơn, đó là phải đạt được một số điểm nhất định trong khoảng thời gian nào đó thì mới được mẹ thưởng. Ví dụ: Nếu con đạt 500 điểm trong một tuần thì sẽ được tăng thời gian xem tivi 30 phút, được đi tham quan bảo tàng… Và mẹ cũng phải quy định rõ mỗi lần mẹ gọi mà không “làm ngơ” thì được 5 điểm, thực hiện lời mẹ nói được 10 điểm…

Tuy nhiên, vì các bé này đã có nhận thức tốt nên các mẹ không nên lạm dụng cách này quá. Thay vào đó hãy áp dụng luân phiên với các cách khác cho tới khi không cần điều kiện mà con trở nên nghe lời như mẹ mong muốn.

Theo ttvn.vn