Rau củ khi mua về để giữ được lâu chúng ta thường hay cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, có một số thực phẩm không nên dự trữ ở nhiệt độ thấp vì chúng dễ bị mềm, bở hoặc mất chất dinh dưỡng, vì thế bạn phải tùy loại mà bảo quản.
Các loại rau củ, trái cây khi mua về nếu không dùng ngay thì bạn không cần rửa trước vì sẽ không để được lâu. Nên chia ra loại nào cần để ở nhiệt độ phòng, loại nào cần bảo quản tủ lạnh, sau đó gói giấy báo hoặc cho vào hộp, túi đựng thực phẩm, khi dùng mới lấy ra rửa.
Cà chua
Hơi lạnh từ ngăn đá sẽ làm trái cà chua nhanh nứt vỏ và bở. Do đó, nên cho cà chua vào túi hoặc hộp tiện dụng và đặt ở ngăn cửa tủ lạnh. Với những quả cà chua chín mềm, dùng làm mứt hoặc nước sốt sẽ ngon hơn ăn sống.
Dưa hấu
Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng phát hiện rằng để dưa ở nhiệt độ bình thường sẽ làm giảm lượng chất chống oxy hóa. Nếu đã bổ dưa ra thì phải cho vào hộp và để tủ lạnh, có thể giữ được 3-4 ngày.
Khoai tây
Khoai tây nên để bên ngoài vì nhiệt độ thấp sẽ làm mất lượng tinh bột có trong khoai tây, giảm vị ngọt tự nhiên và khi ăn cảm giác như có sạn. Tránh để khoai tây ở nơi quá lạnh và thiếu ánh sáng.
Củ hành
Nên để củ hành ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không để tủ lạnh vì độ ẩm trong tủ sẽ khiến củ hành bị nấm mốc hoặc mềm xốp. Củ hành khi đã lột vỏ nếu chưa dùng hết thì phải cho vào hộp hay túi ziplock đựng thực phẩm, để ở ngăn rau tủ lạnh.
Táo
Táo sẽ mau hư nếu để ở nhiệt độ thường. Để giữ táo được lâu, nên để ở ngăn rau củ trong tủ lạnh, bằng cách này bạn có thể bảo quản được 1-2 tuần.
Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như dâu tây, dâu tằm, việt quất, mâm xôi để giữ được lâu phải bảo quản trong tủ lạnh nhưng tránh thấm nước. Chỉ rửa trước khi ăn.
Quả có hạt cứng
Loại quả có hạt cứng như lê, mơ, đào hoặc mận nên để ở nhiệt độ phòng đến khi chín mềm. Khi không ăn hết một lúc, bạn nên bảo quản trong ngăn trái cây của tủ lạnh khoảng vài ngày.
Bạn sẽ yên tâm ngó lơ các hiệu thuốc nếu như giỏ xách đi chợ của bạn luôn đầy rau quả tươi. Không chỉ là món ăn ngon, thực phẩm từ rau quả còn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật.
Ảnh: flickr.com
• Ớt chuông
Ớt chuông hay còn gọi là ớt Đà Lạt, chứa rất nhiều vitamin C (hơn cả trái cam) có tác dụng chống nhăn da. Các beta-caroten trong ớt chuông giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Ớt chuông vàng và ớt chuông xanh giúp bảo vệ màng collagen và nuôi dưỡng da tốt nhất. Vitamin A và vitamin C trong ớt chuông chống lại quá trình ôxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm của tế bào và các rối loạn về mắt. Chất liuteolin chống ung thư da và bệnh tim mạch cũng có trong ớt chuông.
Ngoài ra, ớt chuông màu xanh còn có tác dụng tốt với những người mắc bệnh béo phì trong việc ngăn chặn các rối loạn tiêu hóa, làm giảm nguy cơ tiểu đường. Dùng ớt chuông như một loại sinh tố có tác dụng rất tốt trong việc kích thích tuyến dịch vị, gia tăng bài tiết, tăng cường tiêu hóa. Uống sinh tố ớt chuông hàng ngày có thể kích thích tim đập nhanh, tăng tuần hoàn máu.
Theo những nghiên cứu mới nhất, ớt chuông còn có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng tính đàn hồi của các mạch máu não. Ớt chuông dùng trong các món xà lách trộn với cá ngừ, món xào hay nhồi thịt đều ngon.
Ảnh: flickr.com
• Cà rốt
Là một trong những thực phẩm hàng đầu về giá trị dinh dưỡng. Cà rốt giàu vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất carotene (sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A). Cà rốt bổ sung chất khoáng, làm tăng lượng hồng cầu, tăng miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng, kích thích sự tiết sữa, giúp các mô và da trẻ lại. Cà rốt còn giúp điều hòa ruột, làm lành vết thương ở ruột, có tác dụng lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và giúp liền sẹo. Ngoài ra, phụ nữ ăn nhiều thực phẩm giàu caroten như cà rốt sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nên dùng cà rốt dưới dạng nước ép hay món xào để cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Ảnh: flickr.com
• Bạc hà
Lá bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa đồng thời giúp làm dịu đau dạ dày trong trường hợp bị sưng viêm. Mùi thơm của lá bạc hà kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến tiết enzyme kích thích tiêu hóa, qua đó giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa. Ngoài ra, hương bạc hà có tác dụng hữu hiệu trong việc làm thông mũi, họng, phế quản và phổi cũng như giảm rối loạn hô hấp và trị chứng buồn nôn hữu hiệu. Mùi dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi nghiền nát giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, có tác dụng giảm ho.
Việc thường xuyên dùng lá bạc hà rất hữu ích cho bệnh nhân hen vì giúp thông đường hô hấp. Bên cạnh đó, nước ép lá bạc hà có tác dụng làm mềm da, chữa viêm nhiễm da, trị mụn, cũng có thể dùng để trị các vết cắn của côn trùng như muỗi. Lá bạc hà được xem là chất sát trùng và giúp hơi thở thơm tho, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, một số enzyme trong lá bạc hà có thể giúp trị ung thư.
Ảnh: flickr.com
• Thì là
Thì là giúp kích thích sản xuất tăng tiết sữa cho những phụ nữ đang cho con bú và làm giảm trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thì là với số lượng quá nhiều lại có thể dẫn đến co giật cơ bắp, thậm chí gây ảo giác. Loại thảo dược này có chứa nhiều khoáng chất fennel và các vitamin C, chất xơ, mangan, kali, magiê, canxi, sắt, vitamin B3… giúp kháng khuẩn và rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, do có chứa nhiều chất xơ nên thì là giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Ngoài ra, các chất xơ trong thì là còn ngăn ngừa ung thư đường ruột nhờ tác dụng loại bỏ độc tố và chất gây ung thư từ ruột. Kali trong thì là còn là một khoáng chất cần thiết giúp giảm huyết áp cho những người bị bệnh tim.
Thì là có thể ăn được cả hạt, lá và rễ, nhưng chất béo chiết xuất từ hạt thì là lại khá độc, ngay cả khi sử dụng với lượng nhỏ, dẫn đến phát ban da, khó thở và buồn nôn. Ngoài ra, thì là có tác dụng trong điều trị vết bầm, béo phì, giữ nước, nhiệt miệng..
Thì là giúp loại trừ cảm lạnh thông thường và làm giảm cơn ho do vướng đờm trong cổ họng. Ngoài ra, xông hơi bằng nước lá thì là giúp làm giảm bớt bệnh suyễn và viêm phế quản. Xi-rô làm từ nước thì là giúp giảm ho.
Tuy nhiên, những phụ nữ mang thai không nên sử dụng thì là, vì loại rau gia vị này có chứa các chất kích thích tử cung. Tuy nhiên, thì là không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nếu nó được sử dụng trong bữa ăn.
Với cách sử dụng xông hơi, tinh dầu thì là có thể tiếp xúc trực tiếp với da, gây viêm da đối với làn da nhạy cảm.
Ảnh: flickr.com
• Nấm
Nấm giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của bạch cầu (có chức năng chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể).
Ngoài ra nấm còn kháng ung thư và kháng virus, kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus. Hơn nữa, nấm có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp ôxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Thêm vào đó, nấm có công dụng phòng chống viêm gan và loét dạ dày.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Khá nhiều loại nấm ăn có tác dụng làm hạ đường máu như ngân nhĩ, nấm linh chi… Ngoài công dụng điều chỉnh đường máu, các polysaccharide B và C trong nấm linh chi còn có tác dụng chống phóng xạ.
Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hóa tế bào. Nhiều loại nấm ăn như nấm linh chi, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ… có tác dụng thanh trừ gốc tự do, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, nhiều loại nấm ăn còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện thấy nấm còn có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độ nhất định, thông qua khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể.
Theo Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc – Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt: Một trong những yếu tố quan trọng giúp giữ gìn sức khỏe bệnh nhân ung thư chính là dinh dưỡng. Đối với các bệnh nhân ung thư cần được xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, sử dụng những thức ăn tươi sạch và bổ dưỡng cho bệnh nhân để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
1. Rau bina (rau chân vịt)
Rau bina hữu ích trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt.Có thể kết hợp với tỏi trong danh sách này.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu glycol – chất dinh dưỡng trong rau bina và phát hiện ra rằng loại rau này có khả năng tiêu diệt sự phát triển những tế bào ung thư và các khối u. Rau bina hữu ích trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt.
2. Yến mạch
Bột yến mạch có tác dụng làm giảm căng thẳng. Chúng chứa các hóa chất thực vật có khả năng ngăn ngừa ung thư. Chúng giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú. Yến mạch cũng giống như bất kỳ loại ngũ cốc khác, chúng cung cấp lượng carbohydrates cao, điều này khiến cơ thể bạn được tiếp thêm năng lượng.
3. Cà chua kết hợp đậu nành
Chế độ ăn từ 3-4 bữa cà chua một tuần kết hợp với 1-2 bữa đậu nành hàng ngày có thể giúp ngăn chặn hiệu quả căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Tác dụng sẽ còn cao hơn nếu như ăn các sản phẩm tươi như cà chua nguyên quả và sữa đậu nành chưa qua nhiều công đoạn chế biến.
Có nhiều cách kết hợp để tận dụng hai thực phẩm này nhằm đa dạng hóa mùi vị, dễ ăn.
4. Bắp cải
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn nhiều rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh và cải bruxen giúp chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi.
5. Bông cải xanh
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn nhiều rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh và cải bruxen giúp chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi. Cách chế biến tốt nhất là hấp rau vì sulforaphane được giữ lại nhiều nhất khi nấu trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 60 độ C, hoặc hấp trong vòng 4 phút đủ chín vừa.
6. Rong biển
Là thực phẩm hàng đầu chống ung thư vú. Rong biển không chỉ giàu vitamin E và chất xơ, mà còn phong phú về hàm lượng i-ốt. Các nhà khoa học tin rằng thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư vú, do đó, ăn rong biển có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú.
7. Hẹ
Hẹ có chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả, có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giảm nhẹ hay tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gen, từ đó bảo vệ tế bào chống lại sự xâm nhập của các chất gây ung thư, có tác dụng tăng cường sự miễn dịch cơ thể.
Hẹ có khả năng chống lại các chất gây ung thư.
8. Cần tây, sả
Cây sả, cần tây là những thực phẩm giàu chất xơ, khi vào trong ruột có thể đẩy nhanh tốc độ làm sạch các thức ăn thừa trong ruột, giảm các chất độc hại và thúc đẩy bài tiết cực kỳ hiệu quả, phòng chống ung thư đại trực tràng.
9. Tỏi
Thành phần tinh dầu có ích trong tỏi kích hoạt công năng nuốt của thực bào, tăng sức miễn dịch, từ đó nâng cao sức đề kháng. Tỏi ức chế sinh trưởng của vi khuẩn nitrobacterium trong dạ dày, giảm bớt sản sinh muối nitrat trong dịch vị. Trong tỏi còn chứa nhiều chất chống ung thư như nguyên tố vi lượng selen. Việc thường xuyên dùng tỏi giúp dự phòng phát sinh ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
10. Măng tây
Chất glutathione trong măng Tây chống oxy hóa có khả năng phòng và điều trị bệnh ung thư. Măng tây là trong những loại rau đầu bảng giàu vitamin, axit nucleic và các thành phần khác có tác dụng nhất định trong phòng chống ung thư hạch, ung thư bàng quang, ung thư da.Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, măng tây chứa nhiều glutathione, một chất chống oxy hóa có khả năng phòng và điều trị bệnh ung thư rất hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chữa trị cho nhiều trường hợp và thu lại kết quả rất khả quan.
11. Đậu tương
Theo các nhà nghiên cứu đậu phụ, sữa đậu nành được làm bằng đậu nành (đậu tương) có chứa isoflavone, lignin được coi là có tác dụng chống oxy hóa, có thể ức chế sự phát triển của ung thư cổ tử cung, giảm phân chia tế bào ung thư, đồng thời có ngăn chặn sự di căn của khối u hiệu quả.
12. Các loại nấm
Nấm có chứa các lớp polysaccharide giúp ức chế hoạt động của các chất gây ung thư, thúc đẩy hình thành kháng thể để cơ thể tạo ra miễn dịch với khối u, ức chế tế bào ung thư tăng trưởng để có thể đề kháng với nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư ruột kết, và đặc biệt là thực phẩm hàng đầu có tác dụng phòng chống ung thư gan.
13. Nghệ
Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, bột nghệ chứa hoạt chất curcumin giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư vú phát tán. Curcumin và phenethyl isothiocyanate (PEITC), một chất tự nhiên có trong nghệ và rau họ cải, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
14. Khoai lang
Chứa nhiều chất chống oxy hóa beta carotene, vitamin, chất khoáng và nhiều chất xơ, có hiệu quả phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và là thực phẩm cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.
Theo các bác sĩ, người mắc bệnh thấp khớp nên tuân theo chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả.
Nên ăn nhiều các loại rau quả, cá hơn là thịt. Với rau quả, tốt hơn hết là nên ăn sống như làm các món salad, hay luộc để có thể giữ được vitamin và các chất khoáng. Trong bữa ăn sáng, uống một cốc nước hoa quả ép cũng rất tốt. Dưới đây là 4 loại rau củ không thể thay thế mà các bác sĩ khuyên dùng trong các bữa ăn với bệnh nhân thấp khớp.
1. Cần tây
Lá và rễ cần tây rất nhiều tinh dầu có mùi thơm, nhựa, các vitamin nhóm B và muối khoáng. Trong cần tây có các chất giúp tăng lực và trị bệnh thấp khớp.
2. Bắp cải
Ăn bắp cải giúp giảm béo, các khớp xương vận động được dẻo dai và làm đẹp da và tất nhiên nó rất tốt cho bệnh thấp khớp.
3. Cà chua
Cà chua rất tốt cho những bệnh nhân bị thấp khớp do trong thành phần nó chứa carotenoit chống oxy hóa. Tuy nhiên, nên chú ý chọn cà chua chín vì cà chua xanh có chứa chất độc ở thân và lá.
4. Tỏi
Trong tỏi có nhiều ka li, nguyên tố vi lượng, các vitamin và i ốt. Nên sử dụng tỏi với các món salad. Đặc biệt, tỏi còn là một loại củ lợi niệu.
Ngoài ra, trong bữa ăn chúng ta có thể sử dụng các loại cây gia vị như hành, húng…hay những loại rau củ như cà rốt, rau diếp…
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, việc ăn những loại rau củ có màu xanh, vàng, cam, đỏ sẽ giúp tinh trùng khỏe mạnh hơn.
Theo các nhà nghiên cứu của trường Y tế cộng đồng – ĐH Harvard, Mỹ, các loại rau có màu đỏ có thể giúp cơ thể sản xuất ra nhiều tinh trùng khỏe mạnh, đặc biệt là cà rốt. Loại rau củ có màu cam này cùng với rau diếp xoăn chứa rất nhiều beta-carotene. Đây chính là chất chống ôxy hóa có công dụng cải thiện khả năng di dộng của tinh trùng, giúp chúng di chuyển đến trứng nhanh hơn từ 6,5% đến 8%. Nhờ đó, khả năng thụ thai được nâng cao.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, lutein – chất chống ôxy hóa khá phổ biến trong những thực phẩm màu vàng, cam hay cải bó xôi và rau diếp xoăn – cũng mang lại tác dụng tương tự đối với tinh trùng.
Ở những người tham gia thí nghiệm đã theo đuổi chế độ ăn uống có nhiều những thực phẩm giàu chất lycopene (chất hóa học tạo ra màu đỏ tươi cho cà chua), kết quả là lượng tinh trùng dị dạng giảm đáng kể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trên trang The Health, rau xanh cũng như các loại củ quả cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên do một số thói quen chế biến rau thiếu khoa học, người đầu bếp có thể làm hao tổn rất nhiều dinh dưỡng trong quá trình xào nấu.
Ảnh minh họa:shutterstock.
1. Thời gian xào nấu quá lâu
Các vitamin có trong rau củ rất “nhạy cảm”, nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
2. Cắt rau xong không nấu ngay
Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái “dễ bay hơi”. Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.
3. Nhặt bỏ lá rau
Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhúc… Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.
4. Cắt rau xong mới rửa
Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình “rửa” đi lượng lớn vitamin.
5. Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím… Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
Món bánh nướng rau củ này sẽ cho bạn thêm sự lựa chọn cho bữa sáng nhiều hương vị.
Nguyên liệu: cho khoảng 25 miếng
+ 1 muỗng canh dầu ô liu (để chiên) + 1/2 cup dầu ô liu (để trộn)
+ 1 củ hành tây nhỏ, thái và băm nhỏ
+ 250g bột lúa mì
+ 2 muỗng cà phê bột nở
+ 2 muỗng cà phê đường chưa tinh chế
+ 2 muỗng cà phê rau mùi
+ 2 tai nấm đông cô khô
+ 1 cup bí ngòi nghiền
+ 1/2 muỗng cà phê muối
+ 1/4 cup sữa chua đậu nành
+ 1 muỗng canh nước cốt chanh
Cách làm:
– Cho 1 muỗng canh dầu ô liu và hành tây vào chảo trên lửa vừa và xào hành tây cho đến khi hành chuyển thành màu giống như caramel (15-20 phút).
– Đặt giá đỡ trong lò ở vị trí giữa và làm nóng đến 350 độ F (180 độ C). Xếp giấy nến lên khay nướng.
– Trộn bột mì, bột nở, đường và rau mùi xay (hoặc băm nhỏ) trong một cái bát.
– Dùng máy xay để xay nấm công cô và cho nó vào bát bột ở trên. Trộn chúng với nhau.
– Cho bí ngòi nghiền để một bát và khuấy cùng với muối.
– Cho hành tây, dầu ô liu, sữa chua đậu nành và nước chanh vào cùng nhau và trộn đều.
– Cho tất cả nguyên liệu khô và ướt ở trên trộn lẫn với nhau. Nhồi chúng lại với nhau thành một cục bột khô.
– Đổ bột ra trên một bề mặt phẳng và vỗ nhẹ nó ra thành một hình chữ nhật dày khoảng 2,5cm.
– Cắt bột thành nhiều phần hình tam giác khác nhau rồi cho lên khay nướng.
– Nướng cho đến khi bánh có màu nâu vàng đẹp mắt (khoảng 15-20 phút).
– Để nguội một chút là bạn có thể thưởng thức rồi đấy.
Salad rau củ quả không chỉ bổ sung chất xơ cho cơ thể mà còn cung cấp thêm vitamin và khoáng chất, giúp gia đình đổi bữa và ngon miệng hơn.
Nguyên liệu:
½ quả dưa lưới
200g súp lơ xanh
1 quả cam ngọt
100g việt quất
1 cây bắp cải tím nhỏ
Nước trộn salad (bạn có thể mua loại xốt / nước trộn salad có bán sẵn ở siêu thị hoặc tự pha chế với giấm, đường, dầu ăn và muối sao cho nước trộn có vị chua mặn ngọt cân bằng là được) và xốt mayonnaise.
Các bước thực hiện:
1. Dưa lưới gọt vỏ, cắt miếng vuông nhỏ. Súp lơ xanh rửa sạch, cắt bỏ cuống và chỉ giữ lại phần hoa nhỏ phía trên, rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước chảy rồi ngâm trong nước muối loãng cỡ 30 phút. Vớt ra để ráo.
2. Cam rửa sạch, lau qua vỏ bằng cồn 900C rồi lau khô lại bằng khăn sạch. Xắt lát tròn mỏng rồi cắt thành hình quạt. Xắt lát tròn mỏng rồi cắt thành hình quạt. Bắp cải tím tách riêng từng lá, rửa sạch, để ráo, xắt sợi. Quả việt quất rửa nhẹ dưới vòi nước chảy, cho ra rổ để ráo.
3. Súp lơ trụng sơ rồi vớt ra, xối qua nước mát để giữ được độ xanh và giòn.
4. Cho tất cả các nguyên liệu vào bát trộn, rưới nước trộn salad cho vừa khẩu vị rồi xóc đều (Tỷ lệ nước trộn đóng vai trò quan trọng, nếu quá ít thì không đủ vị còn quá nhiều sẽ khiến cho gia vị không ngấm đều giữa các nguyên liệu. Vì vậy, chỉ sử dụng nước trộn để tăng thêm hương vị cho món ăn).