Lưu trữ cho từ khóa: nước sôi

5 cách tẩy rửa vết cáu xà phòng trong nhà tắm

 
Vết bẩn có thể trôi dễ dàng nếu bạn lau thường xuyên, nhưng nó cũng sẽ đóng cặn lại theo thời gian nếu bạn không cọ rửa. Sau đây là 5 cách đơn giản giúp bạn giải quyết chúng:
 
– Đổ 1/2 chén nước sôi và 1,5 chén giấm trắng vào bình, xịt khắp bề mặt vết bẩn để khoảng 10 phút. Lấy bàn chải cọ sạch và rửa lại với nước, lặp lại quá trình nếu cần thiết. Tránh sử dụng trên gạch có màu sắc để tránh phai màu.
 
– Phun nước nóng lên bề mặt vết bẩn, sau đó rắc ít bột nở vào miếng bọt biển (mút) ẩm. Chà bề mặt theo chuyển động tròn để dễ dàng loại bỏ các vết bẩn. 
 
1-3738-1379735929.jpg
Ảnh minh họa: Prevention.
 
– Pha hỗn hợp 1/2 chén bột nở, 1/2 chén chất tẩy rửa lỏng, 1/8-1/4 chén giấm trắng đổ trực tiếp lên vết bẩn rồi cọ sạch, rửa lại với nước là sẽ sáng bóng.
 
– Trộn 1/2 chén nước tẩy rửa hoặc nước rửa bát, với 1/4 chén nước ấm và phun lên tường. Cọ sạch nhiều lần bằng miếng bọt biển, rồi rửa lại với nước.
 
– Rắc một ít bột hàn the (bột borax) lên miếng bọt biển ẩm sau đó chà vào chỗ bẩn. Nếu đó là các vết bẩn cứng đầu, hãy để bột hàn the ngâm thêm một vài phút trước khi cọ.
 
Ngọc Lan (theo Tip)

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

– 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

– Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

– Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

– Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

– Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

– Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

– Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

– Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

– Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Để nấu ăn không mất chất dinh dưỡng

Trong quá trình chế biến món ăn, thành phần hóa học của thịt, rau, hạt đều bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Dưới đây là những bí quyết giúp giữ chất dinh dưỡng trong quá trình nấu ăn được đầu bếp Thanh Hoa chia sẻ.

Vịt

Với thịt quay, nếu tẩm ướp gia vị quá sớm dễ làm cho protein trong vịt bị đông cứng lại, thớ thịt co lại, cứng, không ngon. Thời gian tẩm ướp lý tưởng nhất là trong vòng một tiếng.

vit-quay[1332088530].jpg
Chỉ nên tẩm ướp gia vị 1 giờ trước khi đem vịt đi quay.

Lạp xưởng, thịt muối hay jambon

Trong những loại thực phẩm này có chứa loại muối nitorat ammoni, nếu bạn đem chiên sẽ sinh ra chất gây ung thư.

Trứng

Trứng vừa chín tới, lòng đỏ còn dẻo là ngon. Khi luộc lâu, nếu để ý bạn sẽ thấy bề mặt vỏ có màu tro xanh vì khi này trứng hình thành một chất khó hấp thu, dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng.

Cần phải nấu cá không dưới 8-10 phút (đã cắt thành miếng nhỏ), hay nguyên con (từ 500g trở lên) không dưới nửa giờ. Nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay. Khi rán, nhất định phải tẩm bột để cá không bị chảy mất nước, không để rán quá lâu, vì khi đó protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút.

ca-chien[1332088530].jpg
Trước khi rán cá, cần tẩm bột hai mặt để cá không bị mất nước.

Rau, quả

Khi bóc bỏ vỏ rau quả, nên cố gắng gọt làm sao cho mỏng, sau đó nấu ngay, không nên để lâu rau quả đã làm sạch vỏ ngoài không khí. Nên nấu chúng với ít nước hoặc chỉ nấu cách thủy. Chỉ nên làm các món rau trộn (salad) ngay trước khi ăn.

Nên rửa sạch quả, lấy bỏ hạt ngay trước khi đưa lên bàn ăn hay chế biến tiếp (như làm mứt). Khi làm quả nghiền hay làm nước ngọt từ quả tươi, trước hết nên ép lấy nước từ các quả đó, sau đó nấu phần còn lại trong nước khoảng 10 phút, lọc lấy nước, rồi đổ vào nước ép ban đầu và chỉ nấu tất cả đến khi sôi một lần, không hơn.

Thịt

Nếu giữ thịt đông trong tủ lạnh, thì cần để tan trong vòng 2-3 giờ ở nhiệt độ trong phòng. Không cho thịt vào nước. Khi làm tan băng nhanh bằng cách cho thịt vào nước ấm, nước trong thịt sẽ bị mất, cùng với nó các protein có giá trị cũng tiêu hao. Cần rửa thịt nhanh dưới vòi nước lạnh, và nên thu xếp chế biến ngay. Nên nấu thịt bằng những miếng lớn và chỉ bỏ thịt vào nước sôi.

thit-nuong[1332088530].jpg
Nếu giữ đông thịt, cần phải rã đông trong khoảng 2 đến 3 giờ trước khi chế biến.

Khi làm thịt băm trộn bột bánh mì, nước thịt không bị mất nhiều nhờ có bột giữ lại. Dầu mỡ khi rán phải đạt độ nóng hợp lí, rán khi dầu (mỡ) chưa sôi, thịt không hình thành được lớp màng bảo vệ bên ngoài, ngược lại nếu dầu mỡ quá nóng sẽ làm lớp màng bảo vệ bên ngoài của thịt bị cháy, mỡ nóng quá cũng bị phân hủy. Do vậy, cần rán thịt trong mỡ nóng, nhưng không bốc khói, kéo dài khoảng 10 phút, sau đó giữ tiếp trong lò nướng.

Các loại hạt

Các loại hạt ít mất chất dinh dưỡng nhất. Nhưng không nên nấu chúng lâu. Bột mì chỉ nấu trong 10-15 phút; gạo, lúa mì trong 30-40 phút. Nên ngâm hạt đậu xanh, đậu Hoà Lan trong nước lạnh khoảng 2 giờ, sau đó đổ nước đó đi, cho vào nước lạnh mới và nấu.

Bài và ảnh Khánh Hòa

Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng, mất tiếng

Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản ảnh hưởng nhiều tới giao tiếp của người bệnh. Một giải pháp có khả năng mang lại hiệu quả cao đơn giản và an toàn là sử dụng các bài thuốc từ y học cổ truyền.

Viêm thanh quản thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…), người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… Bệnh gây khản tiếng kéo dài khiến việc nói nhiều làm bạn chóng mệt, thậm chí mất tiếng.

(Ảnh do nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh cung cấp)

Để điều trị bệnh viêm thanh quản và các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, bên cạnh những phương pháp hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc theo y học cổ truyền như:

– Lấy 100g giá đậu xanh sống, rửa sạch cho vào bát, bóp nát giá, sau đó đổ một lượng nước sôi vào bát, đậy nắp trong 15 phút rồi lọc lấy nước, uống từ 2 – 3 lần/ ngày.

– Lấy một lượng củ cải tươi vừa, bỏ vỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước, pha với một ít nước gừng tươi, uống hàng ngày.

Đặc biệt, vị thuốc quý từ thân rễ cây rẻ quạt (xạ can) cũng được dùng để chữa các bệnh về họng, ho nhiều đờm, khản tiếng. Người bệnh có thể dùng 3g – 6g rễ cây rẻ quạt mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc uống.

Ngày nay, để bệnh nhân có thể sử dụng thuận tiện hơn, rẻ quạt đã được dùng làm thành phần chính và phối hợp với các dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… và bào chế dưới dạng viên nén, tiện dụng mang tên thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm này giúp giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát. Tiêu Khiết Khanh ra đời đã đi đầu trong sự lựa chọn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, được đông đảo bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Để đạt được kết quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản tốt nhất, bên cạnh việc duy trì uống Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng nói, không hút thuốc lá, nên uống đủ nước…

Tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:

Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ 100% thảo dược, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như Viêm thanh quản, viêm amiđan, khản tiếng, mất tiếng; giảm sưng, giảm Viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói và không gây tác dụng phụ, kể cả khi dùng lâu dài. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên dùng Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày 2 lần, 2 – 3viên/lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 01 giờ, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 3 – 6 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

 
 
 

Món ngon từ khổ qua cho ngày nóng

Dưới đây là một số món ngon từ khổ qua.

1. Canh khổ qua dồn cá thác lác

Món ăn là sự pha trộn giữa hai hương vị, vị đắng đặc trưng của khổ qua lẫn trong cái vị ngọt thanh của cá thác lác rất dễ chịu.

Canh khổ qua nhồi cá thác lác.
Canh khổ qua nhồi cá thác lác. Ảnh: K. H.

Nguyên liệu:

– 3 trái khổ qua sống (khoảng 200-250g), 200g chả cá thác lác làm sẵn.

– Hành lá, tiêu, muối, hạt nêm, đường…

Cách chế biến:

– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Trộn chả cá thác lác với một ít tiêu, muối, đường, hạt nêm, hành lá đã thái. Dùng thìa lớn đánh thật nhuyễn.

– Khổ qua cắt làm đôi, bỏ hết ruột. Nhồi chả cá thác lác vào trong từng phần khổ qua là xong.

– Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn với hành tím, cho nước vào đun sôi, sau đó cho tiếp khổ qua vào. Đun tiếp đến khi khổ qua chín, nêm lại gia vị cho nước dùng vừa ăn. Múc khổ qua ra bát, cho vào một ít ngò rí và hành lá để món ăn vừa đẹp mắt vừa thơm.

2. Canh khổ qua dồn thịt:

Canh khổ qua nhồi thịt.
Canh khổ qua nhồi thịt. Ảnh: N.S.

Nguyên liệu:

– 2 quả khổ qua, 200g giò sống, có thể dùng thịt nạc xay.

– Vài tai mộc nhĩ, 1 lọn miến nhỏ, muối, hạt nêm, hành lá và tiêu.

Cách chế biến:

– Khổ qua cắt làm đôi. Dùng mũi dao nhỏ khoét bỏ phần hột. Rửa sạch, để ráo nước.

– Bỏ thịt, nấm mèo, hành hương phi, dầu mè, lòng trắng trứng gà, một tí muối, tiêu vào máy xay nhỏ và trộn đều hỗn hợp. Dùng một muỗng nhỏ múc hỗn hợp nhét vào ruột khổ qua.

– Bắt nồi nước có cho vào một tí muối lên bếp (đừng nhiều quá canh sẽ bị mặn). Nước sôi to, cho khổ qua nhồi thịt vào. Để lửa to cho nước lúc nào cũng sôi phủ lên mặt trái khổ qua để giữ được nguyên màu xanh của khổ qua.

3. Khổ qua xào tôm

Món ăn là sự kết hợp giữa vị đắng của khổ qua và vị ngọt của tôm.

Khổ qua xào tôm.
Khổ qua xào tôm. Ảnh: T.B.

Nguyên liệu:

– 2-3 quả khổ qua, 200g tôm.

– Tỏi nghiền nát, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn.

Cách chế biến:

– Khổ qua rửa sạch, bổ dọc, bỏ hết màng trắng cho bớt đắng. Sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn và chần sơ qua nước sôi.

– Tôm bóc vỏ, ướp với chút nước mắm và hạt nêm. Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, cho tôm vào đảo săn, múc ra đĩa.

– Đổ thêm chút dầu vào chảo, xào khổ qua. Khi gần chín, đổ tôm vào xào lẫn, nêm gia vị cho vừa miệng.

4. Lẩu cá thác lác khổ qua

Món ăn đơn giản nhưng hương vị thơm ngon không thể chê được.

Lẩu khổ qua cá thác lác.
Lẩu khổ qua cá thác lác. Ảnh: K.H.

Nguyên liệu:

– 500g bún tươi, 300g cá thác lác, 500g xương heo.

– 4 trái khổ qua, 1 trái ớt sừng, gia vị gồm bột nêm, mắm, tiêu, hành, ngò, rau thơm…

Cách chế biến:

– Xương nấu sôi, lọc lấy nước dùng.

– Cá thác lác quết nhuyễn, nêm ít muối, hành ngò, hạt nêm, vo viên tròn.

– Khổ qua rửa sạch, cắt đôi, bổ ruột, thái mỏng. Rau thơm rửa sạch, nhặt lá sâu, hành ngò xắt nhuyễn. Ớt xắt lát mỏng.

– Bắc bếp, đun sôi nước dùng, cho cá thác lác vào, nấu sôi, nêm gia vị. Đổ khổ qua vào, chờ nước sôi bùng thì nêm lại lần nữa vừa ăn. Cho hành ngò và ớt xắt vào, rắc tiêu lên.

Món này dùng nóng với bún, rau thơm, chấm nước mắm và ớt xắt rất ngon.

Khánh Hòa

Nấm miệng Candida ở trẻ em

Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp khiến trẻ phải đến khám tại phòng khám Nhi, cũng như phải mua thuốc tại hiệu thuốc tây. Bệnh phát hiện tình cờ qua khám, hay do triệu chứng khó chịu cho bé mà bà mẹ mang bé đến khám.

1. Nấm Candida có đặc điểm gì ?

  • Bình thường nấm Candida thường trú trên cơ thể và không xâm lấn gây bệnh;
  • Có 40% – 60% dân số là người lành mang Candida trên cơ thể;
  • Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ… và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng Candida albicans chiếm 70%;
  • Trẻ thường nhiễm Candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm Candida âm đạo lúc mang thai;
  •  Nấm Candida có ở 0,5% – 20% nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.

2. Yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển?

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành;
  • Vệ sinh miệng kém, đặc biệt bé mang dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng;
  • Trẻ bị nhiễm HIV- AIDS, ung thư, tiểu đường, suy dinh dưỡng…
  • Dùng corticoid, kháng sinh kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị ung thư…
  • Chấn thương tại chỗ.

3. Nấm Candida miệng gây triệu chứng gì?

  • Không triệu chứng, hoặc tình cờ phát hiện thấy mảng trắng trên niêm mạc má hay lưỡi;
  • Trẻ biếng ăn;
  • Đau rát họng, nôn ói.

4. Khám miệng bé bị nấm miệng Candida thấy gì?

  • Các mảng trắng như sữa, hay kem, phủ trên nền hồng ban dính chặt niêm mạc lưỡi, má… khó bóc tách;
  • Đa số dạng giả mạc trắng, một số dạng bạch sản, tăng sản lưỡi, hay dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Trẻ dùng corticoid hít trong dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt có thể bị nấm miệng dưới dạng hồng ban thường thấy ở vòm họng.

Hồng ban ở vòm họng và viêm lưỡi dạng hình thoi giữa lưỡi

5. Điều trị nấm miệng ở trẻ nhũ nhi khỏe mạnh như thế nào?

  • Tăng cường vệ sinh răng miệng và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển;
  • Nystatin tại chỗ là chọn lựa an toàn;
  • Miconazole oral gel rơ miệng hiệu quả hơn nystatin và mùi vị được trẻ chấp nhận tốt hơn. Hơn nữa dạng gel thuận tiện cho bà mẹ trong sử dụng;
  • Tuyệt đối không dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi nhỏ hơn 1 tuổi vì trong mật ong có thể chứa bào tử clostradium botulinum, có thể chuyển dạng thành vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị đẹn (tưa lưỡi) do nấm Candida albican gây ra (Nguồn hình: Công Ty Janssen Cilag VN)

6. Rơ miệng thế nào cho hiệu quả và dễ chịu cho bé ?

Vì rơ miệng có thể kích thích khiến trẻ dễ nôn ói, nên việc này thực hiện tốt nhất là lúc bụng bé đói hay trống thức ăn, và nên theo các trình tự sau:

  • Vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ;
  • Lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón chọn để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé), nhúng miếng gạc rơ miệng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc, nhằm tránh ma sát làm đau bé;
  • Dùng miệng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin đã được nghiền nát hay Miconazole oral gel với lớp mỏng, vừa đủ;
  • Nếu trẻ bị nấm miệng nhiều nơi, thì nên rơ theo thứ tự: hai bên má trước, sau đó đến vùng khẩu cái trên miệng, và lưỡi rơ sau cùng. Mẹ nên rơ từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.