Lưu trữ cho từ khóa: ngày 2

Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng, mất tiếng

Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản ảnh hưởng nhiều tới giao tiếp của người bệnh. Một giải pháp có khả năng mang lại hiệu quả cao đơn giản và an toàn là sử dụng các bài thuốc từ y học cổ truyền.

Viêm thanh quản thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…), người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… Bệnh gây khản tiếng kéo dài khiến việc nói nhiều làm bạn chóng mệt, thậm chí mất tiếng.

(Ảnh do nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh cung cấp)

Để điều trị bệnh viêm thanh quản và các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, bên cạnh những phương pháp hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc theo y học cổ truyền như:

– Lấy 100g giá đậu xanh sống, rửa sạch cho vào bát, bóp nát giá, sau đó đổ một lượng nước sôi vào bát, đậy nắp trong 15 phút rồi lọc lấy nước, uống từ 2 – 3 lần/ ngày.

– Lấy một lượng củ cải tươi vừa, bỏ vỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước, pha với một ít nước gừng tươi, uống hàng ngày.

Đặc biệt, vị thuốc quý từ thân rễ cây rẻ quạt (xạ can) cũng được dùng để chữa các bệnh về họng, ho nhiều đờm, khản tiếng. Người bệnh có thể dùng 3g – 6g rễ cây rẻ quạt mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc uống.

Ngày nay, để bệnh nhân có thể sử dụng thuận tiện hơn, rẻ quạt đã được dùng làm thành phần chính và phối hợp với các dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… và bào chế dưới dạng viên nén, tiện dụng mang tên thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm này giúp giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát. Tiêu Khiết Khanh ra đời đã đi đầu trong sự lựa chọn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, được đông đảo bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Để đạt được kết quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản tốt nhất, bên cạnh việc duy trì uống Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng nói, không hút thuốc lá, nên uống đủ nước…

Tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:

Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ 100% thảo dược, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như Viêm thanh quản, viêm amiđan, khản tiếng, mất tiếng; giảm sưng, giảm Viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói và không gây tác dụng phụ, kể cả khi dùng lâu dài. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên dùng Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày 2 lần, 2 – 3viên/lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 01 giờ, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 3 – 6 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

 
 
 

Lý do sữa đậu nành gen tự nhiên được ưa chuộng

Tuy vừa ra mắt trên thị trường không bao lâu nhưng sữa đậu nành giàu đạm GoldSoy của Vinamilk được sản xuất từ 100% hạt đậu nành không biến đổi gen đã chiếm trọn lòng tin của chị em phụ nữ. Đặc biệt hơn nữa, đây là loại sữa đậu nành đầu tiên được bổ sung canxi và vitamin D.

Sữa đậu nành làm từ 100% hạt đậu nành không biến đổi gen.

Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng chỉ lựa chọn những sản phẩm thuần thiên nhiên vì những gì đến từ thiên nhiên luôn tốt nhất. Một trong những thức uống tự nhiên được yêu chuộng và sử dụng mỗi ngày là sữa đậu nành vì chứa lượng đạm thực vật dồi dào và nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sữa đậu nành giàu đạm GoldSoy của Vinamilk được làm từ 100% hạt đậu nành không biến đổi gen, với nguồn nguyên liệu chất lượng được chứng nhận từ các nước Bắc Mỹ, đã mang đến sự an tâm tuyệt đối cho chị em phụ nữ. Đặc biệt khi vấn đề “Thực phẩm biến đổi gen có gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?” vẫn còn đang gây ra nhiều tranh luận. 

Sữa đậu nành giàu đạm GoldSoy được làm từ 100% hạt đậu nành không biến đổi gen (Ảnh được cung cấp bởi GoldSoy)

Sữa đậu nành đầu tiên được bổ sung canxi và vitamin D

Sữa đậu nành chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng lý tưởng với đầy đủ protein, 8 loại axit amin, kẽm và các vitamin A, E, B12… nên rất tốt cho sức khỏe và còn có tác dụng làm đẹp. Đặc biệt hơn khi sữa đậu nành giàu đạm GoldSoy là sữa đậu nành đầu tiên được bổ sung canxi và vitamin D có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Thật tiện lợi khi bạn chỉ cần uống sữa đậu nành mà vẫn có thể an tâm vì xương chắc khỏe và cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

Sữa đậu nành có tỉ lệ đạm cao nhất

Hạt đậu nành chứa nguồn đạm thực vật dồi dào có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể, giúp phái đẹp duy trì được vóc dáng mảnh mai, thon gọn. Đặc biệt, sữa đậu nành GoldSoy của Vinamilk có tỉ lệ đạm lên đến 3,4 g trên mỗi 100 ml. Do giàu đạm nên sữa đậu nành GoldSoy có vị béo thơm ngon rất tự nhiên. 

Người đẹp Vân Trang uống đều đặn mỗi ngày 2 hộp sữa đậu nành giàu đạm GoldSoy để khỏe đẹp hơn (Ảnh được cung cấp bởi GoldSoy)

 

Mỗi ngày uống 2 hộp sữa đậu nành giàu đạm GoldSoy (200 ml) sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ năng lượng và dưỡng chất, đặc biệt giúp phái đẹp giữ được vóc dáng thon gọn và làn da mịn màng. Bên cạnh việc sử dụng nguồn nguyên liệu là 100% hạt đậu nành không biến đổi gen nhập khẩu từ Bắc Mỹ, GoldSoy là sản phẩm sữa đậu nành rất giàu đạm với 3,4 g đạm/100 ml. Đồng thời, GoldSoy cũng là loại sữa đậu nành đầu tiên có bổ sung canxi (60 mg/100 ml) và vitamin D (16.7 IU/100 ml) có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, giúp xương luôn chắc khỏe.

Cùng bác sỹ tư vấn trực tuyến: “Tiêu hóa khỏe – Trẻ ăn ngon”

Những năm đầu đời đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này trẻ thường hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng men vi sinh đường ruột, tiêu chảy. Nhiều phụ huynh khi gặp phải vấn đề này thường rất xót con, lúng túng không biết xử lý thế nào?

Bởi vậy, thấu hiểu được sự cần thiết của việc tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia, nhãn hàng Bio-acimin New đã tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với sự tham gia của TS.BS Trần Thị Minh Hạnh – Phó giám đốc TT Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh – nhằm phần nào san sẻ bớt những khó khăn của các mẹ trong quá trình nuôi con.

Chương trình tư vấn trực tuyến sẽ được diễn ra vào lúc 14 – 17h ngày 17/10/2012 và 24/10/2012 trên trang của Bio-acimin New.

(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)

Như các bạn đã biết thì buổi tư vấn trực tuyến đầu tiên đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp vào ngày 17 tháng 10 vừa rồi. Các bạn hãy cùng Bio-acimin New nhìn lại chương trình vừa qua và đặt câu hỏi cho chương trình sắp tới:

(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)

Đúng 2 giờ chiều, bác sỹ Minh Hạnh đã có mặt và nhận hoa của Bioacimin New trao tặng. Sau đó, bác sỹ đã bắt tay luôn vào trả lời những thắc mắc của các mẹ gửi đến.

(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)

Mọi người đều cố gắng làm việc nghiêm túc để có thể đưa ra những câu trả lời nhằm giải toả những vấn đề về tiêu hoá của các bé. Một số câu hỏi đã được bác sỹ trả lời:

Chị Vũ Thùy Dung – [email protected] – Phú Thọ hỏi:

Chào bác sỹ, em xin phép được hỏi bác sỹ 1 số điều mà em không biết hỏi ai cả. Con em được 3 tuổi rồi nhưng cháu rất hay ốm, lười ăn. Cháu nặng 12.5kg, cao 95cm. Cháu trung bình 1 tháng bị viêm đường hô hấp 1 lần, uống kháng sinh cũng phải ít nhất 1 tuần mới khỏi. Mỗi lần uông thuốc cháu lại đi ngoài, đau bụng, lúc lại táo bón. Cháu ăn mỗi bữa gần 1 bát cơm với khoảng 1/3 lạng thit, ăn thịt không thì cháu ăn được nhiều hơn còn ăn chung với cơn chỉ ăn được thế thôi ạ. 1 ngày cháu uống 3 lần sữa, mỗi lần 150ml hoặc sữa chua, váng sữa, phô-mai tùy hôm ạ, cháu cũng ăn hoa quả nữa. Em đã cho cháu uống Bioacimin mấy đợt, mỗi đợt 15 ngày, mỗi ngày 2 gói nhưng cháu cũng không chịu ăn lắm. Bác sỹ tư vấn giúp em 1 chế độ dinh dưỡng để cháu tăng cường miễn dịch và lên cân ạ. Em cám ơn bác sỹ ạ.

BS Minh Hạnh trả lời:

Thuỳ Dung thân mến, chiều cao của bé như vậy là được rồi nhưng bé bị thiếu cân đó nhé; ở tuổi này bé nên có cân nặng khoảng 14-14,3kg. Bị nhiễm trùng hô hấp thường xuyên và phải dùng kháng sinh liên tục sẽ làm bé bị rối loạn tiêu hoá. Em bổ sung men vi sinh cho bé như vậy là tốt rồi. Chế độ ăn như hiện tại sẽ tạm ổn nếu bé ít bị bệnh. Em nên tăng năng lượng khẩu phần cho bé bằng cách thêm dầu ăn vào mỗi bữa ăn (khoảng 1 muỗng canh dầu), tăng thêm sữa (khoảng 600ml/ngày), ăn yaourt mỗi ngày, và nhớ cho bé ăn trái cây thường xuyên để cung cấp vitamin giúp tăng sức đề kháng. Tránh để bé bị gió lùa, nhiễm lạnh, hít bụi bặm thì sẽ hạn chế được các đợt nhiễm bệnh. Khi bớt bệnh và ăn được thì bé sẽ tăng cân.

Phạm Thùy Linh – [email protected] – Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội hỏi:

Bé nhà em được 21 tháng, ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa rất kém nên không hấp thu được thức ăn và sữa. Hiện tại cháu được 10,5kg, có tiền sử cơ địa dị ứng thời tiết. Em muốn hỏi bác sỹ có cách nào khắc phục tình trạng kém hấp thu thức ăn của cháu được không, để cải thiện hệ tiêu hóa cho cháu?

BS Minh Hạnh trả lời:

Chào Thuỳ Linh, bé 21 tháng cân nặng 10,5kg là hơi nhẹ cân một chút. Làm cách nào mà em biết được bé kém hấp thu thức ăn và sữa? Bé đi phân có tốt không? Bé có hay đầy bụng khoảng 2 tiếng sau ăn không? Nếu bụng bé vẫn căng đầy và không tiêu hoá được thức ăn của bữa ăn trước đó thì em nên cho bé uống thêm men tiêu hoá các chất tinh bột, đạm, và béo; nếu bé đi tiêu phân xấu thì em có thể cho bé uống men vi sinh như Bio-acimin New cũng rất tốt. Còn nếu tình trạng không cải thiện thì em nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhé.

Rất nhiều, rất nhiều câu hỏi các bà mẹ gửi đến đều được bác sỹ trả lời nhiệt tình. Để theo dõi cũng như tiếp tục được bác sỹ trả lời, mời bạn hãy click vào đây để đặt câu hỏi cho ngày 24/10 nhé.

Động tác làm giảm đau xương khớp

Người cao tuổi hay bị các bệnh xương khớp như hở sụn, loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp… gây đau đớn làm hạn chế vận động và trở ngại sinh hoạt.

Ảnh minh họa

Tốt nhất là đi bộ và đi xe đạp tại chỗ,  có tác dụng thư giãn khớp

Bệnh nhân có thể tập vài động tác như xoa bóp huyệt thận du, động tác này có tác dụng bổ thận giãn gân cơ. Đứng thẳng, úp hai bàn tay vào vùng thắt lưng, xát lên xuống 20 lần tới khi nóng lên rồi đặt hai bàn tay vào vùng hông, ngón cái hướng ra sau bấm nhẹ vào huyệt thận du (huyệt nằm cách khe giữa đốt sống thắt lưng 2 và 3 hai bên khoảng 2cm) day huyệt khoảng 20 lần theo chiều kim đồng hồ rồi day ngược lại.

Khi bị thoái hóa khớp gối thì có thể xoa nhẹ phần đùi trên khớp và phần cẳng chân dưới khớp khi ngồi và khi nằm giúp tăng cường tuần hoàn đến khớp, mỗi lần khoảng 15 phút, ngày 2 lần sáng tối.

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân, tốt nhất là đi bộ và đi xe đạp tại chỗ, nó có tác dụng thư giãn khớp, tránh tình trạng để cho các khớp bị ì ít hoạt động mà không cần vận động quá sức.

 

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh
(Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam)

Meo.vn (Theo Bee)

Ăn khế để giảm mụn

Những người hay bị nổi mụn, ngứa, lở miệng, đau răng, sỏi niệu… có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách dùng khế thường xuyên.

Theo Đông y quả khế vị chua ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hòa trung, chỉ khát, hạ khí, lợi niệu.

Sưng khớp gây đau nhức: Lấy 2-3 quả khế, rửa sạch rồi xay hoặc giã nhuyễn để lấy nước. Thêm nước sôi để nguội vào nước khế, chia uống ngày 2 lần.

Làm nhuận tràng, giải nhiệt, tốt cho người hay bị ngứa, nổi mụn trên da: Ăn khế vào buổi sáng và tối, mỗi lần một quả. Hoặc lấy 500 gr khế tươi giã nát, hoặc xay rồi nấu lên. Lấy nước này rửa chỗ ngứa rất hiệu nghiệm.


Sỏi niệu làm đi tiểu khó, đau rát: Lấy 3-5 quả khế rửa sạch, giã nát, quấy đều với nước sôi để nguội rồi uống dần.

Tức ngực, chướng bụng, tiêu hóa kém: Lấy khế đem ngâm vào giấm. Lấy nửa quả  nhai nhuyễn rồi nuốt từ từ.

Ho do phong nhiệt, lở miệng, đau răng: Lấy 1 – 2 quả khế rửa sạch, nhai nát rồi nuốt. Ngày ăn 2 – 3 lần.

Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng quá nhiều khế.

Theo BS Nguyễn Thị Nhân

Meo.vn (Theo Datviet)

Sữa mẹ tháng thứ 8 có còn đủ dinh dưỡng?

Tôi sinh em bé được gần tám tháng. Hiện con tôi ngoài ăn giặm chỉ bú mẹ mà không chịu bú sữa ngoài.

Xin hỏi đến giai đoạn này, sữa mẹ có còn đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ? Có thể thay thế sữa ngoài không?(Oanh – TPHCM)


Trả lời:

Nếu bé tăng cân khoảng 300g, cao thêm 1,3 – 1,5cm mỗi tháng thì chứng tỏ sữa mẹ và chế độ ăn giặm đủ nhu cầu của bé, mẹ không nhất thiết bắt bé uống thêm sữa ngoài.

Hơn nữa khi cháu được chín tháng mẹ có thể cho bé ăn sữa chua và từ một tuổi trở lên cho bé ăn thêm phômai bằng cách cho vào cháo, như vậy cháu vẫn được nhận thêm nguồn canxi từ sữa bò.

Tuy nhiên từ 12 tháng trở đi lượng sữa mẹ sẽ giảm nhiều, nếu từ bây giờ mẹ tập cho bé uống thêm 30 – 60ml sữa, ngày 2 – 3 lần thì sau 12 tháng bé sẽ dễ chấp nhận sữa bò hơn.

Sữa là thực phẩm có giá trị sinh trưởng cao, nhất là canxi rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

Theo TS.BS Tạ Thị Tuyết Mai
(BV nhân dân Gia Định, TPHCM)

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Sữa mẹ tháng thứ tám có còn đủ dinh dưỡng?

Tôi sinh em bé được gần tám tháng. Hiện con tôi ngoài ăn giặm chỉ bú mẹ mà không chịu bú sữa ngoài. Xin hỏi đến giai đoạn này, sữa mẹ có còn đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ? Có thể thay thế sữa ngoài không?

TS.BS Tạ Thị Tuyết Mai, trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện nhân dân Gia Định, TP.HCM: Nếu bé tăng cân khoảng 300g, cao thêm 1,3 – 1,5cm mỗi tháng thì chứng tỏ sữa mẹ và chế độ ăn giặm đủ nhu cầu của bé, mẹ không nhất thiết bắt bé uống thêm sữa ngoài. Hơn nữa khi cháu được chín tháng mẹ có thể cho bé ăn sữa chua và từ một tuổi trở lên cho bé ăn thêm phômai bằng cách cho vào cháo, như vậy cháu vẫn được nhận thêm nguồn canxi từ sữa bò. Tuy nhiên từ 12 tháng trở đi lượng sữa mẹ sẽ giảm nhiều, nếu từ bây giờ mẹ tập cho bé uống thêm 30 – 60ml sữa, ngày 2 – 3 lần thì sau 12 tháng bé sẽ dễ chấp nhận sữa bò hơn. Sữa là thực phẩm có giá trị sinh trưởng cao, nhất là canxi rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ.


Meo.vn (Theo SGTT)

Ăn uống chữa viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính thường khiến người bệnh viêm và ho mỗi khi trời lạnh, nhất là vào sáng sớm, khi mới ngủ dậy.

Theo y học cổ truyền, viêm phế quản có các thể bệnh và triệu chứng khác nhau. Với từng thể bệnh có thể dùng các món ăn – bài thuốc phù hợp sẽ có tác dụng điều trị tích cực.

1. Thể phổi khí hư

Ho tiếng thấp vô lực, viêm nhiều đờm trong và lỏng, khí đoản, thần sắc mệt mỏi, tiếng nhỏ, toát mồ hôi, lưỡi lợt, mốc trắng, mạch yếu.


Ảnh minh họa.

* Hoàng kỳ hầm gà mái

Hoàng kỳ tươi 120g, gà mái một con, gia vị. Gà mái làm sạch, bỏ ruột, nhồi hoàng kỳ vào trong bụng gà, khâu lại. Đặt vào trong nồi đổ ngập nước, thêm gia vị hầm nhừ. Dùng cả thịt và nước canh. Mỗi tuần 2 lần. Nên ăn thường xuyên.

* Thịt dê áp chảo

Thịt dê 100g, rượu táo tàu hoàng kỳ 10 – 15 ml. Bắc chảo nóng áp chảo thịt dê vừa chín ăn ngay. Nhắm với rượu hoàng kỳ táo tàu. Có thể dùng thường xuyên vào mùa đông.

2. Thể viêm thấp nghẽn phổi

Ho nhiều đờm, đờm trắng nhớt khó khạc nhổ. Ngực tức, dạ dày khó tiêu, chân tay rã rời, lưỡi mốc trắng nhờn, mạch chậm.


Ảnh minh họa.

* Nước gừng

Gừng sống rửa sạch, thái nhỏ giã lấy nước nửa muỗng canh, đường phèn 1 thìa. Uống với nước sôi nguội, ngày 2 lần.

* Cháo hạnh nhân

Ý dĩ nhân 30g, hạnh nhân 10g, đường phèn vừa đủ. Ý dĩ rửa sạch, hạnh nhân bóc vỏ, đường phèn giã nhỏ. Cho ý dĩ vào nồi, đổ nước vừa ngập, đun sôi rồi hạ lửa đến khi chín, cho hạnh nhân vào nấu tiếp đến chín rồi cho đường phèn vào quậy cho tan ra là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

3. Thể can nóng ảnh hưởng phổi

Ho từng cơn, thậm chí ho ra máu, mặt mắt đỏ, lưỡi đỏ mốc vàng, mạch không đều.

* Nước nấu thanh quả, củ cải trắng


Củ cải trắng. – Ảnh minh họa.

Thanh quả 15g, củ cải trắng 150g. Thanh quả bỏ hạt, củ cải trắng rửa sạch, cắt miếng, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, rồi hạ lửa nấu kỹ lấy nước uống.

* Nước nấu hải chấp, củ năng

Hải chấp bì 30g, củ năng tươi 120g. Đem hải chấp bì ngâm nước rửa sạch hầm với củ năng lấy nước uống.

* Cháo tỳ bà, la hán quả

Lá tỳ bà tươi 40g (khô thì 15g), la hán quả 1 trái, gạo tẻ 50g. Lá tỳ bà tươi lau sạch lông tơ ở mặt sau lá, rửa sạch, thái nhỏ cho vào túi vải khâu lại. La hán quả rửa sạch, giã nhỏ, nấu thành cháo, cho đường vừa ngọt, ăn.

4. Thể thận bất nạp khí

Ho nhiều đợt, đờm trong lỏng, hoạt động khó thở, lạnh bụng, lưỡi đau, ngực mềm, tiểu đêm nhiều, lưỡi mốc trắng ẩm, mạch chậm.

* Nước hạt đào, nhân sâm


Nhân sâm. – Ảnh minh họa.

Hạt đào nhân 20g, nhân sâm 6g, gừng 3 lát, đường trắng vài thìa. Nhân hạt đào, nhân sâm, gừng nấu kỹ còn khoảng 200 ml, cho đường vừa uống, uống nhiều lần trong ngày.

* Phụ tử hầm thịt chó

Phụ tử chín 20g, gừng 100g, thịt chó 500 – 1.000g. Thịt chó rửa sạch, cắt miếng, xào qua với dầu ăn và tỏi. Sau cho nước, phụ tử, gừng đun sôi rồi nhỏ lửa hầm 2 giờ là được. Chia ra ăn nhiều lần.

Lưu ý: Người mắc bệnh viêm khí quản mãn tính, sức khỏe suy yếu, nên bồi bổ cho đủ dinh dưỡng. Hạn chế những thực phẩm kích thích, cay, đắng, các món chiên xào; ; kiêng thuốc lá để tránh làm bệnh nặng thêm.

Lương y Hoài Vũ

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Thạch sùng làm thuốc

Thạch sùng sống khắp nơi ở nước ta và là loại sinh vật quen thuộc với mọi người. Tùy từng vùng mà có nơi gọi là con thằn lằn, hay thủ cung, thiên long, bích hổ, hát hổ. Thạch sùng dùng làm thuốc và được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo kinh tập chú. Có nhiều loại thạch sùng, có tên khoa học là Hemidactylus Frenatus Schleghel đều thuộc loại tắc kè (Gekkonnidae).

Đông y cũng cho rằng thạch sùng vị mặn, tính hàn, có ít độc, có tác dụng bổ phế thận, ích tinh huyết, chỉ khái định suyễn, khứ phong hoạt lạc, tán kết giải độc, chỉ thống, trấn tĩnh giản kính (an thần, chống co giật), khu phong, định kinh nên có thể chủ trị các chứng như phong tê liệt (liệt nửa người do tai biến mạch máu não), kinh phong ở trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em, tràng nhạc (lao hạch) và hen suyễn…

Trên lâm sàng, các nhà y học Trung Quốc còn cho biết họ đã dùng thạch sùng để chữa suy nhược thần kinh, lao hạch, cốt tuỷ viêm, ung thư thực quản, ung thư dạ dày…

Để tham khảo, dưới đây xin nêu một số cách trị liệu từ con thạch sùng

Chữa lao hạch và hen suyễn: dùng thạch sùng cho vào chuối hoặc bọc trong lá khoai lang đã hơ nóng cho mềm để dễ nuốt hay dùng thạch sùng sấy khô, tán thành bột mỗi ngày uống nửa phân với rượu; cũng có thể dùng thạch sùng 2 con, hạ khô thảo 6g sấy khô tán bột chia uống 2 lần trong ngày với rượu vàng kết hợp với dùng thạch sùng sao tồn tính, tán lấy bột hoà với dầu vừng bôi lên hạch bị tổn thương.

Trị ung sang đau nhiều: Dùng bột thạch sùng trộn với dầu vừng bôi lên tổn thương.

Chữa co giật do tâm hư: Dùng thạch sùng sao vàng 1 con tán bột trộn với một chút chu sa và xạ hương uống với nước sắc lá bạc hà.

Chứng tay chân liệt bại, đau nhiều: dùng ngự mễ xác sao mật 1 tiền, trần bì 5 tiền, thạch sùng sao vàng, nhũ hương, một dược và cam thảo mỗi vị 2 tiền 5 phân, tất cả tán thành bột, uống mỗi ngày 3 tiền; hoặc dùng thạch sùng 2 con, địa long 15g, toàn yết (bọ cạp) 9g, ngưu tất 25g, tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.

Chữa co giật mạn tính do tâm hư (kinh phong): Dùng thạch sùng màu vàng 1 con sấy khô, tán bột uống với nước sắc bạc hà cùng một chút chu sa và xạ hương, kết hợp uống đơn sắc Nhị trần thang.

Chữa viêm đa khớp dạng thấp: Dùng thạch sùng 10g, ngô công 10g, bạch chỉ 20g, tất cả đem sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

Trị nấm da: dùng thạch sùng 5 con và ngô công (con rết) 5 con đem ngâm với rượu nặng lấy dịch chiết bôi lên tổn thương.

Trị cước khí (thấp chẩn): dùng thạch sùng 2 con đem ngâm với 200ml cồn 90%, sau 10 ngày thì dùng được, lấy dịch chiết bôi vào tổn thương…

BS. Hoàng Xuân Đại

Meo.vn (Theo SK & ĐS)

Khí công trị bệnh gan

Khi gan bị bệnh, bệnh nhân bị đau hạ sườn, lan xuống bụng dưới, can khí vượng gây đau dầu, huyết áp tăng, ù tai. Vì vậy, người bị bệnh gan hay giận dữ, khó chịu.

Hơn nữa, gan tàng hồn và thông qua mắt cho nên sinh mờ mắt, khó ngủ. Bài tập và ăn uống dưới đây sẽ giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Khí công nội dưỡng: Người bệnh trước tiên thở bụng dưới, để tâm bình, khí hòa và trưởng dưỡng tinh – khí – thần. Tiếp theo là thở gan, khi hít vào thì ý thủ tại vùng mạn sườn phải, khi thở ra tả lỏng vùng gan và niệm âm “hư” trong tâm tưởng. Cách thở này làm thanh lọc gan, đưa chính khí vào và xả tà khí ra, dần dần trả lại chức năng cho gan.

 
Bình can tạng: Người bệnh đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay buông xuôi bên hông. Khi hít vào, người bệnh xoay eo và nhìn về bên phải, mắt mở to, đồng thời bàn tay trái áp vào vùng gan thuộc mạn sườn phải (bàn tay sấp), bàn tay phải quành ra sau lưng áo vào mệnh môn – giữa thắt lưng (bàn tay ngửa). Khi thở ra, eo quay về tư thế ban đầu, hai tay buông xuôi bên hông như thế chuẩn bị ban đầu. Làm 18 hơi thở.

Vỗ đập can, thận: Từ tư thế chuẩn bị của pháp bình can tạng, khi hít vào thì xoay eo nhìn về bên phải, tay trái vỗ vùng gan (bàn tay sấp) và tay phải đập vào vùng mệnh môn (bàn tay ngửa). Khi thở ra, xoay eo về tư thế ban đầu, 2 tay bên hông. Thực hiện 18 hơi thở.

Ba phương pháp trên luyện tập quanh năm, ngày 2 lần nhưng hiệu quả mạnh nhất là vào mùa thu, luyện tập trong khoảng thời gian từ 5 – 7 giờ sáng. Người tập quay mặt về hướng đông.


BS.VS Nguyễn Văn Thắng (chưởng môn phái Thăng Long Võ đạo)
Meo.vn (Theo Bee)