Theo nhiều nghiên cứu, cắm hoa tươi trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và cũng sẽ làm giảm mức độ căng thẳng cho bạn. Nếu bạn thích hoa tươi, hãy mua một chiếc bình thật đẹp và trang trí cho ngôi nhà của bạn.
Xét ở một khía cạnh khác, việc cắm hoa tươi trong chiếc bình có vẻ như sự lãng phí tiền vì tuổi thọ của những bông hoa này rất ngắn. Vì vậy, nhiều người đang có xu hướng chuyển sang dùng hoa giả để trang trí cho ngôi nhà của họ.
Trang Boldsky đã tập hợp một số biện pháp khắc phục tốt nhất để hoa đã cắt tươi lâu hơn khi được cắm trong bình.
Ảnh minh họa: Boldsky.
Cho thuốc aspirin vào nước cắm hoa
Nếu bạn nghiền nát một vài viên thuốc aspirin và cho vào bình cắm hoa tươi, nồng độ axit trong nước sẽ tăng lên, và nó sẽ được ngấm lên thân cây. Điều này sẽ giúp cho hoa tươi lâu hơn.
Cho đồng xu vào bình hoa
Một đồng xu để trong bình cắm sẽ làm cho hoa tươi và kéo dài. Lý do là kim loại hoạt động như chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp cuống hoa lâu bị thối.
Đổ Listerine vào nước
Nếu bạn muốn bình hoa giữ được lâu trong nhà, một trong những lời khuyên bạn có thể làm theo là hãy nhỏ vài giọt Listerine vào trong bình. Chúng sẽ giúp diệt vi khuẩn, các mảng bám và mùi hôi trong bình hoa.
Dùng thuốc tẩy
Một muỗng canh thuốc tẩy đổ vào nước cắm hoa sẽ làm điều kỳ diệu để giữ cho hoa tươi lâu hơn. Thuốc tẩy có tác dụng ngăn chặn nấm mốc.
Cho giấm trắng vào bình trước khi cắm hoa
Một trong những cách tốt nhất để giữ hoa tươi lâu là hãy thêm giấm trắng vào bình hoa khoảng một phút trước khi cắm. Giấm trắng và nước hoạt động như một chất xúc tác để ngăn chặn những bông hoa bị héo úa sau ngày thứ ba.
Thêm đường vào bình hoa
Thêm một muỗng canh đường vào bình hoa sẽ làm cho hoa tươi lâu hơn vì đường giúp gia tăng quá trình quang hợp. Nhưng một bất lợi của mẹo này là nó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử giữ hoa tươi lâu bằng cách này.
Vết bẩn có thể trôi dễ dàng nếu bạn lau thường xuyên, nhưng nó cũng sẽ đóng cặn lại theo thời gian nếu bạn không cọ rửa. Sau đây là 5 cách đơn giản giúp bạn giải quyết chúng:
– Đổ 1/2 chén nước sôi và 1,5 chén giấm trắng vào bình, xịt khắp bề mặt vết bẩn để khoảng 10 phút. Lấy bàn chải cọ sạch và rửa lại với nước, lặp lại quá trình nếu cần thiết. Tránh sử dụng trên gạch có màu sắc để tránh phai màu.
– Phun nước nóng lên bề mặt vết bẩn, sau đó rắc ít bột nở vào miếng bọt biển (mút) ẩm. Chà bề mặt theo chuyển động tròn để dễ dàng loại bỏ các vết bẩn.
Ảnh minh họa: Prevention.
– Pha hỗn hợp 1/2 chén bột nở, 1/2 chén chất tẩy rửa lỏng, 1/8-1/4 chén giấm trắng đổ trực tiếp lên vết bẩn rồi cọ sạch, rửa lại với nước là sẽ sáng bóng.
– Trộn 1/2 chén nước tẩy rửa hoặc nước rửa bát, với 1/4 chén nước ấm và phun lên tường. Cọ sạch nhiều lần bằng miếng bọt biển, rồi rửa lại với nước.
– Rắc một ít bột hàn the (bột borax) lên miếng bọt biển ẩm sau đó chà vào chỗ bẩn. Nếu đó là các vết bẩn cứng đầu, hãy để bột hàn the ngâm thêm một vài phút trước khi cọ.
Bạn sử dụng giấm táo kết hợp với nước theo tỷ lệ 50:50, sau đó phun trực tiếp vào quạt hoặc điều hòa không khí trước khi sử dụng. Nó sẽ giúp tạo ra một mùi hương mát dịu.
Ảnh: Boldsky.
Để chanh trong nhà
Chanh không chỉ giúp làm đẹp, tốt cho sức khỏe mà mùi thơm của nó còn giúp bạn giảm căng thẳng đáng kể. Hãy để những lát chanh tươi ở một góc gần cửa ra vào. Mùi thơm của chanh sẽ lấp đầy các giác quan của bạn và làm cho nhà thơm tho hơn.
Sử dụng dứa và tinh dầu trà
Nếu bạn thích mùi thơm của quả dứa thì hãy sử dụng nó với nhà mình. Trộn một tách dứa với tinh dầu trà xanh, sau đó chà xát nó trên các cạnh của cửa sổ. Khi những làn gió mạnh thổi vào, ngôi nhà của bạn sẽ tràn ngập mùi thơm.
Đặt hành tây đỏ trong bếp
Hành tây đỏ không chỉ là thực phẩm hữu ích, mà chúng giúp loại bỏ tất cả mùi hôi trong nhà của bạn. Vì thế, hãy đặt những lát hành tây đỏ trong nhà bếp.
Đặt quế gần cửa sổ
Một thanh quế cũng được coi như nén hương giúp ngôi nhà bạn thơm mát tự nhiên. Bạn nên đặt các thanh quế gần cửa sổ hoặc gần cánh cửa để cảm nhận được mùi thơm tinh túy của nó.
Sử dụng các loại thảo mộc
Có nhiều loại thảo mộc mà bạn có thể sử dụng trong nhà để tạo mùi thơm như húng quế, nhân sâm, rau mùi, quả hồi… Hãy đặt một chút các loại thảo mộc này trong nhà để tạo hương thơm tự nhiên.
Cắm hoa tươi
Cách tốt nhất và tự nhiên giúp ngôi nhà tỏa ngát hương thơm là đặt bình hoa trong mỗi phòng. Những loại hoa có hương thơm quyến rũ mà bạn nên chọn là hoa hồng, hoa nhài…
Sử dụng baking soda
Không có nhiều người thích mùi hương của baking soda. Tuy nhiên, nó có thể giúp đẩy lùi những mùi hôi trong nhà. Hãy dùng baking soda và rải chúng trên đường viền của cửa để gió mang mùi hương vào.
Tận dụng hương thơm của sả
Hãy đặt những củ sả tươi vào nồi đất và để nó ở lối vào hoặc bệ cửa sổ. Hương thơm tự nhiên và nồng nàn của sả sẽ đem đến cho ngôi nhà của bạn mùi hương mới lạ.
Để cam quýt trong nhà
Bất kỳ loại quả thuộc họ cam quýt nào cũng giúp cho ngôi nhà của bạn có hương thơm một cách tự nhiên. Lấy một vài quả cam hoặc quýt, sau đó dùng kim hoặc những vật nhọn đâm xung quanh và đặt nó trong nhà bếp. Chúng sẽ hấp thụ tất cả mùi hôi và phát ra hương thơm quyến rũ.
Các loại quần áo bằng len rất dễ bị ám mùi nấm mốc, mùi hôi trong thời gian dài không mặc đến.
– Cách xử lý: Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có mùi mốc nên bạn để một cục xà phòng ở góc trống nào đó của tủ, mùi mốc sẽ bị đánh bay hiệu quả.
2. Khử mùi chậu rửa bát
Trong quá trình rửa bát, rất nhiều thức ăn thừa còn bám lại trong lưới lọc rác và đường ống nước thải, lâu ngày tạo thành mảng bám có mùi hôi rất khó chịu.
Các loại quả như chanh, cam, bưởi giúp khử mùi hiệu quả.
Cách xử lý: Các loại quả chanh tươi, cam tươi và vỏ bưởi đều có tác dụng khử mùi hôi nhanh chóng và hiệu quả. Trước tiên, xả sạch chậu rửa bát với nước nóng một lượt để làm mềm các mảng bám, sau đó đổ chanh, cam hoặc vỏ bưởi xay nhuyễn xuống lưới lọc và xả nước vài phút. Các mảng bám thức ăn thừa và mùi hôi sẽ trôi đi. Nên thực hiện thường xuyên từ một đến hai lần mỗi tuần.
3. Khử mùi ngăn đá tủ lạnh
Tủ lạnh có mùi rất khó chịu khiến thực phẩm cất trữ chẳng còn thơm ngon nữa.
Xử lý: Sau khi ăn đem vỏ cam, quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ không còn nữa, khi nào vỏ khô thì lại cho vỏ tươi mới vào. Cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.
Dùng quất (tắc): Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, quất khử mùi hôi tủ lạnh cũng rất tốt. Dùng khoảng 7-10 quả quất, cắt đôi, cho vào bát hoặc đĩa để vào ngăn tủ, có thể để cả trong ngăn đá. Khoảng vài tháng thay một lần.
Sử dụng khăn bông sạch: Khăn bông gấp gọn gàng đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Những lỗ vải nhỏ có thể hấp mùi tủ lạnh. Sau một thời gian, bỏ khăn ra giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô và có thể tiếp tục sử dụng.
Khử mùi bằng chè: Lấy 50 g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô, cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau một tháng, lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.
Lưu ý, việc khử mùi tủ lạnh rất quan trọng, tuy nhiên khi tủ lạnh có nhiều mùi, bạn vẫn nên dọn và vệ sinh tủ, loại bỏ những thực phẩm đã để lâu ngày, sắp xếp gọn gàng lại tủ, phân loại khu vực để thức ăn tươi sống và thức ăn chín riêng… Làm như thế để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.
4. Khử mùi ôtô
Hàng ngày, có rất nhiều hoạt động khiến ôtô bị ám mùi như bụi bẩn từ giày dép bạn đang đi, thức ăn, đồ uống, thú cưng… Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ không nhận ra những mùi đó khi ngồi sau tay lái vì đã rất quen thuộc với chiếc xe.
Cách xử lý: Giải pháp hiệu quả nhất để xe bạn có mùi hương dễ chịu là sử dụng tinh dầu thơm. Các loại tinh dầu như chanh, bưởi, oải hương và sả sẽ giúp xe bạn thơm mát hơn. Ngoài ra, nó còn giúp khử mùi hôi của ôtô, giúp bạn cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, chống buồn ngủ và say xe.
5. Khử sạch hộp đựng thức ăn
Các loại hộp đựng thức ăn rất cần thiết giúp bạn lưu trữ đồ ăn thừa còn sót lại sau bữa ăn. Nhưng chúng cũng rất dễ bị bám mùi, đặc biệt là hộp nhựa.
Cách xử lý: Đặt những lát chanh cắt mỏng vào hộp nhựa đang cần làm sạch mùi trong vài ngày cũng là một bí quyết giúp loại bỏ mùi tanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột nở pha với giấm tạo thành một hỗn hợp bột đặc sệt và dùng chúng để chùi rửa những chiếc hộp nhựa đã có mùi. Đây được xem là một trong những cách khử mùi khá hiệu quả.
6. Khử mùi thảm trải sàn
Những tấm thảm trải sàn có thể bị ám rất nhiều loại mùi, đặc biệt là những khu vực hoạt động nhiều hoặc vật nuôi nằm ngủ.
Cách xử lý: Loại bỏ đồ vật ra khỏi tấm thảm, rắc đều baking soda vừa phải lên bề mặt, rồi dùng máy hút bụi làm sạch sau 1-2 tiếng. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể treo tấm thảm đã rắc bột ở nơi khô thoáng và dùng chiếc gậy đập sạch bụi bẩn. Bột baking soda sẽ hút sạch mùi hôi và ẩm mốc trên thảm.
7. Khử mùi cho máy giặt
Sau thời gian dài sử dụng máy giặt, bạn thấy máy có mùi khó chịu.
Xử lý: Rót khoảng 2 cốc giấm hoặc nước chanh vào trong thùng giặt và cho chạy hết một chu trình giặt ở chế độ nước nóng nhất để khử mùi, vết bẩn, chất tẩy rửa đóng cặn.
8. Khử mùi khó chịu trong phòng
Mùi khó chịu trong nhà sẽ khiến bạn không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày và không khí ẩm mốc có thể gây bệnh cho gia đình bạn. Ông xã của bạn hay hút thuốc lá hoặc nhà bạn thường xuyên tiếp khách nên gian phòng toàn mùi thuốc.
Hãy khử chúng bằng cách thắp nến thơm hoặc dùng khăn thấm ướt giấm rồi để trong phòng một thời gian. Ngoài ra, bạn có thể dùng vài bông hoa có hương thơm dễ chịu, trái cây hay dược thảo để trong phòng khách, vừa đẹp mắt lại vừa có chức năng khử mùi. Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa. Bạn sẽ thấy phòng khách có mùi hương dễ chịu hơn.
Với phòng ăn và nhà bếp: Đây là gian phòng có rất nhiều mùi lạ, để “tiêu diệt” chúng, bạn nên sử dụng thiết bị hút mùi như nón chụp được gắn lên bếp, có quạt thông gió và chạy điện nhằm hút hết mùi phát sinh.
Để lấn át mùi thức ăn, bạn cũng có thể rang ít cà phê hạt (không cháy quá), tán nhỏ và đặt ở góc bếp, hay đốt vỏ cam, chanh, quýt, bưởi. Trồng dương xỉ trong bếp cũng là một cách khử mùi khói, khí CO2 độc hại.
Nhà tắm cần thoáng khí và khô ráo. Bạn nên chọn bột giặt, nước xả có mùi dễ chịu để ngoài việc sử dụng, chúng còn khử được những mùi phát sinh. Các loại sữa tắm thơm sẽ lan toả trong phòng làm bạn thư thái hơn.
Phòng vệ sinh thường có những mùi khó chịu, vì thế bạn cần treo các hộp long não, sáp thơm hoặc đốt nến để khử mùi. Để tránh hôi, nền nhà cần có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước và có độ thông thoáng cần thiết.
Nếu nhà bạn mới sơn, có mùi gây khó chịu, bạn chỉ cần lấy một chút bột mì hòa vào nước rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt ở giữa nhà, vài giờ sau mùi sẽ giảm thấy rõ. Cứ làm thế vài lần, ngôi nhà của bạn sẽ không còn mùi của nước sơn nữa.
9. Khử mùi lò vi sóng
Lò vi sóng rất dễ dính mỡ và bám mùi thức ăn.
Xử lý: Dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp và đun nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi thấm vào vải sạch lau chùi.
var wttambient_flag = 0;
if ( !jQuery(‘#AbdPopupAd’).length) {
wttambient_flag=1;
}
<!–//<![CDATA[
if(wttambient_flag ==1){
}
var m_IntervalId = 0;
var timeout_Flag = 0;
var normal= jQuery(‘#banner_normal’);
var expand= jQuery(‘#banner_expand’);
var sliding = jQuery(‘#banner_sliding’);
var collapse = jQuery(‘#banner_collapse’);
expand.css(‘clip’, ‘rect(70px, 500px, 300px, 240px)’);
Chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi, uể oải… Những cơn dị ứng có thể khiến bạn trở nên thiếu sức sống, nhưng có thể tránh được nếu biết thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Tránh nơi gió mạnh và ẩm thấp.
Mọi người thường dễ bị dị ứng khi có gió mạnh và độ ẩm thấp. Điều này giúp phát tán phấn hoa với tốc độ nhanh hơn. Vì thế, bạn được khuyên tránh những nơi này, đặc biệt trong khoảng tầm từ 5-10 giờ sáng. Hoặc bạn có thể dùng một liều thuốc chống dị ứng nếu buộc phải ở trong những môi trường đó.
Đeo khẩu trang.
Che mũi là cách tốt nhất để lọc phấn hoa, nếu bạn đang làm vườn, hoặc bụi bặm nếu bạn lục lọi những đồ đạc cũ. Cũng có thể dùng khăn tay bịt kín mũi và miệng. Mũi của bạn giống như kiếng chắn gió của xe hơi và phấn hoa hay bụi bặm có thể bám vào đó. Hãy thử dùng một bộ rửa mũi dành cho người lớn, có bán tại bất kỳ hiệu thuốc nào.
Rửa tay và sớm giặt quần áo.
Rửa tay và giữ chúng cách xa mặt bạn có thể làm giảm nguy cơ hít phải vi trùng, bụi và bào tử. Giặt ngay quần áo vừa dơ sẽ giúp giảm nguy cơ bị dị ứng so với “ngâm” chúng lâu ngày.
Gội đầu.
Là một cách giúp giũ sạch bụi bặm, phấn hoa bám vào tóc, đặc biệt ở những người hay dùng gel hay mousse. Những sản phẩm này có thể “bắt dính” bụi rất nhanh, khiến bạn bị sụt sịt.
Giữ bình tĩnh.
Trong một cuộc nghiên cứu, những người bị dị ứng theo mùa có phản ứng quá khích hơn trong ngày sau khi phải thực hiện một nhiệm vụ căng thẳng, chẳng hạn như đọc bài phát biểu. Vì thế, một vài phút ngồi thiền hoặc ngâm mình trong bồn tắm sẽ có tác dụng rất tốt.
Trừ mốc.
Mốc phát triển mạnh trong thời tiết ẩm ướt. Đừng nghĩ rằng chúng không hiện diện chỉ vì bạn không nhìn thấy chúng. Mốc có thể có dưới thảm sàn, trên tường hay bất kỳ nơi đâu trong nhà. Dùng thuốc tẩy và giẻ lau hoặc bọt biển để trừ khử những “nhân khẩu” không được chào đón này.
Thay thảm sàn.
Hãy xem xét thay thảm sàn bằng sàn gỗ, gạch bông hoặc vải sơn lót sàn vì chúng không “bắt dính” vảy mốc từ những con vật nuôi, vốn có thể gây dị ứng. Nhưng để chắc ăn hơn, bạn nên tắm rửa cho vật cưng và áp dụng những hạn chế đi lại trong nhà đối với chúng.
Giữ khô ráo.
Gắn quạt hút ẩm trong phòng tắm là một cách hạn chế nguồn gốc phát sinh những tác nhân gây dị ứng.
Chích ngừa dị ứng.
Liệu pháp miễn dịch có tỷ lệ hiệu quả khoảng 85% trong việc ngăn chặn những triệu chứng dị ứng, kể cả những triệu chứng do động vật gây ra.
Cuộc sống thiếu thốn, trách nhiệm chăm lo gia đình nặng trĩu trên vai khiến nhiều chị em phụ nữ khó khăn từng ngày phải vật lộn với công việc mưu sinh đầy vất vả, thế nhưng cuộc sống vẫn hoài bấp bênh. Với mong muốn hỗ trợ chị em phụ nữ khó khăn, lớp học nghề miễn phí của chương trình “Enat – Chị Tôi” đem đến cho chị em có một cuộc sống mới tốt đẹp.
Động lực thay đổi cuộc đời
Lớp học nghề kết cườm “Chị Tôi” do nhãn hàng ENAT và Hội LHPN Quận Thủ Đức mở ra đã mang lại cơ hội việc làm cho nhiều chị em phụ nữ, giúp họ vơi bớt đi những gánh nặng gia đình. Cũng như nhiều chị em khác không nghề nghiệp, cuộc sống thiếu trước hụt sau, chị Kim Siêng đã tìm đến lớp học với niềm hi vọng mai này có thể kiếm thêm thu nhập chăm lo tốt hơn cho cuộc sống gia đình. Sau lớp học, chị đã quyết định bán chiếc tủ lạnh duy nhất trong nhà lấy 700 ngàn làm vốn. Với sự khéo léo, tỉ mẩn và chịu khó, chị đã làm ra những sản phẩm kết cườm đẹp mắt. Sản phẩm của chị bán ngày càng chạy, đơn đặt hàng ngày một nhiều hơn. Giờ đây mức thu nhập mỗi tháng từ 5 – 6 triệu đồng của chị không chỉ đảm bảo chi tiêu trong gia đình mà còn dư để dành.
Chị Kim Siêng với các sản phẩm của mình sau khóa học nghề Kết cườm của chương trình ENAT – Chị Tôi. (Ảnh được cung cấp bởi Enat)
Một hoàn cảnh khó khăn khác cũng đã được đổi thay từ sự giúp đỡ của “Chị Tôi”, đó là gia đình chị Nguyễn Thị Liễu. Gia đình nghèo khó, không một miếng đất cắm dùi, chị thì ốm đau bệnh tật liên miên, thu nhập chính của gia đình chỉ còn biết dựa vào những đồng tiền làm thuê ít ỏi của người chồng, đã vậy con gái út của chị lại mắc phải căn bệnh thiểu năng nhẹ. Nhìn chồng một mình vật lộn mưu sinh mà lòng chị như thắt lại. Những khi thấy mẹ buồn, Duyên vẫn thì thầm bên tai mẹ: “Sau này con sẽ cố tìm việc gì đó để làm kiếm tiền nuôi mẹ”, lúc đó chị chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc. Thế rồi, qua sự giới thiệu của Hội Phụ nữ địa phương, cả chị Liễu và em Duyên được tham gia vào lớp học nghề kết cườm của chương trình “Enat – Chị Tôi”. “Trong lòng vui mừng lắm! Tham gia lớp học, mình có được một nghề nghiệp ổn định, có thêm thu nhập, từ nay gia đình sẽ bớt cơ cực hơn,” chị Liễu tâm sự. Còn Duyên thì rất hăm hở được học nghề, em siêng năng học hỏi và đã trở thành cô thợ lành nghề. Từ nay, với công việc kết cườm tại nhà, chị Liễu đã phần nào mãn nguyện vì đã được góp sức cùng chồng chia đôi gánh nặng gia đình, còn ước mơ tưởng chừng chỉ là mơ ước của Duyên phần nào đã thành hiện thực.
“Enat – Chị Tôi” đã mang đến những cơ hội rộng mở không chỉ dành cho những chị em phụ nữ khó khăn, mà còn cho cả những phụ nữ không may mang trong mình những khiếm khuyết. Nhờ thế, ý nghĩa nhân văn của chương trình ngày càng lan tỏa.
Tấm lòng nối tiếp tấm lòng
Một niềm vui không nhỏ với chương trình “Enat – Chị Tôi” là hầu hết những chị em phụ nữ sau khi vươn lên thoát nghèo giờ đây sẵn sàng trở thành những “người chị” của chương trình, nhiệt tình chỉ dạy lại cho các chị em khác có hoàn cảnh khó khăn như mình trước đây.
Tham dự buổi tổng kết lớp kết cườm, diễn viên Thanh Thúy, một trong những người chị đầu tiên của chương trình đã không khỏi xúc động: “Thúy rất vui khi thấy sự hạnh phúc của các chị khi đã cải thiện cuộc sống của mình từ chính nghề nghiệp mà mình đã được học. Mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm từ những tấm lòng sẻ chia của mọi người, để chương trình ngày càng đến gần hơn với nhiều phụ nữ khó khăn.”
Ảnh được cung cấp bởi Enat
Triển lãm ảnh tại Cần Thơ của chương trình ENAT – Chị Tôi đã thu hút được đông đảo chị em đến xem và ký tên ủng hộ (Ảnh được cung cấp bởi Enat)
Sau hơn bốn tháng thực hiện, chương trình “Enat – Chị Tôi” đã lan tỏa đến Đà Nẵng, và mới đây là Cần Thơ, mở đầu bằng cuộc triển lãm tại Co.opMart Cần Thơ thu hút hơn 1.000 chị em phụ nữ đến tham quan, tìm hiểu. Tại đây các chị còn được tư vấn về cách chăm sóc làn da, tham gia ký tên ủng hộ chương trình và rút thăm trúng thưởng. Chương trình tiếp tục mở lớp học làm móng miễn phí cho phụ nữ khó khăn tại huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ). Lớp học đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các chị em đăng ký theo học. Với tinh thần vươn lên vượt khó, chắc chắn rằng các chị sẽ dần có được một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Sau Cần Thơ, “Enat – Chị Tôi” sẽ tiếp tục đến với chị em tại Hà Nội. Từ nay với việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da từ Enat, bạn đã chung tay mang lại hạnh phúc cho chị em phụ nữ khó khăn trên khắp cả nước.
Một căn nhà có nhiều cây cối, hoa quả tươi xanh cũng đồng nghĩa với việc ngôi nhà đó có phong thủy tốt, bởi vì nó chứng tỏ dương khí được tích tụ trong nhà, mang đến sự thịnh vượng, hạnh phúc.
Đối với không gian nội thất, việc trồng cây xanh không chỉ khiến ngôi nhà thêm tươi tắn, hài hoà mà còn giúp tăng cường sinh khí. Tuy nhiên để cây cối thực sự có tác động tốt đến cuộc sống của gia đình thì cũng cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như loại cây trồng, hướng đặt cây, màu …
Chọn nơi đẻ an toàn là điều cần thiết và rất quan trọng đối với tất cả các bà mẹ sắp đến kỳ sinh đẻ. Nơi đẻ an toàn và yên tâm nhất là đẻ tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, tập quán của bà con ở một số địa phương là khi sinh nở người phụ nữ phải tự “vượt cạn” một mình, đẻ ngồi, hay phải đẻ ở lán, không được ở trong nhà. Bên cạnh đó, trong điều kiện miền núi, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, không đến được cơ sở y tế thì thai phụ và gia đình cần chuẩn bị những gì để “vượt cạn” được an toàn?
Đẻ tại cơ sở y tế – Nhiều ích lợi đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh
Dù có nơi còn hạn chế nhưng nhìn chung các cơ sở y tế được xây dựng và trang bị theo quy chuẩn thống nhất và khi cần có đủ thuốc và phương tiện cấp cứu để xử trí kịp thời. Đối với những bà mẹ mang thai “có yếu tố nguy cơ” (phát hiện qua các đợt khám thai) thì nhất thiết phải đến đẻ tại cơ sở y tế.
Ngoài ra những trường hợp chưa phát hiện “có nguy cơ” cũng vẫn nên đến đẻ tại các cơ sở y tế vì ngay trong lúc chuyển dạ đẻ và sau đẻ cũng vẫn có thể xuất hiện nguy cơ không thể lường trước được.
Cần khám thai định kỳ, biết ngày dự kiến sinh để phòng đẻ rơi. Ảnh: N. Thuận
Cần chuẩn bị những gì khi đẻ tại nhà?
Trong những trường hợp không có nhà hộ sinh, khó khăn về giao thông… hoặc đẻ quá nhanh không đến cơ sở y tế được cần phải tổ chức đẻ tại nhà. Bà mẹ và gia đình cần phải chuẩn bị các việc sau:
Liên hệ trước với người được mời đỡ đẻ. Nên mời cán bộ y tế của trạm y tế xã hoặc các cán bộ y tế đã nghỉ hưu… hoặc bà đỡ dân gian (còn gọi là mụ vườn) đã được đào tạo về đỡ đẻ sạch, có kinh nghiệm giúp đỡ.
Chọn nơi sẽ đẻ trong nhà đảm bảo: Thoáng, sạch, không có gió lùa.Làm vệ sinh sạch sẽ nhà trước khi đẻ một tuần.
Phân công cụ thể những người trong gia đình ai sẽ làm việc gì, chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm. Nếu có trẻ nhỏ phải bố trí người trông nom.
Chuẩn bị giường đẻ sạch sẽ, tấm nilon trải được đủ rộng để tránh máu và nước chảy ra nền nhà, xô hoặc chậu hứng, một bàn con để dụng cụ đỡ đẻ, đồ vải cần thiết cho bà mẹ và con, nước đun sôi để nguội để người đỡ đẻ rửa tay, bàn chải, xà phòng rửa tay, nguồn ánh sáng, khăn vệ sinh và phương tiện sưởi ấm khi trời lạnh.
Trong trường hợp đẻ tại nhà nếu có được “gói đỡ đẻ sạch” dùng một lần để sử dụng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh thì rất tốt để phòng uốn ván sơ sinh.
Có những người do đẻ quá nhanh, không dự tính được ngày sinh: vì không nhớ ngày kinh cuối, không đi khám thai nên có thể bị đẻ rơi. Đẻ rơi chủ yếu ở nơi không có chuẩn bị vì thế không có người biết đỡ đẻ (trừ trường hợp chuyển viện có hộ sinh đi hộ tống). Nguy cơ cho bé là ngạt và nhiễm khuẩn rốn, uốn ván rốn. Nguy cơ cho mẹ là sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn vì nơi đẻ rất đa dạng (trên tàu xe, ngoài đồng ruộng, nương rẫy hoặc trong nhà vệ sinh…).
Để đề phòng đẻ rơi, cần đi khám thai định kỳ để biết ngày dự kiến đẻ. Biết các dấu hiệu sớm của chuyển dạ như: xuất hiện cơn đau, đau tăng dần, ra dịch nhày trong để sớm đến cơ sở y tế.
HIV là virut có cấu trúc RNA, lây truyền từ người nhiễm sang người khác qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục và lây truyền từ mẹ HIV(+) sang con.
HIV tồn tại suốt đời trong cơ thể người nhiễm dù người đó có hay không được điều trị bằng thuốc kháng virut (ARV).
Sở dĩ như vậy là vì trong chu kỳ nhân lên của virut trong các tế bào cơ thể người nhiễm, RNA của virut có khả năng sao chép ngược thành DNA, sau đó đoạn DNA tích hợp vào genom của tế bào cơ thể người nhiễm, sử dụng chất liệu và bộ máy di truyền của những tế bào bị nhiễm này sản xuất ra những virut HIV mới, một số trường hợp sau khi tích hợp xong thì nằm yên không hoạt động.
Sau những khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định của nội môi cơ thể, chúng lại trở thành hoạt động và tiếp tục tạo ra các virut HIV mới. Do đó, cho tới nay, chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt và loại bỏ được HIV ra khỏi cơ thể người nhiễm.
Khi người nhiễm HIV tử vong, sự tồn tại của HIV trong tử thi phụ thuộc vào thời gian của quá trình chuyển đổi nội môi của tử thi từ chỗ virut có thể tồn tại thành môi trường virut không thể tồn tại được nữa. Quá trình này diễn ra dần dần phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình phân hủy tử thi.
Nhiệt độ cao, tử thi phân hủy nhanh thì HIV chỉ có thể tồn tại 24 – 36 giờ sau khi người nhiễm tử vong. Khi tử thi được để trong nhà lạnh 60C thì HIV có thể tồn tại trong tử thi tới 6 ngày, nếu để ở nhiệt độ 20C, HIV có thể tồn tại đến 16 ngày (Rick Sowadsky – Nevada State Health – Division AIDS program).
Máu và dịch thể (tinh dịch, dịch âm đạo, sữa, dịch rỉ mô…) của người nhiễm HIV sau khi ra môi trường ngoài thì HIV sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng. Một số thử nghiệm đã chứng minh rằng, vài giờ sau khi ra môi trường, máu và các chất dịch của cơ thể chứa HIV đã bị khô đi thì hầu như không còn khả năng làm lây nhiễm do HIV đã bị tiêu diệt. HIV rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và dễ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với oxy ở ngoài môi trường (Nicolas Sheon – HIV Insite Prevention Editor).
Trong nước đun tới 700C, HIV bị tiêu diệt trong vòng 15 phút, HIV cũng nhanh chóng bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn như javel, hypochlorite. Tuy nhiên, trong bơm kim tiêm, HIV có thể tồn tại lâu hơn do vẫn còn lượng máu trong bơm kim tiêm và HIV không tiếp xúc trực tiếp với oxy trong không khí.
Theo BS. Nguyễn Tiến Lâm (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương)