![]() |
Ảnh minh họa: Ehow. |
Ngọc Lan (theo ehow)
Mẹo vặt hay
Những thủ thuật sống tốt nhất
![]() |
Ảnh minh họa: Ehow. |
Ngọc Lan (theo ehow)
![]() |
Ảnh minh họa: Prevention. |
– Cách đơn giản nhất là dùng thuốc đánh răng quét lên bề mặt đồ trang sức bằng bạc một lúc rồi lau sạch.
![]() |
Ảnh minh họa: Jewelryschool. |
Bàn tay của chúng ta có ít tuyến nhờn hơn, ít nước hơn so với các vùng khác trên cơ thể. Vì vậy, bước sang mùa thu đông khô hanh, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy bàn tay trở nên khô cứng và nứt nẻ. Hãy tham khảo những bí quyết chăm sóc da tay sau đây để làn da bạn luôn mềm mại trong bất kỳ mùa nào.
Uống đủ nước
Một trong những điều quan trọng để chống khô tay là uống nước. Uống nhiều nước giúp làn da khỏe mạnh, đàn hồi tốt và không bị khô. Đó chính là cách dưỡng ẩm da từ bên trong.
Chú ý đến nước rửa tay
Khi rửa tay, bạn nên chú ý tới nước rửa tay là nóng hay lạnh. Nước nóng sẽ làm bong tróc lớp dầu bảo vệ da còn nước lạnh dễ gây cảm giác tê buốt, nhất là trong mùa đông. Lý tưởng nhất là bạn nên rửa tay với nước vừa đủ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh.
Khi rửa tay, tránh dùng xà phòng khử mùi, chống vi khuẩn, tạo bọt hoặc có mùi thơm, bởi tất cả loại xà phòng đó đều chứa các chất phụ gia rửa mất lớp dầu bảo vệ da của bạn. Bạn cũng không nên dùng nước hoa hồng có chứa cồn và chất làm se hay những sản phẩm có chứa AHA (thường có trong các loại kem chống lão hoá) bởi chúng có thể kích thích gây khô da.
![]() |
Để bàn tay không bị khô nẻ mùa thu đông, bạn cần chú ý rửa tay bằng nước đủ ấm và hạn chế tiếp xúc với xà phòng, hóa chất. |
Bảo vệ da tay khỏi tác hại của hóa chất
Bạn phải tránh tiếp xúc trực tiếp với những loại hóa chất từ bột giặt, nước rửa bát, nước lau nhà… Những loại này đều chứa thành phần hóa học có tính tẩy rửa mạnh gây khô da, thậm chí có thể khiến bạn bị dị ứng.
Giải pháp cho bạn trong trường hợp này là hãy đeo găng tay cao su để làm việc nhà. Tuy nhiên, nên lưu ý chỉ đeo găng tay cao su khoảng 10 phút là phải cởi ra để tay không bị bí hơi (khi đeo găng cao su lâu, tay bạn rất dễ bị ẩm ướt và dị ứng). Sau khi hoàn tất việc nhà và tháo bỏ găng, bạn nên rửa tay sạch sẽ, để khô rồi rắc lên đó một chút phấn rôm giúp tay khô ráo và mịn màng trở lại.
Với những ngày nắng nóng, bạn cũng nên đeo găng tay mềm hoặc mặc áo chống nắng để bảo vệ tay bạn không bị bắt nắng và mất nước. Khi đi ra ngoài trời lạnh, bạn cũng nên đeo găng tay len hoặc da mềm để bảo vệ làn da. Nếu thoa kem dưỡng ẩm, bạn phải đợi đến khi đôi tay thật khô thì mới đeo găng vào.
Tẩy tế bào chết cho da tay
Một cách để tay của bạn luôn mềm mại, hồng hào, không bị nứt nẻ trong mùa khô là tẩy tế bào chết cho bàn tay mỗi tuần. Biện pháp này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, cải thiện lưu thông máu và giữ cho đôi tay khỏe đẹp.
Dùng 1/2 chén đường nâu và 1/2 chén đường thô trộn đều với dầu oliu, sau đó thoa lên da và massage nhẹ nhàng, cuối cùng rửa lại với nước. Phương pháp tẩy da này rất an toàn và hiệu quả đấy.
Dưỡng ẩm
Dùng dầu ôliu thoa lên da tay không những tái tạo làn da mà còn giúp cho da tay trở nên mềm mại. Trong dầu oliu rất giàu vitamin E có tác dụng chăm sóc da, chống lão hóa, ngăn ngừa các nếp nhăn, tăng độ đàn hồi.
Theo Webphunu
Rửa sạch những vết dầu mỡ bám trên các đồ nhựa, xoong nồi là công việc không hề dễ dàng đối với người nội trợ. Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga trong việc sử dụng nước nóng làm sạch các thiết bị nhà bếp.
![]() |
Rửa bát, đĩa bằng nước nóng vừa giúp làm sạch vết dầu, mỡ, vừa ít tốn thời gian chà rửa. Ảnh minh họa. |
– Hộp đựng thức ăn bằng nhựa, xoong, nồi… bị dính dầu mỡ, chỉ cần bạn ngâm qua nước nóng có pha ít muối và rửa sạch lại bằng nước rửa chén. Không chỉ làm sạch vết dầu mỡ, rửa các hộp nhựa bằng nước nóng còn giúp làm mất mùi thức ăn bám vào đó.
– Với những loại chén, bát bằng nhựa luôn có một lớp dầu mỡ mà bạn sẽ không thể rửa sạch bằng nước lạnh. Cách tốt nhất là ngâm qua nước nóng, rửa sạch bằng nước rửa chén và tráng lại bằng nước nóng. Cách này không chỉ làm sạch chén, bát mà còn giúp chén, bát nhanh khô, không bị ẩm.
– Các vật dụng bằng tre, gỗ như đũa, thìa, thớt… khi bị dính dầu mỡ vừa khó rửa, vừa dễ bị ẩm, mốc. Hãy ngâm các vật dụng này bằng nước nóng vừa giúp khử trùng vừa đỡ mất thời gian chà rửa. Khi các vật dụng này bị mốc, bạn hãy nấu nước nóng, cho chúng vào ngâm, làm như vậy khoảng hai, ba lần các vết mốc sẽ không còn.
– Các loại ly, tách bằng thủy tinh sau một thời gian sử dụng thường có những vết ố vàng rất khó tẩy rửa. Ngâm ly, tách vào hỗn hợp nước nóng có pha giấm hoặc chanh, rửa sạch bằng nước rửa chén, các vết ố sẽ không còn, ly, tách lại trở nên sáng bóng.
– Bếp gas, bếp điện bị dính dầu, mỡ… hãy ngắt gas hoặc rút phích cắm điện trước khi lau chùi. Hòa lẫn một lượng dung dịch ammoniac và nước nóng tương đương nhau và ngâm tất cả những bộ phận trên bề mặt bếp vào hỗn hợp này trong vòng 2 giờ. Chọn loại dung dịch tẩy rửa có chất lượng tốt, xịt chúng lên bề mặt của bếp và những khu vực xung quanh rồi để yên trong vòng vài phút. Nếu sử dụng bếp điện, cần tránh xịt dung dịch tẩy rửa lên những bộ phận có liên quan đến điện.
– Sau khoảng 10 phút, dùng miếng bọt biển nhúng vào xô nước nóng pha xà phòng và lau toàn bộ bếp. Lặp lại qui trình này bằng cách rửa sạch miếng bọt biển cẩn thận. Quá trình lau chùi sẽ lấy đi hết lượng dung dịch tẩy rửa sót lại và cả những vết thức ăn thừa còn bám trên bề mặt của bếp và khu vực xung quanh. Sau khi đã chùi sạch bếp lò, dùng khăn lau lại để bếp khô hoàn toàn.
Khánh Hòa
Trong không khí nhộn nhịp của những ngày giáp Tết, MC Thanh Thảo cùng con yêu vui chơi tại ngày hội “Đua tay đón Tết”.
Con gái hào hứng tham gia các trò chơi cùng các bạn (Ảnh được cung cấp bởi Lifebuoy)
Bé Dâu khoe thành quả với mẹ Thảo (Ảnh được cung cấp bởi Lifebuoy)
Sau mỗi trò chơi, bé Dâu cùng mẹ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo bàn tay luôn sạch sẽ, không vi khuẩn gây bệnh. (Ảnh được cung cấp bởi Lifebuoy)
Bé Cà Phê – con trai của diễn viên Thanh Thuý và bé Dâu hăng say với trò chơi được áp dụng công nghệ "đỉnh" – công nghệ Tương tác (Ảnh được cung cấp bởi Lifebuoy)
Bài học về 6 bước rửa tay trở nên vô cùng thú vị với nhịp điệu vui nhộn, động tác đơn giản được áp dụng công nghệ Tương tác. (Ảnh được cung cấp bởi Lifebuoy)
“Đua Tay Đón Tết” là ngày hội dành cho các gia đình được tổ chức bởi nhãn hàng nước rửa tay diệt khuẩn Lifebuoy. Ngày hội này tưng bừng với các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, những hoạt động được áp dụng công nghệ cực “đỉnh” đã mang lại nhiều tiếng cười cho các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó , các bé còn học được 6 bước rửa tay vô cùng thú vị qua vũ điệu “Rửa tay” sôi động. Đây là một trải nghiệm đáng nhớ và bổ ích cho trẻ trước thềm năm mới.
Khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường, thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi.
Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi. Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch…
Dùng nước muối sinh lý cũng cần thận trọng. Ảnh minh họa – nguồn internet
Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể (dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ) thì nước muối sinh lý còn có tác dụng:
– Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt: Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt hàng ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu. Lưu ý, cần dùng loại nước muối do các công ty dược sản xuất dùng riêng cho mắt, bên ngoài nhãn của lọ thuốc có hình con mắt, thường đóng lọ 10ml. Không được tự pha nước muối để nhỏ mắt.
– Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mũi: Dùng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp hoặc dưới dạng khí dung có tác dụng làm sạch mũi – họng. Nước muối sinh lý dùng để rửa mũi được pha chế dạng 100ml, 500ml, nhưng cũng có người sử dụng nước muối sinh lý truyền tĩnh mạch hoặc dùng nước mũi nhỏ mắt để rửa mũi. Cần lưu ý, thuốc dùng để nhỏ mắt có thể dùng để nhỏ mũi nhưng thuốc dùng để nhỏ mũi thì không dùng nhỏ mắt.
Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan hô hấp, tiếp xúc với rất nhiều bụi bặm, các hóa chất độc hại và các yếu tố gây bệnh. Khi bị viêm nhiễm, dùng nước muối sinh lý để làm sạch lớp mủ trước khi sử dụng thuốc để thuốc tác dụng trực tiếp vào lớp biểu mô của niêm mạc mũi và phát huy vai trò chữa bệnh. Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường, thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi. Vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi. Chính vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bặm.
– Dùng để súc miệng – họng: Để thuận tiện có thể dùng muối ăn (NaCl): 1 thìa cà phê (5g) pha trong 1 cốc nước ấm vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Nếu dùng nước muối quá đặc (mặn) để súc miệng – họng rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng – họng. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (tương đương nước canh). Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.
Cách súc: Ngậm 1 ngụm nước muối, ngửa cổ, há miệng kêu khà…khà…khà… sau đó ngậm miệng nghỉ một lát, lại ngửa cổ há miệng kêu, làm như vậy vài ba lần rồi nhổ đi. Mỗi lần làm 3 lượt. Không nên ngậm vào rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc vài lần, mỗi lần vài ba ngụm không chỉ để sạch các nhày, mủ (nếu có) trong họng mà đảm bảo tác dụng sát khuẩn. Mỗi ngày nên thực hiện súc 1 – 3 lần.
BS Nguyễn Bích Ngọc
(Theo SK&ĐS)