Lưu trữ cho từ khóa: cam

6 cách đơn giản đánh bay chứng ê buốt răng

Răng nhạy cảm không chỉ gây đau đớn mà nó còn khiến bạn thường xuyên bị ê buốt. Bạn nên làm sao để giảm ê buốt răng?

Răng nhạy cảm có thể là đau ở sâu bên trong miệng. Thức ăn nóng hay lạnh, đồ uống, bánh kẹo ngọt, thậm chí là một cơn gió lạnh cũng có thể khiến bạn bắt đầu nhói hay đau nhức, ê buốt răng.

Trong hầu hết các trường hợp, răng nhạy cảm vì lớp men bảo vệ bên ngoài mặt nhai răng hoặc men chân răng bị mòn đi. Điều đó cho thấy ngà răng của bạn bị lộ ra, nơi đó chứa đầy các ống siêu nhỏ với nhiều đầu dây thần kinh nhạy cảm chạy qua.

Dưới đây là 6 cách cứu cánh và hỗ trợ giảm mức độ ê buốt răng.

1. Hãy thử các loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm

Một vài thương hiệu kem đánh răng trên thị trường có sản phẩm dành cho người có răng nhạy cảm. Một vài loại kem chứa một hoạt chất gọi là kali natri, giúp ngăn chặn hình thành ống nhỏ trong ngà răng. Chúng không hiệu quả với tất cả mọi người, nhưng các chuyên gia đều đồng ý rằng sử dụng kem chuyên dụng này nên là bước khởi đầu.

Cách bạn sử dụng kem đánh răng rất quan trọng. Rất nhiều người thường sử dụng một loại kem đánh răng trong thời gian ngắn, sau đó dừng lại. Đó chính là sai lầm, bạn nên sử dụng loại kem đánh răng này về lâu dài.

6-cach-don-gian-danh-bay-chung-e-buot-rang6-cach-don-gian-danh-bay-chung-e-buot-rang

2. Thay đổi cách chải răng

Nếu bạn không sử dụng bàn chải mềm, nếu bạn chải răng mạnh, hoặc nếu bạn không chải răng đầy đủ trong 2 phút, sau đó bạn lại không làm bất cứ điều gì có lợi cho hàm răng nhạy cảm của mình. Đánh răng mạnh thực sự có thể làm mòn men răng, khiến răng nhạy cảm hơn. Nếu bạn phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu tụt lợi hay mất xương và kết quả là chân răng lộ ra – sau đó bạn cũng chà mất cả men chân răng.

Men chân răng có tác dụng bảo vệ chân răng nhưng nó thậm chí lại bị mòn đi nhanh hơn so với men răng. Hãy thay đổi thói quen đánh răng để nhận thấy sự thay đổi lớn.

3. Tránh đồ uống và thức ăn có tính axit

Tiếp xúc với rượu vang đỏ, nước uống có ga, các loại nước ép trái cây và các loại thực phẩm có tính axit như cam và dưa chua có thể khiến men răng bị tấn công liên tục. Hãy hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống, cố gắng đánh răng sau khi ăn ít nhất 20 phút (không được sớm hơn vì đánh răng vào thời điểm đó có thể khiến men răng bạn bị tổn thương thêm).

Ngay cả khi răng bạn chưa thấy có vấn đề gì thì tốt nhất vẫn nên thận trọng với việc tiêu thụ một số loại đồ ăn, thức uống nhất định, men răng mất đi sẽ không khôi phục lại được.

4. Hãy yêu cầu bác sỹ trám răng

Nếu bạn sử dụng kem đánh răng chuyên dụng không hiệu quả, hãy nói với bác sỹ về việc bọc màng rào cản. Bôi lớp phủ florid hoặc trám hạt nhựa cho các vùng răng nhạy cảm. Chúng sẽ mòn đi theo thời gian từ một vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng, do đó nó sẽ cần phải được trám lại.

6-cach-don-gian-danh-bay-chung-e-buot-rang6-cach-don-gian-danh-bay-chung-e-buot-rang

5. Ngừng nghiến răng

Nếu bạn nghiến răng khi gặp căng thẳng, men răng bạn sẽ bị mài mòn và khiến răng trở nên nhạy cảm. Bạn thậm chí còn không nhận ra rằng chính bạn đang tự mài mòn men răng mình: thông thường người ta chỉ làm điều đó khi đang ngủ, đau lợi và đau đầu không rõ nguyên nhân có thể là một đầu mối để phát hiện ra tình trạng này.

Nếu bạn nghiến răng hãy thử dùng miếng bảo vệ răng vào ban đêm, hoặc thay đổi tư thế ngủ. Nếu bạn nhận thấy mình nghiến chặt răng trong ngày, hãy nhắc nhở bản thân để hàm được thư giãn với hai hàm răng cách xa nhau.

6. Đi điều trị tụt nướu

Thông thường chân răng được bao phủ bởi mô nướu. Nhưng nếu bạn bị tụt nướu, nguyên do từ các căn bệnh về lợi, hoặc thậm chí là do đánh răng mạnh, sau đó chân răng sẽ bị lộ ra và men chân răng có thể mòn đi. Các nha sĩ có thể khôi phục lại phần nướu bị tụt của bạn ví dụ như điều trị liên quan đến phẫu thuật ghép mô.

Theo Gấm Phạm/Afamily.vn

Bài thuốc điều trị bệnh tâm phế mạn

Bệnh tâm phế mạn là một dạng bệnh tim thứ phát có nguyên nhân khởi đầu là từ một bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh bụi phổi… làm tổn thương đến chức năng hô hấp, suy giảm chức năng phổi từng phần, rồi suy giảm chức năng phổi toàn bộ, làm tăng áp động mạch phổi dẫn đến suy tim phải.

Y học cổ truyền không có bệnh danh cho bệnh tâm phế mạn. Tuy nhiên,  đối chiếu với những triệu chứng của bệnh như khó thở, tức ngực, ho khạc đờm nhiều, phù… nằm trong phạm vi các chứng suyễn, kinh quí, đàm ẩm, thủy thũng của Y học cổ truyền. Bao gồm thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu và thể tỳ thận dương hư – thủy thấp, tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

bai-thuoc-dieu-tri-benh-tam-phe-man

​Tiền hồ.

Thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu:

Người bệnh khó thở, tình trạng này nặng lên khi vận động nhiều, kèm theo ho, khạc ra nhiều đờm loãng, trắng. Toàn thân sợ gió, ra mồ hôi, người mệt mỏi, chất lưỡi bệu sắc nhợt, mạch tế hoặc kết đại.

Phương pháp điều trị: ôn hóa đàm ẩm, giáng khí định suyễn.

Kết hợp 2 bài thuốc cổ phương: Linh quế truật cam thang và Tô tử giáng khí thang gồm: phục linh 16g, quế chi 8g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, tô tử 12g, hậu phác 10g, tiền hồ 10g, trần bì 10g, xuyên qui 12g, sinh khương 3 lát, bán hạ chế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Gia giảm: Để bổ phế gia thêm các vị bổ khí: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 16g. Trong trường hợp môi xanh tím gia thêm các vị thuốc hoạt huyết, hóa  ứ: đan sâm 12g, xích thược 12g, hồng hoa 6g. Trong trường hợp bệnh nhân nghiêng về nhiệt chứng: môi khô, khát nước, khó thở, tức ngực, đờm vàng đặc có thể chuyển sang dùng bài Ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4 – 12g, hạnh nhân 12g, thạch cao 12g, cam thảo 8g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Tác dụng thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn.

Gia giảm: có thể gia thêm các vị thuốc kim ngân hoa 10g, ngưu bàng tử 8g, hoàng cầm 8g… để thanh nhiệt giải độc ở thượng tiêu.

Thể tỳ thận dương hư – thủy thấp

Người bệnh khó thở thường xuyên, sắc mặt xanh tím, tay chân lạnh, phù tím hai chi dưới, đi tiểu ít hay hồi hộp đánh trống ngực thường phải nằm đầu cao, chất lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi dày nhớt, mạch trầm tế.

Phương pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, hóa đàm lợi thủy.

Bài thuốc: Kết hợp 2 bài Chân vũ thang và Ngũ linh tán gia giảm gồm: hắc phụ tử 6g, can khương 6g, quế chi 8g, phục linh 16g, bạch truật 16g, trư linh 16g, trạch tả 12g, sa tiền 12g, trần bì 8g, bán  hạ chế 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Gia giảm: Nếu người bệnh có biểu hiện khí hư nhiều gia đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g để ích khí, hành thủy.

ThS. BS. Trần Thái Hà

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ đậu ván trắng

Cây đậu ván trắng còn gọi là quả đậu ván đến khi già thì hái, tách lấy hạt phơi khô để làm thuốc, còn gọi bạch biển đậu. Theo Đông y, bạch biển đậu vị ngọt, tính ấm, vào 4 kinh tỳ, vị, đại trường và tiểu trường, là vị thuốc ôn trung hạ khí, bổ tỳ chống nôn, giải thử trừ phiền khát… Sau đây là một số bài thuốc có đậu ván trắng.

bai-thuoc-chua-benh-tu-dau-van-trang

Ngộ độc thực phẩm đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, bụng đầy hơi…: bạch biển đậu 20g (sao vàng), tía tô 20g, quế tâm 8g, sinh khương 8g, lá đinh lăng 20g, cây cỏ sữa 20g. Các vị cho vào ấm, đổ 4 bát nước, sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Trẻ em ra mồ hôi trộm: bạch biển đậu 10g (sao vàng), đương quy 10g, bạch thược 10g, bạch linh 8g, tâm sen 4g, chích thảo 6g. Cho các vị vào ấm đổ 1.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, phân sống, rối loạn tiêu hóa, ăn uống kém…: bạch biển đậu (sao vàng) 20g, bạch truật (sao hoàng thổ) 20g, hoài sơn (sao) 20g, sơn thù 12g, cao lương khương 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, lá khổ sâm 16g. Các vị trên cho vào ấm, đổ nước 1.400ml, sắc còn 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bị nôn khi có thai, ăn uống kém, người mỏi mệt: bạch biển đậu (sao) 20g, tía tô 16g, ngải diệp (sao qua) 16g, bạch truật 16g, liên nhục 16g, sa sâm 16g, sinh khương 8g, cam thảo Bắc 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g. Lần 1: đổ 1.400ml nước, sắc lấy 200ml. Lần 2: đổ 1.000ml nước, sắc lấy 150ml. Chung 2 nước lại, hãm sôi, chia 2 lần uống trong ngày.

Trẻ bị suy dinh dưỡng: bạch biển đậu 12g, hoài sơn 12g, trần bì 6g, cam thảo 6g, bạch truật 10g, táo tàu 4 quả, rễ đinh lăng 10g. Sắc đặc cho trẻ uống ngày 3 lần.

Tỳ vị hư hàn, ăn uống kém: bạch biển đậu 16g (sao qua), bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 20g, liên nhục 20g, đinh lăng (sao gừng) 20g, ngũ gia bì 12g, cam thảo 10g, đỗ trọng 10g, trần bì 10g. Cho 1.400ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Về mùa xuân bị cảm thời khí, hoa mắt chóng mặt, chao đảo, buồn nôn, ớn rét…: bạch biển đậu 20g (sao vàng), tía tô 16g, kinh giới 16g, hoàng kỳ (sao mật) 16g, bạch chỉ 10g, mạch môn 16g, cát căn 16g, phòng sâm 16g, trần bì 10g, sinh khương 8g. Lần 1: đổ 1.400ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Lần 2: đổ 1.000ml nước, sắc lấy 150ml, chung 2 nước lại hâm sôi, chia 2 lần uống trong ngày.

Mùa hè nắng nóng nhiều, mồ hôi ra quá mức: bạch biển đậu 12g, khoai lang khô 30g (sao vàng), cát căn 20g, sâm đại hành 16g, cam thảo 10g. Sắc uống.

Phụ nữ ra khí hư: bạch biển đậu 16g, hạ liên châu 20g, hương phụ 12g, bạch linh 10g, rễ bạch đồng nữ thái mỏng sao vàng 20g, uất kim 10g, trạch lan 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Đông y điều trị liệt méo miệng

Liệt, méo miệng hay còn được biết với tên gọi khác là liệt dây thần kinh số 7, bệnh hoàn toàn có thể chữa được bằng phương pháp đông y với các bài thuốc đơn giản kết hợp với châm cứu, matxa tại nhà.

Biểu hiện và triệu chứng của bệnh diễn ra rõ nhất trong vòng 3 đến 4 ngày, người mắc phải thường có các dấu hiệu một bên mặt bị xệ xuống, miệng méo sang một bên, tê đầu lưỡi, khi nhắm hoặc ngủ mắt không nhắm kín được, đau một bên tai, khô mắt hoặc chảy nhiều nước mắt sau các bữa ăn…

Người cao tuổi và trung niên, người thức đêm quá khuya, lao động quá mức, căng thẳng, người có thể trạng yếu là các đối tượng hay bị chứng méo miệng “ghé thăm”. Thời tiết chuyển lạnh là môi trường thuận lợi để bệnh phát triển.

Đông y chia liệt méo miệng thành 3 dạng dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

– Méo miệng do phong hàn – thời tiết chuyển lạnh, người bệnh nhiễm lạnh, sức đề kháng yếu, thức khuya là nguyên nhân chính gây méo miệng phong hàn.

– Méo miệng do phong nhiệt – là biến chứng của viêm nhiễm, mụn nhọt tai, zona ..nguồn căn chính là các cơn bốc hỏa, nóng trong người

– Méo miệng do chấn thương – người bệnh sau tại nạn chấn thương sọ não, u não hay mắc chứng méo miệng loại này.

dong-y-dieu-tri-liet-meo-mieng

Châm cứu và xoa bóp tại nhà

Phương pháp này không cần sử dụng thuốc, chỉ cần châm cứu và xoa bóp tại nhà làm đả thông kinh mạch, máu huyết vùng mặt lưu thông tốt. Phương pháp này phải thực hiện kiên trì sẽ cho kết quả tốt nhất.

dong-y-dieu-tri-liet-meo-mieng

Sử dụng thuốc

Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc đông y dưới đây để điều trị chứng méo miệng cho bản thân.

Bài thuốc 1:

– Mỗi thứ 10gr phòng phong, Kkhương hoạt, kinh giới, toàn yết.

– 12gr các thứ nam tinh chế, sơn đậu căn.

– Mỗi loại 15gr huyển sâm, bản lam căn, cương tằm.

– Bạch thược, phụ tử chế mỗi loại 20gr.

Kết hợp với 3gr cam thảo và ngô công 3 con.

Đem tất cả các loại thuốc này, sắc cho người bệnh khi có các triệu chứng méo mặt kèm theo tê cứng lưỡi, mặt, đau vùng sau tai, lưỡi trắng, uống thường xuyên sẽ giảm triệu chứng trên.

Bài thuốc 2:

40gr cương tằm kết hợp với toàn yết, đương quy, phòng phong, xuyên ô mỗi loại 20gr. Không sắc uống mà tán mịn làm thành viên, sử dụng mỗi lần 1/6 lượng viên đã tán.

Hiệu quả cho người vừa mới “chớm” các dấu hiệu của méo miệng: tê lưỡi, tê mặt, nói năng khó khăn.

Bài thuốc 3:

Sắc cho người bị méo miệng uống bài thuốc gồm 12gr mỗi loại hạ thảo khô, tang ký sinh, câu đằng, cương tằm, kê huyết đằng cùng với bạch thược, long cốt, nam tinh chế, mẫu lệ mỗi thứ 10gr. Kết hợp với 6gr toàn yết, 8gr hoa cúc, thiên trúc hoàng, thuyến thoái. Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kế, trả lại cho người bệnh gương mặt bình thường.

dong-y-dieu-tri-liet-meo-mieng

Bài thuốc 4:

Bài thuốc 4 là sự kết hợp giữa các loại dược liệu sau:

– Tần giao, kinh giới, thiên ma, bạch chỉ, xuyên khung, cương tằm, bạch thước, đương quy, sinh đại mỗi loại lấy 12gr.

– 10gr các loại khương hoạt, phòng phong.

– Cùng với 16gr cát cánh, 20gr hoàng kỳ, 8gr bạch chỉ và 6gr thảo dược.

Cho vào một nồi sắc thành thuốc cho người bệnh uống.

Trên đây là 4 bài thuốc nam điều trị chứng méo liệt miệng, kiên trì áp dụng sẽ cho hiệu quả phục hồi chức năng dây thần kinh số 7 nhanh nhất trong vòng từ 1 đến 3 tháng, tuy nhiên cần kết hợp với châm cứu, matxa tại nhà, phòng lạnh, giữ ấm cơ thể.

Chúc các bạn mau khỏi bệnh.

Theo Toiyeusuckhoe.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ thanh uyển

Thanh uyển thuộc họ Cúc (Adteraceae), tên khác là tử uyển, dã ngưu bàng, là một cây thảo, sống lâu năm, cao 1 – 1,2m. Thân mọc thẳng, phân cành nhiều có lông thưa, cuống lá dài có rìa bên; lá phía trên mọc so le, nhỏ và hẹp hơn gần như không cuống. Cây mọc tự nhiên ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Bộ phận dùng làm thuốc của thanh uyển là rễ, thu hái quanh năm.

Dược liệu thanh uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ khái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính. Liều dùng hàng ngày 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác theo những phương thức sau:

Chữa ho, hen có đờm khò khè: thanh uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

bai-thuoc-chua-benh-tu-thanh-uyen

Cây và rễ thanh uyển

Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: thanh uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bốn mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục: thanh uyển 8g, bách bộ 8g, rễ quả lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa lao phổi: thanh uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa hen phế quản: thanh uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g. Sắc uống trong ngày.

Chữa suy nhược cơ thể do phế hư: thanh uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đảng sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày.

DS. Huyền Hoa

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc nam chữa các bệnh về răng miệng

Theo thống kê, khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng…

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây bất tiện trong sinh hoạt, giao tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống. Nguyên nhân chủ yếu là vệ sinh không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển; do người dân không có thói quen đi khám răng mà chỉ đến khi có các triệu chứng sưng viêm gây đau đớn mới đến gặp nha sĩ. Sau đây là một số bài thuốc nam chữa các bệnh về răng miệng.

Đau nhức răng

Thuốc súc miệng: dùng một trong các bài:

Vỏ cây gạo 100g, thái lát sao vàng hạ thổ. Đổ 2 bát nước sắc kỹ, ngậm nước thuốc này 10-15 phút rồi nhổ đi, ngậm nhiều lần trong ngày.

Rễ cây lá lốt 20g, rễ cúc tần 20g. Hai thứ sao vàng ngâm rượu. Sau đó dùng rượu thuốc chấm vào chỗ sâu răng.

Bài thuốc uống: nam tục đoạn 20g, thổ linh 20g, xương bồ 16g, đinh lăng 20g, bồ công anh 16g, hạ khô thảo 16g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

bai-thuoc-nam-chua-cac-benh-ve-rang-mieng

Rễ cây lá lốt sắc đặc ngậm súc miệng giúp giảm đau nhức răng.

Viêm quanh chân răng

Người bệnh có biểu hiện ngứa ở lợi, quanh chân răng bị viêm, niêm mạc có màu đỏ, phù nhẹ, miệng hôi. Dùng một trong các bài:

Kim ngân 20g, rau dấp cá 20g, chi tử 12g, mã đề thảo 16g, bạch thược 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Rau rệu 100g (sao vàng hạ thổ), vỏ cây gạo 16g, hoài sơn 20g, liên nhục 16g, hoa hòe 16g (sao kỹ). Đổ nước 3 bát sắc còn 1,5 bát, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Hoài sơn 20g, sơn thù 12g, đan bì 8g, trạch tả 12g, mạch môn 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g, táo tàu 12g. Đổ nước 3 bát sắc còn 1,5 bát, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Hôi miệng

Thuốc súc miệng: Lá hương nhu 1 nắm nấu lấy nước đặc, ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.

Thuốc uống:

Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, sinh địa 10g, ngân hoa 10g, ngũ vị 10g, trần bì 10g. Đổ nước 3 bát sắc còn 1,5 bát, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Đan bì 8g, chi tử 12g, hà thủ ô 16g, táo tàu 10g, bạch thược 12g, mạch môn 12g, chỉ xác 8g, trần bì 10g, cam thảo 10g. Đổ nước 4 bát, sắc lọc bỏ bã lấy 1,5 bát, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Sukchoedoisong.vn

Mẹo rửa sạch xoong inox

1-9689-1380297639.gif
Ảnh minh họa: Ehow.
 
– Trộn 1 phần dầu thực vật với 1 phần nước và 2 phần giấm trắng. Lắc đều trước khi sử dụng, rồi phun lên bề mặt chà sát và rửa sạch. Bạn có thể thêm 10 đến 15 giọt nước chanh, cam hoặc vani với những vết bẩn cứng đầu.
 
– Rửa nồi với nước xà phòng nóng.
 
– Lấy nước tẩy rửa rồi xịt lên bề mặt nồi, đánh bóng bằng một miếng vải sạch, khô.
 
– Khi dưới đáy nồi xuất hiện các vết bẩn, ố vàng, chúng ta có thể dùng giấm, chanh để chà rửa cho sạch.
 
– Khi nấu đồ ăn có những lúc lỡ tay quá lửa sẽ để lại các vết cháy, chúng ta có thể rửa vết cháy một cách dễ dàng bằng cách cho một ít bột nở lên trên mặt nồi bị cháy. Cho nước vào vừa ngập chỗ vết cháy và đun từ từ cho đến khi chỗ bị cháy khét tróc ra khỏi mặt nồi.
 
– Nồi chảo inox có thể bị biến màu có ánh màu xanh sau khi rửa. Sự biến màu này là lớp bảo vệ bề mặt đối với một số chất có trong thực phẩm hoặc trong các loại nước rửa chén. Lớp bảo vệ này không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng của inox. Để tẩy các vết đổi màu này chúng ta chỉ cần dùng giấm hoặc chanh chà sát lên bề mặt. 
 
– Nếu trong nước có quá nhiều chất vôi, bề mặt theo ngày tháng có thể sẽ bị vôi đóng lên làm loang lổ. Chỉ cần dùng chanh hoặc giấm là có thể làm nồi lại sạch như trước. Lưu ý, khi rửa xoong nồi, nên dùng khăn lau khô để tránh các vệt vôi bám lại trên bề mặt.

Ngọc Lan (theo ehow)

Cách dễ dàng giúp nhà thơm tho

Phun giấm táo vào quạt

Bạn sử dụng giấm táo kết hợp với nước theo tỷ lệ 50:50, sau đó phun trực tiếp vào quạt hoặc điều hòa không khí trước khi sử dụng. Nó sẽ giúp tạo ra một mùi hương mát dịu.

giamtao3-1606-1379128493.jpg
Ảnh: Boldsky.

Để chanh trong nhà

Chanh không chỉ giúp làm đẹp, tốt cho sức khỏe mà mùi thơm của nó còn giúp bạn giảm căng thẳng đáng kể. Hãy để những lát chanh tươi ở một góc gần cửa ra vào. Mùi thơm của chanh sẽ lấp đầy các giác quan của bạn và làm cho nhà thơm tho hơn.

Sử dụng dứa và tinh dầu trà

Nếu bạn thích mùi thơm của quả dứa thì hãy sử dụng nó với nhà mình. Trộn một tách dứa với tinh dầu trà xanh, sau đó chà xát nó trên các cạnh của cửa sổ. Khi những làn gió mạnh thổi vào, ngôi nhà của bạn sẽ tràn ngập mùi thơm.

Đặt hành tây đỏ trong bếp

Hành tây đỏ không chỉ là thực phẩm hữu ích, mà chúng giúp loại bỏ tất cả mùi hôi trong nhà của bạn. Vì thế, hãy đặt những lát hành tây đỏ trong nhà bếp.

Đặt quế gần cửa sổ

Một thanh quế cũng được coi như nén hương giúp ngôi nhà bạn thơm mát tự nhiên. Bạn nên đặt các thanh quế gần cửa sổ hoặc gần cánh cửa để cảm nhận được mùi thơm tinh túy của nó.

Sử dụng các loại thảo mộc

Có nhiều loại thảo mộc mà bạn có thể sử dụng trong nhà để tạo mùi thơm như húng quế, nhân sâm, rau mùi, quả hồi… Hãy đặt một chút các loại thảo mộc này trong nhà để tạo hương thơm tự nhiên.

Cắm hoa tươi

Cách tốt nhất và tự nhiên giúp ngôi nhà tỏa ngát hương thơm là đặt bình hoa trong mỗi phòng. Những loại hoa có hương thơm quyến rũ mà bạn nên chọn là hoa hồng, hoa nhài…

Sử dụng baking soda

Không có nhiều người thích mùi hương của baking soda. Tuy nhiên, nó có thể giúp đẩy lùi những mùi hôi trong nhà. Hãy dùng baking soda và rải chúng trên đường viền của cửa để gió mang mùi hương vào.

Tận dụng hương thơm của sả

Hãy đặt những củ sả tươi vào nồi đất và để nó ở lối vào hoặc bệ cửa sổ. Hương thơm tự nhiên và nồng nàn của sả sẽ đem đến cho ngôi nhà của bạn mùi hương mới lạ.

Để cam quýt trong nhà

Bất kỳ loại quả thuộc họ cam quýt nào cũng giúp cho ngôi nhà của bạn có hương thơm một cách tự nhiên. Lấy một vài quả cam hoặc quýt, sau đó dùng kim hoặc những vật nhọn đâm xung quanh và đặt nó trong nhà bếp. Chúng sẽ hấp thụ tất cả mùi hôi và phát ra hương thơm quyến rũ.

Lan Lan (theo Boldsky)

9 cách khử mùi hiệu quả

1. Khử mùi quần áo

Các loại quần áo bằng len rất dễ bị ám mùi nấm mốc, mùi hôi trong thời gian dài không mặc đến.

– Cách xử lý: Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có mùi mốc nên bạn để một cục xà phòng ở góc trống nào đó của tủ, mùi mốc sẽ bị đánh bay hiệu quả.

2. Khử mùi chậu rửa bát

Trong quá trình rửa bát, rất nhiều thức ăn thừa còn bám lại trong lưới lọc rác và đường ống nước thải, lâu ngày tạo thành mảng bám có mùi hôi rất khó chịu.

khu-mui2.jpg

Các loại quả như chanh, cam, bưởi giúp khử mùi hiệu quả.

Cách xử lý: Các loại quả chanh tươi, cam tươi và vỏ bưởi đều có tác dụng khử mùi hôi nhanh chóng và hiệu quả. Trước tiên, xả sạch chậu rửa bát với nước nóng một lượt để làm mềm các mảng bám, sau đó đổ chanh, cam hoặc vỏ bưởi xay nhuyễn xuống lưới lọc và xả nước vài phút. Các mảng bám thức ăn thừa và mùi hôi sẽ trôi đi. Nên thực hiện thường xuyên từ một đến hai lần mỗi tuần.

3. Khử mùi ngăn đá tủ lạnh

Tủ lạnh có mùi rất khó chịu khiến thực phẩm cất trữ chẳng còn thơm ngon nữa.

Xử lý: Sau khi ăn đem vỏ cam, quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ không còn nữa, khi nào vỏ khô thì lại cho vỏ tươi mới vào. Cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.

Dùng quất (tắc): Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, quất khử mùi hôi tủ lạnh cũng rất tốt. Dùng khoảng 7-10 quả quất, cắt đôi, cho vào bát hoặc đĩa để vào ngăn tủ, có thể để cả trong ngăn đá. Khoảng vài tháng thay một lần.

Sử dụng khăn bông sạch: Khăn bông gấp gọn gàng đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Những lỗ vải nhỏ có thể hấp mùi tủ lạnh. Sau một thời gian, bỏ khăn ra giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô và có thể tiếp tục sử dụng.

Khử mùi bằng chè: Lấy 50 g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô, cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau một tháng, lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.

Lưu ý, việc khử mùi tủ lạnh rất quan trọng, tuy nhiên khi tủ lạnh có nhiều mùi, bạn vẫn nên dọn và vệ sinh tủ, loại bỏ những thực phẩm đã để lâu ngày, sắp xếp gọn gàng lại tủ, phân loại khu vực để thức ăn tươi sống và thức ăn chín riêng… Làm như thế để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

4. Khử mùi ôtô

Hàng ngày, có rất nhiều hoạt động khiến ôtô bị ám mùi như bụi bẩn từ giày dép bạn đang đi, thức ăn, đồ uống, thú cưng… Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ không nhận ra những mùi đó khi ngồi sau tay lái vì đã rất quen thuộc với chiếc xe.

Cách xử lý: Giải pháp hiệu quả nhất để xe bạn có mùi hương dễ chịu là sử dụng tinh dầu thơm. Các loại tinh dầu như chanh, bưởi, oải hương và sả sẽ giúp xe bạn thơm mát hơn. Ngoài ra, nó còn giúp khử mùi hôi của ôtô, giúp bạn cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, chống buồn ngủ và say xe.

5. Khử sạch hộp đựng thức ăn

Các loại hộp đựng thức ăn rất cần thiết giúp bạn lưu trữ đồ ăn thừa còn sót lại sau bữa ăn. Nhưng chúng cũng rất dễ bị bám mùi, đặc biệt là hộp nhựa.

Cách xử lý: Đặt những lát chanh cắt mỏng vào hộp nhựa đang cần làm sạch mùi trong vài ngày cũng là một bí quyết giúp loại bỏ mùi tanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột nở pha với giấm tạo thành một hỗn hợp bột đặc sệt và dùng chúng để chùi rửa những chiếc hộp nhựa đã có mùi. Đây được xem là một trong những cách khử mùi khá hiệu quả.

6. Khử mùi thảm trải sàn

Những tấm thảm trải sàn có thể bị ám rất nhiều loại mùi, đặc biệt là những khu vực hoạt động nhiều hoặc vật nuôi nằm ngủ.

Cách xử lý: Loại bỏ đồ vật ra khỏi tấm thảm, rắc đều baking soda vừa phải lên bề mặt, rồi dùng máy hút bụi làm sạch sau 1-2 tiếng. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể treo tấm thảm đã rắc bột ở nơi khô thoáng và dùng chiếc gậy đập sạch bụi bẩn. Bột baking soda sẽ hút sạch mùi hôi và ẩm mốc trên thảm.

7. Khử mùi cho máy giặt

Sau thời gian dài sử dụng máy giặt, bạn thấy máy có mùi khó chịu.

Xử lý: Rót khoảng 2 cốc giấm hoặc nước chanh vào trong thùng giặt và cho chạy hết một chu trình giặt ở chế độ nước nóng nhất để khử mùi, vết bẩn, chất tẩy rửa đóng cặn.

8. Khử mùi khó chịu trong phòng

Mùi khó chịu trong nhà sẽ khiến bạn không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày và không khí ẩm mốc có thể gây bệnh cho gia đình bạn. Ông xã của bạn hay hút thuốc lá hoặc nhà bạn thường xuyên tiếp khách nên gian phòng toàn mùi thuốc.

Hãy khử chúng bằng cách thắp nến thơm hoặc dùng khăn thấm ướt giấm rồi để trong phòng một thời gian. Ngoài ra, bạn có thể dùng vài bông hoa có hương thơm dễ chịu, trái cây hay dược thảo để trong phòng khách, vừa đẹp mắt lại vừa có chức năng khử mùi. Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa. Bạn sẽ thấy phòng khách có mùi hương dễ chịu hơn.

Với phòng ăn và nhà bếp: Đây là gian phòng có rất nhiều mùi lạ, để “tiêu diệt” chúng, bạn nên sử dụng thiết bị hút mùi như nón chụp được gắn lên bếp, có quạt thông gió và chạy điện nhằm hút hết mùi phát sinh.

Để lấn át mùi thức ăn, bạn cũng có thể rang ít cà phê hạt (không cháy quá), tán nhỏ và đặt ở góc bếp, hay đốt vỏ cam, chanh, quýt, bưởi. Trồng dương xỉ trong bếp cũng là một cách khử mùi khói, khí CO2 độc hại.

Nhà tắm cần thoáng khí và khô ráo. Bạn nên chọn bột giặt, nước xả có mùi dễ chịu để ngoài việc sử dụng, chúng còn khử được những mùi phát sinh. Các loại sữa tắm thơm sẽ lan toả trong phòng làm bạn thư thái hơn.

Phòng vệ sinh thường có những mùi khó chịu, vì thế bạn cần treo các hộp long não, sáp thơm hoặc đốt nến để khử mùi. Để tránh hôi, nền nhà cần có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước và có độ thông thoáng cần thiết.

Nếu nhà bạn mới sơn, có mùi gây khó chịu, bạn chỉ cần lấy một chút bột mì hòa vào nước rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt ở giữa nhà, vài giờ sau mùi sẽ giảm thấy rõ. Cứ làm thế vài lần, ngôi nhà của bạn sẽ không còn mùi của nước sơn nữa.

9. Khử mùi lò vi sóng

Lò vi sóng rất dễ dính mỡ và bám mùi thức ăn.

Xử lý: Dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp và đun nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi thấm vào vải sạch lau chùi.

Theo Webphunu

Bí quyết ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

1. Quả bưởi

Đối với triệu chứng tóc khô, rụng nhiều và dễ gãy, hãy lấy vỏ bưởi ngâm trong nước ấm qua đêm, sau đó dùng nước đó để gội đầu (không cần dầu gội).

bi quyet ngan toc rung tu buoi
Chăm sóc tóc ngăn ngừa tóc rụng bằng vỏ bưởi khá đơn giản và an toàn.

2. Quả cam

Sử dụng nước cam tươi thoa lên tóc, ủ 20 phút rồi gội lại bằng nước sạch.

3. Quả chanh

Chà xát hoặc massage nước cốt chanh lên tóc rồi gội lại bằng nước sạch giúp tóc mọc nhanh hơn.

4. Quả chuối

Quả chuối chín, bóc bỏ vỏ, lấy thịt quả nghiền nhuyễn rồi bôi lên tóc và da đầu. Cách làm này có thể chữa rụng tóc và giúp bạn có mái tóc bóng khỏe.

5. Dầu ô liu

Pha một chút dầu ô liu với nước, sau đó phun lên tóc sau khi đã gội xong, ủ 30 phút, rồi xả sạch, kiên trì trong khoảng hai tháng sẽ có kết quả rõ rệt.

Theo Webphunu