Lưu trữ cho từ khóa: quả dứa

Coi chừng ngộ độc do ăn dứa

Dứa là loại quả được nhiều người ưa chuộng. Theo y học, quả dứa cũng có nhiều công dụng với sức khỏe, Tuy nhiên, khi ăn dứa, cần có những lưu ý nhất định để tránh nguy cơ ngộ độc

Tùy theo từng địa phương mà gọi là dứa hay trái thơm, khóm… tên khoa học là Annanascomosus (L) merr (ananas sativus schult F), được trồng khắp nơi ở các nước vùng nhiệt đới, là cây bản địa của Paraguay và miền Nam Brazil. Ở nước ta dứa được trồng nhiều ở mọi vùng trong nước, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước.

Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các “mắt dứa”. Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng. Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men dứa giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.

Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme có trong dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu.

coi-chung-ngo-doc-do-an-dua

Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng dứa cho những người có các bệnh xuất huyết).

Trong các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy: Toàn bộ trái dứa chứa bromelin hay bromelain. Các nghiên cứu vào các năm 1960 – 1970, đã xác định bromelin của trái dứa có đặc tính kháng phù và kháng viêm. Từ đó, vài công ty dược đã đưa ra các thực phẩm bổ sung có chứa chất chiết từ dứa để giải quyết viêm mô tế bào, để làm tan các cục mỡ nổi cộm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định dứa có khả năng làm tan các khối mỡ không đẹp này.

Dứa làm liền sẹo, một số enzym của quả dứa làm mau lành các vết thương ở da hay các vết phỏng như chuột bị phỏng, khi dùng chất chiết xuất từ dứa giúp tiến trình làm sạch một vết thương sau 4 giờ, lấy đi các vật lạ và mô chết để không còn trở ngại nào cho vết thương lành lại. Bromelin còn làm giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức.

Phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sinh con thứ hai, ba, có vấn đề bất thường về kinh nguyệt nên dùng dứa làm nước giải khát, dứa giàu magiê, giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, hạn chế mất máu, tụt huyết áp.

Mới mổ hoặc sưng a-mi-đan, ca sĩ giảm cường độ âm thanh nên ăn dứa chín hoặc uống nước ngày 2 lần (tối, sáng sớm) sẽ nhanh chóng lấy lại giọng.

Dứa tươi có tính kháng khuẩn, kháng virus cảm cúm, bôi trơn nhu động thành ruột, thanh lọc cholesterol nên giúp bài tiết các độc tố, chất thải thực phẩm ra khỏi đại tràng, chống viêm ruột cùng…

Tuy nhiên, cần lưu ý khi bụng đói không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.

Song dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong, đó là ngộ độc dứa. Tức sau khi ăn dứa 30 – 60 phút, thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay. Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.

Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong. Vì thế, trong nhân dân, người ta còn cho là nạn nhân ăn phải dứa có nọc rắn phun. Thực ra, thủ phạm là một loại vi nấm có độc tính cao. Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để dưới đất, vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH acid, là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.

Để phòng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn. Và không ăn nhiều dứa khi đang đói. Bà bầu có thể bị dị ứng dứa, đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa.

Những biểu hiện của dị ứng dứa là: Bạn bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở…, vì vậy để tránh dị ứng dứa, sau khi gọt vỏ, nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10 – 30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa, mà còn giúp thấy dứa có vị thơm, ngon hơn. Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.

Theo Nongnghiep.vn

Cách dễ dàng giúp nhà thơm tho

Phun giấm táo vào quạt

Bạn sử dụng giấm táo kết hợp với nước theo tỷ lệ 50:50, sau đó phun trực tiếp vào quạt hoặc điều hòa không khí trước khi sử dụng. Nó sẽ giúp tạo ra một mùi hương mát dịu.

giamtao3-1606-1379128493.jpg
Ảnh: Boldsky.

Để chanh trong nhà

Chanh không chỉ giúp làm đẹp, tốt cho sức khỏe mà mùi thơm của nó còn giúp bạn giảm căng thẳng đáng kể. Hãy để những lát chanh tươi ở một góc gần cửa ra vào. Mùi thơm của chanh sẽ lấp đầy các giác quan của bạn và làm cho nhà thơm tho hơn.

Sử dụng dứa và tinh dầu trà

Nếu bạn thích mùi thơm của quả dứa thì hãy sử dụng nó với nhà mình. Trộn một tách dứa với tinh dầu trà xanh, sau đó chà xát nó trên các cạnh của cửa sổ. Khi những làn gió mạnh thổi vào, ngôi nhà của bạn sẽ tràn ngập mùi thơm.

Đặt hành tây đỏ trong bếp

Hành tây đỏ không chỉ là thực phẩm hữu ích, mà chúng giúp loại bỏ tất cả mùi hôi trong nhà của bạn. Vì thế, hãy đặt những lát hành tây đỏ trong nhà bếp.

Đặt quế gần cửa sổ

Một thanh quế cũng được coi như nén hương giúp ngôi nhà bạn thơm mát tự nhiên. Bạn nên đặt các thanh quế gần cửa sổ hoặc gần cánh cửa để cảm nhận được mùi thơm tinh túy của nó.

Sử dụng các loại thảo mộc

Có nhiều loại thảo mộc mà bạn có thể sử dụng trong nhà để tạo mùi thơm như húng quế, nhân sâm, rau mùi, quả hồi… Hãy đặt một chút các loại thảo mộc này trong nhà để tạo hương thơm tự nhiên.

Cắm hoa tươi

Cách tốt nhất và tự nhiên giúp ngôi nhà tỏa ngát hương thơm là đặt bình hoa trong mỗi phòng. Những loại hoa có hương thơm quyến rũ mà bạn nên chọn là hoa hồng, hoa nhài…

Sử dụng baking soda

Không có nhiều người thích mùi hương của baking soda. Tuy nhiên, nó có thể giúp đẩy lùi những mùi hôi trong nhà. Hãy dùng baking soda và rải chúng trên đường viền của cửa để gió mang mùi hương vào.

Tận dụng hương thơm của sả

Hãy đặt những củ sả tươi vào nồi đất và để nó ở lối vào hoặc bệ cửa sổ. Hương thơm tự nhiên và nồng nàn của sả sẽ đem đến cho ngôi nhà của bạn mùi hương mới lạ.

Để cam quýt trong nhà

Bất kỳ loại quả thuộc họ cam quýt nào cũng giúp cho ngôi nhà của bạn có hương thơm một cách tự nhiên. Lấy một vài quả cam hoặc quýt, sau đó dùng kim hoặc những vật nhọn đâm xung quanh và đặt nó trong nhà bếp. Chúng sẽ hấp thụ tất cả mùi hôi và phát ra hương thơm quyến rũ.

Lan Lan (theo Boldsky)

Cách làm nước ép bí đao uống giảm cân

Bí đao (còn gọi là bí xanh) chứa nhiều dinh dưỡng như protit, đường, chất xơ, caroteen, vitamin PP, B1, B2, C, các chất canxi, sắt..; nhưng không có lipid. Lượng natri thấp đồng thời có thêm axit không những có thể tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể mà còn ức chế sự chuyển hóa đường thành mỡ, chống lại sự tích mỡ trong cơ thể. Uống nước bí rất ít năng lượng, nên vẫn có thể ăn thêm các thức ăn khác để cung cấp đủ dinh dưỡng. Chính vì thế, uống nước ép bí đao hằng ngày sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cách làm nước ép bí đao cho cô nàng muốn giảm cân1
Bí đao có nhiều công dụng, trong đó có giảm cân.

Nguyên liệu:

- 300g bí đao

- 1 thìa cà phê muối

- 4 thìa đường

Cách làm:

Cách làm nước ép bí đao cho cô nàng muốn giảm cân2
Nước ép bí đao giúp bạn giảm cân.

- Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước.

- Hòa thêm chút muối và đường rồi khuấy đều cho hai thứ nguyên liệu này tan hết.

- Có thể chia ra uống vài lần trong ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Có thể thay đường trắng bằng đường phèn để có vị thanh mát hơn.

Công thức nước ép bí đao và dứa như sau:

Nguyên liệu:

- 1 quả bí xanh.

- 1-3 quả dứa.

- Vài viên đá đập vụn.

Cách làm:

- Bí xanh bỏ vỏ, cắt ruột thành từng miếng tùy ý. 

- Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ thành từng miếng tùy ý. 

- Cho bí xanh, dứa vào máy ép (hoặc có thể dùng máy xay sinh tố). Đổ nước ép ra cốc, cho thêm đá vào để được một ly nước ép hoa quả thơm ngon. 

Dứa cũng có tác dụng giảm cân vì dứa cũng như các loại quả khác là đu đủ, kiwi, trong thành phần có chứa Bromelin. Loại enzim này giúp thủy phân protein thành các axit amin, có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa, và phân giải lượng calories thừa trong cơ thể.

Theo Webphunu

Tác dụng của dứa khi chuyển mùa

Gần như bây giờ, dứa có quanh năm. Trong thời điểm chuyển mùa, lúc nóng lúc lạnh thế này, ăn nhiều dứa không chỉ là bí quyết giúp phụ nữ giảm cân nhanh mà còn trị bệnh cảm lạnh.

Giảm cân

Dứa cũng có thể giảm cân. Đó là sự thật. Qủa dứa chứa gần như tất cả các sinh tố cần thiết mà cơ thể cần cùng 16 loại khoáng chất tự nhiên. Ăn dứa có thể giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Đặc biệt uống nước dứa hàng ngày là bí quyết giảm béo nhanh nhờ hàm lượng axit nhất định. Tuy nhiên, không vì thế mà ăn quá nhiều dứa trong ngày. Đầu tiên, ăn quá nhiều dứa bạn sẽ đánh mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn dến dễ bị rát nướu, lưỡi. Mặt khác, với những ai hay bị dị ứng da, ăn nhiều dứa làm các triệu chứng nặng thêm.

Mỗi người 1 tuần ăn chỉ tối đa 2 quả dứa. Cách ăn rất đơn giản: Gọt vỏ, thái lát hoặc miếng vừa ăn, ngâm với nước muối loãng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước sôi nguội và thưởng thức.

tac-dung-cua-dua-khi-chuyen-mua

Chữa táo bón

Ăn dứa còn giúp bạn giải quyết vấn đề tiêu hoá. Đặc biệt với những ai thường gặp các triệu chứng khó chịu bệnh táo bón, mỗi buổi sáng có thể ăn kèm vài lát dứa tươi.

Chăm sóc da

Dứa giàu vitamin B có thể được dùng như mỹ phẩm nuôi dưỡng da, ngăn ngừa da khô và giữ ẩm cho tóc. Đặc biệt, đắp mặt nạ dứa trộn sữa tươi hay sữa chua 2 lần/tuần còn giúp làn da sáng và hồng hào hơn. Nhất là loại bỏ dần những đốm đen do tuổi tác.

Ngăn cảm lạnh

Sốt, ho, đau họng và cảm lạnh, mệt mỏi là những triệu chứng thường gặp trong giai đoạn chuyển mùa. Một cốc nước dứa tươi mỗi ngày không chỉ có tác dụng giải khát mà còn tốt cho phế quản, giảm các triệu chứng viêm họng và chấm dứt các cơn ho.

(Theo Danviet)

Mì gói, vừng, dứa và Những thắc mắc của mẹ bầu

Dưới đây là những thắc mắc của mẹ bầu về dinh dưỡng đã được các bác sĩ của Babycenter giải đáp.

1. Tôi rất thích ăn mì ăn liền nhưng nghe nói không tốt cho thai nhi, điều này có đúng không?

Mì ăn liền là loại thực phẩm nhanh – rất thuận tiện và dễ dàng chuẩn bị (tất cả những gì bạn cần là nước nóng). Tuy nhiên, mì ăn liền không thuộc nhóm thức ăn lành mạnh và cân bằng.

Thành phần của mì chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương vị... Một số loại mì ăn liền được tăng cường vitamin A. Nhưng nhìn chung, mì ăn liền lại thiếu vitamin, protein, chất xơ, khoáng chất... Đặc biệt, mì ăn liền còn mặn và có thể dẫn tới cao huyết áp nếu bạn ăn từ ngày này sang ngày khác.

Tóm lại, bà bầu có thể ăn mì ăn liền miễn là ăn uống điều độ. Nếu bạn cảm thấy thích mì ăn liền, cần lưu ý:

- Giảm lượng muối: chỉ nên nêm một nửa các gói gia vị đi kèm với mỗi gói mì.

- Để có món mì dinh dưỡng: thêm các thành phần khác vào bát mì như quả trứng luộc, thịt gà nấu chín, rau lá xanh như rau cải hay các loại rau khác, cải bắp, cà chua, đậu Hà Lan...

2. Có an toàn không khi tôi muốn ăn vừng? Hôm trước, tôi ăn vài cái bánh có nhiều vừng. Liệu tôi có bị sảy thai hay sinh non không?

Hạt vừng (còn gọi là hạt mè) giàu canxi, sắt, axit oxalic, protein, vitamin B, C và E. Tuy nhiên, có người lại tin rằng, ăn hạt vừng dễ sảy thai hoặc sau này sinh con, da dẻ sẽ lấm tấm như hạt vừng. Không có bằng chứng khoa học để chứng minh niềm tin này.

vung

Nhiều thai phụ được khuyên tốt nhất là tránh ăn vừng trong 3 tháng đầu tiên, đặc biệt nếu bạn ra máu hoặc có biến chứng khác. Để khỏi hoang mang, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ của mình. Hoặc có thể ăn vừng sau quý đầu tiên của thai kỳ nếu bạn vẫn còn nghi ngại.

3. Có an toàn không nếu ăn dứa khi có thai? Có nên ăn dứa hoặc uống nước ép dứa vào cuối thai kỳ để quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn không?

Có thể ăn dứa trong thời kỳ mang thai. Ăn dứa hoặc sử dụng nước ép dứa được biết đến như là cách tự nhiên thúc đẩy chuyển dạ với những người đã quá ngày sinh. Một lượng lớn nước dứa có thể gây co thắt tử cung. Vì lý do này mà trong thời kỳ đầu mang thai, có khuyến cáo rằng, bạn không nên uống quá nhiều nước dứa.

Dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung nhưng cũng có thể dẫn tới tiêu chảy. Một số thai phụ nói rằng, họ không việc gì khi uống nước ép dứa hoặc ăn dứa trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số cho biết, họ sợ dứa gây chuyển dạ. Vậy làm sao để ăn dứa an toàn khi mang thai? Tốt nhất, bạn nên ăn uống điều độ và xem xét bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ sau đó. Nếu được tiêu thụ với số lượng lớn, dứa có thể trở thành một chất gây phá thai.

Tuy nhiên, nếu đã qua ngày sinh dự kiến thì dứa có thể giúp ích cho bạn. Nhưng nói như vậy không phải dùng dứa để kích thích sinh nở bởi mỗi quả dứa tươi chỉ chứa một lượng bromelain rất nhỏ, phải ăn ít nhất 7 quả dứa tươi/ngày, may ra mới cảm nhận được những cơn co thắt tử cung. Điều này lại không thực hiện được vì ăn nhiều dứa như thế sẽ gây tiêu chảy hoặc bị dị ứng dứa.

(Theo Afamily)

Lợi ích làm đẹp từ quả dứa

Dứa có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và cải thiện tình trạng lão hóa da, khiến da không bị khô và bong tróc.

Theo Livestrong, quả dứa có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, chứa các enzyme, chất chống oxy hóa, vitamin A và C. Ngoài việc giúp cơ thể khỏe mạnh, dứa góp mặt lâu đời trong y học dân gian và chăm sóc sắc đẹp tự nhiên. Nó cung cấp dồi dao alpha-hydroxy axit, một thành phần trong các loại kem chống nhăn, tẩy da chết.

Cung cấp Enzymes

Một mặt nạ làm từ dứa nghiền có thể cải thiện hoạt động của enzyme trên da. Theo nghiên cứu của Đại học Y tế tại Maryland, trong dứa có chứa các bromelain (chất có độ pH cao) sẽ giúp thúc đẩy việc loại bỏ da chết do bỏng. Bên cạnh đó quả dứa còn có thể cải thiện sắc tố da, giúp da không bị khô và bong tróc.

Bổ sung Vitamin C

Sử dụng vitamin C cho làn da là một cách làm đẹp hữu hiệu bởi đặc tính chống oxy hóa. Các loại kem chứa Vitamin C có thể bảo vệ da chống lại sự tác động lão hóa, ánh sáng mặt trời, giúp làm giảm nếp nhăn. Đồng thời còn làm giảm các ảnh hưởng xấu của tế bào gốc tự do – dấu hiệu của sự lão hóa.

Theo trang web của Hiệp hội về da DermNet NZ ở New Zealand, loại vitamin C trong dứa tươi không hữu hiệu như các loại kem được chiết xuất từ dứa, nhưng đó là cách không tốn nhiều chi phí và dễ dàng thực hiện tại nhà. Bạn nên ăn ít nhất 5 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày để có đủ vitamin C.

Làm dịu và làm mềm vùng da chân

Dứa có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ do chất axit alpha-hydroxy trong nó. Một mặt nạ được làm từ dứa tươi pha trộn với bạc hà và các loại thảo mộc khác tạo ra cách một điều trị nhẹ nhàng cho vùng da dưới bàn chân.

Theo Trường Cao đẳng về Khoa học Y tế ở Mỹ, mặt nạ dứa tươi giúp làm da luôn mịn và xóa tan các vết chai ở chân. Để hỗn hợp trên trong 10 phút, sau đó dùng đá bọt chà chân để làm sạch. Loại đá này bạn có thể dễ dàng tìm kiếm tại các cửa hàng mỹ phẩm.

Các lưu ý khác khi làm đẹp từ dứa

- Nên sử dụng dứa tươi cho việc làm đẹp da, tuy nhiên vitamin C có trong dứa bị mất hiệu lực khi tiếp xúc với không khí, vì vậy bạn nên giữ sản phẩm trong một hộp kín dưới nhiệt độ của tủ lạnh và chỉ nên sử dụng trong vòng ba ngày.

- Một số người bị dị ứng với dứa. Như với bất kỳ sản phẩm làm đẹp, chà một chút hỗn hợp trên một vùng da và kiểm tra xem có bất kỳ phản ứng nào. Không sử dụng hỗn hợp nếu bị đỏ, nổi cục hoặc sưng tấy. Không áp dụng dứa với vùng da bị bỏng hoặc phát ban.

(TheoNgoisao)

Quả dứa chữa cao huyết áp, viêm thận

Phù thũng do viêm thận, viêm khí quản, cao huyết áp…, những bệnh này đều có thể được cải thiện nhờ quả dứa.

Giải khát: Thịt quả dứa (quả thơm) 500 gr, chia làm hai lần ăn sống. Hoặc giã nát vắt lấy nước, pha với nước sôi để nguội, chia làm hai phần uống hai lần.

Chữa viêm thận phù thũng, tiểu tiện khó: Thịt quả dứa 60 gr, rễ cỏ tranh tươi 30 gr sắc nước uống. Hoặc rễ cỏ tranh tươi cho nước vừa đủ đun khoảng 30 phút, sau đó vớt bỏ rễ cỏ tranh, cho vào 500 gr nước dứa tươi, tiếp tục đun cho tới khi đặc lại thì rút lửa, cho thêm 500 gr đường trắng trộn đều đem phơi khô rồi tán nhỏ, cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần dùng 10 gr, pha với nước sôi, uống ngày ba lần.

Chữa viêm khí quản, ho không đờm: Thịt quả dứa 120 gr, mật 30 gr, đun nước uống.

Chữa cao huyết áp, phù thũng: Dứa gọt vỏ vắt lấy nước, mỗi lần uống 30 ml với nước sôi để nguội, ngày 2 – 3 lần.

Chú ý: Dứa dễ gây phản ứng cho một số người quá mẫn cảm. Để tránh xảy ra ngộ độc dứa, trước khi ăn cần gọt sạch, cắt miếng, ngâm vào nước muối nồng độ 1%, sau 20 phút mới ăn, tuyệt đối không ăn quá nhiều dứa khi đói.

Những người viêm loét đường tiêu hoá, người mắc bệnh gan hoặc thận nặng, chức năng đông máu kém không nên ăn dứa.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung / Datviet Online

Người có huyết áp cao không nên ăn dứa

Dứa có một số dược chất và nấm ký sinh có ảnh hưởng lớn tới những người có cơ địa dị ứng và tăng huyết áp…

Dứa có vị chua ngọt, hơi chát, tính bình, vào hai kinh phế và đại tràng có tác dụng thanh nhiệt, giải thử (chống nắng nóng), chỉ khát (giải khát) tiêu thực, lợi niệu… Thường dùng để trị các bệnh như viêm thận, viêm phế quản, viêm ruột, viêm dạ dày thể giảm dịch vị, chống nắng nóng…

Dưới nhãn quan của y học hiện đại trong dứa có nhiều các vitamin và khoáng chất như A, B1, B2, C, P, PP, E, canxi, sắt, photpho. Ngoài ra, dứa còn có hàm lượng  protit, gluxit khá cao.

Đặc biệt hơn, các nhà khoa học phát hiện trong dứa có một loại men (enzym) mang tên Bromelin, ở vỏ nhiều hơn quả, có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và những chấn thương. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, trong quả dứa có một số dược chất và nấm ký sinh không có lợi cho sức khoẻ con người, nhất là người có cơ địa dị ứng và tăng huyết áp…

Thứ nhất: Men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại… nặng hơn có thể gây khó thở… Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…

Thứ hai: Chất serotonin (5 – hydroxytryptamine, 5 -  HT) có trong dứa là một dược chất có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Vì vậy, nếu người có tiền sử tăng huyết áp khi sử dụng nhiều dứa dễ gây ra hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát.

Thứ ba: Trong dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…

Hơn nữa, ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa, nên khi chế biến cần loại bỏ quả dập nát loại bỏ hết mắt để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

BACSI.com (Theo Bee)