Bí đao (còn gọi là bí xanh) chứa nhiều dinh dưỡng như protit, đường, chất xơ, caroteen, vitamin PP, B1, B2, C, các chất canxi, sắt..; nhưng không có lipid. Lượng natri thấp đồng thời có thêm axit không những có thể tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể mà còn ức chế sự chuyển hóa đường thành mỡ, chống lại sự tích mỡ trong cơ thể. Uống nước bí rất ít năng lượng, nên vẫn có thể ăn thêm các thức ăn khác để cung cấp đủ dinh dưỡng. Chính vì thế, uống nước ép bí đao hằng ngày sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Bí đao có nhiều công dụng, trong đó có giảm cân.
Nguyên liệu:
– 300g bí đao
– 1 thìa cà phê muối
– 4 thìa đường
Cách làm:
Nước ép bí đao giúp bạn giảm cân.
– Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước.
– Hòa thêm chút muối và đường rồi khuấy đều cho hai thứ nguyên liệu này tan hết.
– Có thể chia ra uống vài lần trong ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Có thể thay đường trắng bằng đường phèn để có vị thanh mát hơn.
Công thức nước ép bí đao và dứa như sau:
Nguyên liệu:
– 1 quả bí xanh.
– 1-3 quả dứa.
– Vài viên đá đập vụn.
Cách làm:
– Bí xanh bỏ vỏ, cắt ruột thành từng miếng tùy ý.
– Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ thành từng miếng tùy ý.
– Cho bí xanh, dứa vào máy ép (hoặc có thể dùng máy xay sinh tố). Đổ nước ép ra cốc, cho thêm đá vào để được một ly nước ép hoa quả thơm ngon.
Dứa cũng có tác dụng giảm cân vì dứa cũng như các loại quả khác là đu đủ, kiwi, trong thành phần có chứa Bromelin. Loại enzim này giúp thủy phân protein thành các axit amin, có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa, và phân giải lượng calories thừa trong cơ thể.
Em lấy chồng đã hai năm. Vợ chồng không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng giờ vẫn chưa có con. Hồi bé em có mổ ruột thừa, vết mổ bị nhiễm trùng nên sẹo giờ rất to (khoảng 3 x 7cm), không biết có ảnh hưởng đến đường sinh sản không? – Lan Trinh ([email protected]…)
Ảnh minh họa – Internet
TS.BS Lê Thị Thu Hà, phó khoa Sản A, bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM:
Vợ chồng em đã sống với nhau hai năm, không dùng biện pháp kế hoạch nào mà vẫn chưa mang thai là hiếm muộn. Vết sẹo mổ ruột thừa hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc mang thai. Hai vợ chồng em nên cùng đi khám hiếm muộn để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Người vợ cần xét nghiệm máu và chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang, người chồng cũng cần xét nghiệm máu và tinh trùng đồ.
Tôi uống bia hay bị đau bụng đi ngoài, ngày đi mấy lần. Ăn nghệ vàng được một năm thì khỏi, sức khoẻ cải thiện tốt. Đầu năm 2013 tôi uống bia thì bị đau lại, xuống cân nhanh. Biểu hiện này là bệnh gì? Tôi có thể tập tạ, đá bóng… được không?” – Quốc Toàn, [email protected]…
PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng, trưởng phân khoa tiêu hoá – gan mật bệnh viện đại học Y dược TP.HCM:
Triệu chứng mà bạn mô tả giống hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này thường xuất hiện khi ăn uống không điều độ, nhất là uống rượu bia nhiều, ăn các thức ăn dầu mỡ hoặc bị stress căng thẳng thường xuyên. Do vậy, bạn nên điều chỉnh lại cách ăn uống, sinh hoạt và hạn chế rượu bia. Triệu chứng có thể cải thiện khi uống các thuốc điều chỉnh co bóp nhu động ruột và men vi sinh ruột. Bạn nên đi khám lại tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hoá để được kê toa thích hợp. Một số trường hợp nhiễm khuẩn H.pylori ở dạ dày, sau khi dùng kháng sinh cũng có thể giảm triệu chứng. Bạn có thể tập thể dục, thể hình như bình thường.
Tuy cơ quan chức năng phát hiện hàm lượng thuốc sâu trong gừng Trung Quốc ít có khả năng gây ngộ độc song các bà nội trợ cũng nên chú ý. Ảnh trái là gừng Trung Quốc trơn, bóng, mọng nước, ruột vàng, ít xơ. Gừng ta (phải) tuy xấu mã nhưng rất thơm.
Theo những người bán hàng, hành tây Trung Quốc (trái) có vỏ xanh, còn hành tây Đà Lạt (phải) thường bóng, có hình dạng tròn đều hoặc bầu dục, có màu vàng, tím hoặc trắng.
Tuy mùa này cà rốt trong nước chiếm đa số song vẫn có không ít cà rốt Trung Quốc và không khó để phân biệt hai loại này. Cà rốt ta củ nhỏ, đậm màu, tươi mới, thường có cuống (phải), không như cà rốt Trung Quốc (trái) bóng loáng, đều củ, to, không có cuống hay đầu thường bị đen do để lâu.
Mặc dù bí đỏ Việt Nam được trồng rất nhiều và có nhiều chủng loại từ quả tròn, hồ lô hay bầu dục song ở các chợ đầu mối vẫn có rất nhiều bí đỏ Trung Quốc và giá cả tương đương nhau. Để tránh nhầm lẫn hãy chọn những quả bí đỏ nhỏ, sần sùi là hàng ta. Còn giống bí đỏ Trung Quốc thường có kích thước gấp đôi, gấp 3 bí ta, quả dài, bóng và đẹp hơn (trái).
Bắp cải Trung Quốc thường được bọc trong túi lưới, dạng tròn, to bằng nắm tay, xanh nhạt, lá xoăn (trái). Còn bắp cải ta to, màu trắng.
Phân biệt cà chua có vẻ khó khăn, song nếu để ý bạn sẽ thấy cà chua Trung Quốc (trái) bao giờ quả cũng to, bóng đều, không cuống vì sử dụng chất bảo quản rất lâu. Cà chua ta thường có cuống, tươi hơn. Trong ảnh (phải) là cà chua Vĩnh Phúc quả nhọn, nhỏ hơn hẳn.
Khoai tây Trung Quốc có vài loại, trong ảnh (trái) là giống khoai ruột trắng ăn nhạt, sượng. Khoai tây Đà Lạt (phải) vỏ mỏng, dễ bong tróc, mắt khoai nhỏ, ruột vàng, ăn bở.
Hành Trung Quốc (trái) củ to, chỉ có một tép, không thơm, vỏ mỏng. Hành ta thường cỏ vài tép trên một củ, rất thơm, lớp vỏ dày.
Tỏi Trung Quốc (trái) thường nhiều tép, củ to, vỏ mỏng, rất dễ bóc, có vị hăng, the. Tỏi ta có nhiều loại song củ nhỏ, khó bóc, vị thơm rất đặc trưng.
Dưới đây là một vài bí quyết chia sẻ rất hữu ích của đầu bếp Thanh Nga giúp bạn dễ dàng làm sạch nội tạng heo.
Bao tử
Với món bao tử heo, bạn thường mất nhiều thời gian để sơ chế, nhưng đôi khi vẫn có mùi. Cách vẫn thường làm là chà với bột mì và muối thì bớt tanh nhưng không làm sạch nhớt. Cách khác là khi mua bao tử về lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó làm nóng chảo nhôm, cho bao tử vào, đảo nhanh tay cho săn, lấy ra cạo sạch nhớt.
Muốn có những món ăn ngon từ nội tạng heo, bạn phải biết cách làm sạch và khử mùi của nội tạng. Ảnh: K.H.
Tiếp tục như vậy đến lần thứ 3, khi vừa cho bao tử vào, chế ngay ít nước mắm loại ngon, đảo nhanh tay khoảng 2 phút rồi lấy ra, cạo nhớt, chà lại với muối và dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, xả nước thật mạnh. Với cách này ruột, bao tử heo vừa sạch và trắng.
Khi luộc bao tử heo chú ý không cho vào nồi khi nước lạnh hoặc chưa thật sôi và nên cho ít phèn chua hoặc rượu trắng vào nồi nước luộc. Không nên cho muối khi luộc vì sẽ làm bao tử heo sẽ co lại và dai hơn. Khi luộc phải để bao tử heo ngập nước. Khi luộc chín thì cho vào ngâm trong chậu nước đá có cho vài giọt nước cốt chanh. Làm như thế đảm bảo ruột, bao tử heo vừa trắng vừa giòn.
Cật, gan
Cật heo mua về phải bổ đôi, dùng dao bén lạng bỏ màng trắng ở hai phần, sau đó rắc muối đều lên cật, bóp đều rồi rửa sạch. Hoặc có thể ngâm cật heo trong rượu trắng cho hết mùi tanh. Khi chế biến, nên dùng dao nhọn khía kiểu mắt sàng bề mặt bầu dục để khi trình bày món ăn được đẹp hơn.
Lòng non là nguyên liệu quen thuộc được nhiều người ưa thích để chế biến món ăn. Ảnh: K.H.
Ngoài cật và bao tử heo, gan cũng là phần nội tạng được nhiều người yêu thích. Nên tránh mua những phần gan có lốm đốm đỏ hoặc trắng hay sờ vào thấy cứng. Rửa sạch gan, cho thêm chút rượu trắng để bớt tanh. Trước khi xào nấu, ướp gan với ít giấm gan sẽ giòn và máu không bị thấm ra ngoài.
Ruột (lòng)
Cũng giống bao từ, ruột heo mua về nên lộn trái, vuốt cho sạch hết chất dơ trong ruột, xát lại với bột mì (hoặc giấm, nước cốt chanh) và muối, rửa sạch bằng nước lạnh. Nấu một ít nước sôi, cho ruột vào chần sơ (không luộc kỹ quá), rồi vuốt sạch lần nữa.
Lòng xào là món ăn dễ chế biến và ngon miệng. Ảnh: N.S.
Khi luộc để ruột giòn và không bị mùi hôi bạn cho ít củ hành nướng sơ đập giập vào nồi nước rồi đun sôi mới cho ruột vào luộc. Chuẩn bị một tô nước sôi để nguội pha giấm hoặc phèn chua, cho ruột đã luộc vào ngâm đến khi nước nguội thì vớt ra. Làm cách này ruột vừa trắng vừa giòn ngon.
Món ăn là sự pha trộn giữa hai hương vị, vị đắng đặc trưng của khổ qua lẫn trong cái vị ngọt thanh của cá thác lác rất dễ chịu.
Canh khổ qua nhồi cá thác lác. Ảnh: K. H.
Nguyên liệu:
– 3 trái khổ qua sống (khoảng 200-250g), 200g chả cá thác lác làm sẵn.
– Hành lá, tiêu, muối, hạt nêm, đường…
Cách chế biến:
– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Trộn chả cá thác lác với một ít tiêu, muối, đường, hạt nêm, hành lá đã thái. Dùng thìa lớn đánh thật nhuyễn.
– Khổ qua cắt làm đôi, bỏ hết ruột. Nhồi chả cá thác lác vào trong từng phần khổ qua là xong.
– Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn với hành tím, cho nước vào đun sôi, sau đó cho tiếp khổ qua vào. Đun tiếp đến khi khổ qua chín, nêm lại gia vị cho nước dùng vừa ăn. Múc khổ qua ra bát, cho vào một ít ngò rí và hành lá để món ăn vừa đẹp mắt vừa thơm.
2. Canh khổ qua dồn thịt:
Canh khổ qua nhồi thịt. Ảnh: N.S.
Nguyên liệu:
– 2 quả khổ qua, 200g giò sống, có thể dùng thịt nạc xay.
– Vài tai mộc nhĩ, 1 lọn miến nhỏ, muối, hạt nêm, hành lá và tiêu.
Cách chế biến:
– Khổ qua cắt làm đôi. Dùng mũi dao nhỏ khoét bỏ phần hột. Rửa sạch, để ráo nước.
– Bỏ thịt, nấm mèo, hành hương phi, dầu mè, lòng trắng trứng gà, một tí muối, tiêu vào máy xay nhỏ và trộn đều hỗn hợp. Dùng một muỗng nhỏ múc hỗn hợp nhét vào ruột khổ qua.
– Bắt nồi nước có cho vào một tí muối lên bếp (đừng nhiều quá canh sẽ bị mặn). Nước sôi to, cho khổ qua nhồi thịt vào. Để lửa to cho nước lúc nào cũng sôi phủ lên mặt trái khổ qua để giữ được nguyên màu xanh của khổ qua.
3. Khổ qua xào tôm
Món ăn là sự kết hợp giữa vị đắng của khổ qua và vị ngọt của tôm.
Khổ qua xào tôm. Ảnh: T.B.
Nguyên liệu:
– 2-3 quả khổ qua, 200g tôm.
– Tỏi nghiền nát, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn.
Cách chế biến:
– Khổ qua rửa sạch, bổ dọc, bỏ hết màng trắng cho bớt đắng. Sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn và chần sơ qua nước sôi.
– Tôm bóc vỏ, ướp với chút nước mắm và hạt nêm. Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, cho tôm vào đảo săn, múc ra đĩa.
– Đổ thêm chút dầu vào chảo, xào khổ qua. Khi gần chín, đổ tôm vào xào lẫn, nêm gia vị cho vừa miệng.
4. Lẩu cá thác lác khổ qua
Món ăn đơn giản nhưng hương vị thơm ngon không thể chê được.
– 4 trái khổ qua, 1 trái ớt sừng, gia vị gồm bột nêm, mắm, tiêu, hành, ngò, rau thơm…
Cách chế biến:
– Xương nấu sôi, lọc lấy nước dùng.
– Cá thác lác quết nhuyễn, nêm ít muối, hành ngò, hạt nêm, vo viên tròn.
– Khổ qua rửa sạch, cắt đôi, bổ ruột, thái mỏng. Rau thơm rửa sạch, nhặt lá sâu, hành ngò xắt nhuyễn. Ớt xắt lát mỏng.
– Bắc bếp, đun sôi nước dùng, cho cá thác lác vào, nấu sôi, nêm gia vị. Đổ khổ qua vào, chờ nước sôi bùng thì nêm lại lần nữa vừa ăn. Cho hành ngò và ớt xắt vào, rắc tiêu lên.
Món này dùng nóng với bún, rau thơm, chấm nước mắm và ớt xắt rất ngon.
Sở hữu vòng eo mi nhon, thon gọn là mơ ước của mọi phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều đó.
Chắc hẳn bạn từng nghe nói rằng chỉ cần chế độ ăn khoa học, bạn sẽ có được vòng eo thon gọn? Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Chỉ bằng chế độ ăn đơn thuần, bạn sẽ khó đạt được số đo vòng eo như ý bởi áp lực từ công việc, ngồi quá lâu trước máy vi tính hay stress, vv… đều có thể góp phần gia tăng những ngấn mỡ bụng đáng ghét. Vậy làm thế nào để có được vòng eo thon gọn?
Hãy cùng cúgg tôi thực hiện bài tập làm sạch ruột và những bài tập nhỏ bổ trợ hằng ngày để có vòng eo thon thả bạn nhé!
I. Bài tập chính có tác dụng làm sạch ruột
Muốn cho vòng eo thon nhỏ thì trước hết cần giải độc cơ thể, làm sạch đường ruột, dưới đây xin giới thiệu với các bạn vài động tác có tác dụng sạch ruột, nhưng cần chú ý về thời gian và chuẩn bị khi tập, và cần chú ý động tác này không thể tập thường xuyên, 1 tháng 1 lần là đủ.
Chuẩn bị: 1 chai nước muối nhạt, ấm 3L, hơi có vị mặn là được (khoảng 12 cốc to, 20 cốc nhỏ, mọi người có thể dùng chai nước làm vật cân bằng).
Cách tập: Đầu tiên uống nhanh 2-3 cốc nước muối nhạt (khoảng 300~300ml), sau đó kết hợp vận động, thực hiện 5 động tác dưới đây, mỗi động tác làm 6 lần.
Động tác 1. Hai chân dang rộng bằng vai, ngón tay đan xen ngửa lên, cánh tay giơ cao qua đỉnh đầu, khi hít vào nâng gót chân lên, hai mắt chú ý nhìn mu bàn tay, sau đó nín thở vài giây rồi gót chân trở về tư thế ban đầu
Động tác 2. Hai chân khép lại, ngón tay đan chéo lật lên, hai cánh tay giơ cao qua đỉnh đầu, nhấc gót chân lên, thân trên từ từ co sang phải, giữ vài giây, sau đó co sang trái, giữ vài giây (co sang 2 bên là 1 nhịp, tổng cộng làm 6 nhịp), sau đó trở về giữa, hít thở tự nhiên. Nếu khi nhấc gót chân lên gặp khó khăn thì gót chân áp đất thực hiện động tác cũng đạt hiệu quả tốt
Động tác 3. Hai chân dang ra, ngón tay đan chéo, lật lên, hai cánh tay giơ lên, hít vào, khi hít vào cơ thể gập vào 90 độ, hai mắt nhìn tay, hít vào cơ thể xoay sang phải, hít vào cơ thể xoay sang trái, làm 6 lần, về vị trí ban đầu.
Động tác 4. Nằm úp, bàn tay đặt hai bên ngực, từ từ đỡ nửa thân trên, ngón chân chạm đất, đầu từ từ xoay sang phải, mắt cố gắng nhìn snag chân trái, giữ vài s, xoay sang bên khác làm tương tự, ổng cộng 6 lần, về vị trí ban đầu
Chú ý: nâng thân trên lên, nếu đau lưng thì có thể tay đặt phía trước cơ thể 1 chút
Động tác 5. Quỳ xuống, hai tay đặt trên đầu gối, đầu gối chống xuống đất. Khi hít vào thì cơ thể xoay sang phải, hít vào, đặt cằm trên vài, hai mắt nhìn ra sau người. Hít vào, quay về tư thế quỳ. Hít vào, co đầu gối phải, đổi bên.
Ngoài bài tập trên, bạn cần tranh thủ thời gian để có thể thực hiện những bài tập nhỏ khác để bụng lúc nào cũng thon gọn nhé!
II. Bài tập nhỏ và những bí quyết khác
1. Để cho bụng phẳng, di chuyển với mọi cơ hội
Đừng tiết kiệm với các hoạt động. Di chuyển trong mọi dịp và tạo ra các cơ hội: đi cầu thang thay vì thang cuốn, đi bộ, đi xe đạp, cũng như làm việc nhà, làm vườn, vv. Mỗi hoạt động được tính đến vì chúng góp phần vào hoạt động thể chất hàng ngày.
2. Học cách thở bằng bụng
Một cách tuyệt vời để cho cái bụng làm việc là thở bằng bụng: làm căng phồng bụng (không phải phổi) khi bạn hít vào, sau đó bắt đầu thở ra bằng cách thót bụng lại. Thở qua bụng cũng là một tập thể dục thư giãn tuyệt vời.
3. Hãy nghĩ đến việc làm co bụng thường xuyên
Trong lúc xếp hàng chờ đợi, trong công việc, trong tàu điện ngầm, hãy nghĩ đến tư thế : suy nghĩ về tư thế của bạn: phình bụng, thót bụng và co hậu môn lên. Thực hiện bài tập này thường xuyên, làm co bụng nhiều lần mỗi ngày.
4. Ăn nhẹ
Tính về chất lượng và không phải số lượng. Tránh những bữa ăn phong phú và hạn chế các sản phẩm có chất béo: bánh ngọt, khoai tây chiên giòn, bánh quy, nước sốt, thịt, bánh rán…
Tự nấu những bữa ăn với công thức đơn giản cho bụng phẳng.
Ăn nhiều trái cây và rau quả và ưu tiên ngũ cốc bổ sung: bột, gạo, bánh mì … Ba loại thực phẩm bảo đảm sự tiêu hóa tốt.
5. Uống nhiều nước
Cố gắng uống đủ nước: 1,5 lít / ngày. Nước là thức uống lý tưởng nhưng bạn có thể đạt được mục tiêu với trà và trà thảo dược (cho ít đường nếu cần thiết). Tuy nhiên, không có nước sô-đa hoặc rượu.
6. Massage bụng
Trên giường, trong thời gian ngủ trưa, tắm dưới vòi sen, massage bụng theo vòng tròn. Bắt đầu từ gần rốn và sau đó dần dần mở rộng kích thước vòng tròn tới hông.
Hầu như đứa trẻ nào cũng có thể bị tiêu chảy, đây là bệnh dễ gặp và đa phần được điều trị tại nhà. Nếu xử trí không đúng cách, bệnh có thể trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Biểu hiện và nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ
Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp khi trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc…
(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)
Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và dễ tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.
Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ với trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.
Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống Oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì), cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều Lactose, giảm dị ứng protein sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.
Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây; nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.
Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ, men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau: Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.
Như vậy, trẻ bị tiêu chảy nếu được bổ sung men vi sinh phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng nặng của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng, kém ăn, chuyển tiêu chảy cấp sang tiêu chảy kéo dài… Golden LAB là một trong các loại men vi sinh hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng và các bà mẹ tin dùng với các lợi ích cho trẻ bị tiêu chảy như:
– Golden LAB chứa các vi khuẩn có lợi sinh acid lactic được phân lập từ kim chi Hàn Quốc nên rất dễ hấp thu và có hiệu quả cao để ngăn ngừa và chống lại tình trạng bất dung nạp đường Lactose.
– Golden LAB, ngoài thành phần Probiotics (các vi khuẩn có lợi), còn thành phần thứ 2 rất độc đáo là Prebiotics (chất xơ thực phẩm), đây là nguồn thức ăn lý tưởng giúp các vi khuẩn có lợi sinh sôi nhanh hơn trong ruột, do đó, giúp tăng nhiều lần hiệu quả của men vi sinh.
– Golden LAB chứa Probiotic thế hệ thứ tư, áp dụng công nghệ bao kép DUOLACTM (là công nghệ bào chế men vi sinh hiện đại nhất) giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH 2-4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi khuẩn có lợi đến đích là ruột để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.
– Golden LAB dùng được cho trẻ sơ sinh.
– Ngoài tác dụng giúp trẻ trong điều trị bệnh tiêu chảy, Golden LAB còn giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon miệng, do đó trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục khi điều trị tiêu chảy.
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:
– Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
– Phân bé có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
– Bụng đau khi sờ ấn.
– Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
– Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
– Trẻ kèm theo sốt cao.
Ðể hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn thực phẩm sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh, tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mọi bà mẹ cần nắm vững.
(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)
Gọi 04.39.959.969 để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy
“Để hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh thì dinh dưỡng phải phù hợp với khả năng hấp thu của bé. Vậy nên hãy tôn trọng con bắt đầu từ ăn uống, vì đó là cách bạn cho con nền tảng sức khỏe vững chắc nhất!” Những chia sẻ thú vị của BS. Hoàng Lê Phúc (Trưởng khoa tiêu hóa – BV Nhi Đồng 1) và TS.BS Cao Thị Thu Hương (Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu khoa học – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã mang đến cho mẹ cái nhìn hoàn toàn mới về việc chăm sóc hệ tiêu hóa cho bé. Bạn đã biết những điều tưởng chừng đơn giản này chưa?
Cần lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của bé (Ảnh được cung cấp bởi Dielac Optimum)
Hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà tôi đã được hơn 2 tuổi nhưng vẫn ăn rất lâu và lười ăn, kèm theo đó lại có những triệu chứng khó tiêu, đầy hơi liên tục. Tôi rất lo lắng vì biết bé có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa, vậy tôi phải làm sao? – (Chị Thanh Hà – TP. HCM, thanhha12…@gmail.com)
BS. Phúc: Vì mong muốn con ăn mau chóng lớn nên rất nhiều mẹ vô tình bắt con tiêu hóa vượt quá khả năng của bé mà không biết. Nhiều khi thấy con ăn chậm, ngậm thức ăn lâu, mẹ lại sốt ruột, ép, dọa hay đút thêm cho bé nuốt. Những thức ăn này chưa được nghiền, đi xuống dạ dày, không tiêu được sẽ ứ đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, gây ra rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ…
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, bạn nên tìm hiểu hệ tiêu hóa con trong mỗi giai đoạn đã “làm” được những việc gì, bé có đang bị “quá tải” không với chế độ dinh dưỡng bạn lựa chọn ( ăn dặm sớm, thức ăn cứng, nhiều chất béo, đạm khó tiêu hay thời gian giữa các bữa ăn sát nhau…) Hãy chọn dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa, đó là cách tốt nhất để cho con bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
–
Hỏi: Bác sĩ ơi, khi cho con tôi uống thêm sữa ngoài, bé hay gặp các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Một vài người bạn khuyên tôi nên chọn sữa có đạm whey để bé dễ hấp thu hơn. Xin nhờ bác sĩ tư vấn thêm? – (Chị Lê Phương – TP. Hạ Long, mecubin07…@yahoo.com.vn)
TS.BS. Hương: Trong sữa có chứa 2 loại đạm là đạm casein và đạm whey. Đạm whey dễ hấp thu hơn casein và thời gian lưu lại trong dạ dày ngắn hơn. Ở sữa mẹ, tỷ lệ casein:whey là 40:60, trong khi đó ở sữa bò, tỷ lệ đạm casein chiếm đến 80% nên dễ gây ra tình trạng khó tiêu đạm ở trẻ. Đây là nguyên nhân thường dẫn đến các rối loạn tiêu hóa cho bé.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn người ta còn phát hiện đạm whey trong sữa mẹ khác đạm whey trong sữa bò do chứa thành phần Alpha Lactalbumin có tác dụng tạo nhiều acid amin cần thiết giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, khi cần bổ sung sữa ngoài cho bé, bạn nên ưu tiên chọn sữa có chứa đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin để giúp trẻ dễ hấp thu, tiêu hóa tốt, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
–
Hỏi: Tôi được biết Probiotic & Prebiotic sẽ giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột cho trẻ, khiến bé ít gặp phải các vấn đề về tiêu hóa hơn. Bé nhà tôi được 1 tuổi rưỡi rồi, tôi có thể bổ sung những lợi khuẩn này cho bé bằng cách nào, thưa bác sĩ? – (Chị Như Loan – TP. Huế, 0982 045…)
BS.Phúc: Bình thường trong đường tiêu hóa có rất nhiều loài vi khuẩn với số lượng vô cùng lớn sống cân bằng với nhau. Khi hệ vi khuẩn này mất cân bằng (thường sau điều trị kháng sinh hoặc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa), trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy… Khi đó, nếu bổ sung đúng các vi khuẩn có lợi / tốt (Probiotic) thì có thể phục hồi lại hệ vi sinh đường ruột. Bạn có thể cung cấp lợi khuẩn cho con bằng các thức ăn lên men tự nhiên như sữa chua hay các sản phẩm sữa có bổ sung thành phần này… và củng cố cho sự phát triển của Probiotic bằng cách cung cấp thêm Prebiotic có nhiều ở đậu nành, chuối, tỏi… làm thức ăn cho lợi khuẩn.
Được ứng dụng công thức Opti-Digest tiên tiến – bổ sung đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin và hệ khuẩn Probiotic & Prebiotic – Dielac Optimum là giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp trẻ dễ hấp thu và bảo đảm cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, sản phẩm này còn chứa các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ như: ARA, DHA, Taurine và Choline, Canxi, vitamin D…
Người mắc bệnh nếu phát hiện sớm, khả năng trị bệnh thành công lên tới 90%.
Mục đích
Bạn nên kiểm tra đại trạng trước khi có bất cứ hiện tượng gì xảy ra, để phòng tránh các bệnh đường ruột. Người mắc bệnh nếu phát hiện sớm, khả năng trị bệnh thành công lên tới 90%. Ngược lại, bệnh để càng lâu càng khó chữa.
Thời gian
Nếu trong gia đình bạn từng có người trước 50 tuổi bị ung thư đại tràng hoặc bệnh đường ruột, thì nguy cơ mắc bệnh này của bạn càng cao. Bạn nên ít nhất 5 năm kiểm tra một lần. Sau khi kiểm tra nếu thấy không có vấn đề gì, bạn có thể để 10 năm khám một lần.
Phương pháp
Kiểm tra đại trạng là một hình thức kiểm tra theo tiêu chuẩn xét nghiệm chẩn đoán. Bác sỹ dùng cách nội soi đại tràng – một dụng cụ có camera, để kiểm tra xem trong ruột bạn có vật gì lạ hoặc có mắc bệnh đường ruột không.