Các nhà khoa học thuộc Trường đại học West Indies (Jamaica) đã tiến hành kiểm tra 116 người trưởng thành (từ 19 – 39 tuổi) có tiền sử bị suy dinh dưỡng lúc nhỏ.
Ảnh minh họa – Internet
Cụ thể, họ đánh giá chiều cao, cân nặng, huyết áp và tiến hành siêu âm tim với các xét nghiệm hình ảnh để đánh giá chức năng tim. Sau đó, so sánh kết quả với thông tin của 45 nam giới và phụ nữ khác không bị suy dinh dưỡng khi nhỏ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người trưởng thành không được hấp thu đủ chất dinh dưỡng khi còn nhỏ có chỉ số huyết áp cao và sự lưu thông máu kém hiệu quả hơn những người bình thường rất nhiều.
GS. Terrence Forrester, dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Nếu nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng đủ trong thời gian từ 1 – 5 tuổi thì cấu trúc tim dễ bị thay đổi không thể đảo ngược được, nó có thể để lại hậu quả lâu dài và ảnh hưởng đến lưu lượng máu khi trưởng thành”.
Ông Terrence Forrester khuyến cáo, các bà mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm phòng ngừa hiệu quả chứng tăng huyết áp có liên quan đến bệnh tim mạch về sau này khi bé trưởng thành.
Để phòng ngừa suy dinh dưỡng, người cao tuổi cần được những người thân trong gia đình chăm sóc tốt về chế độ ăn uống và cần có một đời sống tinh thần khỏe mạnh, cần được khám và điều trị tốt nếu có bệnh.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho sức khỏe con người, mọi lứa tuổi, nhất là người cao tuổi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, người cao tuổi thường phải đối mặt với nguy cơ bị suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, dẫn tới bệnh tật và tử vong.
Những nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng
Do tuổi tác: Tuổi ngày càng cao, các chức năng sinh học suy yếu: chuyển động co bóp và sự hấp thụ thực phẩm của ruột và dạ dày giảm; bớt cảm giác về ăn uống như nếm, ngửi, nhìn thực phẩm; răng lung lay; ít khát nước, ít thấy đói,…
Sống đơn độc: Ăn ngon cần có người cùng ăn mới thấy có hứng thú. Người sống một mình thường ăn qua loa cho xong bữa, nên ăn ít, không ý thức sự quan trọng của dinh dưỡng, ăn gì cũng được, cốt sao cho no bụng thì thôi. Ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc không đúng cách, không biết cất giữ, nấu nướng thức ăn.
Người cao tuổi cần được người thân chăm sóc tốt về dinh dưỡng và tinh thần. Ảnh minh họa
Thiếu thốn vật chất, phụ thuộc vào người khác: Nhiều người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc phải sống phụ thuộc vào người khác không có tiền mua thực phẩm hoặc thường chọn thực phẩm rẻ tiền, quá hạn, hết chất dinh dưỡng khiến bữa ăn thường không đủ chất, thức ăn không ngon dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bệnh tật: Các bệnh kinh niên như ung thư, bệnh phổi, bệnh tim, bệnh dạ dày,… đều đưa tới suy dinh dưỡng. Giảm dịch vị dạ dày khiến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, đường lactose bị trở ngại. Chức năng của gan giảm, khiến cho sự chuyển hóa thực phẩm chậm. Nhiều loại thuốc điều trị bệnh cũng làm giảm cảm giác ngon miệng và làm kém hấp thụ thức ăn.
Người bị bệnh, đau xương khớp, di chuyển khó khăn không đi mua và không nấu nướng được, không có người chăm sóc, giúp đỡ bón thức ăn; Các cụ bị suy yếu tâm thần có thể quên không ăn hoặc thấy ăn uống là không cần thiết.
Dấu hiệu suy dinh dưỡng
Người cao tuổi bị suy dinh dưỡng thường đờ đẫn, lơ là với mọi người, với sự việc xảy ra xung quanh hoặc đôi khi lại gắt gỏng, khó tính; Da khô, xanh lợt, dễ bầm, vết thương lâu lành; Tóc khô giòn, rụng nhiều; Móng tay khô, nứt; Ăn không ngon miệng, giảm cảm giác với mùi vị thực phẩm; miệng khô, lưỡi và môi lở; nhai nuốt khó khăn, hay buồn nôn; Đại tiện bón, lỏng bất thường; Nhịp tim nhanh; hơi thở khó khăn; Cơ thể mỗi ngày một gầy đi, sức khỏe suy giảm. Các bệnh đang có trầm trọng thêm lên, di chuyển khó khăn, dễ ngã, dễ bị tai nạn,…
Tóm lại, hầu hết những nguyên nhân đưa tới suy dinh dưỡng đều có thể điều trị và phòng ngừa được. Vấn đề ưu tiên là phát hiện và điều trị các nguyên nhân đưa tới suy sinh dưỡng như đã kể ở trên. Để phòng ngừa suy dinh dưỡng, người cao tuổi cần được những người thân trong gia đình chăm sóc tốt về chế độ ăn uống và cần có một đời sống tinh thần khỏe mạnh, cần được khám và điều trị tốt nếu có bệnh.
(Webtretho) Con biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng làm cho các bà mẹ rất mệt mỏi. Và khao khát tìm ra phương cách để giúp con vượt qua thời kỳ này đã làm không ít mẹ tự tìm đến nhiều phương pháp ngoại phương ngoài các hướng dẫn của bác sĩ. Cao ngựa bạch cũng được cho là bài thuốc hiệu nghiệm. Thực hư ra sao, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ảnh: Getty images
“Cao xương ngựa bạch có thể dùng cho trẻ nhỏ. Cháu nhà chị mình ăn có 2 lạng mà xương cứng cáp hơn, còn nhà mình thì mẹ nó quên suốt, lúc nào cũng bị ông ngoại (ông nấu cao mà) hỏi luôn có cho con ăn không? Mình thì thỉnh thoảng mở tủ lạnh con nhỏ nó lấy ăn như kẹo ấy. Tốt mà.”
“Tốt nhất đi mua ngựa về tự nấu cao nhé (tránh mua phải hàng giả). Trăm nghe không bằng mắt thấy, tốt nhất là đi mua kiếm con ngựa về xẻ lấy thịt ăn, còn lại xương cho vào nấu cao, thế là yên tâm nhất. Ba mình thường làm như thế, mỗi năm đặt hàng 1 chú về, chăn thả vài ngày rồi nhờ bà con chòm xóm qua phụ nấu cao, vào mùa đông thì mới nấu được. Còn về ngựa bạch hay không thì không quan trọng với các bé. Ngựa bạch là để chữa bệnh, các bé có bệnh gì đâu mà cần ngựa bạch, thế nên các bé cứ ăn uống đủ chất là được. Bé nào còi xương, biếng ăn thì mới cần dùng, mà chỉ cần cao xương ngựa thường là được thôi. Về Hà Nội làm thấy nhiều người mua phải cao ngựa giả quá, nguy hiểm cho các bé lắm, nên các ông bố bà mẹ hãy cẩn thận.”
“Sợ quá, được đứa con quý hơn vàng mà các mẹ cũng dám cho ăn linh tinh thế này. Biết nguồn gốc, nhà tự nấu, của người quen thì còn được. Các mẹ dám mua qua lời quảng cáo của người bán thì em cũng đến chịu các mẹ. Là em, thì không bao giờ em cho vào mồm con bất cứ cái gì có nguồn gốc xuất xứ không đảm bảo, nhất là trong giai đoạn hàng Trung Quốc tràn ngập cả nước như thế này. Cái gì nó cũng làm giả được, cái mình nhìn hàng ngày nó cũng làm giả được, huống hồ là cao ngựa chẳng mấy ai có kinh nghiệm để kiểm tra.”
Và còn khá nhiều ý kiến khác, bạn có thể cùng bình luận tại đây.
Theo bác sĩ Hải, với các mẹ lười bú sữa, các mẹ có thể trộn sữa vào các bữa cháo cho bé. Các trộn cụ thể như sau.
Chào bác sĩ, xin chị tư vấn giúp em. Con em được 8 tháng tuổi, bé nặng 7.5kg và cao 70cm. Bé rất lười ăn sữa và ăn cháo. Hiện em có nấu cháo cho bé ăn bao gồm các thành phần như cá, tôm, cua, bò với rau xanh (mồng tơi, muống, cải thìa, cải ngọt, khoai lang và cà rốt).
Một ngày em cho ăn 5 bữa nhỏ, bé chỉ uống sữa ngoài khoảng 100ml đến 150ml mà thôi, tối bé ăn sữa mẹ.
Bé nhà em ra mồ hôi đêm rất nhiều, ngủ không ngon giấc, bé chưa mọc răng nào cả, thóp đầu bé trỏm xuống và trán hơi nhô một tí. Mong bác sĩ tư vấn giúp em các vấn đề như sau:
– Bé như vậy có bị suy dinh dưỡng không ạ?
– Bé có bị bệnh còi xương không?
– Bác giúp em chế độ ăn của bé như thế nào là hợp lý?
– Cách để cho bé ăn nhiều và chịu bú bình?
– Làm cách nào để chăm bé tốt hơn (hiện bé ở nhà với bà).
Không biết bé là trai hay gái, nếu là bé gái thì cân nặng chiều cao như vậy là bình thường, còn là bé trai hơi nhẹ cân một chút nhưng cũng cũng chưa bị suy dinh dưỡng.
Muốn biết cháu có bị còi xương hay không em phải cho cháu đi khám bác sĩ, cần thiết thì phải làm xét nghiệm máu. Nhưng theo các dấu hiệu em mô tả có khả năng cháu bị còi xương, vì bây giờ là mùa đông không có nắng các cháu bé thường hay mắc bệnh còi xương lắm. Còi xương cũng là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.
Chế độ ăn của cháu ở lứa tuổi này nên như sau:
– Ngày 3 bữa bột/ cháo
– Sữa: 500ml (cả sữa mẹ và sữa chua)
– Quả chín sau các bữa ăn.
Thành phần 1 bát cháo hoặc bột bao gồm: – Gạo tẻ: 20g, thịt (cá, tôm): 20 – 25g, dầu (mỡ): 5g, rau xanh: 20g.
Nếu cháu không chịu bú sữa bạn có thể trộn thêm sữa bột vào các bữa cháo mặn, khi cháo đã nguội ấm, mỗi bữa trộn 3 thìa trong hộp sữa, cho ăn thêm sữa chua 1 – 2 cốc /ngày.
Để cháu ăn ngon miệng hơn bạn nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh còi xương, bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng men tiêu hoá nếu cần thiết.
Hầu như đứa trẻ nào cũng có thể bị tiêu chảy, đây là bệnh dễ gặp và đa phần được điều trị tại nhà. Nếu xử trí không đúng cách, bệnh có thể trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Biểu hiện và nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ
Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp khi trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc…
(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)
Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và dễ tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.
Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ với trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.
Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống Oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì), cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều Lactose, giảm dị ứng protein sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.
Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây; nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.
Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ, men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau: Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.
Như vậy, trẻ bị tiêu chảy nếu được bổ sung men vi sinh phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng nặng của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng, kém ăn, chuyển tiêu chảy cấp sang tiêu chảy kéo dài… Golden LAB là một trong các loại men vi sinh hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng và các bà mẹ tin dùng với các lợi ích cho trẻ bị tiêu chảy như:
– Golden LAB chứa các vi khuẩn có lợi sinh acid lactic được phân lập từ kim chi Hàn Quốc nên rất dễ hấp thu và có hiệu quả cao để ngăn ngừa và chống lại tình trạng bất dung nạp đường Lactose.
– Golden LAB, ngoài thành phần Probiotics (các vi khuẩn có lợi), còn thành phần thứ 2 rất độc đáo là Prebiotics (chất xơ thực phẩm), đây là nguồn thức ăn lý tưởng giúp các vi khuẩn có lợi sinh sôi nhanh hơn trong ruột, do đó, giúp tăng nhiều lần hiệu quả của men vi sinh.
– Golden LAB chứa Probiotic thế hệ thứ tư, áp dụng công nghệ bao kép DUOLACTM (là công nghệ bào chế men vi sinh hiện đại nhất) giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH 2-4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi khuẩn có lợi đến đích là ruột để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.
– Golden LAB dùng được cho trẻ sơ sinh.
– Ngoài tác dụng giúp trẻ trong điều trị bệnh tiêu chảy, Golden LAB còn giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon miệng, do đó trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục khi điều trị tiêu chảy.
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:
– Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
– Phân bé có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
– Bụng đau khi sờ ấn.
– Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
– Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
– Trẻ kèm theo sốt cao.
Ðể hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn thực phẩm sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh, tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mọi bà mẹ cần nắm vững.
(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)
Gọi 04.39.959.969 để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy
Phương pháp giảm cân nhanh thường để lại tác động tiêu cực trên cơ thể bạn. Dưới đây là những tác hại của nó, theo Healthmeup.
Da sần. Làn da trên bụng, đùi, mông và hông bị sần là hệ quả dễ nhận thấy của việc giảm cân nhanh.
Tăng cân. Bạn có thể giảm cân nhanh với chế độ ăn kiêng hà khắc, nhưng cơ thể của bạn sẽ cố gắng để tích lũy năng lượng khi nó thiếu vitamin và khoáng chất.
Chế độ giảm cân nhanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Suy dinh dưỡng. Điều này là lẽ thường, thiếu một chế độ ăn cân bằng sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Thiếu năng lượng – ngất xỉu. Thiếu thức ăn dinh dưỡng tương đương với thiếu năng lượng và cảm thấy mệt mỏi.
Rụng tóc. Thiếu protein và các chất dinh dưỡng có thể dẫn đến rụng tóc. Đây là lúc cơ thể bạn cần bổ sung thực phẩm để tái tạo tế bào.
Trầm cảm, thiếu ham muốn tình dục và nổi cáu. Nếu bạn không muốn gặp những rắc rối trên, hãy giảm cân hiệu quả bằng sự kết hợp giữa tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh.
(Webtretho) Con biếng ăn, kén ăn đã khiến các mẹ phải đau đầu; nếu con suy dinh dưỡng thì mẹ lại càng khổ sở hơn nữa, thậm chí có nhiều mẹ áy náy, cảm thấy có lỗi rất nhiều vì nghĩ rằng tại mình chưa biết chăm con đúng cách.
Bình tĩnh nào bạn ơi, hãy tham khảo kinh nghiệm chăm nuôi con bị suy dinh dưỡng từ những người đi trước và áp dụng một cách phù hợp để cải thiện tình hình của mình nhé.
Con bị suy dinh dưỡng thì nên chăm sóc thế nào? (Ảnh: Corbis)
var wttambient_flag = 0;
if ( !jQuery(‘#AbdPopupAd’).length) {
wttambient_flag=1;
}
<!–//<![CDATA[
if(wttambient_flag ==1){
}
var m_IntervalId = 0;
var timeout_Flag = 0;
var normal= jQuery(‘#banner_normal’);
var expand= jQuery(‘#banner_expand’);
var sliding = jQuery(‘#banner_sliding’);
var collapse = jQuery(‘#banner_collapse’);
expand.css(‘clip’, ‘rect(70px, 500px, 300px, 240px)’);
Theo ThS-BS Đào Thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh để ngăn sự lão hóa cần đủ lượng và chất với các yêu cầu: chừng mực, cân đối, đa dạng, tự nhiên.
* Đủ lượng và chất
Một khẩu phần ăn hằng ngày phải đảm bảo đủ lượng và chất. Lượng chính là nhu cầu năng lượng hằng ngày để giúp các tế bào chuyển hóa và hoạt động. Có thể đoán khẩu phần ăn có đủ năng lượng hay không bằng cách theo dõi cân nặng hàng tuần. Nếu cân nặng không đổi, chứng tỏ khẩu phần ăn đủ năng lượng. Giảm cân chứng tỏ khẩu phần không đủ năng lượng và tăng cân tức là khẩu phần thừa năng lượng. Để đảm bảo đủ chất, bữa ăn cần có đủ bốn nhóm thực phẩm: đạm, đường, béo, rau xanh (kèm cả trái cây tươi). Nếu không, cơ thể sẽ suy dinh dưỡng – đây chính là nguyên nhân làm cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
* Chừng mực
Sự dư thừa năng lượng sẽ làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể, khiến các cơ quan trong cơ thể như: tiêu hóa, hô hấp, bài tiết… phải hoạt động nhiều hơn và đây có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự lão hóa tế bào diễn ra nhanh hơn.
Gan, thận ở mỗi người có khả năng lọc, thải độc khác nhau và thường suy yếu theo tuổi tác. Do đó, cần cảnh giác với các chất độc hại như: alcohol, cafein, nicotin…
* Cân đối
Cần phải cân đối liều lượng các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn để đạt được một tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cơ thể. Tỷ lệ thực phẩm chung cho một người trưởng thành trong ngày gồm: ít hơn 6g muối; ít hơn 20g đường; khoảng 30g dầu mỡ; 120g thực phẩm giàu đạm (đậu đỗ, đậu phộng, mè, ngũ cốc, thịt, cá, trứng, tôm, cua…); 300g rau xanh các loại; bốn-năm chén thức ăn bột đường (nên có một chén thức ăn thô như khoai, gạo lứt, miến…); trên hai lít nước (trong đó nên có 500ml sữa) và 200g trái cây.
* Đa dạng
Có những người thích loại thực phẩm nào là ăn suốt thời gian dài. Điều này không nên, bởi không loại thực phẩm nào có thể cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể, ngay cả sữa. Cho nên, cách tốt nhất là ăn đa dạng thực phẩm. Ngoài làm tăng khả năng hấp thụ, ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm còn có lợi cho quá trình tiêu hóa và cung cấp đa dạng các dưỡng chất để nuôi tế bào.
* Tự nhiên
Những phương pháp chế biến đơn giản như hấp bằng hơi nước, luộc nhanh, xào nhanh hoặc các loại trái cây, rau xanh nên ăn tươi sống… sẽ khiến món ăn ít bị biến chất, tốt cho sức khỏe. Các phương pháp chế biến như: nướng trên lửa than, xông khói, chiên trong nhiều dầu mỡ ở nhiệt độ cao, kéo dài… ngoài làm hao hụt và mất đi dưỡng chất tự nhiên có trong thực phẩm, có thể làm gia tăng các chất độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp vì chúng không cung cấp đủ rau xanh và dưỡng chất.
Ngoài ra, ThS-BS Yến Phi còn cho biết, sự vận động thể lực, nhịp sống cân bằng cũng là yếu tố quan trọng để phòng, chống lão hóa hiệu quả. Nhịp sống cân bằng có thể hiểu là một nếp sống điều độ, có chừng mực, sinh hoạt đúng giờ. Những việc đơn giản như ngủ đủ, ngủ sâu, nghỉ ngơi hợp lý, vứt bỏ những phiền muộn, vận động nhiều… rất có lợi cho cơ thể, giúp các tế bào được nghỉ ngơi, thải loại các chất chuyển hóa còn tồn ứ trong cơ thể.
Tình trạng thiếu Kẽm và Selen ở trẻ em đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Con số điều tra đáng báo động tại Việt Nam cho thấy có trên 50% trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi thiếu Kẽm huyết thanh và Selen tương đối, trong đó nhóm gặp nguy cơ cao nhất là nhóm trẻ từ 6 tháng đến 17 tháng tuổi và nhóm trẻ gặp vấn đề về suy dinh dưỡng và tiêu chảy. Một số nghiên cứu khác cũng cho ra những con số báo động khi hàm lượng Selen huyết thanh thấp ở học sinh THCS là 15,9%, học sinh tiểu học là 75,6%, và trẻ mẫu giáo, mầm non là 62,3%.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng:
– 26,5% trẻ từ 11-17 tuổi thiếu thiếu kẽm
– 50%-90% trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài thiếu kẽm
– 51,9% trẻ từ 6 tháng đến 75 tháng tuổi thiếu kẽm
– 15,9% trẻ em từ 11-17 tuổi thiếu selen
– 75,6% trẻ em cấp 1 thiếu selen
– 62,3% trẻ em từ 12-72 tháng tuổi ở nông thôn thiếu selen
Kẽm và Selen đối với tăng trưởng và miễn dịch
Đối với tăng trưởng
Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, vì thế thiếu kẽm sẽ gây biếng ăn do rối loạn vị giác, làm suy thoái quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường ở trẻ. Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym kim loại; kẽm là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymeraza, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi AND, tổng hợp protein, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như GH (Growth hormone), IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng.
Selen cần cho chuyển hóa i-ốt và có chức năng như một loại enzyme trong quá trình tạo hormone tuyến giáp nhằm kích thích đầu vào năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì.
Đối với miễn dịch
Thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Trong một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm cho trẻ giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.
Thiếu Selen gây ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức bởi Selen đóng vai trò thiết yếu trong men Glutathione peroxidase ảnh hưởng tới mọi thành phần của hệ miễn dịch, không loại trừ sự phát triển và hoạt động của bạch cầu.
Dấu hiệu của thiếu Kẽm và Selen
Thiếu kẽm, dấu hiệu thường thấy là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành, sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn.
Thiếu selen ở mức trầm trọng có liên quan đến bệnh Keshan – một bệnh rối loạn ở tim và tổn thương cơ tim nặng nề, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Thiếu selen mức độ nhẹ thường khó thấy các triệu chứng đặc biệt, tuy nhiên nó góp phần làm xuất hiện các tổn hại tế bào quan trọng cũng như thúc đẩy quá trình lão hóa và nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa. Thiếu selen trong chế độ ăn lâu dài dẫn đến nguy cơ ung thư, bệnh tim và suy giảm miễn dịch.
Nhu cầu Kẽm và Selen khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam
Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ.
Nhu cầu selen ở trẻ 0-6 tháng là 6 mcg/ngày, trẻ 7-12 tháng là 10 mcg/ngày, trẻ 1-3 tuổi là 17 mcg/ngày, trẻ 4-9 tuổi khoảng 20 mcg/ngày, đối với thanh thiếu niên 10-18 tuổi nhu cầu là 26 mcg/ngày ở nữ và 32 mcg/ngày ở nam (Nguồn: FAO/WHO 2002 và 2004)
(Ảnh do Biolife cung cấp)
Nguồn cung cấp Kẽm và Selen cho cơ thể
Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.
Hàm lượng Selen cao trong cá, hải sản (20,8 – 40,5 đến mcg/100g) và trứng (40,2 mcg đến 14,9 mcg/100g), vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt và thấp ở sữa bò, ngũ cốc, rau và hoa quả.
Hàm lượng Kẽm và Selen từ hạt đậu xanh nảy mầm tự nhiên(Ảnh do Biolife cung cấp)
Hạt đậu xanh nảy mầm tự nhiên với công nghệ Bio-Enrich (Ảnh do Biolife cung cấp)
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu thành công công nghệ Bioenrich tăng hàng nghìn lần hàm lượng khoáng vi lượng như Kẽm, Selen, Sắt… trong mầm các loại đỗ. Với các thành tựu của khoa học và công nghệ, con người ngày càng chủ động hơn với các nguồn bổ sung khoáng vi lượng tự nhiên cần thiết hàng ngày. Gần đây nhất, công ty CP Biolife đã cho ra đời sản phẩm UpKid từ công nghệ Bioenrich (www.biolife.vn) điều khiển quá trình nảy mầm của hạt đỗ xanh, giúp chuyển hóa với hiệu suất tối đa khoáng chất vi lượng Kẽm và Selen vô cơ sang cấu trúc hữu cơ tự nhiên thân thiện với cơ thể của trẻ nhỏ, tăng khả năng hấp thu hoàn toàn tới 90%, không để lại dư thừa trong cơ thể.