ANTĐ – Chiều 15-7, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh trên người – Bộ Y tế đã họp khẩn sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra những cảnh báo về tình hình nhiễm virus corona gây Hội chứng hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV).
PGS.TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, từ tháng 4-2012 đến nay, thế giới đã ghi nhận 82 trường hợp nhiễm virus MERS-CoV, trong đó 45 người tử vong (chiếm 56%). Riêng tại Ả rập Xê út – nơi dịch MERS-CoV đang hoành hành, tỷ lệ tử vong lên tới gần 80%. WHO đánh giá đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong nhóm bệnh truyền nhiễm. Tại Việt Nam, đến nay chưa ghi nhận bệnh nhân nhiễm MERS-CoV nhưng không thể chủ quan vì virus này có thể xâm nhập qua việc nhập cảnh của những người đi và đến từ vùng có dịch. Hiện WHO chưa có khuyến cáo hạn chế du lịch hoặc thương mại.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, để chủ động phòng bệnh, hiện Bộ Y tế đã tăng thời gian giám sát từ 10-14 ngày đối với những trường hợp đến từ vùng có dịch, đồng thời thực hiện cách ly sớm, giám sát chặt chẽ những trường hợp viêm phổi nặng. Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị thành lập văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch, trực thuộc ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm.
Theo dõi qua đài, báo tôi để ý thấy rằng cứ đến mùa hè là bệnh tiêu chảy cấp và bệnh tả bùng phát ở khắp nơi. Xin hỏi bác sĩ cách phòng chống bệnh này.
Trong một số vụ dịch bệnh tiêu chảy cấp nhỏ rải rác, chúng ta thường dùng thuật ngữ “bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm” để nói đến bệnh tả. Bệnh do phẩy khuẩn tả có tên khoa học là Vibrio cholerae gây ra. Bệnh gây nôn và tiêu chảy nhiều lần nên bệnh nhân dễ bị mất nước và muối nặng, dẫn đến sốc và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Ở nước ta vẫn có các trường hợp mắc bệnh rải rác ở các địa phương, nhất là vào mùa hè. Người mắc bệnh tả thường có các triệu chứng: sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy nhiều lần với khối lượng lớn. Tính chất phân: toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu. Bệnh nhân bị nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau nôn ra toàn nước.
Bệnh nhân thường không sốt, ít khi đau bụng. Nếu bị mất nước và muối nhiều, bệnh nhân mệt lả, dễ bị chuột rút. Trên thực tế, bệnh tả có 4 thể: thể không có triệu chứng, thể nhẹ giống tiêu chảy thường, thể cấp tính với triệu chứng nói trên và thể tối cấp: diễn biến nặng, ít nước tiểu, suy kiệt rất nhanh chỉ sau vài giờ và tử vong.
Điều trị: bồi phụ nước và điện giải bằng cách uống nước cơm, nước cháo, dung dịch orezol…; dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn tả; chú ý không được dùng các thuốc cầm đi tiêu.
Phòng bệnh: Phải cách ly bệnh nhân để tránh lây bệnh sang người khác; xử lý phân và chất thải của bệnh nhân bằng cloramin B 10% , tỷ lệ 1/1 hoặc vôi bột. Khử khuẩn quần áo, chăn màn, dụng cụ… bằng dung dịch cloramin B 1 – 2%, nước Javen 1 – 2% hoặc nước sôi. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, tiết canh, nem chạo, nem chua…
Rửa tay thật sạch, tránh tiếp xúc với gia cầm chết, nấu thật kỹ thịt gia cầm khi chế biến thức ăn là những nguyên tắc hàng đầu giúp mọi người phòng ngừa cúm A/H7N9.
Virus cúm A/H7 là ‘đại gia đình virus cúm’ gồm nhiều thành viên nhưng thường chỉ gây bệnh ở các loại gia cầm. Các thành viên khác trong “gia đình” này là H7N2, H7N3 và H7N7 từng lây nhiễm sang người, nhưng H7N9 thì thế giới mới ghi nhận đầu tiên từ những ca ở Trung Quốc.
Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa tìm ra lời đáp chính xác cho câu hỏi tại sao H7N9 từ gia cầm lại có thể lây cho người. Tuy nhiên, kết quả phân tích gene cho thấy virus này có những biến đổi để có thể phát triển trên các động vật có vú bao gồm cả con người. Cụ thể, virus H7N9 có khả năng bám dính vào được các tế bào của động vật có vú và có khả năng phát triển được trong môi trường nhiệt độ cơ thể bình thường của động vật có vú, vốn thấp hơn so với các loài gia cầm.
Một số trường hợp bị bệnh tại Trung quốc được xác định đã tiếp xúc với động vật trước đó. Virus đã được tìm thấy trong phân của chim bồ câu trong chợ chim ở Thượng Hải. Hiện tại Tổ chức y tế thế giới vẫn đang tiến hành nghiên cứu khả năng lây truyền từ động vật sang người cũng như là khả năng lây truyền từ người sang người của dòng virus cúm A/H7N9.
Cách phòng bệnh
Rửa tay là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu. Rửa tay trước, trong, và sau khi chuẩn bị thức ăn; trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi tiếp xúc, giết mổ, dọn dẹp chất thải động vật. Cuối cùng là rửa tay khi chăm sóc người bệnh hoăc khi có người trong nhà bị bệnh.
Cần rửa tay bằng xà bông và dưới vòi nước chảy khi thấy tay bị dính bẩn. Nếu không thấy tay bị dính bẩn, rửa tay bằng xà phòng với nước hoặc sử dụng một chất rửa tay có pha cồn.
Vệ sinh hô hấp cũng là điều cần chú ý. Khi ho hoặc hắt hơi, cần che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế, hoặc khăn giấy hoặc dùng tay che lại. Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác đậy kín. Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp.
Virus cúm A/H7N9 không lây truyền qua thực phẩm được nấu chín vì virus cúm sẽ bị tiêu diệt trên 70 độ C, do đó có thể ăn thịt lợn hay thịt gia cầm đã được nấu chín hoàn toàn. Không nên ăn thịt tái, huyết động vật hay tiết canh. Tránh ăn thịt động vật bị bệnh và động vật đã chết vì bệnh.
Hiện chưa có văcxin để phòng ngừa cúm A/H7N9, tuy nhiên, các nhà khoa học đã phân lập được virus từ các trường hợp mắc bệnh ban đầu. Tổ chức y tế thế giới cũng đang cùng các đối tác phân lập ra những chủng virus cúm A/H7N9 hiện có nhằm tìm phương cách hữu hiệu điều chế văcxin.
Về cách điều trị, theo Tổ chức y tế thế giới, qua thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, virus cúm A/H7N9 rất nhạy với các loại thuốc chống cúm (oseltamivir và zanamivir) từng được dùng trong điều trị cúm A/H1N1 và H5N1. Theo Bộ Y Tế Việt Nam, phác đồ điều trị hiện tại vẫn là hỗ trợ và hồi sức hô hấp cùng với sử dụng sớm thuốc chống virus cúm nêu trên.
Năm 2012 là năm thứ hai các nước trong khu vực ASEAN phát động “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”. Tại Việt Nam, sau nhiều năm liền thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt xuất huyết nhưng diễn biến bệnh vẫn rất phức tạp, thậm chí có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến tháng 7 vừa qua, số bệnh nhân sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam đã lên đến gần 32.000 ca (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011). Trong mùa mưa bão hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn còn kéo dài tại một số địa phương ở khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ.
Nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết từ môi trường sống
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn là con người tạo ra ngày càng nhiều nơi cho muỗi sinh sản :
– Thói quen vứt rác bừa bãi (bao nylon, lon rỗng, hộp xốp, vỏ xe…) không những làm ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng nước đọng tạo môi trường thuận lợi cho lăng quăng phát triển.
– Không vệ sinh thường xuyên các vật chứa nước như: bồn hoa, chậu cây kiểng, hòn non bộ, các lu, vại, hồ chứa nước không có nắp đậy, máng nước đọng trên mái nhà…
– Ngoài ra, các bãi đất trống bỏ không hay những công trình xây dựng đang dang dở cũng là nơi sinh sản lý tưởng của muỗi.
Ảnh do Công ty ROHTO – MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp
Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết – trách nhiệm của toàn cộng đồng
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn mang mầm bệnh chích vào người và lan truyền từ người này sang người khác. Chỉ một lần chích, muỗi đã có thể truyền bệnh sốt xuất huyết cho người. Vì vậy, việc phòng chống sốt xuất huyết không phải của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Hiện nay có rất nhiều hoạt động cộng đồng nhằm chung tay phòng tránh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần kết hợp phòng chống tại nhà với phòng chống tại địa phương, khu vực để cùng đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.
Bác sĩ Lê Hoàng San, Viện phó Viện Pasteur – TP.HCM. (Ảnh do Công ty ROHTO – MENTHOLATUM Việt Nam cung cấp)
Biện pháp phòng chống
Với tiêu chí “không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết”, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết theo những biện pháp sau:
1. Giảm nguồn sinh sản của muỗi:
– Triệt phá, thu dọn những nơi muỗi sinh sản như chai, lọ, những vật dụng thuỷ tinh, nhựa không còn sử dụng; hoặc những hố tường, hàng rào, hố cây, gốc cây, các đồ vật đọng nước quanh nhà như: vỏ đồ hộp, chai lọ, vỏ xe hư cũ, mảnh lu bị bể, gáo dừa…
– Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng. Hàng tuần nên cọ rửa sạch sẽ ít nhất một lần, thả cá bảy màu diệt lăng quăng (bọ gậy).
– Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, thay nước bình hoa, đổ nước thừa tủ lạnh, bỏ muối vào chén chống kiến bên dưới chân tủ đựng thức ăn…
– Không vứt rác bừa bãi, thực hiện dọn dẹp rác ở các bãi đất trống.
2. Bảo vệ tránh bị muỗi trưởng thành đốt:
– Ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày.
– Mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, bụi rậm.
– Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em. Theo tổ chức Y tế Thế giới và Viện bảo vệ môi trường Mỹ, chất Diethyltoluamide (DEET), nồng độ từ 10-30% có hiệu quả xua đuổi muỗi kéo dài từ 5-8 tiếng, an toàn cho người sử dụng và cho cả môi trường.
Phát hiện bệnh kịp thời
Bên cạnh việc phòng chống, cần chú ý theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo khi có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, đau mỏi cơ bắp, các khớp, xuất huyết dưới da làm lộ những chấm nhỏ màu đỏ, đốm… nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Sốt rét, sốt xuất huyết là các dịch bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở nước ta với nguyên nhân chính do muỗi đốt. Hiện nay có rất nhiều cách để phòng chống muỗi nhưng liệu các biện pháp đó có mang lại hiệu quả tuyệt đối và an toàn cho sức khỏe? Sản phẩm chống muỗi Metholatum Remos chứa thành phần Diethyltoluamide – được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận an toàn và hiệu quả xua đuổi muỗi – kết hợp tinh dầu oải hương, vừa bảo vệ gia đình bạn khỏi muỗi đốt trong vòng 8 giờ vừa đem đến hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Hơn nữa, Vitamin E và tinh chất Aloe Vera trong Metholatum Remos giúp giữ ẩm và dưỡng da, an toàn khi xịt lên da.
Ảnh do Công ty ROHTO – MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp
– Hướng dẫn: Để cách bề mặt da 10-15 cm, phun một lượng vừa đủ, rồi thoa đều. Đối với vùng mặt và cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay rồi thoa lên da, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em trên 4 tuổi. – Để ngoài tầm với của trẻ em. – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Bộ Y Tế – Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế: 06/11/MT, ngày 09 tháng 06 năm 2011. CTY TNHH ROHTO – MENTHOLATUM (VIỆT NAM) 16 VSIP, đường số 5, KCN VN-Singapore, Thuận An, Bình Dương Tư vấn khách hàng: ĐT: (08 3822 9322 Email: [email protected]
var wttambient_flag = 0;
if ( !jQuery(‘#AbdPopupAd’).length) {
wttambient_flag=1;
}
<!–//<![CDATA[
if(wttambient_flag ==1){
}
var m_IntervalId = 0;
var timeout_Flag = 0;
var normal= jQuery(‘#banner_normal’);
var expand= jQuery(‘#banner_expand’);
var sliding = jQuery(‘#banner_sliding’);
var collapse = jQuery(‘#banner_collapse’);
expand.css(‘clip’, ‘rect(70px, 500px, 300px, 240px)’);
Rau má là loài rau dại ăn được, là vị thuốc thông dụng giúp sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, có tính bổ dưỡng rất cao…
Rau má
Rau má có tên khoa học Centella asiatica (L.), là thứ rau dại ăn được, thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, rau má là vị thuốc thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, có tính bổ dưỡng rất cao…
Suy nhược thần kinh: nghiền bột lá rau má đã phơi khô trong râm, uống mỗi ngày 30 – 60g, chia ba lần mỗi ngày cho người lớn và 7,5 – 25g cho trẻ em.
Say nắng, say nóng: lấy khoảng 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống.
Rôm sảy, mẩn ngứa: hàng ngày ăn rau má tươi, hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Nếu trẻ nhỏ, có thể thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Ho khan, ho lâu ngày, ho thể nhiệt: rau má tươi 100g, rửa sạch, vắt lấy dịch uống.
Suy giảm trí nhớ, thị lực: lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3 – 5g.
Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy: lấy 3 – 4 lá rau má sắc chung vài cọng thì là, thêm ít đường cho trẻ uống, cùng lúc giã vài lá rau má đắp lên rốn trẻ.
Thanh lọc cơ thể phụ nữ: rau má nhổ cả rễ, phơi khô trong mát, xay thành bột. Mỗi ngày hai lần, sáng và chiều, mỗi lần 3g bột uống chung với sữa bò tươi, uống liên tục trong ba ngày, ngay sau khi hết kinh. Bài thuốc này còn chữa được các chứng đau bụng kinh. Nhờ tính thanh lọc mà rau má giúp phụ nữ trẻ lâu, da dẻ hồng hào, khí huyết lưu thông tốt, phòng chống được nhiều bệnh tật.
Lưu ý, không dùng rau má quá nhiều vì có thể làm bệnh nhân say thuốc, dẫn đến hôn mê. Rau má có tính lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.
Theo ThS.BS Võ Thị Thu Giảng viên học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu… Ngoài ra, tình trạng sức đề kháng của cơ thể trẻ cũng có thể bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác phát triển hay gây ra tình trạng tắc ruột, tắc ống mật do sự có mặt của giun.
Ai cũng có thể bị nhiễm giun, sán nếu chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, ăn uống kém. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất vì trẻ em tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ. Những trẻ nhiễm giun đũa thường gầy còm, chậm lớn, thỉnh thoảng kêu đau bụng, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, hay buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun… Trẻ hay bực tức, quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động… Những trẻ nhiễm giun kim thì hậu môn bị ngứa, nhất là vào ban đêm nên trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và đái dầm. Giun có thể chui vào ống mật làm tắc ống mật và đi vào mạch máu, qua gan, phổi… Trẻ bị giun chui vào phổi làm cho bị ho kéo dài, gầy gò, mệt mỏi, có thể lầm với viêm phổi do nguyên nhân khác. Cũng cần lưu ý rằng rất nhiều người bị nhiễm giun sán giai đoạn đầu, hoặc nhiễm ít, thường không có triệu chứng.
Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ để phòng nhiễm giun, sán.
Các loại giun phổ biến ở Việt Nam là giun đũa, giun móc, giun kim, giun lươn. Còn các loại sán phổ biến là: sán lá gan, sán phổi, sán lợn, sán bò… Tùy theo điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân mà trẻ bị mắc bệnh hay không nên nguy cơ nhiễm giun của trẻ thành phố và nông thôn là như nhau. Chẳng hạn, trẻ ở thành phố thường bị mắc giun kim nhiều hơn so với trẻ ở nông thôn vì trứng giun kim bay theo bụi, mà thành phố thì nhiều bụi bặm hơn. Còn với giun đũa, trẻ có thể bị lây nhiễm qua trứng ở rau sống hoặc từ đất bẩn. Trẻ em nông thôn hay bò lê la trên đất nên khả năng bị nhiễm giun đũa cao hơn so với trẻ em ở thành phố.
Nguyên nhân gây nhiễm giun, sán là thiếu vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống và tập quán dùng phân tươi bón rau… Do đó, để phòng bệnh, nên giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, nhất là đối với trẻ em. Cụ thể là: rửa tay sạch trước khi ăn, cắt ngắn móng tay, lau dọn nhà cửa sạch sẽ; tập cho trẻ thói quen rửa tay chân sạch sẽ; thức ăn cho trẻ phải luôn nấu chín; nước uống phải được đun sôi để nguội. Nếu cho trẻ ăn trái cây hoặc rau sống thì phải rửa nhiều lần dưới vòi nước đang chảy… Đồng thời, không để trẻ nằm, bò trườn dưới đất, không để trẻ mặc quần bị thủng. Quần áo của trẻ bị nhiễm giun cũng phải được phơi ở những nơi nhiều nắng để diệt bớt trứng giun.
Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần. Ngoài ra, còn có thể tẩy giun bằng phương pháp dân gian, như hạt bí ngô (nấu hoặc rang) hoặc dương xỉ đực, nước sắc hạt cau… Tất cả mọi người trong gia đình, kể cả người lớn, cũng phải chữa trị giun, sán cùng lúc với trẻ thì bệnh mới hết triệt để. Trẻ đã tẩy giun rồi mà vẫn xanh xao, gầy yếu, kém ăn, thì cần kiểm tra để phát hiện trẻ còn mắc bệnh nào khác hay không để có cách chữa trị phù hợp.
Theo báo cáo tổng hợp từ các quốc gia khu vực châu Á, Việt Nam là quốc gia có số người bị nhiễm giun, sán cao nhất; đặc biệt là ở trẻ em. Ước tính trung bình trong mỗi người Việt Nam có 8 giun đũa, 17 giun móc và 32 giun tóc sống ký sinh.
Micro nano dùng để làm gì, có thể tạo ra thuốc điều trị ung thư được không? Nguyễn Hà Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội)
GS.TS Nguyễn Đức Chiến, viện trưởng Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Ứng dụng của công nghệ nano rất phong phú, có thể xử lý môi trường, lọc nước thải, lọc không khí, làm vật liệu xúc tác, xử lý môi trường, với tính năng diệt khuẩn nó cũng đã có thể ứng dụng vào hàng trăm vật liệu khác nhau trong đời sống hàng ngày. Có thể sản xuất các loại cảm biến đo nồng độ khí gas trong không khí hay đo nồng độ cồn trong hơi thở.
Các nhà khoa học Việt Nam cũng có thể chế tạo được những chiếc máy nano đưa vào cơ thể. Các nhà khoa học Việt Nam cũng có thể chế tạo được những chiếc máy nano đưa vào cơ thể để đo những thông số siêu nhỏ, phát hiện các vấn đề bất thường ở cấp độ từng tế bào, chế tạo những chiếc tàu vận chuyển thuốc trong cơ thể, tiêu diệt các tế bào ung thư và phòng chống nhiều căn bệnh nan y khác.
Đối với bệnh nhân ung thư, có thể đưa các hạt nano vào gần các tế bào ung thư, làm nóng ở nhiệt độ 750C. Ở nhiệt độ này, các tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt.
Ngoài tác dụng phòng chống bệnh tim mạch và phòng chống ung thư, nước ép quả lựu còn giúp chị em duy trì sự tươi trẻ của làn da…
Nhiều nghiên cứu khoa học đã công nhận các chất chống oxy hoá trong nước quả lựu có thể hạn chế mảng bám tích tụ trên thành mạch và làm giảm sức ép oxy hóa trên các tế bào niêm mạc của mạch máu, giúp những tế bào này sản sinh oxit nitric nhiều hơn làm giãn mạch.
Nghiên cứu gần đây nhất của Mỹ và Italia cũng cho biết, nước quả lựu có khả năng ngăn cản các mảng chất béo bám lên thành mạch, làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và giữ cho tế bào tim mạch luôn khoẻ mạnh.
Nước lựu có khả năng làm tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu. Như vậy, nước ép từ quả lựu rất tốt đối với mọi người, mọi lứa tuổi.
Đặc biệt, trong nước quả lựu giàu chất chống oxy hóa polyphenol là một chất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do nên nó được xem là thứ nước quý, có tác dụng chống lão hoá, phòng bệnh tim mạch, Alzheimer và ung thư.
Ngoài ra, nước lựu còn có khả năng làm tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu. Như vậy nước ép từ quả lựu rất tốt đối với mọi người, mọi lứa tuổi.
Đối với trẻ nhỏ, nước quả lựu giúp trẻ khoẻ mạnh, ngăn ngừa được các bệnh tim mạch. Có thể ép lựu cả hạt vì chất dầu trong hạt quả lựu có tác dụng ngăn ngừa ung thư da. Khi dùng nước ép lựu cho trẻ chúng ta cần chú ý: Chọn loại quả tươi ngon để ép lấy nước cho trẻ uống;
Nên pha loãng nước ép lựu với một chút nước đun sôi để nguội; Cho trẻ dùng nước ép lựu ngay sau khi chế biến, không được để lâu; Nên cho trẻ uống một lượng nhỏ lúc đầu rồi tăng lên dần, không nên cho trẻ uống nhiều ngay lúc đầu.
Đối với chị em phụ nữ, tác dụng của nước ép quả lựu càng rõ rệt. Ngoài tác dụng phòng chống bệnh tim mạch, làm chậm sự lão hoá và phòng chống ung thư, nước ép quả lựu với nguồn vitamin dồi dào như vitamin A, C, E và axit folic có tác dụng bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của chị em cả trong thời kỳ thai nghén, sinh đẻ lẫn lúc về già:
– Nước quả lựu làm giảm nguy cơ sinh non và thiếu cân ở trẻ sơ sinh và chứng thiếu máu thiếu sắt rất thường gặp ở sản phụ.
– Giúp chị em duy trì sự tươi trẻ của làn da, làm cho da mềm mại và tránh viêm nhiễm.
– Rất tốt đối với những phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, nó giúp chị em đối phó tốt với các triệu chứng của tuổi mãn kinh và làm giảm nguy cơ mắc Alzheime khi về già.
Trái kiwi còn gọi là mi hầu đào (mihoutao) hay dương đào (yang tao) có nguồn gốc ở Trung Quốc, theo nhà dược học Lý Thời Trân (1518-1593), sở dĩ có tên mi hầu đào vì loại quả của cây này rất được những con khỉ cái lớn (mi hầu) ưa thích.
Khi trái mi hầu đào xuất hiện ở New Zealand, được người Maori bản địa đặt tên là kiwi (một loài chim chỉ biết chạy mà không biết bay) và dần dần trở thành loại trái cây xuất khẩu hàng đầu của vùng đất này.
Ở Việt Nam, kiwi được nhập về và trồng ở vùng cao, có khí hậu mát dịu như Sa Pa, Lâm Đồng… thường được gọi là đào ruột xanh. Người ta hái trái kiwi khi còn xanh, cứng. Nếu giữ cẩn thận không để bị trầy xước hay bị giập, thì có thể giữ tươi ở nhiệt độ bình thường hàng tháng. Nếu làm lạnh sau khi hái, có thể giữ tươi được lâu hơn. Đông y đã sử dụng kiwi làm thuốc cách đây gần 3.000 năm.
Theo Đông y, kiwi có vị ngọt, chua, tính hàn, tác dụng giải nhiệt, chỉ khát (làm hết khát nước), thông lâm (giúp thông tiểu tiện, ngừa sỏi niệu), tiêu viêm, lưu thông khí huyết. Thường dùng chữa sốt nóng, phiền nhiệt, tiêu khát, hoàng đản (vàng da), nước tiểu vàng đục do nhiệt, sỏi tiết niệu, phù thũng. Ngày dùng một-hai trái, gọt vỏ (để loại bỏ vị chát), cắt lát, ăn như rau sống, ăn tráng miệng hoặc xay làm nước sinh tố cùng các loại rau quả khác. Ngoài ra, người ta còn dùng rễ cây kiwi để chữa phù thũng, viêm gan vàng da, đau nhức các khớp xương. Ngày dùng 10-16g rễ khô, sắc uống.
Ảnh: SS
Kiwi được coi là một loại trái cây có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Trong 100g kiwi có chứa các chất sau: nước 83,9g; protid 1,02g; glucid 7,2g. Các chất khoáng vi lượng: kalium 270mg; magnesium 23mg; calcium 20mg, Fe 0,31mg. Các loại vitamin như: vitamin A 133 IU, vitamin B1 0,3mg, vitamin C 57mg, vitamin E 3mg. Cung cấp 36 Kcal.
Như vậy, hàm lượng vitamin C trong kiwi khá cao khi so với các loại trái cây khác (cam 40mg%, đu đủ chín 54mg%, quít 55mg%, xoài chín 30mg%, dứa 24mg%…). Một trái kiwi trung bình có thể cung cấp lượng vitamin C tương đương với một ly nước bưởi 150mg.
Y học hiện đại cho rằng kiwi có khả năng ngăn ngừa được bệnh tim mạch, giúp hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Ăn kiwi còn giúp hạ thấp 15% nồng độ triglyceride, một thành phần của cholesterol có hại trong máu, có ích cho người béo phì, muốn giảm cân.
Nghiên cứu cho thấy, nếu ăn hai-ba trái kiwi/ngày, liên tục trong 28 ngày sẽ giúp giảm đáng kể sự tích tụ các tiểu huyết cầu, phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ.
Trái kiwi cũng có hàm lượng kalium khá cao (270mg%) cũng giúp thông tiểu, bài tiết chất cặn bã trong cơ thể và giúp điều hòa nhịp tim, giúp tái tạo tế bào da và ngăn ngừa các nếp nhăn, do vitamin C giúp duy trì lượng collagen trong da, giữ cho da luôn ổn định.
Kiwi được coi là một nguồn cung phong phú những chất polyphenols, vitamin C và E, lutein, có tác dụng chống oxy hóa, rất có lợi cho sức khỏe trong việc làm giảm nguy cơ về bệnh ung thư và bệnh tim.
Trong kiwi còn có những carotenoid và một chất alkaloid gọi là actinidin. Ngoài ra, còn có một enzym loại protease có tính thủy phân protein tương tự như các protease của thơm và đu đủ. Phân hóa tố này không bền ở nhiệt độ cao nên không thể dùng kiwi để nấu hay hầm thịt (như thơm hoặc đu đủ), nhưng có thể xắt lát mỏng và dùng ướp thịt khoảng 30-60 phút trước khi nấu, sẽ giúp thịt trở nên mềm và chóng nhừ.
Kiwi cũng rất hữu ích trong trường hợp ăn không tiêu, nhất là trường hợp thiếu acid gây ra sự suy giảm tiết pepsin trong bao tử. Cách tốt nhất cho người bị chứng tiêu hóa kém, đầy bụng là ăn mỗi ngày hai-ba lát kiwi trước khi dùng bữa. Hoặc cắt kiwi từng lát mỏng, trộn với các món rau sống để ăn hàng ngày.
Người ta còn chế biến rượu trái cây từ kiwi để làm rượu khai vị, giúp ăn ngon miệng, trợ tiêu hóa rất tốt. Kiwi giúp bạn dễ ngủ hơn, có lợi cho hoạt động của đường ruột, phòng chống táo bón.
Trẻ em bị cam tích, ăn nhiều vẫn gầy, đầy bụng, đi tiêu phân sống, nên cho ăn thường xuyên trái kiwi trong bữa ăn. Tuy nhiên, có một số ít trẻ em và người lớn bị dị ứng với kiwi, sau khi ăn có thể có những triệu chứng như ngứa trong miệng và phồng rộp ở lưỡi, nếu nặng hơn có thể kèm khó thở.
Lưu ý: sau khi mua kiwi ngoài chợ, muốn ủ chín nên để trong túi giấu chung với chuối, quả sẽ mềm. Khi quả bắt đầu chín thì nên giữ trong tủ lạnh. Tuy vỏ kiwi có thể ăn được sau khi chà hết lông tơ, nhưng vẫn còn vị chát, tốt nhất nên gọt bỏ vỏ trước khi ăn.