Lưu trữ cho từ khóa: tủ lạnh

Cách bảo quản rau củ trong tủ lạnh

Rau củ khi mua về để giữ được lâu chúng ta thường hay cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, có một số thực phẩm không nên dự trữ ở nhiệt độ thấp vì chúng dễ bị mềm, bở hoặc mất chất dinh dưỡng, vì thế bạn phải tùy loại mà bảo quản.

Các loại rau củ, trái cây khi mua về nếu không dùng ngay thì bạn không cần rửa trước vì sẽ không để được lâu. Nên chia ra loại nào cần để ở nhiệt độ phòng, loại nào cần bảo quản tủ lạnh, sau đó gói giấy báo hoặc cho vào hộp, túi đựng thực phẩm, khi dùng mới lấy ra rửa.

Cà chua

Hơi lạnh từ ngăn đá sẽ làm trái cà chua nhanh nứt vỏ và bở. Do đó, nên cho cà chua vào túi hoặc hộp tiện dụng và đặt ở ngăn cửa tủ lạnh. Với những quả cà chua chín mềm, dùng  làm mứt hoặc nước sốt sẽ ngon hơn ăn sống.

cach-bao-quan-rau-cu-trong-tu-lanh

Dưa hấu

Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng phát hiện rằng để dưa ở nhiệt độ bình thường sẽ làm giảm lượng chất chống oxy hóa. Nếu đã bổ dưa ra thì phải cho vào hộp và để tủ lạnh, có thể giữ được 3-4 ngày.

Khoai tây

Khoai tây nên để bên ngoài vì nhiệt độ thấp sẽ làm mất lượng tinh bột có trong khoai tây, giảm vị ngọt tự nhiên và khi ăn cảm giác như có sạn. Tránh để khoai tây ở nơi quá lạnh và thiếu ánh sáng.

cach-bao-quan-rau-cu-trong-tu-lanh

Củ hành

Nên để củ hành ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không để tủ lạnh vì độ ẩm trong tủ sẽ khiến củ hành bị nấm mốc hoặc mềm xốp. Củ hành khi đã lột vỏ nếu chưa dùng hết thì phải cho vào hộp hay túi ziplock đựng thực phẩm, để ở ngăn rau tủ lạnh.

Táo

Táo sẽ mau hư nếu để ở nhiệt độ thường. Để giữ táo được lâu, nên để ở ngăn rau củ trong tủ lạnh, bằng cách này bạn có thể bảo quản được 1-2 tuần.

cach-bao-quan-rau-cu-trong-tu-lanh

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, dâu tằm, việt quất, mâm xôi để giữ được lâu phải bảo quản trong tủ lạnh nhưng tránh thấm nước. Chỉ rửa trước khi ăn.

Quả có hạt cứng

Loại quả có hạt cứng như lê, mơ, đào hoặc mận nên để ở nhiệt độ phòng đến khi chín mềm. Khi không ăn hết một lúc, bạn nên bảo quản trong ngăn trái cây của tủ lạnh khoảng vài ngày.

Theo Phunuonline.com.vn

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh phải đúng cách

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là phương pháp lưu giữ thực phẩm được hầu hết bà nội trợ áp dụng hiện nay. Thế nhưng, nếu không thực hiện đúng cách sẽ gây nguy hiểm sức khỏe.

“Hỏng” đồ ăn vì lưu trữ trong tủ lạnh quá lâu

Nhà ở cách nơi làm việc hơn 20km nhưng chị Hoa, nhân viên kinh doanh của một công ty du lịch ở Tp.HCM vẫn dậy từ sáng sớm, tranh thủ đi chợ rồi đi làm đến tận tối mới về. Từ khi mang bầu, ốm nghén nhiều chị không đi chợ hàng ngày nữa, chị thường tranh thủ ngày nghỉ chủ nhật đi mua thực phẩm về sơ chế ăn cả tuần. Công việc ở công ty cùng với việc nhà, bầu bí rồi con nhỏ chị đã hình thành thói quen đi chợ một lần ăn cả tuần trong tủ lạnh.

Vậy nhưng, nhiều hôm lười nấu vợ chồng chị lại dẫn nhau đi ăn cơm quán để chỗ thức ăn còn sang đến tuần sau. Hậu quả là, đã có lần cả nhà bị đi ngoài, tiêu chảy do sơ ý ăn phải thức ăn quá hạn sử dụng.

So với chị Hoa thì chị Lan ở Thanh Trì, Hà Nội có nhiều thời gian hơn song chị lại quá lạm dụng vào tủ lạnh bảo quản thức ăn. Trước đây, nhà chưa có tủ bảo quản thực phẩm, chị đều đặn đi chợ mỗi ngày chế biến thức ăn tươi sống. Không có tủ nhiều khi thức ăn thừa phải bỏ đi rất lãng phí, chị mua tủ lạnh mục đích tiện việc lưu giữ thức ăn nhưng lại lạm dụng dùng không đúng cách. Nghĩ rằng để thức ăn vào tủ là an toàn nên món gì chị cũng cho vào tủ.

Từ ngày có tủ, thực hiện chính sách nấu một lần ăn cả ngày cho đỡ vất vả mà lại tiết kiệm. Mưa cũng như nắng, đi chợ về chị để nguyên cả bọc thực phẩm sống cho vào tủ còn thức ăn chín chị bỏ hộp không bọc, không nắp đậy để vào tủ bảo quản, đồ sống đồ chín để cùng ngăn… Chính sự chủ quan trong bảo quản thực phẩm, lâu lâu trong nhà lại có người bị tiêu chảy. Lần gần đây nhất, nạn nhân chính là chị, thức ăn để trong tủ đã 3 ngày chị không nấu lại mà lấy ra ăn luôn nên đã bị đi ngoài.

tulanh

Ảnh minh họa

Lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Tủ lạnh rất tiện lợi giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn, tiết kiệm thời gian đi chợ, tránh lãng phí thức ăn dư nhưng nếu dùng không đúng cách về nhiệt độ, vệ sinh thì tiện lợi sẽ biến thành hại.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng quốc gia thì bảo quản lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Việc bảo quản thức ăn trong tủ chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, quá thời hạn thực phẩm mất chất dinh dưỡng và không còn đảm bảo vệ sinh.

Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh ở 4 độ C hoặc thấp hơn được coi là an toàn, giảm thiểu nguy vi khuẩn thâm nhập gây ngộ độc. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể cho vào tủ lạnh và mỗi loạn thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ khác nhau. Những thức ăn dễ bị hư hỏng như thịt, cá, gà, vịt, các sản phẩm bơ sữa,…

Những thực phẩm được cắt lát hoặc những thực phẩm có nhiều chất béo sẽ rất nhanh chóng bị giảm chất lượng. Những thực phẩm không nên bảo quản bằng đông lạnh là bắp cải, cần tây, sản phẩm trứng, rau câu…

Tiến sĩ Lâm cũng khuyến cáo, thực phẩm bảo quản tủ lạnh không đúng cách chính là mầm gây ngộ độc. Các vi khuẩn gây ngộ độc sẵn có trong các thực phẩm tươi sống, trong nguồn nước, trong dụng cụ chế biến không vệ sinh. Những vi khuẩn này thâm nhập vào cơ thể sẽ gây sốt, đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn; rất nguy hiểm bởi chúng có thể nhiễm vào đường máu gây nhiễm khuẩn toàn thân nặng hơn.

Ngộ độc thực phẩm có nguy cơ rất cao do các thực phẩm nhiễm từ môi trường xung quanh và quá trình chế biến không đủ nhiệt hoặc bảo quản không tốt sau khi nấu. Ngoài việc làm sạch, nấu chín thực phẩm, làm sạch dụng cụ chế biến, bàn tay người chế biến cũng cần được đảm bảo không là nguồn nhiễm bẩn cho thực phẩm.

bao-quan-thuc-an-trong-tu-lanh-khong-dung-cach-loi-bat-cap-hai

Ảnh minh họa

Vì vậy, bảo quản thực phẩm đông lạnh cần tuân thủ nguyên tác vệ sinh. Trước khi bảo quản cần rửa sạch, thay túi giấy gói khác. Không để chung các loại thực phẩm tươi sống với đồ đã nấu chín. Những thực phẩm có nước như cá, thịt nên bọc kín để ở ngăn cuối cùng, riêng biệt, tránh nước chảy vào thực phẩm khác làm bẩn. Không để hoa quả cùng với rau bởi vì một số loại quả có tính thải gas, ethylen làm rau củ nhanh hư.

Mỗi loại thực phẩm mà có thời gian bảo quản khác nhau. Đối với thịt cá muốn để lâu nên để ở nhiệt độ từ 0 – 4 độ C, trứng sống còn nguyên vỏ ở nhiệt độ 0 – 7 độ C có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3 – 5 tuần, rau có thể bảo quản được 10 ngày nếu bỏ hết là sâu, dập, cắt bỏ phần dễ, rửa sạch cho vào bao xốp, túi bọc kín để ở ngăn mát tủ lạnh.

Đối với thực phẩm chín nếu ăn không hết có thể đóng gói cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh 4 ngày nhưng lưu ý để xa thực phẩm sống và trước khi ăn cần nấu lại. Khi để thức ăn trong ngăn đá cần phải gói kín, không để thực phẩm tiếp xúc với không khí.

Theo ttvn.vn

9 cách khử mùi hiệu quả

1. Khử mùi quần áo

Các loại quần áo bằng len rất dễ bị ám mùi nấm mốc, mùi hôi trong thời gian dài không mặc đến.

– Cách xử lý: Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có mùi mốc nên bạn để một cục xà phòng ở góc trống nào đó của tủ, mùi mốc sẽ bị đánh bay hiệu quả.

2. Khử mùi chậu rửa bát

Trong quá trình rửa bát, rất nhiều thức ăn thừa còn bám lại trong lưới lọc rác và đường ống nước thải, lâu ngày tạo thành mảng bám có mùi hôi rất khó chịu.

khu-mui2.jpg

Các loại quả như chanh, cam, bưởi giúp khử mùi hiệu quả.

Cách xử lý: Các loại quả chanh tươi, cam tươi và vỏ bưởi đều có tác dụng khử mùi hôi nhanh chóng và hiệu quả. Trước tiên, xả sạch chậu rửa bát với nước nóng một lượt để làm mềm các mảng bám, sau đó đổ chanh, cam hoặc vỏ bưởi xay nhuyễn xuống lưới lọc và xả nước vài phút. Các mảng bám thức ăn thừa và mùi hôi sẽ trôi đi. Nên thực hiện thường xuyên từ một đến hai lần mỗi tuần.

3. Khử mùi ngăn đá tủ lạnh

Tủ lạnh có mùi rất khó chịu khiến thực phẩm cất trữ chẳng còn thơm ngon nữa.

Xử lý: Sau khi ăn đem vỏ cam, quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ không còn nữa, khi nào vỏ khô thì lại cho vỏ tươi mới vào. Cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.

Dùng quất (tắc): Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, quất khử mùi hôi tủ lạnh cũng rất tốt. Dùng khoảng 7-10 quả quất, cắt đôi, cho vào bát hoặc đĩa để vào ngăn tủ, có thể để cả trong ngăn đá. Khoảng vài tháng thay một lần.

Sử dụng khăn bông sạch: Khăn bông gấp gọn gàng đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Những lỗ vải nhỏ có thể hấp mùi tủ lạnh. Sau một thời gian, bỏ khăn ra giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô và có thể tiếp tục sử dụng.

Khử mùi bằng chè: Lấy 50 g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô, cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau một tháng, lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.

Lưu ý, việc khử mùi tủ lạnh rất quan trọng, tuy nhiên khi tủ lạnh có nhiều mùi, bạn vẫn nên dọn và vệ sinh tủ, loại bỏ những thực phẩm đã để lâu ngày, sắp xếp gọn gàng lại tủ, phân loại khu vực để thức ăn tươi sống và thức ăn chín riêng… Làm như thế để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

4. Khử mùi ôtô

Hàng ngày, có rất nhiều hoạt động khiến ôtô bị ám mùi như bụi bẩn từ giày dép bạn đang đi, thức ăn, đồ uống, thú cưng… Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ không nhận ra những mùi đó khi ngồi sau tay lái vì đã rất quen thuộc với chiếc xe.

Cách xử lý: Giải pháp hiệu quả nhất để xe bạn có mùi hương dễ chịu là sử dụng tinh dầu thơm. Các loại tinh dầu như chanh, bưởi, oải hương và sả sẽ giúp xe bạn thơm mát hơn. Ngoài ra, nó còn giúp khử mùi hôi của ôtô, giúp bạn cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, chống buồn ngủ và say xe.

5. Khử sạch hộp đựng thức ăn

Các loại hộp đựng thức ăn rất cần thiết giúp bạn lưu trữ đồ ăn thừa còn sót lại sau bữa ăn. Nhưng chúng cũng rất dễ bị bám mùi, đặc biệt là hộp nhựa.

Cách xử lý: Đặt những lát chanh cắt mỏng vào hộp nhựa đang cần làm sạch mùi trong vài ngày cũng là một bí quyết giúp loại bỏ mùi tanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột nở pha với giấm tạo thành một hỗn hợp bột đặc sệt và dùng chúng để chùi rửa những chiếc hộp nhựa đã có mùi. Đây được xem là một trong những cách khử mùi khá hiệu quả.

6. Khử mùi thảm trải sàn

Những tấm thảm trải sàn có thể bị ám rất nhiều loại mùi, đặc biệt là những khu vực hoạt động nhiều hoặc vật nuôi nằm ngủ.

Cách xử lý: Loại bỏ đồ vật ra khỏi tấm thảm, rắc đều baking soda vừa phải lên bề mặt, rồi dùng máy hút bụi làm sạch sau 1-2 tiếng. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể treo tấm thảm đã rắc bột ở nơi khô thoáng và dùng chiếc gậy đập sạch bụi bẩn. Bột baking soda sẽ hút sạch mùi hôi và ẩm mốc trên thảm.

7. Khử mùi cho máy giặt

Sau thời gian dài sử dụng máy giặt, bạn thấy máy có mùi khó chịu.

Xử lý: Rót khoảng 2 cốc giấm hoặc nước chanh vào trong thùng giặt và cho chạy hết một chu trình giặt ở chế độ nước nóng nhất để khử mùi, vết bẩn, chất tẩy rửa đóng cặn.

8. Khử mùi khó chịu trong phòng

Mùi khó chịu trong nhà sẽ khiến bạn không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày và không khí ẩm mốc có thể gây bệnh cho gia đình bạn. Ông xã của bạn hay hút thuốc lá hoặc nhà bạn thường xuyên tiếp khách nên gian phòng toàn mùi thuốc.

Hãy khử chúng bằng cách thắp nến thơm hoặc dùng khăn thấm ướt giấm rồi để trong phòng một thời gian. Ngoài ra, bạn có thể dùng vài bông hoa có hương thơm dễ chịu, trái cây hay dược thảo để trong phòng khách, vừa đẹp mắt lại vừa có chức năng khử mùi. Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa. Bạn sẽ thấy phòng khách có mùi hương dễ chịu hơn.

Với phòng ăn và nhà bếp: Đây là gian phòng có rất nhiều mùi lạ, để “tiêu diệt” chúng, bạn nên sử dụng thiết bị hút mùi như nón chụp được gắn lên bếp, có quạt thông gió và chạy điện nhằm hút hết mùi phát sinh.

Để lấn át mùi thức ăn, bạn cũng có thể rang ít cà phê hạt (không cháy quá), tán nhỏ và đặt ở góc bếp, hay đốt vỏ cam, chanh, quýt, bưởi. Trồng dương xỉ trong bếp cũng là một cách khử mùi khói, khí CO2 độc hại.

Nhà tắm cần thoáng khí và khô ráo. Bạn nên chọn bột giặt, nước xả có mùi dễ chịu để ngoài việc sử dụng, chúng còn khử được những mùi phát sinh. Các loại sữa tắm thơm sẽ lan toả trong phòng làm bạn thư thái hơn.

Phòng vệ sinh thường có những mùi khó chịu, vì thế bạn cần treo các hộp long não, sáp thơm hoặc đốt nến để khử mùi. Để tránh hôi, nền nhà cần có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước và có độ thông thoáng cần thiết.

Nếu nhà bạn mới sơn, có mùi gây khó chịu, bạn chỉ cần lấy một chút bột mì hòa vào nước rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt ở giữa nhà, vài giờ sau mùi sẽ giảm thấy rõ. Cứ làm thế vài lần, ngôi nhà của bạn sẽ không còn mùi của nước sơn nữa.

9. Khử mùi lò vi sóng

Lò vi sóng rất dễ dính mỡ và bám mùi thức ăn.

Xử lý: Dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp và đun nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi thấm vào vải sạch lau chùi.

Theo Webphunu

Bảo quản bánh trung thu

Để bánh nơi khô mát, cất bánh vào ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh… là những cách đơn giản giúp bạn bảo quản được bánh trung thu trong thời gian dài.

Bánh trung thu là món ăn ngon miệng, thường được dành tặng nhau trong dịp tết trung thu. Tuy nhiên, bạn cần biết cách bảo quản để bánh không bị hư hay bị mốc khi để dài ngày. Những chia sẻ dưới đây của đầu bếp Võ Quốc sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc cất giữ bánh trung thu:

tt-10-1377152963.jpg

Bánh trung thu với nhiều loại nhân phong phú rất ngon miệng. Tuy nhiên, do kết hợp nhiều nguyên liệu nên bánh rất dễ bị mốc và hư nếu bạn không biết cách bảo quản. Ảnh: Khánh Hòa.

– Để bánh trung thu ngon, cách làm nước đường rất quan trọng. Thông thường nước đường sẽ gồm đường, nước, nước cốt chanh, mạch nha, nước tro tàu. Nên đun đường và nước trước, khuấy cho tan hết đường, khi nước sôi thì không khuấy nữa mà để lửa riu khoảng 20-30 phút, sau đó cho nước cốt chanh và mạch nha vào nấu thêm 20 phút nữa. Sau cùng cho nước tro tàu vào, để thêm 5 phút, tắt bếp để nguội, đậy kín nắp, để thời gian càng lâu thì bánh trung thu càng ngon.

– Trong quá trình nướng, nếu thấy bánh cứng thì lấy ra nhúng vào nước lạnh, để nghỉ vài phút rồi cho vào lò nướng lại. Tùy theo trọng lượng bánh mà canh thời gian nướng, vì nướng lâu nhân bánh có thể nở ra làm vỏ bánh bị biến dạng hoặc vỡ.

– Để bảo quản bánh trung thu được lâu nên để ở nơi khô mát, tránh nhiệt độ cao hay nóng ẩm. Nếu muốn sử dụng ngay trong một vài tuần nên để bánh vào ngăn mát tủ lạnh.

– Nếu muốn để bánh trung thu ăn cả năm có thể bọc kín rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này giúp bánh giữ được độ tươi gần như lúc mới mua. Tuy nhiên, cách này sẽ làm bánh và các thành phần trong bánh bị khô, cứng. Vì thế trước khi ăn nên cho bánh vào lò vi sóng hoặc lò nướng làm nóng lại.

Khánh Hòa

9 mẹo nhỏ làm sạch nhà

1. Làm sạch tường bằng máy sấy

Nếu bạn có con nhỏ, bức tường nhà bạn sẽ dễ dàng trở thành nơi cho chúng thử làm họa sĩ. Để loại bỏ vết bút chì từ các bức tường, bạn cần lấy một cục tẩy để xóa những nét vẽ ấy. Sau đó, hãy sử dụng một chiếc máy sấy bật chế độ gió để loại bỏ các hạt mịn của cục tẩy và cuối cùng lau sạch bằng khăn khô.

2. Dùng muối và baking soda để thông tắc bồn rửa

Bồn rửa thường xuyên tắc nghẽn do bị dầu mỡ bám. Để cải thiện tình trạng này, bạn cho một chút muối pha với baking soda. Sau khi đổ hỗn hợp này vào rãnh thoát, bạn tiếp tục đổ vào hai ly nước sôi. Chỉ với cách đơn giản này, bạn sẽ không còn phải lo lắng mỗi khi bồn rửa bị tắc.

lam-sach-1377077105.jpg
Ảnh: Boldsky.

3. Lau sạch sáp nến bằng máy sấy

Bạn có thể dễ dàng loại bỏ sáp nến trên sàn hoặc bề mặt gỗ bằng cách làm cho sáp nến trở nên mềm hơn nhờ máy sấy tóc (để ở nhiệt độ tối đa). Khi sáp tan ra, bạn dùng khăn giấy để lau sạch sáp. Sau đó, rửa vùng bị bẩn với một hỗn hợp giấm và nước để làm bóng gỗ.

4. Lau bụi trên đèn màu bằng các sợi vải

Những chùm đèn màu rất dễ bị bám bụi và thật khó để bạn có thể lau chúng. Bạn có thể dùng những nắm sợi vải nhỏ, len vào những khe trong chùm đèn, để bụi bẩn bám vào sợi vải, chùm đèn của bạn sẽ lại sáng bóng như mới.

5. Vệ sinh tủ lạnh bằng quả bóng bằng vải

Tủ lạnh thường bốc mùi do chứa rất nhiều loại thực phẩm. Để loại bỏ những mùi hôi này, bạn để một quả bóng bằng vải cotton với hương vani ở góc sau của tủ lạnh. Chúng sẽ hấp thụ những mùi hôi của tủ lạnh và giúp tủ lạnh luôn thơm tho, sạch sẽ.

6. Loại bỏ gỉ sắt bằng baking soda và nước cốt chanh

Nếu bạn muốn loại bỏ vết bẩn như gỉ sắt ở bồn rửa mặt, bạn nên làm theo cách sau: Đầu tiên chà bồn rửa bằng một hỗn hợp được tạo ra từ baking soda và nước cốt chanh. Chà hỗn hợp trên khu vực gỉ sét và để trong nửa giờ. Sau đó, lau nhẹ  vùng gỉ đó với một miếng vải ẩm. Với những vết gỉ ít hơn, bạn có thể trực tiếp cọ xát một miếng chanh vào chỗ bị gỉ để làm sạch chúng.

7. Loại bỏ nấm mốc trên gạch bằng ôxy già

Để loại bỏ nấm mốc ở những viên gạch trong phòng tắm, bạn có thể sử dụng nước ôxy già. Đổ trực tiếp ôxy già lên chỗ bị nấm mốc, sau đó, lau bằng một miếng vải ướt. Sàn nhà tắm của bạn sẽ hoàn toàn sạch bóng.

8. Làm bong kẹo cao su bằng bơ đậu phộng

Nếu bạn vô tình để kẹo cao su dính trên sàn nhà hoặc trên tường, bạn có thể rắc một ít bơ đậu phộng vào chỗ bị dính kẹo cao su và rửa sạch với nước ấm. Tinh dầu trong bơ đậu phộng ngay lập tức sẽ làm cho kẹo cao su bong ra.

9. Rửa sạch bồn thép/inox với bột mì

Để có được một chiếc bồn rửa bằng thép lấp lánh như mong muốn, bạn hãy rắc một chén bột mì lên trên bồn rửa và lấy bàn chải đánh răng cũ chà xát nhẹ nhàng. Sau đó, rửa sạch bồn bằng nước.

Lan Lan (Theo Boldsky)

7 mẹo kéo dài thời gian sử dụng của mỹ phẩm

 
Một số bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ của mỹ phẩm hoặc chí ít giúp mỹ phẩm vẫn có chất lượng tốt nhất cho tới khi hết date.

1. Bảo quản trong tủ lạnh

my-pham1.jpg


Yếu tố quan trọng nhất để giúp mỹ phẩm kéo dài tuổi thọ nằm ở khâu bảo quản. Bảo quản một số loại mỹ phẩm trong tủ lạnh chính là cách giúp bạn gia tăng hạn sử dụng thực tế lên đáng kể. Những loại kem dưỡng da mặt mới mua về hoặc ít khi sử dụng nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng được lâu hơn. Tương tự như vậy, son hay chỉ kẻ mắt cất trong tủ sẽ tạo độ cứng nhất định và trở nên bền hơn.

2. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
 

my-pham4.jpg

Trong một số trường hợp, sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đến mỹ phẩm nói chung và mỹ phẩm trang điểm nói riêng. Serum và nước hoa là hai loại mỹ phẩm dễ bị hư hỏng nhất khi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào. Do đó, bạn nên bảo quản chúng ở nơi râm mát, tránh xa ánh nắng mặt trời.

3. Đóng nắp thật chặt

Khi mỹ phẩm tiếp xúc với không khí nhiều cũng sẽ bị giảm tuổi thọ một cách nhanh chóng. Do vậy, để sử dụng được lâu hơn, bạn cần phải đậy nắp của chúng thật chặt.

4. Gắn lại những loại phấn bị vỡ

my-pham3.jpg


Với thiết kế dạng nén đặc biệt, phấn nền hay phấn má rất dễ bị vỡ nếu va đập mạnh. Điều này có thể khiến bạn bực mình và không sử dụng những loại mỹ phẩm đó nữa. Có một mẹo hay để khắc phục sự cố này rất nhanh chóng. Đó là chỉ cần thêm vài giọt cồn chà nhẹ nhàng rồi gắn những mảnh phấn vỡ lại với nhau. Ngay lập tức các khối vỡ sẽ được gắn liền và bạn lại có thể sử dụng chúng được như bình thường rồi.

5. Tái sử dụng hiệu quả

Để tiết kiệm mỹ phẩm, bạn hãy tái sử dụng chúng một cách thật triệt để. Mỗi loại mỹ phẩm được thiết kế để chuyên dụng cho một mục đích nhất định không có nghĩa là bạn không thể sử dụng vào mục đích khác. Ví dụ, kết hợp những mẩu vụn của phấn má màu đồng với kem dưỡng ẩm có thể tạo ra một loại kem dưỡng da lấp lánh. Hay tận dụng những mẩu son cuối cùng làm má hồng, bạn trộn vài màu son với nhau để cho ra một màu son thật lạ và thật mới. Trộn phấn nền với phấn mày sẫm và kem lót tạo thành loại kem tạo khối cho khuôn mặt. Với cây mascara đã cũ, bạn có thể rửa sạch và tận dụng nó làm bàn chải lông mày nhỏ gọn và tiện dụng.

6. Không bỏ phí mỹ phẩm ngay cả khi còn một lượng nhỏ

my-pham2.jpg


Cách thiết kế bao bì của một số loại mỹ phẩm phức tạp có thể khiến bạn không thể sử dụng đến khi chúng hết hoàn toàn. Chẳng hạn, với son môi, bạn luôn chỉ sử dụng cho đến khi dưới cuối cùng của cây son vẫn còn một ít chứ không bao giờ dùng hết sạch được. Lúc đó, bạn có thể dùng tăm bông để lấy lượng son cuối cùng ra và sử dụng triệt để. Với những loại kem dưỡng đóng hộp dạng phun khi sắp hết, bạn có thể tháo nắp và dốc xuống để lấy được lượng kem cuối cùng.

7. Pha loãng

Một số loại mỹ phẩm có kết cấu khá đặc, do vậy khi sử dụng chúng dễ bị khô vón. Pha loãng chúng một chút, bạn sẽ vừa tiết kiệm lại vừa giúp chúng kéo dài tuổi thọ hơn. Chẳng hạn với các loại tinh dầu, bạn pha loãng với một chút nước, sơn móng tay pha loãng với chút aceton sẽ giúp chúng vừa cải thiện chất lượng, vừa tăng cường tuổi thọ.

Theo Webphunu

30 mẹo ngạc nhiên cho nhà bếp

1. Để rửa tay có mùi sau khi cắt hành, tỏi chỉ cần chà tay lên một muỗng bằng thép không gỉ khoảng 30 giây rồi mới rửa lại bằng nước. Thép hấp thụ mùi rất tốt. Nếu bạn có hạt cà phê tươi, nó cũng hấp thụ mùi cũng rất hiệp quả.

2. Nếu bạn quá tay khi nấu canh, chỉ cần thả vào nồi một miếng khoai tây để nó hấp thụ bớt lượng muối dư thừa.

3. Khi luộc trứng hãy cho muột chút muối để vỏ không bị nứt.

4. Không bao giờ đặt trái cây và cà chua trong tủ lạnh nếu bạn không muốn mất đi những lợi ích sức khỏe của nó. Nhiệt độ thấp làm giảm mùi thơm cũng như hương vị củ các loại trái cây.

6. Để làm sạch một chảo gang, không sử dụng chất tẩy rửa hay cọ nồi nếu không muốn mài mòn bề mặt chảo. Thay vào đó hãy dùng khăn giấy sạch chà xát muối lên chảo rồi rửa sạch.

1-jpg-1367976471-1367976707_500x0.jpg
Những mẹo nhỏ sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui hơn trong nhà bếp. Ảnh: Thinkstock.

7. Để làm sạch chiếc ấm điện bám đầy canxi, hãy đun sôi một hỗn hợp một nửa giấm, nửa nước trong ấm. Sau đó, những mảng bám đó sẽ hết sạch.

8. Khi nồi cơm bị cháy, hãy đặt một miếng bánh mì trắng vào nồi cơm trong vòng 5 đến 10 phút để nó hấp thụ mùi.

9. Trước khi bạn thái ớt, hãy bôi một chút dầu ăn lên tay. Da tay sẽ không hấp thụ ớt cay nữa.

11. Trước khi làm món bỏng ngô trên bếp, hãy ngâm ngô trong nước khoảng 10 phút. Việc này bổ sung độ ẩm giúp ngô chín nhanh và xốp hơn bình thường.

12. Nếu bạn không xác định được trứng của mình có tươi hay không, hãy đăt chúng vào cái chậu có khoảng 10 cm nước. Trứng chìm nghĩa là nó tươi, nếu nổi là đã qua giai đoạn tươi. Và việc của bạn là hãy ăn trước những quả trứng không còn tươi nữa.

13. Loại bỏ vết trà hay cà phê trên cốc sứ của bạn bằng cách dùng hỗn hợp được tạo từ baking soda với nước chanh và kem cao răng. Vết bẩn sẽ đi dễ dàng.

meo1-jpg_1367971604[1214088603].jpg
Ảnh: Thinkstock.

14. Không bảo quản chuối chung với các hoa quả khác. Bởi chuối sẽ giải phóng khí làm quả khác chín nhanh. Việc tách này giúp hoa quả tươi lâu hơn.

15. Để giữ cho khoai tây không nảy mầm trong túi, hãy cho một quả táo vào với nó.

16. Khi làm sạch bể cá nhà bạn, hãy giữ lại nước cống đó. Nitơ và phốt pho trong phân cá là phân bón tốt cho cây.

17. Khi rã đông thịt trong tủ lạnh, đổ thêm một chút dấm lên trên, nó không chỉ làm mềm thịt mà còn giảm nhiệt độ đóng băng và do đó làm nó tan nhanh hơn.

18. Làm sáng đồ bạc bằng kem đánh răng.

19. Baking soda không khử mùi hiệu quả cho tủ lạnh bằng than hoạt tính. Mặc dù vậy, nó vẫn rất tốt để khử mùi cống rãnh, mặt bếp và bồn rửa mặt.

20. Mủ của rau, củ có thể khiến đôi tay bạn đen xì. Lúc này hãy chà một vài lát khoai tây đã gọt vỏ hoặc dùng dấm.

21. Bạn mua bánh mì về mà ăn không hết, hãy cho một nhánh rau cần tây tươi vào túi bánh mì và đóng kín lại. Cần tây có thể phục hồi hương vị và kết cấu cho bánh mì.

22. Nếu muối của bạn vón cục, hãy đặt vài hạt gạo vào hộp muối để  nó ấp thụ độ ẩm quá mức trong đó.

23. Băm thái hành dễ khiến bạn “rơi lệ” và chất cay khiến nước mắt bạn phải rơi tập trung ở phần gốc. Do vậy, giảm cay mắt bằng cách để gốc của nó cắt sau cùng. Có một mẹo dân gian là hãy nhai bất cứ thứ gì khi cắt hành để không bị cay mắt.

meo2-jpg[1214088603].jpg
Ảnh: Thinkstock.

24. Luôn luôn giữ một cây lô hội trong nhà bếp. Nó là vô giá khi cánh tay bị xước hoặc ngón tay bị bỏng. Chỉ cần bẻ đôi lá nha đam và lấy gel bôi lên vết thương.

25. Khi làm món sup, nước sốt, thịt hầm quá nhiều dầu mỡ bạn hãy nhúng vào đó một viên đá. Đá sẽ hút chất béo, ngay sau đó bạn múc đá ra. 

26. Nước đã đun sôi để nguội sẽ đóng đá nhanh hơn nước lã. Điều này có ích khi bạn muốn dùng đá sớm.

27. Nếu hai chiếc cốc của bạn dính chặt vào nhau. Tách nó dễ dàng bằng cách cho đá vào ly bên trong, đổ nước ấm vào ly bên ngoài. Thủy tinh gặp nóng sẽ nở, gặp lạnh sẽ co và bạn sẽ tách hai cốc dễ dàng.

28. Để giúp một ngăn tủ gỗ đóng mở trơn tru hơn hãy bôi nến lên ray cửa

29. Khi bị bầm tím hãy lấy một miếng bông viên tròn và ngâm trong dấm trắng rồi áp nó lên chỗ đau. Vết bầm sẽ giảm thâm và sớm biến mất.

30. Để giữ cho rau quả tươi lâu hãy bọc chúng trong báo trước khi cho chúng vào tủ lạnh.

Thanh Thu (theo lifehackery.com)

10 công dụng tuyệt vời của bã cà phê

1. Phân bón

Bã cà phê được người làm vườn rất ưa chuộng vì nó thích hợp để làm phân bón. Khi trộn với các chất dinh dưỡng trong đất, bã cà phê làm cho đất màu mỡ, giàu axit hơn. Cây cối sẽ phát triển mạnh trong đất axit vì nó có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Nếu bạn có một nguồn cung cấp bã cà phê, hãy giữ lại và làm cho vườn cây của bạn nở hoa quanh năm.

2. Chải lông cho vật nuôi

Trộn bã cà phê với một chút nước và bạn đã có một dung dịch tuyệt vời làm đẹp cho thú cưng. Bôi dung dịch này lên lông của con vật, nó sẽ có làm mềm lông, làm màu lông đẹp hơn. Hơn thế, nhiều người còn cho rằng bã cà phê có thể diệt được các loài bọ chét cũng như ký sinh trùng khác.

caphe-jpg-1366763550_500x0.jpg

Ảnh: organicgardening.com.

3. Khử mùi tủ lạnh

Lưu trữ thức ăn có thể khiến tủ lạnh của bạn có mùi khó chịu. Lúc đó môt giải pháp đơn giản là lấy một bát đầy bã cà phê đặt vào tủ lạnh, một lúc sau nó sẽ hấp thụ hết các mùi không mong muốn.

Tương tự, bạn có thể sử dụng bã cà phê để khử mùi nhà vệ sinh, hộp đựng thức ăn lâu ngày. Sau khi cắt hành, tỏi hoặc làm cá, nếu không loại bỏ được mùi khó chịu trên tay, bạn hãy xát một ít bã cà phê, sẽ hết mùi ngay lập tức. Nếu muốn khử mùi khó chịu của cơ thể, hãy bọc bã cà phê vào một túi vải, xoa khắp mình khi tắm….

4. Hướng cho vật nuôi đi vệ sinh cố định

Bạn yêu quý con vật của mình nhưng không biết làm cách nào để chúng đi ngoài vào nơi cố định. Rất đơn giản, hãy lấy hỗn hợp bã cà phê cộng với vỏ cam bỏ đặt ngoài vườn. Hương thơm của hỗn hợp quá kỳ lạ với các tiêu chuẩn đi ngoài của thú cưng, ngay lập tức sẽ thu hút chúng đến.

5. Tẩy tế bào chết

Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đây thực sự là môt ý tưởng hiệu quả. Chất caffeine trong bã cà phê làm tăng lượng máu, hiệu quả trong việc điều trị đối với những vùng da sần sùi do bị tích mỡ hoặc bị rạn do độ đàn hồi của da kém, cũng như thu nhỏ lỗ chân lông… Vì thế, ngoài tác dụng giúp đầu óc tỉnh táo, chất này còn đem lại sức sống cho làn da của bạn.

Do vậy, hãy hãy trộn đều bã cà phê và dầu ôliu hay đơn giản là chà bã cà phê lên mặt, thư giãn trong 30 phút rồi rửa sạch. Đối với da dầu thì có thể trộn thêm sữa chua trước đi đắp lên da. Mùa hè đã đến, bạn có thể chế bã cà phê với sữa rửa mặt. Rửa mặt trước, rồi thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để có làn da mịn, không bắt nắng.

6. Khử mùi giày dép

Sau một ngày đi làm về, đôi giày và chân của bạn bốc mùi khó chịu, ngày mai bạn không tự tin đi đôi giày đó nữa. Hãy lấy ít bã cà phê đặt vào đôi giày vừa đi, để nó loại bỏ mùi hôi trong giày của bạn. Nếu muốn thoát khỏi mùi hôi chân, có thể rửa chân bằng nước có thêm bã cà phê mỗi ngày. Hoặc muốn khử mùi hôi nách cũng có thể lấy bã cà phê chà lên.

 7. Giải pháp cho tóc sáng bóng

Không có lựa chọn nào hay hơn là sử dụng bã cà phê cho tóc mềm và mượt. Nó giống như một loại dầu xả thiên nhiên tuyệt vời. Để làm điều này bạn hãy làm ướt tóc, bôi bã cà phê lên, để một lúc cho nó thấm vào tóc rồi gội sạch đầu.

8. Thuốc diệt côn trùng

Các loài côn trùng như kiến, mối có thể gây phiền nhiễu cho quần áo của bạn. Lúc đó, hãy cọ xát một ít vã cà phê vào tủ quần áo, chúng lập tức sẽ biến mất không dấu vết, bởi loài kiến không thích mùi hương và các thuộc tính của cà phê.

9. Làm sạch chai lọ

Với những chai lọ hẹp miệng không thể thò tay vào rửa, hãy cho một ít bã cà phê vào trong rồi xúc với nước lạnh cho sạch.

10. Nhuộm màu

Nếu bạn đổ nước sôi vào bã cà phê, bạn có biết mình đã tạo ra một loại thuốc nhuộm màu nâu cho vải, cho một tác phẩm nghệ thuật hay các ứng dụng khác.

Thanh Thu (theo lifehackery.com)

 

Có nên cho trẻ ăn cao ngựa để trị còi xương?

(Webtretho) Con biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng làm cho các bà mẹ rất mệt mỏi. Và khao khát tìm ra phương cách để giúp con vượt qua thời kỳ này đã làm không ít mẹ tự tìm đến nhiều phương pháp ngoại phương ngoài các hướng dẫn của bác sĩ. Cao ngựa bạch cũng được cho là bài thuốc hiệu nghiệm. Thực hư ra sao, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ảnh: Getty images

“Cao xương ngựa bạch có thể dùng cho trẻ nhỏ. Cháu nhà chị mình ăn có 2 lạng mà xương cứng cáp hơn, còn nhà mình thì mẹ nó quên suốt, lúc nào cũng bị ông ngoại (ông nấu cao mà) hỏi luôn có cho con ăn không? Mình thì thỉnh thoảng mở tủ lạnh con nhỏ nó lấy ăn như kẹo ấy. Tốt mà.”

“Tốt nhất đi mua ngựa về tự nấu cao nhé (tránh mua phải hàng giả). Trăm nghe không bằng mắt thấy, tốt nhất là đi mua kiếm con ngựa về xẻ lấy thịt ăn, còn lại xương cho vào nấu cao, thế là yên tâm nhất. Ba mình thường làm như thế, mỗi năm đặt hàng 1 chú về, chăn thả vài ngày rồi nhờ bà con chòm xóm qua phụ nấu cao, vào mùa đông thì mới nấu được. Còn về ngựa bạch hay không thì không quan trọng với các bé. Ngựa bạch là để chữa bệnh, các bé có bệnh gì đâu mà cần ngựa bạch, thế nên các bé cứ ăn uống đủ chất là được. Bé nào còi xương, biếng ăn thì mới cần dùng, mà chỉ cần cao xương ngựa thường là được thôi. Về Hà Nội làm thấy nhiều người mua phải cao ngựa giả quá, nguy hiểm cho các bé lắm, nên các ông bố bà mẹ hãy cẩn thận.”

“Sợ quá, được đứa con quý hơn vàng mà các mẹ cũng dám cho ăn linh tinh thế này. Biết nguồn gốc, nhà tự nấu, của người quen thì còn được. Các mẹ dám mua qua lời quảng cáo của người bán thì em cũng đến chịu các mẹ. Là em, thì không bao giờ em cho vào mồm con bất cứ cái gì có nguồn gốc xuất xứ không đảm bảo, nhất là trong giai đoạn hàng Trung Quốc tràn ngập cả nước như thế này. Cái gì nó cũng làm giả được, cái mình nhìn hàng ngày nó cũng làm giả được, huống hồ là cao ngựa chẳng mấy ai có kinh nghiệm để kiểm tra.”

Và còn khá nhiều ý kiến khác, bạn có thể cùng bình luận tại đây.

Tích trữ thức ăn quá nhiều trong tủ lạnh – Coi chừng ngộ độc

Ngày tết, các bà nội trợ chế biến thức ăn quá nhiều rồi dư thừa, phải bảo quản kéo dài, vừa không ngon khi phải dùng lại, vừa tăng nguy cơ ngộ độc

Các ngày lễ tết, theo kinh nghiệm làm việc nhiều năm, khoa tiêu hóa chúng tôi luôn tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Thường bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh viêm dạ dày cấp do ngộ độc thức ăn với biểu hiện đau bụng trên rốn, buồn nôn, nôn ói hoặc bệnh cảnh viêm ruột cấp vì ngộ độc thức ăn.

tich-tru-thuc-an-qua-nhieu-trong-tu-lanh-coi-chung-ngo-doc

Biểu hiện dễ nhận thấy là đau bụng vùng rốn và dưới rốn, kèm với đi cầu phân lỏng hay phân đàm nhầy. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tê chân tay, vọp bẻ do bị mất nước và mất muối qua đường tiêu hóa.

Do đó, ngày tết chúng ta không nên mua và chế biến thức ăn quá nhiều rồi dư thừa, phải bảo quản kéo dài vừa không ngon khi phải dùng lại, vừa tăng nguy cơ ngộ độc vì thực phẩm dễ bị hư và nhiễm khuẩn.

Thức ăn đã để ra ngoài sau 6 giờ nên được đun sôi lại rồi mới sử dụng, vì chỉ cần 6-8 giờ ở môi trường nóng ẩm là trong thức ăn đã có thể có đủ số lượng vi khuẩn với độc tố gây hại cho cơ thể.

Một số người tiêu dùng thành thị cũng chuộng thực phẩm đóng hộp và đồ nguội (như patê, jambon…). Tuy nhiên, ngoài việc dùng đúng hạn trên bao bì và phải bảo quản lạnh (đồ nguội), chúng ta không nên ăn quá nhiều đồ nguội hay thức ăn đóng hộp, vì có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản hoặc bị “ngộ độc thịt hộp” do độc tố của một loài vi khuẩn là Botulinum (gây liệt thần kinh). Vì vậy, sau khi khui hộp, chúng ta nên nấu lại cho sôi vì độc tố Botulinum rất dễ bị hủy bởi nhiệt độ cao.

ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương
Phó khoa nội tiêu hóa BV Nguyễn Tri Phương

(Theo Tuổi trẻ)