Một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ em không ngủ đủ vào ban đêm có thể bị tăng nhẹ huyết áp vào ngày hôm sau, ngay cả khi trẻ không bị thừa cân hoặc béo phì.
Nghiên cứu gồm 143 trẻ tuổi từ 10-18 có cân nặng bình thường và không bị ngừng thở khi ngủ.
Ảnh minh họa
Kết quả cho thấy thiếu ngủ chỉ 1 giờ/đêm cũng có thể dẫn tới tăng 2 mm/Hg huyết áp tâm thu và tăng 1 mm/Hg huyết áp tâm trương.
Ngủ đủ vào cuối tuần có thể giúp cải thiện huyết áp ở một mức nào đó song không đủ để đảo ngược toàn bộ ảnh hưởng, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Hồng Kông cho biết. Vì vậy mặc dù tác động tổng thể của việc thiếu ngủ lên huyết áp là nhỏ song nó có thể ảnh hưởng tới nguy cơ bệnh tim trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu phỏng đoán rằng thiếu ngủ có thể làm tăng hormone stress, vốn được biết là có ảnh hưởng đến huyết áp.
Nghiên cứu được đăng ngày 16/12 trên tạp chí Pediatrics.
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính và ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Khi bị tăng huyết áp phải điều trị bằng thuốc, người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối chế độ điều trị của bác sĩ giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch và tử vong cho người bệnh.
Nifedipin là một trong những thuốc quen thuộc đối với người bệnh tăng huyết áp. Tác dụng chống tăng huyết áp là do thuốc làm giảm sức căng ở cơ trơn các tiểu động mạch do đó làm giảm sức cản ngoại vi và làm giảm huyết áp. Sau khi dùng thuốc từ 4 – 6 tuần huyết áp sẽ ổn định. Trong điều trị, thuốc có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác như các thuốc chẹn giao cảm beta, các thuốc lợi tiểu hoặc ức chế men chuyển.
Một số thuốc trị tăng huyết áp có các tác dụng phụ không mong muốn ở giai đoạn đầu dùng thuốc và sẽ giảm dần. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, khi dùng thuốc này người bệnh cần lưu ý tới dạng thuốc. Trên thị trường hiện có hai loại: dạng viên nang có các hàm lượng 5mg, 10mg, và 20mg và viên nén (giải phóng chậm) tác dụng kéo dài có chứa các hàm lượng 30mg, 60mg, và 90mg. Mỗi dạng thuốc cho mục đích điều trị khác nhau và số lần dùng thuốc cũng khác nhau.
Dạng viên nang thường dùng điều trị cơn cấp tính của bệnh tăng huyết áp. Dạng này thường dùng đường uống hoặc đặt dưới lưỡi (cách dùng là chọc thủng viên thuốc, nhai hoặc bóp hết dung dịch chứa trong viên thuốc vào miệng hoặc cắn vỡ viên thuốc rồi nuốt). Tùy vào hàm lượng viên thuốc, bác sĩ có thể chỉ định ngày dùng thuốc từ 2 – 3 lần. Tuy nhiên gần đây, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nifedipin đặt cho tan dưới lưỡi có thể gây ra nhiều tai biến như tụt huyết áp quá mức, làm huyết áp giao động không kiểm soát được (nên hiện nay đã có khuyến cáo không được dùng để điều trị tăng huyết áp, đặc biệt trong cơn tăng huyết áp).
Đối với dạng viên nén giải phóng chậm phải nuốt chửng nguyên viên thuốc, không được nhai, không bẻ hoặc làm vỡ viên thuốc. Vì nếu làm vỡ viên thuốc khi uống, hoạt chất sẽ được giải phóng ra ồ ạt, dẫn đến quá liều sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Đối với dạng thuốc này thông thường người bệnh chỉ phải dùng thuốc ngày 1 lần.
Các tác dụng không mong muốn thường xảy ra ở giai đoạn đầu dùng thuốc và giảm dần sau vài tuần hoặc sau khi điều chỉnh lại liều điều trị. Thường gặp nhất bao gồm các triệu chứng như phù mắt cá chân, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, nóng đỏ bừng mặt; đánh trống ngực, tim đập nhanh (xảy ra phổ biến và rất bất lợi, nhiều khi phải bỏ thuốc). Ngoài ra, một số người bệnh thấy buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Các nguyên nhân gây THA thoáng qua nếu không điều trị thích hợp, để kéo dài cũng có thể gây THA kéo dài. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại nhiều bệnh viện, đa số các nguyên nhân gây THA thứ phát ở trẻ là các bệnh lý có liên quan đến thận, bệnh lý chủ mô thận và mạch máu thận.
THA ở trẻ gây tổn thương cơ quan đích với tỷ lệ cao. THA nặng có nguy cơ gây ra các biến chứng nặng như bệnh lý não do THA, co giật, tai biến mạch máu não và suy tim.
Thậm chí, khi HA không tăng nghiêm trọng cũng vẫn có thể gây tổn thương cơ quan đích khi tình trạng THA kéo dài mà không được can thiệp thích hợp. Do đó, khi thấy trẻ có các biểu hiện nhức đầu, nôn ói, chóng mặt, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, giảm thị lực, co giật, mệt mỏi, phù… cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.
Mục tiêu điều trị cao huyết áp là hạ huyết áp (HA) đến mức mục tiêu, nhằm hạn chế các biến chứng.
Các thuốc thông thường dùng chữa các bệnh khác có thể gây tăng huyết áp làm giảm hiệu lực của thuốc hạ huyết áp đang dùng.
Khi điều trị cho người mắc cả hai bệnh cao huyết áp, đái tháo đường thì buộc phải dùng cùng lúc hai loại thuốc này. Thầy thuốc tính liều phối hợp thích hợp để không gây ra tụt huyết áp. Người bệnh cần tuân thủ liều này, đồng thời phải giữ chế độ ăn ổn định (không bỏ bữa, không ăn ít hơn) giữ chế độ luyên tập ổn định (không lao động nặng, không luyện tập quá mức) để tránh hạ đường huyết, tụt huyết áp.
Các thuốc thông thường gây tăng huyết áp
Corticoid: tác động lên sự chuyển hóa giữ muối và nước, làm cho nước trong máu trong dịch gian bào tăng, làm tăng glucose – máu… dẫn tới tăng huyết áp. Các corticoid nội sinh như: cortisol do tuyến thượng thận sản xuất ra hay chất tương đương có tác động trên chuyển hóa mạnh, nên gây ra tác dụng không mong muốn này mạnh hơn các chế phẩm bán tổng hợp vốn ít tác động lên quá trình chuyển hóa. Cả hai loại khi dùng liều cao, kéo dài đều gây ra tác dụng không mong muốn này.
Cách khắc phục: nếu chỉ bị dị ứng nhẹ chỉ nên dùng các thuốc chống dị ứng như: chlopheniramin, alimemazin fexofenadin, cetirizin. Khi bị hen, không dùng corticoid tiêm, uống để kiểm soát hen mà dùng corticoid hít vì dạng bào chế này chỉ dùng với liều thấp, chủ yếu có tác dụng tại chỗ. Khi cần phải dùng corticoid thì chỉ dùng liều vừa đủ, dưới 10 ngày. Nếu bị bệnh tự miễn buộc phải dùng corticoid kéo dài thì chỉ dùng liều vừa đủ, trong từng đợt ngắn, cách quãng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Các chất cường giao cảm:ephedrin trong thuốc chữa hen; phenylephrin, pseudoephedrin trong thuốc cảm OTC. Các chất này làm giãn phế quản nên đỡ nghẹt mũi, sổ mũi làm cho người bệnh dễ chịu, song có tính cường giao cảm làm cho tim đập nhanh, co mạch ngoại vi, gây tăng huyết áp.
Cách khắc phục: khi bị hen nên kiểm soát hen bằng corticoid hít mà không dùng ephedrin, khi bị cảm nên dùng thuốc hạ nhiệt đơn paracetamol không nên dùng thuốc cảm OTC. Nếu cần thiết dùng thuốc cảm OTC chỉ nên dùng liều vừa đủ, một đợt ngắn 2 – 5 ngày, không nên dùng liều cao, kéo dài.
Thuốc chống trầm cảm IMAO:ức chế enzyme monoaminooxydase (MAO), là enzyme gây hủy các chất dẫn truyền thần kinh nên làm bền các chất này, làm cho các chất này trong synap phục hồi lại ngưỡng bình thường, có tác dụng chống trầm cảm. Nhưng enzyme MAO có ở nơi khác như enzyme MAO ức chế việc sản xuất tyramin. IMAO ức chế MAO ở các bộ phận khác làm tăng tyramin một chất làm tăng HA, gây cơn đau đầu dữ dội.
Như vậy, bản thân IMAO vốn có tiềm năng làm tăng HA. Khi dùng IMAO liều vừa đủ thì IMAO chỉ phục hồi các chất dẫn truyền về ngưỡng bình thường mà không làm cho cơ thể sản xuất thêm các chất dẫn truyền thần kinh nên chỉ có tác dụng chống trầm cảm. Khi dùng IMAO liều cao thì IMAO còn ức chế các MAO ở các bộ phận khác, hay khi dùng IMAO với các chất cường giao cảm vốn có tính năng làm cho tim đập nhanh, co mạch ngoại vì… thì sẽ gây tăng HA.
Cách khắc phục: không dùng IMAO liều cao hơn liều tối ưu dùng chống trầm cảm, không dùng IMAO với các chất cường giao cảm.
Kháng viêm không steroid:một số nhóm thuốc chữa CHA như chẹn beta, ức chế men chuyển kích thích tổng hợp chất prosataglandin, một chất gây giãn mạch nên làm hạ HA.Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) sức chế sự sản xuất prostaglandin làm giảm hiệu lực hạ huyết áp của thuốc chẹn beta, ức chế men chuyển.
Cách khắc phục: nên tránh dùng chung hai loại thuốc này.
Thuốc co mạch:trừ phân nhóm 1 của chẹn beta có tác dụng chẹn chọn lọc beta-1, giảm lượng máu từ tim tống ra động mạch nên làm hạ huyết áp, còn hầu hết các nhóm thuốc chữa CHA còn lại đều làm hạ HA thông qua việc làm giãn mạch ngoại vi trực tiếp hay gián tiếp. Thuốc co mạch như ergotamin làm co mạch ngoại vi, ngược lại với cơ chế làm hạ huyết áp, nên làm giảm hiệu lực hạ HA của các nhóm thuốc trên.
Cách khắc phục: không nên dùng chung thuốc chữa cao huyết áp với thuốc co mạch.
Thức ăn và thuốc chứa nhiều ion natri (Na+): khi nghiên cứu nhóm chuột bị cao huyết áp di truyền thấy Na+ trong sợi cơ trơn thành tiểu động mạch của chúng có nhiều Na+ hơn trong cơ trơn thành tiểu động mạch của nhóm chuột chứng không bị cao HA. Na+ không gây co cơ trơn thành tiểu động mạch nhưng kéo theo Ca+2 vào nội bào.
Chính Ca+2 khi vào nội bào nhiều thì sẽ gắn kết với phức tropomin C, làm thay đổi cấu trúc không gian của phức này, bộc lộ actin, tạo điều kiện cho actin kết hợp với myosin gây nên co cơ. Sự co cơ thành tiểu động mạch tăng sẽ cản trở lưu thông máu, dẫn tới cao huyết áp. Như vậy sự tồn tại nhiều Na+ trong nội bào cơ trơn thành tiểu động mạch không lợi cho chuột bị cao huyết áp.
Vì Na+ có vai trò gián tiếp làm tăng sự co cơ, có thể không có lợi cho người cao huyết áp, nên khuyến cáo người bị cao huyết áp không nên ăn mặn (muối Natrichlorid = NaCl). Ví dụ: một năm một người miền biển ăn khoảng 6.000g muối (16g/ngày), miền đồng bằng ăn khoảng 5.000g muối (13,5g/ngày). Người sinh ra lớn lên ở vùng nào thì không nên ăn muối vượt mức ăn trung bình của vùng đó.
Thí dụ thang dinh dưỡng Việt Nam (2013) khuyến cáo mức ăn hạn chế muối dưới 10g/ngày. Nhiều người cao huyết áp chưa hiểu rõ điều này, tạo ra chế độ ăn nhạt, rất bất tiện, rất khổ vì ăn nhạt rất khó, không cảm thấy ngon. Cũng nên biết, người cao huyết áp cũng cần đủ Na+ để thiết lập hệ cân bằng nội môi, nên ăn quá nhạt, không đủ Na+ sẽ có hại.
Tất cả các chất chứa nhiều Na+ như các loại viên hay dung dịch sủi bọt (chưa NAHCO3) thuốc chữa đau dạ dày (chứa NAHCO3, Na2CO3), mì chính (chữa natriglutamat) đều làm tăng Na+, không lợi cho người cao HA chứ không riêng gì muối ăn (NaCl).
Mỗi ngày giảm ăn 1g muối thì chỉ giảm được 390mg Na+ nhưng uống một viên sủi canxium sandor thì đưa thêm vào cơ thể 290mg Na+, dùng một thìa cà phê mì chính thì đưa vào cơ thể thêm tới 680mg Na+. Nhiều người kiêng ăn mặn (NaCl) mà vẫn thừa Na+ là vì dùng các chất này.
Cách khắc phục: ăn hạn chế muối, không dùng thái quá các loại viên sủi (như dùng viên sủi C để giải khát thường xuyên), không nên dùng thuốc chữa dạ dày chứa Na2CO3 mà nên làm giảm tiết dịch vị bằng chất khác.
Thuốc gây hạ huyết áp
Thuốc lợi tiểu:thuốc này dùng trong điều trị cao huyết áp. Nhưng trong điều trị cao huyết áp, người ta dùng cơ chế hạ HA do ức chế protein vận chuyển natri – chlor qua trung gian giãn mạch, nên chỉ cần dùng liều nhỏ là đã có hiệu lực hạ HA mà không gây mất nước, mất K+ nhiều, nên không gây tụt huyết áp, không hại cho tim mạch (thiazid dùng 100mg/ngày, indapamid dùng 2 – 5mg/ngày).
Song nếu dùng lợi tiểu với liều cao hay khi phối hợp lợi tiểu với các thuốc chữa CHA khác không tính toán kỹ thì có thể gây mất nhiều nước mất nhiều K+ gây ra tụt huyết áp gây hại cho tim mạch.
Cách khắc phục: khi dùng lợi tiểu đơn trị liệu thì chỉ cần dùng liều nhỏ vừa đủ gây hạ HA (lúc đầu dùng liều thấp rồi tăng dần đến liều có hiệu lực). Khi dùng lợi tiểu trong trị liệu phối hợp thì cần tính toán kỹ để cộng hợp cả hiệu lực hạ HA của lợi tiểu và thuốc khác chỉ đưa HA về mức HA mục tiêu mà không gây tụt HA.
Có hai cách: hoặc dùng lợi tiểu trước sau đó nghỉ dùng thuốc lợi tiểu vài ba ngày rồi mới dùng thuốc hạ HA khác (như chẹn beta) hoặc nếu phối hợp cùng lúc thì phải phối hợp dần dần thuốc lợi tiểu (lúc đầu phối hợp liều thấp, sau đó tăng dần liều phối hợp đến mức đạt được yêu cầu).
Thuốc giãn mạch: các thuốc chữa cao huyết áp do gây giãn mạch gián tiếp hay trực tiếp mà làm hạ HA. Các thuốc như glyceryl trinitrat, isosorbid cũng gây giãn mạch. Nếu phối hợp thuốc chữa cao huyết áp với thuốc giãn mạch thì hai thuốc này cộng hợp cơ chế giãn mạch, gây ra tụt HA đột ngột.
Cách khắc phục: số thuốc giãn mạch được dùng trong bệnh tim mạch như dùng trong bệnh mạch vành. Nếu người cao huyết áp có nhu cầu dùng cả thuốc hạ HA lẫn thuốc giãn mạch thì cần dùng liều phối hợp thận trọng để không gây ra tụt HA đột ngột.
Thuốc đái tháo đường: thuốc đái tháo đường týp 1 (insulin tiêm) hoặc thuốc đái tháo đường týp 2 (uống) đều làm hạ glucose – máu dẫn đến làm hạ HA, nếu dùng liều cao (quá liều chỉ định) có thể gây tụt HA mạnh.
Cách khắc phục: khi điều trị cho người mắc cả hai bệnh cao huyết áp, đái tháo đường thì buộc phải dùng cùng lúc hai loại thuốc này. Thầy thuốc tính liều phối hợp thích hợp để không gây ra tụt HA. Người bệnh cần tuân thủ liều này, đồng thời phải giữ chế độ ăn ổn định (không bỏ bữa, không ăn ít hơn) giữ chế độ luyên tập ổn định (không lao động nặng, không luyện tập quá mức) để tránh hạ đường huyết, tụt HA.
Những thuốc thông thường gây tăng hay gây giảm HA nói trên không phải là chống chỉ định với người cao huyết áp nhưng không lợi cho người cao huyết áp, có trường hợp nên tránh dùng nếu có thể được), có trường hợp phải dùng thận trọng (nếu cần) nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn, gây ảnh hưởng không lợi đến việc điều trị cao huyết áp.
Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Healthy Living cho biết, trẻ em bị suy dinh dưỡng lúc từ 1 – 5 tuổi rất dễ tăng huyết áp khi trưởng thành.
Trẻ cần được cho ăn uống đủ chất, nhằm phòng ngừa chứng cao huyết áp khi trẻ trưởng thành. Ảnh: flickr.com
Theo đó, các nhà khoa học thuộc trường đại học West Indies (Jamaica) đã tiến hành kiểm tra 116 người trưởng thành (từ 19 – 39 tuổi) có tiền sử bị suy dinh dưỡng lúc nhỏ ở Jamaica.
Cụ thể, họ đánh giá chiều cao, cân nặng, huyết áp và tiến hành siêu âm tim với các xét nghiệm hình ảnh để đánh giá chức năng tim. Sau đó, so sánh kết quả với thông tin của 45 nam giới và phụ nữ khác không bị suy dinh dưỡng khi nhỏ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người trưởng thành không được hấp thu đủ chất dinh dưỡng khi còn nhỏ có chỉ số huyết áp cao và sự lưu thông máu kém hiệu quả hơn những người bình thường rất nhiều.
Giáo sư Terrence Forrester, dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã phát biểu “Nếu nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng đủ trong thời gian từ 1 – 5 tuổi thì cấu trúc tim dễ bị thay đổi không thể đảo ngược được, nó có thể để lại hậu quả lâu dài và ảnh hưởng đến lưu lượng máu khi trưởng thành”.
Ông Terrence Forrester khuyến cáo, các bà mẹ nên cho con trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhằm phòng ngừa hiệu quả chứng cao huyết áp có liên quan đến bệnh tim mạch về sau này khi bé trưởng thành.
Nếu bạn bị đau đầu, tim đập nhanh, mạch nhanh và ù tai, kiểm tra huyết áp thấy ở mức cao thì không nên sợ hãi.
Ảnh minh họa – Internet
Chu kỳ tăng huyết áp ở mỗi người có thể do mệt mỏi, thiếu ngủ, stress hoặc lạm dụng rượu. Hãy bình tĩnh dùng những cách đơn giản mà hiệu quả sau đây để tự làm giảm huyết áp ngay tại nhà.
– Hãy nằm ở tư thế thoải mái, thư giãn và thở đều, chậm rãi, bình tĩnh và không nghĩ ngợi, giữ các nhịp thở ra trong 7 giây. Sau khi thực hiện khoảng 3 phút sẽ thấy dễ chịu hơn.
– Nếu nguyên nhân làm tăng huyết áp là stress thì cần loại trừ adrenaline ra khỏi cơ thể bởi nó kích thích phát sinh tình trạng tăng huyết áp. Cách tốt nhất để xả stress là tản bộ hoặc thực hiện các bài tập luyện như mô phỏng động tác leo núi.
Lưu ý không nên bơi trong tình trạng huyết áp đang tăng cao, cũng như không tắm nước lạnh vì sẽ làm nén các mạch máu đã bị co lại, làm chậm sự lưu thông máu và suy giảm sức khỏe.
– Không nên tắm nước nóng nhất là vùng cổ, gáy. Nếu muốn thì có thể tắm nước ấm khoảng 45 độ. Nước ấm sẽ làm nhẹ nhõm bởi làm cho mạch máu giãn nở và sự tuần hoàn máu được điều hòa.
– Có thể nhờ người khác mát xa nhẹ, bắt đầu từ vùng dưới cằm, sau đó thì chuyển dần đến cổ, gáy và phần trên ngực.
– Uống trà có tinh dầu thơm và bạc hà có tác dụng an thần và thư giãn. Tuy nhiên đừng quên các loại thảo dược làm hạ huyết áp, trong đó có cây việt quất, tầm gửi trắng, táo gai và dâu đất, có thể uống các loại nước ép trên hàng ngày với mục đích phòng ngừa.
– Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng được chỉ định để giảm nhẹ huyết áp. Lưu trữ trong tủ thuốc gia đình loại thuốc giảm nhanh trong trường hợp tăng huyết áp đột ngột.
Một số bệnh nhân huyết áp cho rằng khi giao tiếp với vật nuôi cũng giúp họ thấy nhẹ nhõm dễ chịu hơn. Khi cần thiết mới sử dụng các loại thuốc đã được kiểm định và chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ.
Các nhà khoa học thuộc Trường đại học West Indies (Jamaica) đã tiến hành kiểm tra 116 người trưởng thành (từ 19 – 39 tuổi) có tiền sử bị suy dinh dưỡng lúc nhỏ.
Ảnh minh họa – Internet
Cụ thể, họ đánh giá chiều cao, cân nặng, huyết áp và tiến hành siêu âm tim với các xét nghiệm hình ảnh để đánh giá chức năng tim. Sau đó, so sánh kết quả với thông tin của 45 nam giới và phụ nữ khác không bị suy dinh dưỡng khi nhỏ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người trưởng thành không được hấp thu đủ chất dinh dưỡng khi còn nhỏ có chỉ số huyết áp cao và sự lưu thông máu kém hiệu quả hơn những người bình thường rất nhiều.
GS. Terrence Forrester, dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Nếu nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng đủ trong thời gian từ 1 – 5 tuổi thì cấu trúc tim dễ bị thay đổi không thể đảo ngược được, nó có thể để lại hậu quả lâu dài và ảnh hưởng đến lưu lượng máu khi trưởng thành”.
Ông Terrence Forrester khuyến cáo, các bà mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm phòng ngừa hiệu quả chứng tăng huyết áp có liên quan đến bệnh tim mạch về sau này khi bé trưởng thành.
Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi…, là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát. Quả sơn tra có mùi thơm đặc trưng, vị chua, chát ngọt, ngâm làm nước giải khát hoặc chế biến làm rượu vang, mứt, ô mai… Sơn tra còn là vị thuốc trị nhiều bệnh. Đặc biệt, sơn tra là vị thuốc trị tăng huyết áp rất hiệu quả.
Bài1:
sơn tra 15g, lá sen 20g. Hai thứ tán vụn hãm nước sôi trong bình kín chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: trị tăng huyết áp, béo phì kèm đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
Trà sơn tra hoàng kỳ đan sâm cát căn bổ khí hoạt huyết ích, tâm kiện não, trị tăng huyết áp kèm theo rối loạn tuần hoàn não.
Bài 2:
sơn tra 24g, cúc hoa 15g, kim ngân hoa 15g, lá dâu 12g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh can nhiệt hóa ứ tích, trị tăng huyết áp thể can nhiệt có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, dễ cáu giận, miệng khô họng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ.
Bài 3:
sơn tra 15g, hoàng kỳ 60g, cát căn 30g, tang ký sinh 30g, đan sâm 40g. Tất cả đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút. Lấy 800 – 1.000ml lít nước thuốc; sau đó đem cô lại còn 300 – 400ml, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bổ khí hoạt huyết ích, tâm kiện não, trị tăng huyết áp có kèm theo rối loạn tuần hoàn não, rối loạn nhịp tim với triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ngại hoạt động, ăn kém, hay hoa mắt chóng mặt, dễ vã mồ hôi, đau nhói vùng ngực, sườn, đại tiện nát.
Bài 4:
sơn tra 16g, sinh đỗ trọng 16g, thảo quyết minh 16g, râu ngô tươi 62g, hoàng bá 6g, sinh đại hoàng 3g. Tất cả đem sắc với 6 bát nước, cô lại còn 3 bát chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bổ can thận thanh can nhiệt, giáng áp, chữa tăng huyết áp, béo phì.
Bài 5:
hải đới 30g, sơn tra 30g, mã thầy 10 củ, chanh 3 quả. Hải đới rửa sạch cắt ngắn, sơn tra bỏ hạt thái miếng, mã thầy bóc vỏ thái vụn, chanh cắt lát. Tất cả sắc kỹ chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết hóa ứ, cường tim lợi thủy giáng áp, dùng tốt cho người bị tăng huyết áp.
Bài 6:
sơn tra 30g, táo tây 30g, rau cần tây 3 cây, đường phèn vừa đủ. Sơn tra và táo bỏ hạt, thái miếng; rau cần rửa sạch cắt đoạn. Tất cả cho vào bát to, đổ 300ml nước rồi hấp cách thủy chừng 30 phút, thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết giáng áp, dùng cho người bị tăng huyết áp và rối loạn lipid máu.
Bài 7:
sơn tra 150g, đậu xanh 150g, đường phèn vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt thái miếng; đậu xanh rửa sạch ngâm trong nước 30 phút. Hai thứ đem sắc kỹ cho thêm đường phèn chia uống 2 lần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt giáng áp, chữa tăng huyết áp thể nhiệt chứng.
Với người bị bệnh tăng huyết áp (THA) thì đi bộ không chỉ làm giảm HA mà còn có tác dụng chống mất ngủ.
Bố em năm nay 70 tuổi, ông vẫn ăn uống tốt, minh mẫn nhưng mới phát hiện bị tăng huyết áp. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn và ăn uống theo chỉ định thì em được biết rèn luyện thân thể, nhất là đi bộ đúng cách sẽ rất tốt cho bệnh này. Mong bác sĩ hướng dẫn.
Vũ Thu Hà (Thái Bình)
Với người bị bệnh tăng huyết áp (THA) thì đi bộ không chỉ làm giảm HA mà còn có tác dụng chống mất ngủ. Bước đi nhịp nhàng giúp điều hoà thần kinh, nhất là ở trung khu vận động của vỏ não, chuẩn bị cho vỏ não dễ dàng chuyển sang trạng thái ức chế. Vì người cao tuổi thường có các vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, khớp… nên trước khi tập, người cao tuổi và những người có bệnh này cần được thầy thuốc tư vấn cụ thể về hình thức đi bộ, khối lượng vận động. Nên bắt đầu đi bộ với tốc độ 50-60 bước/phút, sau tăng dần lên 70-80 bước/phút trên đoạn đường bằng phẳng, dài khoảng 1,5-2km. Khi HA đã ổn định, dưới 140/90mmHg, có thể chạy bước nhỏ (40-60cm/bước), chạy chậm nhẹ nhàng từng đoạn ngắn 200-300m.
Chú ý: thả lỏng các cơ, nhất là các cơ khớp vai và tay; đầu và thân ở tư thế tự nhiên, thân người không ngả ra trước hay ra sau quá nhiều; đặt cả bàn chân xuống đất. Nên xen kẽ chạy chậm với đi bộ, tập thở và nghỉ xen kẽ. Thời gian nghỉ dài gấp 3 lần thời gian chạy. Sau vài ba buổi tập, nếu HA vẫn ổn định, có thể tăng thời gian chạy từng 5 giây một cho mỗi buổi tập. Chú ý, nên tập nhẹ nhàng, tránh gắng sức vì quả tim vốn đã quá tải nay lại thêm một gánh nặng mới sẽ phải bóp nhanh hơn, mạnh hơn, HA sẽ tăng cao hơn dễ dẫn đến đột quỵ, suy tim. Tập thường xuyên và lâu dài, ít nhất 5 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 phút. Tự theo dõi và điều chỉnh lượng vận động sao cho khi tập xong vẫn thở được bằng mũi, vẫn nói chuyện thoải mái.
Các bác sĩ đưa ra lời khuyên để phòng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch, có thể gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch, não, thận và mắt. Có hai loại tăng huyết áp. Loại nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em do các bệnh ở thận, nội tiết… Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi có nguyên nhân chủ yếu là do hẹp tắc động mạch thận.
Tăng huyết áp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi bao gồm:
– Tuổi tác: Ở lứa tuổi 60 trở lên, tỷ lệ tăng huyết áp là 1/3.
– Yếu tố xã hội: Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn do nhịp sống căng thẳng, khẩn trương.
– Béo phì: Trong lượng cơ thể vượt quá mức cho phép (chỉ số BMI ở nam hơn 25, nữ hơn 30).
– Nghiện rượu và thuốc lá.
– Ăn mặn: Lượng muối quá 5 g/ngày.
– Rối loạn lipid máu và tiểu đường.
Chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi:
* Chế độ ăn uống:
– Luôn luôn giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không nên ăn quá mặn. Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh tăng HA thì phải tuân thủ các chế độ trên chặt chẽ hơn, cần phải khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
– Điều chỉnh không để lượng cholesterol cao quá mức cần thiết trong máu, nên thay thế mỡ động vật bằng dầu ăn thực vật chế từ đậu nành, lạc, vừng.
– Tăng cường thức ăn có nhiều vitamin C, E,PP (Bưởi, Hoa hoè, Giá đỗ)
– Không nên uống rượu bia, cà phê và đặc biệt là không hút thuốc lá
– Tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
* Chế độ tập luyện thể dục, thể thao:
– Rèn luyện thể lực, thể dục thể thao. Nên tập thường xuyên ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài ít nhất 30 phút. Thể dục thể thao thường xuyên làm tăng Lipoprotein HDL là loại protein tốt có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch.
* Chế độ sinh hoạt và làm việc:
– Bảo đảm ngủ đủ, giữ được tâm hồn thanh thản, tránh stress, căng thẳng thần kinh. Các hoạt động thể lực có thể giúp bạn điều đó.
Đối với những người đã mắc bệnh tăng HA cần điều trị liên tục ngay cả khi cảm thấy khỏe, kiểm tra huyết áp định kỳ (có thể sử dụng máy đo huyết áp tại nhà), có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc.