Lưu trữ cho từ khóa: huyết áp

Đi bộ khi bị tăng huyết áp có tốt không?

Với người bị bệnh tăng huyết áp (THA) thì đi bộ không chỉ làm giảm HA mà còn có tác dụng chống mất ngủ.

Bố em năm nay 70 tuổi, ông vẫn ăn uống tốt, minh mẫn nhưng mới phát hiện bị tăng huyết áp. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn và ăn uống theo chỉ định thì em được biết rèn luyện thân thể, nhất là đi bộ đúng cách sẽ rất tốt cho bệnh này. Mong bác sĩ hướng dẫn.

Vũ Thu Hà (Thái Bình)

di-bo-khi-bi-tang-huyet-ap-co-tot-khong

Với người bị bệnh tăng huyết áp (THA) thì đi bộ không chỉ làm giảm HA mà còn có tác dụng chống mất ngủ. Bước đi nhịp nhàng giúp điều hoà thần kinh, nhất là ở trung khu vận động của vỏ não, chuẩn bị cho vỏ não dễ dàng chuyển sang trạng thái ức chế. Vì người cao tuổi thường có các vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, khớp… nên trước khi tập, người cao tuổi và những người có bệnh này cần được thầy thuốc tư vấn cụ thể về hình thức đi bộ, khối lượng vận động. Nên bắt đầu đi bộ với tốc độ 50-60 bước/phút, sau tăng dần lên 70-80 bước/phút trên đoạn đường bằng phẳng, dài khoảng 1,5-2km. Khi HA đã ổn định, dưới 140/90mmHg, có thể chạy bước nhỏ (40-60cm/bước), chạy chậm nhẹ nhàng từng đoạn ngắn 200-300m.

Chú ý: thả lỏng các cơ, nhất là các cơ khớp vai và tay; đầu và thân ở tư thế tự nhiên, thân người không ngả ra trước hay ra sau quá nhiều; đặt cả bàn chân xuống đất. Nên xen kẽ chạy chậm với đi bộ, tập thở và nghỉ xen kẽ. Thời gian nghỉ dài gấp 3 lần thời gian chạy. Sau vài ba buổi tập, nếu HA vẫn ổn định, có thể tăng thời gian chạy từng 5 giây một cho mỗi buổi tập. Chú ý, nên tập nhẹ nhàng, tránh gắng sức vì quả tim vốn đã quá tải nay lại thêm một gánh nặng mới sẽ phải bóp nhanh hơn, mạnh hơn, HA sẽ tăng cao hơn dễ dẫn đến đột quỵ, suy tim. Tập thường xuyên và lâu dài, ít nhất 5 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 phút. Tự  theo dõi và điều chỉnh lượng vận động sao cho khi tập xong vẫn thở được bằng mũi, vẫn nói chuyện thoải mái.

ThS. Hà Hùng Thủy

Theo Suckhoedoisong.vn

Cách giúp ổn định huyết áp của bạn

Có rất nhiều cách để ổn định huyết áp của bạn, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và thuốc men.

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và nhồi máu cơ tim vì vậy giữ chỉ số huyết áp của bạn ở mức bình thường là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Có nhiều cách tự nhiên để giữ cho huyết áp của bạn ở mức bình thường. Những thay đổi đơn giản về chế độ ăn uống lẫn lối sống của bạn là cách tuyệt vời để thực hiện điều này.

Tập thể dục nhiều hơn

Bạn đã nghe điều này một triệu lần đúng không? Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh việc ngăn ngừa bệnh tật và kiểm soát trọng lượng cơ thể, một lịch trình tập luyện phù hợp có thể giữ cho huyết áp của bạn cân bằng.

Bạn nên chọn một môn thể dục mà bạn có thể gắn bó với nó lâu dài. Đi bộ, đi xe đạp, bơi lội là những lựa chọn tuyệt vời . Hãy tập thể dục 30 phút mỗi ngày để ổn định huyết áp của bạn theo hướng tích cực.

theduc

Tập thể dục tốt cho sức khỏe, giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Ảnh minh họa

Giảm cân

Thừa cân dẫn đến huyết áp cao. Rất nhiều loại thực phẩm gây tăng cân chứa nhiều chất natri và chất béo, là một yếu tố khác dẫn đến gia tăng lượng cholesterol không lành mạnh trong cơ thể.

Giảm cân có thể giúp bạn trở lại mức bình thường. Duy trì thói quen tập thể dục của bạn và giảm lượng calo từ chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giảm cân thành công, ổn định trọng lượng và huyết áp.

Ăn uống lành mạnh

Thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe của bạn theo nhiều cách. Vì vậy, hãy ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, gồm nhiều trái cây, rau quả cũng như ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sữa ít béo. Chế độ ăn uống giúp bạn kiểm soát được chất béo và lượng calo, duy trì một trọng lượng phù hợp. Đây cũng là một cách để ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc.

Điều chỉnh lượng muối

Hầu hết người Mỹ ăn quá nhiều muối. Hầu hết mọi người ăn nhiều muối hơn mức cần thiết. Lượng muối có tác động quan trọng đến huyết áp của bạn. Giảm lượng muối trong cơ thể khi huyết áp của bạn tăng quá cao là cực kỳ quan trọng.

Ngoài việc cắt giảm muối trong bữa ăn, bạn cũng nên cắt giảm các bữa ăn tại nhà hàng, đồ ăn nhanh, các loại thịt chế biến sẵn, đó là những thực phẩm chứa lượng muối rất cao.

theduc1

Uống sữa ít béo cũng là một cách để duy trì huyết áp ổn định. Ảnh minh họa

Bổ sung kali

Kali là một chất dinh dưỡng giúp ổn định huyết áp của bạn. Vì vậy, sự thiếu hụt kali không có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Trong thực tế, quá ít kali có thể dẫn đến đau tim.

Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều chứa kali, nhưng khoai tây, khoai lang, chuối, rau lá xanh và bí chứa nhiều hơn cả. Nếu bạn vẫn lo lắng vì mình chưa bổ sung đủ, hãy nói chuyện với bác sỹ để có những cách thức bổ sung phù hợp.

Ngừng hút thuốc

Hút thuốc có thể làm tăng huyết áp của bạn. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen này để có huyết áp tốt hơn. Ngoài ra, bỏ thuốc cũng bảo vệ bạn khỏi các vấn đề sức khỏe khác nưa bao gồm cả ung thư phổi và bệnh khí thũng. Nếu bạn không thể cai thuốc, hãy thử các sản phẩm giúp cai thuốc lá.

Giảm uống rượu

Một lượng nhỏ rượu mỗi ngày có thể giúp hạ huyết áp, nhưng uống quá nhiều rượu có thể khiến huyết áp tăng cao. Nếu bạn đang dùng thuốc ổn định huyết áp, rượu sẽ cản trở hiệu quả của thuốc. Bạn nên giảm giần số lượng rượu uống mỗi ngày. Nếu bạn thấy mình khó bỏ rượu, hãy gặp bác sỹ để xin lời khuyên.

Theo ttvn.vn

Vì sao đo huyết áp ở bệnh viện lại cao hơn ở nhà?

Việc người cao tuổi tự kiểm tra, theo dõi huyết áp là tốt. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng khi thấy mỗi lần đo không giống nhau.

Khi tôi đo huyết áp ở viện, chỉ số huyết áp luôn cao hơn khi tự đo ở nhà. Làm sao để khắc phục điều này bởi huyết áp của tôi thường bình thường khi đo ở nhà, thỉnh thoảng mới cao, trong khi đo ở viện thì bị bảo là cao huyết áp. - Trần Thị Hồng (72 tuổi, Ý Yên, Nam Định).

vi-sao-do-huyet-ap-o-benh-vien-lai-cao-hon-o-nha

Ảnh minh họa.

GS.TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam:

Điều bà nói thường xảy ra với nhiều người. Trên máy đo huyết áp điện tử, bà có thể thấy số 135mmHg thay vì 140mmHg để xác định là tăng huyết áp, vì đó là con số ở nhà, không có nhiều ảnh hưởng của môi trường có thầy thuốc, y tá, mà ở bệnh viện, huyết áp có thể tăng cao một chút, cho nên người ta ghi số 140mmHg, tính tới ảnh hưởng tâm lý.

Tuy nhiên, có một công trình theo dõi trong 20 năm những người trẻ tuổi có hoặc không có hiện tượng “áo choàng trắng” này, người ta thấy tỷ lệ sau này mắc bệnh tăng huyết áp thực sự có cao ở nhóm khi trước có tăng huyết áp do “áo choàng trắng”.

Việc người cao tuổi tự kiểm tra, theo dõi huyết áp là tốt. Tuy nhiên, bà cũng đừng lo lắng khi thấy mỗi lần đo không giống nhau. Việc xác định có bệnh cao huyết áp hay không sẽ do bác sĩ thực hiện. Nếu bác sĩ xác định bà có cao huyết áp, bà sẽ phải điều trị theo bác sĩ để kiểm soát huyết áp xuống mức ổn định, an toàn.

Theo Kienthuc.net.vn

Hội chứng WPW là gì?

Thời gian gần đây tôi hay bị chóng mặt, thường xuyên có những cơn đánh trống ngực, tức ngực, khó thở.

Tôi đi khám, làm điện tim và được chẩn đoán là mắc hội chứng WPW. Xin hỏi hội chứng WPW là gì? - Phạm Thu Nguyệt (Hưng Yên).

hoi-chung-wpw-la-gi

Hội chứng WPW (tên viết tắt của từ tiếng Anh: Wolff-Parkinson-White), còn được gọi là hội chứng tiền kích thích, là một hội chứng đặc trưng bởi những cơn loạn nhịp tim do rối loạn dẫn truyền có tính chất bẩm sinh. Bình thường, quả tim đập theo nhịp được tạo ra do các xung động điện thế phát ra từ nút xoang (gần tĩnh mạch chủ trên).

Các xung động này đi theo hướng xuống dưới, ra trước, từ phải sang trái, từ tâm nhĩ (phía trên) qua nút nhĩ thất, xuống tâm thất (phía dưới) để kích thích cơ tim co bóp. Trong hội chứng WPW, xung động không đi theo con đường chính mà “đi tắt” qua con đường phụ, vì vậy các xung động này có thể kích thích quả tim đập theo nhịp bất thường gây nên những cơn loạn nhịp tim.

Biểu hiện của hội chứng WPW trên lâm sàng là những cơn nhịp nhanh, xảy ra bất kỳ. Người bệnh đột nhiên cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, đau tức ngực, chóng mặt, khó thở, ngất hoặc một số trường hợp nặng có thể gây tụt huyết áp, đột tử. Các triệu chứng cũng dễ xảy ra khi bệnh nhân gắng sức, uống rượu bia hoặc một số các chất kích thích khác.

Điều trị hội chứng WPW bao gồm điều trị các cơn loạn nhịp và điều trị triệt căn. Các phương pháp đang được áp dụng là dùng thuốc chống loạn nhịp, sốc điện nếu có rung thất, đốt các đường dẫn truyền phụ bằng sóng radio, phẫu thuật cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp. Bệnh nhân có hội chứng WPW trên điện tim nhưng không có những cơn loạn nhịp thì không cần uống thuốc nhưng phải được khám, theo dõi và tư vấn bởi các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch.

BS. Đình Vũ

Theo Suckhoedoisong.vn

Huyết áp thấp có nguy cơ gì đến bệnh tim mạch không?

Nếu trước đây huyết áp của bạn thường 120/80 và bây giờ chỉ 85/64 thì có thể bạn ở trong tình trạng huyết áp thấp.

Năm nay tôi 33 tuổi. Trước đây, huyết áp của tôi rất tốt, thường 120/80 nhưng khoảng 1 năm trở lại đây, tôi bị huyết áp thấp, chỉ 85/64. Xin hỏi, huyết áp thấp có nguy cơ gì đến bệnh tim mạch không? Tôi nên làm gì để cải thiện việc huyết áp thấp?Bích Hồng (Đồng Hới, Quảng Bình).

huyet-ap-thap-co-nguy-co-gi-den-benh-tim-mach-khong

GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam trả lời:

Nếu trước đây huyết áp của bạn thường 120/80 và bây giờ chỉ 85/64 thì có thể bạn ở trong tình trạng huyết áp thấp. Theo kinh nghiệm của các nhà lâm sàng, nên đo huyết áp khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 phút, rồi lấy trung bình cộng cho các đại lượng tâm thu và tâm trương, và huyết áp kế điện tử loại buộc băng cuốn ở cánh tay ít sai số hơn là loại buộc vòng qua cổ tay.

Nếu huyết áp thấp nhưng bạn hoàn toàn không cảm thấy khó chịu như hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi dậy, hoặc từ ngồi sang đứng thì bạn không cần lo lắng. Nhưng nếu có cảm giác đó thì bạn nên đi khám sức khoẻ.

Có nhiều nguyên nhân làm huyết áp bị hạ gồm: Có thai vào những tháng cuối thai kỳ, máu dồn về bụng, về thai nhi nhiều, mắc một bệnh phải nằm lâu. Người trung niên, người cao tuổi, tổn thương động mạch vành cũng có thể làm hạ huyết áp. Trong bệnh tiêu chảy khiến mất nhiều nước, nôn nhiều, huyết áp có thể hạ. Và một số bệnh nội tiết như lao tuyến thượng thận, huyết áp cũng thường thấp. Người bị huyết áp thấp da thường sạm đen, người mỏi mệt.

Theo Kienthuc.net.vn

Lợi ích bất ngờ từ trái me

Ăn me rất tốt cho hệ thần kinh chúng ta đấy các bạn ạ!

Tốt cho hệ thần kinh

Thiamin trong quả me là một loại vitamin B có vai trò quan trọng trong các hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp. Nếu thiếu chất dinh dưỡng này, các màng bọc myelin của dây thần kinh có thể gặp phải các tổn thương từ nhẹ đến nặng. Đây là lý do khiến bạn thường xuyên có các cảm giác tê chân tay, chuột rút, đau mỏi, cảm giác như bị gai châm ở lòng bàn tay, bàn chân…

Me là một nguồn cung cấp thiamin tuyệt vời với hàm lượng 29%. Điều này rất có lợi cho hệ thần kinh của chúng ta. Vì thế, các bạn nên bổ sung thêm món này vào thực đơn hàng ngày nhé!

loi-ich-bat-ngo-tu-trai-me

Ngăn ngừa bệnh béo phì và kiểm soát huyết áp

Thành phần của quả me có chứa riboflavin, giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Vì thế, khi ăn me, các bạn vẫn có thêm năng lượng cho các hoạt động của mình. Đặc biệt, chất niacin có trong me còn giúp giảm cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt trong cơ thể, giúp tránh được bệnh béo phì và các bệnh liên quan đến huyết áp.

Bên cạnh đó, hàm lượng kali trong quả me khá lớn, nhiều gấp 2 lần quả chuối. Nhờ đó, nó có tác dụng kiểm soát và ổn định huyết áp rất tốt. Thông qua đóm quả me giúp tránh tình trạng huyết áp tăng giảm đột ngột và rất tốt cho những người mắc bệnh huyết áp.

loi-ich-bat-ngo-tu-trai-me

Ngăn chặn thiếu máu, hỗ trợ cơ chế đông máu

Với hàm lượng sắt lên tới 16%, quả me sẽ giúp chúng ta tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, nó rất tốt cho bạn gái trong việc bổ sung lượng sắt bị mất vào thời kỳ “đèn đỏ”.

Không chỉ thế, me còn là một loại trái cây chứa nhiều canxi. Thành phần canxi có trong đó có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình đông máu. Vì thế, nó được coi là một loại thực phẩm có thể giúp cơ chế đông máu hoạt động hiệu quả hơn đó!

loi-ich-bat-ngo-tu-trai-me

Ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch

Quả me là một trong những loại quả chứa nhiều chất xơ nhất trong các loại trái cây. Nó có tác dụng điều hòa như động ruột, nhuận tràng tự nhiên mà không gây tác dụng phụ. Vì thế, quả me có thể ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, lượng protein có trong me cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng. Nó giúp sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Cùng với đó, vitamin C trong quả me hỗ trợ rất hiệu quả trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Đồng thời, nó cũng rất tốt cho răng lợi nữa đó!

Theo Kenh14.vn

Bị bệnh huyết áp thấp dùng trà Acotea có tốt không?

“Em vừa sinh bé đầu lòng được 10 tháng, em thường xuyên bị đau đầu khi thay đổi thời tiết, người thì mệt mỏi vô cùng, đi làm về là không muốn động chân động tay vào việc gì, ngồi văn phòng thì buồn ngủ kinh khủng, cả sáng lẫn chiều mặc dù đêm không thiếu ngủ. Cách đây 3 hôm, buổi sáng em đi chợ, bị một cơn choáng và ngất xỉu ở cổng chợ. May có bác hàng xóm nhìn thấy đưa về nhà, ông xã liền chở đi khám, bác sĩ bảo bị huyết áp thấp, đi chợ sớm chưa kịp ăn gì nên bị lăn quay ra đấy, bác sĩ kê cho một lô thuốc và bảo em làm ít thôi. Sau khi được tư vấn và tìm hiểu trên mạng, em mua trà Acotea về uống thử xem sao.

 Em mới dùng được hơn 2 tuần thôi thấy có vẻ khả quan nhưng không biết có khỏi dứt điểm không, nên em muốn hỏi xem có mẹ nào bị bệnh giống em hay từng sử dụng Acotea rồi thì cho em ý kiến với nhé!“

Sản phẩm trà Acotea (Ảnh: thành viên caygay)

 
 
 

Giảm cân nhiều lần có thể gây ung thư

Lạm dụng việc giảm cân có thể sẽ gây nguy hại cho cơ thể.

Vừa qua giới y học đã nhận định rằng giảm cân nhiều lần dễ dẫn đến sự rối loạn chuyển đổi chất, giảm sự săn chắc của cơ bắp, thậm chí còn dẫn đến đột tử, nhưng khi nghiên cứu sâu hơn các chuyên gia lại đưa ra một kết luận theo hướng phủ định những kết luận trên.

Theo nghiên cứu gần đây của trung tâm y học Washington (Mỹ) cho biết: giảm cân nhiều lần sẽ làm giảm khả năng miễn dịch lâu dài của cơ thể. Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: giảm cân liên tục sẽ làm giảm sức sống của tế bào và làm giảm khả năng kháng lại bệnh cảm cúm, cảm lạnh và xuất hiện các tế bào ung thư giai đoạn đầu.

giam-can-nhieu-lan-co-the-gay-ung-thu

Biện pháp khắc phục hậu quả

Đối với những người cân nặng quá tiêu chuẩn, giảm 4.5kg là đã có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Giảm những chất béo dư thừa đương nhiên sẽ thanh mảnh hơn nhiều so với một thân hình béo mập, nhưng mấu chốt là phải làm như thế nào để bảo vệ được thành quả giảm cân ấy.

Đầu tiên phải tìm ra được nguyên nhân của bệnh béo phì, thay đổi những thói quen và phương thức sống không lành mạnh trước đây. Sau đó áp dụng đến những hành động thực tế, dựa vào những khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng và khả năng tiếp nhận chế độ ăn uống khoa học của bản thân để dễ dàng giảm cân.

Vừa phải hạn chế không được ăn quá nhiều, vừa phải đảm bảo lượng hấp thụ các loại dinh dưỡng mà cơ thể cần cho một ngày. Thêm vào đó thường xuyên tập thể dục vừa có thể giảm áp lực cho cơ thể vừa đốt cháy được chất béo, làm tăng hiệu quả giảm cân và lâu dài hơn. Cuối cùng, cho dù phương pháp giảm cân có hay đến cỡ nào thì cũng cần phải có sự kiên trì và nỗ lực của người giảm cân.

(Theo TTVN)

Nhịp tim thế nào mới gọi là nhanh?

Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 – 100 nhịp. Khi tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh.

Tôi 30 tuổi, hiện đang mang thai cháu thứ 2. Tôi đi khám huyết áp, tim mạch thì huyết áp 110/70, nhịp tim 90 nhịp/phút. Xin hỏi nhịp tim của tôi như vậy có nhanh không? Nhịp tim bao nhiêu thì là nhanh? - Nguyễn Thị Thương (Hoài Đức, Hà Nội).

nhip-tim-the-nao-moi-goi-la-nhanh

Ảnh minh họa.

ThS.BS Đinh Xuân Huy, Bệnh viện Tim Hà Nội trả lời:

Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 – 100 nhịp. Khi tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh, khi tim đập dưới 50 nhịp/phút gọi là nhịp tim chậm. Nhịp tim nhanh có nhiều nguyên nhân như do lao động gắng sức, hồi hộp, có các bệnh lý tim mạch, huyết áp cao hoặc do thiếu hụt vitamin, chế độ ăn uống.

Theo chỉ số huyết áp của bạn là bình thường, phụ nữ mang thai nhịp tim có thể nhanh hơn bình thường khoảng 10 nhịp. Vì vậy, nhịp tim của bạn cũng bình thường. Khi có dấu hiệu nhịp tim nhanh cần thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân điều trị, nếu lâu dài dễ gây ra nhồi máu cơ tim… Để phòng nhịp tim nhanh, các bạn nên hạn chế đồ ăn béo, mặn và lao động, nghỉ ngơi phù hợp, tránh béo phì, huyết áp…

(Theo Kienthuc)

Như thế nào là huyết áp kẹt?

Tôi đã đi khám và được chẩn đoán là huyết áp kẹt. Vậy như thế nào là huyết áp kẹt? Nguyên nhân và cách xử lý?

nhu-the-nao-la-huyet-ap-ket

Ảnh minh họa

Chào bạn,

Huyết áp là áp suất của mạch máu biểu hiện bằng hai số: số tối đa phản ánh sức bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch. Trong tài liệu y học không có cụm từ “huyết áp kẹt“. Có thể đó là cách gọi không chính thức về việc huyết áp tối đa và tối thiếu nhích lại gần nhau. Trong bệnh tăng huyết áp có trường hợp chỉ tăng huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) đơn thuần hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) đơn thuần.

Huyết áp bình thường dưới 140/90 mm Hg, khi nào một trong 2 con số này tăng lên mới là tăng huyết áp. Người có huyết áp tâm thu (con số ghi phía trên) 140-160, hoặc huyết áp tâm trương (con số ghi phía dưới) 90-99 được coi là bị tăng huyết áp nhẹ. Trường hợp của bạn tuy huyết áp tâm thu không cao nhưng huyết áp tâm trương cao 90-95, được coi là tăng huyết áp nhẹ.

Tuy nhiên huyết áp bạn không ổn định, có thể do bạn đang dùng thuốc mà ngừng lại khiến huyết áp bất ổn, cũng có thể là bạn đã đo huyết áp không đúng. Muốn đo huyết áp chính xác, nên sử dụng huyết áp kế dùng tay bóp, tai nghe vì dùng loại điện tử thường không chính xác. Trước khi đo, không được hoạt động thể lực mạnh và cần nghỉ ngơi ít nhất 10 phút. Đo 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày 3 lần và lấy số trung bình của 3 lần đo đó.

Người tăng huyết áp có thể không có triệu chứng gì, song cũng có thể xuất hiện những triệu chứng như bạn mô tả (nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi). Tuy vậy, các triệu chứng này còn thấy ở nhiều bệnh khác chứ không riêng gì tăng huyết áp.

BS Vũ Hướng Văn

(Theo Sức khỏe & Đời sống)