Lưu trữ cho từ khóa: ung thư

Bệnh ung thư nhau thai

Thời gian gần đây không ít phụ nữ bị chẩn đoán mắc chứng ung thư nhau thai. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa biết đến căn bệnh ác tính này.

Vậy, nguyên nhân dẫn đến ung thư nhau thai là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh ung thư nhau thai

Ung thư nhau thai hay ung thư nguyên bào nuôi (Choriocarcinoma) xuất hiện khá nhiều  ở Việt Nam và các quốc gia châu Á khác với khoảng 30/1.000 ca sinh và 2,6/1.000 ca có thai.

benh-ung-thu-nhau-thai

Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ di căn đến những cơ quan nội tạng, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Nguồn gốc ung thư nhau thai

Loại ung thư này có nguồn gốc từ sự đột biến gien của những tế bào nuôi, một thành phần trong số những tế bào chịu trách nhiệm hình thành các tổ chức có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai như: bánh nhau, cuống rốn…

Tuy nhiên, những nguyên nhân của sự đột biến đến nay y học vẫn chưa giải thích được rõ ràng. Người ta ghi nhận ung thư nhau có thể xảy ra trong một lần mang thai và ở những phụ nữ có tiền căn sản khoa bất thường trước đó như thai trứng (chiếm đến 50% các trường hợp ung thư nhau); xảy thai tự nhiên (khoảng 20%); do thai lạc chỗ nằm ngoài tử cung (chỉ 2%)…

Chửa trứng là hiện tượng sinh sản quá mức của nhau thai. Khoảng 10 – 15% chửa trứng trở thành loại xâm nhập, bệnh ăn sâu vào thành dạ con gây chảy máu và các phiền phức khác.

Triệu chứng của ung thư nhau thai

+ Chảy máu âm đạo.

+ Ra dịch vàng, các vật bất thường như lông nhau hình quả nhỏ.

+ Đau bụng dưới.

+ Nôn hoặc buồn nôn.

+ Chảy dịch đầu vú bất thường.

benh-ung-thu-nhau-thai

Triệu chứng ung thư nhau thai gồm đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, ra dịch vàng…

+ Bụng dưới to như có thai.

+ Bụng không nhỏ lại sau sinh…

Phương pháp phòng ngừa

Đối với những người bị chửa trứng, sau khi điều trị cần xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần/1lần cho đến khi lượng HCG trở về bình thường.

Sau đó sẽ thử nước tiểu 4 tuần/1lần, theo dõi trong vòng 6 tháng để đảm bảo không phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, không phải cứ chửa trứng là bị ung thư nhau thai. Việc đánh giá bệnh dựa trên cơ sở khám, xét nghiệm thực tế.

Phương pháp điều trị

Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị và phẫu thuật, trong đó hóa trị đóng vai trò tiên quyết. Nếu bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ thấp, các bác sĩ có thể chỉ cho điều trị bằng thuốc Methotrexate hoặc Actinomycin D. Trong trường hợp nguy cơ cao, sẽ phải phối hợp nhiều loại thuốc.

benh-ung-thu-nhau-thai

Điều trị ung thư nhau thai bằng hóa trị và phẫu thuật

Sau khi đã hóa trị và đạt được kết quả tốt, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Nếu bệnh nhân trên 40 tuổi và đã có đủ con, tốt nhất là nên cắt hoàn toàn tử cung và cả 2 buồng trứng. Nếu bệnh nhân dưới 40 tuổi, chưa đủ con và bệnh ở giai đoạn chưa di căn, các bác sĩ có thể cân nhắc khả năng phẫu thuật bảo tồn. Các bác sĩ chỉ “bóc nhân” tức là chỉ lấy bỏ bướu tử cung hoặc âm đạo của bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ và chỉ nên có thai lại khi được các bác sĩ cho phép.

Lời kết

Ung thư nhau thai là một trong những loại ung thư nhạy cảm với hóa trị. Nếu chưa bị di căn, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, chị em phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ nếu đã bị chửa trứng, xảy thai liên tiếp, thai nằm ngoài tử cung….sau đợt điều trị cần được thử máu, thử nước tiểu lượng HCG đảm bảo chỉ số bình thường, đề phòng các nguy cơ xấu có thể xảy ra…

Theo Hải Yến/Benh.vn

Virus HPV 16 – thủ phạm gây ung thư họng

ANTĐ – Nhiễm một số chủng virus HPV (virus gây bệnh ung thư tử cung) làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm sau của cổ họng (hầu họng).
Các nhà nghiên cứu đã so sánh mẫu máu của 938 bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ, ung thư thực quản, và ung thư hầu họng với 1.599 người không mắc bệnh. Họ phát hiện ra rằng hơn 1/3 những người bị ung thư hầu họng bị nhiễm virus HPV 16 hay gọi là E6. Những kháng thể này được phát hiện trong mẫu máu của bệnh nhân thậm chí trong cả mẫu máu lấy hơn 10 năm trước khi được chẩn đoán ung thư. Trong khi đó, ít hơn 1% những người không bị ung thư có các kháng thể trên trong máu của họ.

Protein E6 của HPV vô hiệu hóa các protein p53 được biết đến có vai trò bảo vệ các tế bào khỏi bị phá hủy DNA và sự phát triển của bệnh ung thư. Có kháng thể này trong máu chỉ ra rằng quá trình gây ung thư của HPV đã được kích hoạt trước.

Tiến sĩ Ruth Travis, một trong những tác giả của nghiên cứu tại Đại học Oxford, cho biết: “Những kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp bằng chứng cho thấy nhiễm HPV 16 có thể là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh ung thư hầu họng”.

HPV được biết đến làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và dương vật và chúng có thể lây lan qua tiếp xúc bằng miệng hoặc bộ phận sinh dục. Những người thường xuyên quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ cao bị nhiễm virus này.

Trúc Linh
(Theo Dailymail)

Tiết dịch màu như sữa có phải ung thư?

Mẹ em từng bị u xơ tuyến vú và đã điều trị khỏi. Gần đây bà bị tiết dịch màu như sữa, qua một, hai ngày thì hết. Xin hỏi tiết dịch sữa như vậy có phải biểu hiện của ung thư trở lại không? – Trà My (TP.HCM)

tiet-dich-mau-nhu-sua-co-phai-ung-thu

GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung, giảng viên đại học Y dược TP.HCM, phó chủ tịch hội Y học TP.HCM:

Tiết dịch màu như sữa loãng, thường ở hai vú không phải là triệu chứng của ung thư vú. Thông thường không có nguyên nhân rõ ràng, có khi tồn tại lâu ngày, có khi chỉ vài ngày là hết. Có một nguyên nhân rất hiếm gặp như u trong đầu, loại tiết ra nội tiết tố prolactin. Một số dược phẩm cũng có thể làm tiết dịch như trên, đặc biệt là thuốc trị bệnh dạ dày cimetidin, ranitidine.

Theo SGTT.vn

Có phải người bị ung thư thì máu dễ bị đông?

Ba tôi mới phát hiện bị mắc bệnh ung thư (UT) nên phải phẫu thuật. Tuy nhiên, tôi nghe nói khi bị UT thì máu hay bị đông, vón cục nên rất nguy hiểm khi phẫu thuật, thậm chí có thể bị đột tử do thuyên tắc phổi. Chúng tôi hiện rất lo lắng. Có cách nào để phòng ngừa? – Mai Giang Thanh (Q.3, TP.HCM)

co-phai-nguoi-bi-ung-thu-thi-mau-de-bi-dong

Trả lời:

Bạn không nên quá lo lắng về việc gây đông máu ở bệnh nhân UT, vì không phải tất cả bệnh nhân UT đều có cục máu đông. Tuy nhiên, rõ ràng nguy cơ xuất hiện cục máu đông ở bệnh nhân UT cao gấp bốn lần so với người bình thường. Nguy cơ này thay đổi tùy theo loại UT. Các UT có nguy cơ cao xuất hiện cục máu đông bao gồm bướu não, UT tụy tạng, dạ dày và các loại UT hệ tạo huyết như lymphôm và bệnh đa u tủy. Một số khác như UT vú, cổ tử cung, da… có nguy cơ tạo cục máu đông thấp hơn. Hóa trị UT cũng làm tăng kích hoạt hệ thống đông máu của cơ thể và góp phần làm tăng nguy cơ tạo lập các cục máu đông. Các thuốc có nguy cơ cao bao gồm asparinase, cisplatin, adriamycin, 5 fluorouracil, bleomycin, mitomycin và bevacizumab.

Ngoài ra, nguy cơ dễ tạo lập cục máu đông cũng có thể gặp ở các bệnh nhân UT nằm lâu, có đặt các ống thông vào hệ tĩnh mạch trung tâm để dinh dưỡng hoặc truyền hóa chất. Đôi lúc các thầy thuốc phải đối mặt với các rủi ro của phẫu thuật như hình thành các cục máu đông gây thuyên tắc phổi, tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, vì trước bất kỳ cuộc mổ nào bệnh nhân cũng được đánh giá một cách cẩn thận khả năng đông máu cũng như các yếu tố nguy cơ để có giải pháp phòng tránh thích hợp.

TS-BS CK II Đặng Huy Quốc Thịnh
(Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM)

Theo Phunuonline.com.vn

Yếu tố nào gây bệnh ung thư máu?

Hút thuốc lá, tiếp xúc với benzen, tiền sử điều trị với hóa chất, hội chứng down và một số bệnh di truyền khác … cũng là yếu  tố  nguy cơ gây ung thư máu.

Bạn tôi không có triệu chứng gì, chỉ sốt cao kéo dài và nhập viện phát hiện ung thư máu, sau 1 tháng thì tử vong. Xin hỏi, yếu tố nào gây ung thư máu và có thể phòng ngừa được không? Bệnh có di truyền không?Phạm Thị Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội).

yeu-to-nao-gay-benh-ung-thu-mau

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam trả lời:

Tiếp xúc với tia phóng xạ liều cao hoặc có tiền sử dùng xạ trị có nguy cơ cao hơn bị bạch cầu (ung thư máu). Hiện tại, vẫn chưa xác định mối liên quan giữa tiếp xúc với nồng độ tia thấp (khi chụp X-quang và cắt lớp) với bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em và người lớn. Hút thuốc lá, tiếp xúc với benzen, tiền sử điều trị với hóa chất, hội chứng down và một số bệnh di truyền khác, hội chứng rối loạn sinh tủy và một số bệnh bất thường về máu khác cũng là yếu  tố  nguy cơ.

Rất hiếm khi có hai người trong gia đình bị bệnh bạch cầu. Nếu có thì chủ yếu là thể bệnh bạch cầu lymphô mạn tính. Khi một người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên không có nghĩa là chắc chắn sẽ bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, mọi người cần biết các yếu tố nguy cơ đó để phòng tránh tiếp xúc, hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh.

Theo Kienthuc.net.vn

Cần làm gì trước khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Để có kết quả khám chính xác trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm người phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục, không đặt nút gạc…

Tôi muốn đi xét nghiệm tế bào học âm đạo sàng lọc ung thư cổ tử cung nhưng không biết cần chuẩn bị hay phải kiêng kỵ gì để cho kết quả chính xác. Xin hỏi, bao lâu xét nghiệm một lần và phương pháp này thực hiện ra sao? –Đỗ Thị Lê (Cầu Giấy, Hà Nội).

can-lam-gi-truoc-khi-xet-nghiem-ung-thu-co-tu-cung

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch hội Ung thư Việt Nam trả lời:

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến, đứng hàng thứ hai sau ung thư vú ở nữ trên thế giới. Tốt nhất, phụ nữ sau khi bắt đầu quan hệ tình dục 3 năm nên khám sàng lọc mỗi năm 1 lần. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, sau khi đạt được 3 lần sàng lọc âm tính liên tiếp có thể sàng lọc thưa hơn 2 – 3 năm/lần.

Phương pháp xét nghiệm học tế bào âm đạo còn có tên là xét nghiệm Pat, được thực hiện trong khi khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo bằng một que gỗ hoặc que nhựa hoặc bàn chải nhỏ hoặc tăm bông. Các tế bào được phết lên một phiến kính, nhuộm và soi trên kính hiển vi. Phương pháp này khá chính xác, cho phép phát hiện những biến đổi rất sớm của tế bào.

Để chính xác trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm người phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục, không đặt nút gạc, các loại bọt, keo, tránh thai hoặc các loại kem, thuốc đặt âm đạo. Những ngày có kinh, phụ nữ không nên làm xét nghiệm này.

Theo Kienthuc.net.vn

Bổ sung dầu cá tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

ANTĐ – Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Ung thư quốc gia (Mỹ), nam giới ăn nhiều dầu cá hoặc ăn nhiều thực phẩm bổ sung dầu cá, có hàm lượng axit béo omega-3 cao thì có nguy cơ phát triển bệnh  tuyến tiền liệt sau này.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập và so sánh hàm lượng axit béo omega-3 trong máu của hơn 800 nam giới được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt với mẫu máu của gần 1.400 nam giới không mắc bệnh. Theo đó, 43% nam giới ăn nhiều cá và bổ sung hàm lượng axit béo omega-3 cao được chẩn đoán mắc bệnh tiền liệt tuyến. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, axit béo Omega-3 có đặc tính là khi được bổ sung với liều lượng cao sẽ làm tế bào suy yếu do tiếp tục quá nhiều nguyên tử oxy, dẫn đến phá hủy ADN, nguyên nhân gây nên ung thư tuyến tiền liệt. Axit béo  Omega-3 rất có lợi cho sức khỏe bởi đặc tính kháng viêm và có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ tươi và viên nang dầu cá. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, nam giới nên bổ sung lượng axit béo omega-3 phù hợp.

Mai Loan
(Theo HealthDay)

Peptide từ đậu nành giảm thiểu di căn ung thư đại tràng

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Illinois, Mỹ cho thấy, khối di căn ung thư trực tràng ở chuột giảm thiểu đáng kể khi được tiêm hợp chất lunasin peptide từ đậu nành.
Elvira de Mejia, giáo sư về công nghiệp thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm cho biết: “Trong nghiên cứu mới này, chúng tôi thấy rằng cho động vật thí nghiệm uống lunasin với liều lượng 20mg/kg trọng lượng cơ thể làm giảm đến 94% số lượng các khối u di căn. Từ 18 khối u, đến giờ chỉ còn 1. Và chúng tôi chỉ dùng lunasin mà không sử dụng một phương pháp điều trị nào khác”.
Các nhà khoa học lên kế hoạch thực hiện lại thí nghiệm với liều lượng lunasin 30mg/kg khi có được nguồn trợ cấp, bởi còn một khối u vẫn là quá nhiều. Điều này thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu một liều uống phù hợp của loại peptide này. Vì xét cho cùng, đậu nành là một loại thực phẩm nên lunasin có thể được tiêu hóa, điều quan trọng là tìm ra lượng vừa đủ cần đưa vào cơ thể để đạt được nồng độ cần thiết của chất này trong máu.
Theo GS. Mejia, cần có những thử nghiệm trên người để xác minh kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng. Song, rõ ràng là ăn protein từ đậu nành thường xuyên không chỉ giúp chúng ta có đầy đủ dưỡng chất mà còn phòng bệnh ung thư.          
Phương Hà
(Theo Science Daily,7/2013)
Theo SKĐS

Nấu chín hay ăn sống rau củ để tốt cho sức khỏe

Không cần bàn cãi về những công dụng tuyệt vời mà rau xanh mang lại cho sức khỏe. Dưới đây là những cách chế biến phù hợp với từng loại rau củ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tối đa nhất. 

Măng tây

Nên nấu chín. Hấp hoặc nướng măng tây với dầu ô liu và một ít hạt tiêu là cách để kích thích các chất có khả năng chống ung thư trong măng tây.

Củ cải đường

Nên ăn sống. Tiếp xúc với nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ làm mất hơn 25% hàm lượng folate (một loại acid amin cần thiết để hình thành tế bào, tạo máu) có trong củ cải đường. Vì vậy, nên ăn củ cải đường ở dạng tươi để bảo toàn nguồn folate quý giá.

beets-1371864490_500x0.jpg
Ản củ cải đường ở dạng tươi giúp bảo toàn nguồn folate quý giá. Ảnh: wakeup-world

Súp lơ

Nên ăn sống. Nhiệt độ sẽ làm vô hiệu hóa một enzym có trong súp lơ được gọi là myrosinase có tác dụng làm sạch những chất gây ung thư gan.

Nấm

Nên nấu chín. Các món nấm xào, luộc, nướng… không những ngon  miệng mà còn cung cấp một nguồn kali đáng kể để phát triển tế bào và cơ bắp.

Hành tây

Nên ăn sống. Điều hay ho nhất ở hành tây là nó vẫn giữ nguyên hương vị dù có qua chế biến hay không. Hành tây thái lát mỏng để ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Ớt đỏ

Nên ăn sống. Hàm lượng vitamin C có trong ớt sẽ giảm đáng kể nếu chúng tiếp xúc với nhiệt độ trên 375 độ C. Nếu chế biến ớt ở nhiệt độ thấp và trong khoảng thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng vitamin C.

Rau bina

Rau này còn gọi là cải bó xôi, rau chân vịt…, nên nấu chín. Rau bina là nguyên liệu cho những món salad tuyệt vời, giúp bạn hấp thụ nhiều canxi, sắt và magie hơn nếu đã qua chế biến.

Cà chua

Nên nấu chín. Thay vì ăn sống, bạn nên nấu chín cà chua để cơ thể được hấp thụ chất lycopen chống ung thư nhiều nhất có thể.

Thu Lê (Theo Womens Health)

Công dụng ít người biết về dầu ô liu

Dầu ô liu được chiết xuất từ quả ô liu, từ nhiều thế kỷ qua được sử dụng rất phổ biến ở vùng Địa Trung Hải. Không chỉ ngon, dễ sử dụng, dầu ô liu còn rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Dưới đây là những công dụng hữu ích của dầu ô liu được đầu bếp Thanh Hòa (TP HCM) chia sẻ:

dau-oliu-1[1332088530].jpg
Dầu ô liu được nhiều chuyên khuyên dùng vì có lợi cho sức khỏe. Ảnh: H.T.

Giá trị đối với sức khỏe

– Tốt cho tiêu hóa: Trước khi ăn tiệc nên dùng vài quả ô liu cho món khai vị giúp tráng dạ dày mà không làm no. 

– Phòng bệnh ung thư: Trong dầu ô liu có chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn nhất và các chất chống oxy hóa – những thành tố có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết, một trong những căn bệnh phổ biến và gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

– Giúp hạ huyết áp: Các axit béo, chất chống oxy hóa và silicium có trong dầu ô liu giúp cân bằng hàm lượng cholesterol và bảo vệ động mạch, làm khỏe hệ tim mạch.

– Chống táo bón: Có thể sử dụng từ một đến hai muỗng cà phê dầu ô liu để uống vào lúc sáng sớm trước bữa điểm tâm, có tác dụng chống táo bón, thích hợp với người ít vận động.

Làm đẹp với dầu ô liu

Dầu ô liu không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc sắc đẹp.

– Dưỡng môi: Môi bạn khô và thường bị nứt? Hãy thoa chút dầu ô liu lên môi, tốt nhất là trước khi đi ngủ, thực hiện đều đặn sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này.

– Chăm sóc tóc: Dầu ô liu có thể giúp hạn chế tóc gãy, tóc gàu, cho bạn mái tóc bóng sáng, suôn mềm. Để tóc và da đầu khỏe mạnh, bạn hãy xoa đều dầu ô liu lên mái tóc và da đầu, để dầu thấm trong khoảng 15-30 phút. Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc tóc bằng công thức đặc biệt như sau: 1 thìa súp dầu ô liu, 1 lòng trắng gà, 1 thìa nước cốt chanh và 1 ít bia. Trộn đều hỗn hợp trên rồi thoa lên tóc. Để trong 5 phút cho hỗn hợp ngấm rồi gội sạch bằng nước lạnh.

– Chăm sóc cho làn da: Nếu da có nhiều vết sạm, nám hoặc tàn nhang, bạn hãy dùng một miếng gạc nhúng vào oxy già nồng độ 30%. Đặt miếng gạc lên vùng da đó trong 3 phút rồi lấy ra và thoa dầu ô liu lên. Các vùng da sậm màu sẽ phai mờ đi sau thời gian ngắn. Bạn cũng có thể thoa đều dầu ô liu lên cơ thể trước khi tắm sẽ giúp da mượt mà, láng mịn. Ngoài ra có thể dùng nửa trái chanh tươi thấm thêm dầu ô liu rồi thoa lên khuỷu tay bị khô sần trong 5 phút, sau đó rửa sạch sẽ giúp da mềm rất công hiệu.

– Chăm sóc tay và móng tay: Ngâm tay vào chén dầu ô liu trong 30 phút để hạn chế tình trạng móng tay khô, giòn, dễ gãy. Để bảo vệ da tay do thường xuyên rửa chén, hãy thoa lên tay từ 1 đến 2 giọt dầu ô liu sau khi đã rửa sạch và lau khô tay.

Cách bảo quản dầu ô-liu

Không nên để dầu ô liu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao để tránh bị trở mùi. Không những thế, bức xạ nhiệt sẽ phân hủy các chất có lợi cho sức khỏe và chất chống oxy hóa có trong dầu ô liu. Tốt nhất bạn nên chiết dầu vào lọ nhỏ để dùng dần. Phần còn lại bảo quản chỗ mát hoặc tủ lạnh.

Khánh Hòa