Lưu trữ cho từ khóa: bệnh cảm

Giảm cân nhiều lần có thể gây ung thư

Lạm dụng việc giảm cân có thể sẽ gây nguy hại cho cơ thể.

Vừa qua giới y học đã nhận định rằng giảm cân nhiều lần dễ dẫn đến sự rối loạn chuyển đổi chất, giảm sự săn chắc của cơ bắp, thậm chí còn dẫn đến đột tử, nhưng khi nghiên cứu sâu hơn các chuyên gia lại đưa ra một kết luận theo hướng phủ định những kết luận trên.

Theo nghiên cứu gần đây của trung tâm y học Washington (Mỹ) cho biết: giảm cân nhiều lần sẽ làm giảm khả năng miễn dịch lâu dài của cơ thể. Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: giảm cân liên tục sẽ làm giảm sức sống của tế bào và làm giảm khả năng kháng lại bệnh cảm cúm, cảm lạnh và xuất hiện các tế bào ung thư giai đoạn đầu.

giam-can-nhieu-lan-co-the-gay-ung-thu

Biện pháp khắc phục hậu quả

Đối với những người cân nặng quá tiêu chuẩn, giảm 4.5kg là đã có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Giảm những chất béo dư thừa đương nhiên sẽ thanh mảnh hơn nhiều so với một thân hình béo mập, nhưng mấu chốt là phải làm như thế nào để bảo vệ được thành quả giảm cân ấy.

Đầu tiên phải tìm ra được nguyên nhân của bệnh béo phì, thay đổi những thói quen và phương thức sống không lành mạnh trước đây. Sau đó áp dụng đến những hành động thực tế, dựa vào những khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng và khả năng tiếp nhận chế độ ăn uống khoa học của bản thân để dễ dàng giảm cân.

Vừa phải hạn chế không được ăn quá nhiều, vừa phải đảm bảo lượng hấp thụ các loại dinh dưỡng mà cơ thể cần cho một ngày. Thêm vào đó thường xuyên tập thể dục vừa có thể giảm áp lực cho cơ thể vừa đốt cháy được chất béo, làm tăng hiệu quả giảm cân và lâu dài hơn. Cuối cùng, cho dù phương pháp giảm cân có hay đến cỡ nào thì cũng cần phải có sự kiên trì và nỗ lực của người giảm cân.

(Theo TTVN)

Phân biệt cảm cúm nặng, nhẹ để biết cách phòng tránh

Khi trời bắt đầu trở lạnh cũng chính là lúc các virus cảm cúm có cơ hội phát triển. Không có ít người vẫn chỉ nghĩ cảm cúm là một bệnh xoàng, chỉ cần dùng vài viên thuốc trị cảm là giải quyết xong vấn đề. Song, sự thật về cảm cúm không đơn giản như thế.

Một trong những nội dung tập huấn quan trọng của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng “Bác sĩ tại gia” là phân biệt cảm cúng nặng và nhẹ, vì nó có những triệu chứng tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Chương trình đã lần lượt diễn ra tại 13 tỉnh thành phố trong cả nước.

Theo các chuyên gia tư vấn của chương trình, nếu cảm nhẹ (hay còn gọi là cảm lạnh), cơ thể sẽ có 3 triệu chứng thường gặp nhất là: hắt hơi, sổ mũi (hoặc nghẹt mũi), đau đầu và có thể kèm sốt nhẹ hoặc nhức mình mẩy… Nguyên nhân gây ra cảm nhẹ là do cơ thể có sức đề kháng kém nên sẽ dễ bị nhiễm các siêu vi trùng có trong không khí trong mùa cảm cúm. Bạn cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh và rửa tay đúng cách để tránh bị lây nhiễm.

(Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Panadol Extra)

Trong khi đó, người bị cảm nặng (cảm cúm) sẽ có 6 triệu chứng thường gặp nhất là: sốt cao kèm đau nhức mệt mỏi toàn thân, ho, đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do virus cúm truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hơi thở, nước mũi. Khi xác định bị cảm cúm nặng, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.

Lý do cần phải lưu ý 2 loại cảm nhẹ và nặng là vì thuốc cảm là thuốc không kê toa nên đang có tình trạng: người muốn mua cứ mua, người bán cứ bán. Cả 2 đối tượng đều bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và gọi tên bệnh cho đúng để dùng đúng thuốc và điều trị cho hiệu quả. Nếu người cảm nhẹ mà dùng các loại thuốc trị cảm liều mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng ngà ngật, buồn ngủ thiếu tỉnh táo ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, người bị cảm nặng nhưng lại dùng thuốc điều trị cảm nhẹ sẽ không dứt được bệnh làm cho bệnh kéo dài lâu ngày dễ dẫn đến bội nhiễm, thậm chí viêm phổi rất nguy hiểm.

“Bác sỹ tại gia” là chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Hội liên hiệp Phụ nữ ViệtNamkhởi xướng và được tài trợ bởi công ty GlaxoSmithKline – nhãn hàng Thuốc Panadol cảm cúm Extra.

Nội dung lớp tập huấn nêu ra thông điệp rất đơn giản giữa cảm nhẹ và cảm nặng khi dùng các con số 3, 6 để phân biệt triệu chứng cảm cúm nhẹ và cảm cúm nặng. Thông điệp khẳng định dùng thuốc 3 thành phần trị cảm nhẹ và 6 thành phần  trị cảm nặng. Việc này cũng giúp ích cho các chị em xử lý bệnh cảm ngay tại nhà trước khi phải đến các cơ sở y tế tuyến trên.

 

Cách cạo gió cho từng loại bệnh

 

Cạo gió thích hợp với những người cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) và một số trường hợp bị đau nhức.

Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn nhẵn như muỗng nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu… tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể nhằm phòng và chữa trị bệnh tật.


Cạo gió phải đúng cách.Ảnh minh họa

Khi bị bệnh các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, bề mặt da cũng bế tắc một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.

Tuy nhiên, mỗi loại bệnh có một cách cạo gió khác nhau, không phải bệnh nào cũng có thể lạm dụng phương pháp cạo gió.

Cạo gió đúng cách là tác động đúng lên các huyệt nằm trên đường Kinh Bàng Quang, giúp sự lưu thông, vận hành của khí huyết trở nên tốt hơn, nâng cao thể trạng bệnh nhân, giúp bệnh nhân tự đề kháng, khỏi bệnh.

Cách cạo gió cho các loại bệnh

1. Sốt nóng nhức đầu: Cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai, theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2,3 ra 2 bên vai.

2. Ho: Cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.

3. Đau bụng, nôn ọe, đi ngoài: Cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.

4. Đau nhức: Tay chân nhức mỏi hay đau nhức chỗ nào thì cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.

5. Bị trúng gió, cảm nắng: Cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên Thái Dương (mang tai). Nếu bị ngất thì lấy móng tay ấn mạnh tại huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Nếu phát sốt, lấy kim châm các tĩnh huyệt hay đầu ngón tay ra máu. Trong trường hợp người bệnh đầu còn nặng thì ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.

(Theo Bee)

 

‘Yêu’ buổi sáng để khỏe mạnh hơn

"Thân mật" vào buổi sáng sớm không chỉ được ví như chiếc chuông đồng hồ báo thức đáng yêu nhất, hiệu quả nhất mà nó còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe.

Vậy tại sao chúng ta lại không khởi động một ngày mới bằng cách này nhỉ? Chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn nhiều bất ngờ lí thú.

Tại sao chúng ta nên “yêu” vào buổi sáng sớm?

Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng, tình dục là quá trình tổn hao nhiều năng lượng, chẳng khác gì lao động khổ sai, vậy làm sao có thể khỏe mạnh hơn được? Tuy nhiên, trên thực tế, những người bắt đầu một ngày mới theo cách này sẽ cảm thấy khỏe khoắn, vui vẻ, tràn đầy năng lượng hơn những người chỉ đơn thuần chọn một tách cà phê và một bữa sáng trước khi ra khỏi nhà.

Thứ nhất, “yêu” vào buổi sáng sớm giúp giải phóng hormone oxytocin (hay còn gọi là hormone tình yêu), khiến bạn cảm thấy tâm trạng tốt hơn trong suốt một ngày dài làm việc mệt nhọc.
Thứ hai, ngoài lợi ích cải thiện tâm trạng, làm “chuyện ấy” thường xuyên vào buổi bình minh còn giúp chúng ta xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các căn bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Đặc biệt, “yêu” vào buổi sáng còn có tác dụng làm đẹp đối với chị em, giúp chị em cải thiện tình trạng da, tóc, và móng.

Bên cạnh đó, quan hệ tình dục 3 lần/tuần vào buổi sáng sớm còn làm giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ.

"Yêu" vào buổi sáng sớm đem lại nhiều lợi ích sức khỏe

Những gợi ý để có một cuộc “yêu” hoàn hảo hơn

Không phải ai cũng tự tin để làm “chuyện ấy” vào buổi sáng khi mới thức dậy, nhất là nữ giới vì lo sợ hơi thở có mùi khó chịu, cơ thể cũng không còn được thơm tho. Nhưng một khi quan hệ tình dục vào buối sáng mang lại nhiều lợi ích như thế này, chẳng có lí do gì để chúng ta bỏ qua nó cả. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin và sẵn sàng cho một “màn mây mưa” đầy hứng khởi.

Một nguyên tắc đầu tiên đó là bạn không nên đi ngủ trong tình trạng người đầy mồ hôi nhớp nháp bởi vì sáng hôm sau tỉnh dậy, cơ thể bạn sẽ bốc mùi rất khó chịu. Khi ấy bạn chỉ mong muốn được lao ngay vào phòng tắm chứ nói gì đến chuyện "yêu".

Để giữ hơi thở thơm tho có thể đánh thức mọi giác quan của người bạn tình, bạn đừng quên đánh răng vào buổi tối hôm trước (trước khi đi ngủ), và để sẵn một ít kẹo ngậm bạc hà (hoặc kẹo cao su) ở đầu giường để ngậm trước khi có ý định phá bĩnh giấc ngủ của đối phương.

Thêm nữa, nếu bạn tình của bạn là người có thói quen ngủ nướng và lười nhác, rất khó để bắt đối phương chiều theo ý bạn. Để có thể lôi kéo người ấy vào cuộc một cách nhanh chóng và cuồng nhiệt, thay vì vận dụng lại những chiêu “làm tình” đã quá quen thuộc, hãy nghĩ ra những chiêu mới cho một màn dạo đầu lãng mạn, đầy mê hoặc (bạn có thể bật một bản nhạc nhẹ du dương chẳng hạn).

Một điều thú vị nữa của “yêu buổi sáng” đó là các bạn có thể nhìn rõ từng đường nét trên cơ thể của nhau (kể cả những khuyết điểm) tạo cảm giác gần gũi, thân mật hơn bao giờ hết. Nhưng đây lại là một nỗi lo đối với các chị em bởi vì họ không tự tin với cơ thể mình. Hãy vứt bỏ sự tự ti sang một bên và tận hưởng cảm giác thư giãn nhẹ nhàng mà người bạn tình mang lại cho bạn.

Tư thế “yêu” lúc này cũng rất quan trọng. Khi mới thức dậy, tâm trạng cũng như sức lực của cả hai bên vẫn rất uể oải, do đó các bạn có thể thử tư thế úp thìa (hai người cùng nằm xoay về một phía) để cùng hỗ trợ cho nhau. Phạm vi “yêu” cũng không nhất thiết phải ở trong phòng ngủ, tắm nước nóng cùng nhau là một gợi ý khá tuyệt vời.

Sau khi “âu yếm” xong, bạn có thể gợi ý đối phương cùng thưởng thức bữa sáng ngay trên giường. Vào những ngày cuối tuần có thêm nhiều thời gian cho bữa sáng, hai bạn có thể nhấm nháp thêm một chút rượu nhẹ.

Meo.vn (Theo Zing)

Những khó chịu thường gặp trong thai kỳ

Những triệu chứng thai kỳ dưới đây, phần lớn là bình thường song cũng phải nhận biết sớm để có cách khắc phục, hạn chế bất lợi kéo dài.

Tiết dịch âm đạo

Trong giai đoạn mang thai thường xuất hiện tiết dịch có màu trắng hoặc vàng gây khó chịu cho thai phụ. Trường hợp có mùi hôi, ngứa bỏng rát, có màu xanh vàng hay quá đặc, chảy thành dòng thì rất có thể là dấu hiệu viêm nhiễm. Nên tư vấn bác sĩ để có cách khắc phục sớm. Nguyên nhân của việc tiết dịch âm đạo nhiều là do khi mang thai lượng hoóc môn trong cơ thể và lưu lượng máu tại âm đạo tăng đột biến.

Cách khắc phục: Nên mặc trang phục lót sạch sẽ, dùng băng vệ sinh, không nên áp dụng phương pháp thụt rửa hoặc dùng chất khử mùi âm đạo bởi nói sẽ gây kích thích âm đạo.

Són tiểu khi cười, hắt hơi

Khi mang thai sản phụ thường ăn nhiều, uống nhiều, trung bình mỗi ngày phụ nữ mang thai uống khoảng 1,8 lít nước và việc bào thai lớn nhanh chèm ép lên bàng quang gây hiện tượng rò rỉ tiểu, nhất là khi có tác dụng từ bên ngoài như cười, hắt hơi.

Cách khắc phục: Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là năng đi tiểu, hoặc mang băng vệ sinh, không nên nhịn quá lâu, luôn mang theo đồ lót bên mình mỗi khi phải xa nhà. Có thể tư vấn áp dụng liệu pháp tập có tên là Super Kegels, trong bài tập này, dùng kĩ thuật co cơ âm đạo, tập thường xuyên sẽ có tác dụng.

Đầy hơi

Đôi khi có cảm giác bụng chướng lên kèm theo chuột rút, gây đau bụng và đánh hơi thường xuyên. Nguyên nhân là do quá trình mang thai, hệ thống tiêu hoá làm việc chậm lại và tuần hoàn progesterone trong cơ thể tăng đột biến.

Cách khắc phục: Về lí thuyết, điều trị táo bón sẽ hạn chế việc đánh hơi và chướng bụng, tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Nên xem lại thực đơn ăn uống hàng ngày, tăng cường rau xanh, trái cây, nếu không biến chuyển thì tư vấn bác sĩ.


Khi mang thai sản phụ có cảm giác mắc bệnh cảm lạnh vĩnh viễn, hỉ mũi.(Ảnh minh họa)

Cảm lạnh, nhức mũi

Khi mang thai sản phụ có cảm giác mắc bệnh cảm lạnh vĩnh viễn, hỉ mũi, sưng nhức mũi. Nguyên nhân là do hoóc môn, tuần hoàn máu tăng làm cho màng nhầy sưng lên, khô và chảy máu.

Cách khắc phục: Sử dụng nước muối sinh lí nhỏ thường xuyên, uống nhiều nước, nên dùng thiết bị tạo ẩm trong phòng. Nếu bị chảy máu cam thì không nên nằm nghiêng, giữ đầu thẳng, mặt quay lên trên, sau khi nhỏ thuốc mũi nên giữ để thuốc ngấm vào trong (khoảng 5 phút), cũng có thể dùng đá lạnh bọc vải chườm lên mũi. Trường hợp không khỏi cần đi khám và tư vấn bác sĩ.

Ngáy khi ngủ

Vào ban đêm những người mang thai phát sinh hiện tượng ngáy ngủ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do màng nhầy bị sưng, mũi tắc nghẽn, buộc cơ thể phải thở bằng miệng, ngáy to, phát sinh âm thanh như người kéo gỗ.

Cách khắc phục: Dùng thuốc nhỏ mũi hoặc nước muối để nhỏ trước khi đi ngủ, nên nằm nghiêng và sử dụng gối kê thích hợp, kể cả kê đầu lẫn hai bên. Duy trì độ ẩm trong phòng cho thích hợp khi thời tiết giao mùa.

Ra nhiều mồi hôi

Cùng với việc són tiểu, do uống nhiều nước nên khi mang thai phụ nữ còn xuất hiện cả hiện tượng ra nhiều mồ hôi, nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, hố nách, bụng, mặt và cổ… Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi mang thai quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng mạnh, máu đưa đến các bộ phận cơ thể nhiều hơn, làm ẩm da và phát sinh ra nhiều mồ hôi nhằm mục đích làm mát cơ thể.

Cách khắc phục: Nên mặc trang phục mỏng, dễ thấm và thoát nước, nhất là nước ép trái cây, rau xanh, sử dụng kem hoặc phấn rôm chống mồi hôi thoa vào hố nách, mặt sau đầu gối,…

Chảy nước dãi như trẻ nhỏ

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai có quá nhiều nước bọt, thậm chí có thể lên tới 3-4 lít/ngày, ngoài ra còn xuất hiện tình trạng chảy máu nướu răng, nhất là sau khi đánh răng, xuất hiện các nốt nhỏ trên lợi. Đây là những nốt lành tính và sẽ tự mất sau khi sinh đẻ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hoóc môn trong cơ thể thay đổi đột biến.

Cách khắc phục: Đánh răng thường xuyên nhưng nên dùng bàn chải mềm, hạn chế thực phẩm dạng bột.

Xuất hiện các vết nám trên da

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ xuất hiện các vết nám trên mặt, cổ, ngực, hố nách và cả trên bầu vú. Nguyên nhân, khi mang thai cơ thể bài tiết quá nhiều melamine, ngoài ra còn phải kể đến lí do máu tuần hoàn quá mức làm nổi rõ các mạch máu trên da giống như mạng nhện và yếu tố không kém phần quan trọng khác đó là tác động của các loại hoóc môn giai đoạn thai kì.

Cách khắc phục: Phần lớn những vết nám sẽ mờ dần sau khi sinh con, nhưng với một số người nó lại không biến mất hoàn toàn. Để hạn chế nám da, khi ra ngoài nắng nên mang đầy đủ trang phục chống nắng, nếu cần có thể tư vấn bác sĩ da liễu để có giải pháp khắc phục thêm.

Quầng vú phát triển to lên

Khi mang thai bầu vú phát triển, các quầng vú nở rộng, màu đậm hơn và các nốt nhỏ li ti bao quanh vú cũng hiện rõ, thậm chí có các trường hợp tiết dịch. Đây là hậu quả của quá trình tăng sắc tố do hoóc môn gây ra. Cũng có người cho rằng đây là quy luật tự nhiên, giúp cho đứa trẻ sau này dễ tìm thấy bầu vú người mẹ. Đây là nơi chứa nhiều đầu dây thần kinh nên dễ thay đổi, bởi vậy, khi bắt đầu bú da căng lên nhưng khi trẻ bú xong lại trở lại trạng thái ban đầu.

Đôi chân to dần, trông rõ mạch máu

Trong giai đoạn mang thai, các tĩnh mạch to lên, nổi rõ nên trông giống như chiếc bản đồ. Ngoài ở chân, những mạch máu này còn nổi rõ ở bụng, thậm chí còn gây giãn tĩnh mạch ở hậu môn. Nguyên nhân là do máu trong động mạch bị tích tụ gây nên bởi áp lực của tử cung.

Cách khắc phục: Không nên đứng ngồi theo một tư thế hoặc ngồi vắt chéo chân quá lâu. Tăng cường cuộc sống vận động, nên đi lại thường xuyên, hạn chế nằm nhiều, ngồi nhiều. Tắm thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế áp lực vùng hậu môn và bệnh giãn tĩnh mạch hậu môn.

Meo.vn (Theo Mẹ & Bé)

Vượt cơn cảm cúm bằng thực phẩm

- Sử dụng nước chanh, quất hoặc đơn giản chỉ là ngậm 1 lát nhỏ trong miệng làm dịu đau cổ họng, ngăn ngừa viêm họng và ho. Dùng thường xuyên nước giải khát với chanh; mật ong và nước ấm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.


- Dùng một ít súp gà nóng với tiêu hoặc gia vị cay khác, điều trị cảm lạnh và cúm.

- Mù tạt làm giảm sốt, loại bỏ độc tố và giúp chữa lành các màng nhầy trong phổi.

- Trà gừng giúp tiêu diệt vi trùng, kháng vi rút và rất tốt cho dạ dày. Dùng gừng nấu hoặc giã nát gừng cho vào nước tắm, kích thích mạch máu lưu thông, loại bỏ nhiệt trong người.

- Tỏi có thể tăng sức đề kháng, khả năng phục hồi bệnh cảm cúm nhanh chóng.

- Trà bạc hà giúp cơ thể ra mồ hôi, cảm cúm nhanh khỏi và rất tốt cho giấc ngủ.

- Vitamin C có trong nước cam rút ngắn thời gian bệnh cúm. Dùng 1 ly nước cam, tương đương 1.000 mg vitamin C có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng cảm cúm.

- Mật ong có đặc tính chữa bệnh hữu hiệu, dùng để giảm ho và tăng khả năng miễn dịch.

- Muối làm dịu cổ họng bị đau, nên sử dụng để súc miệng thường xuyên. Dùng muối pha với nước ấm, xịt vào mũi giúp thông mũi, ngừa viêm xoang mũi.

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Hiểu cảm cúm để trị hiệu quả

Trong những ngày đầu đông, bệnh cảm cúm đã bắt đầu phổ biến. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị đúng cách thì có thể kéo dài đến 2 tuần, hoặc có biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh cũng như có khả năng lây sang những người xung quanh.

Tìm hiểu cảm cúm để phòng và chữa bệnh sớm khi chưa có biến chứng là cách tốt nhất để chúng ta bảo vệ bản thân và những người thân yêu được khỏe khoắn, vui tươi, và làm việc được bình thường.

Những phiền toái từ cảm cúm

Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp trên, thường có các triệu chứng rõ nét nhất là nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mình mẩy... Bệnh tuy nhẹ nhưng có thể gây nhiều phiền toái trong quá trình diễn tiến. Đối với người đi làm, đặc biệt là làm việc trong phòng máy lạnh, những cơn nhảy mũi, ngạt mũi liên tục không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, nhảy mũi cũng là cơ hội để các vi rút, vi khuẩn phát tán sang những người xung quanh. Đó là chưa kể đến tình trạng nghẹt mũi hoặc sổ mũi khiến người bệnh không thể tập trung công việc mà đôi khi còn làm giảm sự hưng phấn làm việc.

Cảm cúm sẽ tiến triển dữ dội hơn với các triệu chứng như ho, có đờm, mệt mỏi. Những cơn ho này khiến người bệnh rất khó chịu trong mọi sinh hoạt hằng ngày và đặc biệt là khi trở thành “người gác đêm” khi mọi người đang ngon giấc.

Nếu không chữa trị kịp thời, cảm cúm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phế quản - phổi , những bệnh tiêu tốn nhiều thời gian và công sức và cả tiền để chữa trị.

Cảm cúm - khó tránh dễ trị

Cảm cúm vốn là bệnh dễ trị nếu chúng ta đặt trọng tâm là điều trị triệu chứng. Khi có các biểu hiện cảm cúm, người bệnh cần được dùng thuốc điều trị sớm, tiết kiệm thời gian và công sức để phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng.

Để trị dứt cảm cúm, chúng ta cần nhìn rõ các vấn đề sau: các triệu chứng về mũi (hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi), các triệu chứng về đau đầu và cơ bắp (đau mình mẩy), nặng hơn thì có ho, có đờm… để từ đó dễ xác định các thành phần chữa trị. Để trị triệu chứng về mũi thì thuốc được dùng thường có thành phần phenylephedrine hydrochloride (gọi tắt là PE). Phenylephedrine có tác dụng co mạch, chống sung huyết mũi, giảm nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, do thuốc gây co mạch, cho nên, những người cao tuổi hoặc có vấn đề về cao huyết áp thì cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng các loại thuốc có thành phần hoạt chất này.

Để giảm đau đầu, đau nhức mình mẩy thì hoạt chất paracetamol thường được lựa chọn vì tính an toàn cao và ít tác dụng phụ. Một số thuốc trị cảm cúm còn được hỗ trợ caffeine nhằm giúp người bệnh tỉnh táo hơn khi làm việc, vui chơi. Đặc tính khác của caffeine là giúp paracetamol phát huy tác dụng giảm đau nhanh và mạnh hơn. Khi gặp cảm cúm với triệu chứng nặng hơn thì ngoài các thành phần kể trên, người bệnh sẽ cần thêm noscapine để trị ho, terpine hydrate giúp làm loãng đờm và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp cơ thể mau bình phục.

Trong trường hợp người bệnh thấy các triệu chứng diễn tiến kéo dài, chảy mũi không dứt, lại thấy sốt cao, khó thở, tức ngực… thì cần đi bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, rất dễ lây lan từ người này qua người khác khi người bệnh ho, nhảy mũi hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Những người bị cảm cúm nên đeo khẩu trang khi giao tiếp hay ở trong chỗ đông người và nên thường xuyên rửa tay sạch trước khi bắt tay, tiếp xúc với người khác. Vì vậy, biết trước những triệu chứng của cảm cúm để điều trị sẽ giúp cho người bệnh hết bệnh nhanh và hạn chế lây lan sang những người xung quanh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Để phòng tránh cúm, trước tiên, chúng ta phải giữ vệ sinh sạch sẽ như thường xuyên rửa tay, giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế sự phát triển của vi rút, vi khuẩn. Ngoài ra, cần ăn thêm trái cây có nhiều vitamine và khoáng vi lượng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

PGS-TS Nguyễn Đình Phúc
(Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng - ĐH Y khoa Hà Nội)

Meo.vn (Theo TNO)

6 cách “đánh bay” cảm lạnh

Số liệu thống kê cho thấy, trong mùa đông, trung bình mỗi người sẽ bị cảm lạnh từ 2- 4 lần.

Để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy thực hiện 6 bước sau:

1. Ngủ đủ giấc


Giấc ngủ sẽ giúp điều chỉnh hoocmon cortisol, kích thích các tế bào tăng cường hệ miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, nó sẽ ngăn chặn được virus cảm lạnh.

Ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày sẽ giúp bạn tránh được những bệnh cảm cúm thông thường. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, nguy cơ mắc cảm cúm cao gấp 3 lần ở những người ngủ không đủ 7 tiếng/ngày.

2. Tập thể dục

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục với cường độ vừa phải từ 30 -90 phút mỗi ngày, sẽ thúc đẩy chức năng của hệ miễn dịch và giảm khả năng mắc cảm lạnh.

Theo nghiên cứu năm 2009 tại Đại học Illinois (Mỹ), tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng bình phục bệnh.

3. Tắm dưới vòi hoa sen


Khi tắm gần xong, bạn hãy đứng dưới vòi hoa sen 30 giây trong nước nóng và 10 giây dưới nước lạnh. Bạn nên lặp lại quá trình này 3 lần liên tục.

Ngoài ra, tắm dưới vòi hoa sen cũng sẽ giúp rửa trôi sạch nước mũi, và ngăn vi khuẩn tiến sâu hơn vào trong đường hô hấp.

4. Ăn sò

So với các loại thực phẩm, động vật thân mềm có hàm lượng khoáng chất kẽm cao nhất. Kẽm còn có khả năng hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn dịch. Chỉ cần ăn một con sò, lượng kẽm trong cơ thể bạn đã tăng thêm 13 mg.

Ngoài sò, uống ngũ cốc, ăn hạt đậu nướng và hạt bí ngô, cũng sẽ bổ sung thêm 8mg kẽm mỗi ngày cho cơ thể.

5. Bổ sung vitamin D

Vitamin D giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, do đó những người có hàm lượng vitamin D thấp sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra, vitamin D còn tăng cường quá trình hấp thu canxi và giảm chứng viêm.

Trong một viên vitamin tổng hợp thường chứa 400 đơn vị (IU) vitamin D. Theo ý kiến của các chuyên gia, bạn nên bổ sung 1.000 IU mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

Thường xuyên uống sữa, ăn cá nhiều mỡ như cá hồi và sống trong khu vực nhiều nắng ấm, cũng sẽ nâng cao khả năng lưu trữ vitamin D trong cơ thể.

6. Rửa mũi hàng ngày


Vi khuẩn, virus và các chất gây kích ứng đường hô hấp sẽ bị “đánh bay” nếu bạn rửa mũi hàng ngày.

Điều đáng nói là bạn nên vệ sinh bình xịt mũi bằng xà phòng và nước sau mỗi lần sử dụng. Nếu không vệ sinh tốt, bình xịt sẽ trở thành trung gian lây truyền virus và vi khuẩn từ người này sang người khác.

Meo.vn (Theo Infonet)

Ăn uống giữ ấm cơ thể

Tiết trời sắp lập đông, cần biết cách bảo vệ cơ thể để không mắc một số bệnh thường gặp trong mùa này.

Thường thì mùa đông bắt đầu khoảng tuần thứ hai của tháng 11 dương lịch. Theo y học cổ truyền, hàn tà và phong tà kết hợp gây ra bệnh cảm mạo phong hàn, viêm khí quản, đau các khớp... Nếu cơ thể không thích ứng với tiết trời, khí hậu lạnh rất dễ mắc bệnh. Đông y cho rằng giữa tạng phủ và thời tiết có quan hệ mật thiết với nhau. Trong mùa đông càng dễ xuất hiện các bệnh có quan hệ đến dương khí bất túc, đau mỏi eo lưng, phù thũng, đại tiện ít, tiểu tiện nhiều, kinh nguyệt không đều, hen suyễn nặng hơn...


Gừng


Hành


Ớt


Quế... đều có tính ấm nóng, giúp giữ ấm cơ thể  - Ảnh: K.Vy

Ăn uống, dưỡng sinh

Theo lương y Quốc Trung, mục đích của việc điều dưỡng cơ thể, phòng trị bệnh là giúp cho cơ thể, tinh thần phù hợp với tính chất của tự nhiên, phù hợp với sự thay đổi của thời tiết. Phương pháp cơ bản điều dưỡng cũng chính là tận dụng hết khả năng thích ứng với mọi thay đổi của thời tiết, sáng ngủ dậy nên xoa lòng bàn tay, bàn chân; cần giữ ấm cơ thể - nhất là những người hay ra ngoài khi còn sớm; hằng ngày nên mở cửa sổ vào buổi trưa để không khí lưu thông. Ngoài ra, mùa đông nên dùng thiên về các món, thực phẩm có tính ấm, cay (gừng, hành, ớt, hẹ, lá lốt...); dùng khi món ăn còn nóng ấm. Hạn chế các món béo, lạnh, hay còn sống.

Người nhiễm phong hàn thường có các triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, phát nhiệt (sốt), sợ lạnh, khớp tay chân đau mỏi, cơ thể khó chịu. Để phòng và trị, theo lương y Quốc Trung, cần dùng các món ăn có vị tân (cay), tính ôn, sơ phong tán hàn như sau:

- Hành củ 30g, gạo tẻ 60g, gia vị. Đem nấu cháo, dùng lúc còn nóng ấm.

- Hành củ 15g, chao đậu 30g, đường đỏ 15g. Bỏ chao vào nước sôi luộc 15 phút, cho hành và đường đỏ vào, gạn lấy nước, uống nóng.

- Gừng tươi 15g, hoắc hương tươi 50g, đường đỏ 15g. Rửa sạch hoắc hương thái ngắn, gừng rửa sạch thái mỏng, rồi cho vào nồi nước sôi luộc 3-5 phút, gạn lấy nước uống nóng.

- Ma hoàng 6g, hạnh nhân 10g, đường trắng 15g. Rửa sạch ma hoàng, hạnh nhân bỏ vỏ bỏ tim, cho vào nước sôi luộc 15-20 phút, lọc lấy nước, cho đường vào khuấy đều, uống nóng.

- Quế chi 10g, bạch thược 10g, gừng tươi 10g, đại táo 5 quả, đường trắng 15g. Rửa sạch các loại, cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, nấu với lửa lớn đến sôi, nấu tiếp 10-15 phút nữa. Lọc lấy nước cho đường vào khuấy đều uống nóng.

- Gừng tươi 20g, gạo tẻ 60g, đường đỏ 15g. Rửa sạch gừng tươi, thái thành dạng hạt nhỏ. Gạo vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu với lửa lớn, đến khi gạo chín thì cho gừng vào, nấu tiếp cho cháo nhừ thì cho đường vào khuấy đều, dùng nóng.

Meo.vn (Theo TNO)

Ho kéo dài

Bạn bị ho suốt nhiều tuần lễ. Làm sao để biết đó là một cơn cảm lạnh khó trị hay một căn bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?

Sau đây là một số bệnh liên quan đến ho kéo dài hoặc ho mãn tính mà bạn cần biết.

Hen suyễn và dị ứng

Hen suyễn là một bệnh phổi mãn tính, trong đó các khí đạo trong phổi bị viêm và sưng. Ngoài tức ngực, khó thở và thở khò khè, ho là một triệu chứng đặc thù của bệnh hen suyễn, vốn có xu hướng gia tăng vào ban đêm hoặc sáng sớm. Khi các triệu chứng hen suyễn bùng phát bất thình lình, người ta gọi đó là một cơn hen suyễn.

Ngay cả những người không bị hen suyễn, việc hít phấn hoa, bụi bặm, lông vật nuôi, và những chất kích thích khác trong không khí có thể gây viêm mũi dị ứng, bạn bị ho, nghẹt mũi và hắt hơi.


COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) chủ yếu do hút thuốc gây ra và phổ biến ở những người trên 45 tuổi. Khi bị COPD, phổi sản xuất dịch nhầy quá mức, buộc cơ thể cố gắng giải tỏa bằng cách ho. Sự tổn thương mô liên quan đến bệnh này cũng có thể gây khó thở.

Bác sĩ có thể kiểm tra bạn về khả năng bị COPD (đặc biệt nếu bạn hút thuốc), sau khi loại bỏ những nguyên nhân gây ho bình thường khác.

GERD

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi a-xít dạ dày chảy ngược vào thực quản. Ợ nóng là triệu chứng chủ yếu, nhưng ho là một triệu chứng phổ biến khác, cùng với đau ngực và thở khò khè. Thực sự, GERD là một nguyên nhân khá phổ biến nhưng không được thừa nhận của ho mãn tính.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh cảm lạnh, cúm và những sự nhiễm trùng đường hô hấp khác. Ho có thể kéo dài dai dẳng hơn các triệu chứng khác, như nghẹt mũi và sốt, có lẽ do các khí đạo trong phổi vẫn nhạy cảm và bị viêm. Khi điều này xảy ra, nó được gọi là hội chứng chảy mũi sau.

Một sự nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng hơn là viêm phổi, vốn có thể do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Một cơn ho, vốn thường tạo ra dịch nhầy màu lục hoặc màu gỉ sắt, là một trong những triệu chứng đặc thù của bệnh này.

Ô nhiễm không khí

Các chất gây ô nhiễm và chất kích thích trong không khí có thể gây ra một cơn ho dai dẳng. Ngay cả việc tiếp xúc ngắn hạn với khói (chẳng hạn như khí xả diesel) có thể gây ho, đờm dãi và kích thích phổi. Khói cũng làm trầm trọng thêm những cơn dị ứng và hen suyễn.

ACE inhibitor

Thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin (ACE inhibitor) là loại thuốc được dùng để chữa huyết áp cao và suy tim. Khoảng 1/5 bệnh nhân dùng thuốc này có thể bị phản ứng phụ là ho khan. Ở một số người, cơn ho có thể kéo dài nhiều tuần sau khi họ ngừng dùng thuốc. Bạn có thể đổi thuốc nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Meo.vn (Theo Thanhnien)