Lưu trữ cho từ khóa: mệt mỏi

Vì sao thời tiết gây cảm giác mệt mỏi, khó thở?

Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, thời tiết mấy hôm nay giống với thời tiết của tháng 9 hơn là thời tiết của tháng 6.

Mấy ngày nay, dù nhiệt độ không tăng cao nhưng tôi luôn cảm thấy thời tiết khó chịu gây cảm giác mệt mỏi, khó thở. Nguyên nhân này là do đâu? - Nguyễn Thị Nguyệt (Hà Nội).

vi-sao-thoi-tiet-gay-cam-giac-met-moi-kho-tho

Ảnh minh họa.

Ông Lê Thanh Hải

, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư:

Do ảnh hưởng của cơn bão vừa xuất hiện ở biển Đông nên thời tiết có sự thay đổi một chút. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, thời tiết mấy hôm nay giống với thời tiết của tháng 9 hơn là thời tiết của tháng 6.

Vào tháng 6 thường duy trì kiểu thời tiết nắng nóng xen kẽ là những đợt mưa khiến cho nhiệt độ giảm vài ngày rồi lại nắng nóng trở lại. Tuy nhiên, mấy ngày nay lại xuất hiện nắng hanh, nhiệt độ không quá cao nhưng độ ẩm lại cao khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Kiểu thời tiết này không kéo dài lâu thay thế vào đó, nhiệt độ sẽ tăng dần lên từ 34 – 37 độ C, nắng nóng xuất hiện trở lại.

Theo Kienthuc.net.vn

Hay mệt mỏi, khó thở và buồn ngủ là bệnh gì?

Tôi năm nay 36 tuổi, các đây 2 tháng tôi có hiện tượng người mệt mỏi, khó thở và tôi đi khám thì bác sĩ (BS) kết luận bị rối loạn thần kinh thực vật. BS cho thuốc uống và tôi thấy đỡ. Nhưng khi hết thuốc tôi lại bị như cũ và có vẻ còn nặng hơn.

Vì tôi còn bị thêm chứng lúc nào cũng buồn ngủ và ngủ dù đêm tôi đã ngủ đủ 8 tiếng, nhưng ban ngày người mệt không muốn làm gì. Tôi hay bị ngủ li bì với cảm giác rất mệt mỏi và hay mơ.

Xin hỏi BS hiện tượng đó là bệnh gì và tôi nên khám bệnh chuyên khoa nào để biết chính xác bệnh. Cảm ơn BS. – Phí Thị Minh Phong

hay-met-moi-kho-tho-va-buon-ngu-la-benh-gi

Ảnh minh họa: internet

BS Đặng Văn Mon

– Khoa Giấc ngủ – Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic TPHCM trả lời:

Để chẩn đoán đích xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng của chị cần biết thêm nhiều điều: tình trạng công việc, tình trạng hôn nhân, gia đình con cái; Lần khám trước bác sĩ đã cho làm những xét nghiệm gì, kết quả ra sao?… Tuy nhiên với những triệu chứng mà chị mô tả, tôi có thể gợi ý chị một số nguyên nhân sau:

- Thiếu sinh tố D và canxi

- Suy chức năng tuyến giáp

- Căng thẳng, lo lắng (stress)

- Nhiễm ký sinh trùng

- Suy thận mạn (có thể)

Để định bệnh chính xác, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám kĩ và do có nhiều nguyên nhân cần làm xét nghiệm theo chỉ định của BS.

Theo Phunuonline.com.vn

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh thường bị bỏ qua

Có thể do quá bận rộn hoặc không có thói quen chăm sóc bản thân mà nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Cơ thể con người là một thể thống nhất, bởi vậy, bất kì bộ phận nào bị trục trặc cũng được cơ thể phát tín hiệu ra bên ngoài để được xử lý kịp thời. Đó là lý do tại sao chúng ta cần hết sức chú ý tới các biểu hiện khác thường của cơ thể.

Tuy nhiên, có thể do quá bận rộn hoặc không có thói quen chăm sóc bản thân mà nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo bệnh. Đó là những sai lầm đáng tiếc vì điều này đồng nghĩa với việc bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, dễ dẫn đến trầm trọng, nguy hiểm và đe dọa sức khỏe của bạn.

Dưới đây là 3 sai lầm lớn liên quan đến việc chăm sóc bản thân mà nhiều người mắc phải.

1. Mệt mỏi, kiệt sức

Cảnh báo: Nguy cơ đau tim

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh thường bị bỏ qua

Trái tim khỏe mạnh bình thường có thể bơm hơn 5 lít máu mỗi phút. Để tim luôn khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, tập thể dục đều đặn, tránh hút thuốc… Ngược lại, nếu bạn ăn uống thiếu chất, lười vận động, thường xuyên hút thuốc… sẽ làm suy yếu trái tim và việc bơm máu đi khắp cơ thể bị cản trở, lưu thông máu trong cơ thể không tốt.

Theo một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) thì phụ nữ thường có các triệu chứng cảnh báo cơn đau tim từ trước đó một tháng hoặc lâu hơn. Hơn nữa, các triệu chứng đau tim ở phụ nữ thường rất khác biệt so với ở nam giới. Nếu chị em thường thức dậy với cảm giác mệt mỏi bất thường, mất năng lượng trong suốt cả ngày, khó ngủ về đêm… thì bạn nên đi khám để được siêu âm tim (EGG) – một hình thức kiểm tra sức khỏe của tim, vì đó có thể là những triệu chứng cảnh báo nguy cơ đau tim.

2. Muốn đi tiểu thường xuyên

Cảnh báo: Bệnh tiểu đường

Nếu bạn liên tục cảm thấy muốn đi tiểu, đừng nên cho rằng đó là do thận hoạt động tốt mà hãy cảnh giác nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Đi tiểu thường xuyên có thể xảy ra trong trường hợp lượng đường trong máu cao. Lúc này. thận bắt đầu làm việc tăng cường và hút nước từ cơ thể để thải qua đường nước tiểu. Quá trình này cũng dẫn đến cảm giác rất khát nước.

Nếu bạn thường xuyên gặp những triệu chứng này thì nên đi khám và làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để được chẩn đoán chính xác có phải do bệnh tiểu đường gây ra hay không.

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh thường bị bỏ qua2

3. Mất khả năng nhận biết về mùi

Cảnh báo: Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Nhiều người khi gặp dấu hiệu suy giảm trí nhớ thì cho rằng đó là do tuổi tác gây ra, nhưng trên thực tế, đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh Alzheime. Ngoài triệu chứng suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheime còn có thể được cảnh báo bởi nhiều dấu hiệu khác mà thường bị chị em bỏ qua.

Một trong những khu vực đầu tiên của bộ não bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer là phần chịu trách nhiệm về khứu giác. Chính bởi vậy, những người bị bệnh Alzheime thường không phân biệt được các mùi, thậm chí cảm nhận mùi vị chậm. Vì vậy, nếu thấy mình có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, để biết nguyên nhân gây ra tình trạng này có phải do bệnh Alzheime không thì bạn có thể tự kiểm tra bằng cách đơn giản là thử kiểm tra thính giác của mình.

Axit béo omega-3 được cho là có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheime. Để phòng ngừa bệnh Alzheime, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng quan trọng này vào chế độ ăn uống của bạn từ các thực phẩm như dầu ôliu, cá hồi, tảo…

Theo Afamily.vn

6 cách giúp bạn đối phó với tình trạng mệt mỏi sau khi sinh

Vài tuần đầu tiên sau khi bé yêu trở về nhà từ bệnh viện, bạn sẽ phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất của thời kỳ hậu sản – kiệt sức sau sinh. Vì vậy, 6 cách dưới đây sẽ giúp bạn đối phó với tình trạng mệt mỏi và vui chơi bên bé yêu mới sinh của mình.

1. Bắt đầu mỗi ngày với cảm giác hoàn thiện

Không được ngủ đủ giấc đã là khó khăn, nhưng khi lịch sinh hoạt hàng ngày quá mệt mỏi để bạn dành thời gian chăm sóc bản thân thì mọi chuyện còn trở nên tồi tệ hơn. Hãy thử thay đổi mình vào mỗi buổi sáng, ngay cả khi chỉ là được tắm nhanh chóng, hoặc tô điểm một chút cho gương mặt. Việc thực hiện những bước nhỏ nhưng quan trọng ấy có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng cần thiết nhằm tái khởi động một ngày mới.

2. Hạn chế khách tới thăm

Hẳn bà mẹ nào cũng cảm thấy rất tự hào và muốn “khoe” thành viên mới của gia đình cho mọi người biết, nhưng điều quan trọng ở đây là quản lý lượng khách đến thăm ra sao để bạn không mất nhiều sức mới là điều quan trọng. Bạn bè và người thân sẽ hiểu và thông cảm nếu bạn đề nghị họ cho bạn một vài tuần để có thời gian thường xuyên ở bên em bé mới sinh.

6-cach-giup-ban-doi-pho-voi-tinh-trang-met-moi-sau-khi-sinh

3. Chấp nhận sự giúp đỡ

Yêu cầu hoặc chấp nhận sự giúp đỡ từ những người khác là không dễ dàng với nhiều bà mẹ trẻ, đặc biệt nếu họ có một cuộc sống độc lập. Giai đoạn kiệt sức sau sinh sẽ không kéo dài mãi, nhưng trong vài tuần đầu tiên, nó chắc chắn sẽ thử thách bạn. Đừng quá kiêu ngạo mà từ chối sự giúp đỡ. Đây là thời gian cho phép người thân của bạn đến giúp xử lý đống đồ cần giặt và trông em bé hộ bạn, nhờ đó bạn mới có thể có giấc ngủ ngắn lấy lại sức. Hãy chắc chắn bạn tận dụng được lợi thế từ sự trợ giúp trong những tháng đầu tiên đầy khó khăn này.

4. Vợ chồng cùng chung tay

Việc trở thành cha mẹ với viễn cảnh hai vợ chồng chung sức sẽ giúp bạn luôn có một bờ vai để dựa vào. Nếu bạn đang cho con bú, chồng bạn vẫn có thể thức dậy giữa đêm để hỗ trợ thay tã cho con hoặc giúp đỡ công việc nhà khác. Tạo ra sự cố gắng để làm việc cùng nhau với lòng biết ơn và không chỉ trích cách lẫn nhau khi thực hiện việc chăm sóc con.

6-cach-giup-ban-doi-pho-voi-tinh-trang-met-moi-sau-khi-sinh

5. Chợp mắt khi có thể

Có lẽ một giấc ngủ trọn đêm tới sáng sẽ rất khó thực hiện được, nhưng bạn vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian rỗi ít ỏi để chợp mắt, đôi khi chỉ cần 15 – 20 phút mà thôi. Ví dụ như tận dụng thời gian yên tĩnh khi cho con bú bình. Nếu đây là lần đầu bạn làm mẹ, không vướng chăm sóc bất kỳ đứa con nào khác, chắc chắn bạn sẽ được ngả lưng khi bé của bạn ngủ. Trong vòng một vài tuần đầu tiên với em bé mới sinh, bạn sẽ mong chóng nhận thấy một số thói quen ăn uống và ngủ nghỉ của con, từ đó nắm bắt được khoảng thời gian rỗi nhằm tranh thủ ngủ bất cứ lúc nào trong ngày.

6. Hạ thấp tiêu chuẩn của bạn

Bạn có thể đủ sức giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp hoặc phục vụ chồng những bữa ăn ngon, ngay cả sau khi bạn dành 8 giờ mỗi ngày tại văn phòng, nhưng không có gì có thể so sánh được với số lượng việc phải làm cho một em bé mới sinh. Bây giờ bạn đang sinh hoạt theo thời gian biểu của bé, không phải của bạn, vì vậy đơn giản bây giờ không còn là lúc để giữ những tiêu chuẩn cao của bạn. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng thư giãn và chỉ cần tận hưởng những ngày đầu hiện diện thành viên mới này – vì chúng cũng sẽ trôi qua nhanh hơn bạn nghĩ đấy.

Theo Afamily.vn

Biện pháp phòng ngừa mệt mỏi cho bà bầu

Mệt mỏi là dấu hiệu thường thấy ở các thai phụ. Tuy nhiên, trong trường hợp mệt mỏi quá mức, các thai phụ cần phải áp dụng các phương pháp để khắc phục vấn đề này nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

bien-phap-phong-ngua-met-moi-cho-ba-bau

Ảnh minh họa: internet

Theo các chuyên gia, để duy trì sức khỏe và chống mệt mỏi trong thai kỳ, chị em cần tuân thủ thực hiện các biện pháp dưới đây:

Thư giãn

Nghỉ ngơi và thư giãn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho chị em trong suốt thai kỳ. Để mang lại hiệu quả, chị em có thể thư giãn bằng cách thực hiện các hoạt động mà không đòi hỏi phải tiêu hao quá nhiều năng lượng, ví dụ như đọc sách, nghe nhạc hoặc xem tivi…

Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất rất cần thiết cho thai phụ. Vì khi mang thai, chị em cần phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng không chỉ cho bản thân mà còn cho cả thai nhi. Bên cạnh đó, khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ giúp chị em khắc phục được tình trạng mệt mỏi trong thai kỳ.

Uống đủ nước

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Vì tình trạng mất nước sẽ khiến các thai phụ cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt trong quá trình mang thai. Để ngừa tình trạng mệt mỏi khi mang thai, điều quan trọng là chị em cần đảm bảo uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc

Phụ nữ đang mang thai thường cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, do sự thay đổi kích thích tố trong thai kỳ gây ra. Để đối phó với vấn đề này, theo các chuyên gia, thai phụ cần phải cố gắng ngủ đủ giấc. Trong trường hợp bị mất ngủ vào ban đêm, chị em nên tranh thủ một giấc ngủ ngắn vào ban ngày để giúp cơ thể được nghỉ ngơi.

Tập thể dục

Không ít thai phụ nghĩ rằng khi mang thai và đang mệt mỏi, tập thể dục sẽ khiến họ kiệt sức hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Theo các chuyên gia, tập thể dục nhẹ giúp thai phụ xua tan cảm giác mệt mỏi. Trong đó, đi bộ chậm được xem là một trong những bài tập thể dục tốt nhất đối với các thai phụ.

Tư vấn bác sĩ

Tình trạng mệt mỏi là dấu hiệu khá phổ biến ở các thai phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các thai phụ cần lưu ý vì mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Do vậy, nếu chị em cảm thấy tình trạng mệt mỏi kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Theo Phunuonline.com.vn

Những nguyên nhân khiến bạn ngáp liên tục

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình lại ngáp liên tục đến như vậy cho dù bản thân đã ngủ rất nhiều và không hề buồn ngủ.
Ngáp là việc mà bất cứ ai cũng làm, ngay cả thai nhi trong bụng mẹ cũng ngáp. Hầu hết mọi người tin rằng ngáp xảy ra khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, buồn ngủ và uể oải. Nhưng thực tế, ngáp có thể do một loạt các lý do khác gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này.
- Cơ thể cần cung cấp oxy: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một trong những lý do chính gây ra ngáp là sự gia tăng mức độ carbon dioxide hoặc giảm nồng độ oxy trong máu. Ngáp là hành động phản xạ của cơ thể để đảm bảo có đủ oxy trong phổi và từ đó cung cấp oxy vào máu.
- Nhiệt độ não bị thay đổi: Ngáp còn là việc làm giúp duy trì nhiệt độ của não. Khi một người đang mệt mỏi hoặc không thể ngủ được, nhiệt độ của não tăng lên. Khi một người ngáp, cơ thể được làm mát hơn, các cơ bắp và khớp xương được uốn cong và nhiệt độ não cũng được giữ ổn định.
- Mệt mỏi hoặc chán nản: Nếu bạn ngáp quá nhiều trong khi đang làm việc thì lý do có thể là mệt mỏi hoặc chán nản, căng thẳng.
nhung-nguyen-nhan-khien-ban-ngap-lien-tuc
Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng ngáp quá mức, ngay cả sau khi có lối sống lành mạnh thì bạn nên đi khám sớm. Ảnh minh họa
- Bắt chước người khác: Các tế bào thần kinh gương (tế bào thần kinh phản chiếu) trong não chịu trách nhiệm việc gây ra các cơn ngáp. Khi bắt gặp một người ngáp, tế bào thần kinh gương trong não sẽ bắt chước và gây ra phản ứng, tạo thành hành động tương tự khiến bạn ngáp theo.
- Do hóa chất trong não bị kích thích: Khi một số hóa chất trong não như serotonin, dopamine và glutamine… bị kích thích, chúng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng và cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, chúng còn kích thích hệ thần kinh trung ương và gây ra phản ứng là ngáp.
- Rối loạn giấc ngủ: Đôi khi, ngáp quá mức có thể chỉ ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều này là do cơ thể bạn không được nghỉ ngơi và ngủ đủ thời gian dẫn đến mệt mỏi. Và điều này có thể dẫn đến những cơn ngáp liên tục.

Khi nào thì ngáp là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn không tốt?

Ngáp liên tục có thể là dấu hiệu chỉ ra một căn bệnh tiềm ẩn hoặc rối loạn trong cơ thể bạn. Nếu bạn ngáp liên tục, kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, lo lắng, tăng nhịp tim, đau đầu mãn tính… thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim, khối u não, động kinh… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dây thần kinh phế vị bị ảnh hưởng, làm suy giảm nhịp tim và huyết áp. Do đó, mức độ oxy trong máu giảm khiến bạn ngáp nhiều hơn bình thường.
Ngáp là một tình trạng hoàn toàn bình thường nếu người ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào cuối ngày. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng ngáp quá mức, ngay cả sau khi có lối sống lành mạnh thì bạn nên đi khám sớm để loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.
Theo Afamily.vn
The post Những nguyên nhân khiến bạn ngáp liên tục appeared first on Tin Sức Khỏe.

Vì sao mỗi khi đói cơ thể lại mệt mỏi?

Để cơ thể nói chung và não nói riêng hoạt động hiệu quả cần nhóm thực phẩm chứa ba nhóm chính là carbohydrat, chất đạm và chất béo.

Xin hỏi, vì sao mỗi khi đói cơ thể lại mệt mỏi, chóng mặt, kém tập trung?Vũ Thu Hồng (Hà Nội).

vi-sao-moi-khi-doi-co-the-lai-met-moi

Ảnh minh họa.

BS Nguyễn Nhật Hồ, Trung tâm Tư vấn sức khoẻ Bluesky:

Để cơ thể nói chung và não nói riêng hoạt động hiệu quả cần nhóm thực phẩm chứa ba nhóm chính là carbohydrat, chất đạm và chất béo. Đặc biệt, tế bào não cần rất nhiều năng lượng mà nguồn cung cấp duy nhất là từ glucose, một thành phần cấu tạo của carbohydrat.

Khi không đủ năng lượng, não sẽ lấy chất này từ gan và cơ bắp… Khi thiếu glucose não sẽ kém tập trung, tâm trạng mệt mỏi, chóng mặt. Tương tự, khi cơ bắp thiếu đường cũng bủn rủn, mệt mỏi… Đây cũng là lý do vì sao khi mệt nên uống một cốc nước đường và ăn thực phẩm vào để nhằm cung cấp năng lượng được nhanh cho não và cơ thể.

Theo Kienthuc.net.vn

Bí quyết đơn giản giúp mẹ bầu đánh tan cơn mệt mỏi

Cùng với ốm nghén, mệt mỏi là những tác dụng phụ đầu tiên trong thời kỳ thai nghén.

Hầu hết các thai phụ đều có cảm giác mệt mỏi khi mang thai, đặc biệt là trong khoảng thời gian ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Thậm chí với nhiều chị em, cảm giác mệt mỏi còn đi theo suốt 9 tháng 10 ngày của quá trình mang thai và sau khi sinh.

Nguyên nhân của “tác dụng phụ” này là do cơ thể sản xuất ra nhiều loại hoocmon mới để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Ngoài ra, những thay đổi về tâm lý cũng như thể chất trong quá trình thai nghén cũng có thể gây nên tâm trạng căng thẳng, cảm xúc thất thường, mất ngủ… khiến mẹ bầu mệt mỏi.

bi-quyet-don-gian-giup-me-bau-danh-tan-con-met-moi

Cảm giác mệt mỏi thường xuất hiện vào ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ (ảnh minh họa)

Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ trong thời gian mang thai với một chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng quan trọng, dưới đây là một số “bí kíp” đơn giản các mẹ có thể áp dụng để đánh tan cơn mệt mỏi, lấy lại sức sống tràn trề như thường ngày.

Sử dụng các loại tinh dầu

Hương thơm từ tinh dầu có thể làm dịu cơn đau đầu, dỗ bạn vào giấc ngủ, thúc đẩy việc điều trị và giảm căng thẳng thần kinh. Các loại tinh dầu như tinh dầu bưởi hoặc tinh dầu quýt từ lâu đã được biết đến có tác dụng rất tốt giúp cơ thể, tinh thần thư giãn, tiếp thêm năng lượng và điều hòa giấc ngủ.

Ngủ sớm, ngủ đủ giấc

Khi mang thai, mẹ sẽ buồn ngủ hơn bình thường và thông thường các mẹ dễ chìm vào giấc ngủ li bì, nhất là ở giai đoạn mang thai đầu tiên. Ngủ quá nhiều càng khiến mẹ bầu mệt mỏi. Lời khuyên cho mẹ trong trường hợp này là hãy để cơ thể có một đồng hồ sinh học ổn định, đừng ngủ giấc dài bất cứ lúc nào cảm thấy mệt mỏi và muốn nằm xuống mà hãy đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, đi ngủ trước 23 giờ và có giấc ngủ sâu vào ban đêm.

Có giấc ngủ ngắn ban ngày

Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi cho chính bản thân mình. Mẹ nên tranh thủ những lúc nghỉ ngơi buổi trưa để thư giãn. Khi mẹ cảm thấy mệt mỏi, nếu có thể hãy ngả lưng một chút và làm giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút để lấy lại tinh thần, sức lực, nhớ đừng ngủ quá lâu mà hãy dành giấc ngủ sâu cho buổi tối.

Duy trì mức độ hoạt động phù hợp

Chẳng hạn như công việc nội trợ, mẹ nên cắt giảm lượng công việc phải làm và xem xét thuê người giúp việc nếu như điều kiện tài chính cho phép để mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi cũng như tránh các trường hợp xấu có thể xảy khi dọn dẹp nhà cửa khiến mẹ mệt mỏi hoặc ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.

Giảm lượng công việc

Tránh nhiệm của mẹ cho các hoạt động xã hội cũng như công việc (nếu có thể). Hầu hết chị em đều cố gắng làm việc cho đến khi sát ngày sinh. Tuy nhiên, càng cận kề ngày sinh, mẹ càng dễ căng thẳng, đi lại nhiều, áp lực, căng thẳng khiến “tác dụng phụ” mệt mỏi càng thêm rõ ràng hơn. Vì vậy, nếu mẹ yêu thích công việc hoặc không thể nghỉ ngơi được, nên tránh đi lại trong giờ cao điểm, đến muộn và về sớm hơn người khác.

bi-quyet-don-gian-giup-me-bau-danh-tan-con-met-moi

Áp lực, căng thẳng công việc càng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi (ảnh minh họa)

Tăng số lượng bữa ăn

Tăng số lượng bữa ăn, tuy nhiên, mẹ nhớ giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa. Theo các chuyên gia sản khoa, chia làm 6 bữa nhỏ mỗi ngày và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp giữ năng lượng trong cơ thể và khiến mẹ không cảm thấy đói, đồng thời tránh được cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Tăng thêm 300 – 500 calo mỗi ngày

Lượng calo này đủ cung cấp cho cả mẹ và bé. Điều mẹ cần đảm bảo 300 calo này bổ dưỡng và không nên ăn vặt.

Bữa ăn cân bằng, bổ dưỡng

Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm nhiều chất sắt và protein sẽ giúp thai phụ giảm tâm trạng mệt mỏi; đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: thịt đỏ, hải sản, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên chất, mì sợi, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt…

Uống đủ nước

Uống 1,5 – 1,8 lít nước mỗi ngày giúp tăng mức năng lượng đồng thời giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Tuy nhiên, mẹ nhớ đừng uống thêm bất cứ thứ gì trong thời gian từ hai đến ba giờ trước khi đi ngủ để tránh phải trở dậy để đi tiểu về đêm.

Không ăn sát giờ đi ngủ

Bữa ăn cuối cùng trong ngày nên cách vài giờ trước khi đi ngủ để làm tránh chứng khó tiêu, đầy bụng khiến mẹ khó chịu, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.

Tập thể dục thường xuyên

Một bài tập cường độ vừa phải, khoảng 30 phút mỗi ngày là thích hợp. Các mẹ có thể đi bộ, bơi lội, yoga hay các bài tập nhẹ nhàng khác đều có tác dụng tốt cho mẹ, không chỉ làm tăng tuần hoàn máu, giữ cơ bắp săn chắc, tinh thần sảng khoái, gia tăng năng lượng cho cơ thể, giảm mệt mỏi đáng kể mà tập luyện thường xuyên còn giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.

Kéo căng cơ bắp chân trước khi đi ngủ

Chỉ khoảng 5 phút cho động tác này sẽ giúp cơ bắp dược thả lỏng, máu tuần hoàn tốt, tránh được tối đa chứng chuột rút khi mẹ đang ngủ.

bi-quyet-don-gian-giup-me-bau-danh-tan-con-met-moi

Các động tác giãn cơ có tác dụng giúp cơ thể thả lỏng, giảm mệt mỏi, tuần hoàn máu tốt (ảnh minh họa)

Dành thời gian massage hoặc ngâm mình trong bồn tắm

Viêc massage, ngâm mình trong nước ấm giúp cơ thể được thư giãn nhẹ nhàng, thả lỏng tối đa, giảm mệt mỏi cũng như chứng co cơ, phù nề do sự chèn ép của bài thai gây ra khiến mẹ khó chịu.

Không đứng trong thời gian dài

Đứng quá lâu khiến máu lưu thông không tốt, khiến mẹ dễ bị chóng mặt.

Uống vitamin trước khi sinh

Vitamin, đặc biệt là sắt và axit folic cần được uống thường xuyên, chúng không chỉ có tác dụng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé mà còn có tác dụng giảm mệt mỏi trong thời kỳ mang thai.

Nhờ sự trợ giúp

Đừng ngại ngần nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi mẹ thấy cần. Mẹ có thể nhờ người thân giúp quán xuyến công việc nhà. Nếu cảm thấy quá căng thẳng, mẹ cũng có thể chia sẻ, trao đổi với bạn bè, người thân để thoải mái hơn. Đừng cố gắng làm quá nhiều, hay giữ tâm sự trong lòng khiến mẹ càng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hơn – điều này không hề tốt cho thai nhi.

Theo Khampha.vn

Những nguyên nhân gây mệt mỏi bất thường

“Sáng nắng, chiều mưa”, sức khỏe thay đổi thất thường như thời tiết, bỗng dưng cảm thấy mệt mỏi là triệu chứng nhiều phụ nữ hay mắc. Dưới đây là những nguyên do có thể lý giải cho những cơn mệt mỏi bất thường này.

Bị mất nước

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ năm 2012, ngay cả phụ nữ khỏe mạnh cũng có thể bị mất nước khi bị rối loạn tâm trạng hay hoạt động thể chất quá sức. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi tâm trạng thay đổi, tế bào thần kinh trong vùng dưới đồi – khu vực não có nhiệm vụ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ cơ thể – sẽ gửi một tín hiệu tới các phần còn lại của cơ thể để “nhắc” bạn uống nước. Ngoài ra bác sĩ dinh dưỡng Gina Sirchio tại Viện y tế LaGrange  ở Chicago cũng cho biết, bạn cần chú ý tới màu nước tiểu. Khi thấy nước tiểu sậm màu, điều đó có nghĩa bạn đang thiếu nước.

Thiếu vitamin B12

Cơ thể cần vitamin B12 để sản sinh các tế bào máu đỏ và giữ cho các tế bào thần kinh hoạt động tốt. Thiếu hụt vitamin này sẽ làm giảm lượng ôxy trong máu, khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi ủ rũ, các bộ phận hoạt động không linh hoạt. Mỗi độ tuổi, cơ thể sẽ sản xuất ít đi một loại protein được gọi là yếu tố nội tại có nhiệm vụ giúp bạn xử lý các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, càng có tuổi, sức khỏe của bạn càng giảm sút do lượng protein này bị ít đi. Vì thế nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi kèm theo các triệu chứng như mau quên, chân tay bủn rủn, tê hoặc ngứa… thì có thể bạn bị thiếu vitamin B12.

nhung-nguyen-nhan-gay-met-moi-bat-thuong

Ảnh minh họa: Internet

Stress quá mức

Thông thường, mức độ của hormone cortisol – loại hormone gây căng thẳng cao nhất vào buổi sáng và giảm xuống vào ban đêm giúp duy trì một nhịp hàng ngày của cơ thể. Nhưng khi cơ thể bị stress quá mức, nhịp điệu này sẽ bị xáo trộn, thậm chí mức độ cortisol không giảm xuống vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Hoặc tuyến thượng thận vẫn tiếp tục sản xuất cortisol trong lúc ngủ gây ra mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Heart & Lung, một nửa số bệnh nhân nữ bị bệnh đau tim cho biết họ đã bị khó ngủ và mệt mỏi bất thường trong những tuần trước khi biết mình bị bệnh. Cảm giác mệt mỏi và khó thở xuất hiện khi bạn tập thể dục, leo lên cầu thang… cũng là những dấu hiệu mắc bệnh tim do động mạch bị chặn hoặc cơ tim yếu sẽ làm giảm lưu lượng máu, cản trở ôxy cung cấp cho cơ bắp và các mô của cơ thể khiến chúng không thể hoạt động đúng chức năng.

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu

Hầu hết những người bị thiếu máu đều dẫn đến mệt mỏi. Nguyên nhân chính gây ra thiếu máu là do thiếu sắt. Mức độ sắt trong cơ thể thấp sẽ làm cho quá trình hình thành các tế bào máu đỏ bị suy giảm, lượng ôxy mới cung cấp cho cơ thể không đủ khiến cơ thể uể oải, mất năng lượng. Nhóm có nguy cơ bị thiếu sắt cao là những người ăn chay, ăn uống thiếu chất hoặc những bệnh nhân bị bệnh về tiêu hóa hoặc các bệnh về tuyến giáp, phụ nữ có kinh nguyệt kéo dài, chị em ngừa thai bằng biện pháp nội tiết tố…

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi mắc bệnh này bạn sẽ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu và hệ lụy của nó là khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này càng rõ ràng hơn nếu ở nhóm phụ nữ trên 40 tuổi, Tiến sĩ Ashley Carroll ở khoa Tiết niệu tại Đại học Virginia Commonwealth, Mỹ cho biết. Vì thế khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nên tranh thủ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và có chế độ ăn lành mạnh, nếu bị lâu và nặng bạn cần đến bác sĩ để tư vấn dùng thuốc kháng sinh phòng bệnh.

Không tập thể dục

Một ngày làm việc căng thẳng sẽ làm tăng hormone  cortisol và glucose trong máu khiến các khớp gối thiếu linh hoạt. Cả ngày ngồi trước máy tính, bạn sẽ không thể giải phóng năng lượng và áp lực công việc. Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều nhân viên văn phòng hiện nay mắc phải, gây mệt mỏi, kết hợp lười tập thể dục khiến tình trạng càng xấu đi. Vì thế hãy tranh thủ dạo bộ 30 phút sẽ cải thiện tình hình và cân bằng năng lượng hàng ngày.

Theo Anninhthudo.vn

5 cách đơn giản chống lại mệt mỏi

6060-healthy-women-1374194500_500x0.jpg
Ảnh: Freegreatpicture.com

Chọn bữa ăn sáng

Bữa sáng đóng vai trò rất quan trọng, mang lại cho bạn sức khỏe tinh thần lành mạnh. Một bữa sáng tốt sẽ giúp trí óc bạn luôn tỉnh táo. Khởi động ngày mới với một bữa ăn sáng lành mạnh bao gồm chất xơ, tinh bột, protein…, cơ thể không bị mệt mỏi, căng thẳng giữa buổi sáng.

Tập thể dục

Dù công việc có bận rộn tới đâu, bạn cũng nên dành ra một khoảng thời gian thích hợp để có thể tập thể dục. Tập thể dục giúp cơ thể tăng endorphin và năng lượng thông qua chuyển động. Tập thể dục cũng là cách tốt nhất chống lại mệt mỏi liên tục. Tập thể dục phù hợp có thể giúp bạn ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo hơn.

Nước

Cơ thể đủ nước chính là một trong những chìa khóa để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làn da sáng và chiến đấu lại mệt mỏi. Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng mất nước. Vì vậy, khi đi đường, bạn cũng nên mang theo nước.

Cho phép bản thân nghỉ ngơi

Công việc yêu cầu cần tập trung đến cao độ, bạn cảm thấy mệt mỏi. Đó là phản ứng đầu tiên của cơ thể muốn được nghỉ ngơi. 5 phút rời khỏi bàn làm việc đi bộ trong không khí trong lành và ánh sáng tự nhiên có thể cải thiện tâm trạng và giúp bạn sảng khoái hơn. Nếu bạn không thể rời khỏi văn phòng, có thể thực hiện một vài di chuyển nhỏ sẽ làm giảm căng thẳng ở vai, cổ, lưng và cổ tay.

Tắt thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Rõ ràng ngủ đủ giấc mỗi đêm, bạn thức dậy luôn tỉnh táo. Nếu bạn luôn bật thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại…, nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Tốt nhất bạn nên tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Rời máy tính 20 phút trước khi đặt lưng vào giường sẽ cho phép cơ thể bạn có thời gian điều chỉnh đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.

Theo Dân Việt/News